Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu lựa chọn phương án vật liệu phù hợp cho quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 95 trang )

Luận văn cao học

2016

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ kỹ thuật “Nghiên cứu lựa chọn phƣơng
án vật liệu phù hợp cho quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ” – mã đề tài
2014BDET-KT07 là do tôi nghiên cứu và tự trình bày dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Vũ Thị Hồng Khanh. Đây cũng là một trong các nội dung nghiên cứu
thuộc đề tài mã số B2014 – 01 – 67. Nội dung nghiên cứu trong luận văn này không
sao chép từ bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả khảo sát thực tế và thí
nghiệm hoàn toàn trung thực, không gian dối. Tác giả xin cam đoan những lời nêu
trên là đúng sự thật, nếu có gì sai tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016
Ngƣời thực hiện

Phạm Thị Hảo

Phạm Thị Hảo

i

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

LỜI CẢM ƠN


Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ sự biết ơn chân thành đến PGS.TS. Vũ Thị
Hồng Khanh. Cô đã tận tình hƣớng dẫn và dành nhiều thời gian giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Dệt may – Da giầy và Thời
trang – Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã hết lòng truyền đạt những kiến thức
chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian hai năm học tập tại trƣờng. Tôi xin gửi lời
cảm ơn đến TS. Trần Thị Phƣơng Thảo đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thí nghiệm tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may và Da giầy, Trƣờng Đại học
Bách khoa Hà Nội. Cảm ơn TS Phạm Đức Dƣơng chủ nhiệm đề tài mã số B2014 –
01 – 67 đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc thực hiện luận văn trong khuôn khổ của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật trung ƣơng, các đồng nghiệp trong đơn vị công tác đã động viên, giúp đỡ,
khích lệ tinh thần và tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập nâng cao trình độ, hoàn
thành tốt khóa học đúng tiến độ.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!

Phạm Thị Hảo

ii

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN..... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG I. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ..........................................................5
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẦN CHỈNH HÌNH TẠO DÁNG VÀ CÁC
YÊU CẦU CỦA QUẦN CHỈNH HÌNH TẠO DÁNG ...........................................5
1.1.1 Khái niệm chung về quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ (CHTDTM) .......5
1.1.2 Các yêu cầu đối với quần chỉnh hình tạo dáng ..........................................7
1.1.2.1.Yêu cầu chức năng ................................................................................7
1.1.2.2. Yêu cầu vệ sinh ....................................................................................8
1.1.2.3. Yêu cầu sinh thái ..................................................................................8
1.1.2.4. Yêu cầu bảo quản .................................................................................9
1.1.2.5. Yêu cầu bảo vệ .....................................................................................9
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ QUẦN CHỈNH HÌNH TẠO DÁNG ..............10
1.2.1. Nghiên cứu xây dựng biểu đồ phân bố áp lực tối ƣu của trang phục chỉnh
hình thẩm mỹ lên phần dƣới cơ thể phụ nữ Việt Nam .......................................10
1.2.2. Nghiên cứu khảo sát áp lực lên cơ thể ngƣời mặc của một số sản phẩm
chỉnh hình thẩm mỹ ...........................................................................................11
1.2.3. Nghiên cứu, khảo sát quy trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ ..12
1.2.4. Nghiên cứu khảo sát cấu trúc và tính chất cơ lý của vải và sản phẩm dệt
kim phục vụ mục đích y học ..............................................................................13
1.2.5. Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng quần chỉnh hình
giảm béo thẩm mỹ ở điều kiện tạo đƣợc áp lực trung bình tới chất lƣợng của
chúng ..................................................................................................................14
1.2.6. Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng quần chỉnh hình
giảm béo thẩm mỹ ở điều kiện tạo đƣợc áp lực cao tới chất lƣợng của chúng ..16

1.3. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẢI SỬ DỤNG LÀM QUẦN CHỈNH HÌNH
TẠO DÁNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC YÊU CẦU NÀY ............17

Phạm Thị Hảo

iii

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

1.3.1. Đảm bảo yêu cầu chức năng của sản phẩm ..............................................17
1.3.1.1. Phƣơng pháp xác định các đặc trƣng đàn hồi của vật liệu.................18
1.3.1.2. Mô-đun đàn hồi của vải .....................................................................21
1.3.2. Đảm bảo yêu cầu vệ sinh của sản phẩm ...................................................21
1.3.3. Đảm bảo yêu cầu sinh thái của sản phẩm.................................................23
1.3.4. Đảm bảo yêu cầu bảo quản sản phẩm ......................................................25
1.4. Phƣơng pháp đánh giá áp lực của quần áo lên cơ thể .....................................26
1.4.1. Phƣơng pháp trực tiếp ..............................................................................26
1.4.2. Phƣơng pháp gián tiếp ..............................................................................26
1.4.3. Phƣơng pháp mô phỏng............................................................................27
1.4.4. Xác định áp lực vải của quần áo lên bề mặt cơ thể theo Laplace ............28
1.4.4.1. Công thức xác định ............................................................................28
1.4.4.2. Nghiên cứu thiết diện ngang vùng eo, bụng, mông của phụ nữ ........29
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ........................................................................................31
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .32
2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..........................................................................32

2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................32
2.2.1. Một số mẫu quần chỉnh hình tạo dáng trên thị trƣờng .............................32
2.2.2. Vải dệt kim đàn tính cao ..........................................................................33
2.2.2.1. Vải dệt kim đan ngang PA pha Spandex ...........................................33
2.2.2.2. Vải dệt kim đan dọc ...........................................................................34
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................35
2.3.1. Khảo sát một số sản phẩm chỉnh hình, tạo dáng trên thị trƣờng ..............35
2.3.2. Nghiên cứu khả năng sử dụng hai loại vải của luận văn cho quần chỉnh
hình tạo dáng thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu chất lƣợng của sản phẩm ...................35
2.3.2.1. Nghiên cứu khả năng tạo áp lực của trang phục sử dụng 2 loại vải của đề
tài .....................................................................................................................35
2.3.2.2. Xác định độ thông hơi của các phƣơng án nguyên liệu .....................37
2.3.2.3. Đề xuất phƣơng án vải tối ƣu trên cơ sở khả năng tạo áp lực và khả
năng thông hơi.................................................................................................38
2.3.3. Kiểm tra đánh giá phƣơng án sử dụng vải phù hợp cho quần chỉnh hình
tạo dáng trong điều kiện sử dụng sản phẩm .......................................................38
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................38
2.4.1. Khảo sát một số mẫu quần chỉnh hình thẩm mỹ đang có trên thị trƣờng 38
Phạm Thị Hảo

iv

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

2.4.1.1. Xác định đặc điểm và kết cấu sản phẩm ............................................38

2.4.1.2. Xác định cấu trúc vải của từng chi tiết trên sản phảm .......................39
2.4.1.3. Xác định khả năng chỉnh hình của sản phẩm.....................................39
2.4.2. Phƣơng pháp xác định áp lực của vật liệu lên cơ thể ...............................40
2.4.2.1. Xác định lực kéo giãn của vật liệu (F): ..............................................41
2.4.2.2. Xác định bán kính cong phần cơ thể (R): ..........................................43
2.4.3. Phƣơng pháp xác định độ thông hơi.........................................................46
2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng của
đề tài ...................................................................................................................49
KẾT LUẬN CHƢƠNG II.......................................................................................50
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..........................................................51
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỘT SỐ MẪU QUẦN CHỈNH HÌNH TẠO DÁNG
ĐANG CÓ TRÊN THỊ TRƢỜNG ........................................................................51
3.1.1. Đặc điểm và kết cấu sản phẩm .................................................................51
3.1.2. Cấu trúc vải ..............................................................................................58
3.1.3. Khả năng tạo lực ép và chỉnh hình của các mẫu khảo sát ........................61
3.1.3.1. Khả năng tạo lực ép ...........................................................................61
3.1.3.2. Khả năng chỉnh hình ..........................................................................63
3.2. Kết quả nghiên cứu phối hợp 2 loại vải cho sản phẩm quần CHTD ..............65
3.2.1. Kết quả xác định áp lực trên bề mặt cơ thể của 8 phƣơng án sử dụng vải
............................................................................................................................65
3.2.1.1. Kết quả xác định lực kéo giãn 8 phƣơng án vật liệu..........................65
3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu khả năng tạo áp lực trên bề mặt cơ thể của các
phƣơng án phối hợp 2 loại vải (tính cho 1 số đo cụ thể) ................................67
3.2.2. Kết quả xác định độ thông hơi của vật liệu ..............................................69
3.2.3. Đề xuất phƣơng án phối hợp vải tối ƣu cho sản phẩm quần chỉnh hình tạo
dáng ....................................................................................................................70
3.3. Kiểm tra đánh giá phƣơng án sử dụng vải phù hợp cho quần chỉnh hình tạo
dáng trong điều kiện sử dụng sản phẩm ................................................................70
3.3.1. Thiết kế chế tạo quần chỉnh hình tạo dáng ...............................................70
3.3.1.1. Lựa chọn mức áp lực cho từng vị trí của quần chỉnh hình tạo dáng..71

3.3.1.2. Kết quả xác định kết cấu sản phẩm....................................................71
3.3.1.3. Kết quả lựa chọn phƣơng án sử dụng vải ..........................................72
3.3.1.4. Lựa chọn phƣơng án thiết diện ngang của eo và bụng ......................72
Phạm Thị Hảo

v

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

3.3.1.5. Đặc trƣng thiết kế quần mẫu ..............................................................73
3.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả chỉnh hình, tạo dáng của sản phẩm trên ngƣời
mẫu .....................................................................................................................74
3.3.2.1. Khả năng chỉnh hình ..........................................................................75
3.3.2.2. Khả năng tạo dáng .............................................................................76
3.3.2.3 Tính tiện nghi của sản phẩm ...............................................................77
KẾT LUẬN CHƢƠNG III .....................................................................................78
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI .........................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82

Phạm Thị Hảo

vi

Ngành CN vật liệu dệt may



Luận văn cao học

2016

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CHTD

Chỉnh hình tạo dáng

TPCHTD

Trang phục chỉnh hình tạo dáng

TPCHTM

Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ

PU

Spandex

PET

Polyeste

PA

Polyamit


OKO-Tex100

Nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn Oeko - Tex 100

ISO

International Organization for Standardization

3D

3 chiều

BMI

Chỉ số khối cơ thể

WHR

Tỷ lệ giữa vòng eo và vòng mông

ASTM

American Society for Testing and Materials

KT

Kích thƣớc

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

Phạm Thị Hảo

vii

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Một số hình ảnh quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ ..................................7
Hình 1.2: Minh họa cơ thể phụ nữ trƣớc và sau khi mặc quần CHTDTM .................7
Hình 1.3: Sự phụ thuộc chiều dài mẫu thử và ứng suất theo thời gian chịu tải và
nghỉ ............................................................................................................................18
Hình 1.4: Sự phụ thuộc lực và chiều dài mẫu thử theo thời gian chịu tải và nghỉ ....19
Hình 1.5: Vòng trễ của lực kéo .................................................................................20
Hình 1.6: Các cảm biến đo áp lực quần áo lên cơ thể ngƣời ....................................26
Hình 1.7: Mô hình ma trận lƣới mô phỏng áp lực quần áo lên cơ thể ngƣời............27
Hình 1.8: Mô phỏng sự phân bố áp lực quần áo lên cơ thể ngƣời bằng phần mềm
ABAQUS ..................................................................................................................28
Hình 1.9: Hình dạng mặt cắt ngang cơ thể tại vị trí eo, bụng ...................................29
Hình 1.10 : Hình dạng biến thể mặt cắt ngang các cỡ tại vị trí vòng eo, vòng bụng,
vòng mông của cô gái và phụ nữ ..............................................................................30
Hình 1.11: Hình dạng biến thể mặt cắt ngang của vùng eo, bụng và mông .............30
Hình 2.1: Hình ảnh các mẫu quần chỉnh hình tạo dáng đƣợc khảo sát .....................33

Hình 2.2: Dụng cụ đo kích thƣớc ..............................................................................38
Hình 2.3 Hình minh họa vị trí đo vòng eo, vòng bụng .............................................40
Hình 2.4: Máy kéo đứt đa năng RTC – 125A ...........................................................42
Hình 2.5: Dụng cụ đo kích thƣớc ngƣời mẫu............................................................43
Hình 2.6: Hình minh họa phƣơng pháp đo kích thƣớc dầy và ngang cơ thể ............43
Hình 2.7: Mô phỏng dạng hình học mặt cắt ngang cơ thể tại vị trí eo, bụng............44
Hình 2.8: Phƣơng pháp xác dịnh độ dài dây cung ....................................................45
Hình 2.9: Phƣơng pháp xác định bán kính cung lớn (R) và cung nhỏ (r) ................46
Hình 2.10: Thiết bị và dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm thông hơi........................47
Hình 2.11: Các cốc thí nghiệm và cân cốc thí nghiệm ............................................48
Hình 3.1: Hình ảnh quần Triumph Slim Fit ..............................................................51
Hình 3.2: Hình ảnh kết cấu quần Triumph Slim Fit..................................................52
Hình 3.3: Hình ảnh các chi tiết quần Triumph Slim Fit............................................52
Hình 3.4: Hình ảnh quần Cecina ...............................................................................53
Hình 3.5: Hình ảnh kết cấu quần Cecina ..................................................................54
Hình 3.6: Hình ảnh các chi tiết quần Cecina.............................................................54

Phạm Thị Hảo

viii

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

Hình 3.7: Hình ảnh quần Triumph Shape Sensation.................................................55
Hình 3.8: Hình ảnh kết cấu quần Triumph Shape Sensation ....................................55

Hình 3.9: Hình ảnh các chi tiết quần Triumph Shape Sensation ..............................56
Hình 3.10: Hình ảnh bộ quần áo Uniqlo ...................................................................57
Hình 3.11: Hình ảnh kết cấu bộ quần áo Uniqlo .......................................................57
Hình 3.12: Hình ảnh các chi tiết bộ quần áo Uniqlo .................................................58
Hình 3.13: Biểu đồ tƣơng quan giữa độ giãn và lực kéo của các phƣơng án vật liệu
...................................................................................................................................66
Hình 3.14: Kết cấu quần chỉnh hình tạo dáng may thử nghiệm................................71
Hình 3.15: Hình vẽ thiết kế quần CHTDTM ............................................................74
Hình 3.16: Hình vẽ thiết kế quần CHTDTM ............................................................74

Phạm Thị Hảo

ix

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Chỉ tiêu sinh thái theo tiêu chuẩn của Oeko-Tex 100 quy định cho 4 nhóm
sản phẩm....................................................................................................................23
Bảng 2.1 : Phƣơng án phối hợp vải để xác định khả năng tạo lực ép lên cơ thể của
vải ..............................................................................................................................36
Bảng 2.2. Phƣơng án vật liệu thí nghiệm độ thông hơi ............................................37
Bảng 2.3: Kết quả xác định lực kéo giãn băng vải ...................................................42
Bảng 2.4: Độ thông hơi của các phƣơng án ..............................................................48
Bảng 3.1: Bảng mô tả cấu trúc vải của các mẫu sản phẩm khảo sát .........................59

Bảng 3.2: Kết quả khả năng tạo lực ép của quần M1 ...............................................61
Bảng 3.3: Kết quả khả năng tạo lực ép của quần M2 ...............................................62
Bảng 3.4: Kết quả khả năng tạo lực ép của quần M3 ...............................................62
Bảng 3.5: Kết quả khả năng tạo lực ép của bộ quần áo M4......................................63
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát khả năng chỉnh hình của 4 mẫu trên thị trƣờng ............63
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp kết quả tạo áp lực và chỉnh hình ......................................64
Bảng 3.8: Lực kéo giãn vật liệu ................................................................................65
Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa lực kéo giãn băng vải với độ giãn của vải ...................66
Bảng 3.10 : Kết quả tạo áp lực của 8 phƣơng án vải lên đối tƣợng cụ thể ...............68
Bảng 3.11: Độ thông hơi của các phƣơng án vật liệu ...............................................69
Bảng 3.12: Thứ tự khả năng tạo áp lực và khả năng thông hơi của vải ....................70
Bảng 3.13: Bảng số đo ngƣời mẫu ............................................................................70
Bảng 3.14: Sai số giữa chu vi cơ thể và chu vi theo mô phỏng ................................72
Bảng 3.15: Đặc điểm của 4 quần mẫu .....................................................................73
Bảng 3.16: Các thông số thiết kế 4 sản phẩm quần CHTDTM ................................75
Bảng 3.17: Kết quả khả năng chỉnh hình của 4 mẫu quần thiết kế ...........................76

Phạm Thị Hảo

x

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ sử dụng cơ chế nén ép cơ học
thông qua áp lực có đƣợc nhờ vải bị kéo giãn mạnh nên tuổi thọ của sản phẩm phụ
thuộc rất nhiều vào loại vật liệu sử dụng cũng nhƣ phƣơng án sử dụng khác nhau
cho cùng một loại vật liệu. Hơn nữa, mỗi một vị trí khác nhau của cơ thể lại đòi hỏi
áp lực khác nhau, vậy sử dụng vải như thế nào để sản phẩm vừa đáp ứng được các
yêu cầu về áp lực tại các vị trí cần thiết song vẫn đảm bảo tính tiện nghi cho người
sử dụng là vấn đề cần được nghiên cứu?
Ngày nay cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự xuất hiện của nhiều loại
xơ mới đã giúp cải thiện rõ rệt tính tiện nghi, tính sinh thái khi sử dụng trang phục
chỉnh hình tạo dáng. Đã có một số nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc đề cập đến
các khía cạnh khác nhau của sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ nhƣ:
Tính vệ sinh và sinh thái [5], mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi và áp lực [4], áp lực
tối ƣu lên phần thân dƣới cơ thể phụ nữ [10], áp lực của sản phẩm lên cơ thể và tính
tiện nghi sử dụng cũng nhƣ tuổi thọ của sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng cho phụ
nữ. Các nghiên cứu cũng cho thấy áp lực tối ƣu của mỗi vùng cơ thể khác nhau, khả
năng tạo áp lực của vải tăng tỉ lệ với mức độ kéo giãn của vải. Tuy nhiên đây là loại
sản phẩm mặc bó sát cơ thể nhƣ sản phẩm mặc lót do đó nó cần đảm bảo yêu cầu về
vệ sinh, sinh thái, vải phải có khả năng hút ẩm, thông hơi, thoáng khí, bề mặt vải
tiếp xúc với cơ thể phải cho cảm giác dễ chịu và đặc biệt vải phải phù hợp với các
tiêu chuẩn sinh thái vải dành cho quần áo mặc lót [5]. Sản phẩm có khả năng nén ép
phần cơ thể nhƣng vẫn đảm bảo mọi hoạt động hàng ngày của ngƣời sử dụng, đồng
thời dễ dàng thuận tiện trong quá trình giặt [1], [7].
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chƣa thấy đƣợc đề cập trong các nghiên cứu đã tham
khảo. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu lựa chọn phương án
vật liệu phù hợp cho quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ”Nghiên cứu này đề cập
tới việc so sánh các phƣơng án sử dụng vải khác nhau với khả năng tạo áp lực và độ

Phạm Thị Hảo

1


Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

thông hơi của vải khác nhau, từ đó đề xuất phƣơng án lựa chọn vật liệu phù hợp cho
từng vị trí của quần chỉnh hình tạo dáng sao cho sản phẩm có chất lƣợng tối ƣu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trang phục chỉnh hình tạo dáng là loại trang phục chức năng giúp phụ nữ lấy lại
vóc dáng thon gọn và làm phẳng các ngấn mỡ thừa. Do đó ngay từ khi xuất hiện nó
đã đƣợc rất nhiều phụ nữ sử dụng nhất là phụ nữ thừa cân béo phì. Các nhà khoa
học cũng đã và đang quan tâm nghiên cứu về loại trang phục này. Các nghiên cứu
tập trung vào thiết kế, chế tạo các loại vải dệt kim đàn tính cao [11,15,17,18], nhiều
nghiên cứu đánh giá áp lực vải, tiện nghi áp lực trang phục lên bề mặt cơ thể
[12,13,16,18]. Các nghiên cứu đã đƣa ra phƣơng pháp xác định và mức áp lực trên
cơ thể nhƣng chƣa chỉ rõ sự khác nhau khi thay đổi cách sử dụng của cùng một loại
vật liệu trên các vùng khác nhau của cơ thể. Ngoài ra, mặc dù đã đƣợc thƣơng mại
hóa trên thị trƣờng nhƣng cho đến nay chƣa có tiêu chuẩn chất lƣợng quốc tế dành
riêng cho vật liệu và quần áo chỉnh hình tạo dáng.
Ở nƣớc ta, cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu đánh giá tính chất cơ lý
của một số sản phẩm mặc bó sát [4,13], nghiên cứu phân bố áp lực tối ƣu lên phần
dƣới cơ thể phụ nữ [10], nghiên cứu quy trình thiết kế quần dệt kim thẩm mỹ [6].
Và chƣa có công trình nào nghiên cứu lựa chọn phƣơng án vật liệu phù hợp cho
trang phục chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu
Đề xuất đƣợc phƣơng án lựa chọn vật liệu phù hợp cho từng vị trí của quần

chỉnh hình tạo dáng sao cho sản phẩm có khả năng tạo áp lực, chỉnh hình tạo dáng
theo yêu cầu và vẫn đảm bảo sự thoải mái tối đa cho ngƣời sử dụng.
Đối tƣợng nghiên cứu
Bốn sản phẩm trang phục chỉnh hình tạo dáng hiện đang có trên thị trƣờng
Việt Nam.

Phạm Thị Hảo

2

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

Vải dệt kim đàn tính cao, sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế
tạo vải dệt kim chuyên dụng phù hợp với mục đích làm sản phẩm may mặc chỉnh
hình thẩm mỹ”, mã số B2013 – 01.54 và vải lót lƣới đang có trên thị trƣờng.
Phạm vi nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tập trung nghiên cứu lực kéo giãn vải và khả năng
thông hơi của các phƣơng án phối hợp từ hai loại vải đã lựa chọn. Đây cũng là cơ sở
để lựa chọn phƣơng án vật liệu phù hợp cho quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ.
4. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản
Khảo cứu tài liệu về trang phục chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ, vật liệu và yêu
cầu vật liệu sử dụng cho loại trang phục này, phƣơng pháp xác định áp lực lên bề
mặt cơ thể ngƣời mặc và các chỉ tiêu chất lƣợng của vải làm trang phục chỉnh hình
tạo dáng.
Khảo sát thiết kế, kết cấu, cấu trúc vải và khả năng chỉnh hình tạo dáng của 4

sản phẩm chỉnh hình tạo dáng có trên thị trƣờng để có các đánh giá về thiết kế, sử
dụng vải cũng nhƣ việc đảm bảo chất lƣợng của các sản phẩm này.
Xác định khả năng tạo áp lực và khả năng thông hơi của 8 phƣơng án phối hợp
khi sử dụng hai loại vải.
Thiết kế quần chỉnh hình tạo dáng cho một số đo cụ thể
Đề xuất phƣơng án vật liệu cho từng chi tiết của thiết kế trên cơ sở đảm bảo khả
năng tạo áp lực và tính tiện nghi của sản phẩm
Đánh giá hiệu quả chỉnh hình tạo dáng và tính tiện nghi của sản phẩm từ đó đƣa
ra lựa chọn phƣơng án vật liệu phù hợp nhất cho quần chỉnh hình tạo dáng thẩm
mỹ.
Kết quả thử nghiệm là cơ sở để thiết kế trang phục chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ
ở phạm vi công nghiệp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố về trang phục chỉnh hình, tạo dáng,
thẩm mỹ

Phạm Thị Hảo

3

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

Khảo sát các sản phẩm ngoại của các thƣơng hiệu nổi tiếng trên thị trƣờng để
tham khảo các phƣơng án sử dụng vải và hiệu quả của các sản phẩm này.
Kiểm tra các tính chất vải theo các phƣơng pháp đã đƣợc tiêu chuẩn hóa để đảm

bảo độ chính xác của các phƣơng án thực nghiệm.
Áp dụng các kết quả kiểm tra thử nghiệm các phƣơng án vải để thiết kế sản
phẩm.
Đánh giá sự phù của phƣơng án lựa chọn vải thông qua hiệu quả cuối cùng là
khả năng chỉnh hình tạo dáng của sản phẩm trên ngƣời sử dụng, tính tiện nghi do
ngƣời mặc cảm nhận.
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu thực nghiệm và trình bày kết quả
nghiên cứu
6. Đóng góp của tác giả
Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy:
Với 2 loại vải dệt kim đàn tính khác nhau ta có thể phối hợp theo nhiều
phƣơng án, trên cơ sở lực kéo giãn và độ thông hơi của từng phƣơng án ta có thể đề
xuất việc sử dụng vật liệu phù hợp cho từng chi tiết của quần chỉnh hình tạo dáng
Đây là cơ sở để thiết kế sản phẩm với các vùng áp lực khác nhau để đạt hiệu
quả chỉnh hình mà vẫn đảm bảo tính tiện nghi tốt nhất.

Phạm Thị Hảo

4

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

CHƢƠNG I
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ QUẦN CHỈNH HÌNH TẠO DÁNG VÀ CÁC

YÊU CẦU CỦA QUẦN CHỈNH HÌNH TẠO DÁNG
1.1.1 Khái niệm chung về quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ (CHTDTM)
Trang phục chỉnh hình tạo dáng là một trong những tuyệt mật làm đẹp của
các chị em phụ nữ. Rất nhiều ngƣời mê mẩn thứ trang phục này [30], có một loại
trang phục đã đƣợc biết đến và ra đời từ rất sớm, tồn tại và phát triển dƣới nhiều
hình thức đó là chiếc corset [31].
Corset hay còn gọi là áo nịt ngực, áo chẽn, bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ, chỉ
chiếc áo có công dụng chính là tôn đƣờng cong của cơ thể bằng cách siết chặt eo,
giúp vòng hông và ngực trông to hơn
Ban đầu, áo corset hầu hết đƣợc làm thủ công, vật liệu sử dụng phổ biến là
phiến, sừng hàm cá voi và thép nhƣng vào năm 1839, Jean Werly – một ngƣời đàn
ông Pháp, đã thực hiện một bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử khi sử dụng khung cửi dệt
vải để làm áo cho phụ nữ [32].
Đã có một thời gian dài trong lịch sử áo corset là một trong những món đồ
mà mọi phụ nữ tin dùng để có đƣợc chiếc eo “thắt đáy lƣng ong”. Tuy nhiên loại áo
này thực sự là con dao hai lƣỡi vì bên cạnh việc thu gọn vòng eo áo corset đã ảnh
hƣởng đến sự lƣu thông giữa phần trên và phần dƣới cơ thể ngƣời mặc.
Bộ ảnh chụp X-quang vào năm 1908 của bác sĩ ngƣời Pháp - Ludovic
O'Followell đã cho thấy việc nén, ép phần eo quá mức cần thiết đã khiến ngƣời
dùng gặp tình trạng khó thở. Phần khung xƣơng sƣờn, buồng phổi đã bị biến dạng
nhƣng không vì thế mà nhu cầu có một vóc dáng thon gọn của phụ nữ mất đi [33].
Thế kỷ 20 với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật, lĩnh vực vật
liệu dệt may cũng có những biến đổi vƣợt bậc, sự ra đời và phát triển của sợi hóa

Phạm Thị Hảo

5

Ngành CN vật liệu dệt may



Luận văn cao học

2016

học và sợi chức năng mới, đặc biệt là sợi đàn tính cao đã giúp cho trang phục tạo
dáng có một diện mạo mới.
Đƣợc biến thể từ chiếc corset trang phục chỉnh hình tạo dáng không chỉ giúp
phần eo thon, nâng ngực mà còn chú trọng làm phẳng các ngấn mỡ thừa tại vùng
bụng và nâng phần mông bị sệ, bó phần đùi bị rạn do tuổi tác và sinh con.
Vào năm 1998 Sara Blakely đã tung ra một đế chế khi thành lập Spanx và cô
đã trở thành nữ tỷ phú tự lập trẻ nhất [34]. Ý tƣởng về Spanx nảy sinh khi cô mua
một chiếc quần vải màu trắng rất hợp mốt với tất cả số tiền mình tiết kiệm nhƣng
phải nhét nó trong tủ quần áo khá lâu mà không mặc tới. Lý do vì chiếc quần quá
mỏng, dù cô có mặc loại quần lót nào thì ai cũng có thể nhìn thấy những ngấn mỡ
qua lớp vải mỏng. Sau khi tìm kiếm khắp các cửa hàng bán đồ lót, cô vẫn không thể
chọn cho mình một chiếc quần lót phù hợp, cô nảy ra ý định cắt ngắn chiếc quần tất
loại ôm bình thƣờng và mặc nó bên trong. Cô nghĩ rằng “Đây đúng là thứ mà phụ
nữ đang cần” [35].
Spanx là bảo bối của rất nhiều sao Hollywood nhƣng trƣớc Spanx đã có
nhiều loại quần chỉnh hình tạo dáng mới xuất hiện nhƣng chỉ đến khi Spanx xuất
hiện nó mới ghi dấu ấn cho loại trang phục này
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm chung về quần chỉnh hình tạo dáng như
sau:
Quần chỉnh hình tạo dáng là một loại trang phục chức năng, mặc lót, bó sát
lấy phần dƣới cơ thể, sử dụng cơ chế cơ học để tạo nên độ nén ép phần bụng, phần
đùi, nâng phần mông nhờ lực đàn hồi sinh ra bởi biến dạng của vải, giúp làm phẳng
và thay đổi kích thƣớc vùng bụng, mông và đùi.

Phạm Thị Hảo


6

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

Hình 1.1: Một số hình ảnh quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ

Trƣớc

Sau

Trƣớc

Sau

Hình 1.2: Minh họa cơ thể phụ nữ trước và sau khi mặc quần CHTDTM
1.1.2 Các yêu cầu đối với quần chỉnh hình tạo dáng
Quần chỉnh hình tạo dáng là loại trang phục ôm sát cơ thể và thƣờng đƣợc
mặc nhƣ đồ lót do đó ngoài các yêu cầu về chỉnh hình tạo dáng nó còn phải đảm
bảo các yếu tố vệ sinh trang phục và an toàn cho ngƣời sử dụng. Điều này thể hiện
qua các yêu cầu cụ thể sau:
1.1.2.1.Yêu cầu chức năng
Với mục đích chỉnh hình và tạo dáng cho phần bụng, mông và đùi, quần chỉnh hình
tạo dáng trƣớc hết phải đạt yêu cầu là chỉnh hình tạo dáng đƣợc.


Phạm Thị Hảo

7

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

Nguyên lý chỉnh hình tạo dáng của sản phầm này là sử dụng cơ chế ép, nén
của sản phẩm lên cơ thể để định dạng các phần eo, bụng mông theo hình dáng mong
muốn. Sản phẩm này sử dụng vải có độ đàn hồi cao, thiết kế với lƣợng dƣ cử động
âm tại các vị trí cần định hình tạo dáng, nhƣ vậy khi mặc lên cơ thể vải bị giãn ra có
xu hƣớng đàn hồi về kích thƣớc ban đầu sẽ tạo ra áp lực lên cơ thể giúp chỉnh hình
tạo dáng cơ thể theo ý muốn [1], [7]
Khi sử dụng cần chú ý mức độ ép nén của quần để tránh tình trạng cơ thể bị
nén ép quá chặt dẫn đến khó chịu, ảnh hƣởng đến sức khỏe và các hoạt động thông
thƣờng của cơ thể.
Trong quá trình sử dụng quần chỉnh hình tạo dáng thƣờng xuyên bị kéo giãn
mạnh do đó cần đƣợc làm từ vật liệu dệt đàn tính cao để tăng tuổi thọ và hiệu quả
sử dụng của sản phẩm.
1.1.2.2. Yêu cầu vệ sinh
Trong quá trình sử dụng quần chỉnh hình thƣờng mặc sát với cơ thể và tiếp
xúc trực tiếp với da do đó nó phải không ảnh hƣởng đến các hoạt động bình thƣờng
của da.
Trong da có chứa số lƣợng lớn mạch máu, dây thần kinh, tuyến mồ hôi,
tuyến mỡ (khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi phân bố trên bề mặt da). Da nhả mồ hôi, axit
cacbonnic và lớp da chết thƣờng xuyên. Mỗi ngày da tiết ra khoảng 40g mỡ và 0,5

đến 1lit mồ hôi, khi thời tiết nóng lƣợng mồ hôi tiết qua da có thể tăng lên rất nhiều
[29] do đó quần chỉnh hình tạo dáng phải đƣợc làm từ các loại vật liệu có khả năng
hút ẩm và tạo điều kiện lƣu thông giữa cơ thể và môi trƣờng.
1.1.2.3. Yêu cầu sinh thái
Trong quá trình sản xuất xơ dệt và gia công từ xơ dệt tới vải thành phẩm,
ngƣời ta đã có thể sử dụng một số hóa chất không có lợi cho môi trƣờng và con
ngƣời nhƣ thuốc trừ sâu trong sản xuất xơ thiên nhiên, một số thuốc nhuộm và hóa
chất trong quá trình hoàn tất vải nhƣ để chống nhàu, tăng các tính chất đẩy nƣớc,

Phạm Thị Hảo

8

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

chống tĩnh điện, tăng độ chịu nhiệt... thì một số hóa chất đƣợc đƣa lên bề mặt vật
liệu có thể là các chất hữu cơ của kẽm, photpho, các chất có chứa formadehyde,
styrol, alinin... Các chất này có thể gây độc hại cho cơ thể. Nhận thức đƣợc vấn đề
này các tiêu chuẩn sinh thái hàng dệt đã đƣợc ra đời để kiểm soát chất lƣợng sinh
thái sản phẩm dệt nhƣ Oeko-tex 100, GOTS…, theo các tiêu chuẩn này sản phẩm
dệt cần phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ hàm lƣợng các vi chất có thể có hại cho ngƣời
sử dụng nhƣ (nhóm Azo, trong thuốc nhuộm, formaldehyde dƣ và các ion kim loại
nặng có hại cho sức khỏe...)[5]
Trang phục quần chỉnh hình tạo dáng đƣợc mặc sát với cơ thể, tiếp xúc trực
tiếp với da và thƣờng xuyên bị ẩm ƣớt do mồ hôi và hơi ẩm thoát ra từ cơ thể, đây

là điều kiện thuận lợi để giải phóng các hóa chất có hại tồn dƣ trên vải (nếu có). Vì
vậy, vải làm trang phục chỉnh hình tạo dáng cần phải đƣợc kiểm soát theo các tiêu
chuẩn sinh thái hàng dệt đối với nhóm sản phẩm mặc sát ngƣời.
1.1.2.4. Yêu cầu bảo quản
Sản phẩm quần chỉnh hình tạo dáng là một sản phẩm mặc lót, nó cần phải thay
giặt hàng ngày, vì vậy nó cũng phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
-

Dễ giặt: sản phẩm phải chịu đƣợc các tác động cơ lý hóa thông thƣờng trong
các quá trình giặt thông thƣờng nhƣ: không biến dạng (co, bai), không phai
mầu, dây mầu trong quá trình giặt máy thông thƣờng

-

Nhanh khô, hoặc chịu đƣợc tác động cơ nhiệt trong máy sấy

1.1.2.5. Yêu cầu bảo vệ
Trong các hoạt động hàng ngày của con ngƣời nhƣ: vận động, làm việc, chơi thể
thao... lƣợng mồ hôi tiết ra chính là tác nhân khiến các loài vi sinh vật tấn công
và gây hại cho cơ thể. Chính vì thế việc tạo ra các sản phẩm may mặc có khả
năng kháng khuẩn luôn là mục đích hƣớng tới của ngành dệt may thời trang nhất
là đối với các sản phẩm mặc lót.

Phạm Thị Hảo

9

Ngành CN vật liệu dệt may



Luận văn cao học

2016

Trang phục mặc lót nói chung và các sản phẩm chỉnh hình tạo dáng nói riêng có
đặc điểm sử dụng là mặc sát cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với da, do đó nó phải có
khả năng kháng vi sinh vật, bền màu với mồ hôi, ma sát … để bảo vệ sức khỏe
con ngƣời.
1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ QUẦN CHỈNH HÌNH TẠO DÁNG
1.2.1. Nghiên cứu xây dựng biểu đồ phân bố áp lực tối ƣu của trang phục chỉnh
hình thẩm mỹ lên phần dƣới cơ thể phụ nữ Việt Nam [10]
Mục đích nghiên cứu của tác giả là xây dựng đƣợc biểu đồ phân bố áp lực tối ƣu
của trang phục chỉnh hình thẩm mỹ lên phần dƣới cơ thể (eo, bụng, mông) phụ nữ
Việt Nam. Đề tài đã thực hiện nhƣ sau:
- Chọn đối tƣợng thử nghiệm là phụ nữ Việt Nam trƣởng thành từ 32 – 39 tuổi, đã
sinh con, chỉ số BMI ở mức thừa cân béo phì, tỉ lệ WHR ở mức độ khá trở xuống
- Vải thử nghiệm là vải dệt kim chuyên dụng phù hợp với mục đích làm sản phẩm
may mặc chỉnh hình thẩm mỹ
- Cho ngƣời mẫu đeo các băng vải thừ nghiệm có chiều rộng 9cm, chiều dài tùy
từng đối tƣợng cụ thể, kích thƣớc đai nhỏ hơn kích thƣớc vòng 0,5 – 1cm (đối
tƣợng cảm nhận rất thoải mái) tƣơng ứng với độ giãn 12 – 15%. Mức khó chịu từ
65-70%
- Đánh giá tiện nghi áp lực của đai bằng phƣơng pháp đánh giá cảm nhận chủ quan
của đối tƣợng qua thang điểm 7 từ mức độ rất thoải mái đến rất khó chịu cũng đồng
thời tƣơng ứng với mức áp lực của đai lên cơ thể.
- Xác định vùng áp lực tối ƣu cho phép lên các vùng phần dƣới cơ thể dựa vào giá
trị áp lực đo đƣợc với các mức độ cảm nhận tiện nghi áp lực của đai, mức độ thu
gọn kích thƣớc tại từng vùng cơ thể. Từ các giá trị áp lực xác định đƣợc xây dựng
biểu đồ phân bố áp lực lên phần dƣới cơ thể phụ nữ Việt Nam


Phạm Thị Hảo

10

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

Kết quả thu đƣợc:
- Xác định đƣợc phạm vi áp lực tối ƣu của TPCHTM lên phần thân dƣới cơ thể phụ
nữ Việt Nam và kích thƣớc thu gọn đƣợc tại các vị trí eo, bụng, mông cụ thể:
Vòng eo:

Vị trí trƣớc: 6.98 ÷ 10.91 mmHg
Vị trí sau: 8.98 ÷ 14.27 mmHg
Vị trí cạnh: 11.89 ÷ 17.65 mmHg
Kích thƣớc vòng eo thu gọn từ 3.1 ÷ 4.7 cm

Vòng bụng:

Vị trí trƣớc: 5.77 ÷ 9.30 mmHg
Vị trí sau: 6.69 ÷ 11.28 mmHg
Vị trí cạnh: 8.61 ÷ 14.25 mmHg
Kích thƣớc vòng bụng thu gọn từ 3.2 ÷ 5.0 cm

Vòng mông:


Vị trí trƣớc: 3.81 ÷ 6.66 mmHg
Vị trí sau: 5.35 ÷ 8.27 mmHg
Vị trí cạnh: 9.54 ÷ 17.33 mmHg
Kích thƣớc vòng eo thu gọn từ 1.5 ÷ 2.7 cm

1.2.2. Nghiên cứu khảo sát áp lực lên cơ thể ngƣời mặc của một số sản phẩm
chỉnh hình thẩm mỹ [9]
Mục đích nghiên cứu của tác giả là xác định đƣợc mức độ thay đổi kích thƣớc các
phần của quần chỉnh hình thẩm mỹ, sự thay đổi kích thƣớc phần dƣới cơ thể khi sử
dụng quần chỉnh hình thẩm mỹ, mức độ nén ép lên các phần khác nhau của cơ thể
ngƣời mặc của một số sản phẩm chỉnh hình thẩm mỹ hiện đang có trên thị trƣờng
dƣới tác dụng của độ giãn vải. Đề tài đã thực hiện nhƣ sau:

Phạm Thị Hảo

11

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

Tác giả đã chọn và phân tích đặc điểm hình dáng, cấu trúc và các đặc trƣng cơ bản
của 5 mẫu quần khác nhau hiện có trên thị trƣờng
Tác giả cũng đã chọn 5 đối tƣợng ngƣời mẫu có độ tuổi từ 19 đến 55 có đặc điểm
cơ thể ở dạng thừa cân hoặc béo phì
Kết quả thu đƣợc:
- Đã đánh giá đƣợc hiệu quả bó gọn cơ thể theo chiều ngang và chiều dọc. Mức bó

sát chiều ngang từ 0.2 – 5.5 cm. Theo chiều dọc tùy thuộc vào mẫu quần và cơ thể
ngƣời sử dụng.
- Đánh giá đƣợc sự biến dạng (độ giãn ngang, độ co giãn dọc). Theo chiều ngang
mẫu vật liệu giãn ra từ 22.7 đến 116%. Theo chiều dọc gầm đũng quần bị giãn 4.7
đến 36% các phần còn lại tùy thuộc vào cấu trúc vật liệu và thiết kế cũng nhƣ đặc
thù cơ thể của ngƣời mặc.
- Đã xác định đƣợc áp lực lên bề mặt của các mẫu quần khác nhau đáng kể từ 3.75
đến 29.14 mmHg.
1.2.3. Nghiên cứu, khảo sát quy trình thiết kế sản phẩm quần dệt kim thẩm mỹ [6]
Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng đƣợc công thức thiết kế quần định hình
từ vải dệt kim có độ đàn hồi cao. Đề tài đã thực hiện nhƣ sau:
- Xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt theo TCVN 5791-1994 kích thƣớc mẫu
thử 50x220mm, giữ mẫu trong điều kiện khí hậu quy định tại TCVN 1748-1991
không ít hơn 24h.
- Xác định độ dày của vật liệu sử dụng thiết bị đo độ dày phù hợp với TCVN 61311-1996 và ISO10012-1-1992. Mẫu thử trong môi trƣờng chuẩn TCVN1748-2007
(ISO139-2005).
- Xác định khối lƣợng riêng của vải sử dụng cân điện tử, điều kiện môi trƣờng thử
nghiệm theo tiêu chuẩn NFE20139-1992 (TCVN 1748-2007), kích thƣớc mẫu
100x100mm.

Phạm Thị Hảo

12

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016


- Xác định mật độ sợi của vải bằng kính lúp theo TCVN 5794-1994.
- Xây dựng quy trình thiết kế quần chỉnh hình thẩm mỹ. Mẫu thiết kế sử dụng có
các độ giãn của vải là 27.8%, 22.2% và 16.7%.
- Nghiên cứu quy trình may quần chỉnh hình thẩm mỹ.
- Khảo sát mô phỏng trên phần mềm APEX3 cho thấy mẫu quần đƣợc thiết kế với
độ giãn 22.2% có lực nén hợp lý, độ giãn 27.8% có lực ép lớn gây khó chịu, độ giãn
16.7% chƣa tạo đƣợc hiệu quả về phom dáng.
1.2.4. Nghiên cứu khảo sát cấu trúc và tính chất cơ lý của vải và sản phẩm dệt
kim phục vụ mục đích y học [2]
- Khảo sát một số tính chất cơ lý và cấu trúc vải của một số sản phẩm quần gen định
hình thẩm mỹ trong nƣớc và quốc tế của tác giả Hoàng Thị Mùi [4]. Đầu tiên tác giả
đã phân tích kết cấu của 6 mẫu quần chỉnh hình tạo dáng bán trên thị trƣờng Việt
Nam (đƣợc sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu), sau đó tác giả đã phân tích đặc trƣng
cấu trúc và tính chất cơ học của vải của từng chi tiết của 6 sản phẩm này
Tác giả đã rút ra nhận xét rằng:
Về kiểu dệt: Đại đa số các sản phẩm đều sử dụng kiểu dệt đan ngang trên nền vải
single có cài sợi chun để tăng độ đàn hồi cho sản phẩm. Một số các kiểu dệt hoa
nhƣ kiểu dệt rút kim tạo hiệu ứng rún, làm tăng độ xốp của vải và tăng độ đàn hồi
của vải cũng thƣờng đƣợc sử dụng.
Về mật độ: Các mẫu vải của loại sản phẩm này thƣờng cao hơn tới 80-100% so với
các loại vải dệt kim mặc lót thông thƣờng và dao động trong khoảng rộng.
Mật độ dọc (theo hƣớng cột vòng):

từ 170 đến 293 vòng/100 mm.

Mật độ ngang (theo hƣớng hàng vòng): từ 163 đến 265 vòng/100 mm.
Về đặc trưng cơ học: Các mẫu vải có độ giãn rất lớn (lớn gấp nhiều lần) so với vải
dệt kim thông thƣờng, độ giãn đàn hồi cũng rất cao, modun đàn hồi rất khác nhau.
Phạm Thị Hảo


13

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

Thông thƣờng, các mẫu vải có tỷ lệ thành phần elastan cao có tính đàn hồi tốt hơn,
độ giãn đàn hồi cao hơn, modun đàn hồi cũng cao hơn.
Về chất liệu sử dụng: Các loại sợi dún polyamit, polyester hoặc sợi bông, sợi lõi
elastan đƣợc bọc cotton, polyester hoặc polyamit, sợi chun đƣợc sử dụng để dệt các
mẫu vải thí nghiệm. Tỷ lệ thành phần elastan trong các mẫu vải của các loại sản
phẩm nghiên cứu dao động từ 5% đến 20%.
Một số mẫu vải đƣợc dệt từ sợi dún và cài sợi chun; một số mẫu dệt từ sợi
lõi elastan đƣợc bọc cotton, polyester hoặc polyamit; hoặc đƣợc dệt từ loại sợi này
và có cài sợi chun.
Có một số mẫu đƣợc dệt kết hợp các loại sợi: dệt sợi chập từ sợi dún
polyamit, polyester hoặc sợi bông với sợi lõi elastan đƣợc bọc polyester hoặc
polyamit, có hoặc không có cài sợi chun.
Trong số các mặt hàng vải nghiên cứu, sợi polyamit/elastan đƣợc sử dụng
nhiều nhất. Một số mẫu vải có thành phần polyamit - cotton/elastan, một số mẫu
đƣợc dệt từ sợi đàn tính polyester/elastan.
1.2.5. Nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng quần chỉnh hình
giảm béo thẩm mỹ ở điều kiện tạo đƣợc áp lực trung bình tới chất lƣợng của
chúng[1]
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ đƣợc ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới
chất lƣợng quần chỉnh hình tạo dáng thẩm mỹ. Tác giả đã thực hiện nhƣ sau:

- Chọn sản phẩm quần chỉnh hình thẩm mỹ của công ty dệt kim đông xuân và quần
đƣợc thiết kế từ vải của đề tài B2013 – 0154.
- Chọn áp lực nghiên cứu là 8mmHg.
- Thiết kế sản phẩm từ 2 loại vải sao cho khi ngƣời mẫu sử dụng sản phẩm tạo
đƣợc lực ép 8mmHg. Chọn ngƣời mẫu sao cho số đo vòng bụng tại vị trí 2 (cách
rốn 6cm) sau khi mặc sản phẩm là 70±1 cm. Độ giãn thiết kế là 20%.
Phạm Thị Hảo

14

Ngành CN vật liệu dệt may


Luận văn cao học

2016

- Xây dựng quy trình mặc và bảo quản sản phẩm.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lƣợng.
- Đánh giá chất lƣợng thông qua các số liệu quan trắc và nhận xét của ngƣời sử
dụng: Khả năng chỉnh hình, độ ổn định kích thƣớc, tính tiện nghi, tính sinh thái,
tính bảo quản.
- Đánh giá sản phẩm bằng cách đo lƣờng định lƣợng tại phòng thí nghiệm:
+ Đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới cấu trúc vải: Mật độ sợi, độ
dày vải, khối lƣợng của vải.
+ Đánh giá ảnh hƣởng của quá trình sử dụng tới tính chất đàn hồi theo chiều
ngang của vải: Lực kéo giãn lớn nhất cần thiết để đạt độ giãn ngang cho trƣớc, khảo
sát biểu đồ kéo giãn biến dạng theo chiều ngang của mẫu, khảo sát độ đàn hồi E của
vải.
+ Khảo sát khả năng tạo lực ép theo các chu trình sử dụng.

+ Khảo sát tính tiện nghi của vải theo chu trình sử dụng: Độ thông hơi, độ
thoáng khí.
Kết quả đạt đƣợc:
- Ở điều kiện tạo đƣợc áp lực 8mmHg mức độ chỉnh hình của 2 nhóm sản phẩm còn
thấp, chƣa giảm đƣợc số đo cơ thể nhiều (cao nhất chỉ 2.8%), chỉ làm phẳng bề mặt
da cơ thể mà thôi. Khả năng chỉnh hình của sản phẩm nhóm 1 sau 20 chu trình sử
dụng gần nhƣ không thay đổi nhƣng nhóm 2 bắt đầu bị giảm ở những chu kỳ cuối.
- Cả 2 nhóm sản phẩm đều đạt chỉ tiêu sinh thái và tiện nghi ở mức khá tốt.
- Các đặc trƣng cấu trúc của vải: Về mật độ có sự thay đổi qua 20 chu trình sử dụng
ở đối tƣợng 2, còn đối tƣợng 1 gần nhƣ không đổi. Về khối lƣợng thì cũng có sự
thay đổi nhƣng không đáng kể. Về độ dày, cả 2 đối tƣợng có xu hƣớng giảm dần.

Phạm Thị Hảo

15

Ngành CN vật liệu dệt may


×