Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Khóa luận hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục “tâm sự” trên báo điện tử vnexpress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 87 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG......................................................7
1.1. Các khái niệm có liên quan........................................................................7
1.1.1. Báo mạng điện tử....................................................................................7
1.1.2. Hoạt động tương tác................................................................................8
1.1.3. Công chúng báo mạng điện tử...............................................................13
1.1.4. Diễn đàn trên báo mạng điện tử và Diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng
điện tử..............................................................................................................14
1.2. Hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo
mạng điện tử....................................................................................................20
1.2.1. Đặc điểm của hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc


viết trên báo mạng điện tử...............................................................................20
1.2.2. Các hình thức tương tác trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng
điện tử.............................................................................................................22
1.2.3. Vai trò hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên
báo mạng điện tử.............................................................................................29
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TÁC CỦA ĐỘC GIẢ
TRONG CHUYÊN MỤC “TÂM SỰ” TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
VNEXPRESS (TỪ THÁNG 2/2014 ĐẾN 2/2015)......................................35
2.1. Vài nét về chuyên mục “Tâm sự” trên tờ VnExpress...............................35
2.2. Khảo sát hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục “Tâm sự”
của VnExpress.................................................................................................40
2.2.1. Bình luận (Comment)............................................................................41

2.2.2. Bình chọn (Like)...................................................................................55
2.2.3. Chia sẻ (Share)......................................................................................61
2.2.4. Gửi thư điện tử (email)..........................................................................65


2.2.5. Đường dây nóng (Hotline)....................................................................69
2.3. Một số đánh giá về hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục
Tâm sự trên báo VnExpress............................................................................71
2.3.1. Hiệu quả của hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục Tâm
sự trên báo VnExpress.....................................................................................71
2.3.2. Hạn chế của hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục Tâm sự
trên báo VnExpress.........................................................................................73

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TƯƠNG
TÁC CỦA ĐỘC GIẢ TRONG CHUYÊN MỤC “TÂM SỰ” TRÊN BÁO
VNEXPRESS.................................................................................................77
3.1. Nâng cao tính tương tác trên giao diện trang web....................................77
3.2. Kiểm tra độc xác thực thông tin trong bài viết.........................................79
3.3. Đầu tư nâng cấp về mặt kỹ thuật công nghệ, tích hợp đa phương tiện
trong chuyên mục............................................................................................80
3.4. Bồi dưỡng nâng cao trình độ phóng viên, biên tập viên tòa soạn và tăng
cường vai trò của các chuyên gia tư vấn trong chuyên mục...........................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................85



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tương tác là một trong các vấn đề được đặt ra đối với báo chí học và hoạt
động báo chí hiện nay. Sự tác động qua lại giữa báo chí và công chúng không chỉ
giúp báo chí thực hiện trọn vẹn hơn các chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin
cho độc giả mà còn tạo cơ hội cho công chúng tác động, nhận xét, đánh giá phản hồi
trở lại, thể hiện vai trò giám sát đối với báo chí. Mối quan hệ qua lại giữa hai bên
được ví như một sợi dây kết nối, khiến khoảng cách của tòa soạn với công chúng
được rút ngắn, đồng thời mỗi thông tin mà báo chí đưa ra đều được nhận xét trên
nhiều bình diện khác nhau và được đánh giá khách quan nhất. Sự tương tác giữa
báo chí và công chúng giúp phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân, là “hàn
thử biểu” của dư luận xã hội trước các quyết sách của những người điều hành đất

nước, hay nói rộng hơn công chúng là người kiểm chứng, đánh giá thông tin và
phản bác những sai sót về những thông tin mà báo chí đăng tải. Đồng thời nó cũng
chính là thước đo đánh giá chất lượng cũng như vị thế của một cơ quan báo chí
trong nền báo chí của một quốc gia, một dân tộc.
Ra đời từ thế kỷ XV đến nay, báo chí thực sự đã đạt tới sự phát triển bùng nổ
và tạo ra sức cạnh tranh lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi tờ báo, cơ quan báo
chí cần phải chinh phục công chúng của mình tốt hơn, mà muốn vậy phải hiểu được
nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của công chúng. Tương tác xuất hiện như một
nhu cầu của báo chí trong quá trình phát triển. Mặt khác, khi thông tin trên báo chí
ngày càng đa dạng phong phú, mức độ chú ý của công chúng với báo chí ngày càng
cao, nhu cầu liên hệ với báo chí để cung cấp thông tin hoặc bày tỏ ý kiến cũng bắt
đầu xuất hiện. Nhu cầu này được thực hiện trên cơ sở sự phát triển của các hình

thức thông tin liên lạc. Có thể thấy, tương tác xuất phát từ nhu cầu của cả hai bên:
báo chí và công chúng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng cùng
với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật thì báo chí ngày càng có điều kiện tốt
hơn để công chúng tiếp cận, theo dõi và nắm bắt thông tin. Điều này cũng đồng

1


nghĩa với việc tính tương tác trên báo chí ngày càng được nâng cao và củng cố. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, muốn phát huy được toàn bộ chức năng, vai trò của báo chí thì
báo chí không thể hoạt động một chiều. Cũng như nguồn thông tin không thể đi một

hướng, sự phản ánh, thắc mắc, góp ý của độc giả hay nói chung là sự tương tác đa
chiều giữa tòa soạn với độc giả, độc giả với tòa soạn và độc giả với độc giả là điều
vô cùng cần thiết để một kênh truyền hình, một trang báo mạng hay một tờ báo in
đạt được những thành công và để lại thương hiệu trong lòng công chúng.
Sự đóng góp của công chúng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi tờ báo,
và đôi khi sự đóng góp ấy lại trở thành một nguồn thông tin vô giá, là một kênh
truyền tải khách quan, hữu hiệu và có thể lôi kéo thêm độc giả cho tờ báo. Đặc biệt,
công chúng chính là người truyền hơi thở, tạo nên sức sống cho các diễn đàn trên
báo chí, nhất là các chuyên mục “Bạn đọc viết”. Nhiều khi một tờ báo được khẳng
định thương hiệu không chỉ bởi đội ngũ phóng viên năng động tài năng, chất lượng
tin bài tốt, mà còn ở “mảnh đất” cho bạn đọc thể hiện các ý kiến cá nhân, quan điểm
và bày tỏ tâm tư tình cảm của mình. Những ý kiến ấy thể hiện cái khách quan riêng

biệt, nhiều ý kiến đa chiều, va chạm nhau đã tạo nên sự thu hút đối với độc giả.
Tính tương tác không chỉ được thể hiện rõ trong đặc trưng của báo chí và nó càng rõ
hơn trên một diễn đàn bạn đọc viết. Trên báo mạng điện tử, với sự tích hợp đa
phương tiện và thừa hưởng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, các diễn đàn
bạn viết chính là một “mảnh đất vô hạn” để công chúng có thể bày tỏ quan điểm, ý
kiến cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Tầm quan trọng của công
chúng đối với mảnh đất này vô cùng lớn, công chúng vừa là “người cày cuốc, gieo
hạt và chăm sóc cây trồng” vừa là những người chủ thực sự của nó. Nói hình tượng
như vậy để có thể thấy, công chúng là người làm chủ, duy trì sự tồn tại của các diễn
bạn đọc viết trên báo mạng điện tử nói chung và báo chí nói riêng.
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tính tương tác trên báo chí và
đã đạt được nhiều thành tựu lớn, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về hoạt

động tương tác của độc giả trên một chuyên mục cụ thể. Vì vậy, trước tầm quan
trọng và mới mẻ của vấn đề, sinh viên xin chọn đề tài “Hoạt động tương tác của
độc giả trong chuyên mục “Tâm sự” trên báo điện tử VnExpress (khảo sát từ

2


tháng 2/2014 đến tháng 2/2015)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với hy vọng làm
góp phần làm cơ sở hiểu rõ hơn về hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên
mục nổi tiếng của một tờ báo mạng hàng đầu Việt Nam, từ đó có thể làm cơ sở cho
các công trính nghiên cưu lớn hơn sau này, không chỉ trong lĩnh vực báo chí mà còn
có thể trong những lĩnh vực khác rộng lớn hơn.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Theo tôi tìm hiểu cũng có không ít đề tài bàn về tính tương tác trên báo chí nói
chung và tính tương tác trên báo mạng điện tử nói riêng, hay những đề tài làm về
một chuyên mục của một tờ báo cụ thể. Đó là:
Bàn về tính tương tác của báo chí, luận văn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu
Huyền, ĐHKHXH&NH (2010), từng đề cập đến “Tính tương tác trong các chương
trình phát thanh trực tiếp của Đài PT-TH Hà Nội”. Tác giả phân tích một số chương
trình phát thanh trực tiếp nổi bật có yếu tố tương tác của Đài PT-TH Hà Nội, từ đó
khái quát về tính tương tác trong những chương trình này và nhấn mạnh hiệu quả
của những chương trình phát thanh khi có sự tương tác. Có thể nói, công trình đã
cung cấp khung lý thuyết về tương tác báo chí, là tài liệu tham khảo cho các loại
hình báo chí khác nhau.

Bàn về tính tương tác trên báo mạng điện tử nói chung, luận văn của Thạc
sĩ của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011), đã
tập trung nghiên cứu “Tương tác giữa tòa soạn và công chúng báo mạng điện tử”.
Nghiên cứu này đã trình bày một cách khá hệ thống các khái niệm về Báo mạng
điện tử và tính tương tác như là tính đặc trưng của loại hình này, đồng thời thực hiện
nghiên cứu, khảo sát, phân tích hiệu quả tương tác giữa các tờ báo mạng điện tử lớn
của Việt Nam với công chúng và tổng kết những hình thức, công cụ tương tác hiện
đang sử dụng; đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy thế mạnh động thời khắc
phục những hạn chế khi vận dụng những hình thức công cụ tương tác trong báo
mạng điện tử.
Bàn về nghiên cứu một chuyên mục cụ thể trên một tờ báo, đề tài khóa
luận tốt nghiệp “Chuyên mục Tâm sự trên báo điện tử VnExpress – Thực trạng và

giải pháp” của sinh viên Nguyễn Hoàng Lan, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3


năm 2008 đã khái quát hóa được hệ thống nội dung hình thức cũng như chỉ ra được
những ưu điểm và hạn chế còn thiếu sót của chuyên mục ăn khách nhất, trên một
trong những tờ báo hàng đầu Việt Nam. Có thể nói, công trình nghiên cứu này đã
trở thành cơ sở nghiên cứu cho sinh viên khi lựa chọn đề tài tốt nghiệp này.
Và rất nhiều các đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp của anh chị
sinh viên trong các trường đào tạo về báo chí như Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
ĐHKHXH&NV. Trong đó bao gồm, đề tài khóa luận tốt nghiệp “Phản hồi của công

chúng trên Báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” năm 2012 của Phùng Lan Nga, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền; “Xử lý phản hồi của công chúng trên báo
Giaoduc.net.vn” năm 2012 của Phạm Thị Lài, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; …
Mỗi đề tài nghiên cứu của các tác giả đều là những công trình có đóng góp
không nhỏ, làm tài liệu tham khảo làm tiền đề cho các hoạt động nghiên cứu báo
chí. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu hoạt động tương tác của
độc giả trên một chuyên mục có tính chỉ dẫn cao nhờ có sự tham gia của nhiều
người với nhiều lời khuyên, chia sẻ, kinh nghiệm… của một tờ báo mạng như
chuyên mục “Tâm sự” trên báo VnExpress. Với phạm vi trong một khóa luận tốt
nghiệp, kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế của sinh viên chưa nhiều, nên sinh viên
sẽ lựa chọn cách nghiên cứu sâu về một chuyên mục nhỏ nhưng vô cùng ăn khách
và có lượng độc giả truy cập của một tờ báo mạng. Từ đó, có thể rút ra những kinh

nghiệm cho bản thân trong việc xử lý phản hồi của độc giả cũng như giúp ích cho
công việc sau này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về vai trò của độc giả trong hoạt động tương tác
với sản phẩm báo chí và cơ quan báo chí, khóa luận đi sâu vào tìm hiểu và phân tích
hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục “Tâm sự”, nêu ra những hình
thức tương tác, vai trò mà tương tác báo chí mang lại cho chuyên mục này cũng như
những hạn chế gặp phải trong khi diễn ra các quá trình tương tác của độc giả. Từ đó,
đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới phương thức, tăng cường hoạt động tương
tác của độc giả trong chuyên mục “Tâm sự” nói riêng và trên các tờ báo mạng điện
tử nói chung.


4


Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về phản hồi của công chúng, tính tương tác
của báo chí, sưu tầm nghiên cứu tài liệu để chọn lọc, hệ thống lại những khái niệm,
thuật ngữ có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tìm hiểu về tờ báo VnExpress để hình
thành khung lý thuyết cho đề tài.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động tương tác của độc giả trên chuyên
mục “Tâm sự” của báo Vnexpress, thông qua tìm hiểu các hình thức tương tác, và
giá trị mà hoạt động tương tác mang lại cho tòa soạn.
- Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức,

tăng cường hoạt động tương tác trên chuyên mục “Tâm sự” nói riêng và tính tương
tác trên báo mạng điện tử nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận thực hiện tìm hiểu về hoạt động tương tác của độc giả trên
chuyên mục “Tâm sự” của báo VnExpress. Như đã nói ở trên, mặc dù ở Việt Nam
có trên 90 tờ báo mạng và trang tin điện tử chính thức được cấp phép, nhưng trong
phạm vi một khóa luận tốt nghiệp cũng như năng lực của người nghiên cứu, sinh
viên không thể đi sâu nghiên cứu, khảo sát được nhiều tờ báo mạng điện tử.
Sinh viên chỉ chọn khảo sát trong phạm vi một chuyên mục “Tâm sự” của
VnExpress trong vòng một năm từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2015, để có thời gian
tập trung nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện khóa luận, sinh viên đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Nghiên cứ tài liệu nhằm hệ thống hóa lý luận và xử lý phản hồi của công
chúng làm cơ sở cho việc nghiên cứu, khảo sát vấn đề thực tế.
- Khảo sát chuyên mục “Tâm sự” trên báo VnExpress về các hoạt động tương
tác của độc giả, từ đó đi sâu phân tích và đánh giá ưu và hạn chế của hoạt động
tương tác trên một chuyên mục nổi tiếng của một tờ báo hàng đầu Việt Nam.
- Phỏng vấn sâu các nhà báo có kinh nghiệm về lĩnh vực này, nhất là trong
việc tiếp nhận phản hồi của độc giả, xử lý phản hồi cũng như khai thác thông tin
trong khi xử lý phản hồi của độc giả.

5



6. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mục lục, phụ luc, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Những lý luận chung
Chương 2: Thực trạng hoạt động tương tác của độc giả trong chuyên mục
“Tâm sự” trên báo điện tử VnExpress (từ tháng 2/2014 đến tháng 2/2015)
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động tương tác của độc giả trong
chuyên mục “Tâm sự” trên báo VnExpress.

6



Chương 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí mới nhất và tiên tiến nhất cho đến nay.
Chính vì sự mới mẻ và tốc độ phát triển nhanh chóng của loại hình báo chí này nên
có rất nhiều cách gọi và định nghĩa xung quanh khái niệm Báo mạng điện tử. Cho
đến nay, người ta đã đưa ra những tên gọi khác nhau như Báo mạng, Báo điện tử,
Báo trực tuyến…
Trước đó, tại Điều 3, luật báo chí (Luật Báo chí được sửa đổi bổ sung năm
1989) quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông

tin máy tính, bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước
ngoài”. Tuy nhiên, định nghĩa này rất chung chung, có thể dẫn người đọc hiểu rằng
báo điện tử là bao gồm cả phát thanh, truyền hình, do có thời gian báo chí Việt Nam
từng dùng tên gọi này để chỉ chung cho hai loại hình báo chí kia.
Hay như tên gọi báo trực tuyến, báo mạng cũng chưa chuẩn xác do đó chỉ là
tên gọi dựa vào đặc trưng nổi trội nhất của loại hình này là lưu hành trên mạng.
Nhìn chung những cách gọi này đều đáp ứng được tiêu chí là một tờ báo được lưu
hành trên mạng internet nhưng điều này chỉ là điều kiện đủ chưa phải là điều kiện
cần thiết để gọi nó là một tờ Báo mạng điện tử.
Định nghĩa về khái niệm này, PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý
luận báo chí - NXB Lao Động, năm 2013, đã viết như sau: “Báo mạng điện tử tức
là báo điện tử tồn tại, phát triển và quảng bá trên Internet”.

Hay PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang cũng có một định nghĩa khá đầy đủ và
chính xác trong cuốn Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản (NXB Chính trị - Hành
chính, năm 2011) như sau: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng
dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” [T53].
Từ sự phân tích tất cả các cách gọi về loại hình báo mạng điện tử, và những
định nghĩa mà 2 PGS đưa ra, chúng ta đã sơ bộ có những cái nhìn đầy đủ hơn về

7


khái niệm này: báo mạng điện tử là loại hình báo chí có khả năng tích hợp được sức
mạnh của các loại hình báo chí truyền thống là báo in, phát thanh, truyền hình và

của Internet, được sinh ra từ sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ thông tin
và hoạt động nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, các máy tính nối mạng hay các
phần mềm ứng dụng… Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự xuất hiện của các tờ báo
mạng điện tử là sự ra đời của các trang tin điện tử. Nhiều độc giả có sự nhầm lẫn
ban đầu giữa hai loại hình này. Trong khi báo mạng điện tử và trang tin điện tử đều
hội tụ cả những yếu tố như phát hành dưới dạng một trang web và lưu hành trên
mạng internet thì rất khó để phân biệt được chúng. Một đặc điểm duy nhất để phân
biệt trang tin điện tử và báo mạng điện tử là một trang tin điện tử phải được cấp
giấy phép hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông thì mới chính thức được gọi
là một tờ báo mạng điện tử.
Từ những phân tích trên, tôi xin rút ra khái niệm báo mạng điện tử như sau:
“Báo mạng điện tử là loại hình báo chí tiến tiến nhất hiện nay, được phát hành

dưới dạng một trang web, hoạt động dựa trên tính năng ưu việt của mạng Internet,
và phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép”.
1.1.2. Hoạt động tương tác
1.1.2.1. Tương tác là gì?
Trong cuốn Từ điển từ và ngữ Tiếng Việt do Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh
xuất bản năm 2000, tác giả, giáo sư, nhà giáo Nguyễn Lân định nghĩa về tính tương
tác như sau: “Tương tác là sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
đối tượng, người hoặc vật” [T.312].
Trong từ điển Anh – Việt của trường Đại học Oxford, xuất bản năm 2002,
định nghĩa “tương tác (Interactive) là sự qua lại giữa hai hay nhiều đối
tượng”[T.245].
Còn theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn Báo chí truyền

thông hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011 thì tương tác là “tác động
qua lại lẫn nhau, quan hệ hai chiều của các sự vật và hiện tượng” [T.177].
Trong cuộc sống, tính năng tương tác đóng một vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển của sự vật hiện tượng nói chung và xã hội con người nói riêng. Một xã

8


hội sẽ không thể vận động nếu không có sự tương tác qua lại giữa các sự vật hiện
tượng. Ví thử như trong một chuỗi các sinh vật thì mỗi loài sẽ là một mắt xích quan
trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến loài còn lại, một loài sẽ vừa là thức ăn của loài
này nhưng cũng là kẻ thù của loài khác. Hay ngay trong cuộc sống của con người,

một cá nhân không thể tồn tại nếu không chịu hòa đồng và tiếp xúc với mọi người.
Đã có rất nhiều ví dụ về những em bé được sói nuôi, động vật nuôi sẽ kêu tiếng
động vật, đi bằng 4 chân. Khi không được sống trong cuộc sống xã hội loài người,
tất nhiên em bé đó không thể có những hành vi cử chỉ, và đặc biệt là ngôn ngữ của
loài người. Sự tương tác giữa con người với nhau không hề có từ lúc sinh ra cho đến
lúc lớn lên, điều đó làm cho cá thể đó vô cùng khó khăn, thậm chí là chết khi quay
trở lại sống trong xã hội con người.
Từ những ví dụ trên đây, có thể rút ra rằng “tương tác là sự tác động qua lại
lẫn nhau của hai hay nhiều chủ thể, nhằm tạo sự liên kết và hướng đến một kết
quả tốt hơn trong sự vận động phát triển của tự nhiên và xã hội”.
1.1.2.2. Hoạt động tương tác trên báo chí
Từ khái niệm tính tương tác, ta có thể suy ra khái niệm tính tương tác trên

báo chí là sự tác động, ảnh hưởng qua lại hai chiều giữa chủ thể với khách thể
báo chí, cụ thể là giữa tòa soạn, người đưa tin với người tiếp nhận thông tin.
Tương tác có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông nói chung và
hoạt động báo chí nói riêng. Tương tác là trở thành đặc trưng nổi bật khi báo chí
thay đổi diện mạo, độc giả được tôn vinh và là hạt nhân của hoạt động báo chí. Độc
giả không chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà còn là người đánh giá, nhận
xét chất lượng thông tin. Ngoài ra, họ còn tham gia vào các quá trình cung cấp
thông tin nhờ các công cụ tương tác, vì thế khoảng cách giữa nhà báo, tờ báo và bạn
đọc được rút ngắn. Suy cho cùng, sự tham gia của công chúng chính là động lực
thúc đẩy phát triển và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông.
Dù rằng hoạt động tương tác trên báo chí nói chung được chia làm hai hình
thức: người tiếp nhận thông tin là nguồn tin và người tiếp nhận thông tin đóng

vai trò là người bình luận đánh giá thông tin, và mỗi hình thức đều có những tác
vai trò to lớn đối với công tác sản xuất tin bài của một tòa soạn. Nhưng đối với mỗi

9


loại hình báo chí, hoạt động tương tác lại có những đặc trưng riêng biệt, đặc biệt là
về các hình thức tương tác và tốc độ tương tác.
Đối với báo in – loại hình báo chí truyền thống và lâu đời nhất, hoạt động
tương tác vẫn còn rất chậm và nhiều hạn chế. Với tính chất của báo in là tính thời sự
không cao, bị giới hạn bởi số trang và khổ báo nên không có điều kiện đăng tải toàn
bộ phản hồi của độc giả lên trang báo… nên hoạt động tương tác cũng không thể phát

huy được nhiều ưu điểm vượt trội của nó. Từ quá trình phản ánh thông tin từ độc giả,
phóng viên tòa soạn thu thập thông tin, viết bài, biên tập cho đến khi lên trang là cả
một quá trình thực sự dài. Hơn nữa, báo in có “khoảng đất quá chật hẹp” nên độc giả
không thể bình luận ý kiến trực tiếp dưới mỗi bài viết như trên báo mạng điện tử. Nếu
độc giả muốn gửi ý kiến phản hồi đến tòa soạn phải thông qua đường dây nóng, qua
hòm thư góp ý, qua email… sau đó các biên tập viên sẽ đọc và đính chính lại thông
tin trên số sau của báo. Tuy nhiên, hoạt động này nhiều khi cũng bị các tòa soạn bỏ
qua vì tính chất “bút sa gà chết” và ngại cải chính xin lỗi. Những hạn chế của báo in
về thời gian và cách thức liên hệ là những yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến hoạt động
tương tác của độc giả với tòa soạn. Dù vậy, hiện nay cùng với sự phát triển của
internet, công cụ liên hệ giữa tòa soạn và công chúng đã được nâng cao, điều này đã
góp phần cho hoạt động tương tác phát huy được vai trò của nó.

Phát thanh ra đời sau báo in một thời gian dài và cũng được coi là loại hình
báo chí truyền thống. Đối với phát thanh, hoạt động tương tác cũng được coi trọng
và có nhiều cơ hội để phát huy vai trò hơn so với báo in. Độc giả có thể gửi thư thắc
mắc hay góp ý đến nhà đài, sau đó biên tập viên sẽ lựa chọn những bức thư để phát
trên chương trình như Điểm thư thính giả, Hòm thư góp ý… Một sự tiến bộ rõ rệt
giữa phát thanh và báo in là hoạt động tương tác trên phát thanh có thể được trực
tiếp giữa độc giả và chương trình do phát thanh không giới hạn về không gian và
cách thức liên hệ. Không khó để bắt gặp các chương trình như 60 phút bạn và tôi,
Giờ cao điểm trên kênh VOV Giao thông, Quà tặng âm nhạc, Góc kết bạn Voice
Friend, Cửa sổ tình yêu… Độc giả có thể gọi điện trực tiếp đến số máy tổng đài của
chương trình để thông báo về lộ trình đường đi cũng như tình hình giao thông tại
các điểm nút quan trọng của Hà Nội (chương trình Giờ cao điểm của VOV Giao

10


thông), hay gọi điện để được lựa chọn kết nối ngẫu nhiên, trò chuyện với biên tập
viên và bày tỏ yêu cầu của mình (trong chương trình Quà tặng âm nhạc). Bên cạnh
những ưu điểm đã có của hoạt động tương tác trên phát thanh, ta cũng phải thừa
nhận rằng hoạt động này cũng gặp phải những hạn chế khi không thể phát huy được
trọn vẹn vai trò do khuôn khổ quy định về thời gian phát sóng của chương trình, hay
không thể kết nối và giải đáp được các yêu cầu thắc mắc của độc giả một cách
nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Đối với truyền hình, độc giả có thể tham gia vào các chương trình truyền
hình bằng cách gọi điện và đặt câu hỏi trực tiếp đến chương trình và nghe các

chuyên gia tư vấn giải đáp. Hay tham gia trực tiếp vào các sân chơi như Đuổi hình
Bắt chữ, Đấu trường 100, Ai là Triệu phú (VTV3)… Ở các chương trình như trên,
khán giả không chỉ được bày tỏ quan điểm, bình luận mà còn được tham gia với tư
cách là người chơi, người hỗ trợ nội dung chương trình. Ngoài ra, hoạt động tương
tác của độc giả cũng được nâng cao hơn khi có hệ thống gửi tin nhắn đến tổng đài,
bình chọn cho các thí sinh tham gia Viet Nam Got Talent, Viet Nam Idol, The Voice
Kid… và sự ra đời của các kênh truyền hình tương tác cao như iTV, M4Me… tồn
tại bằng chính yêu cầu của khán giả xem truyền hình. Các kênh truyền hình kiều
này ngày càng được phát triển do nó tăng cường tính chủ động của khán giả thay vì
ngồi chờ đến thời gian chương trình yêu thích, hay buộc lòng phải xem gì, nghe gì
theo sự sắp xếp của nhà đài.
Ngoài sự tương tác truyền hình đang nở rộ gần đây, trên sóng truyền hình

vẫn không thể thiếu đi những chương trình truyền hình truyền thống thể hiện sự
tương tác giữa người xem và truyền hình. Đó là những chương trình như Với khán
giả VTV3 (VTV3), Hộp thư truyền hình (VTV1), Thư và trả lời thư bạn xem truyền
hình (Truyền hình Hà Nội)… Thông qua các chương trình này, các Đài sẽ trả lời
thắc mắc của người xem về vấn đề họ quan tâm như về chương trình từ nội dung,
giờ phát sóng hay những thông tin bên lề. Tuy nhiên do bị giới hạn về thời lượng
phát sóng nên nhiều khi các chương trình không thể trả lời hết thư của độc giả, vì
thế mà tốc độ tương tác cũng bị giảm đi đáng kể.

11



*Đối với báo mạng điện tử
Ra đời muộn nhất nhưng đồng hành với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
báo mạng điện tử có cơ hội để phát huy tối đa năng lực tương tác. Hoạt động tương
tác trên báo mạng điện tử không chỉ nhanh chóng, trực tiếp và truyền tải được nhiều
thông tin mà còn trở thành một nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại của một tòa
soạn. Nhiều cơ quan báo chí đang điều hành một tờ báo mạng điện tử đã lấy hoạt
động tương tác để “đo” sự phát triển và những thành tựu đạt được của đội ngũ
phóng viên, biên tập viên cũng như của cả tòa soạn nói chung.
Bàn về hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử, điều đầu tiên ai cũng
nhận thấy đó là khả năng nhanh nhạy, từ khâu lấy ý kiến phản hồi, xử lý phản hồi
cho đến đăng tải phản hồi vô cùng nhanh chóng và trực tiếp, thông qua hệ thống
CMS duyệt tin bài, phản hồi của mỗi tòa soạn báo mạng điện tử. Điều này, hoàn

toàn không có ở báo in, phát thanh hay truyền hình. Quan trọng hơn, hoạt động
tương tác trên báo mạng điện tử vô cùng phong phú về hình thức và truyền tải được
nhiều nội dung thông tin, bởi báo mạng điện tử có một đặc trưng nổi bật là nhanh
chóng, thời gian và không gian không giới hạn. Mọi ý kiến của độc giả gửi về tòa
soạn sẽ nhanh chóng được xem xét, và được phản hồi ngay lập tức bằng hệ thông
gửi email tự động. Trong các ý kiến độc giả cung cấp, nếu đó là các vụ việc gây
tranh cãi trong xã hội, tòa soạn sẽ cử phóng viên đi điều tra và viết bài phản ánh,
nếu đó là các thắc mắc liên quan đến tác nghiệp, nội dung thông tin đăng tải sẽ có
câu trả lời và sự đính chính phù hợp…Đặc biệt, đối với các ý kiến phản hồi dưới
mỗi bài viết, các biên tập viên sẽ căn cứ vào văn phong để điều chỉnh, cắt cúp cho
phù hợp nhưng vẫn đảm bảo nội dung trước khi đăng tải lên trang. Một bài viết
không giới hạn đăng tải các ý kiến phản hồi, có thể lên đến hàng nghìn bình luận mà

không lo ngại về “khoảng đất” dành cho việc đóng góp ý kiến của độc giả. Việc
đăng tải những ý kiến bình luận vô tình kéo chân độc giả lại bài viết nhiều lần nữa
để xem phản hồi của mình và các độc giả khác.
Sự phát triển vượt bậc của mạng internet đã đưa báo mạng đến với công
chúng nhanh nhất có thể, chính điều này cũng góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt
động tương tác phát triển liên tục, trở thành hoạt động chính mà mỗi tờ báo đều

12


hướng đến. Xét về các hình thức tương tác trên báo mạng điện tử, ta cũng phải thừa
nhận rằng nó rất phong phú và đa dạng, internet góp một phần, quan trọng hơn là

các mạng xã hội phát triển đóng góp rất lớn trong việc xây dựng sự phong phú khi
tương tác trên báo mạng điện tử. Gửi email, gọi điện qua Đường dây nóng, liên hệ
qua mục Liên hệ tòa soạn, chia sẻ lên mạng xã hội như Facebook, Twiiter,
Intargram… Những hình thức tương tác mới mẻ này trên báo mạng điện tử không
thể được thực hiện trên báo in, phát thanh hay truyền hình.
1.1.3. Công chúng báo mạng điện tử
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng và Trung tâm
từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, “Công chúng là đông đảo người đọc, người xem
trong quan hệ với tác giả” [T.114].
Trong tài liệu “Tăng cường lãnh đạo quản lý báo chí điện tử, Internet yêu cầu bức
xúc đang ra hiện nay”, của Vụ báo chí Ban tư tưởng văn hóa thông tin tháng 8/2002:
“Công chúng nói chung có thể được hiểu là những người tiếp nhận hoặc được sản

phẩm báo chí tác động hoặc hướng vào để tác động” [T.95]. Đây là một thực tế phức
tạp gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hội khác nhau.
Như vậy từ đó, ta có thể hiểu “công chúng báo mạng điện tử là những người
tiếp nhận và sử dụng thông tin của báo mạng điện tử”.
Công chúng báo mạng điện tử có những đặc trưng riêng như: Là người có
trình độ về công nghệ, có điều kiện sử dụng các phương tiện kỹ thuật để tiếp thu
thông tin, khả năng nhận biết thông tin và nhu cầu tìm hiểu thông tin cao.
Tác giả Hà Thu Hương đã chia công chúng Báo mạng điện tử thành 4 nhóm [8]:
Nhóm thứ nhất: Nhóm công chúng không thường xuyên. Đây là những người
không có chủ đích tìm kiếm thông tin, nhưng do họ vô tình kích vào các đường link
thông tin trên một số trang mạng xã hội khác, thường thì nhóm công chúng này chỉ
vào một lần rồi thôi. Một số khác nếu cảm thấy thông tin họ có được phù hợp với

nhu cầu của họ, họ sẽ quay trở lại tìm kiếm thông tin trên tờ báo mạng đó.
Nhóm thứ hai: Nhóm công chúng thường xuyên. Họ vào các trang tin trưc
tuyến tìm kiếm thông tin cho công việc của họ. Tuy nhiên, họ vẫn chỉ là những
người sử dụng chứ không phải công chúng thực sự của Báo mạng điện tử.

13


Nhóm thứ ba: Nhóm công chúng gắn bó mật thiết hơn với Báo mạng điện tử.
Đó là những người được coi là thành viên chính thức của Báo mạng điện tử, có thể
tham gia vào các diễn đàn trên tờ báo với bí danh và địa chỉ hòm thư rõ ràng để các
thành viên khác có thể nhận ra họ.

Nhóm thứ tư: Nhóm công chúng đến với Báo mạng điện tử không phải vì
mục đích công việc hay chia sẻ thông tin mà chỉ đơn thuần là giải trí. Họ thường bị
lôi kéo bằng các tin giật gân về những vụ bê bối, những nhân vật nổi tiếng… Tuy
nhiên, họ được đánh giá và khá chung thủy đối với Báo mạng điện tử.
Có thể thấy, báo chí tác động đến độc giả là nhằm thực hiện đầy đủ các chức
năng thông tin, giáo dục, định hướng của mình. Ngược lại, công chúng cũng tìm
đến báo chí để tìm kiếm thông tin, giải trí… Đây là mối quan hệ hai chiều, tác động
qua lại lẫn nhau. Nó có tác dụng vô cùng to lớn đối với cả hai bên, có thể nói đây là
một mối quan hệ “win – win” (đôi bên cùng có lợi).
Không chỉ với Báo mạng điện tử, công chúng của báo chí nói chung đóng vai
trò hết sức quan trọng. Đó là chất liệu, là động lực và là nguồn cảm hứng sáng tạo
của báo chí. Họ chính là người tiếp nhận các sản phẩm báo chí, đồng thời là đối

tượng của báo chí (Viết cho ai? Viết để làm gì?), vừa là người đánh giá, phán xét
cuối cùng các tác phẩm báo chí.
1.1.4. Diễn đàn trên báo mạng điện tử và Diễn đàn bạn đọc viết trên báo
mạng điện tử
1.1.4.1. Diễn đàn trên báo mạng điện tử
Trong Từ điển Hán Việt giản yếu của Đào Duy Anh, NXB Văn hóa – Thông
tin, 2005 có cắt nghĩa rõ ràng về khái niệm diễn đàn như sau: “Diễn” nghĩa là
“trình bày, phát triển rộng ra”, “đàn” nghĩa là “nơi được xây dựng cao”. “Diễn
đàn là nơi để diễn thuyết và trình bày” [T.198].
Trong khi đó, Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng –
Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng năm 2001 lại định nghĩa khái niệm “Diễn
đàn là nơi nhiều người có thể phát biểu ý kiến một cách công khai rộng rãi” [T.213].

Diễn đàn trên báo chí là điều kiện quan trọng để phát huy quyền làm chủ của
nhân dân. Đến với các diễn đàn, công chúng có thể bày tỏ trực tiếp quan điểm, ý
kiến của mình về một vấn đề trong xã hội. Sau sự ra đời của diễn đàn trên báo in,
14


phát thanh và truyền hình thì sự có mặt của diễn đàn trên loại hình báo chí thứ tư:
báo mạng điện tử là điều tất yếu của sự phát triển. Tuy nhiên, xuất hiện và phát triển
nhưng vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về khái niệm này, thậm chí có những người
đã tham gia các diễn đàn trên báo mạng điện tử vẫn không phân biệt được thể loại
này với các diễn đàn (forum) trên các trang mạng xã hội, trang thông tin riêng biệt.
Diễn đàn trên báo mạng điện tử có sự điều hành, quản lý giám sát của tòa soạn,

thông tin chính xác khách quan, phản hối được kiểm duyệt rõ ràng, thể hiện trình độ
năng lực của độc giả. Trong khi đó, diễn đàn trên các trang mạng lại hoạt động một
cách lộn xộn, do một cá nhân hay nhiều cá nhân điều hành nên mang hơi hướng cá
nhân, kiểm duyệt thông tin phản hồi không chặt chẽ, thậm chí còn có những bình
luận khiếm nhã. Chính từ sự khác nhau đó, nắm rõ được các khái niệm về diễn đàn
trên báo mạng điện tử là một điều vô cùng cần thiết.
Bàn về diễn đàn trên báo mạng điện tử, PGS. TS Nguyễn Thị Trường
Giang trong cuốn Tổ chức Diễn đàn trên Báo mạng điện tử đã đưa ra một định
nghĩa chính xác cho thể loại này trên loại hình báo chí tiên tiến nhất hiện nay. Theo
PGS, “Diễn đàn trên báo mạng điện tử là chuyên trang, chuyên mục dành riêng
cho công chúng công khai phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về một vấn
đề nào đó” [T.12].

Từ những khái niệm về diễn đàn, cũng như tìm hiểu về diễn đàn trên báo
mạng điện tử, tôi xin đưa ra khái niệm như sau: “Diễn đàn báo mạng điện tử là
một hình thức thảo luận, được tổ chức trên báo mạng điện tử, nơi để công chúng
công khai phát biểu ý kiến, bày Diễn
tỏ quan
đànđiểm,
trên thái
báo độ, tình cảm cá nhân về các
vấn đề diễn ra trong cuộc sống”. mạng điện tử
1.1.4.2. Diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang đã chia diễn đàn trên báo mạng điện tử
thành hai loại: Diễn đàn trực tuyến trực tiếp và Diễn đàn trực tuyến không trực tiếp.


Diễn đàn trực
tuyến trực tiếp

Diễn đàn trực tuyến
không trực tuyến

Trong diễn đàn trực tuyến trực tiếp bao gồm các hình thức diễn đàn là: Giao lưu
trực tuyến, Bàn tròn trực tuyến, Đối thoại trực tuyến và Tọa đàm trực tuyến. Trong
khi đó, diễn đàn trực tuyến không trực tiếp gồm 2 hình thức sau: Diễn đàn bạn đọc
viết và Chuyên mục diễn đàn.


Giao
lưu
trực
tuyến

Bàn
tròn
trực
tuyến

Đối
thoại

trực
tuyến

Tạo
đàm
trực
tuyến15

Diễn
đàn
bạn
đọc

viết

Chuyên
mục
diễn
đàn


Sơ đồ hóa hệ thống diễn đàn trên báo mạng điện tử theo quan điểm
của PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang
PGS cũng đưa ra khái niệm khá chi tiết về diễn đàn bạn đọc viết trên báo
mạng điện tử,“Diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử là hình thức diễn đàn

trong đó bạn đọc là người khởi xướng, đặt vấn đề thảo luận, muốn thông qua báo
chí để mở rộng cuộc thảo luận và cũng chính họ sẽ “chèo lái” cuộc thảo luận đó đi
đến đích” [12, T.82]. Đây là mảnh đất dành riêng cho bạn đọc, thể hiện rõ ràng sự
làm chủ thông tin của bạn đọc. Trong hình thức Diễn đàn bạn đọc viết, nhà báo
đóng vai trò là người biên tập nhằm loại bỏ những lỗi về câu chữ, chính tả… hoặc
những bài viết không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tờ báo.
Diễn đàn bạn đọc viết là hình thức diễn đàn hình thành sớm và ổn định nhất
trên báo mạng điện tử. Có thể nói, loại hình này manh nha từ những forum trên các
trang mạng, từ hình thức này các tòa soạn đã khai thác những ưu điểm và loại bỏ
những hạn chế của loại hình này để đưa nó trở thành một trong những chuyên mục
chủ chốt của tờ báo. Diễn đàn bạn đọc viết thường xuất hiện dưới các tên gọi Bạn
đọc viết, Bạn đọc làm báo, Bạn đọc… Hiện nay, diễn đàn bạn đọc viết đã trở thành

một chuyên mục không thể thiếu trên báo mạng điện tử. Đối với mỗi tờ báo, hình

16


thức diễn đàn bạn đọc viết có thể mang nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều là nơi
đăng tải những tâm tư, nguyện vọng, những nhận xét, đánh giá, những kiến nghị,
phản ánh của công chúng về mọi vấn đề của đời sống mà họ quan tâm. Ví dụ như
Dân Trí, Tiền Phong Online có diễn đàn “Bạn đọc”, Hà Nội mới Online có diễn đàn
“Nhịp cầu bạn đọc”, Thanh niên Online có diễn đàn “Tôi viết”, VnExpress có “Tâm
sự”…
Những bài viết của độc giả trong chuyên mục này có nội dung rất đa dạng và

phong phú. Đó là tất cả các vấn đề xã hội được độc giả quan tâm đều được nêu ra,
từ tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng; những quyết định gây
tranh cãi mới được ban hành, phê phán những hiện tượng tiêu cực, trái pháp luật, tới
ca ngợi cuộc sống, biểu dương những gương người tốt, việc tốt, chia sẻ những cảnh
ngộ éo le, khiếu nại, tâm sự những điều oan khuất… hoặc là những chia sẻ đồng
cảm giữa những con người cùng cảnh ngộ. Những vấn đề đó đều gần gũi với cuộc
sống hàng ngày của độc giả, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc không trực tiếp tới họ
nhưng họ cảm thấy có trách nhiệm phải trao đổi chia sẻ với công luận.
- Ưu điểm:
Diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử là hình thức diễn đàn chiếm lợi
thế về khả năng thông tin nhanh, không lo thiếu “đất” nên độc giả tương đối bộc lộ
quan điểm của mình. Đây là hình thức diễn đàn có số lượng thành viên tham gia

đông đảo, thể hiện được tính chủ động trong việc tiếp nhận thông tin của độc giả.
Giờ đây họ không đơn thuần là những tiếp nhận thông tin mà còn là người đưa ra
các thông tin mà họ thắc mắc, quan tâm. Với hình thức này, quyền tự do báo chí, tự
do ngôn luận, thảo luận ý kiến của công dân được coi trọng và phát huy cao độ.
Đồng thời hình thức này cũng mang một ý nghĩa giáo dục lớn bởi chính bạn đọc là
người viết, người biểu dương, người phê phán và họ sử dụng diễn đàn để thực hiện
quyền dân chủ của mình.
Hình thức này chính là nơi phản ánh dư luận, phản ánh những trăn trở, suy
nghĩ, những vấn đề mà công chúng thực sự quan tâm, do đó nó thực sự là tấm
gương phản chiếu những mảnh đời muôn mặt trong cuộc sống của người dân, mỗi
người dân có thể tự tìm mình trong bài viết của mỗi người khác. Những tin bài


17


trong hình thức diễn đàn này thường phản ánh về những sự kiện, sự việc, con người
cụ thể nên đã gây được ấn tượng, sự chú ý của người đọc và có khả năng lan tỏa
lớn. Điều này thu hút được một số lượng ngày càng nhiều những người tham gia và
mang một ý nghĩa giáo dục cao. Mặt khác, những ý kiến đó cũng chính là những
giải pháp, những kiến nghị hay mà bạn đọc tham gia đóng góp cho các cơ quan nhà
nước trong các vấn đề liên quan đến dân sinh, xã hội.
- Hạn chế:
Mặc dù vậy, hình thức diễn đàn này cũng có những hạn chế riêng của nó.
Mỗi diễn đàn bạn đọc viết đều khoanh vùng các chủ đề ý kiến của độc giả như: tư

vấn - Tâm lý thì tập trung chủ yếu là tình cảm của con người, những cảm xúc cần
chia sẻ đồng cảm hay những thắc mắc khó gỡ trong cuộc sống hôn nhân, gia đình,
tình làng nghĩa xóm… Góc nhìn thì lại là các ý kiến, quan điểm của bạn đọc về một
vấn đề nóng hổi trong cuộc sống, những quyết định chính sách được nhà nước ban
hành… Thường thì những diễn đàn bạn đọc viết sẽ không thể đánh đồng những chủ
đề này lại với nhau, điều đó sẽ khiến cho diễn đàn trở nên “lởm chởm”, va vấp, biên
tập viên khó kiểm soát, quản lý và độc giả khó tiếp nhận thông tin.
Những hạn chế gặp phải trong diễn đàn bạn đọc viết thường nảy sinh trong
các trường hợp như học thức và trình độ hiểu biết của các độc giả khác nhau nên
dẫn đến chất lượng các bài viết khác nhau, không đồng đều. Đối với một vấn đề,
cách nhìn nhận của mỗi người là khác nhau, dẫn đến cách hiểu và thể hiện quan
điểm cũng khác nhau. Chính vì vậy khi bày tỏ ý kiến về một sự việc nào đó trong

cuộc sống, có thể có ý kiến nhận được sự quan tâm ủng hộ của các độc giả khác
nhưng có những ý kiến chỉ gặp phải sự khích bác, chê bai, thậm chí là “không ai
thèm đọc”. Hay bàn về khả năng của độc giả, đối với những người viết có cảm xúc,
giỏi viết thì những bài viết tâm sự của họ vừa đủ dài, văn phong lưu loát và hàm
chứa những tình cảm chân thật. Tuy nhiên, những độc giả không có nhiều kiến thức
để viết sẽ lâm vào thế bí từ, bài viết cụt lủn, biên tập viên sẽ mất nhiều công chỉnh
sửa và tính chân thật của cảm xúc trong bài viết sẽ giảm đi đáng kể, làm ảnh hưởng
đến hoạt động tương tác của độc giả trên các bài viết đó. Vì vậy, trên diễn đàn bạn
đọc viết, trình độ và khả năng của các độc giả cũng góp một phần quan trọng đến sự
thành công của diễn đàn.
18



Chưa dừng lại ở đó, một hạn chế khác phải kể đến là động cơ đưa tin của
mỗi độc giả là khác nhau nên chủ đề cũng khác nhau. Nhiều khi nó chỉ gói gọn
trong cá nhân một độc giả đó nhưng có lúc nó cũng bao trùm lên toàn bộ ý kiến
chung ủng hộ hay phản đối một vấn đề nào đó. Ví dụ như đối với vấn đề khen chê
trong hành động của “một giáo sư có tuổi hôn má một cô hoa hậu”. Một độc giả có
thể bày tỏ ý kiến đồng tình, chấp nhận hành động đó và đưa ra được những lý do
bảo vệ quan điểm của mình, trong khi hàng nghìn người khác phản đối. Và đó chỉ là
ý kiến riêng mang tính chất cá nhân của người viết, gói gọn trong phạm vi của
người viết trên diễn đàn.
Ngoài ra, nhiều độc giả sẽ lợi dụng tính tự do trên diễn đàn bạn đọc viết để
gửi những bài viết có chủ đề cực đoan, thể hiện sự tự do quá trớn hay lợi dụng diễn

đàn để trục lợi. Trong trường hợp này, biên tập viên đóng vai trò rất lớn, không chỉ
là người kiểm soát hoạt động của diễn đàn mà còn là người phát hiện, loại bỏ những
bài viết tiêu cực, thậm chí thanh lọc những thành viên chuyên bình luận khiếm nhã,
phá rối quyền lợi của các thành viên khác trong diễn đàn. Với diễn đàn bạn đọc viết,
biên tập viên khó kiểm soát được tính chính xác, độ tin cậy của thông tin. Chính vì
thế, khi đưa những bài viết của độc giả, nhiều tòa soạn thường có thêm lời phi lộ
“Bài viết của độc giả trong chuyên mục này không nhất thiết trùng với quan điểm
của tòa soạn”.
Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong diễn đàn còn nhiều điều phải bàn tới. Đôi
khi bạn đọc quá lạm dụng quyền tự do dân chủ của mình nên trong quá trình viết đã
sử dụng không ít những từ ngữ thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác. Đặc biệt,
hình thức này mắc rất nhiều lỗi văn bản (sai lỗi chính tả, sử dụng văn nói, dùng câu

thiếu chủ vị, lạm dụng khẩu ngữ, làm dụng từ nước ngoài..). Những lỗi trên thường
gặp ở nhiều ở diễn đàn bạn đọc hơn là các bài thuộc các chuyên mục khác. Trên
thực tế, những lỗi trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có thao tác nhập dữ liệu và
phông kiến thức của bạn đọc. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin của bạn đọc mà còn làm giảm sút lòng tin, uy tín của tờ báo trong lòng
bạn đọc.
19


1.2. Hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo
mạng điện tử.
1.2.1. Đặc điểm của hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn

đọc viết trên báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử có những đặc trưng riêng như: Tính tức thời, khả năng đa
phương tiện, khả năng siêu liên kết, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin và đặc
biệt có tính tương tác cao. Những đặc trưng này có mối liên kết với nhau, tác động
đến nhau và các đặc trưng khác sẽ quyết định một phần bản chất của đặc trưng còn
lại. Tương tự, các đặc trưng như tính tức thời, khả năng đa phương tiện, khả năng
siêu liên kết, khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin một phần sẽ chi phối và ảnh
hưởng đến tính tương tác của báo mạng điện tử. Hay nói sát hơn, các đặc trưng đó
sẽ ảnh hưởng đến các đặc điểm trong hoạt động tương tác của độc giả trên các diễn
đàn báo mạng điện tử.
Từ quá trình nghiên cứu và khảo sát, đề tài luận văn xin được đưa ra một số
đặc điểm về hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo

mạng điện tử.
Thứ nhất, hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên
báo mạng điện tử diễn ra rất nhanh chóng và liên tục. Với đặc trưng nổi bật của
báo mạng điện tử là tính nhanh nhạy nên ít nhiều diễn đàn bạn đọc viết trên loại
hình báo chí này cũng ảnh hưởng rất lớn từ đặc trưng này. So sánh hoạt động tương
tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử với các loại hình
báo chí như báo in, phát thanh, truyền hình ta có thể rất rõ điều này. Nếu như trên
báo in, phát thanh, truyền hình các độc giả muốn tương tác với tòa soạn buộc lòng
phải gọi điện, gửi thư điện tử thậm chí là có độc giả vẫn gửi thư tay đến tòa soạn để
phản ánh ý kiến của mình. Khoảng thời gian để tiếp nhận ý kiến, duyệt ý kiến và
đính chính lại thông tin thông qua ý kiến của độc giả cũng như đăng tải các ý kiến
đó là rất lâu dài. Trong khi đó, chỉ với một phương tiện cá nhân là máy tính hay điện

thoại, công chúng hoàn toàn có thể gửi bài viết, ý kiến của mình về một vấn đề
mình quan tâm mà không cần sự hướng dẫn nào của tòa soạn. Chính vì vậy, hoạt
động tương tác giữa độc giả và tòa soạn trong các diễn đàn bạn đọc viết trên báo
mạng điện tử được diễn ra thường xuyên, liên tục.

20


So sánh cụ thể trên các diễn đàn bạn đọc viết của báo in như “Ý kiến bạn đọc”
(trang 3 hoặc trang 5 của báo Nhân Dân). “Chúng tôi lên tiếng” (trang 6 báo Lao
Động), “Điều tra theo đơn thư bạn đọc”, (trang 8 báo Pháp Luật)… với các diễn đàn
bạn đọc viết như “Nhịp cầu bạn đọc” của Hà Nội mới Online, “Tôi viết” của Thanh

niên Online sẽ thấy tốc độ của hoạt động tương tác của độc giả hoàn toàn khác nhau.
Tính nhanh nhạy của báo mạng điện tử cũng như khả năng thần kỳ của internet đã
quyết định rất lớn đến đặc điểm này của hoạt động tương tác độc giả. Nói chung, hồi
âm đối với ý kiến của độc giả đối với diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện tử
nhanh hơn rất nhiều so với thể loại này trên các loại hình báo chí khác.
Thứ hai, hoạt động tương tác của độc giả trong diễn đàn bạn đọc viết trên
báo mạng điện tử rất phong phú. Sự phong phú thể hiện trong cả nội dung và hình
thức. Về nội dung, hoạt động tương tác của độc giả phụ thuộc vào sự phong phú
trong các chủ đề mà diễn đàn đưa ra, tất nhiên ý kiến của độc giả có thể là tích cực
khen, ca ngợi, hay tiêu cực như chê bai, lên án hay trung lập ở giữa. Đối với chuyên
mục Tâm sự trên báo VnExpress thì sự phong phú của nội dung trong hoạt động
tương tác thể hiện rất rõ. Ví dụ trong một bài viết “Thủ đoạn ngoại tình công sở

tinh vi của vợ tôi” đã nhận được đến 929 lượt bình luận, có rất nhiều màu sắc trong
các bình luận của độc giả, có người cảm thấy thương cho nhân vật, ca ngợi anh là
người đàn ông chịu đựng và bao dung, có người lại một mực lên án chị vợ, thậm chí
rất nhiều người khuyên nhân vật nên bỏ vợ càng sớm càng tốt. Đây chỉ là trong
phạm vi một bài viết đã thấy sự phong phú trong nội dung hoạt động tương tác của
độc giả, chưa kể đến trong cả chuyên mục, dàn trải ở nhiều chủ đề, nhiều mối quan
hệ khác. Về hình thức, hoạt động tương tác của độc giả có rất nhiều cách: gửi thư
điện tử, đường dây nóng, gửi ý kiến bình luận (Comment), bình chọn (Like), chia sẻ
(Share)… Chính vì sự phong phú này, không chỉ độc giả với tòa soạn mà bản thân
các độc giả rất dễ dàng trao đổi thông tin với nhau.
Thứ ba, hoạt động tương tác của công chúng trên diễn đàn bạn đọc viết
không bị giới hạn về thời gian và không gian. Cùng với việc cung cấp thông tin và

các phản hồi liên tục từ phía công chúng, diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng điện
tử có thể trong cùng một lúc vừa cập nhật liên tục, nhanh chóng, trực tiếp và không

21


giới hạn về không gian; vừa tiếp nhận, lưu trữ và đăng tải một khối lượng thông tin
phản hồi vô cùng lớn từ công chúng của mình. Chính vì điều đó nên phản hồi của
công chúng trên diễn đàn báo mạng điện tử nói chung và diễn đàn bạn đọc viết trên
báo mạng điện tử nói riêng rất phong phú, đa dạng về dung lượng và kéo dài vô thời
hạn. Công chúng có thể để lại ý kiến của mình sau khi bài báo được phát hành được
vài giây, họ cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin từ các phản hồi trước và thoải

mái trao đổi với các thành viên khác khi đang tham gia góp ý cho diễn đàn.
Hơn nữa, do không bị sức ép về thời gian, không gian (như phát thanh, hay
truyền hình) nên thông tin được cung cấp từ công chúng thường sâu sắc hơn và bài
viết, ý kiến được trình bày mạch lạc, rõ ràng, do họ có thời gian suy nghĩ và hình
thành ý tưởng. Chất lượng trong hoạt động tương tác của công chúng trên diễn đàn
bạn đọc viết chính vì thế mà cũng tăng cao. Với việc thường xuyên nhận được phản
hồi và tương tác từ độc giả, tòa soạn cũng sẽ thu hút được một lượng công chúng
mới có trình độ, trí thức cao, sẽ đánh giá các vấn đề mà một độc giả nào đưa ra
trước đó. Hay nói cách khác, hoạt động tương tác của độc giả là một trong những
yếu tố quyết định đến sự thành công và “đắt khách” của diễn đàn.
1.2.2. Các hình thức tương tác trong diễn đàn bạn đọc viết trên báo mạng
điện tử

Diễn đàn bạn đọc viết là một phần của báo mạng điện tử nên nhìn chung các
hình thức tương tác trên diễn đàn bạn đọc viết cũng gần giống với hình thức tương
tác trên báo mạng điện tử. Điểm qua một vài chuyên mục, chuyên trang của diễn
đàn bạn đọc viết trên một số tờ báo mạng điện tử, ta có thể thấy các hình thức tương
tác giữa độc giả và tòa soạn chủ yếu là thông qua Thư điện tử (Email), qua lượt
Bình chọn (Like), qua chia sẻ (Share), qua hệ thống “Liên hệ tòa soạn” trên giao
diện trang chủ, qua đường dây nóng hay bình luận, gửi phản hồi trực tiếp (Coment)
dưới mỗi bài viết trong diễn đàn.
1.2.2.1. Bình chọn (Like)
Đây là công cụ có khởi nguồn từ mạng xã hội. Nó là một trong những tính năng
đặc biệt và thể hiện đặc tính lan toả của mạng xã hội. Thời gian gần đây, công cụ này
được báo mạng điện tử đưa vào và tận dụng bởi hình thức này thuận tiện cho hoạt


22


động tương tác của độc giả. So với công cụ “comment” thì “like” là thao tác nhanh
nhất để độc giả bày tỏ sự quan tâm, yêu thích, hưởng ứng, đồng quan điểm đối với
bài viết. Bên cạnh đó, like là một bước đệm giúp bài báo vượt ra ngoài biên giới của
một tờ báo, lôi kéo được sự quan tâm của nhiều người dùng trong mạng xã hội. Tức
là, khi độc giả có tài khoản trên mạng xã hội bấm “like” thì nội dung bài báo sẽ hiển
thị trên “profile” (trang cá nhân) mạng xã hội. Và đồng thời, cùng lúc đó “newfeed”
hiển thị hoạt động “like” bài báo và bạn bè trên mạng xã hội của độc giả đó sẽ biết
đến nó rồi cứ thế, bài viết được lan truyền. Nhờ đó, bài viết trên báo mạng sẽ có

nhiều lượt xem hơn, đẩy số lượng độc giả…. Từ hình thức bình chọn này, mới xuất
hiện tình trạng “câu like, câu view” trên một số tờ báo mạng hiện nay.

Hộp thoại xuất hiện sau khi thao tác like của độc giả được thực hiện với bài viết
trên diễn đàn chuyên mục Tâm sự của VnExpress
1.2.2.2. Chia sẻ (Share)
Cũng giống như hình thức bình chọn (like) ở trên, chia sẻ (share) cũng có
khởi nguồn từ các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter… và có chức
năng hiển thị nội dung bài báo trên profile và newfeed khi người dùng mạng xã hội
kích hoạt công cụ này trên các trang báo mạng điện tử. Tuy nhiên, giữa “like” và
“share” có có sự khác biệt về cách hiển thị bài báo. Đối với nút Like, chỉ cần click
chuột một lần là bài báo sẽ được chia sẻ và hiển thị ngay trên profile dưới hình thức

vắt tắt nhất là tít bài. Khi độc giả bấm share thì một cửa sổ mở ra cho phép độc giả
thêm bình luận vào bài viết được chia sẻ. Bài viết được “share” sẽ hiển thị với một
23


×