Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIEU LUAN GIAI TOA DEN BU (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.58 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN

TIỂU LUẬN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHIẾU NẠI
ĐỀN BÙ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT DÙNG VÀO VIỆC CÔNG
*****

Họ và tên:
Đơn vị:

TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 201


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

Trang 4

I. Nội dung tình huống

Trang 4

1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống

Trang 4



2. Mô tả diễn biến của tình huống

Trang 4

II. Phân tích tình huống

Trang 7

1. Mục tiêu phân tích xử lý tình huống

Trang 7

2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả

Trang 7

III. Xử lý tình huống

Trang 9

PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 16

-1-



MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
KHIẾU NẠI ĐỀN BÙ KHI NHÀ NƯỚC
THU HỒI ĐẤT DÙNG VÀO VIỆC CÔNG
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhằm tiến kịp với các
quốc gia trong khu vực, việc nâng cấp, chỉnh trang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các
công trình phúc lợi trên cơ sở quy hoạch đô thị là việc làm hết sức cần thiết của các
cấp, các ngành. Đây cũng là tiền đề kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trong thực tế việc làm đó không phải đơn giản và dễ dàng khi
trình độ dân trí chưa cao, quyền lợi cá nhân còn đặt cao hơn lợi ích tập thể và lợi
ích nhà nước. Bên cạnh đó, việc giải thích và đền bù quyền lợi của các cấp chính
quyền còn chưa đồng bộ, chưa thỏa đáng.
Chính sự mâu thuẫn đó, đã làm nảy sinh việc khiếu nại, khiếu kiện trong
chính sách đền bù, giải quyết của một số nơi trong cả nước nói chung, việc khiếu
kiện của ông Phạm Văn Bình, thuộc phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng đang là vấn đề nổi cộm.
Đứng trước tình hình này, Đảng và Nhà nước phải có chủ trương, chính sách
giải quyết kịp thời, nếu không sẽ làm chậm tiến độ các dự án, công trình, gây ảnh
hưởng đến sự phát triển đất nước, tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
Xuất phát từ tình hình trên, tôi nhận thấy công tác đền bù giải tỏa cần phải
có biện pháp xác thực, chặt chẽ và thỏa đáng hơn, nhằm tạo được ý thức giác ngộ
trong nhân dân, tránh khiếu nại, khiếu kiện không cần thiết, gây chậm trễ cho công
tác triển khai thi công các dự án, công trình của nhà nước.
Qua thời gian học lớp bồi dưỡng, kiến thức quản lý hành chính Nhà nước
ngạch chuyên viên chính, được sự truyền đạt và hướng dẫn tận tình của quý thầy
cô của Học viện Hành chính Quốc gia, tôi mạnh dạn chọn tình huống “Khiếu nại
đền bù khi Nhà nước thu hồi đất dùng vào việc công” để làm Tiểu luận cuối khóa.
Đó là một trong những vụ việc thường xuyên xảy ra trong thực tế cần được các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dứt điểm và thấu đáo.

-2-


Đề tài trên được phân tích, đánh giá và nhận xét cách giải quyết trên cơ sở
kiến thức quản lý Nhà nước đã học, chắc chắn bản thân tôi sẽ không tránh khỏi
thiếu sót và những điều cần khắc phục, mong quý thầy cô Học viện Hành chính
Quốc gia đóng góp để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong quá trình công
tác.
Xin chân thành cảm ơn!

-3-


PHẦN NỘI DUNG
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG:
1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống:
Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong những năm gần đây có sự đầu
tư phát triển: về cơ sở hạ tầng như đường sá (kéo dài đường Nguyễn Tất Thành...),
cầu cống (cầu vượt biển Nhơn Hội ...); Các khu kinh tế, công nghiệp (Khu kinh tế
Nhơn Hội, cụm công nghiệp Nhơn Bình...); Các điểm để sinh hoạt (Nhà văn hóa
Lao động, Nhà triển lãm ...).
Song song với việc mở rộng đô thị và xã hội hóa các khu dân cư, yêu cầu
tạo nơi sinh hoạt vui chơi lành mạnh cho các cháu thiếu nhi là rất cần thiết và cấp
bách. Vấn đề đặt ra là chọn địa điểm để xây dựng (phải ở trung tâm thành phố, phù
hợp với các điều kiện như môi trường, cảnh quan...), và rõ ràng dùng diện tích để
xây dựng các khu giải trí vui chơi đó ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt,
cơ sở vật chất, đất đai của một số đơn vị hoặc cá nhân. Tuy nhiên đó là chủ trương
đúng đắn và chắc chắn sẽ được sự đồng thuận cao của xã hội.

Sau nhiều đợt khảo sát, hội thảo và tham khảo ý kiến của những người có
chuyên môn, Chính quyền địa phương đã thống nhất với báo cáo khả thi là sẽ đầu
tư xây dựng Nhà Văn hóa thiếu nhi” tại phường Lê Hồng Phong thuộc vùng ven
thành phố Quy Nhơn với tổng diện tích 5.000 m2, trong đó có diện tích thuộc
quyền sử dụng của cá nhân, có diện tích là đất công cộng. Ngày 25/6/2011 UBND
tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 1125/QĐ-UB “Về việc phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng Nhà Văn hóa thiếu nhi” tại phường Lê Hồng Phong thuộc vùng
ven thành phố Quy Nhơn. Chấp hành quyết định trên, ngày 15/8/2011 UBND
thành phố Quy Nhơn ban hành Quyết định số 2106/QĐ-UB về việc thu hồi đất do
ông Phạm Văn Bình đang quản lý và sử dụng (nằm trong phạm vi xây dựng Nhà
Văn hóa thiếu nhi) để Nhà nước xây dựng Nhà văn hóa thiếu nhi tại phường Lê
Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn. Diện tích đất thu hồi là 3.000 m 2, trong đó đất
trồng cây ăn quả 2.000 m2, đất ao hồ 1.000 m2.
2. Mô tả diễn biến của tình huống:
Triển khai thực hiện Quyết định số 2106/QĐ-UB của UBND thành phố Quy
Nhơn, Hội đồng giải phóng mặt bằng thành phố Quy Nhơn được thành lập và phối

-4-


hợp với UBND phường Lê Hồng Phong tiến hành thống kê khối lượng, lập kinh
phí đền bù giải tỏa và thu hồi 3.000 m 2 đất để xây dựng nhà văn hóa thiếu nhi để
trình UBND tỉnh Bình Định phê duyệt đồng thời thông báo quyết định cho ông
Phạm Văn Bình.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Hội đồng đền bù thành phố Quy Nhơn
thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt, ngày 26/9/2011
UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 2135/QĐ-UB về việc phê duyệt
kinh phí bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất của ông
Phạm Văn Bình tại phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
là:

Tổng kinh phí bồi thường là: 967.500.000 đồng
Trong đó:
- Đất trồng cây: 250.000 đ/m2 x 2.000 m2 = 500.000.000 đồng
- Đất ao hồ:

230.000 đ/m2 x 1.000 m2 = 230.000.000 đồng

- Cây lâu niên:

250.000 đ/cây x 350 cây =

- Thủy sản (có bảng chi tiết): Toàn bộ
- Hỗ trợ di dời, ổn định sản xuất:

=

87.500.000 đồng
50.000.000 đồng
= 100.000.000 đồng

Khi duyệt kinh phí đền bù, UBND tỉnh Bình Định cũng đã xem xét đến giấy
tờ, nguồn gốc đất của ông Bình. Ông Bình sử dụng đất ổn định tại phường Lê
Hồng Phong và đã được UBND thành phố Quy Nhơn cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ngày 10/8/2000 với tổng diện tích là 5.000 m 2 trong đó 200 m2 đất thổ
cư, đất trồng cây ăn quả 3.000 m2, đất ao hồ 1.800 m2.
Trên cơ sở quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường của UBND tỉnh Bình
Định, UBND thành phố Quy Nhơn có thông báo số 2359/TB-UB ngày 30/9/2011
gửi ông Bình thông báo kinh phí bồi thường đã được UBND tỉnh Bình Định phê
duyệt, mời ông Bình tiến hành nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng trước ngày
20/12/2011.

Ông Bình không đồng ý với quyết định thu hồi đất của UBND thành phố
Quy Nhơn và quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường của UBND tỉnh Bình

-5-


Định. Do đó, ngày 31/9/2011 ông Phạm Văn Bình có đơn khiếu nại đối với quyết
định thu hồi đất của UBND thành phố Quy Nhơn và quyết định kinh phí bồi
thường của UBND tỉnh Bình Định.
Để giải quyết khiếu nại của ông Bình, các cơ quan Nhà nước đã có các văn
bản sau:
Trên cơ sở Luật Đất đai và Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 20/4/1998, UBND thành phố Quy Nhơn ban hành Quyết định số
124/QĐ-UB ngày 09/10/2011 về việc giải quyết khiếu nại của ông Bình đối với đất
thu hồi và UBND tỉnh Bình Định ban hành QĐ số 1325/QĐ-UBND ngày
12/10/2011 về việc khiếu nại của ông Bình đối với giá đất bồi thường thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình.
Tuy nhiên, ông Bình vẫn chưa đồng ý mà vẫn tiếp tục khiếu nại. Ngày
15/10/2011 UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 1501/QĐ-UBND giải
quyết khiếu nại cuối cùng của ông Bình về việc thu hồi của UBND thành phố Quy
Nhơn và Quyết định số 1502/QĐ-UB về việc giải quyết khiếu nại giá trị bồi
thường.
Căn cứ quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của UBND tỉnh Bình
Định, Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn ban hành Quyết định cưỡng chế hành
chính đối với ông Bình về việc không chấp hành lệnh giải tỏa để xây dựng Nhà
văn hóa thiếu nhi (Quyết định cưỡng chế số 1635/QĐ ngày 10/11/2011, trong
Quyết định có giao cho UBND phường Lê Hồng Phong phối hợp cùng các ngành
thực hiện).
Thực hiện Quyết định cưỡng chế của UBND thành phố Quy Nhơn, Chủ tịch
UBND phường Lê Hồng Phong thông báo quyết định và ngày giờ cưỡng chế để

ông Bình chứng kiến việc thực hiện quyết định.
Ngày 15/11/2011, Tổ công tác thực hiện việc cưỡng chế hành chính do
UBND phường Lê Hồng Phong chủ trì tiến hành việc cưỡng chế thu hồi đất đối
với ông Bình và bàn giao cho đơn vị thi công để xây dựng công trình Nhà văn hóa
thiếu nhi phường Lê Hồng Phong.
Tuy nhiên, sự việc đến đây vẫn chưa kết thúc vì ông Bình vẫn tiếp tục khiếu
nại lên cấp trên (Trung ương) và không nhận kinh phí bồi thường, dẫn đến không
thể quyết toán được công trình Nhà văn hóa thiếu nhi.
-6-


II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu phân tích xử lý tình huống:
Nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân nhân, việc xây dựng
đường sá giao thông, các công trình công cộng, phúc lợi vì lợi ích của cộng đồng
như: trường học, bệnh viện... là việc làm hết sức cần thiết.
Như vậy việc thu hồi đất của ông Bình để xây dựng công trình Nhà văn hóa
thiếu nhi là hợp lý và đúng pháp luật. Vì đất đai là sở hữu của toàn dân do Nhà
nước thống nhất quản lý và sử dụng có quy hoạch, có kế hoạch, chính sách đền bù
của Nhà nước là nhằm tạo điều kiện cho người dân giảm bớt khó khăn trong lúc
giải tỏa mặt bằng, phục vụ công trình lợi ích quốc gia và chính sách này cũng dựa
trên căn cứ pháp lý rõ ràng như: Luật Đất đai, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, bảng
giá đền bù nhà...
Thực tế và việc giải quyết đền bù giải tỏa của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đề dựa trên các căn cứ pháp lý và cách giải quyết cũng thấu tình đạt lý. Cụ
thể UBND phường Lê Hồng Phong đã giải quyết sự việc theo trình tự họp dân
rộng rãi, thông báo niêm yết số tiền đền bù, thời gian thi công công trình... Vì vậy,
việc khiếu nại của ông Bình là không đúng pháp luật.
Quá trình dây dưa không tháo dỡ để giao mặt bằng cho Nhà nước thi công

công trình chỉ vì quyền lợi cá nhân hẹp hòi, bị kẻ xấu xúi giục, kích động. Đó là
một hành động thiếu ý thức, là việc làm bất chấp pháp luật, trái đạo lý. Để tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường phép nước và bảo vệ lợi ích của xã
hội và của công dân, chúng ta cần phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, phù
hợp với đạo lý và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả:
2.1. Nguyên nhân:
Trải qua thời gian dài đất nước bị chiến tranh, bị ảnh hưởng chính sách ngu
dân của thực dân, đế quốc, trình độ dân trí còn thấp, hơn nữa việc tuyên truyền
chính sách pháp luật chưa sâu rộng đến toàn dân, cho nên một số bộ phận dân cư
chưa am hiểu về pháp luật, về chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước. Từ đó đã

-7-


bị một số phần tử xấu, cơ hội, bất mãn chế độ lợi dụng để phá rối chống lại Nhà
nước ta mà nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Như trường hợp khiếu nại của ông Bình cũng có thể dễ bị kẻ xấu lợi dụng
kích động theo kiểu “Mềm nắn, rắn buông”. Trong thâm tâm lợi dụng sự non trẻ,
từng lúc từng nơi việc quản lý còn yếu kém của Nhà nước nhằm trục lợi cho cá
nhân. Vì vậy, cho nên việc khiếu kiện của ông Bình mặc dù đã được các cấp chính
quyền ở địa phương giải quyết thấu tình đạt lý nhưng ông vẫn cứ khiếu nại mãi. Do
đó, cần phải giải thích và giáo dục cho ông Bình cũng như mọi người dân hiểu
được bản chất của pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong trường hợp giải quyết đền bù giải tỏa của UBND thành phố Quy
Nhơn, UBND phường Lê Hồng Phong đã xử lý các bước trong quá trình đền bù
giải tỏa là hết sức dân chủ, công khai, đúng pháp luật, đại đa số nhân dân rất đồng
tình ủng hộ. Cụ thể UBND phường Lê Hồng Phong cùng chính quyền khu vực
triệu tập nhân dân trong thôn để phổ biến chủ trương của việc xây dựng Nhà văn
hóa thiếu nhi và thông báo kế hoạch, thời gian, tiến độ thi công và thời gian hoàn

thành việc giải tỏa. Song song với việc giải tỏa, Ban quản lý dự án của thành phố
Quy Nhơn, phường Lê Hồng Phong đã mời bà con khu giải tỏa đến để giải thích
các vấn đề có liên quan đến đền bù như: Hồ sơ gốc nhà đất, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của cơ quan thẩm quyền, bảng quy định giá đền bù đất, giá đền
bù nhà... Sau khi đã được cơ quan cấp trên là UBND tỉnh Bình Định phê duyệt thì
UBND thành phố Quy Nhơn giao cho UBND phường Lê Hồng Phong thông báo
niêm yết tại trụ sở UBND phường để người dân biết và công khai dân chủ.
Vậy nhưng ông Bình vẫn cố tình không chịu nhận tiền đền bù, không chấp
nhận giải tỏa mặt bằng trả lại hiện trường cho bên thi công để xây dựng Nhà văn
hóa thiếu nhi, gây khó khăn ách tắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công... nhưng
chính quyền địa phương và các đoàn thể vẫn kiên trì, mềm dẻo trong công tác
thuyết phục, vận động thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta là
lấy giải pháp thuyết phục, vận động làm cơ sở trong giải quyết khiếu nại đền bù, đó
là bản chất của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngược lại sự kiên quyết khiếu nại của
ông Bình ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn. Vì cho rằng chính quyền địa phương
giải quyết chưa đúng nên không dám có biện pháp mạnh để xử lý về pháp luật đối
với ông.
Tóm lại, ông Bình khiếu nại đền bù là xuất phát từ nhận thức yếu kém,
không hiểu biết về luật pháp, coi quyền lợi cá nhân hơn lợi ích tập thể, hẹp hòi, ích
-8-


kỷ, kích động nên dẫn đến vi phạm pháp luật. Pháp luật sẽ có biện pháp xử lý thích
đáng đối với những ai chống đối, nhằm giữ vững kỷ cương phép nước, vừa thỏa
mãn được lòng dân. Việc vận động giáo dục là cái gốc của vấn đề, song những ai
cố tình vi phạm pháp luật thì pháp luật sẽ xử lý nghiêm minh để đảm bảo được
quyền lực của Nhà nước.
2.2. Hậu quả:
Ông Bình khiếu kiện kéo dài, đã gây thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế như:
làm chậm tiến độ thi công, kéo dài thời gian hoàn thành công trình, làm vỡ kế

hoạch xây dựng các công trình khác, làm lãng phí về vật chất khi công trình đang
dở dang trong mùa mưa bão. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng lớn về chế độ quản lý đối
với xây dựng cơ bản, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã
hội, làm giảm kỷ cương phép nước, ảnh hưởng đến lòng tin, tư tưởng cách mạng
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Nhưng với bản chất nhân đạo của Đảng
và Nhà nước ta, UBND Bình Định đã giải quyết vụ khiếu kiện của ông Bình hết
sức kiên trì, lấy công tác vận động, tuyên truyền giáo dục là chính. Do vậy ông
Bình có cơ hội kéo dài trong một thời gian đến khi có quyết định cưỡng chế mới
chấp hành giao đất, song vẫn không chịu nhận tiền bồi thường gây khó khăn cho
việc quyết toán công trình.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
Trên cơ sở diễn biến tình huống, qua phân tích trên cơ sở những luận chứng,
căn cứ pháp lý, xây dựng các phương án xử lý hợp pháp, hợp lý.
- Xây dựng phương án:
Ông Bình vẫn khiếu nại, khiếu kiện việc Nhà nước thu hồi đất làm ảnh
hưởng đến công tác thi công xây dựng cơ bản, khiếu nại giá đền bù làm cho công
trình bị chậm quyết toán. Trong sự việc đã được giải quyết xong sau khi thực hiện
việc cưỡng chế, đất đã thu hồi và đã bàn giao cho đơn vị thi công để xây dựng Nhà
Văn hóa thiếu nhi để đưa vào sử dụng nhưng ông Bình vẫn không nhận tiền đền bù
và công trình vẫn chưa được quyết toán.
Để giải quyết vấn đề trên, tôi xin đề xuất một vài phương án sau:
1. Phương án 1: dùng lợi ích vật chất để giải quyết:

-9-


Cốt lõi mà vấn đề ông Bình khiếu kiện là quyền lợi vật chất cá nhân, vì ông
Bình đã so sánh giá đền bù đất là quá thấp so với giá cả thị trường tự do là rất lớn,
nên chăng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành một bảng giá đền bù
phù hợp với giá cả thị trường để không bị thiệt thòi về mặt vật chất cho ông Bình

hoặc là cùng với số tiền đền bù, cấp hỗ trợ cho ông Bình thêm một phần đất thích
hợp nào đó.
Qua phương án này có những mặt ưu nhược điểm như sau:
a) Ưu điểm:
Ông Bình sẽ nhận tiền đền bù và không còn khiếu kiện nữa, ký vào các giấy
tờ cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, hồ sơ quyết toán công trình được
hoàn tất.
b) Nhược điểm:
- Nếu thực hiện đền bù theo giá cả như yêu cầu của ông Bình và được cơ
quan thẩm quyền xác định thì sẽ sinh ra mâu thuẫn khác khó giải quyết hơn. Vì
không riêng gì hộ ông Bình, các hộ khác cũng thuộc diện thu hồi đất như ông Bình
nhưng đã nhận tiền đền bù theo giá quy định của Nhà nước thì sẽ giải quyết ra sao?
- Nếu thực hiện đền bù theo phương án trên thì sẽ dẫn đến kỷ cương phép
nước thực hiện không nghiêm, dung túng cho kẻ ù lì.
- Nếu thực hiện việc cấp đất cho ông Bình ở nơi khác thì càng vô lý hơn vì
diện tích đất của ông Bình hiện vẫn còn 2.000 m2.
2. Phương án 2: tuyên truyền vận động, giáo dục;
Ngoài yếu tố vật chất, việc khiếu nại của ông Bình còn xuất phát từ sự thiếu
hiểu biết về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt khác
vấn đề giải toả đền bù là một việc rất nhạy cảm, chúng ta cần phải hết sức thận
trọng, đề phòng những phần tử xấu lợi dụng cơ hội để kích động tạo thành dư luận
nóng bỏng dễ bị bọn phản động trong và ngoài nước thực hiện âm mưu chống phá
cách mạng nước ta. Vì thế chúng ta thực hiện việc tuyên truyền, vận động, giáo
dục là quốc sách cũng không ngoài đường lối của Đảng, Nhà nước ta.
Mặc dù UBND tỉnh Bình Định mà chính quyền phường Lê Hồng Phong có
triệu tập dân để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhưng

- 10 -



cũng chỉ đơn thuần là gặp gỡ và thông báo chủ trương, chứ thực chất là chưa tuyên
truyền, vận động, giải thích một cách thuyết phục nên việc giải tỏa của phường Lê
Hồng Phong ắt phải bị ách tắc.
Theo tôi chính quyền phường Lê Hồng Phong cần phải nắm vững nguyên
tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, các đoàn thể tham gia, nhân dân làm chủ”.
Không nên đặt mạnh quyền lực của Nhà nước để giải quyết mọi vấn đề mà cần
phải kết hợp các đoàn thể: Hội Phụ nữ, Mặt trận, Hội phụ lão, Đoàn Thanh niên...
cùng nhau tham gia tuyên truyền, vận động và nói rõ mục đích, ý nghĩa của việc
kiến thiết, xây dựng và phát triển đô thị theo chủ trương của Đảng, Nhà nước trong
giai đoạn hiện nay.
Nếu làm tốt công tác này thì chắc chắn mọi người dân nói chung và ông
Bình nói riêng sẽ ít gây trở ngại trong việc di dời, giải tỏa như phường Lê Hồng
Phong (trừ trường hợp kẻ xấu lợi dụng để âm mưu phá rối Đảng, Nhà nước ta.)
Bằng biện pháp này chắc phần nào làm thay đổi sự nhận thức của ông Bình.
Việc ông cống hiến cho Nhà nước một phần đất như nêu trên cũng vì tương lai của
các cháu mai sau, vì sự phồn vinh của đất nước. Sự cống hiến ấy cũng như sự hy
sinh của bao lớp người xưa đã ngã xuống vì độc lập – tự do của dân tộc không một
đòi hỏi, than phiền.
Qua phương án này có những ưu nhược điểm sau:
a) Ưu điểm:
Phương án này thực hiện thì hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với ý Đảng, lòng
dân, thể hiện sự dân chủ, phát huy quyền làm chủ tập thể của toàn dân, thể hiện rõ
bản chất ưu việt của chế độ ta, chế độ của dân, do dân và vì dân.
b) Nhược điểm;
- Thực thi phương án này cũng có thể bị tác dụng ngược lại. Vì do nhận thức
pháp luật còn hạn chế, rất có thể ông Bình nảy sinh tư tưởng cho rằng: Nhà nước
thực hiện việc đền bù chưa thỏa đáng nên tuyên truyền, vận động mình, vì thế cứ
kiện đến cùng.
- Việc tuyên truyền vận động thực thi pháp luật là điều hết sức cần thiết,
nhưng khi đến vận động nhiều lần, nhiều tháng mà ông Bình vẫn từ chối việc nhận


- 11 -


tiền đền bù sẽ làm ảnh hưởng đến thi công công trình, ảnh hưởng chung đến kế
hoạch xây dựng thành phố.
3. Phương án 3; Quyền lực nhà nước để giải quyết dứt điểm
Sự việc dây dưa kéo dài không thực hiện việc giao trả đất cho Nhà nước và
khiếu nại, khiếu kiện kéo dài của ông Bình mặc dù đã được giải quyết khiếu nại
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ông Bình vẫn cố tình vi phạm pháp
luật, xem thường kỷ cương phép nước, bất chấp lợi ích quốc gia, cộng đồng gây dư
luận bất bình trong nhân dân rất lớn, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước. Hơn nữa trong khi Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò dân chủ trong nhân dân, bên cạnh đó cũng có
một số phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, bóp méo sự thật, làm giảm sút lòng tin của
nhân dân đối với Đảng, coi thường kỷ cương phép nước. Đây cũng là vấn đề nổi
cộm trong cả nước nói chung và địa phương nói riêng.
Do đó cần phải có giải pháp dứt điểm, không để sự việc dây dưa kéo dài, tạo
điều kiện tình hình xấu lan rộng, thậm chí còn không làm gương cho những trường
hợp cố tình lấn chiếm đất đai bất hợp pháp, chờ giải tỏa để đền bù khi biết nơi nào
đó, vùng nào mà tương lai sẽ quy hoạch thành khu công nghiệp hoặc những công
trình phúc lợi khác.
Thực hiện giải pháp này thì chính quyền sẽ xử lý dứt điểm nhưng đó cũng
chỉ là giải pháp tình thế. Cụ thể là UBND thành phố Quy Nhơn đã thực hiện cưỡng
chế, trước mắt lấy được đất và đã xây dựng xong Nhà văn hóa thiếu nhi nhưng ông
Bình vẫn chưa thỏa mãn và không dừng khiếu kiện. Trước mắt, đây là một giải
pháp có ý nghĩa giáo dục và răn đe mạnh để làm gương cho những ai cố tình vi
phạm pháp luật một cách vô ý thức, lợi dụng sự việc để kéo dài khiếu kiện là
không đúng pháp luật. Trong xu thế phát triển đất nước, việc hoàn thiện các cơ
quan quản lý nhà nước cần thiết phải có khiếu nại, tố cáo, nghĩa là mọi công dân

đều có quyền khiếu nại tố cáo, nhưng cần phải tuân thủ Luật khiếu nại tố cáo của
công dân, tránh tình trạng được trả lời giải quyết khiếu nại tố cáo rồi mà công dân
cứ lợi dụng sơ hở trong cách giải quyết của chính quyền địa phương để tiếp tục
khiếu nại nữa như trường hợp ông Bình.
Tuy nhiên, ở đây ta cũng nên xem xét lại một chút về vấn đề tư tưởng. Vì tư
tưởng của con người là mấu chốt trong giải quyết sự việc. Vì thế cần nhất là làm
sao để mọi công dân trong xã hội nhận thức đúng đắn và đầy đủ về chủ trương

- 12 -


chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong trường hợp này cũng có thể do việc phân
cấp quản lý của trên, là UBND TP. Quy Nhơn lại ra quyết định thu hồi đất, UBND
tỉnh Bình Định lại ra quyết định giá bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất.
Vấn đề này làm cho ông Bình ngờ vực và suy diễn. Vì vậy nên chăng UBND tỉnh
giao quyền cho UBND TP.Quy Nhơn ra quyết định giá đền bù để tránh tình trrạng
nhầm lẫn đáng tiếc như ông Bình.
Qua 3 phương án trên, theo tôi phương án 3 là tốt nhất vì nó thể hiện quyền
lực Nhà nước và tạo được kỷ cương phép nước, từng bước xây dựng một nhà nước
pháp quyền đủ mạnh để quản lý đất trong tình hình mới hiện nay, thật sự là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Qua tình huống xảy ra như trình bày trên cho thấy:
- Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương (công trình phúc
lợi) là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, là tiền đề cho việc phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước nói chung và của phường Lê Hồng
Phong, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng.
- Sự khiếu kiện của ông Bình là không có căn cứ mà chỉ xuất phát từ nhận
thức hẹp hòi, ích kỷ, vụ lợi cá nhân mà không thấy lợi ích lâu dài.
- Hoạt động kéo dài, dây dưa chưa chịu giao đất cho Nhà nước là đi ngược

lại chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, của địa phương. Ông Bình đã
làm ảnh hưởng không ít đến việc thi công công trình. Việc làm đó, đã đi quá xa vào
sai trái, không đúng pháp luật, không được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
Do vậy, thực hiện quyết định cưỡng chế để thu hồi đất dùng cho việc xây
dựng công trình là đúng. Nhưng trước khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của ông
Bình, cơ quan có thẩm quyền địa phương cần thực hiện một số thủ tục cần thiết
như sau:
- UBND các cấp cần phải sớm ban hành các văn bản pháp quy chính.
+ Quyết định thành lập Đoàn công tác làm nhiệm vụ cưỡng chế thu hồi đất
của ông Bình, do một thành viên của UBND tỉnh làm trưởng đoàn, cùng các cấp
ngành cấp tỉnh có liên quan, UBND TP Quy Nhơn và UBND Phường Lê Hồng
Phong làm thành viên.
- 13 -


+ Quyết định thu hồi 3.000 m2 đất của ông Bình để dùng vào việc xây dựng
Nhà văn hóa thiếu nhi phường Lê Hồng Phong.
+ Tổ chức tiến hành thực thi các quyết định một cách triệt để.
+ Sau cưỡng chế, đề nghị chính quyền của phường Lê Hồng Phong thuộc
thành phố Quy Nhơn tổ chức cuộc họp sinh hoạt dân, phổ biến việc Nhà nước tiến
hành cưỡng chế vụ việc ông Bình là hoàn toàn đúng pháp luật, nhằm răn đe, giáo
dục cho mọi người nếu ai chống đối với Nhà nước.
Kết luận:
I. Kết luận:
Sự khiếu kiện đền bù giải tỏa của ông Bình dẫn đến gây hậu quả nhiều mặt
như việc thi công xây dựng công trình chậm làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an
ninh, chính trị. Đây là việc làm cố tình vi phạm pháp luật, đã được UBND TP Quy
Nhơn giải quyết xử lý. Song chúng ta cũng cần thấy rằng rất đáng thương cho ông
Bình vì chỗ tiếc rẻ mảnh vườn đã đầu tư bao công sức, nghe lời xúi giục của kẻ
xấu, điều đó cũng xuất phát từ bản chất của người nông dân, trình độ thấp, không

hiểu pháp luật, không trông xa thấy rộng sự phát triển của Nhà nước, không vì lợi
ích tương lai cho con cháu mai sau.
Mặt khác, về trách nhiệm của chính quyền và các đoàn thể quần chúng nhân
dân, cũng chưa chú trọng đúng mức đến công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến
pháp luật đến nơi đến chốn, đồng thời cơ quan quyền lực cũng cần thấy rằng phải
cần xây dựng thống nhất kịp thời giá đền bù, sao cho hợp lý và phù hợp với từng
loại đất ở những nơi quy hoạch, không chênh lệch nhiều so với giá thị trường làm
ảnh hưởng đến vấn đề giải tỏa.
Từ những yếu kém, hạn chế trên đây, còn trong một số bộ phận dân cư đã
gây ra những vụ kiện tụng xung quanh chính sách đền bù giải toả khá phổ biến, đó
là vấn đề nổi cộm nhất mà đòi hỏi các cơ quan nhà nước nói chung, UBND tỉnh
Bình Định, UBND TP Quy Nhơn, UBND phường Lê Hồng Phong nói riêng phải
có biện pháp kiên quyết giải quyết dứt điểm tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài, lan
rộng gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
II. Phần kiến nghị:

- 14 -


Từ những suy nghĩ nêu trên, trong đề tài này ngoài giải pháp đã được đưa ra
trên đây, tôi xin phép nêu lên một số kiến nghị sau:
- Cần tăng cường công tác pháp chế XHCN, chú trọng công tác tuyên
truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật một cách thường xuyên, sâu rộng;
- Cần xây dựng một chính sách hợp lý về giá cả đền bù giải phóng mặt bằng
để khi áp dụng sẽ làm cho người dân cảm thấy được thỏa đáng, không bị thiệt thòi
lợi ích cá nhân quá nhiều;
- Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ công chức, nhất là những con người
có liên quan đến công tác đền bù giải tỏa, phải đào tạo họ là những con người vừa
hồng, vừa chuyên.


- 15 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự.
2. Luật kiếu nại, tố cáo và các nghị định hướng dẫn thi hành luật.
3. Giáo trình quản lý Hành chính Nhà nước (chương trình bồi dưỡng chuyên
viên chính) của Học viện Hành chính Quốc gia.
4. Một số tài liệu liên quan khác.

- 16 -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×