Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt Pháp 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 83 trang )

×

CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT PHÁP

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Chỉnh sửa, bổ sung lần 2)
DỰ ÁN:

NHÀ MÁY THÉP VIỆT PHÁP
ĐỊA ĐIỂM: CỤM CÔNG NGHIỆP THƯƠNG TÍN I,
XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

Quảng Nam, tháng 6 năm 2011


CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT PHÁP

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Chỉnh sửa, bổ sung lần 2)
DỰ ÁN:

NHÀ MÁY THÉP VIỆT PHÁP
ĐỊA ĐIỂM: CỤM CÔNG NGHIỆP THƯƠNG TÍN I,
XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

CHỦ DỰ ÁN

CƠ QUAN TƯ VẤN


CÔNG TY TNHH THÉP
VIỆT PHÁP
GIÁM ĐỐC

MP
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Quảng Nam, tháng 6 năm 2011


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 1
DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH..................................................................... 2
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN: .......................................................................................... 4
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM): ........................................................................... 4
2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật: ............................................................ 4
2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng: ................................. 6
2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM: ...................................... 7
2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: .................................................................. 7
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập: .............................................. 8
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM: ..................................... 8
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM: ................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN ................................................................... 10
1.1. TÊN DỰ ÁN: ..........................................................................................................10
1.2. CHỦ DỰ ÁN: .........................................................................................................10
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN: ..............................................................................10
1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án......................................................................... 10

1.3.2. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với đối tượng tự nhiên và đối tượng
kinh tế xã hội................................................................................................................. 10
1.3.2.1. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên..............................................10
1.3.2.2. Mối tương quan với các đối tượng kinh tế xã hội..................................... 12
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN: ................................................................. 12
1.4.1. Các hạng mục công trình của dự án: ............................................................... 12
1.4.1.1. Giải pháp thiết kế: ................................................................................... 12
1.4.1.2. Các hạng mục công trình: .........................................................................12
1.4.2. Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của Dự án ...................................13
1.4.3. Nhu cầu năng lượng, nước .............................................................................. 14
1.4.3.1. Nhu cầu điện năng ................................................................................... 14
1.4.3.2. Nhu cầu nước: .......................................................................................... 15
1.4.4. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và chủng loại sản phẩm ......................... 15
1.4.4.1. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu: ....................................................... 15
1.4.4.2. Chủng loại sản phẩm ................................................................................ 16
1.4.5. Công nghệ sản xuất ........................................................................................ .16
1.4.5.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất: ............................................................. 16
1.4.5.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ ........................................................ 18
1.4.5.3. Tính tiên tiến của dây chuyền công nghệ sản xuất................................... 18
1.4.6. Tổng mức đầu tư ............................................................................................. 19
1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ................................................................ 19
1.4.7.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức .............................................................................. 19
1.4.7.2. Nhu cầu lao động và chế độ làm việc ...................................................... 19
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ....21
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ...................................................... 21
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất .............................................................21
2.1.2. Điều kiện về khí tượng, thủy văn: ................................................................... 21
2.1.2.1. Điều kiện khí tượng: ................................................................................ 21



2.1.2.2. Điều kiện thủy văn và đặc điểm các con sông gần CCN ......................... 23
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ........................................................ 23
2.2.1. Chất lượng môi trường không khí: ................................................................. 23
2.2.2. Chất lượng môi trường nước ngầm: ................................................................ 24
2.2.3. Môi trường đất: ............................................................................................... 25
2.2.4. Hiện trạng đa dạng sinh học ............................................................................25
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ......................................................................... 25
2.3.1. Điều kiện về kinh tế ........................................................................................ 25
2.3.2. Điều kiện xã hội: ............................................................................................. 26
2.3.2.1. Dân số và lao động ................................................................................... 26
2.3.2.2. Giáo dục và y tế ....................................................................................... 26
2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 26
2.3.2.4. Vệ sinh môi trường................................................................................... 26
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................................. 28
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG .................................................................................. 28
3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng ........................... 28
3.1.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải ................................. 28
3.1.1.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ........................... 28
3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động .............. 29
3.1.2.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải ................................. 29
3.1.2.2. Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải ........................... 29
3.1.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra .................................30
3.1.3.1. Những sự cố trong giai đoạn thi công xây dựng ...................................... 30
3.1.3.2. Những sự cố trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động ......................... 31
3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG ............................................................ 32
3.2.1. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng ................ 32
3.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động ....32
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ...................................................................................... 32
3.3.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng ................. 32
3.3.1.1. Tác động từ nguồn ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung .... 32

3.3.1.2. Tác động từ nguồn ô nhiễm môi trường nước ......................................... 37
3.3.1.3. Tác động từ nguồn ô nhiễm chất thải rắn .................................................38
3.3.1.4. Tác động đến tài nguyên sinh học ........................................................... 39
3.3.1.5. Tác động về kinh tế - xã hội .................................................................... 40
3.3.1.6. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai
đoạn thi công xây dựng dự án .................................................................. 40
3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động .............................. 40
3.3.2.1. Tác động từ nguồn ô nhiễm MTKK; tiếng ồn, độ rung và nhiệt thừa ..... 40
3.3.2.2. Tác động từ nguồn ô nhiễm nước thải ..................................................... 46
3.3.2.3. Tác động từ nguồn ô nhiễm chất thải rắn ................................................ 49
3.3.2.4. Tác động về kinh tế - xã hội .................................................................... 50
3.3.2.5. Đánh giá tổng hợp các TĐMT trong GĐ nhà máy đi vào hoạt động ...... 50
3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ TIN CẬY CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ........ 51
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ............................................................................. 52
4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
XÂY DỰNG................................................................................................................. 52
4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng ........... 52


4.1.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân xây dựng . 53
4.1.3. Các biện pháp an toàn lao động ...................................................................... 53
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRONG GIAI ĐOẠN NHÀ MÁY
ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG ................................................................................................ 54
4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải .............................54
4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải ......................... 57
4.2.2.1. Phương án xử lý nước thải sinh hoạt ....................................................... 57
4.2.2.2. Phương án xử lý nước mưa chảy tràn ...................................................... 57
4.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn ........................................ 58
4.2.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt ......................................................... 58

4.2.5. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung ............................................... 59
4.2.6. Biện pháp trồng cây xanh................................................................................ 59
4.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ..... 59
4.3.1. Phòng ngừa tai nạn lao động ........................................................................... 59
4.3.2. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ, rò rỉ nhiên liệu .................................. 59
4.3.3. Phòng chống sét .............................................................................................. 60
4.3.4. Phòng chống thiên tai ......................................................................................60
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ..........61
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.................................................... 61
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .................................................. 63
5.2.1. Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng.................................................... 64
5.2.1.1. Giám sát môi trường không khí xung quanh............................................ 64
5.2.1.2. Giám sát chất lượng nước ngầm................................................................64
5.2.1.3. Giám sát chất thải rắn................................................................................64
5.2.2. Giám sát trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động........................................64
5.2.2.1. Giám sát chất thải........................................ ............................................ 64
5.2.2.2. Giám sát môi trường xung quanh............................................................. 65
5.2.3. Kinh phí thực hiện giám sát môi trường ......................................................... 66
5.3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG ............................... 66
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ....................................................67
6.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG .......................... 67
6.2. Ý KIẾN CỦA UBMTTQVN XÃ ĐIỆN NAM ĐÔNG ......................................... 67
6.3. Ý KIẾN CỦA CHỦ DỰ ÁN ................................................................................. 67
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT .................................................................. 68
1. Kết luận ..................................................................................................................... 68
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 68
3. Cam kết ..................................................................................................................... 68
PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................................... 70



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD
BTNMT
BXD
CBCNV
CCN
COD
CP
CPI
CTR
DO
ĐTM
EPA

KK
KV
MT

NN
NM
NXB
PCCC
QCVN

QL
SS
TB
TCVN

TCVSLĐ
TCXDVN
TT
UBND
UBMTTQVN
VOC
WHO
XD
XLKT
XLNT

Nhu cầu oxy sinh học
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Xây dựng
Cán bộ công nhân viên
Cụm công nghiệp
Nhu cầu oxy hoá học
Chính phủ
Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
Chất thải rắn
Oxy hoà tan
Đánh giá tác động môi trường
Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ
Giai đoạn
Không khí
Khu vực
Môi trường
Nghị định
Nước ngầm
Nước mặt

Nhà xuất bản
Phòng cháy chữa cháy
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Quốc lộ
Chất rắn lơ lửng
Thiết bị
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Thông tư
Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Tổ chức Y tế thế giới
Xây dựng
Xử lý khí thải
Xử lý nước thải

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-1-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4

Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24


Tọa độ các điểm giới hạn khu đất triển khai dự án
Các hạng mục công trình của dự án
Các hạng mục công trình xây dựng trong từng giai đoạn
Danh mục và xuất xứ các thiết bị, máy móc lắp đặt
Nhu cầu nguyên nhiên liệu và các chất phụ gia cho quá trình luyện thép
Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các lò luyện
Tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Quảng Nam
Tốc độ gió trung bình tháng và năm tại Quảng Nam
Kết quả phân tích chất lượng không khí
Kết quả phân tích mẫu nước ngầm
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong GĐ xây dựng
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong
GĐ xây dựng
Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong
GĐ nhà máy đi vào hoạt động
Đối tượng, quy mô bị tác động trong GĐ thi công xây dựng
Đối tượng, quy mô bị tác động trong GĐ nhà máy hoạt động
Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải sinh ra từ các phương tiện
vận chuyển đất cát san lấp
Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm theo trục x, z
Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường
Lượng chất bẩn do sinh hoạt hàng ngày của 1 người thải ra
Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong GĐ thi công
xây dựng
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Đánh giá tổng hợp tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án
Tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải lò luyện
Tải lượng bụi trong khí thải lò luyện trong từng dây chuyền SX

Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò nung
Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển
hàng hóa, chất thải, CBCNV trong nhà máy
Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm theo trục x, z
Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong khí thải xe mô tô 2 bánh
Kết quả tính toán nồng độ chất ô nhiễm theo trục x, z
Mức ồn sinh ra từ các thiết bị máy móc bên trong phân xưởng
Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong GĐ nhà máy đi vào
hoạt động

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-2-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Bảng 3.25
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 5.1
Bảng 5.2

Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá
Tải lượng các chất ô nhiễm sau xử lý
Nồng độ các chất ô nhiễm sau xử lý
Đặc điểm của nguồn thải

Nồng độ cực đại các thông sô gây ô nhiễm
Chương trình quản lý môi trường
Dự kiến kinh phí thực hiện phòng chống và xử lý ô nhiễm môi trường
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 4.1.
Hình 4.2.
Hình 4.3.
Hình 4.4.

Dây chuyền công nghệ sản xuất của GĐ I
Dây chuyền công nghệ sản xuất của GĐ II
Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý khí thải
Sơ đồ xử lý nước thải từ nhà ăn
Bể tự hoại cải tiến
Sơ đồ xử lý nước mưa chảy tràn

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-3-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN:
Là quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển, trong 10 năm trở lại đây,

nhu cầu tiêu thụ thép của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, và dự đoán những
năm sắp tới sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, ngành thép của Việt Nam lại ở vị trí lạc
hậu so với khu vực Đông Nam Á và thế giới mà trong đó chủ yếu là năng lực sản xuất
phôi thép chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho cán thép. Với sản lượng phôi thép
của Việt Nam năm 2006 mới đạt 2 triệu tấn, trong khi nhu cầu cho cán thép là 4,8 triệu
tấn nên lượng phôi thép phải nhập là 2,8 triệu tấn. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có
chủ trương khuyến khích mạnh các nhà đầu tư vào sản xuất phôi thép nhằm tạo ra sự
cân đối giữa khâu sản xuất phôi và khâu cán thép để giảm bớt lượng ngoại tệ rất lớn
mà Nhà nước phải bỏ ra để nhập khẩu phôi hàng năm. Hiện tại, thị trường thép Việt
Nam, nguồn thép cung ứng đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và theo định
hướng phát triển giai đoạn 2010 - 2020 là giai đoạn ngành vật liệu xây dựng đẩy mạnh
xuất khẩu nhằm mục tiêu đạt tỷ lệ khối lượng xuất khẩu trên 30% sản lượng của từng
nhóm sản phẩm.
Trên cơ sở chủ trương của Nhà nước và định hướng phát triển công nghiệp vật
liệu xây dựng của Bộ xây dựng, Công ty TNHH thép Việt Pháp quyết định sử dụng
vốn vay ngân hàng và vốn tự có của mình để đầu tư xây dựng Nhà máy thép Việt Pháp
với sản phẩm đầu ra chủ yếu là phôi thép chất lượng cao. Dự án “Nhà máy thép Việt
Pháp” là dự án mới, được xây dựng tại Lô C – D, CCN Thương Tín I, xã Điện Nam
Đông, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các quy định quản lý, bảo vệ môi trường do
Nhà nước ban hành. Nay, Công ty TNHH thép Việt Pháp là chủ đầu tư tiến hành lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án với sự tư vấn của Trung tâm Phân
tích - Kiểm định và Tư vấn KH&CN Quảng Nam. Qua đó, Công ty TNHH thép Việt
Pháp xác định được các tác động gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ
bản và trong giai đoạn hoạt động của nhà máy. Từ đó, nghiên cứu, đưa ra các biện
pháp cần thiết để giảm thiểu các tác động bất lợi, ngăn ngừa và ứng phó các sự cố môi
trường có thể xảy ra nhằm bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức
khỏe con người.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM):

2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật:
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005;
- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-4-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ TN& MT về hướng dẫn thực hiện Nghị định số
67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của
Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước;
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về hướng dẫn điều kiện hành
nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy
hại;
- Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần phải xử lý;
- Thông tư số 02/2007/TT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của Bộ Công Thương và
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Điều 43 của Luật Bảo vệ
môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 về Quy định Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 về Quy định Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 về Quy định chi tiết thực hiện
một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về
thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-5-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
- Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quy chế quản lý CCN;
- Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi
trường về việc ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban
hành các tiêu chuẩn vệ sinh lao động;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 4628/QĐ-UB ngày 24/3/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc
phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới CCN – TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 3652/QĐ-UBND ngày 29/9/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam về
việc điều chỉnh diện tích và bổ sung quy hoạch các Cụm Công nghiệp trên địa bàn
tỉnh;
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam về ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 2113/QĐ-UBND ngày 20/7/2010 của UBND huyện Điện Bàn về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết (1/500) và kèm theo quy định quản lý xây

dựng Cụm Công nghiệp – Dịch vụ Thương Tín I, xã Điện Nam Đông;
- Thông báo số 140/TB-UBND ngày 30/7/2010 của UBND huyện Điện Bàn về
điều chỉnh diện tích đất tại Thông báo số 06/TB-UBND ngày 04/01/2008 của UBND
huyện Điện Bàn và thỏa thuận địa điểm mở rộng xây dựng nhà máy thép Việt Pháp
của Công ty TNHH thép Việt Pháp tại CCN&DV Thương Tín I, xã Điện Nam Đông;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế Công ty TNHH có hai
thành viên trở lên số 4000690142 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp
ngày 25/8/2009;
- Một số văn bản pháp lý liên quan đến dự án được trình bày tại phần Phụ lục I.
2.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng:
- QCVN 08: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt.
- QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
- QCVN 14: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 05: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-6-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
- QCVN 06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải
nguy hại.
- QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp

đối với một số chất hữu cơ.
- QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.
- QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.
- QCVN 31: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với
phế liệu sắt, thép nhập khẩu.
- QCVN 01: 2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- TCVN 7957: 2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu
chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế.
2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình ĐTM:
2.3.1. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo:
01. PGS.TS Nguyễn Việt Anh - Bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến - NXB xây dựng
- Hà Nội 2007.
02. Lê Thạc Cán - Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh
nghiệm thực tiễn - 1993.
03. GS.TS Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 1: Ô
nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm - NXB KH và KT - Hà Nội
2001;
04. GS.TS Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 2: Cơ học
về bụi và phương pháp xử lý bụi - NXB KH và KT - Hà Nội 2001;
05. GS.TS Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - Tập 3: Lý
thuyết tính toán và công nghệ xử lý khí độc hại - NXB KH và KT - Hà Nội 2001;
06. Nguyễn Hải - Âm học và kiểm tra tiếng ồn - NXB Giáo dục – 1997.
07. Hoàng Thị Hiền, Bùi Sĩ Lý - Bảo vệ môi trường không khí - NXB Xây dựng 2007.
08. Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy luyện gang, thép - Cục Thẩm
định và Đánh giá tác động môi trường.
09. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành luyện thép - Hợp phần sản xuất

sạch hơn trong công nghiệp, 2008.

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-7-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
10. Lê Xuân Hồng - Cơ sở đánh giá tác động môi trường - Nhà xuất bản Thống kê
- 2006.
11. PGS.TS Hoàng Huệ - Xử lý nước thải - NXB Xây dựng - Hà Nội 2005.
12. Đỗ Ngọc Khánh, Huỳnh Phan Tùng, Lê Quý Đức - Kỹ thuật an toàn vệ sinh
lao động - NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - 2006.
13. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ - Quản lý chất thải rắn - Tập 1: Chất thải rắn đô thị NXB xây dựng - Hà Nội 2001.
14. Niên giám thống kê năm 2009 của huyện Điện Bàn.
15. Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp, Sở
Khoa học, công nghệ và Môi trường TP.HCM, TP Hồ Chí Minh, 1999.
16. Alexander P. Economopoulos - Assessment of sources of Air, Water and Land
pollution - Part I: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution - World
Health Organization 1993.
17. EPA - Emission Factors for Iron Foundries – Criteria and Toxic Pollutants.
18. Nicholas P. Cheremisinoff - Handbook of wastes and wastewater treatment
technologies.
2.3.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập:
01. Thuyết minh Dự án đầu tư Nhà máy thépViệt Pháp.
02. Các tài liệu khác.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM:
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu và thông tin về điều kiện
khí tượng, thủy văn, kinh tế, xã hội tại khu vực dự án.
- Phương pháp liệt kê mô tả và đánh giá mức tác động: Liệt kê các tác động đến

môi trường do hoạt động của dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải,
chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường, bệnh nghề nghiệp trong
khu vực nhà xưởng và môi trường xung quanh. Đây là một phương pháp tương đối
nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên
cùng một nhân tố.
- Phương pháp thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm: Phương pháp này
xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường
nước và môi trường đất tại khu vực dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) thiết lập để tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án.
- Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mô hình Gauss để tính toán mức độ lan
truyền của các chất ô nhiễm có trong khí thải ra môi trường không khí xung quanh.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá tình trạng ô nhiễm, mức độ tác động trên cơ sở
so sánh các số liệu đã tính toán với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi
trường đã được ban hành.
- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Sử dụng phương pháp để tham vấn ý
kiến cộng đồng tại khu vực dự án về đánh giá tác động môi trường của dự án.

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-8-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy thép Việt Pháp” do Công
ty TNHH thép Việt Pháp là chủ dự án kết hợp với đơn vị tư vấn là Trung tâm Phân
tích – Kiểm định và Tư vấn KH&CN tỉnh Quảng Nam thực hiện.
- Chủ dự án:


Công ty TNHH thép Việt Pháp.

Đại diện:

Ông Võ Văn Phụng

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ liên hệ:
Lô C-D, CCN Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại:

0913.413214

- Đơn vị tư vấn: Tru.
Đại diện:

T

Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ liên hệ:

558 Hùng Vương, TP. Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Điện thoại:

0510.2240610


Fax:

0510.3835318

Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
Stt
1
2
3
4
5
6

Họ Tên
Học vị
Chức vụ
Chuyên ngành
I. Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp
Võ Văn Phụng
Giám đốc
II. Đơn vị tư vấn:
Tiến Sĩ
Giám đốc
Kỹ thuật
Phạ
Kỹ sư
Chuyên viên
CN Môi trường
Nguy
Kỹ sư

Chuyên viên
CN Môi trường
Lê Thị Thùy Duyên
Cử nhân
Chuyên viên
QL Môi Trường
Hà Thị Bích Liễu
Kỹ sư
Chuyên viên
CN thực phẩm SH

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-9-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN:
DỰ ÁN NHÀ MÁY THÉP VIỆT PHÁP
1.2. CHỦ DỰ ÁN:
Công ty TNHH thép Việt Pháp
Địa chỉ liên hệ: Lô C-D, CCN Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Điện thoại:

0510.3948767

Đại diện:


Ông Võ Văn Phụng.

Chức vụ:

Giám đốc.

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN:
1.3.1. Vị trí khu vực thực hiện dự án
Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư xây dựng tại CCN Thương Tín I với diện
tích 29.411 m2.
Vị trí địa lý của dự án:
- Phía Đông : Giáp đường nội bộ CCN 19,5 m;
- Phía Tây

: Giáp nghĩa địa, khu doanh trại bộ đội;

- Phía Nam

: Giáp Lô E;

- Phía Bắc : Nhà máy thép Vina - Nhật.
Bảng 1.1: Tọa độ các điểm giới hạn của khu đất triển khai dự án
Toạ độ
Diện tích
Điểm góc
X
Y
1
558217,54

1759374,25
2
558064,66
1759453,86
Khu vực dự án
3
558031,72
1759360,84
29.411 m2
4
558051,36
1759350,32
5
558006,23
1759264,84
6
558126,25
1759200,88
7
558171,03
1759286,05
(Sơ đồ giới hạn khu đất triển khai dự án được trình bày tại Phụ lục II).
1.3.2. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với các đối tượng tự nhiên và đối
tượng kinh tế xã hội:
1.3.2.1. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên:
Dự án Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư xây dựng tại Lô C-D tại CCN
Thương Tín I, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn. Theo Quyết định 2113/QĐUBND ngày 20/7/2010 huyện Điện Bàn, CCN Thương Tín I được quy hoạch có giới
hạn khu đất như sau:
- Phía Đông


: giáp đường ĐT 607B;

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-10-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
- Phía Tây

: Doanh trại bộ đội, khu nghĩa địa;

- Phía Nam

: giáp đường ĐT 607A;

- Phía Bắc

: giáp nghĩa địa và khu dân cư.

* Tổng diện tích của CCN Thương Tín I là 326.449 m2, mặt bằng dự án được
phân thành các khu vực như sau:
- Đất công nghiệp: có diện tích 157.967 m2, bố trí tập trung và nằm phía Tây khu
dân cư trong cụm.
Các loại hình sản xuất được địa phương thu hút đầu tư vào CCN là sản xuất công
nghiệp ít gây ô nhiễm và tiếng ồn.
- Đất ở (khu ở chỉnh trang và khu ở phân lô): có diện tích 89.380 m2, được quy
hoạch ở phía Nam khu đất, tách biệt với khu sản xuất công nghiệp.
- Đất dịch vụ: có diện tích 8.885 m2 được phân chia thành 02 khu vực và cách
nhau 598 m trên trục đường chính.

- Đất xử lý môi trường: có diện tích 12.913 m2 được bố trí gần khu dân cư và nằm
trên trục đường chính.
- Đất giao thông và bãi xe: có diện tích 57.304 m2.
* Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của CCN Thương Tín I:
- Đường giao thông:
+ Giao thông đối ngoại: CCN Thương Tín I được quy hoạch theo tuyến đường
ĐT 607A, ĐT 607B; tuyến đường này nối liền với ĐT 608 giúp liên thông với Quốc lộ
1A được thuận lợi.
+ Giao thông đối nội: Giao nhau đồng mức với giao thông đối ngoại tại các nút
N1, N2, N4, N10, N11, N18, N19.
- Cấp điện:
+ Cấp điện sản xuất công nghiệp: Tổng công suất cấp điện cho CCN dự kiến là
4.370 kW/h và được phân phối ở các trạm biến áp nằm trong từng nhà máy.
+ Cấp điện khu đất ở và đất chỉnh trang: dự kiến 257,6 kW/h và nằm độc lập
với khu sản xuất.
+ Điện chiếu sáng công cộng: dự kiến 88,9 kW/h
+ Nguồn cấp điện: được lấy từ mạng lưới điện Quốc gia đi qua CCN.
- Cấp nước:
Tổng công suất nước cung cấp dự kiến 1.374 m3/ngđ. Hiện tại, khu vực CCN
chưa có mạng lưới nước cấp phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Về lâu dài, nguồn
cung cấp nước này sẽ được lấy từ nhà máy nước Hội An.
- Thoát nước:
Lấy trục đường (nút: N10 - N9 - N31) làm trục phân thủy chia khu vực quy hoạch
thành 02 lưu vực thoát nước. Hướng thoát nước:
+ Phía Nam trục đường đổ về cầu Hưng Lai Nghị.
+ Phía Bắc trục đường đổ về bầu sen.
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-11-



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
- Hệ thống thoát nước:
Hiện tại, CCN chưa xây dựng hệ thống thu gom nước thải phát sinh từ hoạt động
sản xuất của các nhà máy. Do đó, các nhà máy sản xuất phải xử lý toàn bộ lưu lượng
nước thải phát sinh đạt QCVN 24: 2009/BTNMT (loại B) trước khi đổ vào hệ thống
thu gom nước mưa. Về lâu dài, khi hệ thống thu gom nước thải hoàn thiện, các nhà
máy sẽ đấu nối đường ống vào mạng lưới thu gom này để dẫn về khu xử lý tập trung.
1.3.2.2. Mối tương quan với các đối tượng kinh tế - xã hội
- Khu dân cư: Khu dân cư chủ yếu phân bố dọc theo tuyến đường ĐT 607A, ĐT
607B và một số khu đất ở chỉnh trang cách vị trí dự án khoảng 500 m về phía Nam.
Khoảng cách gần nhất từ khu đất dự án đến khu dân cư khoảng 200 m.
Dự án cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 25 km về phía Nam và cách
trung tâm thành phố Hội An khoảng 8 km về phía Bắc.
- Cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ:
CCN Thương Tín I đang trong giai đoạn thu hút đầu tư nên chưa có nhiều cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động. Hiện tại, gần khu vực dự án chỉ có một vài cơ
sở sản xuất sắt thép và sản xuất gốm.
- Các công trình văn hóa - tôn giáo:
Trong phạm vi bán kính 1 km tính từ địa điểm thực hiện dự án, không có các
công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử, các danh mục công trình cần được bảo
vệ.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN:
1.4.1. Các hạng mục công trình của dự án:
1.4.1.1. Giải pháp thiết kế:
(1). Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng
Quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy tuân theo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo những quy định của Nhà nước về quy hoạch xây dựng, phòng cháy
chữa cháy;
- Đảm bảo tính tối ưu và hợp lý cao nhất cho hoạt động sản xuất của nhà máy;

- Đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường.
(2). Giải pháp kiến trúc
- Việc thiết kế, xây dựng các hạng mục công trình đảm bảo các điều kiện, tiêu
chuẩn về kỹ thuật xây dựng, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, thông thoáng nhà
xưởng, đầy đủ các ánh sáng tự nhiên và các điều kiện an toàn khác;
- Nhà xưởng kết cấu theo kiểu thiết kế nhà xưởng công nghiệp đảm bảo tạo mỹ
quan công nghiệp, sử dụng lâu dài, ổn định và tỉ lệ cây xanh tối thiểu 10-15%;
- Khu vực giao thông nội bộ, kho bãi đảm bảo lưu thông cho các phương tiện cơ
giới tại nhà máy và đảm bảo lưu thông thông suốt với đường nội bộ CCN.
1.4.1.2. Các hạng mục công trình:
Trên diện tích mặt bằng của dự án 29.411 m2 sẽ bố trí các hạng mục công trình
như sau:
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-12-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Bảng 1.2. Các hạng mục công trình của dự án
Hạng mục

TT

Diện tích (m2)

ĐTV

Các hạng mục công trình chính
1


Xưởng luyện và đúc thép

m2

5.400

2

Xưởng cán thép

m2

1.680

3

Xưởng cơ khí và kho vật tư

m2

750

Các hạng mục công trình phụ trợ
4

Tường rào, cổng ngõ

m

564


5

Hệ thống thoát nước

m

1.000

2

442,2

2

560

2

6
7

Văn phòng, nhà ăn
Nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà vệ sinh

m
m

8


Bể nước tuần hoàn

m

1.000

9

Trạm biến áp

m2

100

10 Vườn hoa, cây xanh

m2

3.000

11 Đường nội bộ, sân nền bê tông

m2

16.478,8

Tổng cộng

29.411


Bản vẽ mặt bằng tổng thể của Nhà máy được trình bày tại Phụ lục II
Nhà xưởng sản xuất là nhà thép tiền chế có khẩu độ 18 m, chiều dài nhà xưởng 84
m, bước cột 6 m, chiều cao 12 m, mái tôn mạ màu dày 0,45 mm, độ dốc mái 15%, trụ
đổ bằng bê tông cốt thép, xây tường gạch bao quanh.
Trong nhà xưởng sản xuất, bố trí khu vực chứa nguyên liệu sản xuất (sắt, thép phế
liệu). Tại khu vực này xây tường bao quanh, do đó đảm bảo không gây thất thoát phế
liệu ra môi trường bên ngoài.
Nhà văn phòng, nhà ăn, nhà bảo vệ xây bằng gạch ống, nền gạch men, mái tôn có
lớp cách nhiệt.
1.4.2. Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án
Tiến độ xây dựng các hạng mục công trình tại Nhà máy thép Việt Pháp được chia
thành 02 giai đoạn như trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Các hạng mục công trình xây dựng từng giai đoạn
Stt
1
2
3
4
5
6
7

Hạng mục xây dựng

ĐVT

Giai đoạn I: (Dự kiến tháng 9/2011 đưa vào hoạt động)
Nhà xưởng: luyện, đúc thép và tập kết liệu
m2
Xưởng cơ khí và kho vật tư

m2
Tường rào, cổng ngõ
m
Hệ thống thoát nước
m
Văn phòng, nhà ăn
m2
Nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà vệ sinh
m2
Bể nước tuần hoàn
m2

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

Số lượng
2.880
750
564
1.000
442,2
560
1.000
-13-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
8
9
10
11

12

Trạm biến áp
m2
100
2
Vườn hoa, cây xanh
m
3.000
Đường nội bộ, sân nền bê tông
m2
16.478,8
Giai đoạn II: (Dự kiến tháng 9/2012 đưa vào hoạt động)
Nhà xưởng: luyện, đúc thép và tập kết liệu
m2
2.520
2
Nhà xưởng cán thép
m
1.680

Nhà máy thép Việt Pháp đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín với công nghệ hiện
đại. Toàn bộ thiết bị, máy móc được lắp đặt mới hoàn toàn và có xuất xứ tại Việt Nam,
Trung Quốc. Danh mục các thiết bị, máy móc sẽ đầu tư theo từng giai đoạn sản xuất
và được trình bày trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Danh mục và xuất xứ các thiết bị, máy móc được lắp đặt
Stt
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Tên máy móc, thiết bị

ĐVT

Số lượng

Giai đoạn I
Lò luyện thép trung tần
Bộ
Máy đúc liên tục R6 một dòng
Bộ
Cầu trục 25 tấn
Cái
Cầu trục 10 tấn
Cái

Hệ thống xử lý khí thải lò luyện
Bộ
Máy biến áp 4.000 kVA
Cái
Máy biến áp 2.500 kVA
Cái
Máy biến áp 1.600 kVA
Cái
Giai đoạn II
Lò luyện thép trung tần
Bộ
Máy đúc liên tục R6 một dòng
Bộ
Dây chuyền cán thép
Bộ
Cầu trục 25 tấn
Cái
Cầu trục 10 tấn
Cái
Hệ thống xử lý khí thải lò luyện,
Bộ
lò nung
Máy biến áp 4.000 kVA
Cái
Máy biến áp 2.500 kVA
Cái
Máy biến áp 1.600 kVA
Cái

Công suất


Xuất xứ

6 tấn/mẻ
30 tấn/h
25 tấn
10 tấn

5
1
1
4
1
1
1
1

4.000 kVA
2.500 kVA
1.600 kVA

Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam


5
1
1
1
4

6 tấn/mẻ
30 tấn/h
30 tấn/h
25 tấn
10 tấn

Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc

1
1
1
1

Trung Quốc
4.000 kVA
2.500 kVA
1.600 kVA

Việt Nam
Việt Nam

Việt Nam

1.4.3. Nhu cầu năng lượng, nước
1.4.3.1. Nhu cầu điện năng
* Nhu cầu điện cho dây chuyền luyện thép khoảng 42.500 kVA, điện thế 22 kV.
Trong đó:
- Lò trung tần 6 tấn/mẻ: 40.000 kVA (10 lò)
- Đúc liên tục, hệ thống hút bụi và các thiết bị phụ trợ khác: 2.500 kVA.
* Nhu cầu điện cho dây chuyền cán thép vào khoảng 7.000 kVA, điện thế 22 kV.
Trong đó:
- Dây chuyền cán: 6.000 kVA
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-14-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
- Thiết bị phụ trợ: 1.000 kVA.
* Nguồn cung cấp điện phục vụ hoạt động của Nhà máy được lấy từ điện lưới
quốc gia đi qua CCN.
1.4.3.2. Nhu cầu nước:
* Nhu cầu nước cung cấp cho hoạt động sản xuất:
Theo tài liệu “Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành luyện thép - Hợp phần
sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, 2008”, lưu lượng nước cấp để sản xuất 1 tấn thép
khoảng 7 m3. Theo đó, với công suất bình quân 30 tấn/h của nhà máy thép Việt Pháp
thì lượng nước cần cung cấp 210 m3/h. Trong đó:
- Nhu cầu nước làm nguội phục vụ cho các thiết bị trong dây chuyền luyện thép
khoảng 120 m3/h.
- Nhu cầu nước làm nguội phục vụ cho các thiết bị trong dây chuyền cán thép
khoảng 90 m3/h. Trong đó:

+ Nhu cầu nước làm nguội trực tiếp (cấp trực tiếp cho các vị trí: trục cán, xối
vảy cán, làm nguội block cán dây, làm nguội sau cán,...) khoảng 70 m3/h.
+ Nhu cầu nước làm nguội gián tiếp (cấp cho các vị trí: động cơ giảm tốc, các
thiết bị thủy lực, lò nung,...) khoảng 20 m3/h.
Như vậy, nhu cầu nước cấp phục vụ cho sản xuất, chủ yếu là làm nguội các thiết
bị, máy móc khoảng 210 m3/h. Tại nhà máy sử dụng hệ thống nước tuần hoàn để làm
nguội, nên hàng ngày chỉ cần bổ sung thường xuyên khoảng 210,5 m3/ngày đêm (5%)
lượng nước thất thoát do rò rỉ, bay hơi.
* Nhu cầu nước cung cấp cho sinh hoạt:
Tổng số lao động làm việc trong nhà máy khoảng 300 người (2 ca). Theo TCVN
33: 2006, tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trung bình của 1 người tại phân xưởng tỏa
nhiệt là 45 lít/ca.
Theo “Cấp nước đô thị - TS. Nguyễn Ngọc Dung – NXB Xây dựng”, tiêu chuẩn
dùng nước trong ăn uống cho nhà ăn tập thể là 20 lít/người.
Như vậy, nhu cầu nước cung cấp cho sinh hoạt của 300 CBCNV tại nhà máy
khoảng: [(45 + 20) × 300 : 1000] = 19,5 m3/ngày đêm.
* Nguồn cung cấp nước:
Công ty TNHH thép Việt Pháp cũng như các đơn vị khác trong khu vực đều sử
dụng nguồn nước ngầm khai thác từ các giếng khoan để đáp ứng nhu cầu hoạt động
của Nhà máy. Do đó, Công ty phải lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm phục
vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tại nhà máy. Lưu lượng nước ngầm khai thác
theo tính toán là 230 m3/ngày đêm.
Khi nhà máy nước CCN đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ đấu nối đường ống vào
mạng lưới cấp nước của CCN để lấy nước phục vụ sản xuất.
1.4.4. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và chủng loại sản phẩm
1.4.4.1. Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu và các phụ gia:
* Nguyên liệu chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của Nhà máy là sắt thép phế
liệu. Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất khoảng 220.000 tấn/năm.
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp


-15-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Nguồn nguyên liệu này chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài và thu mua trong nước.
Khi nhập khẩu sắt thép phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Chủ dự án cam kết thực
hiện đúng theo quy định tại khoản 2, Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định
số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
Thông tư số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện Điều 43 của
Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh, nhập khẩu phế liệu;
QCVN 31: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế
liệu sắt, thép nhập khẩu.
* Nhiên liệu: Sử dụng than Quảng Ninh để cung cấp cho lò nung, với định mức
tiêu thụ khoảng 20 kg than/tấn sản phẩm.
Do đó, nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất khoảng 4.000 tấn/năm.
* Phụ gia cần thiết cho quá trình luyện thép gồm có: FeMn (75%), FeSi (65%),
sạn Mg (>88%), vôi nung.
Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và chất phụ gia được thể hiện trong bảng 1.5.
Bảng 1.5: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu và các chất phụ gia cho quá trình luyện thép
Stt

Danh mục

1
2
3
4
5
6

7

Sắt thép phế liệu
Nhiên liệu
Điện năng (kWh)
FeMn 75%
FeSi 65%
Sạn Mg > 88%
Vôi nung

Định mức
(kg/tấn SP)
1.100
20
800
6,5
7,5
20
50

Nhu cầu
(tấn /năm)
220.000
4.000
160.000.000
1.300
1.500
4.000
10.000


1.4.4.2. Chủng loại sản phẩm
Sản phẩm đầu ra theo từng giai đoạn đầu tư của dự án:
* Giai đoạn I: Đầu tư dây chuyền sản xuất thứ nhất, công suất thiết kế của nhà
máy là 100.000 tấn phôi/năm. Sản phẩm của nhà máy trong giai đoạn này là phôi thép
có kích thước 120×120×6.000 mm;
* Giai đoạn II: Đầu tư dây chuyền sản xuất thứ hai. Đây là giai đoạn nhà máy
hoàn thiện và đi vào hoạt động lâu dài. Công suất của nhà máy là 200.000 tấn
thép/năm. Sản phẩm của nhà máy là thép xây dựng, gồm có: thép cuộn 6 - 8, thép
cây 12-34.
Chất lượng sản phẩm tuân theo TCVN 1651: 1985, JIS G3112,...
1.4.5. Công nghệ sản xuất
1.4.5.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất:
Dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy thép Việt Pháp được đầu tư, thực
hiện theo 02 giai đoạn.
(1) Giai đoạn I:
Nhà máy chỉ sản xuất phôi thép có kích thước 120×120×6.000 mm rồi cung cấp
ra thị trường. Thời gian sản xuất của giai đoạn I dự kiến đến tháng 9/2012. Sơ đồ dây
chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy trong giai đoạn I như sau:
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-16-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Sắt thép phế liệu

Hệ thống tuần hoàn
nước làm mát

Xử lý phế liệu


Tiếng ồn, CTR, Bụi

Lò luyện thép
Máy đúc liên tục

Khí thải, CTR,
nhiệt thừa, tiếng ồn

Kiểm tra phôi

Tiếng ồn, CTR

Cung cấp thị trường
Hình 1.1: Dây chuyền công nghệ sản xuất của giai đoạn I
(2) Giai đoạn II:
Dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy thép Việt Pháp trong giai đoạn II
như sau:
Sắt thép phế liệu

Hệ thống tuần hoàn
nước làm mát

Hệ thống tuần hoàn
nước làm mát

Dầu mỡ, cặn lắng

Xử lý phế liệu


Tiếng ồn, CTR, Bụi

Lò luyện thép
Máy đúc liên tục

Khí thải, CTR,
nhiệt thừa, tiếng ồn

Kiểm tra phôi

Tiếng ồn, CTR

Lò nung

Khí thải, nhiệt thừa,
CTR

Hệ thống máy cán
Block cán dây

Tiếng ồn, CTR, Bụi

Đóng bó, nhập kho

CTR, khí thải, tiếng ồn

Cung cấp thị trường
Hình 1.2: Dây chuyền công nghệ sản xuất của giai đoạn II
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp


-17-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
1.4.5.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
(1) Giai đoạn I
Sắt thép phế liệu sau khi thu mua được lưu trữ tại xưởng phế liệu. Sau đó, được
công nhân phân loại, tuyển lựa kỹ trước khi đưa vào công đoạn luyện thép. Tại nhà
máy thép Việt Pháp, sử dụng kiểu lò điện cảm ứng để luyện thép. Trên cơ sở của hiện
tượng cảm ứng điện từ, lò điện cảm ứng biến đổi điện năng thành nhiệt năng để nấu
chảy nguyên liệu. Ưu điểm của lò điện cảm ứng là ít gây ảnh hưởng đến lưới điện
chung so với các kiểu lò điện khác như lò điện trở, lò điện hồ quang.
Sau thời gian nấu luyện 120 phút, thép lỏng chuyển đến giá đỡ trên máy đúc, giá
đỡ được thiết kế kiểu xoay để thuận tiện cho việc đúc nối tiếp mẻ. Thép lỏng được rót
xuống thùng trung gian chảy vào khuôn kết tinh. Hệ thống điều khiển khuôn giúp tiến
hành đúc một cách tự động.
Bán kính đúc 6 m cho phép mức đông cứng tốt trước khi phôi được kéo ra và đi
vào máy nắn thẳng. Nước làm nguội được phun với cường độ cao tránh hiện tượng
nung lại phôi. Kích thước phôi 120×120×6.000 mm. Phôi sẽ được kiểm tra trước khi
cung cấp ra thị trường.
(2) Giai đoạn II
- Công đoạn xử lý phế liệu, luyện và đúc phôi được thực hiện giống như giai đoạn
I. Tiếp theo, nhà máy thực hiện cán phôi để cho ra sản phẩm thép theo yêu cầu:
Phôi sẽ được kiểm tra trước khi đưa vào lò nung (kiểu lò đẩy) để nung sơ bộ.
Nhiên liệu (than) được đốt cháy thông qua hệ thống mỏ đốt để cấp nhiệt cho lò nung.
Sau khi, phôi ra khỏi lò nung sẽ được dẫn qua hệ thống máy cán, hệ thống block cán
dây và đóng bó để cho ra sản phẩm theo yêu cầu.
Hệ thống máy cán bao gồm 23 giá cán liên tục, bố trí theo kiểu nằm ngang và
nghiêng 450. Để tăng hiệu suất cán và nhanh chóng chuyển đổi chương trình sản xuất
theo các mặt hàng yêu cầu, tại dãy máy cán trang thiết bị thay trục nhanh bằng các

robot rất thuận tiện, thời gian thay trục chỉ trong vòng 10 -15 phút. Ngoài ra, hệ thống
kiểm soát quá trình cán tự động sẽ tự điều chỉnh các sai số của các thông số cán để duy
trì sự ổn định của các đường cán, nhằm ngăn chặn sự cố, hạn chế tối đa các phế phẩm.
1.4.5.3. Tính tiên tiến của dây chuyền công nghệ sản xuất:
Dự án nhà máy thép Việt Pháp lựa chọn công nghệ kiểu lò điện cảm ứng để luyện
thép. Lò điện cảm ứng ít gây ảnh hưởng đến lưới điện chung, đây là điểm ưu việt của
lò điện này so với lò điện hồ quang.
Bên cạnh đó, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ lò điện cảm ứng thấp hơn so
với lò điện hồ quang. Theo tài liệu “Rapid Inventory Techniques in Environmental
Pollution, WHO,1993” và tài liệu “Emission Factors for Iron Foundries – Criteria and
Toxic Pollutants, EPA”, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình luyện
thép từ các lò luyện được định mức như trong bảng 1.6.
Bảng 1.6: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ các lò điện
Kiểu lò
Đơn vị
Bụi
SO2
NOx
CO
VOC
Theo “Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO,1993”
Lò điện cảm ứng kg/tấn SP
0,05
Lò điện hồ quang kg/tấn SP
6,5
0,1
Theo “Emission Factors for Iron Foundries – Criteria and Toxic Pollutants, EPA”
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-18-



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Lò điện cảm ứng
Lò điện hồ quang

kg/tấn SP
kg/tấn SP

KĐK
KĐK

0,5
6,3

KĐK
0,02 - 0,3

KĐK
0,5 - 19

KĐK
0,03 - 0,15

Ghi chú:
KĐK: Không đáng kể.
Từ các số liệu trong bảng 1.6 nhận thấy: Tải lượng bụi phát sinh từ lò điện cảm
ứng thấp hơn lò điện hồ quang từ 12,6 - 130 lần.
Tải lượng các khí độc (SO2, NOx, CO), VOC phát sinh rất thấp, không đáng kể.
Đối với lò luyện thép kiểu cảm ứng, ô nhiễm bụi là điều đáng lưu tâm hơn cả.

Ngoài ra, phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu đầu vào, công đoạn sản xuất này còn
có thể phát sinh một lượng nhỏ các chất ô nhiễm trong khí thải như SO2, NOx, CO,
VOC và hơi kim loại (Zn, Pb, Cd, Ni, Cr).
Công ty TNHH thép Việt Pháp đã đầu tư hệ thống xử lý hiện đại, đảm bảo xử lý
có hiệu quả lượng khí thải phát sinh; từ đó giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động
xấu do khí thải từ nhà máy đến môi trường xung quanh.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải được trình bày tại chương 4.
1.4.6. Tổng mức đầu tư
Dự án Nhà máy thép Việt Pháp có tổng mức đầu tư là 200.000.000.000 đồng (Hai
trăm tỷ đồng). Bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu: 80.000.000.000 đồng;
- Vốn vay: 120.000.000.000 đồng.
Trong đó: Mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án là
10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng).
1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
1.4.7.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Giám đốc
Phó Giám đốc

Phòng Tài chính –
Kế toán

Phòng Kỹ thuật –
Môi trường

Phòng Kinh doanh –
Kế hoạch

Tổ luyện


Tổ cán

Tổ liệu

Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức
1.4.7.2. Nhu cầu lao động và chế độ làm việc
Tổng số CBCNV làm việc tại Nhà máy thép Việt Pháp dự kiến 300 người. Trong
đó:
Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-19-


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy thép Việt Pháp
Phân loại
Lao động gián tiếp

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Giám đốc
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Nhân viên phòng Tài chính – Kế toán
Trưởng phòng Kinh doanh – Kế hoạch
Nhân viên phòng Kinh doanh – Kế hoạch
Trưởng phòng Kỹ thuật – Môi trường
Nhân viên phòng Kỹ thuật – Môi trường
Thủ quỹ
Nhân viên văn thư kiêm lễ tân
Nhân viên tạp vụ
Lao động trực tiếp
Bảo vệ
Thủ kho
Công nhân lái xe
Công nhân điện, nước
Công nhân cơ khí, sửa máy
Công nhân xử lý phế liệu
Công nhân luyện thép

Công nhân đúc thép
Công nhân cân thép
Công nhân kho bãi
Công nhân bốc xếp
Tổng cộng

Số lượng
1
3
1
3
1
8
1
4
1
1
2
6
2
6
10
20
40
80
20
70
10
10
300


Khi đi vào hoạt động sản xuất, chế độ làm việc của Nhà máy thép Việt Pháp như
sau:
- Tổng số ngày làm việc trong năm: 300 ngày.
- Số ca làm việc trong ngày: 2 ca.
- Số giờ làm việc trong một ca: 10 giờ.
Ca ban ngày: 7h – 17h
Ca ban đêm: 21h – 7h

Chủ dự án: Công ty TNHH thép Việt Pháp

-20-


×