Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Biện pháp thi công hoàn thiện nhà dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.8 KB, 26 trang )

BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN HOÀN THIỆN
Do công trình có quy mô chủ yếu là khối lượng của công tác hoàn thiện là lớn, yêu
cầu chất lượng cao, có tính chất quyết định đến mỹ quan công trình, chúng tôi tổ chức các tổ
chuyên môn hoá về công tác hoàn thiện, để đảm bảo chất lượng và mỹ thuật cho công trình.
Trên cơ sở phần thô đã được nghiệm thu, chúng tôi tiến hành hoàn thiện khẩn trương, bố
trí công việc hài hoà để làm công việc này không ảnh hưởng tới công việc khác. Tất cả các
loại vữa trát, lát, ốp đều phải được trộn bằng máy. Cốt liệu đưa vào phải được cân đong
đúng cấp phối để đảm bảo chất lượng. Các vật liệu hoàn thiện đều phải có mẫu và được Chủ
đầu tư duyệt, khi thống nhất được mới tiến hành mua và thi công đại trà.
Công tác hoàn thiện được tiến hành từng phần hay toàn bộ khi đã thực hiện xong những
công tác sau:
- Chèn kín các mối nối giữa các cấu kiện, đặc biệt các chỗ nối thép cần được bọc kín
bằng vữa XM M100.
- Lắp dựng và chèn các loại khung cửa, chú ý các khe giữa khuôn cửa với tường.
- Kiểm tra lại cao độ, độ phẳng cảu các cấu kiện, thi công các lớp lót.
- Kiểm tra lại hệ thống dây điện, ống nước đi ngầm, nút kín các ống ngầm tránh vữa rơi
vào trong khi hoàn thiện.
- Kiểm tra các mối chèn của các hệ thống cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh.
- Công tác hoàn thiện trong nhà xen kẽ khi thi công phần thô, thi công từ tầng dưới trở
lên để rút ngắn tiến độ thi công.
Công tác hoàn thiện bao gồm:

1. Công tác trát:
- Vữa trát được trộn bằng máy trộn vữa có dung tích 100 lít, cấp phối đảm bảo mác theo
yêu cầu thiết kế.
- Trước khi trát, bề mặt kết cấu phải được cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám, các vết dầu mỡ
và tưới ẩm; những vết lồi lõm, gồ ghề, vón cục, vữa dính trên mặt kết cấu phải được đắp
thêm hay tẩy cho phẳng.
- Nếu bề mặt trát chưa đủ độ nhám cho lớp vữa bám dính (như bề mặt bê tông đúc bằng
khuôn thép,...) trước khi trát phải gia công tạo nhám bằng cách phun cát, bả lớp dính bám
bằng vữa xi măng. Phải thử một vài chỗ để đảm bảo độ bám dính cần thiết.


1


- Trước khi trát, gắn các điểm làm mốc định vị để khống chế chiều dày lớp trát và làm
mốc chuẩn cho việc thi công.
- Khi vào vữa phải dùng bay, tuyệt đối không dùng bàn xoa để vào vữa. Lớp trát dày
trên 2cm phải trát làm 2 lần.
- Trình tự trát trong 1 phòng, trát từ trên xuống, trát trần, dầm trước sau đó mới trát
tường.
- Khi lớp vữa trát chưa cứng, không được va chạm, tránh làm rung động, bảo vệ mặt
trát không cho nước chảy qua hay chịu nóng, lạnh đột ngột và cục bộ.
Lớp trát sau khi trát xong phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Lớp trát phải bám chắc với kết cấu, không bị bong, bộp. Kiểm tra độ dính bám bằng
cách gõ nhẹ lên mặt trát. Tất cả những chỗ có tiếng bộp phải phá ra trát lại.
+ Bề mặt lớp trát không có vết rạn chân chim, không có vết vữa chảy, vết hằn của dụng
cụ trát, vết lồi lõm, gồ ghề cục bộ, cũng như các khuyết tật khác ở góc, cạnh, gờ chân tường,
gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với thiết bị điện, vệ sinh, thoát nước ...
+ Các gờ cạnh của tường phải thẳng, sắc nét. Các đường vuông góc, đường cong (vòm
thông gió trên mái) phải kiểm tra bằng máy kinh vĩ.
+ Độ sai lệch của bề mặt trát tuân theo qui phạm và yêu cầu đã nêu trong hồ sơ thiết kế.
Công tác trát phải tuân thủ các yêu cầu trong qui phạm thi công và nghiệm thu TCVN
5674 : 1992

2. Công tác láng:
- Việc chuẩn bị vữa tương tự như công tác trát, mác vữa và thành phần cấp phối theo
quy định của thiết kế.
- Vệ sinh nền, cọ rửa sạch các vết dầu, rêu, bụi bẩn, kiểm tra lại độ bằng phẳng, độ ổn
định của nền. Nếu bề mặt của nền khô cần tưới nước và tạo độ nhám cho bề mặt nếu quá
nhẵn.
- Trường hợp láng quá dày cần phải láng thành nhiều lần, các lớp lót có khía bề mặt tạo

nhám. Lớp láng dùng loại cốt liệu <2mm.
- Trình tự công tác láng tương tự như trát tường.
- Những vị trí có yêu cầu đánh bóng bề mặt thì sau khi láng được 4-6 tiếng bắt đầu đánh
bóng bằng một lớp hồ xi măng nguyên chất, trong quá trình đánh bóng bề mặt đồng thời
2


kiểm tra xử lý các vết lõm cục bộ, các vết xước trên bề mặt. Bề mặt láng đảm bảo các yêu
cầu về độ phẳng, độ dốc theo thiết kế.
Công tác láng đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 5674-92.

3. Công tác lát nền :
- Trước khi lát nền cần phải nghiệm thu về cao độ, bề dày, dung sai, độ sạch và các công
tác chuẩn bị khác theo quy phạm hiện hành.
- Chuẩn bị :
+ Các yêu cầu về vữa cũng như với công tác trát.
+ Với mặt bằng các sàn lát rất rộng và được lát bằng gạch lát, để bảo đảm các yêu
cầu kỹ thuật, chúng tôi có các biện pháp sau:
+ Mặt nền bê tông trước khi lát phải được làm vệ sinh kỹ và được làm sạch, các gờ
bê tông nổi trên mặt sàn bê tông phải được vạt bằng, tẩy sạch dầu mỡ, sơn, bụi, đất và các
tạp chất bằng bàn chải sắt, nước sạch, hóa chất .
+ Tưới ẩm mặt nền trước khi lát.
+ Theo chỉ định của thiết kế trên mặt sàn có rất nhiều các loại gạch, đá, các ô trang
trí khác nhau nên trước khi tiến hành lát chúng tôi phải tiến hành công tác chuẩn bị gạch
theo đúng chủng loại, màu sắc. Tất cả các viên gạch lát phải được kiểm tra và loại bỏ các
viên bị cong vênh, không đồng màu.
+ Trắc đạc và xác định cốt lát nền. Trắc đạc và bật mực trên các nền cần lát để bố trí
chính xác trước các mạch gạch, các ô trang trí.
- Trình tự lát
+ Trước khi tiến hành lát cần bật mực trên các mặt nền bê tông. Trên một tầng điển

hình thực hiện theo trình tự như sau :
+ Dùng máy kinh vĩ xác định chính xác các ô trang trí ở hành lang và sảnh , bật mực
và dùng sơn đỏ đánh dấu trục và các góc của ô trang trí.
+ Chuyển các trục này vào các phòng bên trong.
+ Với các phòng không có ô trang trí, tiến hành viền chân cột, chân tường theo trục
định vị đã kiểm tra theo hướng từ biên vào giữa phòng.
+ Hướng lát cũng từ biên vào giữa.

3


+ Kiểm tra độ cao và độ phẳng của nền, đánh cốt lát nền bằng phương pháp lấy cốt
đồng mức xung quanh tường các tầng, các phòng. Căng dây theo các đường trục đã xác định
để lát cầu mốc.
+ Trước khi lát dùng hồ xi măng cán mặt nền thật phẳng theo các mốc dẫn và dây
căng.
+ Trên nền bê tông rải một lớp vữa lát dày 2cm (vữa khô độ ẩm 20%), đặt gạch lên,
dùng búa cao su gõ lên mặt viên gạch, đá khi đạt yêu cầu, cạy viên lát nền tưới nước xi
măng vào vữa khô rồi đặt gạch lát lên day mạnh gõ cho tới lúc đạt yêu cầu (Đây là công
nghệ lát vữa khô với gạch ceramic và đá granit được chúng tôi sử dụng rất thành công ở các
công trình đòi hỏi chất lượng cao).
+ Các viên gạch lát được đảm bảo đồng màu, vuông thành sắc cạnh, các mạch vữa
thẳng, đúng khe hở, chiều rộng.
+ Các viên gạch sau khi lát phải tuyệt đối bằng phẳng. Mép của hai viên gạch kề cận
nhau phải bằng nhau về mọi phía của viên gạch. Các viên bị chúi hay vênh góc lên phải tháo
ra làm lại. Việc kiểm tra mặt phẳng sẽ được tiến hành trước khi trét mạch bằng thước nhôm
và nivô.
+ Đối với các mặt sàn dốc như sàn khu vệ sinh, khi lát xong đảm bảo đúng độ dốc
quy định của thiết kế.
+ Trước khi lát sàn vệ sinh được ngâm nước xi măng kiểm tra, sau đó xử lý chống

thấm theo quy trình chống thấm của thiết kế. Tại sàn, tường khu vệ sinh, phải vệ sinh sạch
sẽ, dùng vữa XM cát vàng M100 láng tạo dốc rồi mới lát gạch ngay khi mặt nền láng còn
ướt.
+ Lát xong, chờ cho vữa lót khô rồi mới tiến hành trét mạch bằng xi măng trắng hoà
với nước để lấp đầy các mạch.Công tác trét mạch chỉ được tiến hành sau khi lát ít nhất 24
giờ. Việc trét mạch phải tiến hành cẩn thận sao cho tất cả các đường mạch đầy, không bị
rỗng, bộp. Xi măng trét mạch không được tràn ra khỏi mạch làm cho mạch không thẳng
đều.
+ Sau khi lát nền dùng giẻ mềm, khô vệ sinh thật sạch mặt lát cho thật sạch, bóng và
đảm bảo không có xi măng bám trên mặt.
Công tác lát đảm bảo các yêu cầu theo TCVN 5674-92 và của thiết kế .

4. Công tác ốp gạch:
4


- Công tác ốp được tiến hành sau khi đã lắp xong các đường ống cấp thoát nước đặt
ngầm
- Công tác chuẩn bị: Kiểm tra độ phẳng của bề mặt ốp, nếu mặt ốp có độ lồi, lõm
>15mm xử lý bằng cách trát phẳng bằng vữa XM mác cao. Vệ sinh bề mặt ốp, kiểm tra chất
lượng gạch. Gạch ốp đảm bảo đúng chủng loại (Hãng sản xuất) màu sắc, kích thước theo
yêu cầu của thiết kế .
- Dùng nivô, thước 2m làm mốc ở 4 góc tường và ở giữa, dùng vữa xi măng M50 làm
lớp lót <2,5cm. Lớp lót được cán phẳng như một lớp trát, dùng bay để khía tạo nhám.
- Sau 8 tiếng khi lớp lót đã se mới bắt đầu ốp, phun nước làm ẩm lớp vữa lót, ốp từ dưới
lên trên, cắt gạch bằng máy cắt.
- Trong quá trình ốp thường xuyên kiểm tra độ thẳng của mạch, phẳng của tường ốp,
kiểm tra độ dính bám bằng chầy gỗ, mạch hở giữa hai viên gạch <=1,5mm.
- Dán gạch bằng hồ xi măng nguyên chất. Sau 24 giờ dùng hồ xi măng trắng nguyên
chất để chèn mạch ốp, sau đó dùng giẻ lau sạch.

- Các mạch vữa ngang, dọc phải sắc nét, thẳng và đều đặn. Vữa đệm giữa gạch lát và
mặt tường đảm bảo mác thiết kế, độ đặc chắc; khi gõ lên trên mặt không có tiếng bộp.
Những viên bộp được bóc ra ốp lại .
- Mặt ốp phải thẳng đứng, phẳng theo đúng yêu cầu thiết kế. Dùng thước 2m áp vào mặt
ốp không vượt quá 2mm .
- Trước khi ốp đại trà, chúng tôi tiến hành ốp mẫu một phòng để Ban quản lý dự án kiểm
tra, nếu được mới tiếp tục ốp.
Công tác ốp đảm bảo các yêu cầu theo TCVN 5674-92 và của thiết kế .

5. Công tác sơn dầu, bả matit và lăn sơn tường, trần:
- Công tác sơn dầu.
Công tác sơn phủ bề mặt các cấu kiện được tiến hành sau khi đã thi công xong phần
mái. Nhà thầu không tiến hành sơn mặt ngoài cấu kiện trong điều kiện thời tiết có mưa và
khi mặt kết cấu còn ướt, khi có gió với tốc độ lớn hơn 10 m/ giây.
Mầu sắc và chủng loại sơn theo yêu cầu thiết kế, cách pha chế và sử dụng theo hướng
dẫn của nhà sản xuất.

5


Làm sạch bụi bẩn, các vết dầu mỡ, vôi vữa ... trước khi sơn, những chỗ có vết ố
không thể tẩy sạch thì cạo bỏ lớp sơn cũ sơn lại. Sơn lớp sau khi lớp sơn trước đã khô và
đóng rắn.
Độ ẩm của kết cấu khi sơn tuân theo chỉ dẫn trong thiết kế. Tại những vị trí mới sơn
(sơn ướt) đặt biển báo hiệu sơn ướt không cho người qua lại và làm các công việc làm ảnh
hưởng tới lớp sơn.
Chất lượng sơn đảm bảo các yêu cầu trong thiết kế đưa ra. Đảm bảo các yêu cầu theo
TCVN 5674 - 92 và của thiết kế.
- Công tác bả matit.
Trước khi bả matit, tiến hành làm sạch bề mặt tường, trần và chuẩn bị đầy dủ dụng

cụ. Công tác bả được tiến hành sau khi lớp trát được nghiệm thu xong (các lớp bả phụ thuộc
vầo yêu cầu thiết kế ). Khi dựng giáo để bả phải có các tấm gỗ đệm dưới chân giáo để
không làm hư hại mặt gạch, mặt tường bả phải được vệ sinh bằng giấy ráp, thổi sạch bụi
bằng máy nén khí, và tiến hành dùng dao bả , phết bột bả lên tường phải đều tay, phẳng mặt
và nhẵn, lớp bả không dày quá 0.3mm. lớp bả trước phải khô trắng với tiến hành bả lớp thứ
hai và dùng giấy ráp đánh nhẵn mặt bả , tổng số chiều dày lớp bả đều nhỏ hơn 1mm.
- Công tác lăn sơn.
- Tường trước khi sơn phải để thật khô, nghiêm cấm sơn trong thời kỳ mưa và nồm.
- Công tác lăn sơn phải đảm bảo đều tay không được để có hiện tượng lẻ chân chim
hoặc mầu không đều. Để tránh lỗi này cần thực hiện quy trình sơn theo đúng chỉ dẫn của
từng loại sơn. Tường sơn phải đảm bảo khô hoàn toàn.

6. Công tác lắp dựng khung cửa, vách kính
a. Yêu cầu chung:
Khung cửa nhựa thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Chịu được điều kiện khí hậu địa phương
- Chịu được tĩnh tải và hoạt tải có thể có đối với cửa đi và cửa sổ
Nhà thầu chúng tôi sẽ cung cấp mọi chứng chỉ, chất lượng sản phẩm của hãng sản
xuất cửa cho Chủ đầu tư phê chuẩn trước khi tổ chức cung ứng, lắp đặt. Cấu kiện nhôm định
hình theo yêu cầu thiết kế.
b. Gia công và lắp đặt:
6


Toàn bộ cửa đi vách kính được gia công tại xưởng. Chất liệu profile phải đúng chủng
loại theo yêu cầu của thiết kế và có kiểm tra của Chủ đầu tư. Các khung cửa nhựa lõi thép,
kính phải đựoc dán lớp băng bảo vệ tránh dính vữa trong quá trình lắp. Kính được đo và cắt
tại hiện trường bằng dụng cụ chuyên dụng và được đánh dấu để tránh va chạm làm vỡ kính.
Trước khi cắt và lắp kính khung nhôm phải được kiểm tra độ vuông góc, độ thẳng đứng và
độ thẳng ngang của khung. Nếu có sai sót phải được sửa đảm bảo đúng yêu cầu mới được

phép lắp kính. Sau khi lắp phải có biện pháp bảo vệ tránh dây bẩn vữa. Toàn bộ phần cửa
nhựa, vách kính phải được tổng vệ sinh lau chùi sạch sẽ trước khi bàn giao.
Nhà thầu đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu thiết kế về lắp dựng, độ chống thấm, độ
chính xác về độ cao toàn bộ cửa...

7. Công tác lắp dựng trần Thạch cao:

- Tấm trần Thạch cao được đưa đến công

trình theo yêu cầu thiết kế và hồ sơ mời thầu, trình mẫu và các chứng chỉ chất lượng kèm
theo để Chủ đầu tư kiểm tra, đồng ý mới đưa vào thi công.
- Toàn bộ trần thạch cao, trần nhựa Liên doanh theo yêu cầu thiết kế và hồ sơ mời thầu.
- Tổ chức thi công sau khi đã hoàn thiện xong phần trát, lát, ốp, sơn. Gia công và lắp
dựng tại công trình, thực hiện bắt đầu từ tầng mái trở xuống.
yêu cầu thiết kế.

- Chuẩn bị vật tư theo đúng

- Lắp đặt hệ thống giáo phục vụ lắp trần: Dùng hệ thống giáo hoàn thiện

được lắp dựng chắc chắn, có hệ giằng ổn định, sàn công tác liên kết chắc chắn, đảm bảo an
toàn thuận tiện cho công tác lắp dựng.

- Trình tự thi công như sau:

+ Xác định cao độ

trần nhà: Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần (cao độ
phần dưới của tấm trần) trên tường của các phòng.


+ Lắp đặt hệ thống khung xương trần:

Lắp đặt trước các thanh L tại các vị trí sát với tường. Sử dụng khoan để khoan bắt vít nở vào
tường. Khoảng cách giữa các lỗ khoan không quá 400mm.

Lắp thanh dọc: Được nối

với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng của đầu thanh kia, khoảng
cách giữa các thanh theo yêu cầu thiết kế.

Lắp thanh ngang: Được lắp đặt vào các lỗ

mộng trên thanh chính, đảm bảo kích thước thiết kế.
Dùng hệ thống móc treo để liên kết hệ thống khung xương trần giả với trần bê tông đã
thi công hoặc hệ thống xà gồ, vì kèo mái.
Sau khi lắp đặt xong cần điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật
phẳng.

+ Lắp đặt tấm lên khung: Đối với trần khung xương nổi thì đặt tấm trần vào các ô

khung xương đã thi công, dùng kẹp giữ các tấm trần, có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi

7


góc của tấm trần có 01 kẹp. Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường. Đói với trần khung
xương chìm thì vít chặt tấm trần vào khung xương.
8. Công tác lắp dựng lan can, cầu thang
Sau khi bê tông chân trụ được đổ CBKT dung máy kinh vĩ xác định tim, vị trí các trụ và
hàng rào.

Các mối hàn phải được kiểm tra và nghiệm thu .
Các trụ đứng phải được thi công xong toàn bộ, được CBGS bên A kiểm tra và nghiệm
thu đồng ý thì mới được triển khai lắp ráp phần hàng rào thép vuông còn lại.
Sau khi được sự đồng ý của bên A đơn vị thi công triển khai cho công nhân lắp ráp phần
chân đỡ hệ khung thép hàng rào bên trên.
Các chân đỡ này được tổ hợp từ các hộp vuông và liên kết hàn với các trụ đứng tạo
thành 1 hệ khung giằng chắc chắn và ổn định.
Tổ hợp các mảng lan can vào vị trí, các mảng được liên kết chắc chắn vào các trụ đứng
bằng các mối hàn công trường.
Các mối hàn sao khi hàn xong phải được mài, gõ bỏ phần ba via, xỉ hàn…
Hàng rào sau khi tổ hợp phải đảm bảo độ thẳng đứng, phẳng, thẳng hàng.
Yêu cầu về đường hàn:
Các đường hàn đảm bảo đặc chắc, ngấu, tránh hiện tượng hàn xỉ…
Chiều cao đường hàn phải đảm bảo.
Các mối hàn phải đảm bảo thẩm mỹ ít gây biến dạng kết cấu cần hàn.
Sau khi lắp dựng xong đơn vị thi công cho công nhân dung máy mài hoặc giấy giáp
đánh cho sạch các xỉ hàn, các vết bám bẩn để triển khai công tác đánh bóng inox trước khi
bàn giao nghiệm thu.
9. Chống thấm và sử dụng vật liệu. Các yêu cầu kỹ thuật
- Tất cả các chủng loại vật liệu, vật tư: cát, đá, xi măng, vữa,bê tông, gạch, nước...
phục vụ cho chống thấm phải theo đúng yêu cầu của thiết kế và kỹ thuật chuyên ngành.
- Các vật tư chống thấm phải có các chứng từ gốc về tính năng kỹ thuật (Catalogies),
Giấy chứng nhận sản phẩm hàng hoá và giấy bảo hành của Nhà sản xuất.
- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm mua, nhập cần phải có
kiểm định của cơ quan có đủ chuyên môn và tư cách pháp nhân về công tác kiểm định.
8


- Các chất liệu phải đảm bảo quản theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.
* Thử nghiệm

a- Việc kiểm tra và thí nghiệm ở công trường hoặc trong phòng thí nghiệm được thực
hiện dưới sự giám sát của kỹ sư hoặc người đại diện được ủy quyền.
b- Việc thử bê tông chống thấm, phụ gia và cốt liệu phải được tiến hành để đảm bảo
chất lượng như yêu cầu.
c- Nhà thầu có đầy đủ ở công trường các loại khuôn thép mẫu cần thiết và thiết bị bảo
dưỡng mẫu bê tông.
Theo yêu cầu của Thiết kế, công tác chống thấm cho mái, sảnh, seno, khu vệ sinh phải
được thực hiện theo đúng bản vẽ và vật liệu sử dụng.
Vật tư, thiết bị điện, nước đưa về được tập kết tại kho của công trường vào giai đoạn
cuối của việc thi công. Vật tư, thiết bị được kiểm tra chất lượng, chủng loại theo đúng yêu
cầu thiết kế và trình Chủ đầu tư duyệt trước khi đưa vào thi công.
10. Biện pháp điện nước
a) Lắp đặt hệ thống điện:
Công tác lắp đặt hệ thống điện được tiến hành làm 2 bước.
- Bước 1: Tiến hành lắp đặt các loại dây dẫn, các đế âm tường của ổ cắm, công tắc, các
hộp chia nhánh, hộp nối dây...
Các loại dây dẫn phải đúng chủng loại theo yêu cầu thiết kế, được kiểm tra chất lượng
trước khi lắp đặt, được luồn trong ống ghen nhựa bảo hộ, cố định vào tường bởi đinh vít.
Các loại dây dẫn chỉ được phép nối tại các ổ cắm, hộp nối dây...và được cuốn kỹ bằng
băng dính cách điện.
- Bước 2: Tiến hành sau công tác sơn: lắp đặt các nắp ổ cắm, công tắc, hộp nối dây và
thiết bị.
Quy trình thi công, lắp đặt tuân thủ theo tiêu chuẩn 20 TCXD 27-1991 và theo các yêu
cầu trong hồ sơ thiết kế công trình.
b) Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước: được chia thành 2 bước:
 Đối với ống PPR việc kết nối ống với ống , ống với thiết bị phụ (Fitting) thỡ cần cú
một mỏy hàn chuyờn dụng (hàn bằng nhiệt). Cỏc bước thực hiện như sau:
Kiểm tra vị trí (Xem bản vẽ thi công).
9



Kiểm tra dụng cụ thi công và đặt ống lên mặt phẳng

Cắt ống theo chiều vuông góc bằng kéo cắt ống chuyên dùng

Kiểm tra vệ sinh đầu ống và phụ kiện cần hàn

10


Lấy dấu phần ống tiếp xúc với Fitting (bằng chiều sâu phụ kiện)

Cho ống và phụ kiện tiếp xúc với đầu mối hàn.

11


Sau khi gia nhiệt đủ thời gian qui định đồng thời rút cả ống và phụ kiện ra khỏi đầu
gia nhiệt trong quá trỡnh rỳt khụng được xoay ống và phụ kiện. Nhanh chóng đẩy
ống và phụ kiện tới chiều sâu được đánh dấu. Trong khoảng 5 độ có thể điều chỉnh
độ thẳng tâm, giữ cố định trong khoảng thời gian quy định. Xem bảng quy định theo
bảng dưới đây:
Bảng quy định thời gian thao tác hàn ống PP-R
Đường
kính
(mm)

Chiều
dài mối
hàn


Thời
gian gia
nhiệt

Thời
gian nối
(s)

Thời gian
làm nguội
(phút)
12


20
25
32
40
50
63
75
90
110

(mm)

(s)

14.0

15.0
16.5
18.0
20.0
24.0
26.0
29.0
32.5

5
7
8
12
18
24
30
40
50

4
4
6
6
6
8
8
8
10

2

2
4
4
4
6
8
8
8

Đối với ống có đường kính >110 sẽ trỡnh bày biện phỏp riờng
13


Các bước cũn lại sau khi nối ống xong được thực hiện giống như phương pháp nối
ống GI.
Phương pháp nối ống PP-R bằng mặt bích .
Chuẩn bị phụ kiện đầu nối bằng bích, gioăng cao su, bu lông, ê cu, mặt bích thép mạ
kẽm, ống.

Mặt bích thép mạ kẽm.

Mặt cắt mặt bích thép mạ kẽm.

14


Mặt bích PPR và gioăng cao su

Mặt cắt mặt bích PPR
 Đầu nối bằng bích PPR

Lồng mặt bích thép tráng kẽm vào ống trước.
Lấy dấu và hàn phụ kiện đầu nối bằng bích vào ống như hướng dẫn ở trên.

15


 Đầu nối bằng bích đó hàn vào đầu ống.
Tiếp tục hàn đầu nối băng bích vào đầu ống bên kia, lưu ý lồng mặt bớch vào thõn
ống trước khi hàn.
Đối đầu hai đầu nối bích và chèn gioăng cao su vào giữa
Cân chỉnh để hai đầu ống đồng tâm, thẳng hàng.
Tra bu lông và siết ê cu theo thứ tự đó hướng dẫn ở trên.
Kiểm tra và hoàn thiện
1. Ống uPVC
 Thi công kết nối đường ống.
Vận chuyển ống ra vị trí cần lắp đặt.
Kiểm tra vị trí lắp đặt (Xem bản vẽ thi công )
Vệ sinh ống,vệ sinh các Fitting cần nối
Kết nối ống theo các bước như sau.
 Bước 1: Mài vát đầu ống trơn cần dán keo.

16


 Bước 2: Làm sạch bề mặt tiếp xúc giữa ống và đầu nong.

 Bước 3: Đánh dấu chiều dài cần dán trên đầu ống trơn.

17



 Bước 4: Dùng chổi bôi nhanh một lớp keo dán PVC lên đầu ống đó đánh dấu và mặt trong của
đầu nong.

18


 Bước 5: Đẩy nhanh, mạnh đầu ống đến vị trí đó đánh dấu, không được xoay.

 Bước 6: Dùng giẻ làm sạch keo thừa thật nhanh trên mối dán và để yên cho khớp nối khô trong
thời gian ít nhất 5 phút.

19


 Bước 7: Lắp đặt đai ống và chỉnh ống theo độ dốc và độ thẳng quy định
và xiết đai chặt.

 Phần điều chỉnh độ dốc của ống bằng cách điều chỉnh độ dài ty treo ống tại các vị trí
đai treo ống qua các bu lông sao cho phù hợp với bản vẽ TKTC đó được duyệt.
* Các chú ý đối với công tác lắp đặt điện, nước:

20


Công tác lắp đặt thiết bị điện và nước được tiến hành sau khi căn phòng đã hoàn thiện,
lăn sơn. Lắp đặt thiết bị sau khi đã thử xong áp lực của hệ thống đường ống cấp thoát nước
và sau khi thử xong hệ thống đường dây cấp điện.
Vật liệu thiết bị cung ứng theo yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn của chủ đầu tư và trình chủ
đầu tư trước khi lắp đặt. Các thiết bị lắp đặt theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. ổ cắm, công tắc,

bảng điện, bóng đèn ... được lắp đúng theo thiết kế và kết hợp thực tế. Dùng dây dọi, thuỷ
bình căn chỉnh sao cho các mép thẳng đứng, ngang bằng, đảm bảo không rò điện ra xung
quanh.
Các đèn điện và phụ kiện cần được lắp sao cho bảo dưỡng, sửa chữa được dễ dàng bằng
phương tiện thông thường.
Khi thi công lắp đặt thiết bị cần có sự phối hợp để không làm ảnh hưởng đến các công
việc hoàn thiện khác.

11. Công tác gia công lắp dựng khuôn cửa, cửa gỗ:
- Việc lắp đặt cửa gỗ công trình đòi hỏi kỹ thuật khá cao, đối với cửa gỗ, khuôn cửa
gỗ, cánh cửa gỗ được gia công ngay sau khi ký hợp đồng nhằm có thời gian để gỗ khô kiệt,
tránh hiện tượng co ngót, cong vênh, nứt nẻ.
Khuôn cửa được tiến hành song song với công tác xây, cửa được gia công tại xưởng
và vận chuyển đến công trình theo đúng tiến độ thi công mà công ty chúng tôi vạch ra.
Trước tiên việc lắp dựng cửa tiến hành sau khi đã trát hoàn thiện phải đúng kích thước, cửa
gỗ đưa vào lắp đặt đúng khuôn đúng chủng loại thiết kế.
Trước khi thực hiện các công tác hoàn thiện cuối cùng như, đánh giấy ráp mịn, sơn
PU được thực hiện, Nhà thầu phải mời các bên tư vấn giám sát và kỹ thuật của Chủ đầu tư
nghiệm thu bằng biên bản mới được thực hiện và lắp dựng.
Cuối cùng là công đoạn lắp đặt phụ kiện cửa là tay cầm, ổ khoá, móc gió ... được lắp
đặt theo đúng mẫu mã, chủng loại thiết kế.
Kích thước chi tiết gỗ ghi trên bản vẽ là kích thước hoàn công với dung sai cho phép
là 2mm.

12. Công tác ốp tấm Aluminium
Bước 1: Hàn khung xương sắt thật chắc chắn. Khung xương dùng vuông 20 hoặc 30 kẽm
không rỉ sét. Kỹ thuật ở khung xương là đan theo khổ Alu (1,2m x 1.2m hoặc 0.6m x 1.2m)
Bước 2: Dựng mũi phay rónh (mua tại tiệm bự loong) phay cỏc đường trùng đường khung
21



sắt để bắn vít dấu ốc lồi ra.Khi đưa tấm ốp nhôm Aluminium lên, bắn vít, ta dùng silicon
quét lên một đường thật nhuyễn dấu ốc.
Bước 3: Cuối cùng ta lột tấm màng bảo vệ ra khỏi tấm Aluminium và vậy là bạn đó hoàn
thiện xong phần ốp aluminium rồi đó, kỹ thuật thỡ đơn giản nhưng cần bàn tay khéo léo.Tuy
nhiên, khi ốp aluminium đa phần không rành kỹ thuật sẽ không tránh khỏi khuyết điểm như
lồi ốc vít hoặc phay góy hư Alumium rất nguy hại kinh tế

13. Công tác thi công tấm ngăn vách vệ sinh Compact
Công tác chuẩn bị lắp tấm Compact HPL cho thi công vách ngăn vệ sinh
– Khảo sát mặt bằng sau khi đó hoàn thiện xõy dựng: đo lại chiều dài, rộng ( sâu) ,cao của
khu cần lắp vách
– Kết hợp với giỏm sỏt cụng trỡnh kiểm tra đường ống nước và đường dây điện, lấy dấu
để khoan ke góc hoặc u tường (tùy yêu cầu của chủ công trỡnh) trỏnh đường ống nước và
dây điện.
– Thông qua bản vẽ và khảo sát thực tế tính lại số lượng tấm Compact HPL cần sự dụng
cho việc thi công vách ngăn vệ sinh, khổ tấm compact hpl: (1830 x 1530)mm ; (1830 x
1830)mm hoặc (1830×2440)mm. Tấm compact HPL dùng làm vách ngăn phũng vệ sinh
thụng thường dày 12mm, trong một số dự án đầu tư nươc ngoài có thể dùng tấm compact
hpl dày 16mm và 18mm.
– Đo lại kích thước thực tế so với bản vẽ để chuẩn bị cắt tấm, nên cắt cánh, bạo giữa và
tấm ngăn buồng trước.
Công tác tổ chức thi công vách ngăn vệ sinh bằng tấm compact hpl
– Cắt tấm bằng máy cưa bàn trượt hoặc máy cầm tay ( cần vam kẹp tấm) để đảm bảo độ
chính xác.
– Chọn tấm Compact HPL thẳng, không bị cong vênh để pha cắt tấm cánh cửa trước. Sau
khi cắt tấm cánh nên dung máy mài, mài miết cạnh trên dưới của 4 cạnh của cánh.
o/wp-content/uploads/2015/01/DSC074441.jpg Lưu ý:
Khi tập kết tấm đến công trỡnh phải để tấm nằm song song với mặt đất tránh tấm bị cong
vênh do lực dàn không đều, bảo quản che chắn bề mặt những tấm để qua đêm tại công

trỡnh.
– Sau khi pha cắt xong , để Compact HPL gọn gàng tránh trầy xước (giữ độ thẩm mỹ
cho tấm compact HPL) và phân loại tấm cánh, tấm bạo giữa, bạo tường, tấm ngăn buồng,
cho từng phũng, bởi vỡ cú khi trong một tũa nhà nhưng kích thước mặt bằng từng tầng lại
khác nhau. Phân loại để khi lắp đặt tránh nhầm lẫn, cũng như không khoan nhầm tấm
– Cắt góc 1 góc của tấm ngăn buồng kích thước là 15x15mm để sau này sập nhôm nóc
không bị kích.
– Kiểm tra cao độ sàn nhà (độ dốc sàn nhà theo thực tế)
– Chia đều khoảng cách các phũng vệ sinh theo bệ xớ đó lắp
– Đánh dấu mặt bằng (trên tường) trước, đánh dấu vị trí khoan ke (u tường) đo để chia cân
từng phũng vệ sinh, chia cõn xớ bệt với khoảng cỏnh 2 tấm ngăn buồng gần nhất
22


– Lắp tấm ngăn buồng trước (tấm vuông góc với tường), theo dấu, khoan ke hoặc u tường
để định vị tấm với tường. Sau đó lắp tấm vách bạo giữa, tính toán sao cho tấm vách bạo đầu
và bạo cuối bằng nhau (tính thẩm mỹ và cân xứng). Đôi khi tấm ngăn phũng tiếp xúc vào
giữa tấm bạo, đôi khi lệch 1 chút, tùy vào độ bằng nhau về bề ngang của từng buồng vệ sinh
( phụ thuộc vào thợ lắp thiết bị vệ sinh xí bệt).o/wpcontent/uploads/2015/01/DSC076051.jpg
– Lắp hèm cửa vào 1 cạnh của vách mặt (đối diện với cạnh lắp bản lề).
– Bắt bản lề và tấm cánh vào cạnh tấm nối và treo cánh lên sao cho cánh đóng mở dễ
dàng, không bị khe hở to nhỏ, các khe hở phải đều nhau, chỉnh cân cánh, khít hèm, cửa
không bị cong vênh.Cánh vuông góc với mặt đất.
– Định vị thanh day nhôm nóc, thanh day nhôm chạy thẳng theo mặt trước hệ thống vách
ngăn, ngậm 15mm vào cạnh đỉnh tấm. Bắt vít xuyên từ nhôm nóc xuống tấm.
– Khoan và định vị vít để cố định chân vách xuống sàn: dùng vít chốt chặt chân vách ngăn
với vách mặt ngoài của tấm, cố định chắc chắn, sao cho các điểm không để xê dịch. Nên sử
dụng vít bắt tường, sàn bằng inox.
– Lắp khoá, tay nắm 2 bên trong, ngoài của cánh và móc treo áo.
– Lắp khúa và tay nắm cỏch mặt sàn 1m. Cỏnh mở trong thỡ lắp khoỏ vào bạo, mở ngoài

lắp vào cỏnh.
– Móc treo áo lắp ở giữa cánh, vị trí ngang hàng với bản lề trên.
– Sau khi lắp khoá xong nên kiểm tra lại màu xanh đỏ của khoá, màu xanh là khoá mở,
màu đỏ là khoá đang đóng. Nên sử dụng khoá có miệng nhựa để không cọ sát vào tấm gây
xước, sử dụng móc treo có đầu nhựa để giảm chấn.o/wpcontent/uploads/2015/01/DSC063491.jpg
– Nếu lắp chõn cao 10cm thỡ vị trớ bắt ke là 20cm so với mặt sàn. Vị trớ lắp đặt sẽ thay
đổi tùy thuộc vào thực tế. Lưu ý là những mũi khoan vào tường để bắt ke bên dưới ( gần
mặt đất) tấm ngăn buồng sẽ chịu lực chính nên cẩn thận.
– Lắp tiểu nam, tiểu treo kích thước thiết kế mỗi bên bắt 2 ke inox hoặc tiểu đứng kích
thước tấm thiết kế mm mỗi bên 2 ke inox và 1 chân giữ.
Cụng tỏc xử lý độ rơ của tấm compact hpl trong quá trỡnh thi cụng vỏch ngăn vệ sinh
– Đóng mở và xô vách để căn chỉnh độ hở, khít của vách ngăn
– Căn chỉnh bản lề để tấm mở, đóng nhẹ nhàng
– Cho gioăng cao su chống ồn vào hèm nhôm, để khi đóng cánh không gây ra tiếng kêu.
Công tác hoàn thiện và vệ sinh lau chùi tấm sau khi thi công vách ngăn vệ sinh
– Bôi dầu đánh bóng 4 cạnh của cánh cửa sao cho đen bóng tạo độ thẩm mỹ.
– Vệ sinh, lau sạch bề mặt tấm, trong ngoài. Lưu ý không để các đội thi công khác trèo lên
vách, treo bóng điện sát bề mặt tấm sẽ gây biến dạng bề mặt tấm.
– Nghiệm thu, đo khối lượng với chủ đầu tư. Cách đo nghiệm thu là đo từ mặt đất lên nóc
vách: chiều cao trung bỡnh thường là 2m.
– Bàn giao chủ đầu tư và đưa vào sử dụng

23


11. Các công tác khác:
11.1. Công tác giàn giáo:
Giàn giáo phục vụ thi công công trình là giàn giáo bằng thép ống định hình lắp ghép có
giằng chéo, chốt hãm tháo lắp dễ dàng, đảm bảo vững chắc và ổn định. Sàn giáo là tôn định
hình gác ngang giữa hai thân giáo có mỏ neo chắc chắn.

Giàn giáo thép định hình được lắp đặt theo toàn bộ tường bao bên ngoài từ mặt nền
tầng 1 lên đến mái, từ khi thi công xong bê tông dầm sàn tầng 1 và chỉ được tháo dỡ khi
toàn bộ công tác hoàn thiện trang trí mặt ngoài đã hoàn thành.
Trong nhà từng phòng cũng được lắp đặt lưu động 1 tầng giáo định hình để phục vụ
công tác xây và hoàn thiện trong nhà.
- Hoàn thiện dọn dẹp mặt bằng xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN 5674 :1992
- Các công tác hoàn thiện khác theo tiêu chuẩn TCVN 5674 : 1992
11.2. Công tác vệ sinh kết cấu công trình:
Trong suốt quá trình thi công, bố trí một tổ đội làm công tác vệ sinh trên công trường và
toàn bộ mặt bằng công trường.
Sửa chỗ tiếp giáp các thiết bị điện, nước với tường trần, làm sạch các vết bẩn trên
tường, trần bằng việc lăn sơn.
Lau mặt kính khỏi các vết bụi, sơn, vữa... Lau sạch các thiết bị điện, thiết bị vệ sinh
bằng giẻ mềm. Lau nền nhà...
12. Những đề xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, giảm giá
thành :
- Tất cả các công tác xây lắp trên công trường đều được hệ thống quản lý chất lượng của
Nhà thầu kiểm tra, giám sát thường xuyên.

24


- Phát động phong trào cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ích cho công trường; phát động,
tổng kết các đợt thi đua sản xuất ngắn ngày và dài ngày.
- Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành phù hợp với điều kiện riêng của công trình và điều
kiện kinh tế thị trường của giai đoạn thi công.
- Với sự phát triển vượt bậc của các trang thiết bị, máy móc thi công, các chương trình
quản lý về xây lắp...Việc áp dụng tiến bộ KHKT là cần thiết, quyết định sự phát triển của
mỗi doanh nghiệp. Nhận biết rõ điều này, Nhà thầu luôn áp dụng những tiến bộ kế hoạch kỹ
thuật trong công tác điều hành, quản lý và thi công các công trình.

- Nhà thầu đang áp dụng khoa học thống kê và công nghệ thông tin trong quản lý dự án,
sử dụng hệ thống mạng máy tính tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều vận, điều hành thi
công, quản lý kinh tế.
- Sử dụng các phần mềm dự toán, các chương trình thiết kế, Microsoft Project,
Autocat... vào công tác quản lý thi công và triển khai công việc.
- Sử dụng các máy đo đạc và kiểm tra thế hệ mới: Máy toàn đạc điện tử SET 510, máy
kinh vĩ, thuỷ bình có độ chính xác cao, có thể tự cân bằng trong phạm vi nhỏ.
- Sử dụng các thiết bị thi công hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, đẩy nhanh
tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng công trình và vệ sinh môi trường: Máy máy ép cọc,
cần trục, trạm trộn bê tông, máy bơm bê tông... và hệ thống cốp pha, giàn giáo có thể tháo
lắp và vận chuyển dễ dàng.
1. Đối với công tác gia công - sản xuất:
- Với công tác gia công cốt thép ván khuôn, nhà thầu sẽ thực hiện tại xưởng sau đó mới
đưa vào công trường lắp dựng. Đây là biện pháp phân công chuyên môn hoá sản xuất nhằm
đạt năng suất, chất lượng cao.
- Qui trình gia công và cắt thép được đưa vào máy tính, lên phương án để cắt, kết hợp
các số hiệu thép cho các cấu kiện của công trình là tối ưu nhất, điều này dẫn đến tiết kiệm
thép và qui trình gia công đơn giản.
2. Đối với chất lượng bê tông:
- Nhà thầu sử dụng vữa bê tông thương phẩm tại trạm trộn theo đúng cấp phối đã
được thiết kế trước, quá trình cân đong vật liệu và trộn hoàn toàn tự động điều khiển bằng
máy vi tính đảm bảo độ chính xác cao.
- Ngoài việc kiểm tra độ sụt mỗi xe bê tông đến công trường và lấy mẫu các đợt đổ đổ
bê tông theo qui phạm, Nhà thầu sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra cường độ bê tông không phá
huỷ, đó là phương pháp sử dụng các thiết bị đặt ngoài khối bê tông như: súng bật nẩy của
Thuỵ Sỹ, máy siêu âm MEH.1300 của Tây Ban Nha...
25



×