Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Tuần 2. Tự tình (bài II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 19 trang )


1. Phạm Yến Nhi
2. Nguyễn Lê Phương Thảo
3. Tăng Hữu Huy
4. Nguyễn Hương Giang
5. Lê Thị Phương Thùy
6. Bùi Thị Hương Trà
7. Đặng Thu Hương
8.Hà Ngọc Anh
9. Nguyễn Thị Nam Anh
10. Đỗ Quỳnh Nga
11. Nguyễn Trung Hiếu
12. Trần Đức Minh Giang


A. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
I. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ - HIỆN THÂN CỦA CÁI ĐẸP
- Đất nước Việt Nam – đất nước
của những câu hát ru ngọt ngào,
đất nước của cánh cò trắng bay,
đất nước của bàn tay mẹ tảo tần
qua bao năm tháng…và từ trong
cái nguồn mạch dạt dào ấy,
người phụ nữ là nguồn cảm
hứng chưa bao giờ vơi cạn trong
nguồn cảm hứng của người
nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác
nhau.
- Họ hiện lên giữa sự hài hòa
giữa cái đẹp về hình thức và tâm


hồn.


1. Cái đẹp hình thể
Điều đặc biệt là, các cô gái đi vào văn học giai đoạn này đều là những
giai nhân tuyệt thể.
VD:

- Hạnh Nguyên trong “Nhị độ mai” là - Không kém cạnh, chị em Thúy Kiều rõ
1 cô gái rực rỡ:
ràng là khuôn mẫu của sắc đẹp:
“Người đâu trong ngọc trắng ngà,
“ Vân xem trang trọng khác vời,
Mặt vành vạnh nguyệt, tóc rà rà mây”
………………….
Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh”


Hồ Xuân Hương còn muốn vĩnh hằng
hóa sắc đẹp của người phụ nữ trong bài
thơ “Đề tranh tố nữ”:
“ Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh”
Ngay cả những cô gái bình dân cũng
mang vẻ đẹp thật quyến rũ. “Bánh trôi
nước” của nữ nghệ sĩ Hồ Xuân Hương,
hiện lên hình ảnh người con gái “vừa
trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ

bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp
tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà
mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém
phần duyên dáng với làn da trắng mịn
màng.
=> Đấy chính là vẻ đẹp của người con
gái lao động, hay lam hay làm, đầy mạnh


2. Cái đẹp tài năng
Sắc đẹp của nhân vật trong văn học giai
đoạn này thường gắn liền với một phần
phẩm chất không thể thiếu được, đó là
“tài”.
Theo quan niệm của người xưa, tài
gồm: “cầm, kì, thi, họa”.

VD: Có thể coi Thúy Kiều của Nguyễn Du
là nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất nói
trên. Tiếng đàn của nàng làm cho Kim
Trọng phải “ ngơ ngẩn sầu”, làm cho Thúc
Sinh “cũng tan nát lòng” và làm cho Hò
Tôn Hiếu “nhăn mày, rơi châu”.


3. Cái đẹp tâm hồn
Tuy vậy, ca ngợi tài và sắc của người phụ nữ không phải là mục đích của tác
giả văn học thế kỉ XVI- thế kỉ XIX. Tài và sắc chỉ là một phương diện của cái
đẹp: đẹp nết. Mỗi một thể loại văn học, mỗi một tác giả văn học lại có cách
biểu đạt riêng về cái đẹp của người phụ nữ.

Khi nói đến đẹp nết là ta đã đề cập tới phạm trù đạo đức. Trong văn học dân
gian người ta cho rằng:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”


Còn Hồ Xuân Hương đã hình
tượng hóa phẩm chất của người phụ
nữ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
“Bánh trôi nước”. Dù cuộc đời có bị
vùi dập “bảy nổi ba chìm” thì “tấm
lòng son” của người phụ nữ vẫn
được giữ gìn trọn vẹn.
=> Đó là nét nổi bật nhất về hình
tượng người phụ nữ trong văn học
Việt Nam thế kỉ XVI – thế kỉ XIX
Cũng như vậy, nhân vật Vũ
Nương trong “Truyền kì mạn lục’
cũng được Nguyễn Du khắc họa
với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp: hiếu
thảo, thương chồng, thương con,
thủy chung…


II. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ - HIỆN THÂN CỦA
SỐ PHẬN BI THƯƠNG

Những người phụ nữ đẹp là
thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại
sống trong một xã hội phong kiến

thới nát cùng với bộ máy quan lại
mục ruỗng, chế độ trọng nam
khinh nữ vùi dập cuộc đời họ.
Càng xinh đẹp họ lại càng đau
khổ, lại càng phải chịu sự chèn
ép, bất công. Như một quy luật
khắc nghiệt thời bấy giờ “hồng
nhan bạc phận”.


1. Nạn nhân của hủ tục, lễ giáo phong kiến khắc nghiệt
a) Chế độ đa thê
- Dưới chế độ phong kiến, mọi thế lực xã hội, kể cả gia đình, đều có
thể chà đạp lên thân phận người phụ nữ.
- Đúng đầu thế lực thời bấy giờ là vua chúa. Để phục vụ cho việc ăn
chơi trụy lạc của bọn chúng, hàng trăm cô gái trẻ đẹp đã phải vào cung
làm phi tần. Người đời có câu:
“Vua thì nhiều vợ nhất đời
Ba trăm mĩ nữ, sáu mươi phi tần”

=> Ở xã hội xưa, trai thì
năm thê bảy thiếp là
thường, còn người phủ nữ
chỉ biết chấp nhận. Họ
đâu có quyền làm chủ đời
mình.



b) Chế độ nam quyền

- Đối với người phụ nữ, gia đình
là tất cả, vì gia đình là tổ ấm, là
chón nương thân, là nơi có thể tìm
thấy sự thân thương và an ủi.
- Nhưng biết bao kiếp người phụ
nữ đã gặp cảnh gia đình ngang
trái, nhất là khi lấy phải một người
chồng chẳng ra gì.
VD: Đau đớn thay số phận của Vũ
Nương! Chỉ vì muốn con vui, bản
thân vơi bớt nỗi buồn và chỉ cái
bóng trên vách tường, nói với con
đó là cha. Nhưng chính vì thế và
nàng phải chịu một ni kịch đau lòng
=> Giá như xã hội công bằng, để lời
nói của người phụ nữ có giá trị thì
chuyện đáng tiếc này cũng không
xảy ra.


- Cũng có một bộ phận nhỏ
người phụ nữ đứng lên giành lấy
quyền sống và quyền được hạnh
phúc của mình.

- Tuy vậy, vì rất nhiều những lý
do khá phức tạp, nữ giới cũng
đang hợp tác và ủng hộ sự nắm
quyền của nam giới. 



c) Chế độ đồng tiền
Còn rất nhiều kiếp người khác, như Vũ Nương, Xuân Hương, trong xã
hội phong kiến phải chịu chà đạp bởi một thế lực khác. Một xã hội nhốn
nháo bởi đồng tiền, một xã hội mà cán cân công lí nghiêng theo ý muốn
của những kẻ có tiền, có quyền…-> trong xã hội ấy, người phụ nữ là người
chịu nhiều bất công ngang trái nhất.
VD: Nỗi bất hạnh của Vũ Nương cũng vì đồng tiền mà ra. Đây vốn là một
cuộc hôn nhân không bình đẳng, nó không xuất phát từ tình yêu mà giống
như một cuộc mua bán. TS vì mến mộ nhan sắc của Vũ Nương mà “về xin
với mẹ trăm lạng vàng cưới về”.


Song có lẽ, điển hình cho chế độ này là số phận bi thương của nàng
kiều khi phải bán mình chuộc cha.
- Rõ ràng ở cái xã hội mà:
“Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”
thì thân phận người phụ nữ bị coi rẻ, bị
chà đạp phũ phàng. Ma lực của đồng
tiền khiến những kẻ xấu xa sẵn sàng
nhúng tay vào tội ác, gây ra bao đau
khổ cho người dân.
- Trong cái xã hội ấy, đầu mối của mọi cái xấu xa, tàn bạo là do bọn quan
lại phong kiến gây ra. Từ tên bán tơ thấp hèn nhất xã hội vì đồng tiền mà:
“Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”


2. Nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa

Xã hội ngày xưa suy yếu, các cuộc nổi loạn xảy ra ở mọi nơi. Phuc vụ
cho các cuộc chiến tranh phi nghiã đó, biết bao người đã ra đi không trở
lại, biết bao gia đình phải li tán,,, Và đây cũng là nguyên nhân đem đến
nỗi bất hạnh của người phụ nữ.


B. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG “TỰ TÌNH II”
1. Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả
Họ phải chịu nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh
phúc gia đinh – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với
những người phụ nữ. 


2. Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu
thương
Trong bà thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh phụ nữ còn hiện lên nỗi
bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh
mẽ. 




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×