Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VÕ MẠNH KHƯƠNG

ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE
TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HÓA HỌC

2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

VÕ MẠNH KHƯƠNG

ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE
TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HÓA HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. LÂM PHƯỚC ĐIỀN

2017




Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Lâm Phước Điền
Đề tài: “ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG
MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ
NGOẠI KHẢ KIẾN”
Sinh viên thực hiện: Võ Mạnh Khương
MSSV: B1304051
Lớp: Hóa Dược 2 – Khóa 39
Nội dung nhận xét:
❖ Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
❖ Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Những vấn đề còn hạn chế:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
Kết luận, đề nghị và điểm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2017
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Lâm Phước Điền


Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN
Cán bộ chấm phản biện:
…………………………………………………………………
Đề tài: “ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE TRONG
MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ TỬ
NGOẠI KHẢ KIẾN”
Sinh viên thực hiện: Võ Mạnh Khương
MSSV: B1304051
Lớp: Hóa Dược 2 – Khóa 39
Nội dung nhận xét:
❖ Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
❖ Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Những vấn đề còn hạn chế:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Kết luận, đề nghị và điểm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2017
Cán bộ chấm phản biện


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Năm học 2016 - 2017

ĐỊNH LƯỢNG PYRIDOXINE HYDROCHLORIDE
TRONG MỘT SỐ DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN
LỜI CAM ĐOAN
Nội dung đề tài là những kiến thức, thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn
cùng với kết quả thu được thông qua những thí nghiệm mà tôi đã tiến hành. Đề

tài được thực hiện với sự giúp đỡ của thầy Lâm Phước Điền. Tôi xin cam đoan
về tính trung thực khi sử dụng những thông tin và số liệu này.
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2017

Võ Mạnh Khương
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành: Hóa Dược
Đã bảo vệ và được duyệt
Hiệu trưởng:….................................................................
Trưởng Khoa:……………………....................................

Trưởng chuyên ngành

Cán bộ hướng dẫn

ThS. Lâm Phước Điền


LỜI CẢM ƠN
-----Trải qua quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, em đã có cơ hội thực
hành, vận dụng những kiến thức đã học ở giảng đường, từ đó tiếp thu những
kỹ năng và kinh nghiệm quý báu để có thể thực hiện tốt công việc sau này. Để
có thể hoàn thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ về cả
kiến thức lẫn tinh thần từ thầy cô, bạn bè, gia đình. Thông qua đề tài luận văn
này, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến với:
ThS. Lâm Phước Điền – Khoa Khoa Học Tự Nhiên, trường Đại học Cần
Thơ. Thầy đã truyền dạy kiến thức, tận tâm hỗ trợ, giải đáp những vấn đề khó
khăn trong quá thực hiện luận văn. Xin gửi đến thầy lời cảm ơn chân thành.
Các Thầy, Cô Bộ môn Hóa, Khoa Khoa Học Tự Nhiên đã tận tâm truyền
dạy không chỉ những kiến thức trên giảng đường mà còn là những hiểu biết về

cuộc sống giúp em có được những kiến thức chuyên môn và những kỹ năng
trong cuộc sống.
Những người bạn cùng thực hiện luận văn trong Khoa Khoa Học Tự
Nhiên, cảm ơn các bạn đã chia sẻ, giúp đỡ nhau trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài với nhiều niềm vui và kỷ niệm.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, những người đã luôn là động
lực, chỗ dựa tinh thần cho con vượt qua mọi khó khăn trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.

VÕ MẠNH KHƯƠNG

i


TÓM TẮT
Vitamin B6 là một loại vitamin phổ biến thuộc nhóm B, giữ nhiều vai trò
quan trọng trong các quá trình chuyển hóa trong cơ thể: từ việc tạo lập các
amino acid, xử lý các carbohydrate đến cung cấp năng lượng khi nghỉ ngơi và
hoạt động thể chất… Thành phần chủ yếu của các thuốc Vitamin B6 lưu hành
trong thị trường dược phẩm là Pyridoxine hydrochloride. Mục tiêu của đề tài
luận văn này là kiểm tra phương pháp định lượng Pyridoxine hydrochloride và
tiến hành định lượng Pyridoxine hydrochloride trong một số dược phẩm đang
lưu hành trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Phương pháp được dựa trên độ hấp thụ cực đại của Pyridoxine
hydrochloride ở bước sóng 291 nm. Tiến hành xây dựng đường chuẩn trong
khoảng nồng độ 10 ppm đến 40 ppm, với R2 = 0,9988. Phương pháp được
thẩm định có độ đúng và độ lặp lại cao. Sử dụng phương pháp tiến hành định
lượng hai mẫu dược phẩm của Công ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar
và Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco. Kết quả cho thấy cả hai mẫu dược

phẩm đều đạt được yêu cầu về hàm lượng so với hàm lượng ghi trên nhãn
thuốc.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i
TÓM TẮT ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
2.1. Tổng quan về Pyridoxine hydrochloride ............................................. 3
2.1.1. Cấu tạo và danh pháp .................................................................. 3
2.1.2. Tính chất vật lý ........................................................................... 3
2.1.3. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng ......................................... 3
2.1.4. Dược động học ............................................................................ 4
2.1.5. Độ ổn định và bảo quản .............................................................. 4
2.1.6. Dạng thuốc và hàm lượng ........................................................... 4
2.2. Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến ......................................... 4
2.2.1. Giới thiệu .................................................................................... 4
2.2.2. Nguyên tắc .................................................................................. 4
2.2.3. Sơ đồ cấu tạo máy quang phổ ..................................................... 5

2.2.4. Nguyên tắc hoạt động ................................................................. 5
2.2.5. Ưu điểm ...................................................................................... 6
2.2.6. Ứng dụng .................................................................................... 6
2.2.7 Một số phương pháp định lượng .................................................. 8
2.2.8. Một số yêu cầu của phương pháp ............................................. 10
2.2.9. Sai số trong phép đo.................................................................. 11
2.3. Thẩm định quy trình phân tích .......................................................... 11
2.3.1. Tầm quan trọng của việc thẩm định.......................................... 11
2.3.2. Nội dung thẩm định .................................................................. 12
2.3.2.1. Độ tuyến tính.......................................................................... 12
2.3.2.2. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng ................................ 13
ch, thu được dung dịch mẫu có nồng độ 25 ppm.
Pha mẫu thử thêm chuẩn

22


Pha dãy dung dịch gồm mẫu thử không thêm chuẩn và các mẫu thử được
thêm lượng chất chuẩn tương ứng 80%, 100%, 120% lượng chất cần xác định
có trong mẫu thử theo Bảng sau:
Bảng 3.6: Dãy nồng độ khảo sát độ đúng
Mẫu

Dung dịch mẫu
Dung dịch
thử 25 ppm
Pyridoxine chuẩn
(mL)
25 ppm (mL)


Mẫu thử

2,5

0

Thêm chuẩn 80%

2,5

2

Thêm chuẩn 100%

2,5

2,5

Thêm chuẩn 120%

2,5

3

Mẫu trắng

Định mức đến 25
mL

3.4.7 Khảo sát độ lặp lại

Pha dung dịch mẫu thử
Cân 20 viên thuốc, tính khối lượng trung bình viên và nghiền thành bột
mịn. Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với 25 mg Pyridoxine
hydrochloride cho vào becher 100 mL. Thêm vào 10 mL nước cất, lắc để hòa
tan thu được dung dịch có nồng độ 2500 ppm. Lọc và chuyển toàn bộ lượng
dung dịch này vào bình định mức 100 mL và định mức đến vạch nước cất thu
được dung dịch mẫu có nồng độ 250 ppm.
Pha 6 mẫu thử có nồng độ 25 ppm và tiến hành quét phổ ở cực đại hấp
thu, với mẫu trắng là nước cất. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
3.4.8. Định lượng mẫu
Bảng 3.7: Mẫu thuốc Pyridoxine hydrochloride
Hàm lượng

Tên thuốc
Vitamin B6 của Công ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm
Mekophar
Vitamin B6 của Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco

250 mg/viên
250 mg/viên

Đối với viên nén: Cân 20 viên thuốc, tính khối lượng trung bình viên và
nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với 25 mg
Pyridoxine hydrochloride cho vào becher 100 mL. Thêm vào 10 mL nước cất,
lắc để hòa tan thu được dung dịch có nồng độ 2500 ppm. Lọc và chuyển toàn
23


bộ lượng dung dịch này vào bình định mức 100 mL và định mức đến vạch
nước cất thu được dung dịch mẫu có nồng độ 250 ppm. Từ dung dịch 250

ppm, dung pipet hút chính xác 2,5 mL dung dịch cho vào bình định mức 25
mL và định mức đến vạch, thu được dung dịch mẫu có nồng độ 25 ppm.
Đối với viên nang: Cân 20 viên thuốc, lấy phần thuốc bên trong viên
nang cho vào becher. Lau sạch nang, cân và tính toán khối lượng trung bình
viên. Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với 25 mg Pyridoxine
hydrochloride cho vào becher 100 mL. Thêm vào 10 mL nước cất, lắc để hòa
tan thu được dung dịch có nồng độ 2500 ppm. Lọc và chuyển toàn bộ lượng
dung dịch này vào bình định mức 100 mL và định mức đến vạch nước cất thu
được dung dịch mẫu có nồng độ 250 ppm. Từ dung dịch 250 ppm, dùng pipet
hút chính xác 2,5 mL dung dịch cho vào bình định mức 25 mL và định mức
đến vạch, thu được dung dịch mẫu có nồng độ 25 ppm.
Dung dịch được đo độ hấp thụ với mẫu trắng là nước cất. Thực hiện đo 3
lần với các mẫu thử và lấy kết quả trung bình.

24


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Định tính
Màu của hai loại dược phẩm khi cho phản ứng với dung dịch FeCl3

Mẫu dược phẩm Mekophar

Mẫu dược phẩm Domesco

Hình 4.1: Màu của mẫu dược phẩm khi phản ứng với FeCl3
Dựa trên kết quả định tính cho thấy cả hai mẫu dược phẩm đều có màu từ
đỏ đậm đến cam khi phản ứng với FeCl3 với dung môi là nước. Như vậy cả hai
mẫu dược phẩm đều có chứa Pyridoxine hydrochloride. Trên cơ sở đó đề tài
tiến hành định lượng Pyridoxine hydrochloride trong hai mẫu dược phẩm.

4.2. Xác định bước sóng cực đại

3
2
Abs 1
0
-1
200

300
400
Wavelength [nm]

500

Hình 4.2: Phổ đồ Pyridoxine hydrochloride với nồng độ tăng dần 10 – 40 ppm
25


Dựa vào phổ đồ trên cho thấy có 2 peak ở các bước sóng khoảng 291 nm
và 350 nm. Nhận thấy peak ở bước sóng 291 nm là rõ nhất nên đề tài chọn
bước sóng 291 nm làm bước sóng tiến hành định lượng Pyridoxine
hydrochloride.
Ngoài ra, với phổ của dung dịch Pyridoxine hydrochloride chuẩn ổn định
với nồn độ tăng dần, đạt cực đại tại bước sóng 291 nm trong khoảng bước
sóng 270 nm – 310 nm.
4.3. Tìm khoảng tuyến tính
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nồng độ tuyến tính
Nồng độ (ppm)


Độ hấp thụ (A)

1

10

0,2446

2

15

0,4154

3

20

0,5877

4

25

0,7612

5

30


0,9150

6

35

1,0848

7

40

1,2737

8

45

1,4786

9

50

1,6421

10

55


1,6612

Bình

Hình 4.3: Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính 10 – 40 ppm

26


Hình 4.4: Đồ thị khảo sát độ tuyến tính nồng độ 10 – 55 ppm
Dựa vào hai đồ thị trên, với nồng độ trong khoảng từ 10 ppm – 40 ppm,
giá trị R2 = 0,9996 (0,99 ≤ R ≤ 1), cho thấy đây chính là khoảng nồng độ tuyến
tính của Pyridoxine hydrochloride, trong khoảng giá trị này có sự tương quan
chặt chẽ giữa nồng độ và độ hấp thụ. Nếu tăng khoảng nồng độ lên 10 ppm –
55 ppm thì đồ thị có dấu hiệu giảm độ tuyến tính (R2 = 0,9933). Vì vậy, có thể
chọn khoảng nồng độ 10 – 40 ppm để tiến hành lập đường chuẩn.
4.4. Xây dựng đường chuẩn
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát độ hấp thu của dãy
Nồng độ (ppm)

Độ hấp thụ (A)

1

10

0,2376

2


15

0,4372

3

20

0,6041

4

25

0,7926

5

30

0,9352

6

40

1,2954

Bình


27


Hình 4.5: Đường chuẩn biểu thị mối tương quan A – C
Từ đồ thị trên cho thấy có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ hoạt
chất và độ hấp thụ. Với giá trị R2 = 0,9988 chứng tỏ có thể sử dụng phương
trình hồi quy: y = 0,0348x – 0,0958 (tức ABS = 0,0348C – 0,0958) để tiến
hành định lượng.
4.5. Giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ)
Dựa vào đường chuẩn đã xây dựng để xác định giới hạn phát hiện
(LOD), giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp.
Bảng 4.3: Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng
Nồng độ (C)

10

25

20

25

30

40

Độ hấp thụ (A)

0,2376


0,4732

0,6041

0,7296

0,9352

1,2954

Tính toán kết quả
SE (Standard Error) = 0,0153
SD  SE  n = 0,0375
LOD = 3,5572 ppm
LOQ = 10,7794 ppm
Từ kết quả LOD, LOQ thu được cho thấy có thể tiến hành định lượng hai
mẫu dược phẩm trong khoảng nồng độ 10 ppm – 40 ppm.

28


4.6. Khảo sát độ đúng
4.6.1. Vitamin B6 (dược phẩm Mekophar)
Bảng 4.4: Hàm lượng Pyridoxine hydrochloride trong mẫu thử
Độ hấp thụ (A)

C (ppm)

Hàm lượng (mg)


0,7436

24,12

241,2

Mẫu thử

Bảng 4.5: Kết quả độ đúng của mẫu Vitamin B6 (dược phẩm Mekophar)
Mẫu

Thêm chuẩn
80%

Thêm chuẩn
100%

Thêm chuẩn
120%

ABS

1,436

1,601

1,781

Lượng có sẵn
(mg)


241,2

241,2

241,2

Lượng tìm thấy
(mg)

440,3

487,6

539,4

Lượng chuẩn
thêm vào (mg)

200

250

300

Độ thu hồi (%)

99,55

98,56


99,40

ĐTB

99,17 %

4.6.2. Vitamin B6 (dược phẩm Domesco)
Bảng 4.6: Hàm lượng Pyridoxine hydrochloride trong mẫu thử
Độ hấp thụ (A)

C (ppm)

Hàm lượng (mg)

0,7645

24,72

247,2

Mẫu thử

Bảng 4.7: Kết quả độ đúng của mẫu Vitamin B6 (dược phẩm Mekophar)
Mẫu

Thêm chuẩn
80%

Thêm chuẩn

100%

Thêm chuẩn
120%

ABS

1,455

1,630

1,802

Lượng có sẵn
(mg)

247,2

247,2

247,2

Lượng tìm thấy
(mg)

445,7

495,9

545,3


Lượng chuẩn
thêm vào (mg)

200

250

300

Độ thu hồi (%)

99,25

99,48

99,37

ĐTB

99,37 %
29


Kết luận: Từ các kết quả thu được (Bảng 4.7, Bảng 4.9) cho thấy độ
đúng của phương pháp là 99,17 % - 99,37 %. Thỏa yêu cầu về độ thu hồi của
phương pháp (98% ≤ ĐTB ≤ 102%).
4.7. Độ lặp lại
Bảng 4.8: Độ lặp lại của mẫu Vitamin B6 (dược phẩm Mekophar)
Bình

Độ hấp
thụ (A)

1

2

3

4

5

6

0,7460

0,7472

0,7411

0,7394

0,7487

0,7428

Xử lý kết quả: SD = 0,0037
RSD = 0,49%
Bảng 4.9: Độ lặp lại của mẫu Vitamin B6 (dược phẩm Domesco)

Bình
Độ hấp
thụ (A)

1

2

3

4

5

6

0,7713

0,7685

0,7709

0,7683

0,7668

0,7734

Xử lý kết quả: SD = 0,0024
RSD = 0,31%

Nhận xét: Từ kết quả thu được (Bảng 4.10, 4.11) cho thấy hệ số biến
động của 2 mẫu dược phẩm RSD < 2%, đáp ứng yêu cầu của phương pháp.
Kết luận: Phương pháp có độ chính xác cao, có thể sử dụng phương
pháp quang phổ tử ngoại khả kiến để định lượng các mẫu thuốc Vitamin B6.
4.8. Định lượng mẫu
Bảng 4.10: Kết quả định lượng Vitamin B6 250 mg (dược phẩm Mekophar)
KLTB 1
VIÊN
(mg)

493,6

KL MẪU
CÂN (mg)

49,36

NỒNG
ĐỘ ĐO
ĐƯỢC
(ppm)

ABS

HÀM
LƯỢNG 1
VIÊN
(mg)

HÀM

LƯỢNG
(%)

23,79

0,7323

237,9

95,18

24,22

0,7471

242,2

96,89

24,29

0,7497

242,9

97,18

TB

241,0


96,42

X = (241,0±2,5) mg

30


X = (96,42±1,00) %
Bảng 4.11: Kết quả định lượng Vitamin B6 250 mg (dược phẩm Domesco)
KLTB 1
VIÊN
(mg)

273,8

KL MẪU
CÂN (mg)

27,38

NỒNG
ĐỘ ĐO
ĐƯỢC
(ppm)

ABS

HÀM
LƯỢNG 1

VIÊN
(mg)

HÀM
LƯỢNG
(%)

24,74

0,7653

247,4

98,98

24,91

0,7713

249,1

99,67

24,53

0,7579

245,3

98,13


TB

247,3

98,92

X = (247,3±1,9) mg
X = (98,92±0,77) %
Kết luận: Từ kết quả định lượng 2 mẫu dược phẩm trên (Bảng 4.4, Bảng
4.5) cho thấy hàm lượng Pyridoxine hydrochloride của các công ty Mekophar,
Domesco đạt yêu cầu về hàm lượng ghi trên nhãn thuốc (nằm trong khoảng
95% - 115% so với giá trị ghi trên nhãn). Hàm lượng Pyridoxine
hydrochloride đạt từ 241 – 247 mg/viên (96,42% - 98,92%) sai số dao động từ
(0,77% - 1%), không vượt quá 2%.

31


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong bài luận văn đã đạt được những kết quả sau:
➢ Khảo sát cực đại hấp thụ của Pyridoxine hydrochloride trong vùng tử
ngoại là 291 nm.
➢ Khảo sát khoảng tuyến tính của phương pháp, xác định khoảng nồng độ
tuyến tính là 10 – 40 ppm.
➢ Thiết lập đường chuẩn của Pyridoxine hydrochloride trong khoảng nồng
độ tuyến tính.
➢ Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng.
➢ Thực hiện định lượng 2 mẫu dược phẩm (Vitamin B6 250 mg của công ty

Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar và Vitamin B6 250 mg của công ty
Cổ phần XNK Y tế Domesco) cho thấy cả 2 mẫu đều cho kết quả định
lượng đạt yêu cầu theo quy định của dược điển.
➢ Khảo sát độ đúng bằng phương pháp thêm chuẩn. Kết quả tỉ lệ thu hồi
của Pyridoxine hydrochloride nằm trong khoảng 98% - 102%. Độ đúng
trung bình đạt 99,27%, phương pháp có độ đúng cao.
➢ Khảo sát độ lặp lại của phương pháp. Kết quả cho thấy phương pháp có
độ lệch chuẩn nhỏ, giá trị RSD ≤ 2%.
5.2. Kiến nghị
Do giới hạn về kinh phí cũng như hóa chất thí nghiệm, luận văn chỉ định
lượng một số mẫu dược phẩm bằng phương pháp quang phổ tử ngoại. Dựa
trên các kết quả thu được đề nghị tiến hành khảo sát các yếu tố có thể gây ảnh
hưởng đến quá trình định lượng như: nhiệt độ, pH, thời gian, ảnh hưởng của
ion,… nhằm nâng cao độ nhạy, độ đúng của phương pháp.
Ngoài ra, có thể tiến hành định lượng Pyridoxine hydrochloride bằng một
số phương pháp khác như sắc ký lỏng cao áp (HPLC), quang phổ khả kiến dựa
vào khả năng tạo phức của Pyridoxine hydrochloride,… từ đó tìm ra phương
pháp có độ chính xác cao, ít tốn kém.

32


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dược điển Việt Nam IV, 2009. Bộ Y tế. Hà Nội.
[2] Dược thư Quốc gia Việt Nam, 2009. Bộ Y tế. Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Diệp Chi, 2008. Bài giảng các phương pháp phân tích hiện
đại. Khoa Khoa học Tự nhiên. Trường Đại học Cần Thơ.
[4] Lâm Phước Điền, 2007. Giáo trình phân tích trắc quang. Khoa Khoa học tự
nhiên. Trường Đại học Cần Thơ.
[5] Vĩnh Định, 2011. Kiểm nghiệm thuốc: dùng cho đào tạo dược sĩ đại học,

NXB giáo dục.
[6] Đỗ Trung Hiếu, 2012. Định lượng Aspirin trong một số dược phẩm bằng
phương pháp quang phổ. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học Cần
Thơ.
[7] Trần Cao Sơn, 2010. Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và
vi sinh vật. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. Hà Nội.
[8] United States Pharmacopoeia, 2012. U.S. Pharmacopeial Convention.
[9] Nief Rahman Ahmad, 2012. Spectrophotometric determination of
pyridoxine hydrochloride via complexation with Fe( III )in pharmaceutical
and environmental wastewater samples. Department of Enviromental
Technology, College of Enviromental University of Mosul. Iraq.
[10] V.Niraimathi, J.Jaisudha and A.Jerad Suresh, 2015. Estimation of
Pyridoxine hydrochloride in pharmaceutical oral solid dosage form by UVSpectrophotometry. Department of Pharmaceutical Chemistry, College Of
Pharmacy, Madras Medical College. India.

33



×