Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ và đề XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN sản XUẤT NÔNG lâm kết hợp tại xã BÍNH xá HUYỆN ĐÌNH lập TỈNH LẠNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.2 KB, 13 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ BÍNH XÁ - HUYỆN ĐÌNH
LẬP - TỈNH LẠNG SƠN


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là đất nước có diện tích 3/4 là đồi núi với 54 dân tộc cùng
sinh sống, trong đó có hơn 4 triệu đồng bào dân tộc thiểu số rải rác ở các
tỉnh miền núi. Phong tục tập quán canh tác theo kiểu truyền thống: phá
rừng, đốt nương làm rẫy nên hiện nay diện tích rừng nước ta bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng, đất đai bị xói mòn thoái hoá,
thiên tai xảy ra ngày càng nhiều, đó chính là hậu quả của việc canh tác
nông nghiệp không bền vững.
Do vậy thực tế khách quan đòi hỏi phải có phương thức canh tác mới
theo hướng bền vững đảm bảo cho người nông dân có thể yên tâm sản xuất
lâu dài và có hiệu quả trên cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Với yêu
cầu đó thì sự ra đời của nông lâm kết hợp - một phương thức canh tác mới
trong đó có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giữa
trồng trọt và chăn nuôi, với thành phần chính là cây lâm nghiệp dài ngày là
một tất yếu.
Khác với các phương thức sử dụng đất đơn thuần trong nông nghiệp,
lâm nghiệp và chăn nuôi trước đây, canh tác nông lâm kết hợp sử dụng hợp
lý, tối ưu độ phì của đất đồng thời bảo vệ và nâng cao được độ phì của đất,
mở rộng được diện tích đất canh tác nông nghiệp một cách vững chắc ở các
vùng đất có nhiều khó khăn. Những hệ thống nông lâm kết hợp đã từng
bước giúp xoá đói giảm nghèo khiến cuộc sống của người dân miền núi
ngày càng được cải thiện, mặt khác nó giúp giải quyết việc làm, cải thiện
môi trường sinh thái, bảo vệ đất, giảm dòng chảy, đỉều hoà khí hậu…
Xã Bính Xá, có truyền thống canh tác từ lâu đời, với địa hình phức tạp
có nhiều đồi núi cao, phần lớn diện tích đất trên toàn xã là đất dốc do vậy
rất phù hợp để phát trỉển các hệ thống nông lâm kết hợp. Các hệ thống này


đã góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân nơi

2


đây, từ đó từng bước tạo cơ sở cho người dân có thể làm giàu và sống dựa
vào nghề rừng.
Tuy nhiên các hệ thống nông lâm kết hợp ở đây vẫn chưa được đầu tư
và quan tâm phát triển đúng mức, chưa tương xứng với tiềm năng của địa
phương. Từ thực tiễn đó tôi thực chuyên đề: “Đánh giá hiệu quả và đề
xuất giải pháp phát triển sản xuất nông lâm kết hợp tại xã Bính Xá huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn”

3


Phần 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học
1.1. Sự ra đời của NLKH
Theo số liệu thống kê năm 1943 độ che phủ toàn quốc là 42 %. Năm
1993 giảm xuống còn 27 %, điều này chứng tỏ diện tích rừng của nước ta
giảm xuống một cách nghiệm trọng. Trong khi đó rừng là một yếu tố hết
sức quan trọng của môi trường sinh thái. Chính vì vậy mà hơn lúc nào hết
vấn đề rừng tại Việt Nam cũng như các nước trên toàn Thế giới đang được
cả xã hội quan tâm như ngày nay.
Đứng trước tình hình đó đến đầu thế kỷ này người ta đã tìm ra một
hướng đi mới đúng đắn hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đó chính là
phát triển rừng dựa trên lợi ích của người dân sống gần rừng và cạnh rừng,
bên cạnh đó hệ thống nông lâm kết hợp ra đời với mục tiêu phát triển bền
vững, rừng sẽ được người dân bảo vệ chăm sóc và phát triển, khi giao rừng

cho người dân nhà nước sẽ cung cấp hỗ trợ cho họ vốn, kỹ thuật cùng tìm
ra những khó khăn và giải pháp khắc phục.
NLKH chính là một phương thức canh tác bền vững hiệu quả mà
ngành Lâm nghiệp xã hội cung cấp chuyển giao cho bà con. Mặt khác hệ
thống NLKH có thể được sử dụng không những cho các hộ nông dân cá thể
mà còn cho cả một cộng đồng dân cư. Chính vì vậy mà sự ra đời của hệ
thống NLKH đã mở ra một hướng phát triển mới phù hợp với người dân
nên hiện nay được người dân tham gia sản xuất nhiều với quy mô ngày một
rộng lớn.
1.2. Định nghĩa Nông Lâm kết hợp
NLKH là lĩnh vức khoa học mới được đề suất vào thập niên 1960 đến
nay đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa khác
nhau:
PCARRD 1979 đã phát biểu “ NLKH là hệ thống quản lý đất đai trong
đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng một lúc hay kế

4


tiếp nhau trên diện tích đất thích hợp để tạo các lợi ích kinh tế, xã hội và
sinh thái cho cộng đồng dân cư tại đại phương”
Bene và các cộng sự, 1977; Leaky, 1996 và một số nhà nghiên cứu
khác cũng đưa ra một số định nghĩa khác nhau về NLKH. Để đi đến thống
nhất vào năm 1997, trung tâm nghiên cứu về NLKH ( viết tắt là YCRAF)
đã xem xét những khái niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một
hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại. Ngày nay nó được định
nghĩa như là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh
thái và năng động nhờ sự phối hợp cây lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ
để làm đa dạng và bền vững sức sản xuất gia tăng các lợi ích về xã hội,
kinh tế và môi trường với các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ

nhỏ đến “ kinh tế trang trại”
Hay nói cách khác một hệ thông NLKH đầy đủ nó bao gồm:
+ Hai hay nhiều hơn hai loại thực vật ( hay thực vật và động vật) trong
đó có ít nhất một loại cây gỗ lâu năm.
+ Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.
+ Chu kỳ sản xuất thường lớn hơn một năm.
+ Đa dạng về sinh thái ( cấu trúc và nhiệm vụ) và kinh tế so với canh
tác độc canh.
+ Cần có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây
lâu năm và các thành phần khác.
+ Các thành phần ( cây gỗ lâu năm, hoa mầu hay vật nuôi) có thể phối
hợp với nhau theo không gian hay thời gian trên cùng một diện tích đất.
+ Chú ý sử dụng các loài cây địa phương đa dạng.
+ Gia tăng năng suất và các giá trị dịch vụ trên một đơn vị sản xuất
1.2. Tình hình nghiên cứu NLKH trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Đi sâu vào tìm hiểu cội nguồn lịch sử của NLKH King, ( 1987) khẳng
định rằng ở Châu Âu thời kỳ trung cổ người ta phát quang rừng, đốt cành
nhánh và canh tác cây lương thực mục đích là để tận dụng dinh dưỡng của
đất rừng, tuy nhiên kiểu canh tác này không phổ biến và tồn tại lâu dài,
nhưn ở Phần Lan và Đức, kiểu canh tác này tồn tại đến năm 1920.

5


ở vùng nhiệt đới, sự ra đời của phương thức Taungya được xem như là
khởi đầu cho việc phát triển NLKH sau này. Theo Blafozd, 1958 nguồn gốc
của phương thức này gắn liền với tên một địa phương của Mianma Taung
nghĩa là canh tác, Ya nghĩa là đồi núi như vậy Taungya là phương thức canh
tác trên đất đồi núi điều đó cũng đồng nghĩa với canh tác trên đất dốc.

Taungya được phát triển dựa trên hệ thống của người Đức “
Waldfedbau” trong đó bao gồm canh tác nông nghiệp ngay tại rừng, lúc đó
người ta tiến hành quá trình phục hồi rừng bằng cách gieo hạt tếch. Hai
thập kỷ sau hệ thống này được được cải tiến hiệu quả cho thấy các rừng
tếch ( Tectonagrandis) có thể trồng với giá thành thấp nhờ hình thức này.
Cuối cùng hệ thống Taungya được đưa vào sử dung rất sớm ở ấn Độ
sau đó được truyền bá rộng rãi ở Châu Á và Châu Phi.
Ngày nay hệ thống Taungya được biết đến với những tên gọi khác
nhau ở một số nước nó được gọi như một sự bản tượng đặc biệt của các
phương thức du canh, ở Indonexia người ta gọi là Tumpanry, ở Philipin là
Alff kaingya, ở Malaixia là Ladang…
Theo Von Hesner ( 1966, 1970) và King (1973) hầu hết các rừng trồng
ở nhiệt đới hình thành đều bắt đầu theo phương thức này, đặc biệt là ở
Châu Á, Châu Phi được xem như nơi “ kế thừa” phương thức Taungya. Một
điều rõ ràng rằng NLKH là một cái tên mới chỉ phương thức canh tác cũ
( PKR. Nair, 1993).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu NLKH tại Việt Nam
ở Việt Nam trên cơ sở hoạt động nghiên cứu NLKH một số tác giả
như Hoàng Hòe, Nguyễn Đình Hưởng, đó là tập hợp hệ thống NLKH trên
cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên, để xác định khả năng thực hiện ở các vùng
đó là : Vùng ven biển với các loài cây ngập mặn, chịu phèn, chống cát di
động, vùng đồng bằng các hệ thống VAC ( vườn – ao – chuồng), trồng cây
tán, đại xanh phòng hộ; vùng đồi núi và trung du các hệ thống vườn rừng
( VR) , VAC, RVC ( rừng – vườn – chuồng) trồng rừng kết hợp nuôi ong
lấy mật ( R- O)…chống sói mòn và bảo vệ đất, vùng đồi núi cao, chăn thả
dưới tán rừng, làm ruộng bậc thang với NLKH gồm : Cây gỗ sống lâu năm,
cây thân thảo, vật nuôi.

6



Các tác giả trên đã phân hệ canh tác NLKH ở nước ta thành 08 hệ
thống chính gọi là: “Hệ canh tác” là đơn vị cao nhất, dưới hệ canh tác là :
“Phương thức” hay canh tác và cuối cùng là các hệ thống. Theo nguyên
tắc phân loại ngày hệ canh tác NLKH ở Việt Nam chia thành 08 hệ sau: Hệ
canh tác Nông – Lâm; Hệ canh tác Lâm – Súc; Hệ canh tác Nông – Lâm –
Súc; Hệ cây gỗ đa tác dụng; Hệ Lâm – Ngư; Hệ Nông – Ngư; Hệ Ong –
Cây lấy gỗ; Hệ Nông – Lâm – Ngư – Súc.
Phần 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại các phương thức nông lâm kết hợp tại điểm nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của hoạt động sản xuất
nông lâm kết hợp thông qua các phương thức nông lâm kết hợp tại
điểm nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất nông lâm kết hợp có hiệu
quả.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1 Điều tra, phân loại và mô tả hiện trạng sản xuất nông lâm kết hợp trên
các loại đất từ đó lựa chọn ra các phương thức nông lâm kết hợp điển hình.
2.2 Đánh giá hiệu quả của các phương thức nông lâm kết hợp
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả môi trường
- Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các phương thức nông lâm kết hợp
2.3. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của các phương thức nông lâm kết hợp
2.4. Phân tích SWOT về tình hình sản xuất nông lâm kết hợp
2.5. Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất nông lâm kết hợp tại địa
phương.
- Giải pháp về kỹ thuật


7


- Giải pháp về thị trường
- Giải pháp về chính sách
- Giải pháp về tổ chức quản lý
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các phương thức nông lâm kết hợp tại điểm
nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại địa bàn xã Bính Xá
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
4.1.1. Kế thừa tài liệu thứ cấp
- Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu thuỷ văn, điều kiện dân sinh
kinh tế xã hội của xã.
- Báo cáo quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu.
- Tài liệu về lĩnh vực nông, lâm nghiệp có liên quan.
- Tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của thôn, xã.
4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng các công cụ PRA
a) Phân loại hộ gia đình
Dựa vào các tiêu chí phân loại do nhóm nông dân có hiểu biết về tất
cả các hộ gia đình trong thôn đưa ra, nhằm đánh giá tình hình kinh tế hộ gia
đình, phân tích tiềm năng của các hộ gia đình theo các nhóm hộ khác nhau.
Tiêu chí

Nhóm I


Nhóm II

Nhóm III

…..

…….

…….

……

b) Phỏng vấn bán định hướng

8


Cán bộ thôn, xã, tình hình chung về kinh tế, xã hội và sản xuất nông
lâm nghiệp của thôn, xã.
Những khó khăn gặp phải, các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp của người dân trong thôn
Phương hướng giải pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của
thôn, xã trong thời gian tới.
Phỏng vấn hộ gia đình: Thu thập thông tin về hiện trạng các phương
thức NLKH, các loài cây trồng vật nuôi chính, năng suất, sản lượng, vốn
đầu tư, tình hình sinh trưởng phảt triển của các loài cây trồng…
Tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình, chia đều cho các nhóm hộ
c) Phân tích kinh tế hộ gia đình
Biểu phân tích kinh tế hộ gia đình.
STT Nguồn thu


Thu bằng

Chi bằng

Hiện vật Tiền Hiện vật

Tiền

Cân đối

Giải
pháp

d) Phân tích, lựa chọn các loài cây trồng, vật nuôi
Dựa vào các tiêu chí do người dân cùng thảo luận để xác định mức độ
cần thiết, ưa thích và ưu tiên trong quản lý tài nguyên rừng và các hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
- Phân tích, lựa chọn cây nông nghiệp
- Phân tích, lựa chọn cây lâm nghiệp
- Phân tích, lựa chọn cây ăn quả
- Phân tích, lựa chọn vật nuôi.
Kết quả ghi vào biểu sau:
Chỉ tiêu đánh giá

Loài cây/ vật nuôi
……….
…………
……….


…….

9


Tổng điểm
Giả sử trồng/nuôi được 100 cây/con
Mỗi nhóm tiêu chí đánh giá theo thang điểm 10 cho từng loại cây
trồng, trong quá trình phân loại, xếp hạng nên cùng người dân thảo luận.
e) Phân tích SWOT từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp
S (Strength): Điểm mạnh
W (Weakness): Điểm yếu

S

W

O (Opprtunities): Cơ hội

O

T

T (Threats): Thách thức
4.2. Phương pháp nội nghiệp
Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
a) Giá trị hiện thực (NPV)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm
của các hoạt động sản xuất trong các phương thức sau khi đã chiết khấu để
quy về thời điểm hiện tại.

n

NPV =

Bt − Ct

∑ (1 + r )
t =0

t

hoặc NPV = BPV – CPV

n

Trong đó:

Bt
BPV = ∑
t
t =0 (1 + r )

n



CPV =

Ct


∑ (1 + r )

t

t =0

NPV: Là giá trị hiện tại lợi nhuận ròng (đồng)
BPV: Tổng giá trị thu nhập ròng được quy về thời điểm hiện tại.
CPV: Tổng chi phí được quy về thời điểm hiện tại.
Bt: Giá trị thu nhập năm t (đồng)
Ct: Giá trị chi phí năm t (đồng)
r: Tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
t: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
NPV > 0: Mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
NPV = 0: Mô hinh sản xuất kinh doanh hoà vốn
NPV < 0: Mô hình sản xuất kinh doanh không có hiệu quả.

10


b) Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR)
BCR: Là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết
mức độ thu nhập trên 1 đơn vị sản xuất. Dùng BCR để đánh giá hiệu quả
đầu tư cho các loại mô hình canh tác có cơ cấu đầu tư trong các năm khác
nhau. Phương thức nào có BCR cao thì phương thức đó đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
n

BCR =


Bt

∑ (1 + r )
t =0
n

t

Ct

∑ (1 + r )

=

BPV
CPV

t

t =0

BCR > 1 thì phương thức có hiệu quả cao.
Phương thức nào có BCR càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế của từng phương thức trong các
năm được ghi vào mẫu biểu sau:
Năm
1
2
…..


Ct

Bt

Bt - Ct

(1 + r)t

CPV

BPV

NPV

BCR

Kết quả tổng hợp được ghi vào biểu sau:
PT NLKH

NPV

BCR

Xếp hạng

PT 1
PT 2
PT 3
……


c) Đánh giá hiệu quả tổng hợp Ect
Phương pháp tính Ect của Walfredo Ravel Rola (1994) là phương
thức tính hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác có thể áp dụng
để tính hiệu quả tổng hợp của các phương thức NLKH. Có thể đưa tất cả
các tiêu chí, chỉ báo định lượng vào tính toán, cũng có thể thảo luận cùng

11


người dân lựa chọn một số tiêu chí, chỉ báo của hiệu quả kinh tế, xã hội và
môi trường để tính Ect:
F1
F ( min )
Fn
F ( min ) 
or
+ ..........
or
 : N
F1
F ( max )
Fn 
 F ( max )


Ect = 

Trong đó: Ect là hiệu quả tổng hợp
F là các tiêu chí tham gia vào tính toán
N là số lượng các tiêu chí

Ect = 1 hoặc gần bằng 1, phương thức NLKH có hiệu quả tổng hợp
cao nhất (phương thức có ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường cao
nhất)

12


Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
- Bộ số liệu điều tra hiện trường
- Bộ số liệu phân tích, xử lý
- Báo cáo tổng hợp nghiên cứu
- Bộ ảnh các hệ thống nông lâm kết hợp điển hình tại điểm nghiên cứu

13



×