Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề án thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Hải Dương Bản Duyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.83 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
I. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRUNG TÂM ................................................1
1. Cơ sở pháp lý.........................................................................................................1
2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................2
3. Mục tiêu thành lập ..................................................….........................................6
4. Chức năng, nhiệm vụ.............................................................................................6
II. CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY VÀ QUY MÔ ĐÀO TẠO ………………..7
1. Chương trình giảng dạy...............................................................………………. 7
1.1. Khóa học đào tạo......................................................................………………..7
1.2. Một số bài học cơ bản...............................................................………………..12
1.3. Phương pháp giảng dạy và đánh giá học viên...........................………………..14
2. Quy mô và hình thức đào tạo.......................................................………………. 25
2.1. Quy mô đào tạo.........................................................................………………. 25
2.2. Hình thức đào tạo......................................................................………………. 26
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRUNG TÂM .............................………………. 26
1. Chủ sở hữu Công ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc Tế Vikor.................………………. 26
2. Trụ sở Trung tâm Ngoại ngữ Vikor..............................................………………..27
3. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy..................................................………………. 28
4. Nhân sự và cơ cấu tổ chức bộ máy .............................................………………. 29
4.1. Bộ máy nhân sự........................................................................………………. 29
4.2. Sơ đồ tổ chức ...........................................................................………………. 29
4.3. Thông tin về Giám đốc Trung tâm - Người đại diện theo pháp luật…………… 30
5. Tài chính......................................................................................………………. 30
5.1. Chi phí dự kiến.........................................................................………………. 30
5.2. Doanh thu dự kiến....................................................................………………. 31
IV. ĐỀ NGHỊ VÀ CAM KẾT........................................................………………. 32
Phụ lục 1: Danh sách giáo viên và nhân sự..................................………….…….1
Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy...................................................………………. 2
Phụ lục 3: Phương án phòng cháy chữa cháy …………………………………...3

Page 0




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VIKOR

I. SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRUNG TÂM
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005;
- Luật Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 năm 2009;
- Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục;
- Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi
bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục;
- Quyết định 72/2014/QĐ-TTg về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài
trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
- Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin
học;
- Quyết định 2978/QĐ-UBND năm 2009 công bố thủ tục hành chính mới,
sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải
Dương.
- Quyết định Số: 08/2017/QĐ-UBND ngày 27/03/2017 của UBND tỉnh
Hải Dương về việc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định
thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học.
- Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT về chương trình giáo dục thường
xuyên tiếng Anh thực hành do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6
bậc dùng cho Việt Nam.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Nhu cầu sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng
Hàn, tiếng Nga, tiếng Pháp) tại Việt Nam.

Page 1


Toàn cầu hoá làm thay đổi trên quy mô toàn thế giới, dẫn đến sự gia tăng
các cuộc tiếp xúc giữa các quốc gia, dân tộc ở mọi lĩnh vực.
Hệ quả là ngôn ngữ của các quốc gia lớn, có nền kinh tế phát triển mạnh
mẽ sẽ tác động đến ngôn ngữ của các quốc gia, dân tộc còn lại và một số ngôn
ngữ được quốc tế hoá như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật,…
Việt Nam đang trên đà phát triển hội nhập nền kinh tế thế giới. Chính phủ
Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định ngoại giao về kinh tế, văn hóa với các nước
trong ngoài khu vực, tiêu biểu gần đây là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các nền kinh tế, hay
thỏa thuận về cộng đồng kinh tế Asean sẽ mở ra cơ hội việc làm cho lao động có
trình độ và thông thạo ngoại ngữ.
Tuy nhiên, hiện nay ngoài các trường đại học ở Việt Nam chỉ tập trung tại
các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Việc dạy và học
ngoại ngữ chuyên sâu chưa được phổ biến tại các tỉnh thành khác. Lượng sinh
viên tốt nghiệp thông thạo ngoại ngữ từ các trường Đại học không đáp ứng được
nhu cầu trên thực tế.
b. Nhu cầu học ngoại ngữ (Tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,
tiếng Nga, tiếng Pháp) tại TP.Hải Dương, Hải Dương.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải
Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách thành phố Hải

Phòng 45 km về phía Đông. phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp
tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành
phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng
Yên.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 2.
Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm trong Vùng thủ đô với vai trò
là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng.
Toàn tỉnh Hải Dương có tất cả 265 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 25
phường, 227 xã và 13 thị trấn.
Theo quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 3 cụm đô thị động lực mạnh: thành phố
Hải Dương - hành lang quốc lộ 5; Chí Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và
khu vực phía nam tỉnh. Quy hoạch cũng thể hiện sự phát triển theo các trục hành
lang tạo thành mạng lưới, khung phát triển của quy hoạch lãnh thổ tỉnh. Định
hướng phát triển công nghiệp gồm có khu công nghiệp và các cụm công nghiệp
với tổng số 25 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.400 ha.
Hệ thống đô thị được định hướng gồm Thành phố Hải Dương đạt đô thị
loại I trước năm 2020 là hạt nhân; TX Chí Linh là đô thị trung tâm phía bắc;
Page 2


chuỗi thị trấn Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ phát triển thành Thị xã Kinh Môn
vào năm 2015; thị trấn Kẻ Sặt (Bình Giang) mở rộng và nâng cấp lên đô thị loại
IV và thành Thị xã vào năm 2020; các thị trấn Phú Thái (Kim Thành), Ninh
Giang và Thanh Miện nâng cấp thành đô thị loại IV khoảng năm 2025... Hệ
thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh sẽ nâng cấp và quy hoạch mới các tuyến đường
bộ, đường sắt, đường thủy và các cảng cạn, bến bãi… Bản quy hoạch cũng thể
hiện quan điểm lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư tới năm 2015 - 2020 gồm các
công trình xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật…
Trong 6 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng kinh tế ở Hải Dương khá ổn
định, tổng sản phẩm toàn tỉnh tăng 7.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị sản

xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá 2010) ước đạt 10.100 tỷ đồng, bằng
57,8% kế hoạch năm, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2016. Giá trị sản xuất công
nghiệp (theo giá 2010) ước đạt 69.998 tỷ đồng, bằng 46% kế hoạch năm, tăng
10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ ước đạt 22.776 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Dương là đất học từ xa xưa, vùng đất Xứ Đông này là quê hương của
nhiều nho sĩ, Trạng nguyên Việt Nam và Thủ khoa Đại Việt. Trong thời kì phong
kiến Hải Dương có 12 Trạng nguyên (tính theo đơn vị hành chính mới, 15 vị
tính theo đơn vị hành chính cũ) đứng thứ hai cả nước (sau Bắc Ninh) và có
3 Thủ khoa Đại Việt, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa.
Nằm bên đường quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương 15 km về phía bắc,
thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), văn miếu Mao Điền được
biết tới là một trong số ít văn miếu hàng tỉnh còn tồn tại ở Việt Nam. Lịch sử của
văn miếu bắt đầu từ hơn 500 năm về trước. Từ giữa thế kỷ 15 cho đến khoa thi
cuối cùng của nhà Nguyễn, nơi đây trở thành nơi thi hương của vùng trấn Hải
Dương. Đặc biệt trong thời Nhà Mạc (1527-1593) đã bốn lần tổ chức thi đại
khoa ở Mao Điền. Chỉ đứng sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm
tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, văn miếu Mao Điền đã trở thành niềm tự hào về
truyền thống hiếu học của con người Xứ Đông.
Nền giáo dục hiện tại của Hải Dương được xem là một trong cái nôi đào
tạo nhân tài của Việt Nam. Nhiều học sinh gốc từ Hải Dương đã đạt giải cao
trong các kỳ thi Olympic Quốc tế. Trong kỳ thi toán Quốc tế, nổi bật như Đinh
Tiến Cường huy chương vàng toán Quốc tế năm 1989 với số điểm tuyệt đối
42/42, hiện tại là giáo sư toán học tại Đại học Paris 6 .
Trường trung cấp nghề Việt Nam-Canada. Phường Cộng Hòa, Thị xã Chí
Linh, Tỉnh Hải Dương.
Trong các kỳ thi Cao đẳng và Đại học, cũng như các kỳ thi học sinh giỏi
quốc gia. Hải Dương luôn trong nhóm dẫn đầu của Việt Nam. Trong kỳ thi học
Page 3



sinh giỏi quốc gia 2012, Hải Dương đứng thứ 5 cả nước (theo đơn vị tỉnh thành)
về tổng số huy chương .
Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn
hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Theo dòng lịch sử đã để lại cho Hải
Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia
và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc.
Vì vậy, tầm nhìn chiến lược của Hải Dương là tạo bước phát triển đột phá,
đưa Hải Dương trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, giữ
vai trò là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc, là địa phương đi đầu
trong cả nước đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển
từ “nâu” sang “xanh”, đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo nền tảng vững chắc để
Hải Dương phát triển nhảy vọt, toàn diện sau năm 2020.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Hải Dương như đã nêu, cũng như
đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu tư vào tỉnh, nhằm đóng góp vào phát triển bền
vững chung của đất nước. Theo đó tỉnh Hải Dương sẽ chú trọng vào nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức,
kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Các cấp chính quyền tỉnh cần phải
tập trung ưu tiên đào tạo nhân lực chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế.
Việc xây dựng thành lập các trung tâm ngoại ngữ để đào tạo, bồi dưỡng
phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh Hải Dương
là bước triển khai nhằm cụ thể hóa Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hải
Dương đến năm 2020.
c. Nhu cầu học ngoại ngữ (Tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,
tiếng Nga, tiếng Pháp) tại phường Bãi Cháy.
Với lợi thế nằm Tỉnh có số lượng khu công nghiệp tương đối nhiều và
tổng diện tích khu công nghiệp khá lớn nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài,
bên cạnh đó với các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng phát triển
ngành thăm quan du lịch đối với khách du lịch trong và ngoài nước.
Vì vậy, nhu cầu đặt ra phải đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng, thông

thạo ngoại ngữ để phục vụ số lượng lớn những người nước ngoài ở nhiều quốc
gia đến du lịch hoặc làm việc thành phố Hải Dương nói riêng và tỉnh Hải Dương
nói chung.
Đánh giá được các cơ sở trên đây, Công ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc Tế
Vikor thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Ngoại ngữ Vikor với hy vọng góp
phần đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần cung cấp giải pháp đào tạo hiện đại,
đa dạng hóa ngôn ngữ giảng dạy, hiệu quả trong môi trường giáo dục chuyên
nghiệp, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển, hiện đại hoá

Page 4


tỉnh Hải Dương với các ngôn ngữ giảng dạy gồm: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng
Hàn, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Pháp.
d. Phương thức gia nhập thị trường
Trên cơ sở đánh giá nhu cầu thị trường và phân tích thế mạnh của Công
ty: Là đơn vị mới thành lập, song đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Công ty Cổ
Phần Đầu Tư Quốc Tế Vikor đều là những người trẻ, năng động, nhiệt huyết,
được đào tạo bài bản từ nước ngoài về, nắm bắt nhanh thị hiếu, nhu cầu và sự
vận động của thị trường. Bản thân người điều hành Công ty có nhiều năm kinh
nghiệm ở vị trí quản lý giáo dục trong môi trường quốc tế. Mục tiêu Công ty
hướng tới là sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo và dịch vụ, tích hợp giữa giáo
dục chất lượng cao và các dịch vụ bổ trợ, giữa giáo dục ngôn ngữ và sự cần thiết
bổ sung các kỹ năng mềm cho học viên. Đây là lợi thế cạnh tranh mang tính
quyết định so với các đơn vị đào tạo khác.
Phương thức gia nhập thị trường được Công ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc Tế
xây dựng như sau:
- Về đội ngũ giáo viên: Trước hết đây là loại hình đầu tư giáo dục nên để
cạnh tranh thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung tâm là phải nâng cao
chất lượng giáo dục, tạo niềm tin và uy tín cho các học viên. Để có được chất

lượng tốt nhất thì vấn đề đầu tiên là phải có đội ngũ giáo viên giỏi, tâm huyết
với nghề. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên được bổ trợ các kỹ năng mềm, hướng
tới hình ảnh giáo viên không chỉ là người trao truyền kiến thức, mà còn là người
khơi nguồn đam mê học tập, lý tưởng đến cho học viên. Mỗi giáo viên cần am
hiểu về văn hóa quốc gia ngôn ngữ mình giảng dạy. Học viên học ngôn ngữ
cũng đồng thời lĩnh hội các kỹ năng mềm thiết yếu và sử dụng ngôn ngữ linh
hoạt theo đúng văn hóa quốc gia sở hữu ngôn ngữ đó. Đội ngũ giáo viên tại
Trung tâm được tuyển dụng sẽ đảm bảo yêu cầu sau:
+ Kiến thức rộng, chuyên môn sâu, trình độ sư phạm tốt.
+ Nhiệt huyết, năng động với công việc.
+ Biết cách tạo ra một môi trường học tập thân thiện, cởi mở, tạo mối gắn
kết sâu sắc giữa thầy và trò trong quá trình học tập.
+ Luôn luôn tích cực đổi mới phương pháp, nội dung và phương pháp
giảng dạy.
Hằng năm, đều tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
- Về tài liệu giảng dạy: Giáo trình đưa vào giảng dạy sẽ được lựa chọn kỹ
lưỡng, phù hợp với từng trình độ của học viên, cùng với đó là các tài liệu bổ trợ
nội bộ do chính các giáo viên tổng hợp tài liệu biên soạn.

Page 5


- Về cơ sở vật chất: Đảm bảo trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, phục vụ cho
hoạt động giảng dạy.
- Về chiến lược quảng bá hình ảnh Trung tâm: Thông qua các kênh thông
tin như: Biển hiệu bắt mắt, phát tờ rơi và trên internet,… Bên cạnh đó, khi Trung
tâm đã đi vào hoạt động và đã tạo được sự tin cậy của một bộ phận học viên thì
chính các học viên này là kênh quảng cáo hiệu quả nhất cho Trung tâm, đưa các
thông tin về Trung tâm đến với các học viên khác và các học viên khóa sau.
Xây dựng website riêng cho Trung tâm nhằm giới thiệu thông tin và các

khóa học của Trung tâm. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ tạo lập các nhóm tương tác
tác online dành cho các bạn học viên cũng như các giáo viên có thể trao đổi,
thảo luận về bài học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
3. Mục tiêu thành lập và đối tượng đào tạo
3.1. Mục tiêu: Thành lập Trung tâm Ngoại ngữ Vikor nhằm tham gia
cung cấp các chương trình đào tạo ngoại ngữ tiên tiến: Tiếng Anh, tiếng Trung,
tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Pháp,… áp dụng các phương pháp giảng
dạy hiện đại giúp cho học viên nhanh chóng hoà nhập với môi trường ngoại ngữ,
đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.
3.2. Đối tượng đào tạo và đặc điểm từng đối tượng: Trung tâm tổ chức
đào tạo hướng tới các đối tượng học viên đa dạng về độ tuổi, từ trẻ em 6 tuổi trở
lên, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đến những người lớn đã
trưởng thành cần nâng cao trình độ ngoại ngữ để phục vụ cho công việc hoặc du
lịch.
Đặc điểm từng đối tượng học viên:
Độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi được xem là giai đoạn tối ưu nhất cho trẻ em học
ngoại ngữ. Đây là giai đoạn mà bộ não trẻ có thể tập trung và sẵn sàng tiếp nhận
các kiến thức mới nhất, có thể ghi nhớ các quy tắc và thực hiện giao tiếp tự
nhiên bằng ngoại ngữ.
Học viên trong độ tuổi từ 9 đến 18 tuổi học ngoại ngữ bị chi phối bởi
nhiều kiến thức xã hội khác. Các học viên phải đảm bảo việc học tập đan xen
giữa kiến thức ngoại ngữ với các bộ môn học trong hệ thống giáo dục công lập.
Học ngoại ngữ ở độ tuổi trưởng thành gặp không ít khó khăn, đặc biệt khi
người học đã kết thúc giai đoạn đào tạo đại học, cao học, đã lập gia đình và đã
có những công việc cá nhân, công sở và một số hoạt động xã hội nhất định.
4. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
1. Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu
người học trong phạm vi thẩm quyền.

Page 6



2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Trung tâm
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của cả nước, địa phương và
của cơ sở.
3. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu hoạt động của
Trung tâm.
4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến ngoại ngữ như biên dịch,
phiên dịch.
5. Tổ chức đào tạo, kiểm tra, cấp hoặc liên kết cấp chứng chỉ cho các học
viên của Trung tâm đã hoàn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, UBND tỉnh và Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hải Dương.
6. Điều tra nhu cầu học tập ngoại ngữ trên địa bàn, nghiên cứu, tổng kết, rút
kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ.
7. Quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế hoạt động dân chủ trong cơ quan;
phối hợp với các phòng ban trong Công ty để thực hiện tốt nhiệm vụ của Trung
tâm và nhiệm vụ chung của Công ty.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
II. CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY VÀ QUY MÔ ĐÀO TẠO
1. Chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy phân thành các cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao cấp
và luyện thi chứng chỉ cho tất cả 06 ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng
Hàn, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Pháp.
1.1. Khóa học đào tạo
TT Khóa học

Chương
trình


Giáo trình

Ghi chú

Quyển 1

Giáo trình tiếng Hàn tổng hợp
dành cho người Việt, Quỹ Giao
lưu Quốc tế Hàn Quốc

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Quyển 2

Giáo trình tiếng Hàn tổng hợp
dành cho người Việt, Quỹ Giao
lưu Quốc tế Hàn Quốc.

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

I
1
-

-


Tiếng Hàn
Sơ cấp
Sơ cấp 1

Sơ cấp 2

Page 7


2
-

Trung cấp
Trung cấp 1

-

Trung cấp 2

3

Cao cấp

-

Cao cấp 1

-


Cao cấp 2

4

Giao tiếp

-

-

-

5

Cơ bản

Trung cấp

Nâng cao

Quyển 3

Giáo trình tiếng Hàn tổng hợp
dành cho người Việt, Quỹ Giao
lưu Quốc tế Hàn Quốc.

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép


Quyển 4

Giáo trình tiếng Hàn tổng hợp
dành cho người Việt, Quỹ Giao
lưu Quốc tế Hàn Quốc.

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Quyển 5

Giáo trình tiếng Hàn tổng hợp
dành cho người Việt, Quỹ Giao
lưu Quốc tế Hàn Quốc.

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Quyển 6

Giáo trình tiếng Hàn tổng hợp
dành cho người Việt, Quỹ Giao
lưu Quốc tế Hàn Quốc.

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép


Quyển 1,2

Giáo trình Sejong Haktang,
Trung tâm Sejong.

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Quyển 3,4

Giáo trình Sejong Haktang,
Trung tâm Sejong.

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Quyển 5,6

Giáo trình Sejong Haktang,
Trung tâm Sejong.

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

- Bộ giáo trình Luyện thi tiếng
Hàn dành cho người Việt Nam từ
sơ cấp đến cao cấp, NXB Đại

học Cần Thơ.

Luyện thi
chứng chỉ

- Tiếng Hàn tổng hợp dành cho
người Việt Nam, Quỹ Giao lưu
Quốc tế Hàn Quốc.

II
1
-

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Tiếng Trung
Sơ cấp
Sơ cấp 1

Quyển 1

Giáo trình Hán ngữ, NXB Đại
học Văn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép
Page 8



-

Sơ cấp 2

2

Trung cấp

Quyển 2

Giáo trình Hán ngữ, NXB Đại
học Văn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

-

Trung cấp 1

Quyển 3

Giáo trình Hán ngữ, NXB Đại

học Văn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh

-

Trung cấp 2

Quyển 4

Giáo trình Hán ngữ, NXB Đại
học Văn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

3

Cao cấp
Quyển 5

Giáo trình Hán ngữ, NXB Đại
học Văn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Quyển 6

Giáo trình Hán ngữ, NXB Đại

học Văn hóa Ngôn ngữ Bắc Kinh

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép
Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

-

-

Cao cấp 1

Cao cấp 2

4

Giao tiếp

301 câu đàm thoại tiếng Hoa,
NXB Văn hóa Thông tin

5

Tiếng
Trung trẻ
em


Bộ giáo trình Chinese made easy
for KIDS, Yamin Ma.

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

5

Luyện thi
chứng chỉ

Bộ tài liệu luyện thi năng lực
Hán ngữ HSK, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

III

Tiếng Anh

1

Tiếng Anh
trẻ em

-


Tiếng Anh
trẻ em

-

Tiếng Anh
THCS

2

Tiếng Anh
giao tiếp

Từ bài 1
đến bài 14
05 quyển

Gogo loves English, NXB
Longman

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Solutions, NXB Oxford

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép


Page 9


-

-

-

Cơ bản

Từ bài 1
đến bài 7

Giáo trình American English
File, NXB Oxford

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Trung cấp

Từ bài 1
đến bài 9

Giáo trình American English
File, NXB Oxford


Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Giáo trình American English
File, NXB Oxford

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Nâng cao

IV Tiếng Nhật
1

Sơ cấp
Tài liệu được
Bộ

Sơ cấp 1

Minna No Nihongo sơ cấp, NXB
Văn hóa Thông tin

-

Sơ cấp 2

Minna No Nihongo sơ cấp, NXB

Văn hóa Thông tin

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

2

Trung cấp
Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

-

GDĐT
cho phép

-

Trung cấp 1

Minna No Nihongo trung cấp,
NXB Văn hóa Thông tin

-

Trung cấp 2

Minna No Nihongo trung cấp,

NXB Văn hóa Thông tin

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

3

Cao cấp
Cao cấp 1

Minna No Nihongo cao cấp,
NXB Văn hóa Thông tin

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

-

Cao cấp 2

Minna No Nihongo cao cấp,
NXB Văn hóa Thông tin

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

V


Tiếng Nga
Đường tới nước Nga, NXB Quốc
gia Nga

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

-

1

Sơ cấp

Quyển 1

Page 10


2

Trung cấp

3

Nâng cao

Quyển 2


Đường tới nước Nga, NXB Quốc
gia Nga

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Quyển 4

Cửa sổ nhìn ra nước Nga, NXB
Quốc gia Nga

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Chúng ta hãy cùng nói tiếng
Nga, NXB Quốc gia Nga

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép
Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép


4

Giao tiếp

VI

Tiếng
Pháp

1

Sơ cấp

-

Sơ cấp 1

Quyển 1

Giáo trình Alter Ego, NXB
Hachette

-

Sơ cấp 2

Quyển 2

Giáo trình Alter Ego, NXB
Hachette


2

Trung cấp

-

Trung cấp 1

Quyển 3

Giáo trình Alter Ego,
NXB Hachette

-

Trung cấp 2

Quyển 4

Giáo trình Alter Ego,
NXB Hachette

3

Giao tiếp

4

Luyện thi

chứng chỉ

Le Nouveau Taxi,
NXB Hachette
Test de Connaissance du
Français, Activités
d’Entraînement par Dorothée
Duplex et Soline Vaillant

Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép
Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép
Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép
Tài liệu được
Bộ GDĐT
cho phép

1.2. Mội số bài học cơ bản
1. Tiếng Nhật

2. Tiếng Trung

はははははは

はは


はははははははは

ははははは

ははははははは
ははははははははははははははは
ははははははははは

ははは
は は は は はは
Page 11


ははははははははははは

ははははは

ははははははは

は は は はは

ははははははははは
はははは

は は は は は は はは

はははははははははははは

ははははは


ははははははははは

は は は は はは

ははははははははははは

は は は は は は はは

ははははははははは
ははははははははははは

は は は は は はは

ははははは

3. Tiếng Anh

4. Tiếng Pháp

Restaurants and events

Les salutations

Selecting a restaurant

Les présentations

Eating out


Les chiffres

Ordering lunch

Les formes de politesse

Cooking as a carrer

Les pays et les monnaies

Events

La description

Travel

Bilan 1

General travel

Correspondance

Airllines

Les heures

Trains

Les dates


Hotels

La post

Car rentals

L’alimentation

Entertainment

Les loisirs

Movies

Bilan 2

Theater

La vie quotidience

Music

Le restaurant

Museums

Le taxi

Media


La gare

Health

La banque

Doctor's office

Les médias

Dentist’s office

Bilan 3
Page 12


Health unsurance

Le passé

Hospitals

La voiture

Pharmacy

Les spectacle

Lesson General Business


Le repas

Contractas

La météo

Marketing

Le téléphone

Warranties

Bilan 4

Business planning

Les vacances - Kỳ nghỉ

Conferences

Les vêtements

Office issues

La famille

Computers

Les affaires


Office technology
Office procedures
Electronics
Correspondence
Personnel
Job advertising and recruiting
5. Tiếng Hàn

6. Tiếng Nga

ははははは

ОДИН ПЕРВЫЙ УРОК

はははは

ДВА ВТОРОЙ УРОК

はははは

ТРИ ТРЕТИЙ УРОК

はは
はははは 1

ЧЕТЫРЕ ЧЕТВЁРТЫЙ УРОК
ПЯТЬ ПЯТЫЙ УРОК
ШЕСТЬ ШЕСТОЙ УРОК

はははは 2


СЕМЬ СЕДЬМОЙ УРОК

はは はは

ВОСЕМЬ ВОСЬМОЙ УРОК

はは

ДЕВЯТЬ ДЕВЯТЫЙ УРОК

はは

ДЕСЯТЬ ДЕСЯТЫЙ УРОК

はは
はは はは
ははは はは
Page 13


はは
1.3. Phương pháp giảng dạy và đánh giá học viên
Phương pháp trực quan giao tiếp: Phương pháp học thường xuyên có sự
trao đổi, tương tác giữa giáo viên, học viên trong suốt khóa học. Học viên được
đánh giá trên cơ sở các bài kiểm tra năng lực (đầu vào, kiểm tra giữa khóa, kỹ
năng phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng khác), được hỗ trợ phát triển khả năng
ngoại ngữ theo chuẩn khung 06 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Thông tư
01/2014/TT-BGDĐT.
Phương pháp giảng dạy học tập tích cực chủ động: Với một số đối

tượng học viên là người trưởng thành, Trung tâm còn áp dụng phương pháp
giảng dạy tích cực, lấy học viên và khả năng học của họ làm trung tâm chi phối
tất cả công việc của người dạy. Giáo viên chú trọng quá trình học hơn là nội
dung, mà nội dung và người giáo viên cần thích nghi với người học, và nội dung
học thuộc về sự lựa chọn của người học hơn là thuộc về người dạy.
Phương pháp giảng dạy tích cực này là chú ý đến nhu cầu thực sự của
người học, trách nhiệm của người học tự đề ra mục đích học tập riêng của mình
và các bước tiến để đạt đến mục tiêu đó, tính linh hoạt của nội dung và mục đích
học tập, và sự tự đánh giá của người học đối với việc học của mình.
Các phương pháp khác: Ngoài ra, các hình thức học tập của Trung tâm đa
dạng, linh hoạt, mang tính xã hội hoá, dịch vụ thuận lợi, nhằm góp phần nâng
cao trình độ hiểu biết, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu người học.
Trong đó, ngôn ngữ Hàn, Nhật, Trung và tiếng Anh là thế mạnh của Trung tâm.
2. Quy mô và hình thức đào tạo
2.1. Quy mô đào tạo
Trung tâm dự kiến đào tạo tối đa 70 học viên/ca học. Trung bình 10 học
viên/giáo viên/ca học đạt tỷ lệ phù hợp theo quy định của pháp luật (25 học
viên/giáo viên). Với quy mô đào tạo học viên hàng năm của Trung tâm với số
lượng từ: 1000 - 1280 học viên/năm. Thành phần học viên cụ thể như sau:
STT

Học viên

Số lượng đào tạo

Tỷ lệ

1.

Học viên từ 6 - 8 tuổi


70

5,2%

2.

Học viên từ 8 đến 16 tuổi

420

32,8%

3.

Học tiên từ 16 đến 18 tuổi

395

31,5%

Page 14


4.

Học viên trưởng thành trên 18
tuổi

395


31,5%

Học viên đăng ký học tập theo khóa học của Trung tâm bố trí, với thời
gian tối thiểu là 03 tháng/khóa học, 03 buổi/tuần. Mỗi ca học kéo dài 1 giờ 45
phút.
2.2. Diễn biến về quy mô đào tạo dự kiến
Năm

Số lượng khóa
học/năm

Số lượng học
viên/khóa

Tổng số lượng
học viên/năm

Tỷ lệ

6 tháng cuối
năm 2017

45

10

450

70%


2018

102

10

1020

80%

2019

128

10

1280

100%

2.3. Hình thức đào tạo
Vừa học vừa làm, tự học có hướng dẫn và kết hợp giữa hai hình thức học
tập trên. Căn cứ nhu cầu và cấp độ của học viên, Trung tâm cung cấp các
chương trình giảng dạy phù hợp, với giáo trình tiên tiến và cập nhật thường
xuyên, cộng với lịch thực hành hiệu quả nhờ trang thiết bị hiện đại và dưới sự
điều hành của các giảng viên, giáo viên chuyên nghiệp, tuỳ theo cấp độ và yêu
cầu của học viên.
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRUNG TÂM
1. Bố trí không gian Trung tâm

Trung tâm có trụ sở được đặt tại ngôi nhà 4 tầng, Số 283 đường Thanh
Niên – Phường Hải Tân – TP Hải Dương, đã được UBND thành phố Hải Dương
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở số 283 ngày ......
tháng ...... năm 20.... cho ông/bà .................... đã cam kết cho Công ty thuê 05
năm để đưa vào sử dụng, kinh doanh lâu dài theo hợp đồng thuê nhà
số ......................... ngày ....... tháng ....... năm ...........
Trụ sở Trung tâm nằm tiếp giáp mặt đường Thanh Niên thuận lợi cho giao
thông, đi lại của học viên.
Tổng diện tích sử dụng của trụ sở là ......... m 2 với 06 phòng, được bố trí
cụ thể như sau:
1.1. Khu học tập: 04 phòng học bố trí tại tầng 2,3,4 của tòa nhà với tổng
diện tích sử dụng là 108m2.

Page 15


- 02 phòng diện tích có diện tích 24m2/phòng, phục vụ tối đa 16 học
viên/lớp , đạt tỷ lệ diện tích tối thiểu là 1,5m2/học viên/ca học theo quy định.
- 02 phòng diện tích 60m 2/phòng phục vụ tối đa 20 học viên/lớp, đạt tỷ lệ
diện tích tối thiểu đạt là 1,5m2/học viên/ca học theo quy định.
Với số lượng phòng học và diện tích sử dụng như trên, bình quân đáp ứng
nhu cầu của trên 70 học viên/lớp/ca học. Tỷ lệ diện tích tối thiểu đạt 1,5m 2/học
viên/ca học theo đúng quy định.
Phòng học được thiết kế khang trang, hiện đại; nền và sàn phòng học
được lát gạch, đảm bảo dễ vệ sinh, không trơn trượt, không ẩm ướt, tránh được
hiện tượng nồm ướt. Trong phòng có hệ thống chiếu sáng ổn định đảm bảo mật
độ công suất chiếu sáng không dưới 15W/m2; độ rọi trên mặt phẳng làm việc
không dưới 300lux.
1.2. Khu văn phòng hành chính, lễ tân: Được bố trí tại tầng 1 của tòa nhà
với diện tích sử dụng là 68m2.

1.3. Khu vực thư viện phòng đọc, hội thảo: Bố trí tại tầng 2 tòa nhà, phục
vụ cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, thư giãn trước sau mỗi giờ
học, diện tích sử dụng 30m2.
1.4. Khu vệ sinh: Có 04 khu vệ sinh (Bố trí tại 04 phòng học và khu vực
hành chính, lễ tân), đảm bảo tỷ lệ 60 người/phòng vệ sinh.
1.5. Khu vực giữ xe cho học viên và nhân viên ngoài Trung tâm.
Trụ sở làm việc độc lập, khang trang, tiện dụng; bàn, ghế làm việc theo
phong cách hiện đại, lịch sự, thuận tiện, thân thiện; thiết kế các tủ tài liệu, giá
sách, kho lưu trữ hồ sơ an toàn, khoa học;
Điều kiện thực hiện các quy định về an ninh trật tự, an toàn giao thông:
Phòng học có bố trí gần nguồn nước, trang bị công cụ phòng chống cháy nổ theo
quy định của pháp luật.
2. Thời gian dự kiến đi vào hoạt động: 20/09/2017.
3. Trang thiết bị của cơ sở đào tạo ngoại ngữ cho du học sinh
STT

Hạng mục

Số lượng

Đơn vị

1

Bảng đen

06

Chiếc


2

Bảng nỉ

02

Chiếc

3

Bảng focmica

02

Chiếc

4

Bàn ghế học sinh

68

Chiếc
Page 16


5

Bàn làm việc


07

Chiếc

6

Ghế đơn

17

Chiếc

7

Máy tính

07

Chiếc

8

Máy in

02

Chiếc

9


Tủ tài liệu

03

Chiếc

10

Tủ máy tính

04

Chiếc

11

Quạt trần

08

Chiếc

12

Quạt cây

06

Chiếc


13

Bóng điện

30

Chiếc

14

Bình nước

06

Chiếc

15

Giá inox

04

Chiếc

16

Cây nước

01


Chiếc

17

Bản đồ

02

Cái

Trang thiết bị tại mỗi phòng học được Công ty bố trí thiết kế phù hợp
với từng đối tượng học viên, cụ thể: Bàn ghế được thiết kế không quá hai
chỗ ngồi, rời nhau, độc lập. Ghế có thể có tựa sau. Các góc, cạnh của bàn
ghế được làm nhẵn đảm bảo thẩm mỹ, an toàn. Ngoài bàn ghế tủ chứa, các
phòng học đều có trang thiết bị trình chiếu để hỗ trợ học viên học tập một
cách trực quan.
Riêng phòng học dành cho trẻ em được trang trí nhiều màu sắc phù hợp
với lứa tuổi của học viên.
Điều kiện an toàn và kỹ thuật trong phòng học: Phòng học được duy trì
điện lưới ổn định, đường điện đi chìm không gây nguy hiểm cho học viên;
không khí phòng học được lưu thông không ứ đọng khí thải, mùi; được bố trí tại
Trung tâm tối thiểu 05 bình cứu hỏa để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
Khu vực hành chính, phòng họp, phòng chức năng:
TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Số lượng


1.

Máy vi tính

Bộ

6

2.

Điện thoại

Cái

4

3.

Máy tính xách tay

Cái

2

4.

Bàn ghế Trung tâm

Bộ


4
Page 17


5.

Điều hòa

Cái

1

6.

Máy phô tô

Cái

1

7.

Máy in

Cái

1

8.


Máy Fax

Cái

1

9.

Giá sách

Cái

1

10.

Tủ đựng tài liệu

Cái

1

11.

Bàn ghế giám đốc

Bộ

1


12.

Máy chiếu

Cái

1

13.

Bảng nhung

Cái

1

14.

Đồng hồ

Cái

3

4. Nhân sự và cơ cấu tổ chức, bộ máy
4.1. Bộ máy nhân sự
Nhân sự Trung tâm gồm có: 22 người, được bố trí các phòng ban như sau:
a. Ban Giám đốc: 02 người
b. Bộ phận Hành chính: 06 người

+ Bộ phận Tuyển sinh: 02 người (Trong đó 01 người kiêm nhiệm)
+ Bộ phận Hỗ trợ học viên: 01 người
+ Bộ phận Truyền thông: 01 người
+ Bộ phận Kế toán: 01 người
c. Bộ phận Đào tạo (03 bộ môn): 1 người phụ trách đào tạo và 2 giáo viên
Việt Nam, 00 giáo viên nước ngoài (Chi tiết danh sách tại phụ lục 01 đính kèm).
4.2. Sơ đồ tổ chức:
(Chi tiết theo Phụ lục số 02 kèm theo đề án)
4.3. Thông tin về Giám đốc trung tâm - Người đại diện theo pháp luật
Họ và tên: ......

Sinh ngày: .....

Số CMND: ....... Ngày cấp: ....... Nơi cấp: CA ...
Địa chỉ thường trú: ......
Được Công ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc Tế Vikor phân công làm Giám đốc
Trung tâm theo quyết định số ......
Trình độ, kinh nghiệm:
Page 18


Tốt nghiệp Đại .... ngày ....tháng 03 năm 2008
Có 05 năm tham gia quản lý chuyên môn tại Trung tâm .....
Do vậy, bà ..... đã chiếm được sự tin tưởng của Công ty về khả năng quản
trị và đại diện cho Trung tâm theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoạt động
của Trung tâm được vận hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, phát triển ổn định, bền vững.
5. Tài chính
Tổng mức vốn đầu tư vào hoạt động của Trung tâm là: 500.000.000 đồng
(bằng chữ: Năm trăm triệu đồng).

Cơ cấu vốn là 100% vốn tự có do Công ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc Tế
VIKOR đầu tư theo quyết định số 12/QĐ-HĐQTngày 08/09/2017.
5.1. Chi phí dự kiến
Vốn đầu tư được sử dụng để chi trả cho các chi phí ban đầu như sau:
STT

Diễn giải

ĐVT

Số
lượng

Đơn giá
bình quân

Thành tiền
(đồng)

1

Chi phí Trung tâm 01
Tháng
tháng đầu

1

20.000.000

20.000.000


2

Chi phí thuê Trung tâm

Tháng

1

12.000.000

12.000.000

3

Mua sắm trang thiết bị
Trung tâm đợt đầu



2

50.000.000

100.000.000

4

Chi phí lương cố định
cho bộ máy quản lý,

Tháng
giảng viên và nhân viên
01 tháng đầu (9 người)

1

8.000.000

72.000.000

5

Chi khác

1

50.000.000

Tổng cộng chi phí tháng đầu

254.000.000

Tổng cộng chi phí thường xuyên tháng

154.000.000

Tháng

5.2. Doanh thu dự kiến
Mức học phí cao nhất: 2.500.000 đ/lớp/học viên;

Mức thu học phí thấp nhất: 1.500.000 đ/lớp/học viên;
Mức học phí trung bình phân tích tài chính: 2.000.000đ/lớp/học viên/khóa.

Page 19


Dự kiến mức thu hút học viên căn cứ trên kết quả phân tích nhu cầu đào
tạo, đối tượng khách hàng tiềm năng và khả năng đáp ứng của Trung tâm trong
03 giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 01: 03 tháng cuối năm 2017, Trung tâm đi vào hoạt động ổn
định, hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động của Trung tâm theo
quy định của pháp luật. Đẩy mạnh hoạt động maketing quảng bá hình ảnh Trung
tâm đến các học viên. Tập trung kinh doanh những sản phẩm giáo dục thuộc thế
mạnh của trung tâm là ngôn ngữ Hàn, Trung và Anh.
Giai đoạn 2: Năm 2018, Trung tâm mở rộng hoạt động quảng bá và xác
định học viên tiềm năng cho các khóa học ngôn ngữ tiếng Nga, Pháp, Nhật đảm
bảo duy trì hoạt động với công suất phòng học đạt 80%, tương đương 102 khóa
học/năm.
Giai đoạn 3: Năm 2019, Trung tâm mở rộng hoạt động liên kết với các đối
tác doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tổ chức đào tạo nâng cao trình độ ngoại
ngữ cho người lao động, sử dụng 100% công suất phòng học, phấn đấu doanh
thu trung bình ổn định 2,5 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng.
Diễn biến cụ thể về doanh thu, chi phí trong các giai đoạn cụ thể như sau:

Năm

Số lượng
khóa
học/năm


Số lượng
học
viên
/khóa

Học phí
/người/khóa

Doanh thu dự kiến
bình quân (VNĐ)

3 tháng cuối
năm 2017

64

10

2.000.000

1.280.000.000 đồng

2018

102

10

2.000.000


2.040.000.000 đồng

2019

128

10

2.000.000

2.560.000.000 đồng

Doanh thu tháng

215.000.000

Chi phí bình quân tháng

154.000.000

Lợi nhuận trước thuế/tháng

61.000.000

Lợi nhuận năm

732.000.000

Thuế nộp NSNN


146.400.000

Lợi nhuận sau thuế

585.600.000

Page 20


IV. ĐỀ NGHỊ VÀ CAM KẾT
Trên đây là đề án thành lập Trung tâm Ngoại ngữ Vikor với những bước
chuẩn bị, kế hoạch thực hiện, chiến lược kinh doanh, cơ cấu nhân sự, chương
trình giảng dạy dự kiến ban đầu. Kính trình các cơ quan chứng năng xét duyệt
để đề án được triển khai ứng dụng trong thực tế.
Ngay khi được cấp phép thành lập, chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng
đủ các nội dung đã báo cáo đệ trình và được phê duyệt của cơ quan chức năng.
Xin trân trọng cảm ơn!.
Thông tin phản hồi xin gửi về:
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc Tế Vikor
Trụ sở: Số 283 Đường Thanh Niên, Phường Hải
Tân, TP Hải Dương, Việt Nam.

Hải Dương, ngày 09 tháng 09 năm 2017
NGƯỜI LẬP ĐỀ ÁN
NGUYỄN VĂN VƯƠNG
0988.260.777 – 094.939.8333

Page 21



PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH GIÁO VIÊN VÀ NHÂN SỰ

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ VIKOR

STT

HỌ VÀ TÊN

NGÀY SINH

THƯỜNG TRÚ

GHI CHÚ

An Sinh – Kinh Môn – Hải
Dương

Giám đốc điều
hành

A1P2, Tập Thể Công Ty Cầu, Tổ
44 P. Trường Thi, Nam Định

Giám đốc đối
ngoại

BAN GIÁM ĐỐC
1.

Bùi Văn Trơn


2.

Nguyễn Văn Vương

KHỐI VĂN PHÒNG
I. Bộ phận Kế toán
3.

Bùi Thị Hằng

Hồng Đức – Ninh Giang – Hải
Dương

Kế toán

4.

Hồ Văn Sơn

34 Bùi Thị Xuân – TP Hải Dương

Truyền thông

Page 1

TRÌNH ĐỘ (VĂN BẰNG)

GHI
CHÚ



5.

Nguyễn Văn Vương

A1P2, Tập Thể Công Ty Cầu, Tổ
44 P. Trường Thi, Nam Định

Tuyển sinh

6.

Lê Quang Thiện

Khu 8 – Phường Tân Bình – TP
Hải Dương.

Tuyển sinh

7.

Nguyễn Quang Thiện

An Sinh – Kinh Môn – Hải
Dương

Hỗ trợ học viên

8.


Nguyễn Thị Diệu Thu

An Sinh – Kinh Môn – Hải
Dương

Phụ trách đào
tạo

9.

Trần Thị Giang

Thị Trấn Đắk Hà – Đắk Hà – Kon
Tum

GV tiếng Hàn

10.

Nguyễn Thị Phương
Ninh

GV tiếng Hàn

11.

GV tiếng Hàn

12.


GV tiếng Hàn

13.

GV tiếng Hàn

14.

GV tiếng Anh

Page 2

Kiêm
nhiệm


15.

GV tiếng Anh

16.

GV tiếng Trung

17.

GV tiếng Nhật

18.


GV tiếng Nga

19.

GV tiếng Pháp

Page 3


×