Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bài giảng Giải phẫu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 63 trang )

DẪN NHẬP GIẢI PHẪU HỌC
Mục tiêu bài giảng:
1. Biết được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của môn học.
2. Hiểu được các nguyên tắc đặt tên và danh pháp giải phẫu học.

I. Định nghĩa và phạm vi nghiên cứu:
Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc cơ thể con người. Từ “giải phẫu” có
nguồn gốc từ rất lâu, cách đây hơn 2000 năm, hồi đó, Aristotle dùng từ “anatome” để chỉ môn
học này, có nghĩa là “cắt nhỏ ra” có thể hiểu là “mổ xẻ và phân tích” là cách dùng để nghiên
cứu cơ thể các động vật cấp thấp; về sau, trở thành phương pháp nghiên cứu cơ thể con người.
Về từ nguyên học, từ “dissection” dịch là “phẫu tích” là một từ la tinh tương đương với từ
“anatome” của Hy Lạp. Như vậy, rõ ràng giải phẫu khác với phẫu thuật ngoại khoa là môn
chữa bệnh bằng mổ xẻ, mà cho đến nay, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn.
Tầm quan trọng của môn Giải phẫu học khá lớn. Ngay từ thế kỷ XVI, Andreas Vesalius đã
viết trong tác phẩm nổi tiếng “De humani corporis fabrica” (1543), xem giải phẫu học như là
nền tảng vững chắc của Y học. Ngoài sự trình bày những cấu trúc cơ thể, các bài học giải
phẫu còn giới thiệu cho sinh viên y khoa phần lớn ngôn ngữ của y học.
Giải phẫu học bao gồm một số lĩnh vực như sau:
1. Giải phẫu tổng quát
Nghiên cứu những phần cơ bản của cơ thể: mô, thành phần, cơ quan, hệ thống và bộ máy.
2. Giải phẫu so sánh
Nghiên cứu theo từng nhóm động vật, các dạng, các cấu trúc, những biến dạng liên tiếp cũng
như sự phát triển và sự hoàn chỉnh của các cơ quan qua các thời đại. Môn này chia làm hai
ngành:
2.1. Cá thể phát triển
Liên quan với sự biến đổi của cá thể từ lúc thụ tinh đến tuổi trưởng thành.
2.2 Chủng loại phát sinh
Liên quan sự biến đổi các loài.
3. Giải phẫu học phát triển
Là môn học nghiên cứu các giai đoạn khác nhau từ lúc trứng thụ tinh đến cơ thể trưởng thành.
Có thể chia làm hai thời kỳ:


3.1. Thời kỳ trước sinh
Thời kỳ phát triển trong tử cung gồm hai giai đoạn:
3.1.1 Giai đoạn phôi: Từ lúc trứng thụ tinh cho đến lúc thành lập các cơ quan của cơ thể.
3.1.2 Giai đoạn thai: Thời gian tăng trưởng của thai trong tử cung.
3.2. Thời kỳ sau sinh
Thời kỳ tăng trưởng của tất cả các thành phần của cơ thể cho đến tuổi trưởng thành .
4. Giải phẫu mô tả
Nghiên cứu hình thái học của các cơ quan tạo nên cơ thể con người.


Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc

2

5. Giải phẫu định khu
Phân tích sự sắp đặt hỗ tương giữa các cơ quan trong các vùng khác nhau.
6. Giải phẫu chức năng
Chỉ ra sự tương quan giữa hình dạng, chức năng và vị thế của các thành phần và cơ quan
trong cơ thể, ví dụ, nguyên tắc cánh tay đòn trong cơ năng của khớp, hiện tượng điện trong sự
dẫn truyền thần kinh, nguyên lý về quang học trong giải phẫu mắt.vv...
7. Giải phẫu dị dạng
Gồm hai phần :
7.1. Nghiên cứu các bất thường của cơ thể.
7.2. Nghiên cứu sự phát sinh dị tật: quái thai.vv...
8. Giải phẫu học bề mặt hoặc mỹ thuật
Nghiên cứu các dạng cơ thể con người. Đó là môn học của họa sĩ và nhà điêu khắc.

II. Vấn đề đặt tên
1. Tư thế giải phẫu


Hình 1. Tư thế giải phẫu

Các cấu trúc được mô tả và đặt tên dựa trên “tư thế giải phẫu”. Đó là “cơ thể con người,
sống, đứng, chi trên thả dọc theo thân mình, lòng bàn tay hướng ra trước”, như vậy, lòng bàn
tay được xem là mặt trước của bàn tay.
Như vậy, tư thế giải phẫu là ở thế đứng; khi đặt cơ thể nằm ngang, lưng xuống dưới gọi nằm
sấp, bụng xuống dưới gọi là nằm ngữa.


Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc

3

Hình 2. Ba mặt phẳng qui chiếu
a. Mặt phẳng đứng dọc

b. Mặt phẳng ngang

c. Mặt phẳng trán

2. Ba mặt phẳng qui chiếu
2.1. Mặt phẳng ngang
Là tất cả các mặt phẳng tưởng tượng thẳng góc với trục của cơ thể, như vậy có nhiều mặt
phẳng nằm cao thấp khác nhau chia cơ thể và các tạng thành hai phần trên và dưới.
2.2. Mặt phẳng đứng dọc
Là tất cả các mặt phẳng đứng từ trước ra sau chia cơ thể ra làm hai phần: phải và trái. Mặt
phẳng đứng dọc giữa chia cơ thể ra làm hai phần đối xứng.
2.3. Mặt phẳng trán
Là tất cả các mặt phẳng đứng đi từ bên này sang bên đối diện của cơ thể, và chia cơ thể ra làm
hai phần: trước - sau. Mặt phẳng này song song với mặt trước của cơ thể.

2.4. Các trục
Đường gặp nhau của các mặt phẳng trên tạo nên các trục của cơ thể. Chúng ta có trục đứng,
trục ngang và trục trước sau.
3. Các tính từ giải phẫu học
3.1. Trước / sau
Trước còn gọi là bụng. Sau là lưng. Tuy nhiên, lòng bàn chân được xem là mặt bụng của bàn
chân.
3.2. Gần / xa
Gần và xa với gốc hay nơi bắt đầu của cấu trúc.
3.3. Ngoài / trong:
Ngoài là gần với bề mặt của cơ thể, còn trong gần với trung tâm của cơ thể.


Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc

4

3.4. Trên / dưới
Trên là hướng về phía đầu còn gọi là đầu, dưới là hướng về phía chân còn gọi là đuôi.
4. Động tác giải phẫu
4.1. Gấp / duỗi
Động tác xãy ra ở mặt phẳng đứng dọc. Gấp là động tác hướng về mặt bụng. Duỗi là động tác
hướng về mặt lưng.
4.2. Dạng / Khép
Động tác xãy ra ở mặt phẳng đứng ngang. Khép là hướng vào đường giữa. Dạng là ra xa
đường giữa.
4.3. Xoay vào trong / xoay ra ngoài
Động tác xãy ra với trục đứng. Xoay vào trong là hướng mặt bụng vào giữa. Xoay ra ngoài là
chuyển mặt bụng ra xa.
4.4. Sấp / ngữa

Động tác của từng vùng cơ thể, ví dụ như cẳng tay. Sấp là quay vào trong của cẳng tay để
lòng bàn tay có thể hướng ra sau. Ngữa là quay ra ngoài, giữ lòng bày tay hướng ra trước.

III. Danh từ giải phẫu học
Muốn giảng dạy, nghiên cứu tốt môn giải phẫu học, cần thiết có một hệ thống danh từ thống
nhất. Dù sao, danh từ giải phẫu chỉ gồm khoảng 5000 từ, mà có nhiều cố gắng để làm sao sinh
viên y khoa có thể dễ hiểu và dễ nhớ.
1. Để đơn giản hoá, bảng danh pháp PNA ra đời 1955 dựa trên các nguyên tắc sau:
1.1. Mỗi phần chỉ mang một tên gọi, trừ các trường hợp ngoại lệ, ví dụ khẩu cái mềm còn gọi
là màn khẩu cái.
1.2. Các từ dùng bằng ngôn ngữ la tinh, trừ trường hợp không có từ tương ứng trong tiếng la
tinh, ví dụ tĩnh mạch đơn (Vena Azygos, tiếng Hy lạp).
1.3. Mỗi từ dùng phải tượng hình, có ý nghĩa, càng ngắn, càng đơn giản càng tốt. Tính từ
được dùng sắp đặt theo cách đối nghịch nhau, ví dụ chính và phụ, trên và dưới.
1.4. Không thay đổi những từ đã quen thuộc nếu chỉ vì lý do ngữ nguyên hay để mang tính
uyên bác.
1.5. Loại bỏ những danh từ riêng, chỉ trừ “gân Achille”.
2. Mỗi quốc gia có quyền dịch PNA sang ngôn ngữ của mình để tiện sử dụng.
Ở Việt nam, cho đến nay, vẫn chưa có một sự thống nhất về danh từ giải phẫu học bằng tiếng
Việt. Tình hình sử dụng danh từ Giải phẫu ở nước ta cũng rất phức tạp. Chịu ảnh hưởng của
các nguồn sách tham khảo khác nhau nên danh từ có được không đồng nhất. Bộ sách giáo
khoa đầu tiên của Giáo sư Đỗ Xuân Hợp được dịch nguyên theo hệ danh từ Pháp. Các giáo
trình của các trường ở miền Nam lại sử dụng cuốn danh từ cơ thể học của Giáo sư Nguyễn
Hữu (dịch từ danh pháp PNA) hay cuốn tự điển Danh tư Y học Pháp Việt của Lê Khắc Quyến.
Các danh từ được dùng lại khác xa với Danh từ Y học do Bộ Y tế xuất bản 1976. Năm 1983,
Nguyễn Quang Quyền xuất bản cuốn Danh từ Giải phẫu học và 1986, ra đời Bài giảng Giải
phẫu học. Đây là những tác phẩm đã tuân thủ triệt để danh pháp PNA và phần lớn danh từ của
PNA đều có trong sách. Đáng tiếc cho đến nay, hệ danh pháp này tuy đã được dùng trong các
bộ môn Giải phẫu trong cả nước, mà vẫn chưa được dùng rộng rãi trong các bộ môn lâm sàng.



Chæång 1. Dáùn nháûp giaíi pháùu hoüc

5

Dù sao chúng ta cũng phải hy vọng một bảng danh pháp giải phẫu tiếng Việt hoàn chỉnh được
sử dụng rộng rãi trong các lãnh vực y học nước nhà.


Chæång 2. Chi trãn

6

XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN
Mục tiêu bài giảng:
1. Mô tả được vị trí, hình thể, cấu tạo các xương chi trên.
2. Mô tả được cấu tạo và hoạt động của các khớp chính của chi trên.
Chi trên dính vào thân bởi đai vai. Đai vai được tạo bởi xương đòn ở trước và xương vai ở
sau. Ở phía trước, đầu trong xương đòn khớp với cán ức, trong khi ở phía sau xương vai nối
vào thân chỉ bằng các cơ.
Xương chi trên gồm có:
Các xương ở vai: xương đòn và xương vai.
Xương ở cánh tay: xương cánh tay.
Các xương ở cẳng tay : xương trụ và xương quay.
Các xương ở cổ tay: gồm 8 xương xếp thành 2 hàng.
Các xương ở bàn tay: gồm 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay.

I. Xương đòn
Xương đòn là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai, nằm ngang phía trước và trên
của lồng ngực. Xương gồm có 1 thân và 2 đầu.

1. Định hướng
Đầu dẹt ra ngoài.
Bờ lõm của đầu dẹt ra trước.
Mặt có rãnh xuống dưới.
2. Mô tả
2.1. Thân xương
Có hai mặt, hai bờ.
2.1.1. Mặt trên
Phía ngoài gồ ghề, phía trong trơn nhẵn, sờ rất rõ ngay dưới da.
2.1.2. Mặt dưới
Rất gồ ghề, đi từ trong ra ngoài có: Ấn dây chằng sườn đòn để cho dây chằng sườn đòn bám.
Rãnh dưới đòn nằm dọc theo mặt dưới xương, có cơ dưới đòn bám. Củ nón và đường thang là
hai diện thô ráp để cho dây chằng nón và dây chằng thang bám. Hai dây chằng này đi từ mặt
dưới xương đòn đến mỏm quạ của xương vai.
2.1.3. Bờ trước
Phía ngoài lõm, mỏng và gồ ghề. Phía trong lồi và dày.
2.1.4. Bờ sau
Phía ngoài lồi, gồ ghề. Phía trong lõm.


Chæång 2. Chi trãn

1. Củ nón

7

Hình 1. Xương đòn
A. Mặt trên
B. Mặt dưới
2.Diãûn khåïp cùng vai

3. Vết ấn của dây chằng sườn đòn

2.2. Đầu xương
2.2.1. Đầu ức
Hướng vào trong, có diện khớp để khớp æïc với cán ức. Phần dưới của diện này liên tục
xuống mặt dưới xương thành một diện nhỏ để khớp với sụn sườn thứ nhất.
2.2.2. Đầu cùng vai
Hướng ra ngoài, dẹt và rộng, có một diện khớp cuìng vai, khớp với mỏm cùng vai của
xương vai.
Trong các chấn thương của chi trên, hai xương của đai vai có thể bị tổn thương nhưng xương
đòn dễ bị gãy hơn vì ít chuyển động hơn xương vai. Điểm yếu thường bị gãy của xương đòn ở
chỗ nối giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong.

II. Xương vai
1. Định hướng
Gai vai ra sau.
Góc có diện khớp hình soan lên trên và ra ngoài.
2. Mô tả
Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.
2.1.Các mặt
2.1.1. Mặt sườn


Chæång 2. Chi trãn

8

Lõm, gọi là hố dưới vai, trong hố có nhiều gờ chạy chếch từ trên xuống dưới vào trong.

Hình 2. Xương vai

A. Mặt lưng
B. Mặt sườn
1. Mỏm quạ
2. Khuyết vai 3. Hố trên gai 4. Gai vai 5. Ổ chảo
8. Hố dưới vai
9. Mỏm cùng vai

2.1.2. Mặt lưng

6. Hố dưới gai 7. Góc dưới


Chæång 2. Chi trãn

9

Có gai vai chia mặt naìy thành hai phần không đều nhau: phần trên nhỏ gọi là hố trên gai,
phần dưới lớn gọi là hố dưới gai.
Gai vai là một mảnh xương hình tam giác chạy chếch lên trên và ra ngoài. Gai vai có ba bờ:
bờ trước dính vào thân xương, bờ sau nằm ngay dưới da sờ thấy dễ dàng, bờ ngoài họp với ổ
chảo thành một khuyết gọi là khuyết gai-ổ chảo, nối thông hố trên gai và hố dưới gai. Ở phía
ngoài gai vai dẹt lại tạo nên mỏm cùng vai, ở đây có diện khớp mỏm cùng vai để khớp với
đầu cùng vai của xương đòn.
2.2. Các bờ
2.2.1. Bờ trên
Trong mỏng, ngoài dày, hai phần ngăn cách nhau bởi khuyết vai hay khuyết quạ. Phần ngoài
có mỏm quạ là một mỏm xương chạy chếch lên trên rồi gập góc ra trước và ra ngoài, có thể sờ
thấy được trên người sống.
2.2.2.Bờ ngoài
Phần dưới mỏng, phần trên dày tạo thành một trụ để nâng đỡ mặt khớp ở góc ngoài.

2.2.3.Bờ trong
Mỏng và sắc, thẳng ở 3/4 dưới và chếch ra ngoài ở 1/4 trên tạo nên 1 góc, góc naìy là nơi bắt
đầu của gai vai.
2.3. Các góc
2.3.1. Góc trên
Hơi vuông, nối giữa bờ trên và bờ trong.
2.3.2. Góc dưới
Hơi tròn, nối giữa bờ trong và bờ ngoài. Trong tư thế giải phẫu, góc dưới nằm ngang mức đốt
sống ngực VII.
2.3. Góc ngoài
Có một diện khớp hình soan, hơi lõm gọi là ổ chảo xương vai. Nó dính vào thân xương bởi
một chỗ thắt gọi là cổ xương vai. Phía trên và dưới ổ chảo có hai củ: củ trên ổ chảo và củ dưới
ổ chảo.

III. Xương cánh tay
Xương cánh tay là một xương dài, ở trên khớp với xương vai, ở dưới khớp với xương trụ và
xương quay, xương có một thân và hai đầu.
1. Định hướng
Đầu tròn lên trên, vào trong.
Rãnh của đầu nầy ra trước.
2. Mô tả
2.1. Thân xương
2.1.1. Các mặt
- Mặt trước ngoài: Ở 1/3 giữa có một vùng gồ ghề hình chữ V gọi là lồi củ delta.
- Mặt trước trong: phẳng và nhẳn, ở giữa là lỗ nuôi xương, 1/3 trên có 1 đường gồ ghề gọi là
mào củ bé.


Chæång 2. Chi trãn


10

-Mặt sau: có rãnh chạy chếch xuống dưới ra ngoài được gọi là rãnh thần kinh quay, đi trong
rãnh có dây thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu. Do đó, dây thần kinh quay dễ bị tổn
thương khi gãy 1/3 giữa xương cánh tay .

Hình 3. Xương cánh tay
A. Nhìn trước
B. Nhìn sau
1. Chỏm xương cánh tay 2. Cổ giải phẫu 3. Củ lớn 4. Củ bé 5. Rãnh gian củ
7. Hố quay 8. Chỏm con 9 Ròng rọc 10. Rãnh thần kinh quay 11. Hố khuỷu

6. Hố vẹt

2.1.2. Các bờ
- Bờ trước ở trên không rõ ràng, phần dưới chẽ ra 2 ngành để ôm lấy hố vẹt.
- Bờ trong là chỗ bám của vách gian cơ trong.
- Bờ ngoài là chỗ bám của vách gian cơ ngoài.
Hai bờ trong và ngoài nổi rõ ở phần dưới.
2.2. Đầu xương
2.2.1. Đầu trên
Gồm chỏm xương cánh tay, cổ giải phẫu và hai củ: củ lớn và củ bé ngăn cách nhau bởi rãnh
gian củ.
- Chỏm xương cánh tay hình 1/3 khối cầu hướng vào trong, lên trên và ra sau. Chỏm được bao
phủ bởi sụn khớp ở xương tươi.


Chæång 2. Chi trãn

11


- Cổ giải phẫu là chỗ hơi thắt lại, sát với chỏm xương.
Bên ngoài chỏm và cổ giải phẫu là 2 củ:
+ Củ lớn lồi ra ngoài vượt quá khỏi mỏm cùng vai.
+ Củ bé lồi ra trước và tạo nên phần nằm trước nhất của đầu trên xương cánh tay. Củ lớn và
củ bé liên tục xuống dưới tạo thành mào củ lớn và mào củ bé, đồng thời tạo nên hai mép của
rãnh gian củ nên còn được gọi là mép ngoài và mép trong rãnh gian củ theo thứ tự.
Đầu trên xương cánh tay dính vào thân xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ phẫu thuật, vị trí nầy
hay xảy ra gãy xương. Thần kinh nách và động mạch mũ cánh tay sau đi sát với xương ở vị trí
cổ phẫu thuật.
2.2.2. Đầu dưới
Dẹt bề ngang, gồm có: lồi cầu, mỏm trên lồi cầu trong và mỏm trên lồi cầu ngoài.
- Mỏm trên lồi cầu trong nằm ở trên trong của lồi cầu, ở trước rất thô ráp, mặt sau lõm thành
một rãnh nông chứa thần kinh trụ.
- Mỏm trên lồi cầu ngoài nằm ở phía trên ngoài của lồi cầu.
- Lồi cầu gồm chỏm con và ròng rọc.
+ Chỏm con: có hình cầu, nằm ở ngoài, khớp với mặt trên của chỏm xương quay. Phía trên
chỏm con lõm thành một hố gọi là hố quay.
+ Ròng rọc: nằm ở trong, có dạng ròng rọc gồm một rãnh và hai sườn. Sườn trong lồi hơn
sườn ngoài, vì vậy trục dọc của ròng rọc nằm chéo so với thân xương. Do đó, ở tư thế giải
phẫu cẳng tay tạo thành một “ góc mang” khoảng 170 độ so với cánh tay. Tuy nhiên góc nầy
biến mất khi gấp hoặc sấp cẳng tay.
Ròng rọc xương cánh tay tiếp khớp với khuyết ròng rọc của xương trụ. Phía trên ròng rọc ở
mặt trước có hố vẹt, ở mặt sau có hố khuỷu.
Chỏm xương cánh tay hướng vào trong và ra sau, trong khi trục của đầu dưới xương cánh tay
nằm ngang cho nên chúng họp thành một góc. Góc nầy được xem như là góc xoắn của xương
cánh tay.

IV. Xương quay
Xương quay là một xương nằm ở phía ngoài cẳng tay, ngắn hơn xương trụ. Ở trên khớp với

xương cánh tay, ở dưới khớp với xương cổ tay, ở trong khớp với xương trụ.
1. Định hướng
Đầu lớn xuống dưới.
Mấu nhọn của đầu lớn ra ngoài và mặt có nhiều rãnh ra sau.
2. Mô tả
Xương có một thân và hai đầu.
2.1. Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ.
2.1.1. Các mặt
- Mặt trước bắt đầu từ lồi củ quay, xuống dưới thì rộng dần, ở giữa có lổ nuôi xương.
- Mặt sau hơi lõm.
- Mặt ngoài lồi.


Chæång 2. Chi trãn

A. Nhìn trước
1. Vành quay
2. Lồi củ quay

12

Hình 4. Xương quay
B. Nhìn sau
C. Nhìn từ trong
3. Mỏm trâm quay

2.1.2. Các bờ
Có ba bờ tương ứng với ba mặt. Bờ trước, bờ sau, bờ trong. Bờ trong còn gọi là bờ gian cốt,
sắc cạnh có màng gian cốt bám vào.
2.2. Đầu xương

2.2.1. Đầu trên
Gồm chỏm, cổ và lồi củ quay.
-Chỏm xương quay gồm:
+ Một mặt lõm hướng lên trên, khớp với chỏm con xương cánh tay.
+ Một diện khớp vòng xương quay (vành quay) khớp với khuyết quay của xương trụ.
-Cổ xương quay dài khoảng 10-12mm, hình ống, là một chỗ thắt lại nằm phía dưới chỏm.
-Lồi củ quay nằm ở phía dưới, trước trong so với cổ xương quay, giới hạn giữa đầu trên và
thân xương.
Phía trên lồi củ quay trục xương đứng thẳng, từ phần dưới lồi củ quay thân xương hơi uốn
cong ra ngoài. Giữa cổ và thân xương họp thành một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân. Nhờ
góc nầy nên xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay có thể sấp ngữa được.


Chæång 2. Chi trãn

13

2.2.2. Đầu dưới
Có thể xem như một hình khối có 6 mặt:
- Mặt trên: dính vào thân xương.
- Mặt dưới: có diện khớp cổ tay để khớp với các xương cổ tay (xương thuyền và xương
nguyệt).
- Mặt trong: do bờ gian cốt của xương đi từ trên xuống tách đôi tạo nên một diện khớp để
khớp với chỏm xương trụ, diện khớp này gọi là khuyết trụ của xương quay.
- Mặt trước: lõm và phẳng.
- Mặt ngoài và sau: có nhiều rãnh để cho các gân cơ từ cẳng tay đi xuống bàn tay.
Mỏm trâm xương quay là một mỏm xương ở mặt ngoài của đầu dưới, nhô hẳn xuống dưới, có
thể sờ được dưới da. Dựa vào vị trí của mỏm trâm đê chẩn đoán các gãy đầu dưới xương quay
trong các chấn thương vùng cổ tay, đồng thời xác định là các gãy đã được năn tốt hay chưa.
3. Sự cốt hóa

Điểm cốt hóa đầu tiên xuất hiện ở đầu dưới vào độ tuổi nhũ nhi và một điểm khác xuất hiện ở
chỏm xương vào độ tuổi thiếu niên. Điểm cốt hóa ở chỏm hòa lẫn vào thân xương vào tuổi
dậy thì, điểm cốt hóa ở đầu dưới hòa vào thân xương gần sau đó.
Sự tăng trưởng theo chiều dài của xương quay xảy ra chủ yếu ở đầu dưới.

V. Xương trụ
Xương trụ là xương nằm phía trong của cẳng tay, dài hơn xương quay, ở trên khớp với xương
cánh tay, ở dưới khớp với xương cổ tay qua trung gian một đĩa sụn, ở ngoài khớp với xương
quay.
1. Định hướng
- Đầu lớn lên trên.
- Mặt khớp lõm của đầu nầy ra trước.
- Bờ sắc cạnh của thân xương ra ngoài.
2. Mô tả
Xương có một thân và 2 đầu.
2.1. Thân xương
Có 3 mặt và 3 bờ.
2.1.1. Các mặt
- Mặt trướ:nửa trên hơi lõm, có lỗ nuôi xương, nửa dưới hơi lồi.
- Mặt sau: hơi lồi, càng xuống dưới càng nhỏ lại. Ở trên có một diện tam giác cho cơ khuỷu
bám. Ở dưới có một gờ thẳng chia mặt sau làm hai phần : phần trong lõm, phần ngoài gồ ghề
có nhiều cơ bám.
- Mặt trong: tương đối nhẵn hơn các mặt khác.
2.1.3. Các bờ
- Bờ trước: nhẵn.
- Bờ sau: hình chữ S, có thể sờ được toàn bộ bờ này ở dưới da.


Chæång 2. Chi trãn


14

- Bờ ngoài: còn gọi là bờ gian cốt, mỏng và sắc.
2.2. Đầu trên
Gồm mỏm khuỷu, mỏm vẹt, khuyết ròng rọc và khuyết quay.
- Mỏm khuỷu nhô ra ở phía sau khuỷu, đặc biệt nổi rõ khi cẳng tay ở tư thế gấp. Mặt trên của
mỏm khuỷu gồ ghề có cơ tam đầu bám. Mặt trước tạo nên phần trên của khuyết ròng rọc.
Ngoài ra còn có 2 mặt bên. Mỏm khuỷu sẽ lắp vào hố khuỷu xương cánh tay khi cẳng tay để ở
tư thế duỗi.
- Mỏm vẹt: nhô ra trước, lắp vào hố vẹt ở đầu dưới xương cánh tay khi gấp cẳng tay. Mặt trên
của mỏm vẹt tạo nên phần dưới của khuyết ròng rọc.
- Khuyết ròng rọc: do mặt trước của mỏm khuỷu và mặt trên của mỏm vẹt tạo thành, nó gồm
một gờ và hai sườn để khớp với ròng rọc xương cánh tay (một rãnh và hai sườn).
- Khuyết quay: nằm ở phía ngoài của mỏm vẹt, là một diện khớp liên tục với diện khớp ở
khuyết ròng rọc. Khuyết quay này khớp với vành quay.
2.2.2. Đầu dưới
Lồi thành một chỏm gọi là chỏm xương trụ, chỏm có 1 diện khớp vòng để khớp với khuyết
trụ của xương quay. Phía trong của chỏm có mỏm trâm trụ, từ mỏm này có một dĩa sụn sợi
hình tam giác đi ra ngoài dính vào bờ dưới khuyết trụ của xương quay, do đó ngăn cách đầu
dưới xương trụ với các xương cổ tay.

1. Mỏm khuỷu

A. Nhìn trước
2. Mỏm vẹt

Hình 5. Xương trụ
B. Nhìn sau
C. Nhìn ngoài
3. Khuyết ròng rọc

4. Mỏm trâm trụ


Chæång 2. Chi trãn

15

VII. Các xương cổ tay
Khối xương cổ tay gồm 8 xương, ở hàng trên từ ngoài vào trong có 4 xương là: xương thuyền,
xương nguyệt, xương tháp và xương đậu; ở hàng đưới cũng từ ngoài vào trong có 4 xương là:
xương thang, xương thê, xương cả và xương móc.
Khi gấp bàn tay 4 xương hàng trên đi liền với xương cẳng tay còn 4 xương hàng dưới theo
các xương đôt bàn tay gấp vào các xương hàng trên.
Nhìn chung các xương ở cổ tay có 6 mặt: các mặt nầy sẽ khớp với xương ở trên, dưới, hoặc
bên cạnh trừ hai mặt phía gan tay và mu tay là không tiếp khớp, ở mặt phía gan tay, các
xương cổ tay tạo thành rãnh cổ tay.
Ở phía ngoài mặt trước, xương thuyền, xương thang nhô lên một củ gọi là củ xương thuyền và
củ xương thang. Ở phía trong, xương đậu úp lên xương tháp được ví như một ụ của xương
này và xương móc cũng nổi lên một mấu gọi là móc xương móc.
Mạc giữ gân gấp bên ngoài bám vào củ xương thuyền và củ xương thang còn bên trong bám
vào xương đậu và móc của xương móc, biến rãnh cổ tay thành ống cổ tay để các gân gấp,
mạch máu và thần kinh đi qua.

Hình 6. Các xương của cổ tay và bàn tay
1. Xương thang 2. Xương thê 3. Xương thuyền 4. Xương nguyệt 5. Mỏm trâm trụ 6. Xương tháp
7. Xương đậu
8. Xương móc 9. Xương cả

VIII. Các xương đốt bàn tay
Khớp với các xương cổ tay ở phía trên và các xương ngón tay ở phía dưới, có 5 xương được

gọi theo số thứ từ ngoài vào trong là từ I đến V.


Chæång 2. Chi trãn

16

Xương đốt bàn tay I ngắn nhất và xương đốt bàn tay II dài nhất. Mặt sau mỗi xương dù được
che phủ bởi các gân duỗi các ngón nhưng chúng cũng có thể sờ thấy được khi duỗi các ngón
tay hoàn toàn.
Xương có 3 mặt: trong, ngoài và sau, tương ứng với 3 bờ trong, ngoài và trước. Đầu xương ở
trên gọi là nền, ở dưới gọi là chỏm. Nền có diện khớp với xương cổ tay, chỏm có hình chỏm
cầu để khớp với nền đốt gần của các xương ngón tay.

XIX. Các xương đốt ngón tay
Mỗi ngón tay có 3 đốt xương: đốt gần, đốt giữa và đốt xa theo thứ tự đi từ xương đốt bàn tay
xuống, trừ ngón cái chỉ có 2 đốt.
- Đốt ngón gần: hơi cong ra trước, có hai mặt: mặt trước phẳng, mặt sau hơi tròn. Nền là hõm
khớp, khớp với chỏm xương đốt bàn tay. Chỏm ở dưới khớp với nền đốt giữa.
- Đốt ngón giữa: nền hình ròng rọc có gờ ở giữa và 2 sườn bên. Chỏm ở dưới khớp với nền
của đốt xa.
- Đốt ngón xa: thân rất nhỏ, nền khớp với chỏm đốt ngón giữa, đầu dưới hình móng ngựa, mặt
sau nhẵn, mặt trước gồ ghề.

X. Xương vừng
Là những xương nhỏ, thường có hình tròn hay bầu dục, ở quanh khớp xương hoặc ở trong các
gân, làm tăng cường sức mạnh của gân và sự vững chắc của khớp.
Xương vừng gặp ở chi trên thường ở khớp đốt bàn ngón tay và khớp gian đốt. Ở ngón tay cái
bao giờ cũng có 2 xương vừng.


XI. Khớp vai
Khớp vai là 1 khớp chỏm, nối giữa ổ chão xương vai vào chỏm xương cánh tay.
1. Mặt khớp
1.1. Chỏm xương cánh tay:
Hình 1/3 khối cầu có sụn che phủ.
1.2. Ổ chảo xương vai
Là 1 hõm nông hình soan, cao khoảng 35 mm; rộng ở dưới hơn ở trên, trung bình khoảng 25
mm.
1.3. Sụn viền
Vì ổ chão nhỏ so với chõm xương cánh tay nên có sụn viền là 1 vành sụn bám vào chung
quanh ổ chão làm cho ổ chão sâu, rộng thêm để tăng diện tích tiếp xúc của ổ chão với chỏm
xương cánh tay. Phía dưới sụn viền có hở 1 lỗ, chui qua đó là 1 túi cùng hoạt dịch.
2. Phương tiện nối khớp
2.1. Bao khớp
- Ở trên dính vào chu vi của ổ chão.
- Ở dưới bọc quanh đầu trên xương cánh tay: phần trên bao khớp dính vào cổ giải phẫu nhưng
ở phần dưới bao khớp dính đến tận cổ phẫu thuật xương cánh tay và cách sụn khớp độ 1 cm.
2.2. Dây chằng
2.2.1. Dây chằng quạ cánh tay


Chæång 2. Chi trãn

17

Là dây chằng khỏe nhất của khớp bám từ mỏm quạ tới củ lớn và củ bé xương cánh tay.
2.2.2. Các dây chằng ổ chão cánh tay
Do phần trước của bao khớp dày lên tạo thành, gồm có :
- Dây chằng trên đi từ phần trên vành ổ chão đến cổ giải phẫu phần sát đỉnh củ bé.
- Dây chằng giữa đi từ phần trên vành ổ chão đến cổ giải phẫu phần sát nền củ bé.

- Dây chằng dưới đi từ phần trước vành ổ chão đến cổ giải phẫu xương cánh tay.
Ba dây chằng trên trông giống hình chữ Z. Ở trên dây chằng giữa, bao khớp mỏng nhưng có
cơ dưới vai tăng cường. Ở dưới dây chằng giữa là chỗ yếu nhất của bao khớp.
Khi ngã chống tay, chỏm xương cánh tay thường làm tổn thương bao khớp ở đây gây trật
khớp vai.
2.3. Bao hoạt dịch
Lót mặt trong bao khớp, chứa dịch hoạt dịch để giúp cho các cử động của khớp được dễ dàng.
3. Liên quan
3.1. Liên quan trước
Đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay, cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ tròn lớn, cơ
dưới vai.
3.2. Liên quan trên ngoài
Mỏm cùng vai, mỏm quạ và dây chằng cùng vai-quạ tạo nên 1 cung gọi là cung cùng vai-quạ
che phủ mặt trên của khớp vai cùng với cơ delta. Dưới cơ delta và cung cùng vai quạ có cơ
trên gai, xen giữa chúng là 1 túi thanh dịch.
3.3. Liên quan sau
Cơ dưới gai, cơ tròn bé.
4. Động tác
Khớp vai có biên độ hoạt động lớn nhất trong cơ thể.
- Đưa ra trước 90 độ, ra sau 45 độ.
- Khép 30 độ, dạng 90 độ.
- Xoay ngoài 60 độ, xoay trong 90 độ.
- Nếu phối hợp với các khớp của vùng vai thì biên độ lớn hơn:
- Đưa ra trước l80 độ
- Đưa ra sau 80 độ
- Dạng 180 độ
- Phối hợp tất cả có động tác xoay vòng.


Chæång 2. Chi trãn


1. Chỏm xương cánh tay
4. Dây chằng quạ cánh tay

18

Hình 7. Thiết đồ đứng qua khớp vai
2. Gân cơ nhị đầu (đầu dài)
5. Cơ trên gai

3. Ổ khớp
6. Ổ chảo


Chæång 2. Chi trãn

1. Dây chằng nón
4. Dây chằng quạ cùng vai
7. Gân cơ dưới gai

19

Hình 8. Các dây chằng của khớp vai
2. Dây chằng thang
3. Dây chằng cùng đòn
5. Gân cơ trên gai
6. Gân cơ nhị đầu cánh tay (đầu dài)
8. Các dây chằng ổ chảo cánh tay

XII. Khớp khuỷu

Gồm 3 khớp hoạt dịch:
- Khớp cánh tay trụ: thuộc loại khớp ròng rọc.
- Khớp cánh tay quay: thuộc loại khớp chỏm.
- Khớp quay trụ trên: thuộc loại khớp xoay.
1. Mặt khớp
1.1. Đầu dưới xương cánh tay gồm chỏm con và ròng rọc, trên ròng rọc phía trước là hố vẹt,
phía sau là hố khuỷu.
1.2. Đầu trên xương trụ có khuyết ròng rọc và khuyết quay.
1.3. Mặt trên chỏm xương quay và diện khớp vòng của chỏm.
2. Phương tiện nối khớp
2.1. Bao khớp
Phía trên bám vào đầu dưới xương cánh tay, phía dưới đối với xương trụ bám vào mép sụn
khớp còn bên xương quay bám thấp hơn vào cổ xương quay nên chỏm xương quay quay tự do
trong bao khớp.
2.2. Dây chằng


Chæång 2. Chi trãn

20

Hình 9. Khớp khuỷu
A. Nhìn trước
B. Nhìn trong
1. Dây chằng bên quay 2. Dây chằng bên trụ (bó trước) 3. Dây chằng vòng quay
4. Gân cơ nhị đầu cánh tay
5. Dây chăng bên trụ

2.2.1. Dây chằng khớp cánh tay trụ quay
- Dây chằng bên trụ: ở trên bám vào mỏm trên lồi cầu trong, ở dưới bám vào mỏm vẹt và

mỏm khuỷu của xương trụ.
- Dây chằng bên quay: ở trên bám vào mỏm trên lồi cầu ngoài, ở dưới rẻ ra hình quạt bám vào
mỏm vẹt, bờ trước, bờ sau khuyết quay và mỏm khuỷu.
- Dây chằng trước và dây chằng sau: mỏng đi từ xương cánh tay xuống xương trụ và xương
quay.
2.2.2. Dây chằng khớp quay trụ trên
- Dây chằng vòng quay: vòng quanh vành quay tạo thành như một vành khăn, mặt ngoài là
dây chằng, mặt trong có sụn bao bọc tạo thành mặt khớp. Dây chằng này bám vào bờ trước và
bờ sau của khuyết quay, phía trên liên tục với bao khớp và dây chằng bên quay, phía dưới
bám lỏng lẻo vào cổ xương quay.
- Dây chằng vuông: bám vào bờ dưới khuyết quay và cổ xương quay rất chắc làm hảm bớt độ
xoay của đầu trên xương quay.
2.3. Bao hoạt dịch
Lót mặt trong bao khớp chứa dịch hoạt dịch, đi từ xương cánh tay đến khớp quay trụ trên.
2. Động tác


Chæång 2. Chi trãn

21

Giữa xương cánh tay và 2 xương trụ quay có động tác gấp 135 độ. Khớp quay trụ trên có
động tác xoay, khi phối hợp với khớp quay trụ dưới tạo nên động tác sấp 80 độ và ngữa 80 độ.

XIII. Khớp quay trụ dưới
1. Mặt khớp
- Chỏm xương trụ.
- Khuyết trụ của đầu dưới xương quay.
2. Phương tiện nối khớp
2.1. Bao khớp

Dính vào bờ trước và bờ sau của dây chằng tam giác và bao quanh các mặt khớp quay, nó
được tăng cường bởi các dây chằng quay trụ trước và sau.
2.2. Dây chằng
Là 1 tấm sụn sợi căng từ mặt ngoài mỏm trâm trụ tới bờ dưới khuyết trụ của xương quay.
Tấm sụn sợi hình tam giác có tác dụng như 1 đĩa khớp chêm vào giữa chỏm xương trụ ở trên
và xương nguyệt, xương tháp ở dưới.
2.3. Bao hoạt dịch
Lót phía trong bao khớp.
3. Động tác
Sấp ngữa bàn tay, biên độ khoảng 160 độ -180 độ.

XIV. Khớp quay cổ tay
1. Mặt khớp
- Mặt dưới của đầu dưới xương quay.
- Đĩa khớp ( đã trình bày ở trên)
- Các xương cổ tay: xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp.
2. Phương tiện nối khớp
2.1. Bao khớp
Dày ở trước mỏng ở sau và rất chắc ở 2 bên.
2.2. Dây chằng
Có 4 dây chằng:
- Dây chằng bên cổ tay quay từ mỏm trâm quay đến xương thuyền.
- Dây chằng bên cổ tay trụ từ mỏm trâm trụ đến xương tháp và xương đậu.
- Dây chằng quay cổ tay - gan tay.
- Dây chằng quay cổ tay - mu tay.
2.3. Bao hoạt dịch
Lót ở mặt trong bao khớp.
3. Động tác
Gấp 80 độ, duỗi 70 độ, khép 45 độ và dạng 30 độ.



Chæång 2. Chi trãn

22

NÁCH
Mục tiêu bài giảng:
1. Mô tả được cấu tạo các thành của hố nách
2. Biết dược nguyên ủy, đường di, liên quan, tận cùng và các nhánh bên của cuả động
mạch nách
3. Mô tả và vẽ được đám rối thần kinh cánh tay
4.Vẽ được thiết đồ ngang và thiết đồ đứng dọc qua nách

I. Giới hạn
Nách là một hố hình tháp nằm giữa cánh tay và thành ngực. Nách có 4 thành: trước, sau,
trong và ngoài.
Đỉnh ở trên, là một khoảng nằm sau xương đòn, bờ trên xương vai và bờ ngoài xương sườn 1.
Nền ở dưới tạo bởi mạc nách nối giữa các bờ dưới của cơ ngực lớn và cơ lưng rộng.

II. Các thành của hố nách
1. Thành trước

1. Cơ đen ta
5. Cơ lưng rộng

Hình 1. Thành trước của nách
2. Tĩnh mạch đầu
3. Cơ ngực lớn
6. Cơ chéo bụng ngoài


4. Cơ răng trước

Thành trước của hố nách là vùng ngực gồm bốn cơ xếp thành hai lớp: Lớp nông có cơ ngực
lớn được bao bọc trong mạc ngực.


Chæång 2. Chi trãn

23

Lớp sâu có cơ dưới đòn, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay.
Các cơ này được bọc trong mạc đòn ngực.
1.1. Cơ ngực lớn
1.1.1. Nguyên uỷ: Có 3 phần
+ Phần đòn: 2/3 trong bờ trước xương đòn.
+ Phần ức sườn: Mặt trước xương ức, các sụn sườn 1 đến 6 và xương sườn 5, 6.
+ Phần bụng: Bao cơ thẳng bụng.
1.1.2. Bám tận
Mép ngoài rãnh gian củ xương cánh tay.
1.1.3. Động tác
Khép cánh tay và xoay cánh tay vào trong. Khi tỳ vào xương cánh tay thì cơ làm nâng lồng
ngực và thân mình lên như trong động tác leo trèo.
1.1.4 Thần kinh điều khiển
Nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay.

Hình 2. Thành trước của nách (các cơ lớp sâu)
1. Cơ đen ta
2. Cơ ngực bé
3. Cơ ngực lớn
4. Cơ lưng rộng

5. Cơ răng trước
6. Cơ chéo bụng ngoài 7. Cơ dưới đòn

1.2. Cơ dưới đòn
1.2.1. Nguyên ủy: Sụn sườn và xương sườn 1.
1.2.2. Bám tận: Rãnh dưới đòn.


Chæång 2. Chi trãn

24

1.2.3. Động tác: Hạ xương đòn, nâng xương sườn 1.
1.2.4. Thần kinh điều khiển: Nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay.
1.3. Cơ ngực bé
1.3.1. Nguyên ủy: xương sườn 3, 4, 5.
1.3.2. Bám tận: mỏm quạ xương vai.
1.3.3. Động tác: kéo xương vai xuống. Nếu tỳ vào mỏm quạ, cơ góp phần làm nở lồng ngực.
1.3.4 Thần kinh điều khiển: nhánh của đám rối thần kinh cánh tay.
1.4. Cơ quạ cánh tay: (sẽ mô tả kỷ ở bài cánh tay)
1.5. Mạc ngực
Mạc ngực dính với xương đòn và xương ức, bọc lấy cơ ngực lớn, khi đến bờ dưới của cơ ngực
lớn, mạc chạy ra sau đến dính vào cơ lưng rộng. Khoảng từ cơ ngực lớn đến cơ lưng rộng,
mạc dày lên tạo nên mạc nông của nách.
1.6. Mạc đòn ngực
Mạc đòn ngực ở trên dính vào xương đòn, bọc lấy cơ dưới đòn, khi ra ngoài, mạc đòn ngực
chạy đến tận mỏm qua, ở đó, mạc liên tục với mạc bao bọc cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay; khi
xuống dưới mạc tách ra hai lá bọc lấy cơ ngực bé. Từ bờ dưới của cơ ngực bé, lá sâu của mạc
chạy ra sau tạo nên mạc sâu của nách, còn lá nông thì dính vào tổ chức dưới da ở nền nách tạo
nên dây treo nách.

2. Thành ngoài
Thành ngoài hố nách gồm có đầu trên xương cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay và cơ delta (cơ nhị
đầu cánh tay được mô tả ở bài cánh tay).
2.1. Cơ delta
Có hình giống chữ delta, bao bọc mặt ngoài của đầu trên xương cánh tay, ngăn cách với cơ
ngực lớn bởi rãnh delta ngực. Nó tạo thành một vùng ở vai gọi là vùng delta.
2.1.1. Nguyên ủy: có 3 phần:
+ Mép dưới của bờ sau gai vai.
+ Bờ ngoài của mỏm cùng vai.
+ 1/3 ngoài của bờ trước xương đòn.
2.1.2. Bám tận:
Các thớ cơ tụm lại thành một mảnh gân hình chữ V bám vào lồi củ delta của xương cánh tay.
2.1.3. Mạch máu:
Vùng delta được cấp máu bởi động mạch mũ cánh tay trước và động mạch mũ cánh tay sau là
nhánh của động mạch nách.
2.1.4. Thần kinh điều khiển:
Cơ delta được chi phối bởi thần kinh nách, nhánh của đám rối thần kinh cánh tay. Thần kinh
nách cùng với động mạch mũ cánh tay sau chui qua lỗ tứ giác, vòng quanh cổ phẫu thuật
xương cánh tay, phân nhánh vào cơ delta và các nhánh chi phối cảm giác da vùng vai.
2.1.5 Động tác:
Dạng cánh tay, đưa cánh tay lên, ngoài ra, còn xoay cánh tay vào trong hay ra ngoài.


Chæång 2. Chi trãn

25

3. Thành trong
Gồm có bốn xương sườn và các cơ gian sườn đầu tiên và phần trên của cơ răng trước.
3.1.Cơ răng trước

3.1.1. Nguyên ủy
Mặt ngoài 10 xương sườn đầu tiên. Cơ chạy bọc quanh mặt ngoài và phần bên lồng ngực rồi
ra sau.
3.1.2. Bám tận
Mép trước của bờ trong xương vai .
3.1.3. Thần kinh điều khiển
Thần kinh ngực dài, nhánh của đám rối thần kinh cánh tay.
3.1.4. Động tác
Giữ xương vai áp vào thành ngực. Khi tỳ vào lồng ngực, kéo xương vai ra ngoài và ra trước.
Khi tỳ vào xương vai, kéo xương sườn lên có tác dụng như là cơ hít vào.
4. Thành sau
Thành sau hố nách là vùng vai gồm có năm cơ: cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn bé, cơ tròn
lớn, và cơ dưới vai. Ngoài ra còn có đầu dài cơ tam đầu cánh tay chạy vào vùng cánh tay và
cơ lưng rộng đi từ lưng tới. Các cơ này đều được chi phối bởi các nhánh của đám rối thần
kinh cánh tay.
4.1. Cơ trên gai
4.1.1. Nguyên ủy
Hố trên gai của xương vai.
4.1.2. Bám tận
Diện trên củ lớn xương cánh tay.
4.1.3. Động tác
Dạng và xoay ngoài cánh tay.
4.2. Cơ dưới gai
4.2.1. Nguyên ủy
Hố duới gai của xương vai.
4.2.2. Bám tận
Diện giữa củ lớn xương cánh tay.
4.2.3. Động tác
Dạng và xoay ngoài cánh tay.
4.3. Cơ tròn bé

4.3.1. Nguyên ủy
Một nửa trên bờ ngoài xương vai.
4.3.2. Bám tận
Diện dưới củ lớn xương cánh tay.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×