Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Luan van thuy sinh song hau tp cantho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 27 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MỤC LỤC

Trang
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................2
Danh sách bảng.........................................................................................................3
Danh sách hình .........................................................................................................4
1. Mở đầu ..................................................................................................................5
2. Nội dung và phương pháp thực hiện.....................................................................6
3. Kết quả thực hiện ................................................................................................10

HIỆN
THỦY
SINH VẬT TUYẾN SÔNG HẬU,
3.1.
Khu hệTRẠNG
thực vật phiêu
sinh...............................................................................10
ĐOẠN
QUAsinh..............................................................................13
ĐỊA PHẬN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.
Khu hệCHẢY
động vật phiêu
3.3. Khu hệ động vật đáy.........................................................................................17
4. Nhận xét và đánh giá chung ...............................................................................21

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GVHD:
KV

: Khu vực

LƯT

: Loài ưu thế

PP

: Phiêu sinh thực vật (Phytoplankton)

ZB

: Động vật đáy (Zoobethos)

ZP

: Phiêu sinh động vật (Zooplankton)

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Vị trí các khu vực khảo sát..........................................................................6
Bảng 2: Thang điểm đánh giá chất lượng nước Henna & Rya Sunoko, 1995..........9
Bảng 3: Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát...10
Bảng 4: Loài ưu thế và tỷ lệ ưu thế của TVPS tại các khu vực khảo sát................12
Bảng 5: Chỉ số đa dạng H’ của thực vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát........12

0
TP. HỒ CHÍ MINH,
NĂM 2014


Bảng 6: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi tại các khu vực khảo sát..............13
Bảng 7: Loài ưu thế và tỷ lệ % động vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát.......16
Bảng 8: Chỉ số đa dạng (H’) theo động vật nổi tại các khu vực khảo sát..............16
Bảng 9: Cấu trúc thành phần loài động vật đáy tại các khu vực khảo sát.............17
Bảng 10: Cấu trúc số lượng và loài ưu thế động vật đáy khu vực khảo sát...........20
Bảng 11: Chỉ số đa dạng H’ lưu vực sông Hậu theo động vật đáy.........................20
Bảng 12: Chất lượng môi trường nước tầng mặt tại các khu vực khảo sát............21
Bảng 13: Chất lượng môi trường nước sinh học tầng đáy tại các khu vực............22
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Số lượng loài thực vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát...........................10
Hình 2: Mật độ tế bào thực vật phiêu sinh tại các khu vực thu mẫu......................11
Hình 3: Cấu trúc thành phần loài động vật phiêu sinh..........................................14
Hình 4: Biểu đồ số lượng loài động vật phiêu sinh tại các khu vực thu mẫu.........14
Hình 5: Mật độ cá thể động vật nổi tại các khu vực khảo sát................................15
Hình 6: Thành phần các nhóm loài động vật đáy tại các khu vực khảo sát...........18
Hình 7: Số lượng loài động vật đáy tại các điểm thu mẫu.....................................18
Hình 8: Mật độ phân bố động vật đáy tại các điểm thu mẫu..................................19
1. MỞ ĐẦU

Sông Hậu là một trong hai chi lưu quan trọng của sông Mekong chảy từ biên
giới Việt Nam, Campuchia xuống theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Đoạn sông Hậu
chảy qua địa phận thành phố Cần Thơ tính từ phường (Thới Thuận) đầu nguồn của
quận Thốt Nốt đến cảng Cái Cui (phường Tân Phú) của quận Cái Răng có nhiều
kênh rạch từ Sông Hậu chảy vào địa phận TP. Cần Thơ như: Vàm Sông Thốt Nốt;
vàm rạch Cần Thơ Bé; vàm rạch Thơm Rơm; vàm rạch Bằng Tăng…Các vàm rạch

này hàng ngày mang nước từ Sông Hậu đổ vào TP. cần Thơ tạo nên một mạng lưới
kênh rạch chằng chịt với nhiều đầu mối hợp lưu. Trong đó, có ba đầu mối quan
trọng là Cờ Đỏ, Thới Lai và Vàm Xáng Xà No.
Dòng chảy tự nhiên lớn nhất là sông Hậu, đoạn sông chảy qua thành phố
Cần Thơ có chiều dài 65 km, chiều rộng mặt sông trung bình 800 m – 1.500 m.
1


Trên sông có nhiều cù lao, cồn lớn. Những cù lao thuộc thành phố Cần Thơ như:
cù lao Tân lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu, cồn Cái Khế (nay đã san lấp thành
đất liền). Do độ dốc lòng sông giảm, biên độ thủy triều lớn (trung bình 3m) tạo
điều kiện cho sóng triều biển tiến sâu vào trong sông. Hệ thống sông rạch thành
phố Cần Thơ chịu ảnh hưởng của chế độ triều biển Đông. Từ mũi Kê Gà đến Cà
Mau có chế độ bán nhật triều không đều nên ở thành phố Cần Thơ cũng có hai lần
nước lớn, hai lần nước ròng trong ngày như vùng ven biển.
Tính đa dạng về mặt thủy sinh tại sông Hậu trên địa bàn thành phố Cần Thơ
khá phong phú, nhiều loài phiêu sinh động vật là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho
các loài cá, tôm. Tuy nhiên, do tác động của ô nhiễm môi trường đã và đang làm
cho nguồn nước ở lưu vực xuất hiện những loài tảo có khả năng gây ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe con người.

2


2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Nội dung thực hiện
- Thu mẫu định tính và định lượng thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh
và động vật đáy trên tuyến sộng Hậu, đoạn chảy qua địa phận thành phố Cần Thơ.
- Phân tích độ giàu loài, tính đa dạng sinh học tại những khu vực nhạy cảm
và có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm dầu.

- Phân tích mối quan hệ giữa chất lượng nước tầng mặt với chỉ số đa dạng
sinh học.
2.2. Phương pháp thực hiện
2.2.1. Thời gian và vị trí thu mẫu
Mẫu được thu trên tuyến sông Hậu, đoạn chảy qua địa phận thành phố Cần
Thơ tại 05 khu vực vào giai đoạn mùa khô (tháng 3 năm 2014). Phân bố các điểm
thu mẫu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Vị trí các khu vực khảo sát
Stt

Vị trí địa lý

Tọa độ

Ký hiệu mẫu

1

Sông Hậu (đoạn gần khu công nghiệp Thốt Nốt)
N: 10º19'28"
thuộc phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, thành
E: 105º29'41"
phố Cần Thơ)

KV-1

2

Sông Hậu (đoạn cuối cồn Tân Lộc, gần Nhà máy
N: 10º11'22"

nhiệt điện Ô Môn thuộc phường Thới Long, quận
E: 105º37'10"
Ô Môn, thành phố Cần Thơ).

KV-2

3

Sông Hậu (đoạn gần khu công nghiệp Trà Nóc
N: 10º07'08"
1&2 thuộc phường Trà Nóc, quận Bình Thủy,
E: 105º41'58"
thành phố Cần Thơ)

KV-3

4

Sông Hậu (ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ,
N: 10º02'35"
gần bến Ninh Kiều, phường Tân An, quận Ninh
E: 105º48'10"
Kiều, thành phố Cần Thơ)

KV-4

5

Sông Hậu (đoạn gần khu công nghiệp Hưng Phú,
N: 09º58'05"

phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần
E: 105º51'47"
Thơ)

KV-5

2.2.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu
Mỗi khu vực khảo sát mẫu được thu theo 2 mặt cắt, mỗi mặt cắt thu 3 mẫu,
phương pháp thu mẫu đối với thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh và động vật
đáy cụ thể như sau:
a). Thực vật phiêu sinh
3


Mẫu định tính được thu bằng lưới phiêu sinh thực vật, kích thước mắt lưới
25-30µm thu theo hình số 8 ở các điểm khác nhau trong thủy vực, thể tích nước
qua lưới lọc càng nhiều càng tốt, sau đó cho mẫu thu được vào chai nhựa 110 mL
và cố định bằng formol với nồng độ từ 2-4%. Trong khi đó mẫu định lượng được
thu bằng phương pháp lắng, thu mẫu nước ở các điểm khác nhau trong thủy vực rồi
cho vào xô nhựa sau đó khấy đảo đều nước trong xô rồi cho chai nhựa 1L vào lấy
mẫu, cố định mẫu bằng formol với nồng độ từ 2-4%.
Phân tích định tính được thực hiện dựa vào các tài liệu phân loại của Shirota
(1966), Dương Đức Tiến (1978), Carmelo và Tomas (1996), Dương Đức Tiến và
Võ Hành (1997), Trương Ngọc An (1993) và algaebase để định danh tên các giống
loài thực vật nổi có trong các mẫu thu. Mẫu định lượng được đếm bằng buồng đếm
Sedgwick Rafter theo Boyd và Tucker (1992) và áp dụng công thức dưới đây để
tính mật độ của từng ngành và giống loài.
X (cá thể/lít) = (T × 1.000 × Vcđ × 1.000)/(A × N × Vmẫu thu)
Trong đó:
T: số cá thể của từng loài tảo đếm được

Vcđ: thể tích mẫu cô đặc;
N: số ô đếm;

A: diện tích 1 ô đếm
Vmẫu thu: thể tích mẫu thu (ml)

b). Động vật phiêu sinh
Mẫu định tính được thu bằng lưới phiêu sinh động vật, kích thước mắt lưới
60 µm thu theo hình số 8 ở các điểm khác nhau trong thủy vực sau đó cho mẫu thu
được vào chai nhựa 110 mL và cố định bằng formol với nồng độ từ 4-6%.
Mẫu định lượng được thu bằng cách dùng xô nhựa 20-L thu đều ở các điểm
khác nhau trong thủy vực rồi cho lần lượt vào lưới lọc (60 µm), thể tích nước thu
khoảng 100 lít, sau đó cho mẫu vào chai nhựa 110 ml, cố định mẫu bằng formol
với nồng độ từ 4-6%.
Lắng mẫu 12 - 24 giờ, quan sát dưới kính hiển vi để định danh loài dựa vào
các tài liệu phân loại đã được công bố như là Jahn (1949), Đặng Ngọc Thanh và
ctv (1980), Nguyễn Văn Khôi (2001), Boltovskoy (1981; 1999) ... Khi phân tích
thành phần giống loài cần ghi nhận loài ưu thế theo thang của Scheffer và
Robinson (1939):
- 60%
: +++ (nhiều)
- 30 - 60%
: ++ (vừa)
- 30%
: + (ít).
Phân tích định lượng bằng buồng đếm Sedgwick Rafter theo Boyd và
Tucker (1992) và áp dụng công thức dưới đây để tính mật độ của từng ngành và
giống loài:
4



Y (cá thể/m3) = [(T × 1.000 × Vcđ)/(A × N × Vmẫu thu)] × 106
Trong đó:
Y: số lượng cá thể trên m3.
A: diện tích ô đếm (1 mm2).
N: số ô đếm.
T: số cá thể đếm được theo loài.
Vcđ: thể tích mẫu cô đặc (ml).
Vmẫu thu: thể tích mẫu thu qua lưới lọc (ml).
c). Động vật đáy
Mẫu động vật đáy được thu bằng cách dùng gàu Petersen có diện tích miệng
gàu là 0,08 m2 hoặc dùng khung thu có diện tích 1m 2 để thu mẫu. Tất cả các điểm
thu bằng gàu Petersen. Mẫu định lượng được xác định bằng công thức:
Trong đó:

X: số cá thể đếm được
S: diện tích mẫu thu (S = n × d)
n: số lượng gàu thu mẫu
d: diện tích miệng gàu (0,08m2)

Phân tích định tính được thực hiện dựa trên các tài liệu phân loại đã được
công bố để định danh tên các giống loài động vật đáy có trong các mẫu thu.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các phần mềm Microsoft Excel 2007, phần mềm thống kê sinh học
và sử dụng phần mềm PRIMER-v6 để tính toán các chỉ số sinh học để phân tích sự
biến động về thành phần loài và số lượng các nhóm thực, động vật phiêu sinh và
động vật đáy tại các điểm khảo sát.
Chỉ số đa dạng H’ (Shannon – Wiener, 1994) được tính theo công thức:

Trong đó:


ni: Tổng số lượng của các loài chỉ thị thứ i
N: Tổng số lượng cá thể trong một mẫu nghiên cứu

Căn cứ thang điểm của Henna & Rya Sunoko để đánh giá chất lượng
nước tại các khu vực khảo sát.
Bảng 2: Thang điểm đánh giá chất lượng nước Henna & Rya Sunoko, 1995
H'

Chất lượng nước
5


<1

Rất ô nhiễm

1-2

Ô nhiễm

>2-3

Ô nhiễm nhẹ

> 3 – 4,5

Sạch

> 4,5


Rất sạch

6


3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
3.1. Khu hệ thực vật phiêu sinh (Phytoplankton)
a). Cấu trúc thành phần loài
Kết quả quan trắc khu hệ thực vật phiêu sinh tại các điểm trên lưu vực sông Hậu
vào tháng 3 năm 2014 đã ghi nhận được 89 loài tảo thuộc 5 ngành gồm: ngành tảo
Lam, tảo Silic, tảo Lục, tảo Mắt và tảo Giáp. Trong đó, ngành tảo Silic có thành phần
loài phong phú nhất, riêng tảo Giáp có số loài ghi nhận được là rất thấp. Cấu trúc thành
phần loài được thể hiện ở bảng và hình sau.
Nhìn chung, thành phần loài thực vật phiêu sinh ở lưu vực sông Hậu (đoạn chảy
qua thành phố Cần Thơ) khá phong phú và đa dạng. Đặc trưng thành phần loài nơi đây
chủ yếu là những loài nước ngọt điển hình và phân bố rộng.
Bảng 3: Cấu trúc thành phần loài thực vật phiêu sinh tại các khu vực thu mẫu
Stt

Nhóm ngành

Số loài

Tỷ lệ (%)

1

Cyanophyta (tảo Lam)


14

16

2

Bacillariophyta (tảo Silic)

23

26

3

Chlorophyta (tảo Lục)

42

47

4

Euglenophyta (tảo Mắt)

9

10

5


Dinophyta (tảo Giáp)

1

1

89

100

Tổng

Số loài thực vật phiêu sinh ghi nhận được tại các khu vực thu mẫu khá cao, trung
bình 44 loài/điểm, trong đó khu vực 4 được phát hiện có 54 loài và thấp nhất là khu vực
5 có 24 loài. Số lượng loài tại các khu vực thu mẫu được thể hiện bởi hình dưới đây.

Hình 1: Số lượng loài thực vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát
7


b). Cấu trúc số lượng tế bào và loài ưu thế

 Cấu trúc số lượng tế bào
Mật độ tế bào thực vật phiêu sinh thuộc lưu vực sông Hậu tại các khu vực
thu mẫu khá cao và dao động từ 9.151 – 58.122 tế bào/lít; đạt giá trị cao nhất tại
khu vực 1 (gần khu công nghiệp Thốt Nốt), thấp nhất tại khu vực 2 (gần nhà máy nhiệt
điện Ô Môn).
Nhìn chung, mật độ tế bào ghi nhận tại phần lớn các khu vực thu mẫu tương đối
cao, trung bình đạt trên 103 tế bào/lít. Cấu trúc số lượng tế bào tại các khu vực lấy mẫu
được thể hiện theo hình dưới đây.


Hình 2: Mật độ tế bào thực vật phiêu sinh tại các khu vực thu mẫu

 Loài ưu thế
Loài phát triển chiếm ưu thế tại các khu vực thu mẫu là các loài tảo Lam, tảo
Silic và tảo Lục với mức độ ưu thế dao động từ 19,7 – 62,3%. Như vậy, chỉ có khu
vực 5 có số loài ưu thế ở mức nhiều (chiếm tỷ lệ > 60%), khu vực 1 có số loài ưu
thế ở mức vừa (chiếm tỷ lệ > 30%) và 3 khu vực còn lại có loài ưu thế chỉ ở mức ít
(chiếm tỷ lệ < 30%).
Các loài tảo Lam chiếm ưu thế tại 4/5 khu vực khảo sát, trong đó có 1 khu vực
có tỷ lệ loài tảo Lam chiếm tỷ lệ hơn 60%. Hầu hết các loài tảo Lam ghi nhận được
thường có cấu trúc dạng sợi và dạng đám, nên dễ phát triển mạnh về mật độ trong môi
trường giàu dinh dưỡng. Mặt khác, chúng là những loài tảo Lam độc, có khả năng tiết
độc tố ra môi trường gây hại cho các loài động vật thủy sinh, đặc biệt là các loài thủy
sản. Bên cạnh đó, cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu sử dụng nguồn
nước đó vào mục đích sinh hoạt trực tiếp mà không qua hệ thống xử lý.
8


Bảng 4: Loài ưu thế và tỷ lệ ưu thế của TVPS tại các khu vực khảo sát
Vị trí

Loài ưu thế

Tổng SL

SL LƯT

Tỷ lệ %


Khu vực 1

Microcystis aeruginosa

58.122

25.600

44,0

Khu vực 2

Planktothrix sp.

9.151

1.800

19,7

Khu vực 3

Microcystis aeruginosa

13.891

3.445

24,8


Khu vực 4

Microcystis aeruginosa

9.956

2.304

23,1

Khu vực 5

Microcystis aeruginosa

11.911

7.420

62,3

c). Chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’) của thực vật phiêu sinh
* Chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’)
Sự thay đổi của môi trường nước theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực đều
tác động đến sự biến đổi về thành phần loài, số lượng loài và mật độ tế bào cũng
như loài ưu thế của thực vật phiêu sinh. Tất cả mối liên hệ của các yếu tố trên đều
được thể hiện bằng chỉ số đa dạng H’ (Shannon – Wiener (1994)).
Từ bảng 4 cho thấy chỉ số đa dạng H’ của thực vật nổi thuộc lưu vực sông
Hậu tại các khu vực khảo sát dao động từ 2,00 – 3,99. Có 3 khu vực khảo sát có
chỉ số H’ đạt giá trị cao (H’>3) như: khu vực 2 (gần nhà máy nhiệt điện Ô Môn),
khu vực 3 (gần khu công nghiệp Trà Nóc 1&2) và khu vực 4 (gần bến Ninh Kiều).

Bảng 5: Chỉ số đa dạng H’ của thực vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát
Stt

Vị trí

Chỉ số H'

1

Khu vực 1

2,92

2

Khu vực 2

3,81

3

Khu vực 3

3,55

4

Khu vực 4

3,99


5

Khu vực 5

2,00

Nhận xét
Như vậy, kết quả phân tích khu hệ thực vật phiêu sinh ở lưu vực sông Hậu
đoạn chảy qua địa phận thành phố Cần Thơ cho thấy: thành phần loài thực vật
phiêu sinh khá đa dạng và phong phú. Đặc trưng thành phần loài ở lưu vực này chủ
yếu là các loài nước ngọt điển hình.

9


Số lượng loài tại các điểm khảo sát ghi nhận được khá cao, trung bình đạt
trên 44 loài/điểm, nhưng mật độ tế bào đạt được tương đối thấp (<104 tế bào/lít).
Phát triển chiếm ưu thế tại các khu vực khảo sát chủ yếu là các loài tảo Lam,
tảo Silic và tảo Lục với mức độ ưu thế có sự dao động khá lớn và hầu hết < 30%
(trừ khu vực 5 có tỷ lệ loài chiếm ưu thế là 62,3% và khu vực 1 có loài chiếm ưu
thế > 30%). Các loài tảo Lam độc chiếm ưu thế ở phần lớn các khu vực khảo sát, nên
khả năng gây hại cho khu hệ là rất đáng kể.
Chỉ số đa dạng H’ ở các khu vực khảo sát đạt giá trị khá cao, thể hiện chất
lượng môi trường nước tầng mặt ở lưu vực này còn khá tốt, đang ở mức độ ô
nhiễm nhẹ và sạch.
3.2. Khu hệ động vật phiêu sinh (Zooplankton)
a). Cấu trúc thành phần loài
Qua phân tích mẫu động vật phiêu sinh (Zooplankton) tại 5 khu vực khảo sát
thuộc lưu vực sông Hậu vào đợt tháng 3 năm 2014 đã xác định được tổng số 42

loài thuộc 7 nhóm, trong đó: nhóm Rotifera có thành phần loài phong phú nhất (27
loài), các nhóm còn lại có số loài thấp (dao động từ 1 – 4 loài). Thành phần loài ghi
nhận được tại các điểm khảo sát hầu hết là các loài nước ngọt.
Kết quả cấu trúc thành phần loài động vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát
được trình bày ở bảng và hình dưới đây.
Bảng 6: Cấu trúc thành phần loài động vật nổi tại các khu vực khảo sát
Stt

Nhóm loài

Số loài

Tỷ lệ %

1

Protoazoa (Động vật nguyên sinh)

3

7

2

Rotifera (Trùng bánh xe)

27

64


3

Nematoda (Giun tròn)

1

2

4

Ostracoda (Giáp xác có vỏ)

1

2

5

Cladocera (Giáp xác râu ngành)

4

10

6

Copepoda (Giáp xác chân chèo)

3


7

7

Larva (Ấu trùng)

3

7

42

100

Tổng

10


Hình 3: Cấu trúc thành phần loài động vật phiêu sinh
* Số lượng loài
Động vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát ghi nhận được dao động từ 15 –
26 loài/khu vực. Trong đó, số loài cao nhất ghi nhận tại khu vực 4 (26 loài) và thấp
nhất tại khu vực 3 (15 loài). Kết quả về số lượng loài tại từng khu vực khảo sát
được thể hiện theo hình dưới đây.

Hình 4: Biểu đồ số lượng loài động vật phiêu sinh tại các khu vực thu mẫu
11



b). Mật độ phân bố và loài ưu thế

 Mật độ phân bố
Trong đợt khảo sát tháng 3 năm 2014, mật độ của động vật phiêu sinh ghi
được ở mức trung bình, trong đó: đạt giá trị thấp nhất tại khu vực 5 (2.817 cá
thể/m3) và cao nhất tại khu vực 1 (51.110 cá thể/m3), các khu vực còn lại mật độ
dao động trong khoảng 14.067 – 26.983 cá thể/m3 và được thể hiện tại hình 6.
Hầu hết các loài ghi nhận được đều có giá trị làm thức ăn cho tôm, cá; nên
đây là nguồn thức ăn dồi dào trong thủy vực.

Hình 5: Mật độ cá thể động vật nổi tại các khu vực khảo sát

 Loài ưu thế
Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể cao nhất tại các khu vực khảo sát, thể
hiện qua tỷ lệ % của số lượng cá thể của loài ưu thế so với tổng số cá thể tại từng
khu vực khảo sát.
Phát triển mạnh và chiếm ưu thế tại phần lớn các khu vcc khảo sát là các loài
thuộc nhóm Rotifera và nhóm Larva với chỉ số ưu thế đạt được ở mức từ vừa và
dao động từ 23,5 – 49,1%. Đạt giá trị cao nhất tại khu vực 3 (loài ưu thế chiếm tỷ
lệ 49,1%) và thấp nhất tại khu vực 4 (loài ưu thế tỷ lệ 23,5%). Hầu hết các khu vực
khảo sát có loài chiếm ưu thế chỉ đạt mức vừa, ngoài trừ khu vực 4 chỉ đạt mức ít.
Điều này đồng nghĩa với việc các khu vực khảo sát phát triển khá cân đối trong
khu hệ động vật phiêu sinh.
Các loài ưu thế tại lưu vực sông Hậu trong đợt khảo sát này chủ yếu là các
loại ấu trùng thuộc Copepoda nauplius và Bivalvia larva (ấu trùng hai mảnh vỏ).
12


Copepoda nauplius là nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật thủy sinh như:
tôm cá, còn Bivalvia larva chính là nguồn giống tự nhiên của bọn nghêu sò trong

thủy vực. Các loài chiếm ưu thế tại các khu vực khảo sát được trình bày tại bảng 6.
Bảng 7: Loài ưu thế và tỷ lệ % động vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát
Vị trí

Loài ưu thế

Tổng SL

SL LƯT

Tỷ lệ %

Khu vực 1

Keratella cochlearis

51.100

20.900

40.9

Khu vực 2

Copepoda nauplius

13.500

6.150


45.6

Khu vực 3

Copepoda nauplius

14.067

6.900

49.1

Khu vực 4

Copepoda nauplius

26.983

6.333

23.5

Khu vực 5

Bivalvia larva

2.817

1.050


37.3

c). Chỉ số đa dạng H’ theo động vật nổi tại các khu vực khảo sát
Chỉ số H’ là một trong những chỉ số quan trọng giúp cho chúng ta biết được
mức độ đa dạng của quần xã sinh vật. Nếu chỉ số H’ cao thì mức độ đa dạng của
quần xã phong phú, sức chịu đựng của quần xã lớn, quần xã ít chịu bị tác động phá
vỡ từ bên ngoài và ngược lại.
Qua tính toán, chỉ số đa dạng H’ của động vật phiêu sinh tại các khu vực khảo
sát ở mức khá cao, dao động từ 2,56 – 3,67, đạt giá trị cao nhất tại khu vực 4 (H’ =
3,67) và thấp nhất tại khu vực 2 (H’ = 2,56). Giá trị H’ tại các khu vực khảo sát
được thể hiện tại bảng 7.
Bảng 8: Chỉ số đa dạng (H’) theo động vật nổi tại các khu vực khảo sát
Stt

Vị trí

Chỉ số H'

1

Khu vực 1

2,70

2

Khu vực 2

2,56


3

Khu vực 3

2,57

4

Khu vực 4

3,67

5

Khu vực 5

3,00

Nhận xét
Kết quả khảo sát khu hệ động vật phiêu sinh tại các khu vực khảo sát thuộc
lưu vực sông Hậu (đoạn chảy qua địa phận thành phố Cần Thơ) vào tháng 3 năm
2014 cho thấy:
13


- Khu hệ động vật phiêu sinh ở khu vực khảo sát khá đa dạng và phong phú.
Qua khảo sát đã xác định được 42 loài, thuộc 7 nhóm, nhưng số lượng loài và
mật độ cá thể ghi nhận được chỉ ở mức trung bình và có sự khác biệt khá lớn
giữa các khu vực.
- Chiếm ưu thế tại phần lớn các khu vực khảo sát đều là các loài thuộc nhóm

Rotifera và nhóm Larva, với chỉ số ưu thế đạt được ở mức trung bình đến rất
cao. Hầu hết chúng là thức ăn cho nhiều loài động vật thủy sinh như: tôm, cá
và là nguồn giống tự nhiên của nhóm hai mảnh vỏ nên đóng vai trò quan
trọng trong thủy vực.
- Chỉ số đa dạng H’ tại các khu vực khảo sát đạt giá trị khá cao, thể hiện chất
lượng nước ở lưu vực khảo sát là khá tốt (ô nhiễm nhẹ và sạch).
3.3. Khu hệ động vật đáy (Zoobenthos)
a). Cấu trúc thành phần loài
Qua khảo sát khu hệ động vật đáy tại các khu vực khảo sát thuộc lưu vực sông
Hậu (đoạn chảy qua địa phận thành phố Cần Thơ) trong tháng 3 năm 2014 đã ghi
nhận được 30 loài, thuộc 6 lớp, 3 ngành, bao gồm:
- Ngành thân mềm (Mollusca) có 2 lớp, 17 loài.
- Ngành giun đốt (Annelida) có 2 lớp, 9 loài.
- Ngành chân khớp (Arthropoda) có 2 lớp, 4 loài.
Thành phần loài động vật đáy tại các khu vực khảo sát tương đối đa dạng,
được đặc trưng cho khu hệ nước ngọt điển hình như: các loài trai sông, hến sông,
ốc nước ngọt, ấu trùng côn trùng và nhóm các giun nhiều tơ.
Bảng 9: Cấu trúc thành phần loài động vật đáy tại các khu vực khảo sát
Stt

Nhóm loài

I

Ngành MOLLUSCA

Số loài

Tỷ lệ (%)


1

Gastropoda (lớp chân bụng)

11

36,7

2

Bivalvia (lớp thân mềm)

6

20,0

II

Ngành ANNELIDA

3

Polychaeta (giun nhiều tơ)

5

16,7

4


Oligochaeta (giun ít tơ)

4

13,3

III

Ngành ARTHROPODA

5

Crustacea (lớp giáp xác)

2

6,7

6

Insecta (lớp côn trùng)

2

6,7

Tổng số

30


100

14


Hình 6: Thành phần các nhóm loài động vật đáy tại các khu vực khảo sát
Trong khu vực khảo sát, có các nhóm loài giun nhiều tơ sống tự do, giáp xác
nhỏ là nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng cho các loài tôm và cá ăn đáy. Nhóm các
loài ăn lọc và ăn mùn bã hữu cơ như các loài trai, hến và ốc nước ngọt là nhân tố
giúp làm sạch môi trường, riêng nhóm các loài giun ít tơ (trùng chỉ) phân bố rộng ở
các điểm khảo sát cho thấy môi trường nước nền đáy trong khu vực khảo sát đang
trong tình trạng nhiễm bẩn hữu cơ.
Số loài động vật đáy phân bố tại các khu vực khảo sát trong tháng 3 năm
2014 dao động trong khoảng từ 6 – 14 loài/khu vực. Tại khu vực 3 có số loài cao
nhất (14 loài) và thấp nhất tại khu vực 4 (6 loài). Các khu vực còn lại có số loài
dao động từ 7 – 9 loài/khu vực.

Hình 7: Số lượng loài động vật đáy tại các điểm thu mẫu
15


Số lượng loài động vật đáy phân bố tại các điểm khảo sát tập trung vào các
nhóm loài ốc nước ngọt, hến sông và các loài giun ít tơ, chúng phân bố rộng tại
nhiều khu vực khảo sát với số lượng loài tương đối cao, các nhóm loài giáp xác
nhỏ và côn trùng số lượng loài thấp.
b). Mật độ cá thể và loài ưu thế

 Mật độ cá thể
Mật độ cá thể động vật đáy tại các điểm khảo sát có sự chênh lệch rất lớn, dao
động từ 100 – 1.200 cá thể/m2. Mật độ cá thể đạt giá trị cao nhất tại khu vực 3

(1.200 cá thể/m20 và thấp nhất tại khu vực 5 (100 cá thể/m 2). Các điểm còn lại có
mật độ cá thể dao động trong khoảng từ 280 – 400 cá thể/m 2 và được thể hiện qua
hình dưới đây.

Hình 8: Mật độ phân bố động vật đáy tại các điểm thu mẫu

 Loài ưu thế
Khu vực khảo sát có nền đáy chủ yếu là bùn nhuyễn với nhiều xác bã hữu cơ
nên thuận lợi cho các loài hến sông, ốc nước ngọt, các loài trùng chỉ phát triển. Tại
một số điểm có nền đáy là cát sỏi thuận lợi cho nhóm các loài trai bám, giun nhiều
tơ và ấu trùng côn trùng phân bố, phát triển và chiếm ưu thế.
Phát triển và chiếm ưu thế tại hầu hết các điểm khảo sát là các loài Thân mềm
hai mảnh vỏ (Bivalvia); các loài Giun ít tơ (Oligochaeta); các loài Giáp xác bơi
nghiêng (Amphipoda) với mức độ ưu thế dao động từ 29 – 60% . Trong đó: loài
Aulodrilus sp. Chiếm ưu thế tại khu vực 1 (chiếm tỷ lệ 60%), loài Limnodrilus
16


grandisetosus chiếm ưu thế tại khu vực 2 (chiếm tỷ lệ 29%), loài Novaculina
siamensis chiếm ưu thế tại khu vực 3 (chiếm tỷ lệ 49,2%), loài Chironomus sp
chiếm ưu thế thại khu vực 4 (chiếm tỷ lệ 39,3%) và loài Corophium minutum
chiếm ưu thế tại khu vực 5 (chiếm tỷ lệ 30%). Sự xuất hiện và phân bố rộng của
nhóm các loài giun ít tơ ưa sống trong môi trường bẩn cho thấy tại các khu vực này
môi trường nước nền đáy đang trong tình trạng nhiễm bẩn hữu cơ.
Nhìn chung, các loài ưu thế tại các khu vực khảo sát dao động từ 29 – 60%
(mức độ vừa). Điều này cho thấy lưu vực sông Hậu chảy qua địa phận thành phố
Cần Thơ có sự phát triển khá cân đối về hệ động vật phiêu sinh.
Bảng 10: Cấu trúc số lượng và loài ưu thế động vật đáy khu vực khảo sát
Khu vực khảo sát


Loài ưu thế (LƯT)

Tổng SL

SL LƯT

Tỷ lệ (%)

KV1

Aulodrilus sp.

400

240

60,0

KV2

Limnodrilus grandisetosus

310

90

29,0

KV3


Novaculina siamensis

1.280

630

49,2

KV4

Chironomus sp.

280

110

39,3

KV5

Corophium minutum

100

30

30,0

c). Chỉ số đa dạng (H’) của động vật đáy tại các khu vực khảo sát
Chỉ số H’ là một trong những chỉ số quan trọng, cho chúng ta biết được mức

độ đa dạng của quần xã sinh vật. Chỉ số H’ tại một điểm khảo sát nào đó càng cao
thì mức độ đa dạng của quần xã sinh vật tại điểm đó càng lớn, quần xã ít chịu bị
tác động từ yếu tố bên ngoài và ngược lại.
Qua tính toán, chỉ số đa dạng Shannon – Wiener (H’) của động vật đáy ở các
khu vực khảo sát thuộc lưu vực sông Hậu (đoạn chảy qua địa phận thành phố cần
Thơ) vào tháng 3 năm 2014 dao động trong khoảng từ 2,03 – 2,84. Trong đó, tại
khu vực 2 có chỉ số đa dạng sinh học cao nhất (H’ = 2,84) và khu vực 1 có chỉ số
H' thấp nhất (H’ = 2,03). Các điểm còn lại có chỉ số H' dao động trong khoảng 2,22
– 2,56 và được trình bày tại bảng 10.
Bảng 11: Chỉ số đa dạng H’ lưu vực sông Hậu theo động vật đáy
Stt

Vị trí

Chỉ số H'

1

Khu vực 1

2,03

2

Khu vực 2

2,84

3


Khu vực 3

2,26
17


Stt

Vị trí

Chỉ số H'

4

Khu vực 4

2,22

5

Khu vực 5

2,56

Nhận xét
Kết quả khảo sát khu hệ động vật đáy tại các khu vực khảo sát thuộc lưu vực
sông Hậu vào tháng 3 năm 2014 đã ghi nhận được 30 loài, thuộc 6 lớp, 3 ngành.
Trong đó, ngành thân mềm có số loài đa dạng và phân bố rộng tại nhiều khu vực
khảo sát. Thành phần loài ghi nhận được tại các điểm khảo sát hầu hết là các loài
nước ngọt.

- Số lượng loài ghi nhận được khá thấp và ít biến động giữa các điểm khảo
sát, phần lớn các điểm có số lượng đạt dưới 15 loài/khu vực. Trong khi mật
độ cá thể có sự biến động lớn giữa các khu vực khảo sát.
- Phát triển và chiếm ưu thế tại hầu hết các điểm khảo sát là các loài thân mềm
hai mảnh vỏ, các loài giun ít tơ, các loài giáp xác bơi nghiêng với mức độ ưu
thế cao. Điều này đồng nghĩa với việc nơi đây đã xảy ra hiện tượng phát
triển mất cân đối trong khu hệ động vật đáy trên diện rộng.
- Chỉ số đa dạng H’ đạt ở mức trung bình, thể hiện chất lượng môi trường
nước đang ở mức độ ô nhiễm và ô nhiễm nhẹ.
4. Nhận xét và đánh giá chung
4.1. Chất lượng môi trường nước sinh học tầng mặt
Theo thang điểm đánh giá chất lượng nước Henna & Sunoko (1995) khi dựa
vào chỉ số đa dạng Shannon – Wiener của động, thực vật nổi cho thấy, chất lượng
môi trường nước ở lưu vực sông Hậu (đoạn chảy qua địa phận thành phố Cần Thơ)
là tương đối tốt, chủ yếu ở mức độ ô nhiễm nhẹ đến sạch. Trong đó, một số điểm
có chất lượng môi trường nước tầng mặt khá tốt (sạch) và ổn định. Tại những khu
vực này có tính chất môi trường nước phù hợp cho nhiều loài động – thực vật phiêu
sinh cùng phân bố và phát triển cân bằng.
Bảng 12: Chất lượng môi trường nước tầng mặt tại các khu vực khảo sát
Khu vực khảo sát

Thực vật phiêu sinh

Động vật phiêu sinh

Khu vực 1

Ô nhiễm nhẹ

Ô nhiễm nhẹ


Khu vực 2

Sạch

Ô nhiễm nhẹ

Khu vực 3

Sạch

Ô nhiễm nhẹ

18


Khu vực khảo sát

Thực vật phiêu sinh

Động vật phiêu sinh

Khu vực 4

Sạch

Sạch

Khu vực 5


Ô nhiễm nhẹ

Sạch

4.2. Chất lượng môi trường nước sinh học tầng đáy
Căn cứ theo thang điểm đánh giá chất lượng nước Henna  Rya Sunoko, và
chỉ số đa dạng của động vật đáy cho thấy chất lượng nước sinh học nền đáy tại các
khu vực khảo sát thuộc lưu vực sông Hậu (đoạn chảy qua địa phận thành phố Cần
Thơ) vào tháng 3 năm 2014 đang trong tình trạng "Ô nhiễm nhẹ".
Bảng 13: Chất lượng môi trường nước sinh học tầng đáy tại các khu vực
Khu vực khảo sát

Chất lượng nước

Khu vực 1

Ô nhiễm nhẹ

Khu vực 2

Ô nhiễm nhẹ

Khu vực 3

Ô nhiễm nhẹ

Khu vực 4

Ô nhiễm nhẹ


Khu vực 5

Ô nhiễm nhẹ

19


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả phân tích thực vật phiêu sinh
Stt

Khu vực thu mẫu

Tên khoa học

KV1 KV2 KV3 KV4 KV5

Phylum CYANOPHYTA
1

Anabaena affinis Lemmermann, 1897

2

Anabaena planctonica J. Brunnthaler, 1903

3

1080 936 1645 1080 840
96


56

180

56

Arthrospira sp.

3000 1200 1500 450

150

4

Chroococcus limneticus Lemmermann, 1898

2560 328

152

56

5

Microcystis aeruginosa (Kützing) Kützing, 1846

25600

3445 2304 7420


6

Microcystis botrys Teiling, 1942

256

7

Microcystis flos-aquae (Wittrock) Kirchner, 1898

3380 795 1690 530 2048

8

Oscillatoria limosa C.Agardh ex Gomont, 1892

9

Oscillatoria perornata Skuja, 1949

256

56
89

10 Oscillatoria sp.

32


320

11 Oscillatoria tenuis Agardh, 1813
54
Phormidium tenue (C.Agardh ex Gomont) Anagnostidis &
12
42
64
Komárek, 1988
13 Planktothrix sp.
100 1800 400

528

14 Snowella lacustris (Chodat) Komárek & Hindák, 1988

288

169

516

300
169

Phylum BACILLARIOPHYTA
15 Coscinodiscus asteromphalus Ehrenberg, 1844

1


16 Coscinodiscus lineatus Ehrenberg, 1841

1

17 Cyclotella comta (Ehrenberg) Kützing, 1849

2

18 Cyclotella meneghiniana Kützing, 1844

600

19 Diatoma elongatum (Lyngbye) C.A. Agardh, 1824

30

1

2

130

55

14

1

20 Fragilaria sp.


8

21 Gyrosigma attenuatum (Kützing) Rabenhorst, 1853

1

22 Gyrosigma distortum (W. Smith) Griffith & Henfrey, 1856
23 Gyrosigma sp.

1
2

24 Melosira granulata (Ehrenberg) Ralfs in Pritchard, 1861

8100 990 2100 1050 240

25 Melosira granulata var. angustissima O.F.Müller, 1899

5940 132

330

110

26 Navicula rhynchocephala Kützing, 1844

2

27 Navicula sp.


2

28 Nitzschia filiformis (W. Smith) Hustedt

2

29 Nitzschia longissima (Brébisson) Ralfs in Pritchard, 1861
20

1

11


Stt

Khu vực thu mẫu

Tên khoa học

KV1 KV2 KV3 KV4 KV5

30 Nitzschia sigmoidea (Nitzsch) W. Smith, 1853

2

31 Nitzschia sp.

3


1

32 Surirella capronii Brébisson, 1869

1
12

33 Surirella elegans Ehrenberg, 1843

1

1

8

34 Surirella linearis W.Smith, 1853

10

35 Surirella robusta Ehrenberg, 1841

3

36 Synedra acus Kützing, 1844

1

1

3


37 Synedra ulna (Nitzsch) Ehrenberg, 1832

2

1

Phylum CHLOROPHYTA
38 Actinastrum hantzschii Lagerheim, 1882

54

39 Ankistrodesmus falcatus (Corda) Ralfs, 1848

1

40 Asterococcus limneticus G.M.Smith, 1918

24

41 Cladophora profunda Brand, 1895

24

36

8

12
32


37

42 Closterium gracile Brébisson ex Ralfs, 1848

1

43 Closterium kuetzingii Brébisson, 1856
44 Coelastrum microsporum Nägeli, 1849

64

2

1

1

16

32

16

288

96

45 Coelastrum reticulatum (P.A.Dangeard) Senn, 1899


16

46 Coenococcus planctonicus Korshikov, 1953

576

72

47 Crucigenia lauterbornii (Schmidle) Schmidle 1900

136

16

216

48 Crucigenia rectangularis (Nägeli) Gay, 1891

80

40 Elakatothrix lacustris Korshikov, 1939

8

50 Eudorina elegans Ehrenberg, 1832

72

51 Hyalotheca mucosa Ralfs, 1848


56

52 Micractinium pusillum Fresenius, 1858

96

96

240
16

53 Oocystis parva West & G.S.West, 1898
54 Pandorina charkoviensis Korsch

72

4

4

24

24

72

24

55 Pandorina morum (O.F. Müller) Bory, 1824


12

24

16

48

36

56 Pediastrum biradiatum var. longecornutum Gutwinski, 1896

800

24

224

80

32

57 Pediastrum duplex Meyen, 1829

64

48

192


32

8

16

96

64

16

32

96

58 Pediastrum duplex var. duplex Meyen, 1829
59 Pediastrum duplex var. reticulatum Lagerheim, 1882
60 Pediastrum simplex Meyen, 1829
Pediastrum
simplex var. duodenarium
61
Rabenhorst, 1862
62 Pediastrum sp.
21

16

16
(J.W.Bailey)


1600 352
40

160

384

224

24

8

16


Stt

Khu vực thu mẫu

Tên khoa học

KV1 KV2 KV3 KV4 KV5

63 Pediastrum tetras (Ehrenberg) Ralfs, 1844

8

16


64 Scenedesmus acuminatus (Largerheim) Chodat, 1902

16

16

65 Scenedesmus acuminatus var. biseriatus (Lagerheim) Chodat
66 Scenedesmus bicaudatus var. bicaudatus Dedusenko, 1992

8
12

16

8

32

16

8

16

67 Scenedesmus bijugatus (Turpin) Kützing, 1833

8

4


68 Scenedesmus denticulatus var. denticulatus Lagerhiem

4

4

4

69 Scenedesmus dimorphus (Turpin) Kützing, 1883

200

16

32

96

70 Scenedesmus obliquus var. alternans Christjuk

88

8

24

240

71 Scenedesmus perforatus Lemmermann, 1903


8

4

72 Scenedesmus quadricauda (Turpin) Brébisson, 1835

8

73 Scenedesmus quadricauda var. granulata (Hortob.) Ergashev
56
Scenedesmus quadricauda var. quadricauda (Turpin)
74
Brébisson
75 Sphaerocystis schroeteri Chodat, 1897
2520 1056
76 Staurastrum connatum (P.Lundell) J.Roy & Bisset, 1886

1

24

4

8

4

12


4

96

900

1

77 Staurastrum gracile Ralfs ex Ralfs, 1848

1

78 Volvox aureus Ehrenberg, 1832

300

79 Westella sp.

720

96

15

70

300
210

72


64

Phylum EUGLENOPHYTA
80 Euglena acus Ehrenberg, 1830
81 Euglena sp.

3

82 Lepocinclis fusiformis (H.J.Carter) Lemmermann, 1901

1

83 Lepocinclis ovum (Ehrenberg) Lemmermann, 1901

65

84 Phacus alatus G.A.Klebs, 1886

1

85 Phacus anomalus F.E. Fritsch & M.F. Rich, 1929

1

86 Phacus longicauda (Ehrenberg) Dujardin, 1841

2

87 Phacus pleuronectes (O.F. Müller) Dujardin, 1841


2

88 Phacus tortus (Lemmermann) Skvortsov, 1928

1

Phylum DINOPHYTA
89 Ceratium hirundinella (O.F. Müller) Schrank, 1882
Tổng số loài

1
50
48
46
54
24
5812 915 1389
9956 11911
2
1
1

Tổng số tế bào/lít

22


Phụ luc 2: Kết quả phân tích động vật phiêu sinh
Stt


1
2
3
4

5

6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25


Tên khoa học

KV1

Khu vực thu mẫu
KV2 KV3 KV4

Phylum PROTOZOA
Class LOBOSA
Order Arcellinida
Family Difflugiidae
Difflugia oblonga Ehrenberg
Difflugia urceolata Carter
83
1050
Family Centropyxidae
167
Centropyxis aculeata (Ehrenberg)
Phylum NEMATODA
Nematoda sp.
Phylum ROTATORIA
Class BDELLOIDEA
Family Philodinidae
Philodina sp.
Class MONGONONTA
Order Flosculariaceae
Family Conochilidae
67
Conochilus hippocrepis Schrank
Family Filiniidae

Filinia longiseta Ehrenberg
500
Filinia opoliensis (Zacharias)
Filinia terminalis Plate
600
Order Ploima
Family Asplanchnidae
33
Asplanchna priodonta Gosse
Family Brachionidae
Brachionus angularis Gosse
633
117
33
Brachionus bidentata minor Koste & Shiel
17
Brachionus bidentata testudinarius Jakubski
Brachionus calyciflorus amphiceros Ehrenberg
83
Brachionus calyciflorus anuraeiformis Brehm
33
Brachionus calyciflorus calyciflorus Pallas
100
Brachionus caudatus (Apstein)
Brachionus diversicornis (Daday)
Brachionus falcatus Zacharias
1.900
150
Brachionus quadridentatus melheni Barrois & Daday
33

Brachionus quadridentatus rhenanus Lauterborn
Brachionus urceolaris Muller
167
20.900 3.150
Keratella cochlearis Gosse
Keratella tecta (Gosse)
150
7.600
300
Keratella tropica (Apstein)
Family Lecanidae
23

KV5

333

1650

250

33

150

17

167

17

317

17
17

950
1.900

67

33
233

150

950
633
633

17
17
33
17

900

33
2.700

1.350


2.850

383
33
200


Stt
26
27
28
29
30
31

32

33
34
35
36

37

38
39

40
41

42

Tên khoa học

KV1
83

Lecane bulla (Gosse)
Lecane hastata (Murray)
Family Synchaetidae
Bipalpus hudsoni (Imhof)
Polyarthra vulgaris Carlin
Family Trichocercidae
Trichocerca similis Wierzejski
Trichocerca tigris Lamark
Phylum ARTHROPODA
Class BRANCHIOPODA
Order Ostracoda
Heterocypris anomala (Klie)
Order Cladocera
Family Bosminidae
Bosminopsis deitersi Richard
Bosmina longirostris (O.F. Müller)
Family Chydoridae
Camptocercus vietnamensis Dang
Family Daphniidae
Ceriodaphnia rigaudii Richard
Class COPEPODA
Order Calanoida
Family Pseudodiaptomidae

Pseudodiaptomus sp.
Order Cyclopoida
Family Cyclopidae
Microcyclops varicans G.O. Sars
Tropocylops prasinus (Fisher)
Class MALACOSTRACA
Order Mysidacea
LARVA
Copepoda nauplius
Gastropoda
Bivalvia larva
Tổng số loài
Tổng số cá thể/m3

3.800
1.267

Khu vực thu mẫu
KV2 KV3 KV4
750
50
100

150

83

317
2.533


117

317
450

8.233
83

KV5

33

150

33

83

600

150
900

250
283

33
267

83


17

317

33

17
167

50
33

4.117

6.150 6.900 6.333 433
150
150
950
950
300
750
3.483 1.050
23
18
15
26
20
51.100 13.500 14.067 26.983 2.817


24


×