Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CAO CHIẾT LÁ ME (Tamarindus indica L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

NGUYỄN THỊ TRANG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CAO CHIẾT LÁ ME
(Tamarindus indica L.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÓA DƯỢC

2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGUYỄN THỊ TRANG

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ CAO CHIẾT LÁ ME
(Tamarindus indica L.)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƯỢC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. HUỲNH ANH DUY


2017


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ cũng như tất cả
những người thân yêu trong gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật
chất lẫn tinh thần giúp con hoàn thành quá trình học tập của mình.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, em đã học hỏi được
nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn rất bổ ích và sự giúp đỡ rất
tận tình từ quý Thầy Cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Thầy Ths. Huỳnh Anh Duy – người đã dành nhiều thời gian hướng dẫn,
chỉ bảo và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý bảo để em hoàn thành tốt luận văn.
Thầy đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Thầy Ts. Nguyễn Trọng Tuân là cố vấn học tập của lớp đã tận tình giảng
dạy, quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy Cô trong
Bộ môn Hóa, Bộ môn Sinh Khoa Khoa học Tự nhiên, đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt cho em những kiến thức quý báu suốt quá trình học tập trên giảng
đường.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị học viên cao học, các
anh chị khóa 39 của Bộ môn Hóa, Bộ môn Sinh và các bạn sinh viên lớp Hóa
dược K40 những người đồng hành, cùng em chia sẽ kinh nghiệm và giúp đỡ em
rất nhiều trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

i


Trường Đại Học Cần Thơ

Nam

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt

Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Huỳnh Anh Duy
2. Đề tài: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ cao chiết
lá Me (Tamarindus indica L.)
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trang
Lớp: Hóa Dược 2

MSSV: B1401561
Khóa: 40

4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Huỳnh Anh Duy

ii


Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện: ……………………………………………………………
2. Đề tài: Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ cao chiết lá
Me (Tamarindus indica L.)
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trang
Lớp: Hóa Dược 2


MSSV: B1401561
Khóa: 40

4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2017
Cán bộ phản biện

iii


TÓM TẮT
Nghiên cứu thành phần hóa học, định tính, khảo sát hoạt tính kháng DPPH

và kháng vi khuẩn của lá Me (Tamarindus indica L.) thu hái tại huyện An Minh,
tỉnh Kiên Giang đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, lá Me có chứa: alkaloid,
steroid-triterpenoid, flavonoid và đường khử. Hợp chất TI01 đã được phân lập
từ tủa của phân đoạn ethyl acetate và có cấu trúc được xác định là hợp chất
vitexin hay là 5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxy-phenyl)-8-(3,4,5-trihydroxy-6
(hydroxymethyl) tetrahydro-2H-pyran-2-yl)-4H-chromen-4-one. Khảo sát hoạt
tính kháng oxy hóa của các phân đoạn ethyl acetate, dichloromethane,
petroleum ether cho thấy các cao đều có hiệu quả làm sạch gốc tự do tương đối
cao với giá trị EC50 lần lượt là 13,19 µg/mL, 62,72 µg/mL, 110,67 µg/mL. Khảo
sát khả năng kháng một số dòng vi khuẩn như: Escherichia coli, Vibrio
parahaemolitycus, Bacillus cereus và Staphylococcus aureus của các cao ethyl
acetate, dichloromethane, petroleum ether và chất TI01 bằng phương pháp đục
lỗ. Kết quả cho thấy, các cao ethyl acetate, dichloromethane và chất TI01 đều
có khả năng kháng Escherichia coli, Vibrio parahaemolitycus, Bacillus cereus
và Staphylococcus aureus.
Từ khóa: EC50, kháng khuẩn, kháng oxy hóa, MIC, Tamarindus indica L.,
vitexin.

iv


ABSTRACT
Study on the chemical composition, qualitative and investigational
activities of DPPH resistance and bacterial resistance of Tamarindus indica L.
collected in An Minh district, Kien Giang province was conducted. The results
showed that the leaf contains: alkaloid, steroid-triterpenoid, flavonoid and
reducing sugar. The compound TI01 was isolated from the precipitate of the
ethyl acetate fraction and structurally determined to be a compound of vitexin
or 5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxy-phenyl)-8-(3,4,5-trihydroxy-6 (hydroxymethyl)
tetrahydro-2H-pyran-2-yl) -4H-chromen-4-one. Analysis of the antioxidant

activity of the ethyl acetate, dichloromethane, petroleum ether fractions showed
that the highs had a relatively high free radical cleansing efficiency of 13.19 μg
/ mL, 62.72 μg / mL, 110.67 μg / mL. Investigation of resistance to some strains
of bacteria such as Escherichia coli, Vibrio parahaemolyticus, Bacillus cereus
and Staphylococcus aureus of ethyl acetate, dichloromethane, petroleum ether
and TI01 by punching method. The results showed that high ethyl acetate,
dichloromethane and TI01 were resistant to Escherichia coli, Bacillus cereus,
Vibrio parahaemolyticus and Staphylococcus aureus.
Key words: EC50, antibacterial, antioxidant, MIC, Tamarindus indica L.,
vitexin.

v


Trường Đại Học Cần Thơ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Đề tài:
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
SINH HỌC TỪ CAO CHIẾT LÁ ME (Tamarindus indica L.)

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả

nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất
cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng
Cán bộ hướng dẫn

năm 2017

Sinh viên ký tên

Ths. Huỳnh Anh Duy

Nguyễn Thị Trang

vi


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ i
TÓM TẮT ................................................................................................ iv
ABSTRACT .............................................................................................. v
MỤC LỤC ............................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................. xii
DANH SÁCH HÌNH.............................................................................. xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................. xiv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài. ................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài ..................................................................................... 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 1
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 1

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 1
1.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 3
2.1 Tổng quan thực vật.............................................................................. 3
2.1.1 Khái quát .......................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại thực vật ............................................................................. 3
2.1.3 Mô tả thực vật .................................................................................. 4
2.1.4 Sinh thái và phân bố ......................................................................... 5
2.2 Các nghiên cứu về mặt dược tính của cây Me .................................... 5
2.2.1 Kinh nghiệm dân gian ...................................................................... 5
2.2.2 Các hoạt tính sinh học của Me đã được nghiên cứu ........................ 5
2.2.2.1 Hoạt tính kháng khuẩn (antibacterial activity) ............................. 5
2.2.2.2 Hoạt tính kháng nấm (antimycotic activity) ................................. 6
2.2.2.3 Hoạt tính kháng viêm (antiinflammatory activity) ....................... 6
2.2.2.4 Hoạt tính kháng oxy hóa (antioxidant activity) ............................ 6
2.2.2.5 Khả năng điều hòa lipid huyết (anti-hyperlipidemia) ................... 6

vii


2.2.2.6 Hoạt tính hạ glucose huyết ở bệnh đái tháo đường
(antihyperglycemic (antidiabetic) activity) ............................................... 6
2.2.2.7 Hoạt tính chống viêm loét dạ dày (antiulcerogenic activity) ........ 7
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thành phần hóa học trong và ngoài
nước ........................................................................................................... 7
2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước.............................................................. 7
2.3.1.1 Các hợp chất dễ bay hơi ................................................................ 8
2.3.1.4 Flavonoid....................................................................................... 9
2.3.1.5 Các hợp chất Tanin ..................................................................... 10
2.3.2 Trong nước ..................................................................................... 10

2.4 Sơ lược về gốc tự do và kháng oxy hóa ............................................ 11
2.4.1 Gốc tự do và tác hại ....................................................................... 11
2.4.2 Các phương pháp đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa ..................... 12
2.5 Phương pháp DPPH .......................................................................... 12
2.5.1 Nguyên tắc ..................................................................................... 12
2.5.2 Cơ chế kháng oxy hóa .................................................................... 14
2.6 Vài nét về các vi khuẩn gây bệnh thường gặp .................................. 14
2.6.1 Vi khuẩn Escherichia coli .............................................................. 14
2.6.1.1 Lịch sử phát hiện và môi trường sống ........................................ 14
2.6.1.2 Đặc điểm hình thái ...................................................................... 15
2.6.1.3 Khả năng gây bệnh ...................................................................... 15
2.6.2 Vi khuẩn Vibrio parahaemolitycus ................................................ 16
2.6.2.1 Lịch sử phát hiện và môi trường sống ........................................ 16
2.6.2.2 Đặc điểm hình thái ...................................................................... 17
2.6.2.3 Khả năng gây bệnh ...................................................................... 17
2.6.3 Vi khuẩn Bacillus cereus ............................................................... 18
2.6.3.1 Lịch sử phát hiện và môi trường sống ........................................ 18
2.6.3.2 Đặc điểm hình thái ...................................................................... 18
2.6.3.3 Khả năng gây bệnh ...................................................................... 18
2.6.4 Vi khuẩn Staphylococcus aureus ................................................... 19
viii


2.6.4.1 Lịch sử phát hiện và môi trường sống ........................................ 19
2.6.4.2 Đặc điểm hình thái ...................................................................... 19
2.6.4.3 Khả năng gây bệnh ...................................................................... 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 21
3.1 Phương tiện nghiên cứu .................................................................... 21
3.1.1 Hóa chất ......................................................................................... 21
3.1.2 Thiết bị và dụng cụ......................................................................... 21

3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................... 21
3.2.1 Phương pháp cô lập hợp chất ......................................................... 21
3.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của hợp chất. .................. 22
3.3 Thực nghiệm ..................................................................................... 22
3.3.1 Thu hái và xử lý mẫu ..................................................................... 22
3.3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài........................................... 22
3.3.3 Điều chế các loại cao ..................................................................... 22
3.3.4 Các phương pháp định tính thành phần hóa học............................ 24
3.3.4.1 Khảo sát sự hiện diện của alkaloid.............................................. 24
3.3.4.2 Khảo sát sự hiện diện của flavonoid ........................................... 24
3.3.4.3 Khảo sát sự hiện diện của steroid – triterpenoid ......................... 25
3.3.4.4 Khảo sát sự hiện diện của đường khử ......................................... 25
3.3.4.5 Khảo sát sự hiện diện của saponin .............................................. 26
3.3.4.6 Khảo sát sự hiện diện của tanin .................................................. 26
3.3.5 Khảo sát tủa của phân đoạn EA ..................................................... 26
3.3.5.1 Khảo sát tủa trong phân đoạn EA ............................................... 26
3.3.5.2 Khảo sát phân đoạn B5 ............................................................... 27
3.3.6 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa DPPH....................................... 27
3.3.6.1 Chuẩn bị hóa chất ........................................................................ 27
3.3.6.2 Quy trình thử nghiệm .................................................................. 28
3.3.7 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp đục lỗ ........... 30
3.3.7.1 Môi trường LB (Luria-Bertami).................................................. 30

ix


3.3.7.2 Dung dịch đệm PBS 1X .............................................................. 30
3.3.7.3 Độ đục chuẩn (McFarland) ......................................................... 30
3.3.7.4 Chuẩn bị các đĩa thạch LB đặc ................................................... 31
3.3.7.5 Chuẩn bị chủng vi khuẩn và pha hỗn dịch vi khuẩn ................... 31

3.3.7.6 Trải vi khuẩn lên đĩa thạch.......................................................... 32
3.3.7.7 Đục lỗ tạo giếng thạch ................................................................ 32
3.3.7.8 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn .................................................. 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................... 33
4.1 Kết quả định tính thành phần hóa học cao phân đoạn của lá Me
(Tamarindus indica L.) ........................................................................... 33
4.2 Hợp chất TI01 ................................................................................... 34
4.2.1 Các đặc tính của TI01 .................................................................... 34
4.2.2 Nhận danh cấu trúc TI01 ................................................................ 34
4.2.3 Hoạt tính sinh học của vitexin........................................................ 37
4.3 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của chất TI01 và cao phân đoạn lá
Me với vitamin C bằng phương pháp DPPH .......................................... 37
4.3.1 Hoạt tính kháng oxy hóa của vitamin C (ascorbic acid) ................ 37
4.3.2 Hoạt tính kháng oxy hóa của cao EA............................................. 38
4.3.3 Hoạt tính kháng oxy hóa của cao DC ............................................ 39
4.3.4 Hoạt tính kháng oxy hóa của cao PE ............................................. 40
4.3.5 So sánh hiệu quả kháng oxy hóa của cao phân đoạn EA, DC, PE
vào giá trị EC50 ........................................................................................ 41
4.4 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn ........................................................ 41
4.4.1 Đối chứng âm ................................................................................. 41
4.4.2 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao phân đoạn EA,
DC, PE, chất TI01 của lá Me và kháng sinh thương mại. ...................... 41
4.4.2.1 Khảo sát hoạt tính kháng Bacillus cereus ................................... 42
4.4.2.2 Khảo sát hoạt tính kháng Escherichia coli ................................. 43
4.4.2.3 Khảo sát hoạt tính kháng Vibrio parahaemolitycus.................... 43
4.4.2.3 Khảo sát hoạt tính kháng Staphylococcus aureus ....................... 44
x


CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 46
5.1 Kết luận ............................................................................................. 46
5.2 Kiến nghị ........................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 47
PHỤ LỤC ................................................................................................ 52

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3. 1 Kết quả tủa của phân đoạn EA........................................................ 27
Bảng 3. 2 Quy trình thử nghiệm với chất đối chứng vitamin C ...................... 28
Bảng 3. 3 Quy trình thử nghiệm với cao EA ................................................... 29
Bảng 3. 4 Quy trình thử nghiệm với cao DC .................................................. 29
Bảng 3. 5 Quy trình thử nghiệm với cao PE ................................................... 30
Bảng 4.1 Kết quả định tính một số nhóm hợp chất trong cao PE, DC, EA của lá
Me .................................................................................................................... 33
Bảng 4.2 Kết quả định tính hợp chất flavonoid từ tủa trong phân đoạn EA của
lá Me ................................................................................................................ 34
Bảng 4.3 ố liệu phổ 1D-NMR của TI01 và vitexin ......................................... 36
Bảng 4.4 Hiệu suất ức chế (I%) và hàm lượng chất kháng oxy hóa tương đương
µg/mL vitamin C của cao EA .......................................................................... 38
Bảng 4.5 Hiệu suất ức chế (I%) và hàm lượng chất kháng oxy hóa tương đương
µg/mL vitamin C của cao DC .......................................................................... 39
Bảng 4.6 Hiệu suất ức chế (I%) và hàm lượng chất kháng oxy hóa tương đương
µg/mL vitamin C của cao PE ........................................................................... 40
Bảng 4.7 Phương trình hồi quy và giá trị EC50 của vitamin C và các cao phân
đoạn .................................................................................................................. 41
Bảng 4.8 Khả năng kháng B. cereus của cao EA, DC, PE, chất TI01 và
Euvioxcin ......................................................................................................... 42

Bảng 4.9 Khả năng kháng E. Coli của cao EA, DC, PE, chất TI01 và Euvioxcin
.......................................................................................................................... 43
Bảng 4.10 Khả năng kháng V. parahaemolitycus của cao EA, DC, PE, chất TI01
và Euvioxcin .................................................................................................... 44
Bảng 4.11 Khả năng kháng S. aureus của cao EA, DC, PE, chất TI01 và
Euvioxcin ......................................................................................................... 44

xii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Thân và lá cây me (Tamarindus indica L.) ........................................ 4
Hình 2.2 các hợp chất dễ bay hơi ...................................................................... 8
Hình 2.3 các hợp chất acid ................................................................................ 8
Hình 2.4 Khung cơ bản của flavanone .............................................................. 9
Hình 2.5 Khung cơ bản của flavon ................................................................... 9
Hình 2.6 Khung cơ bản của flavonol ................................................................ 9
Hình 2.7 Khung cơ bản của flavan-3-ol .......................................................... 10
Hình 2.8 Dẫn xuất của khung flavan-3-ol ....................................................... 10
Hình 2.9 Các hợp chất Tanin .......................................................................... 10
Hình 2.10 Phản ứng trung hòa gốc tự do DPPH ............................................. 13
Hình 2.11 Cơ chế kháng oxy hóa của các hợp chất phenolic. ........................ 14
Hình 2.12 Escherichia coli .............................................................................. 15
Hình 2.13 Vibrio parahaemolitycus ................................................................ 17
Hình 2.14 Bacillus cereus ............................................................................... 18
Hình 2.15 Staphylococcus aureus ................................................................... 19
Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát điều chế các loại cao từ bột lá Me ......................... 23
Hình 4.1 Hợp chất TI01 .................................................................................. 34
Hình 4.2 Kết quả SKLM của TI01 soi UV nhúng hiện hình trong H2SO4
20% .................................................................................................................. 34

Hình 4.3 Cấu trúc của hợp chất TI01 (vitexin) ............................................... 37
Hình 4.4 Đường chuẩn khả năng kháng oxy hóa tổng số in vitro của vitamin
C ....................................................................................................................... 38
Hình 4.5 Khả năng kháng B. cereus chất TI01 ............................................... 42

xiii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
13

C-NMR

Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

1D-NMR

One Dimensional Nuclear Magnetic Resonance

1

Proton Nuclear Magnetic Resonance

H-NMR

B. cereus

Bacillus cereus

d


Doublet

DC

Dichloromethane

dd

Doublet of Doublet

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

DMSO

Dimethylsulfoxyde

DPPH

2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl

E. coli

Escherichia coli

EA

Ethyl acetate


EC50

Effective concentration 50% (Nồng độ ức chế 50%)

IUPAC

International Union of Pure and Applied Chemistry

m

Multiplet

MeOH

Methanol

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

PE

Petroleum ether

ppm

Part per million

Rf


Retention factor

s

Singlet

S. aureus

Staphylococcus aureus

SKC

Sắc khí cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

V. parahaemolitycus

Vibrio parahaemolitycus

xiv


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Cây Me (Tamarindus indica L.) thuộc chi Tamarindus, họ Đậu (Fabaceae)
có giá trị sử dụng cao, các bộ phận của cây Me đều được sử dụng đặt biệt là

dùng trong các bài thuốc dân gian. Quả Me có vị chua, tính mát, có tác dụng
thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hóa và nhuận tràng. Vỏ cây Me có vị chát, làm
săn da, dùng làm thuốc cầm máu, trị tiêu chảy, lỵ và nấu nước ngậm, súc miệng
chữa viêm lợi răng. Lá Me có tác dụng giải độc, trị bệnh ngoài da, thường tắm
cho trẻ em để phòng bệnh ngoài da vào mùa hè.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy lá Me có hoạt tính kháng nấm, kháng
viêm, khả năng hạ lipid huyết, hạ glucose huyết. Nhưng tại Việt Nam, cây Me
(Tamarindus indica L.) được trồng ở nhiều nơi, lá Me được sử dụng làm thuốc
nhưng chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian mà chưa được nghiên cứu đầy đủ về
thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn. Do đó, đề tài
“Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ cao chiết lá Me
(Tamarindus indica L.)” được thực hiện với mong muốn tìm hiểu được thành
phần hóa học của và hoạt tính sinh học của lá cây Me để tạo cơ sở khoa học cho
việc ứng dụng chúng trong y học trong nước và ngoài nước.
1.2 Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học từ cao chiết
lá cây Me (Tamarindus indica L.).
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cây Me (Tamarindus indica L.) thuộc họ Đậu (Fabaceae) lá Me thu hái
tại huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
Vi khuẩn gây bệnh gồm: Escherichia coli, Vibrio paraheamolitycus,
Staphylococcus aureus, Bacillus cereus được cung cấp bởi viện Nghiên cứu và
Phát triển Công nghệ Sinh học, trường Đại học Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phân lập được 01 hợp chất và xác định cấu trúc hóa học. Khảo sát hoạt
tính kháng oxy hóa và kháng khuẩn từ cao phân đoạn lá Me.

1



1.4 Nội dung nghiên cứu
Thu lá cây Me (Tamarindus indica L.) tại huyện An Minh, tỉnh Kiên
Giang. Điều chế cao.
Dựa vào các phương pháp hóa học định tính các hợp chất có trong cao
phân đoạn EA, DC, PE.
Áp dụng các phương pháp thường qui trong nghiên cứu hợp chất thiên
nhiên như phương pháp sắc ký, kết tinh lại để cô lập chất.
Tiến hành đo phổ các chất đã phân lập, phân tích phổ, từ đó xác định cấu
trúc chất.
Thử hoạt tính kháng oxy hóa của các cao phân đoạn EA, DC, PE bằng
phương pháp kháng DPPH.
Bằng phương pháp đục lỗ trên đĩa thạch khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
của cao chiết EA, DC, PE và chất phân lập được.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan thực vật
2.1.1 Khái quát
Cây Me là cây bản địa của vùng nhiệt đới châu Phi nhưng được phân bố
rộng rãi trên toàn thế giới với trên 50 quốc gia. Diện tích trồng phần lớn tập
trung tại các nước châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh, Srilanca và
Indonecia. Tại châu Mỹ, Mexico và Costa Rica là nơi có sản lượng lớn nhất, tại
châu Phi cây Me được trồng rải rác. Một số ít sản phẩm từ cây Me đã được
thương mại hóa ở các quốc gia của châu Phi như Senegal, Gambia, Kenya,
Tanzania và Zambia. Sau đó được trồng phổ biến ở khắp các tỉnh nước ta cũng
như ở rất nhiều nước nhiệt đới khác. Tại Việt Nam vẫn chưa có sản phẩm thương
mại [1].

Cây Me (Tamarindus indica L) phân bố rộng khắp các tỉnh ở Việt Nam và
nhiều hơn ở các tỉnh phía nam. Đó là loại cây gỗ ưa sáng, có biên độ sinh thái
tương đối rộng và có thể sống trên nhiều loại đất. Cây Me được trồng vừa làm
bóng mát, vừa lấy lá, quả ăn và làm thuốc [2].
Cây Me tên khoa học là Tamarind indica L. hay Tamarindus indica L.
thuộc họ Đậu Fabaceae. Các bộ phận của cây Me được sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau trong lĩnh vực thực phẩm hay dược phẩm
2.1.2 Phân loại thực vật
Tên khoa học: Tamarindus indica L.
Họ: Fabaceae
Tên Việt Nam: Me
Tên nước ngoài: Asam jawa (Malaysia); Sampalok, Kalomagi
(Philipines); Ampul, Ampil và Khoue me (Campuchia); Khaam, Makkham
(Lào); Makham, Bakham, Sokham (Thái Lan) [3].

3


Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật
Giới: Plantea
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae
Chi: Tamarindus
Loài: Tamarindus indica L [1-4].
2.1.3 Mô tả thực vật
Thân: Cây to cao 15 đến 20 m hoặc hơn, có cành mọc tỏa rộng, có nốt sần
và có lông sau nhẵn [2,3].
Lá: Lá kép lông chim chẵn, dài 8 đến 10cm, gồm 10 đến 20 đôi lá chét

thuôn, gốc bằng, đầu tù, hai mặt nhẵn, mặt dưới rất nhạt dài 20 mm rộng 2 mm
[2,3].

Hình 2.1 Thân và lá cây me (Tamarindus indica L.)
Hoa: Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành chùm đơn hoặc chùy có
lông tơ, dài 5-10 cm, lá bắc sớm rụng, dài có ống loe dần về phía đỉnh. Năm
răng có 2 cái dính liền, tràng 3 cánh có những vệt đỏ. Hai cánh bên hình mác
hẹp, cánh giữa rất nhọn, khum. Nhị 8 hàn liền ở phía dưới thành lưỡi hẹp, bầu
nhẵn [2, 3].
Quả: Quả dẹt, dài 7-10 cm, hơi cong, vỏ ngoài màu vàng nâu, thịt nhầy
chua. Hạt: Hạt 3-10, dẹt, cứng, bóng và có màu nâu đậm, có thể có đường rạch
đôi để tăng cường khả năng nảy mầm. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-8
[2, 3].

4


2.1.4 Sinh thái và phân bố
Cây Me (Tamarindus indica L.) là loài thực vật phân bố ở vùng nhiệt đới
Châu Phi và được trồng rộng rãi ở các nước trong vành đai nhiệt đới ở cả Bắc
và Nam bán cầu.
Cây Me phân bố rộng khắp trên nước ta nhưng trồng nhiều hơn ở phía
nam, cây ưa sáng có biên độ sinh thái rộng, chịu được khô hạn và có thể sống
được trên nhiều loại đất. Có rễ cọc khỏe, cây Me chịu được gió to hoặc bão các
từ vùng hoang mạc. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng và gió, thời gian quả tồn tại
trên cây dài đến 8 tháng [2].
2.2 Các nghiên cứu về mặt dược tính của cây Me
2.2.1 Kinh nghiệm dân gian
Quả Me: có khả năng chữa chảy máu chân răng (bệnh Scorbut), đau gan,
vàng da, rối loạn tiết mật, viêm dạ dày mạn tính, khó tiêu, nôn ọe khi có thai

hoặc có thai sinh chán ăn, ốm nghén...
Hạt Me: Rang chín, xát bỏ vỏ, ngâm vài giờ trong nước, rồi nấu chè hoặc
luộc ăn dặm thay cơm để tẩy giun.
Lá Me: Nấu nước tắm phòng chữa mẫn ngứa, rôm sảy, sắc đặc bôi trị ghẻ.
Võ thân và cành Me: Đem cạo sạch lớp vỏ ngoài phơi khô, tán bột. Bột
có vị chát, kích thích tiêu hóa, rắc lên vết thương để cầm máu, ngâm chữa viêm
lợi răng, sắc uống trị tiêu chảy lỵ.
Gỗ Me: Chữa kém ăn, bệnh gan, táo bón mạn tính cho người già và phụ
nữ có thai [2-4].
2.2.2 Các hoạt tính sinh học của Me đã được nghiên cứu
2.2.2.1 Hoạt tính kháng khuẩn (antibacterial activity)
Cao chiết ethanol, methanol, nước của lá Me có khả năng ức chế vi khuẩn
Gram âm (Escherichia coli, Proteus mirabilis, Pseudomonas aerugenosa,
Salmonella typhi, Salmonella paratyphi, Shigella flexnerri) và vi khuẩn Gram
dương (Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis và Streptococcus pyogenes).
Nghiên cứu này thực hiện theo phương pháp khuếch tán đĩa và xác định nồng
độ ức chế tối thiểu. Quan sát thấy được rằng khả năng chống Proteus mirabilis
của cao acetone là cao nhất [5].

5


2.2.2.2 Hoạt tính kháng nấm (antimycotic activity)
Nghiên cứu cao chiết nước lá Me đối với nấm Fusarium incarnatum,
Alternaria citri, Colletotrichum musae, Colletotrichum sp. Và Gibberella
avenaceum ở các nồng độ từ 10, 20… 100%. Cao nước lá me ở nồng độ 100%
ức chế nấm Alternaria citri (87,59%), Gibberella avenaceum (51,67%),
Fusarium incarnatum (42,11%) [6].
2.2.2.3 Hoạt tính kháng viêm (antiinflammatory activity)
Cao chiết ethanol lá Me đã được chứng minh không gây độc tính cấp đối

với chuột ở các nồng độ 500, 700, 1000 mg/kg trọng lượng. Ở các nồng độ 500,
750 và 1000 mg/ kg trọng lượng, cao chiết ethanol lá me cũng đã được nghiên
cứu có khả năng kháng viêm với tỷ lệ lần lượt là 59,28%, 70% và 73,63% [7].
2.2.2.4 Hoạt tính kháng oxy hóa (antioxidant activity)
Cao chiết lá Me đã được khảo sát tính an toàn và khả năng kháng oxy
hóa in vitro. Kháng oxy hóa được xác định thông qua khả năng kháng hoạt
động của DPPH (IC50= 44.36 μg/mL) [8].
2.2.2.5 Khả năng điều hòa lipid huyết (anti-hyperlipidemia)
Cao chiết lá Me cũng đã được chứng minh có khả năng điều hòa lipid
huyết thông qua các các chỉ số cholesterol tổng (TC), triglycerid (Tg), LDL_C
(Low-density lipoprotein cholesterol), HDL_C (High-density lipoprotein
cholesterol) in vivo. Năm 2016, Citra et al., đã chứng minh cao chiết lá Me có
khả năng hạ TC và Tg ở chuột ăn khẩu phần cao cholesterol (P<0,05) khi so
sánh với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên, LDL-cholesterol và HDL-C khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) [9].
2.2.2.6 Hoạt tính hạ glucose huyết ở bệnh đái tháo đường
(antihyperglycemic (antidiabetic) activity)
Cao chiết methanol lá Me ở các nồng độ 50, 100, 200 mg/kg trọng lượng
đã được chứng minh có khả năng hạ glucose huyết ở chuột bệnh đái tháo đường.
Nồng độ 200 mg/ kg trọng lượng có khả năng hạ glucose huyết là tốt nhất. [10].

6


2.2.2.7 Hoạt tính chống viêm loét dạ dày (antiulcerogenic activity)
Cao chiết ethanol lá Me ở liều 200 mg/kg và 400 mg/kg trọng lượng chuột
ức chế sự tổn thương dạ dày gây ra bở CRU (Cold restraint stress) là 68,14%,
IND (Indomethacin) là 73,8% và PL (Pyloric Ligation) là 76,14% so với thuốc
Omeprazole. Khả năng ức chế sự tổn thương dạ dày cao có thể là do cao chiết
ethanol lá Me có chứa các hợp chất saponin, tannin, alkaloid, carbohydrate,

steroid, anthocyanin [11].
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu thành phần hóa học trong và
ngoài nước
2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Ở Ấn Độ, V. K. Bhatia và các cộng sự đã phân lập được các hợp chất có
trong lá Me (Tamarindus indica L.) bằng phương pháp sắc ký giấy vào năm
1965. Các hợp chất đó có chứa hai cặp đồng phân vitexin và isovitexin; orientin
và iso-orientin [12].
Năm 1975 Peter L. Lee và các cộng sự đã nghiên cứu thành phần các chất
dễ bay hơi có trong cây Me (Tamarindus indica L.). Nghiên cứu này đã xác định
được 61 hợp chất dễ bay hơi bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GCMS) [13].
Năm 2005, hàm lượng polyphenolic trong hạt và thịt quả của cây Me
(Tamarindus indica L.) đã được định lượng bởi Y. Sudjaroen và các cộng sự
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Theo nghiên cứu trong
hạt có chứa: procyanidin tetramer, procyanidin hexamer, procyanidin trimer,
procyanidin pentamer, procyanidin B2 and (-)-epicatechin và trong thịt quả có
chứa: (+)-catechin, (-)-epicatechin, procyanidin B2, procyanidin trimer,
procyanidin tetramer, procyanidin pentamer, procyanidin hexamer, taxifolin,
apigenin, eriodictyol, luteolin, naringenin [14].
Năm 2007, Andreanus A.Soemardji đã nghiên cứu tổng quan về thành
phần hóa học và công dụng của cây Me (Tamarindus indica L.). Kết quả nghiên
cứu cho thấy trong thân cây có chứa: citric acid, nicotinic acid, 1-malic acid,
pipecolic acid, vitexin, isovitexin, orientin, isoorientin, vitamin B3, tinh dầu
(geranial, geraniol, limonene), cinnamates, serine, beta-alanine, pectin, praline,
phenylalanine, leucine, kali. Trong lá có chứa: vitexin, isovetexin, orientin,
isiorientin, 1-malic acid, tannin, glycosides và peroxidase [3].

7



2.3.1.1 Các hợp chất dễ bay hơi

Hình 2.2 các hợp chất dễ bay hơi
2.3.1.2 Các hợp chất acid

Hình 2.3 các hợp chất acid

8


2.3.1.4 Flavonoid
 Flavanone
Naringenin: R1= R3= R4= OH
R2= H
Eriodictyol: R1= R2= R3= R4= OH

Hình 2.4 Khung cơ bản của flavanone
 Flavon

Tên gọi

R1

R2

Apigenin

OH H

OH H


OH H

Luteolin

OH OH OH H

OH H

Vitexin

OH H

OH Glc

Isovitexin OH H

Hình 2.5 Khung cơ bản của flavon

 Flavonol

R3

R4

OH H

R5

OH Glc OH H


Orientin

OH OH OH H

OH Glc

Isoorientin

OH OH OH Glc OH H

Taxifolin:
R1=R2=R3=R4= OH

Hình 2.6 Khung cơ bản của flavonol

9

R6


×