Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phương án chữa cháy chuẩn theo mẫu PC 11 trình phê duyệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.55 KB, 30 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mẫu sốPC11
BanhànhkèmtheoThôngtư
số66/2014/TT-BCA
ngày16/12/2014

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
(Lưu hành nội bộ)

Tên cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG GIANG
Địa chỉ: Số 56 Đức Giang, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 0976324692
Cơ quan quản lý trực tiếp : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG GIANG
Địa chỉ : Số 56 Đức Giang, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 0976324692

Hà Nội, năm 2018


A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. Vị trí địa lý:
Công ty cổ phần Đông giang nằm ở địa chỉ Số 56 Đức Giang, Hai Bà

Trưng, Hà Nội có các hướng tiếp giáp như sau:
-

Phía Đông Bắc giáp: Nhà Dân;
Phía Tây Bắc: Mương;


Phía Đông Nam giáp: Kho;
Phía Tây Nam giáp: Đường nội bộ Kho 56 Đức Giang;
II. Giao thông phục vụ công tác chữa cháy:

1. Giao thông bên trong cơ sở: Bên trong cơ sở có đường giao thông nội
bộ, khi có sự cố cháy nổ xảy ra xe chữa cháy có thể vào được để triển khai lực
lượng, phương tiện chữa cháy.
2. Giao thông bên ngoài:
Từ phòng Cảnh sát PC&CC số 4 đến cơ sở theo tuyến đường sau:
Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 → đường Ngô Tự → Rẽ trái vào đường Đức
Giang→ đi thẳng khoảng 800 m rẽ trái → đến 56 Đức Giang → Đến cơ sở.
Chú ý: Các tuyến đường trên mật độ người ô tô, xe máy, xe đạp tham gia giao
thông đông nhất là lúc các giờ cao điểm buổi sáng từ 7h-8h30, chiều từ 16h30-18h30
thường gây ùn tắc ở các ngã ba ngã tư. Hạn chế tốc độ của xe chữa cháy.
III. Nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy:
TT

Nguồn nước

1

Bể ngầm

Trữ lượng
Vị trí, khoảng cách
(m3) hoặc lưu
nguồn nước (m)
lượng (l/s)
Bên trong cơ sở
2m3


Trong cơ sở

Những điểm cần lưu
ý
Xe chữa cháy không
lấy được nước

Bên ngoài cơ sở
1
2

Trụ nước
chữa cháy
Trụ nước
chữa cháy

14 l/s

Cách cơ sở 100 m

14 l/s

Cách cơ sở 500 m

Xe chữa cháy lấy
được nước
Xe chữa cháy lấy
được nước


IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc:
1. Tính chất, đặc điểm của cơ sở.
Công ty CP Đông Giang có diện tích xây dựng khoảng 1000 m2 được bố
trí các khu vực như sau:
+ Khu vực kho để đồ có diện tích 40 m2
+ Khu vực phòng nghỉ có diện tích 290 m2
+ Khu vực để vật liệu có diện tích 670 m2
2. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ độc.
Do cơ sở có tính chất hoạt động là kho chứa hàng hóa là các dây cáp điện.
Khi xảy ra cháy chất cháy trong cơ sở đều là các vật liệu dễ cháy nên tỏa ra
nhiều khói khí độc gây ảnh hưởng tới khả năng thoát nạn của cán bộ nhân viên


trong công ty cũng như công tác cứu chữa và dập tắt đám cháy của lực lượng
Cảnh sát PCCC.
3. Chất cháy
Chất cháy chủ yếu là: gỗ,vải, đệm, nhựa của các thiết bị điện…
a) Chất cháy là các sản phẩm từ nhựa tổng hợp và các chế phẩm từ
Polyme:
+ Các sản phẩm chủ yếu từ nhựa dưới các dạng như: Bàn ghế nhựa, đồ
dùng thiết bị bằng nhựa, màng nilon…
+ Nhựa tổng hợp là những chất polyme được điều chế bằng các phản ứng
trùng hợp. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong đám cháy polyme sẽ bị cháy và
phát sinh ra nhiều loại khói và khí khác nhau. Dưới đây là bảng nhiệt độ phân
huỷ của một số polyme.
Bảng nhiệt độ phân huỷ của một số polyme
Tên chất
Nhiệt độ phân huỷ( 0K)
Sản phẩm phân huỷ
Poly vinyl clorua

373
Hợp chất Clo hữu cơ, CO2
Poly etylen
323
Hợp chất cacbua hydro, CO2
Poly ankryonit
423
Hợp chất cacbua hydro, CO2
Poly anhylonhit
432
Hợp chất cacbua hydro, CO2
Khi bị tác động bởi nhiệt độ cao, nhựa tổng hợp bị nóng chảy và có tính
động ở dạng lỏng.
Chúng ta có thể biết được đặc tính cháy của một số nhựa tổng hợp, khả
năng nóng chảy và đặc tính linh hoạt ở dạng lỏng. Qua các thí nghiệm, người ta
khảo sát được rằng lớp lỏng bình thường có bề dày 1 - 2,10 -3 (Với độ nghiêng và
áp lực lớp lỏng không làm nó bị chảy đi) khi bốc cháy. Trong quá trình cháy, lớp
lỏng này được tăng lên với chiều dày khác nhau. Chính đặc tính chảy dẻo này
tạo khả năng cháy lan và cháy lớn ngày càng nhanh của đám cháy. Sản phẩm
của các polyme có nhiều khí độc như: CO, CL, HCL, anđehit (- CHO).
Từ đó chúng ta sẽ thấy được tính chất lý học và chỉ số nguy hiểm cháy
của một số nhựa trùng hợp như sau:


Bảng nhiệt độ phân huỷ của một số nhựa trùng hợp.
Nhiệt độ ( oK)
Polyme

Tỷ trọng
(kg/m3)


Poly êtylen
Poly styrol
Polpoly cap
Polymctyleta crylat

1040 -1070
1113
900 - 940
1180

Nóng
chảy
473 - 570
488 - 493
576
473

Bắt cháy
483 - 523
688
579
487

Tự bắt
cháy

Nhiệt độ
cháy
(kcal/kg)


713 - 753
713
690
712

9960
7337
11135
6621

Ngoài ra thì khả năng cháy của các loại nhựa còn phụ thuộc vào các chất
phụ gia trong thành phần nhựa (Chất độn). Nếu chất độn này là chất dễ cháy thì
nó sẽ làm tăng tính chất cháy của nhựa và ngược lại. Vì sản phẩm cháy của nhựa
có nhiều tính chất độc hại nên khi xảy ra cháy sẽ gây rất nhiều khó khăn, nguy
hiểm cho sự thoát nạn cũng như công tác tổ chức cứu chữa trong đám cháy.
Khi đám cháy phát triển thì sẽ tăng nhanh các thông số nguy hiểm của đám
cháy như: Khói, bức xạ nhiệt và nhiệt độ tỏa ra từ đám cháy. Những thông số trên
không chỉ gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của con người mà còn làm ảnh
hưởng tới hiệu quả các hoạt động chiến đấu của lực lượng chữa cháy.
+ Cacbonoxit (CO) là sản phẩm sinh ra do quá trình đốt cháy không hoàn
toàn các chất rắn cháy như vải, nhựa, cao su… Khi hít khí CO vào cơ thể nó sẽ
làm ngăn cản quá trình chuyển khí O2 đến các tế bào dẫn đến bị ngạt thở và tử
vong. Sự nguy hiểm của nó đối với con người phụ thuộc vào nồng độ khí CO
được thể hiện như sau:
Nồng độ CO (mg/l)
Thời gian tiếp xúc và triệu chứng
0,05
Tiếp xúc trong 1 giờ không tác hại
0,1

Tiếp xúc trong 0,5 giờ không tác hại
0,125
Tiếp xúc trong 10 giờ sẽ bị choáng sốc loạn hô hấp
0,25
Tiếp xúc trong 2 giờ sẽ bị nhức đầu buồn nôn
0,625
Tiếp xúc trong 1 giờ sẽ bị nhức đầu, co giật
2
Tiếp xúc trong 2 – 3 giờ gây chết người
10
Chết sau 0,5 giờ tiếp xúc
+ Cacbondioxit (CO2) là sản phẩm tạo ra trong quá trình cháy. Nồng độ
nguy hiểm của khí CO2 đối với con người được thể hiện ở bảng sau:
Nồng độ CO2 (% thể tích)
Hiện tượng
5
Gây khó chụi về hô hấp
15
Không thể làm việc được
30 – 60
Có nguy hiểm cho tính mạng
80 – 100
Có hiện tượng ngạt thở
100 – 300
Gây ngạt thở tức thì
350
Gây chết người
+ Nhiệt lượng và tương ứng với nó là nhiệt độ của đám cháy cũng có
những tác động không tốt đối với con người và làm ảnh hưởng đến hiệu quả
chữa cháy, cường độ bức xạ nhiệt phụ thuộc vào kích thước của ngọn lửa:



Chiều cao tối đa Nhiệt độ tối đa của
của ngọn lửa
đám cháy (0C)
(m)
8
1300
12
1300

Cường độ bức xạ ở khoảng cách
(W/m2)
10m
15m
20m
25m
13980
11980
9500
4540
13980
12580
9070
4890

b) Chất cháy là gỗ và các sản phẩm từ gỗ:
Gỗ là loại vật liệu dễ cháy. Thành phần nguyên tố của gỗ khô chủ yếu
gồm 49% Cacbon, 6% Hidrô, 44% O2, 1% N2. Cấu trúc gỗ gồm nhiều mạch
phân tử như xenlulo, chứa nhiều lỗ xốp, phần thể tích lỗ xốp chiếm từ 56 – 72%

thể tích của gỗ. Ngoài xelulô, gỗ còn có các thành phần khác và một số muối
khoáng như: NaCl, KCl. Khi bị nung nóng đến 383 oK thì gỗ thoát ra hơi nước và
bắt đầu bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.
Trong giai đoạn nhiệt độ từ 383 – 403oK, quá trình phân huỷ gỗ diễn ra chậm
tạo ra các hơi và chất khí, các sản phẩm này chủ yếu là các chất dễ bốc hơi thoát ra
nhiều. Quá trình này toả ra một lượng nhiệt nhất định, khi nhiệt độ tăng tới 427 oK
thành phần phân huỷ của gỗ chứa nhiều hơi và khí cháy gồm: 8,6% CO, 2,99% H 2,
33,9% CH4. Hơn nữa gỗ có thể cháy thành ngọn lửa, nhiệt bức xạ sẽ nung nóng bề
mặt gỗ tới nhiệt độ 563 – 573 oK, ở trạng thái này hiệu suất phân huỷ gỗ cho sản
phẩm khi đạt giá trị tối đa và ngọn lửa có chiều cao lớn nhất.
Tốc độ cháy lan theo bề mặt của gỗ là: 0,5 – 0,56 m/phút, tốc độ cháy lan
theo chiều sâu của gỗ là: 0,2 – 0,5 m/phút. Sản phẩm cháy của gỗ thường là CO,
CO2 và khoảng 10 – 20% khối lượng than gỗ dẫn tới quá trình cháy gỗ sẽ lâu,
âm ỉ gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức cứu chữa khi xảy ra cháy các sản
phẩm gỗ trong tòa nhà.
c) Các sản phẩm từ giấy:
Giấy được phân bố với một số lượng rất lớn trong các phòng làm việc,
văn phòng, thư viện dưới dạng giấy tờ, sổ sách. Khi xảy ra cháy thì giấy có các
đặc điểm nguy hiểm như sau:
+ Giấy là loại chất dễ cháy có nguồn gốc từ xenlulo, được chế biến qua
nhiều công đoạn của quá trình công nghệ sản xuất.
o

+ Giấy có một số tính chất nguy hiểm cháy: T tbc là 184oC, vận tốc cháy là
27,8 kg/m2h, vận tốc cháy lan từ 0,3 – 0,4 m/ph. Khi cháy giấy tạo ra 0,833 m 3
CO2, 0,73m3 SO2, 0,69m3 H2O, 3,12m3 N2. Nhiệt lượng cháy thấp của giấy phụ
thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác động.
+ Với nhiệt lượng 53.400W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 3s, nhiệt lượng
41.900W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 5s.
+ Giấy có khả năng hấp thụ nhiệt tốt hơn bức xạ nhiệt dẫn đến khả năng

dưới tác động nhiệt của đám cháy, giấy nhanh chóng tích đủ nhiệt tới nhiệt độ
bốc cháy.
+ Khi cháy giấy tạo ra sản phẩm cháy là tro, cặn trên bề mặt giấy. Nhưng
lớp tro, cặn này không có tính chất bám dính trên bề mặt giấy, nó dễ dàng bị quá


trình đối lưu không khí cuốn đi và tạo ra bề mặt trống của giấy dẫn tới quá trình
giấy cháy sẽ càng thuận lợi hơn.
+ Quá trình cháy giấy thường có hiện tượng cháy âm ỉ bên trong các đống
giấy, cháy giấy sinh ra nhiều khói độc, đây là yếu tố nguy hiểm đối với con người
tham gia trong quá trình chữa cháy cũng như người bị nạn trong đám cháy.
Từ những điều này càng làm tăng sự nguy hiểm đối với con người tham
gia trong quá trình chữa cháy cũng như người bị nạn trong đám cháy.
d) Chất cháy là các sản phẩm từ bông, vải, sợi:
Trong cơ sở, số lượng sản phẩm từ bông vải sợi (Quần áo, chăn màn, rèm
thảm, đệm...) được tập trung chủ yếu trong các phòng làm việc. Vải được chế
tạo từ bông thành phẩm hoặc từ sợi tổng hợp. Do đó, về đặc điểm cháy nó là
nguyên liệu dễ cháy, có vận tốc cháy lan lớn.
Vkl = 20 kg/m2h, vl = 1.5 m/ph.
Do vải là sản phảm từ bông, sợi tự nhiên và nhân tạo nên trong điều kiện
cháy sẽ có những đặc điểm như sau:
Vải bông có đặc điểm là, khi nung nóng tới nhiệt độ lớn hơn 100 0C thì
vải sẽ bị các bon hoá và thoát ra các loại khí như: Cacbonoxit, Hydro Cacbon,
Cacbonic, Hơi nước, Nhựa axeton... Nhiệt độ bắt cháy, tốc độ lan truyền ngọn
lửa và nhiệt độ cháy của vải bông phụ thuộc vào độ ẩm của vải: Nhiệt độ cháy
của vải có thể đạt tới 650 – 1000 0C trong điều kiện thuận lợi. Nhiệt độ bốc cháy
của vải là 210oC, nhiệt độ tự bốc cháy Totbc = 470oC. Khi bị cháy, 01kg vải sẽ tạo
ra nhiệt lượng Q = 4150 kcal, cháy hoàn toàn 1kg vải sẽ tạo ra 4,46m 3 sản phẩm
cháy trong đó có: 0,83m3 CO2, 0,69m3 hơi nước và 3,12m3 Nitơ. Các sản phẩm
từ bông vải khi cháy sẽ thoát ra một lượng khói lớn và đặc biệt là tốc độ lan

truyền của ngọn lửa cao. Khả năng lan truyền này còn phụ thuộc vào độ ẩm, tính
chất cũng như trạng thái của vải.
Vận tốc cháy trung bình của vải là 0,84 kg/m 2phút, vận tốc cháy theo bề
mặt là 0,48 m/phút. Nhiệt độ của ngọn lửa khi cháy vải có thể đạt được tới 659 –
1000oC. Đối với vải tổng hợp, khi cháy tạo ra nhiều khói khí độc như: CO2 –
144g/m3; HCL – 1,5g/m3;CO – 2g/m3.
Lượng khói khí độc trên gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con người, nếu
mật độ khói đạt tới 1,5g/m3 thì tầm nhìn của con người rút ngắn dưới 3m. Ngoài
ra trong khói còn chứa các khí có nhiệt độ cao mà mắt thường không nhìn thấy
được. Ta có lượng chất độc tạo thành khi cháy 1 kg chất cháy được thống kê:
Sự tạo thành sản phẩm độc hại ở đám cháy
Chất cháy
Bông nhân tạo
Sợi Kapron
Diaxetyl xenlulo
Peno polyurêtan ( Xốp)

Sản phẩm độc nhất
tạo thành

Lượng sản phẩm độc
(kg/kg)

HCL
HCN
HCL
CO
HCN
CO


0,03
0,049
0,006
0,042
0,016
0,033


Phenol phomandehit( Chất dẻo)
Polyvinyl clorua
Vải nhựa axêtôn clorua
Giấy dán tường

CO
CO
HCL
HCL
CO

0,009
0,05
0,38
0,017
0,15

Từ kết quả trên, nếu như trong khói có chứa 0,05% khí cacbonoxit (CO)
đã có thể gây nguy hiểm rất lớn đến sức khoẻ của con người, nếu nồng độ CO
đạt tới 5,7 – 11,5 mg/l thì chỉ trong 2 – 6 phút con người có thể chết ngay. Trong
thực tế ở các đám cháy nồng độ CO còn cao hơn nồng độ trên rất nhiều lần dẫn
tới khí CO rất nguy hiểm trong đám cháy, giới hạn nồng độ nguy hiểm của một

số sản phẩm độc hại khác sinh ra trong đám cháy như sau:
- Ôxit nitrơ 0,25% (NO2): Đối với khí NO2 đạt 0,12 g/l thì kích thích
mạnh mẽ đối với cơ thể con người, đạt nồng độ 0,22g/l – 0,3g/l thì con người bị
nhiễm độc sau khoảng thời gian rất ngắn, đạt nồng độ 0,45g/l – 0,5 g/l con
người sẽ chết sau khoảng thời gian rất ngắn.
- Xyanua: 0,02%
- Hidrô sunfua (H2S) 0,05%: Nồng độ H2S trong không khí từ 0,5mg/l sẽ
gây nguy hiểm đến tính mạng con người, từ 0,6mg/l – 0,84mg/l con người sẽ
chết hoặc khó sống trong thời gian 30’ – 60’, từ 1,2mg/l – 2,8mg/l con người sẽ
chết ngay.
- Cacbonic (CO2) 2% làm cho tần số thở của con người tăng lên 1,1 lần,
6% làm cho tần số thở của con người tăng lên 1,5 lần, 8 – 10% làm cho con
người chết ngay sau vài phút, vì vậy nếu không có những biện pháp thoát khói,
khí độc kịp thời sẽ gây khó khăn, nguy hiểm lớn cho con người khi thoát nạn và
ảnh hưởng nhiều đến công tác chữa cháy khi có cháy xảy ra.
4. Các nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cháy nổ trong cơ sở:
Nguyên nhân gây ra cháy, nổ chủ yếu xoay quanh 5 nguyên nhân cơ bản
do hiện tượng quá tải, chập mạch, điện trở tiếp xúc, hồ quang điện và thiết bị
điện sinh nhiệt phát sinh tia lửa điện. Khi xảy ra sự cố không được phát hiện và
khắc phục kịp thời dẫn đến cháy các thiết bị đó và có thể gây ra cháy lan ra khu
vực xung quanh.
a) Nguyên nhân cháy do dùng điện quá tải:
Quá tải là sự cố trong mạng điện xảy ra khi cường độ dòng điện làm việc
lớn hơn cường độ dòng điện cho phép. Quá tải nguy hiểm không kém gì ngắn
mạch vì nó khó phát hiện, thiết bị bảo vệ (aptomat chẳng hạn) không phát hiện
ra. Quá tải kéo dài dẫn đến hỏng cách điện và cũng có thể dẫn đến ngắn mạch.
Nguyên nhân quá tải là:
- Quá tải là trạng thái sự cố, khi trong dây dẫn của mạch điện, máy móc
và thiết bị xuất hiện dòng điện lớn hơn dòng điện cho phép lâu dài theo tiêu
chuẩn. Trường hợp này xuất hiện khi mắc thêm các thiết bị tiêu thụ điện vào

mạng điện mà chưa được tính toán thiết kế thêm thiết bị.


- Khi quá tải nhiệt trong dây dẫn tăng lên cao vọt qua giới hạn cho
phép, làm phá hủy và gây cháy phần vỏ cách điện cùng với vật liệu dễ cháy
ở gần khu vực đó.
- Trong thi công chọn dây cáp không đảm bảo khiến cường độ dòng điện
thực tế lớn hơn trị số cường độ cho cho phép (Itt> Icp).
- Trong sử dụng lắp thêm phụ tải ngoài tính toán.
- Chế độ vận hành không đối xứng.
b) Nguyên nhân cháy do hiện tượng ngắn mạch hoặc chập mạch:
Ngắn mạch là hiện tượng các pha chập nhau hoặc các pha chập nhau và
chạm đất. Khi dòng điện ngắn mạch vượt quá nhiều lần so với dòng điện cho
phép nhiệt độ dây dẫn tăng nhanh có thể dẫn đến cháy, nổ. Ngắn mạch thường
kèm theo cung lửa điện làm nóng chảy dây dẫn. Các giọt kim loại mang năng
lượng nhiệt đủ lớn bắn ra môi trường khi gặp vật liệu cháy sẽ gây cháy.
Ngắn mạch dẫn đến giảm điện áp trên lưới điện do có thể làm rối loạn
một bộ phận hay toàn bộ mạng điện cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Động cơ
ngừng hoạt động có thể gây hư hỏng nổ hoặc cháy. Khi điện áp giảm, tầng số
quay giảm phụ tải tăng, động cơ điện bị nóng quá mức dẫn đến giảm thời gian
hoạt động và trở thành nguyên nhân gây sự cố. Nguyên nhân ngắn mạch là:
- Dây dẫn và dây cáp bị hỏng do hậu quả của việc kéo dài quá mức…khi
chất các điện bị hỏng trong ruột cáp suất hiện dòng điện dò rỉ, dòng này sẽ
chuyển thành dòng ngắn mạch.
- Hóa chất hay hơi nước lọt vào bên trong vỏ thiết bị điện gây hư hỏng và
gây rò rỉ điện.
- Chất các điện của thiết bị điện có thể bị hỏng do tác dụng của nhiệt độ cao
hay ngọn lửa trong quá trình cháy, do quá điện áp, do sét đánh thẳng và sét cảm ứng,
do chuyển điện áp từ thiết bị cao hơn 1000V sang thiết bị nhỏ hơn 1000V.
- Ngắn mạch có thể do các dây tải điện trần trên không bị chập dưới tác

dụng của gió hay do vật liệu kim loại văng lên đường dây…hoặc do sai lầm của
công nhân trong quá trình thao tác, sửa chữa thiết bị điện.
- Ngắn mạch là trạng thái sự cố trong thiết bị điện, khi đó các vật dẫn
khác cực có điện áp chập vào nhau, qua một trị số điện trở rất nhỏ, không lường
trước được trong chế độ làm việc của mạch điện, máy móc hay các thiết bị điện.
- Nguyên nhân chủ yếu là do sự hư hỏng lớp vỏ cách điện của dây dẫn,
hỏng lớp cách điện trong các cuộn dây của các thiết bị điện, do tác động của cơ
học, tác động của nhiệt độ cao, độ ẩm…
- Khi xảy ra ngắn mạch, điện trở chung của mạch điện giảm xuống nhiều,
dẫn đến sự tăng cường độ dòng điện trong mạch làm cho nhiệt độ tăng cao, hiện
tượng này giải thích theo định luật Jun-Lenxơ như sau:
- Do nhiệt độ dây dẫn tăng cao gây ra sự bốc cháy lớp cách điện của dây
dẫn, gây cháy các thiết bị xung quanh. Tại điểm chập mạch sẽ phát sinh tia hồ
quang điện có nhiệt độ 25000C - 40000C bắn ra xung quanh làm cháy các vật
liệu dễ cháy.
c) Nguyên nhân cháy do điện trở tiếp xúc:


Điện trở tiếp xúc là điện trở ở những chỗ chuyển tiếp dòng điện hay điểm
đấu nối của dây dẫn, thiết bị từ một bề mặt tiếp xúc này sang một diện tích tiếp
xúc khác qua diện tích tiếp xúc thực tế của chúng. Nhiệt phát sinh ngay tại điểm
tiếp xúc do thành phần của R tại đó lớn hơn nên theo phương trình Q = R.I2CP. τ
sẽ lớn hơn bình thường. Nguyên nhân điện trở tiếp xúc là:
Q = R.I2CP. τ (J)
Trong đó:
Q : Nhiệt lượng của dây dẫn (J)
ICP : Cường độ dòng điện cho phép lâu dài (A)
R : Điện trở của dây dẫn (Ω)
τ : Thời gian tiếp xúc (s)
- Do sự co thắt mạnh của đường dây dẫn điện làm tiết diện tại đó nhỏ đi.

- Do lực ép ở tiếp điểm yếu khiến diện tích tiếp xúc thực tế tại đó nhỏ đi.
- Do vật liệu dẫn điện có tính dẫn điện kém: Bề mặt oxy hóa, bị bẩn…
- Do bề mặt tiếp xúc làm nhẵn kém nên diện tích tiếp xúc giảm.
d) Nguyên nhân cháy do hồ quang điện:
Là hiện tượng phóng điện trong không khí giữa 2 cực điện như khi: Hàn
điện, đóng hay ngắt thiết bị điện… Nó sẽ thực sự nguy hiểm nếu nó nằm trong
môi trường có hơi khí chất cháy, nổ. Nguyên nhân hồ quang điện là:
- Do 2 cực tiếp xúc nhau quá gần.
- Do môi trường giữa 2 điện cực có nhiều ion dẫn điện…(hơi nước, hóa chất).
e) Nguyên nhân cháy do thiết bị điện sinh nhiệt:
Là các thiết bị điện tỏa nhiệt ra xung quanh như bóng đèn, máy sấy tóc,
máy sưởi, bàn là, cục nóng điều hòa… Nếu bên cạnh các thiết bị này có các chất
cháy, thì có thể dẫn đến cháy. Nguyên nhân có thể do:
- Để chất cháy tiếp xúc trực tiếp hoặc gần thiết bị điện quá mức cho phép.
- Thiết bị điện quá tải, phát nóng quá mức cho phép.
- Do thiết bị điện (nổ, vỡ) các mảnh có mang nhiệt rơi xuống chất cháy.
- Năng lượng nhiệt do bóng đèn tạo ra cũng mang nhiều đặc tính nguy
hiểm cháy. Qua thời gian 30 phút kể từ khi bóng đèn được bật sáng nhiệt độ ở
vỏ ngoài của chúng đạt những giá trị sau:
Công suất bóng đèn (W)

40

75

100

500

Nhiệt độ ngoài vỏ (0C)


145

250

290

500

Dây tóc bóng đèn được nung nóng đến nhiệt độ 2100 - 2200 0C. Với nhiệt
độ này khi bóng đèn bị vỡ, nổ dây tóc bóng đèn rơi xuống thảm trải nền nhà,
đệm mút, bàn ghế, …sẽ gây cháy các vật liệu đó.
Tuy nhiên, nguyên nhân do ý thức kém hay sự vi phạm quy định của
người sử dụng vẫn là chủ yếu.
f) Nguồn nhiệt hình thành từ ngọn lửa trần:


- Nguồn nhiệt có thể xuất hiện do sơ xuất bất cẩn của cán bộ, công nhân
viên hay khách đến liên hệ công tác, khi sử dụng diêm để hút thuốc và vứt diêm
hay tàn thuốc đang cháy dở vào nơi có chứa các chất và vật liệu dễ cháy.
- Nguồn nhiệt có thể xuất hiện do hàn khi sửa chữa thay thế các thiết bị,
đồ dùng, kết cấu công trình mà công nhân hàn không chấp hành đúng quy định
an toàn khi hàn.
- Nguồn nhiệt có thể xuất hiện do vi phạm nội quy an toàn PCCC như:
Đun nấu, thắp hương thờ cúng… của cán bộ, công nhân viên trong cơ sở.
- Ngoài ra, nguồn nhiệt có thể xuất hiện do đốt khi mâu thuẫn cá nhân
trong nội bộ cơ sở, đốt để phi tang chứng cứ…
- Nguồn nhiệt do sét đánh thẳng vào công trình.
5. Hệ thống thoát nạn trong cơ sở.
Đường thoát nạn được sử dụng là các lối đi nội bộ bên trong cơ sở dẫn tới

các cửa thoát nạn.
6. Khả năng lan truyền của đám cháy.
Khi xảy ra cháy tại bất kỳ một vị trí nào trong cơ sở, đầu tiên ngọn lửa sẽ
lan truyền theo các loại chất cháy phân bố trong đó. Vận tốc lan truyền của đám
cháy phụ thuộc vào từng loại chất cháy, cách sắp xếp bố trí chúng, thời gian
cháy, điều kiện trao đổi khí, trao đổi nhiệt giữa khu vực bị cháy và môi trường
xung quanh. Trong khu vực bị cháy ngọn lửa thường có xu hướng lan nhanh
theo phương thẳng đứng và về hướng mở cửa. Sau khi ra khỏi cửa, ngọn lửa sẽ
dễ dàng cháy theo vật liệu, đồ đạc được bố trí bên trong và tiếp tục lan dần lên
các khu vực khác. Nguy cơ cháy còn có thể xuất hiện ở các khu vực gần kề khu
vực xảy ra cháy do sản phẩm cháy có kèm theo tàn lửa từ vùng cháy bay đến
thông qua trao đổi khí. Kết quả là các chất và vật liệu bị bức xạ nhiệt sẽ dễ dàng
bén cháy do đã hấp thụ nhiệt sẵn và đám cháy tiếp tục phát triển mạnh hơn kèm
theo đó là lượng lớn khói khí độc thoát ra từ các chất cháy làm ảnh hưởng tới
công tác chữa cháy, di chuyển tài sản ra bên ngoài.
V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:
1. Tổ chức lực lượng:
Lực lượng PCCC cơ sở gồm có 5 người do:
+ Ông (Bà): Vũ Văn Linh
- Trưởng ban.
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
Thường trực chữa cháy là thành viên của Đội PCCC cơ sở, đã được đào
tạo nghiệp vụ PCCC, có kỹ năng sử dụng các thiết bị chữa cháy thành thạo như:
Sử dụng các bình chữa cháy xách tay theo đúng tính chất của vật liệu vụ cháy và
các kỹ năng sơ tán tài sản, sơ tán và cứu người bị nạn ra ngoài khu vực cháy.
- Trong giờ hành chính: Lực lượng phòng cháy cơ sở có khoảng 5 đội
viên thường trực sẵn sàng chiến đấu khi có cháy nổ xảy ra.
- Ngoài giờ hành chính: Có lực lượng bảo vệ gồm 01 người luôn luôn
thường trực sãn sàng chiến đấu khi có cháy nổ xảy ra.
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:



TT

Tên phương tiện

Số lượng

1

Bình chữa cháy MFZ4

24

2
3

Họng nước chữa cháy
Hệ thống báo cháy

Không có
Không có

Nơi bố trí
Bố trí đều tại các khu vực
trong cơ sở.

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY.
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:

- Thời gian xảy ra cháy: Vào 11 giờ 30 phút .
- Điểm xuất phát cháy: Khu vực kho để vật liệu
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Sự cố thiết bị điện gây cháy.
- Chất cháy: bìa, giấy, bao bì,nhựa…
- Thời gian cháy tự do: Giả định thời gian cháy tự do khoảng 05 phút.
- Dự kiến diện tích đám cháy: 10m2.
- Quy mô, diện tích đám cháy: Thời gian đầu đám cháy chỉ diễn ra với
diện tích nhỏ; xong do chất cháy chủ yếu là bìa nhựa, bao bì,xăng dầu ...đều là
các chất dễ cháy nên vận tốc cháy và khả năng lan truyền của ngọn lửa rất
nhanh, đã nhanh chóng bắt cháy và các vật liệu xung quanh tạo thành đám cháy
lớn. Lúc này cùng với quá trình phát triển của đám cháy và khả năng cháy lan
thì sự đối lưu không khí xung quanh đám cháy diễn ra tăng dần, các thông số
của đám cháy như: Diện tích đám cháy, cường độ trao đổi khí, cường độ nung
nóng và tỏa nhiệt, vận tốc cháy hoàn toàn, vận tốc cháy lan diễn ra với tốc độ rất
lớn, nếu không được chữa cháy kịp thời thì sau đó đám cháy lan ra toàn bộ khu
vực phòng và cháy lan sang các khu vực gần kề do sự bức xạ nhiệt và đối lưu
không khí sẽ dẫn đến đám cháy lớn.
- Dự kiến xuất hiện các yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa
cháy như (Nhiệt độ cao, khói khí độc, sụp đổ công trình...vv):
+ Nhiệt độ cao: Nhiệt độ trong đám cháy tăng nhanh và tập trung chủ yếu
tại khu vực cháy.
+ Khói khí độc: Khói, khí độc và các sản phẩm cháy khác nhanh chóng
lan tỏa trong khu vực cháy và các khu vực, các phòng xung quanh công trình
- Dự kiến vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy:
Không có người bị kẹt lại trong khu vực cháy.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:
2.1. Nhiệm vụ của chủ cơ sở và Đội PCCC cơ sở:
a) Lãnh đạo cơ sở:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ huy các lực lượng của cơ sở tổ
chức chữa cháy.

- Chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phân chia nhiệm vụ cụ thể cho Đội
PCCC cơ sở để triển khai công tác chữa cháy và hướng dẫn thoát nạn.
b) Đội PCCC cơ sở:


- Người đầu tiên phát hiện ra cháy nhanh chóng báo động cháy bằng âm
thanh như: Hô hoán, gõ kẻng báo động cháy cho mọi người biết nơi xảy ra cháy,
để họ tự thoát nạn ra ngoài an toàn.
- Gọi điện báo cáo chủ cơ sở về tình hình cháy nổ xảy ra tại cơ sở và xin ý
kiến chỉ đạo.
- Nhanh chóng cắt điện khu vực cháy.
- Triển khai chữa cháy, làm mát, tổ chức hướng dẫn thoát nạn và cứu
người bị nạn, di chuyển tài sản.
- Khi nhận được tin báo cháy, Ban chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phát
lệnh cho lực lượng PCCC cơ sở, tập trung lực lượng phương tiện, giao nhiệm vụ
cụ thể cho từng đội viên thực hiện các nhiệm vụ chữa cháy ban đầu.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể của các Tổ trong lực lượng PCCC cơ sở:
a) Tổ thông tin:
- Gọi điện báo cáo chủ cơ sở về tình hình cháy nổ xảy ra tại cơ sở và xin ý
kiến chỉ đạo.
- Gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số máy 114
(Trung tâm báo cháy) hoặc số 0243.8271530 (thông tin báo cháy Phòng Cảnh
sát PC&CC số 4) báo rõ địa chỉ tại cơ sở (số nhà, khu, đường, phường, quận,
quy mô đám cháy, chất cháy) số điện thoại báo cháy.
- Trung tâm cấp cứu 115.
- Công ty điện lực Long Biên theo số máy 024.22100282, để báo cắt điện
khu vực cháy.
- Khi lãnh đạo cấp trên hoặc chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC đến, chỉ
huy PCCC cơ sở báo cáo lại những việc đã làm và kết quả cứu chữa, chất cháy
chính, có người bị nạn mắc kẹt trong đám cháy hay không, giao lại quyền chỉ

huy chữa cháy.

b) Tổ chữa cháy:
- Sử dụng ngay số phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy xách tay,
họng nước vách tường…) phun trực tiếp lên toàn bộ diện tích đám cháy, đám
cháy sẽ nhanh chóng được khống chế và dập tắt nếu diện tích đám cháy còn nhỏ.
Nên tập trung ngay một lượng phương tiện chữa cháy tại chỗ về gần đám cháy,
làm sao để đảm bảo cho việc phun chất chữa cháy vào đám cháy được liên tục
thì mới có hiệu quả. Tránh tình trạng phun chất chữa cháy không liên tục vào
đám cháy ngọn lửa sẽ bùng phát trở lại dẫn tới hiệu quả chữa cháy không cao.
- Nhanh chóng di chuyển tài sản, chất cháy trong khu vực cháy ra nơi an
toàn, ngăn chặn cháy lan.
- Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để chữa cháy, cứu
người, cứu tài sản, làm mát và ngăn chặn cháy lan.
- Làm các nhiệm vụ do chỉ huy chữa cháy phân công.
c) Tổ bảo vệ:
- Cắt điện toàn bộ khu vực xảy ra cháy.


- Tổ chức người bảo vệ, nhằm phát hiện, ngăn ngừa trộm cắp, không cho
người không có liên quan vào khu vực chữa cháy. Tổ chức làm công tác trật tự,
nhằm đảm bảo cho việc tổ chức chữa cháy thuận lợi, xe chữa cháy đi lại dễ
dàng.
- Cử người làm nhiệm vụ đón xe chữa cháy, xe cứu nạn - cứu hộ của Cảnh
sát PCCC, đón xe cứu thương, xe chở nước, xe cẩu hoặc xe của các lực lượng
khác đến phối hợp chữa cháy, cứu người, cứu tài sản ra đường dân sinh và
hướng dẫn xe chữa cháy vào vị trí đỗ thuận tiện để triển khai lực lượng phương
tiện đảm bảo ANTT tại hiện trường.
d) Tổ cứu người bị nạn:
- Nhanh chóng tập chung mọi người lại, phân công nhiệm vụ cụ thể cho

từng cá nhân trước khi vào trong đám cháy. Dùng cáng cứu thương, chăn chiên,
khẩu trang dấp nước, đèn pin chiếu sáng... tổ chức cứu người bị nạn (nếu có).
Hướng dẫn mọi người không có nhiệm vụ nhanh chóng rời khỏi hiện trường nơi
xảy ra cháy (tránh chen lấn xô đẩy), kiểm tra thật kỹ, không để sót người bị nạn
trong khu vực cháy.
- Bộ phận hướng dẫn thoát nạn: Hô hoán hướng dẫn mọi người thoát nạn
theo các hướng ra các cửa thoát hiểm, lối ra khẩn cấp, tập trung tại vị trí an toàn
tổ chức điểm danh, phục vụ công tác tìm kiếm người bị nạn.
- Trường hợp ánh sáng ở các lối thoát nạn không đảm bảo phải dùng đèn
chiếu sáng và loa pin để hướng dẫn mọi người đến các cửa và lối thoát nạn.
e) Tổ cứu tài sản có nhiệm vụ:
- Tổ chức cứu tài sản, di chuyển tài sản và các chất dễ cháy chưa bị cháy
ra nơi an toàn ưu tiên tổ chức cứu tài sản ở gần khu vực cháy trước (nếu được)
sau đó cứu các tài sản ở bên ngoài để chống cháy lan. Phối hợp với các lực
lượng bảo vệ để bảo vệ những tài sản đã cứu.
f) Tổ cứu thương có nhiệm vụ:
- Tổ chức người, chuẩn bị đủ thuốc men, dụng cụ y tế để sơ cấp cứu
người bị nạn (nếu có). Phối hợp với lực lượng y tế đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
g) Tổ hậu cần có nhiệm vụ:
- Trong trường hợp đám cháy kéo dài, cơ sở cần phải tổ chức công tác hậu
cần phục vụ lực lượng tham gia cứu chữa, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ chiến
sỹ Cảnh sát PCCC và lực lượng PCCC cơ sở.
h) Tổ y tế có nhiệm vụ:
- Đảm bảo y tế cho lực lượng tham gia chữa cháy, tổ chức sơ cấp cứu nạn
nhân tại chỗ, chuyển nạn nhân vào bệnh viện Đa khoa Đức Giang hoặc bệnh
viện chuyên ngành xử lý cấp cứu, điều trị.
Sau khi đám cháy được dập tắt:
- Cơ sở cử người bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác khám nghiệm điều
tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy. Có những biện pháp khắc phục hậu quả do cháy
gây ra và ký vào biên bản vụ cháy.

Chú ý:


- Tất cả những người tham gia cứu chữa trực tiếp đều phải có thiết bị bảo
hộ lao động: Thiết bị thở lọc khí độc, khẩu trang, mũ, ủng, quần áo bảo hộ...
3. Sơ đồ triển khai lực lượng phương tiện chữa cháy.


4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:
- Sau khi nhận được tin báo cháy, lực lượng Cảnh sát PC&CC xuất xe chữa
cháy đến đám cháy, dự kiến xuất (01 xe chỉ huy,02 xe chữa cháy). Chỉ huy chữa
cháy cơ sở báo cáo chỉ huy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PC&CC các nội
dung: Tình hình diễn biến đám cháy, chất cháy, đã triển khai lực lượng, phương
tiện như thế nào, vị trí nguồn nướctrong cơ sở (nếu có) và nguồn nước gần cơ sở
để phục vụ chữa cháy….. Nhanh chóng trao lại quyền chỉ huy cho chỉ huy chữa
cháy của lực lượng Cảnh sát PC&CC.
- Đồng chí chỉ huy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PC&CC, nhanh chóng
tổ chức triển khai công tác trinh sát nắm tình hình diễn biến đám cháy, ra lệnh
triển khai lực lượng phương tiện theo điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh
sát PC&CC, đồng thời phân công nhiệm vụ cho các lực lượng PCCC tại chỗ của
cơ sở. Đồng chí chỉ huy của lực lượng chữa cháy tại chỗ nhận nhiệm vụ, tiếp tục
chỉ huy lực lượng PC&CC cơ sở hỗ trợ lực lượng Cảnh sát PC&CC triển khai
đường vòi, cứu người, cứu tài sản và các công tác khác theo yêu cầu của chỉ huy
Cảnh sát PC&CC.
- Sau khi đám cháy được dập tắt, cơ sở cử người bảo vệ hiện trường cháy và
phối hợp với cơ quan điều tra tìm ra nguyên nhân cháy, ký vào biên bản vụ cháy,
khắc phục các hậu quả và ổn định lại hoạt động. Cơ sở họp rút kinh nghiệm vụ
cháy, có hình thức khen thưởng và kỷ luật đúng đối tượng.
II. Phương án xử lý tình huống cháy đặc trưng số 1

1. Giả định tình huống cháy đặc trưng số 1:
- Thời gian xảy ra cháy: Vào 15 giờ 30 phút .
- Điểm xuất phát cháy: Khu vực phòng nghỉ.
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Sự cố thiết bị điện gây cháy.
- Chất cháy: bìa catton, giấy, bao bì, gỗ ,..
- Thời gian cháy tự do: Giả định thời gian cháy tự do khoảng 03 phút.
- Dự kiến diện tích đám cháy: 7 m2.
- Quy mô, diện tích đám cháy: Thời gian đầu đám cháy chỉ diễn ra với
diện tích nhỏ; xong do chất cháy chủ yếu là bìa catton, giấy, bao bì ...đều là các
chất dễ cháy nên vận tốc cháy và khả năng lan truyền của ngọn lửa rất nhanh, đã
nhanh chóng bắt cháy và các vật liệu xung quanh tạo thành đám cháy lớn. Lúc
này cùng với quá trình phát triển của đám cháy và khả năng cháy lan thì sự đối
lưu không khí xung quanh đám cháy diễn ra tăng dần, các thông số của đám
cháy như: Diện tích đám cháy, cường độ trao đổi khí, cường độ nung nóng và
tỏa nhiệt, vận tốc cháy hoàn toàn, vận tốc cháy lan diễn ra với tốc độ rất lớn, nếu
không được chữa cháy kịp thời thì sau đó đám cháy lan ra toàn bộ khu vực kho
và cháy lan sang các khu vực gần kề do sự bức xạ nhiệt và đối lưu không khí sẽ
dẫn đến đám cháy lớn.
- Dự kiến xuất hiện các yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa
cháy như (Nhiệt độ cao, khói khí độc, sụp đổ công trình..vv):


+ Nhiệt độ cao: Nhiệt độ trong đám cháy tăng nhanh và tập trung chủ yếu
tại khu vực cháy.
+ Khói khí độc: Khói, khí độc và các sản phẩm cháy khác nhanh chóng
lan tỏa trong khu vực cháyvà các khu vực, các phòng xung quanh công trình
- Dự kiến vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy:
Không có người bị kẹt lại trong khu vực cháy.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:
2.1. Nhiệm vụ của chủ cơ sở và Đội PCCC cơ sở:

a) Lãnh đạo cơ sở:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ huy các lực lượng của cơ sở tổ
chức chữa cháy.
- Chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phân chia nhiệm vụ cụ thể cho Đội
PCCC cơ sở để triển khai công tác chữa cháy và hướng dẫn thoát nạn.
b) Đội PCCC cơ sở:
- Người đầu tiên phát hiện ra cháy nhanh chóng báo động cháy bằng âm
thanh như: Hô hoán, gõ kẻng báo động cháy cho mọi người biết nơi xảy ra cháy,
để họ tự thoát nạn ra ngoài an toàn.
- Gọi điện báo cáo chủ cơ sở về tình hình cháy nổ xảy ra tại cơ sở và xin ý
kiến chỉ đạo.
- Nhanh chóng cắt điện khu vực cháy.
- Triển khai chữa cháy, làm mát, tổ chức hướng dẫn thoát nạn và cứu
người bị nạn, di chuyển tài sản.
- Khi nhận được tin báo cháy, Ban chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phát
lệnh cho lực lượng PCCC cơ sở, tập trung lực lượng phương tiện, giao nhiệm vụ
cụ thể cho từng đội viên thực hiện các nhiệm vụ chữa cháy ban đầu.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể của các Tổ trong lực lượng PCCC cơ sở:
a) Tổ thông tin:
- Gọi điện báo cáo chủ cơ sở về tình hình cháy nổ xảy ra tại cơ sở và xin ý
kiến chỉ đạo.
- Gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số máy 114
(Trung tâm báo cháy) hoặc số 0243.8271530 (thông tin báo cháy Phòng Cảnh
sát PC&CC số 4) báo rõ địa chỉ tại cơ sở (số nhà, khu, đường, phường, quận,
quy mô đám cháy, chất cháy) số điện thoại báo cháy.
- Trung tâm cấp cứu 115.
- Công ty điện lực Long Biên theo số máy 024.22100282, để báo cắt điện
khu vực cháy.
- Khi lãnh đạo cấp trên hoặc chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC đến, chỉ
huy PCCC cơ sở báo cáo lại những việc đã làm và kết quả cứu chữa, chất cháy

chính, có người bị nạn mắc kẹt trong đám cháy hay không, giao lại quyền chỉ
huy chữa cháy.
b) Tổ chữa cháy:
- Sử dụng ngay số phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy xách tay,
họng nước vách tường…) phun trực tiếp lên toàn bộ diện tích đám cháy, đám


cháy sẽ nhanh chóng được khống chế và dập tắt nếu diện tích đám cháy còn nhỏ.
Nên tập trung ngay một lượng phương tiện chữa cháy tại chỗ về gần đám cháy,
làm sao để đảm bảo cho việc phun chất chữa cháy vào đám cháy được liên tục
thì mới có hiệu quả. Tránh tình trạng phun chất chữa cháy không liên tục vào
đám cháy ngọn lửa sẽ bùng phát trở lại dẫn tới hiệu quả chữa cháy không cao.
- Nhanh chóng di chuyển tài sản, chất cháy trong khu vực cháy ra nơi an
toàn, ngăn chặn cháy lan.
- Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để chữa cháy, cứu
người, cứu tài sản, làm mát và ngăn chặn cháy lan.
- Làm các nhiệm vụ do chỉ huy chữa cháy phân công.
c) Tổ bảo vệ:
- Cắt điện toàn bộ khu vực xảy ra cháy.
- Tổ chức người bảo vệ, nhằm phát hiện, ngăn ngừa trộm cắp, không cho
người không có liên quan vào khu vực chữa cháy. Tổ chức làm công tác trật tự,
nhằm đảm bảo cho việc tổ chức chữa cháy thuận lợi, xe chữa cháy đi lại dễ
dàng.
- Cử người làm nhiệm vụ đón xe chữa cháy, xe cứu nạn - cứu hộ của Cảnh
sát PCCC, đón xe cứu thương, xe chở nước, xe cẩu hoặc xe của các lực lượng
khác đến phối hợp chữa cháy, cứu người, cứu tài sản ra đường dân sinh và
hướng dẫn xe chữa cháy vào vị trí đỗ thuận tiện để triển khai lực lượng phương
tiện đảm bảo ANTT tại hiện trường.
d) Tổ cứu người bị nạn:
- Nhanh chóng tập chung mọi người lại, phân công nhiệm vụ cụ thể cho

từng cá nhân trước khi vào trong đám cháy. Dùng cáng cứu thương, chăn chiên,
khẩu trang dấp nước, đèn pin chiếu sáng... tổ chức cứu người bị nạn (nếu có).
Hướng dẫn mọi người không có nhiệm vụ nhanh chóng rời khỏi hiện trường nơi
xảy ra cháy (tránh chen lấn xô đẩy), kiểm tra thật kỹ, không để sót người bị nạn
trong khu vực cháy.
- Bộ phận hướng dẫn thoát nạn: Hô hoán hướng dẫn mọi người thoát nạn
theo các hướng ra các cửa thoát hiểm, lối ra khẩn cấp, tập trung tại vị trí an toàn
tổ chức điểm danh, phục vụ công tác tìm kiếm người bị nạn.
- Trường hợp ánh sáng ở các lối thoát nạn không đảm bảo phải dùng đèn
chiếu sáng và loa pin để hướng dẫn mọi người đến các cửa và lối thoát nạn.
e) Tổ cứu tài sản có nhiệm vụ:
- Tổ chức cứu tài sản, di chuyển tài sản và các chất dễ cháy chưa bị cháy
ra nơi an toàn ưu tiên tổ chức cứu tài sản ở gần khu vực cháy trước (nếu được)
sau đó cứu các tài sản ở bên ngoài để chống cháy lan. Phối hợp với các lực
lượng bảo vệ để bảo vệ những tài sản đã cứu.
f) Tổ cứu thương có nhiệm vụ:
- Tổ chức người, chuẩn bị đủ thuốc men, dụng cụ y tế để sơ cấp cứu
người bị nạn (nếu có). Phối hợp với lực lượng y tế đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
g) Tổ hậu cần có nhiệm vụ:


- Trong trường hợp đám cháy kéo dài, cơ sở cần phải tổ chức công tác hậu
cần phục vụ lực lượng tham gia cứu chữa, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ chiến
sỹ Cảnh sát PCCC và lực lượng PCCC cơ sở.
h) Tổ y tế có nhiệm vụ:
- Đảm bảo y tế cho lực lượng tham gia chữa cháy, tổ chức sơ cấp cứu nạn
nhân tại chỗ, chuyển nạn nhân vào bệnh viện Đa khoa Đức Giang hoặc bệnh
viện chuyên ngành xử lý cấp cứu, điều trị.
Sau khi đám cháy được dập tắt:
- Cơ sở cử người bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác khám nghiệm điều

tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy. Có những biện pháp khắc phục hậu quả do cháy
gây ra và ký vào biên bản vụ cháy.
Chú ý:
- Tất cả những người tham gia cứu chữa trực tiếp đều phải có thiết bị bảo
hộ lao động: Thiết bị thở lọc khí độc, khẩu trang, mũ, ủng, quần áo bảo hộ...
3. Sơ đồ triển khai lực lượng phương tiện chữa cháy.


4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:
- Sau khi nhận được tin báo cháy, lực lượng Cảnh sát PC&CC xuất xe chữa
cháy đến đám cháy, dự kiến xuất (01 xe chỉ huy,02 xe chữa cháy). Chỉ huy chữa
cháy cơ sở báo cáo chỉ huy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PC&CC các nội
dung: Tình hình diễn biến đám cháy, chất cháy, đã triển khai lực lượng, phương
tiện như thế nào, vị trí nguồn nướctrong cơ sở (nếu có) và nguồn nước gần cơ sở
để phục vụ chữa cháy….. Nhanh chóng trao lại quyền chỉ huy cho chỉ huy chữa
cháy của lực lượng Cảnh sát PC&CC.
- Đồng chí chỉ huy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PC&CC, nhanh chóng
tổ chức triển khai công tác trinh sát nắm tình hình diễn biến đám cháy, ra lệnh
triển khai lực lượng phương tiện theo điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh
sát PC&CC, đồng thời phân công nhiệm vụ cho các lực lượng PCCC tại chỗ của
cơ sở. Đồng chí chỉ huy của lực lượng chữa cháy tại chỗ nhận nhiệm vụ, tiếp tục
chỉ huy lực lượng PC&CC cơ sở hỗ trợ lực lượng Cảnh sát PC&CC triển khai
đường vòi, cứu người, cứu tài sản và các công tác khác theo yêu cầu của chỉ huy
Cảnh sát PC&CC.
- Sau khi đám cháy được dập tắt, cơ sở cử người bảo vệ hiện trường cháy và
phối hợp với cơ quan điều tra tìm ra nguyên nhân cháy, ký vào biên bản vụ cháy,
khắc phục các hậu quả và ổn định lại hoạt động. Cơ sở họp rút kinh nghiệm vụ
cháy, có hình thức khen thưởng và kỷ luật đúng đối tượng.
III. Phương án xử lý tình huống cháy đặc trưng số 2

1. Giả định tình huống cháy đặc trưng số 2:
- Thời gian xảy ra cháy: Vào 8 giờ 30 phút .
- Điểm xuất phát cháy: Khu vực kho (cạnh phòng nghỉ) .
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Sự cố thiết bị điện gây cháy.
- Chất cháy: gỗ, giấy…
- Thời gian cháy tự do: Giả định thời gian cháy tự do khoảng 02 phút.
- Dự kiến diện tích đám cháy: 5 m2.
- Quy mô, diện tích đám cháy: Thời gian đầu đám cháy chỉ diễn ra với
diện tích nhỏ; xong do chất cháy chủ yếu là gỗ, giấy ...đều là các chất dễ cháy
nên vận tốc cháy và khả năng lan truyền của ngọn lửa rất nhanh, đã nhanh chóng
bắt cháy và các vật liệu xung quanh tạo thành đám cháy lớn. Lúc này cùng với
quá trình phát triển của đám cháy và khả năng cháy lan thì sự đối lưu không khí
xung quanh đám cháy diễn ra tăng dần, các thông số của đám cháy như: Diện
tích đám cháy, cường độ trao đổi khí, cường độ nung nóng và tỏa nhiệt, vận tốc
cháy hoàn toàn, vận tốc cháy lan diễn ra với tốc độ rất lớn, nếu không được chữa
cháy kịp thời thì sau đó đám cháy lan ra toàn bộ khu vực kho và cháy lan sang
các khu vực gần kề do sự bức xạ nhiệt và đối lưu không khí sẽ dẫn đến đám
cháy lớn.
- Dự kiến xuất hiện các yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa
cháy như (Nhiệt độ cao, khói khí độc, sụp đổ công trình..vv):


+ Nhiệt độ cao: Nhiệt độ trong đám cháy tăng nhanh và tập trung chủ yếu
tại khu vực cháy.
+ Khói khí độc: Khói, khí độc và các sản phẩm cháy khác nhanh chóng
lan tỏa trong khu vực cháyvà các khu vực, các phòng xung quanh công trình
- Dự kiến vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy:
Không có người bị kẹt lại trong khu vực cháy.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:
2.1. Nhiệm vụ của chủ cơ sở và Đội PCCC cơ sở:

a) Lãnh đạo cơ sở:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ huy các lực lượng của cơ sở tổ
chức chữa cháy.
- Chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phân chia nhiệm vụ cụ thể cho Đội
PCCC cơ sở để triển khai công tác chữa cháy và hướng dẫn thoát nạn.
b) Đội PCCC cơ sở:
- Người đầu tiên phát hiện ra cháy nhanh chóng báo động cháy bằng âm
thanh như: Hô hoán, gõ kẻng báo động cháy cho mọi người biết nơi xảy ra cháy,
để họ tự thoát nạn ra ngoài an toàn.
- Gọi điện báo cáo chủ cơ sở về tình hình cháy nổ xảy ra tại cơ sở và xin ý
kiến chỉ đạo.
- Nhanh chóng cắt điện khu vực cháy.
- Triển khai chữa cháy, làm mát, tổ chức hướng dẫn thoát nạn và cứu
người bị nạn, di chuyển tài sản.
- Khi nhận được tin báo cháy, Ban chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phát
lệnh cho lực lượng PCCC cơ sở, tập trung lực lượng phương tiện, giao nhiệm vụ
cụ thể cho từng đội viên thực hiện các nhiệm vụ chữa cháy ban đầu.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể của các Tổ trong lực lượng PCCC cơ sở:
a) Tổ thông tin:
- Gọi điện báo cáo chủ cơ sở về tình hình cháy nổ xảy ra tại cơ sở và xin ý
kiến chỉ đạo.
- Gọi điện báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số máy 114
(Trung tâm báo cháy) hoặc số 0243.8271530 (thông tin báo cháy Phòng Cảnh
sát PC&CC số 4) báo rõ địa chỉ tại cơ sở (số nhà, khu, đường, phường, quận,
quy mô đám cháy, chất cháy) số điện thoại báo cháy.
- Trung tâm cấp cứu 115.
- Công ty điện lực Long Biên theo số máy 024.22100282, để báo cắt điện
khu vực cháy.
- Khi lãnh đạo cấp trên hoặc chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC đến, chỉ
huy PCCC cơ sở báo cáo lại những việc đã làm và kết quả cứu chữa, chất cháy

chính, có người bị nạn mắc kẹt trong đám cháy hay không, giao lại quyền chỉ
huy chữa cháy.
b) Tổ chữa cháy:
- Sử dụng ngay số phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy xách tay,
họng nước vách tường…) phun trực tiếp lên toàn bộ diện tích đám cháy, đám


cháy sẽ nhanh chóng được khống chế và dập tắt nếu diện tích đám cháy còn nhỏ.
Nên tập trung ngay một lượng phương tiện chữa cháy tại chỗ về gần đám cháy,
làm sao để đảm bảo cho việc phun chất chữa cháy vào đám cháy được liên tục
thì mới có hiệu quả. Tránh tình trạng phun chất chữa cháy không liên tục vào
đám cháy ngọn lửa sẽ bùng phát trở lại dẫn tới hiệu quả chữa cháy không cao.
- Nhanh chóng di chuyển tài sản, chất cháy trong khu vực cháy ra nơi an
toàn, ngăn chặn cháy lan.
- Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để chữa cháy, cứu
người, cứu tài sản, làm mát và ngăn chặn cháy lan.
- Làm các nhiệm vụ do chỉ huy chữa cháy phân công.
c) Tổ bảo vệ:
- Cắt điện toàn bộ khu vực xảy ra cháy.
- Tổ chức người bảo vệ, nhằm phát hiện, ngăn ngừa trộm cắp, không cho
người không có liên quan vào khu vực chữa cháy. Tổ chức làm công tác trật tự,
nhằm đảm bảo cho việc tổ chức chữa cháy thuận lợi, xe chữa cháy đi lại dễ
dàng.
- Cử người làm nhiệm vụ đón xe chữa cháy, xe cứu nạn - cứu hộ của Cảnh
sát PCCC, đón xe cứu thương, xe chở nước, xe cẩu hoặc xe của các lực lượng
khác đến phối hợp chữa cháy, cứu người, cứu tài sản ra đường dân sinh và
hướng dẫn xe chữa cháy vào vị trí đỗ thuận tiện để triển khai lực lượng phương
tiện đảm bảo ANTT tại hiện trường.
d) Tổ cứu người bị nạn:
- Nhanh chóng tập chung mọi người lại, phân công nhiệm vụ cụ thể cho

từng cá nhân trước khi vào trong đám cháy. Dùng cáng cứu thương, chăn chiên,
khẩu trang dấp nước, đèn pin chiếu sáng... tổ chức cứu người bị nạn (nếu có).
Hướng dẫn mọi người không có nhiệm vụ nhanh chóng rời khỏi hiện trường nơi
xảy ra cháy (tránh chen lấn xô đẩy), kiểm tra thật kỹ, không để sót người bị nạn
trong khu vực cháy.
- Bộ phận hướng dẫn thoát nạn: Hô hoán hướng dẫn mọi người thoát nạn
theo các hướng ra các cửa thoát hiểm, lối ra khẩn cấp, tập trung tại vị trí an toàn
tổ chức điểm danh, phục vụ công tác tìm kiếm người bị nạn.
- Trường hợp ánh sáng ở các lối thoát nạn không đảm bảo phải dùng đèn
chiếu sáng và loa pin để hướng dẫn mọi người đến các cửa và lối thoát nạn.
e) Tổ cứu tài sản có nhiệm vụ:
- Tổ chức cứu tài sản, di chuyển tài sản và các chất dễ cháy chưa bị cháy
ra nơi an toàn ưu tiên tổ chức cứu tài sản ở gần khu vực cháy trước (nếu được)
sau đó cứu các tài sản ở bên ngoài để chống cháy lan. Phối hợp với các lực
lượng bảo vệ để bảo vệ những tài sản đã cứu.
f) Tổ cứu thương có nhiệm vụ:
- Tổ chức người, chuẩn bị đủ thuốc men, dụng cụ y tế để sơ cấp cứu
người bị nạn (nếu có). Phối hợp với lực lượng y tế đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
g) Tổ hậu cần có nhiệm vụ:


- Trong trường hợp đám cháy kéo dài, cơ sở cần phải tổ chức công tác hậu
cần phục vụ lực lượng tham gia cứu chữa, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ chiến
sỹ Cảnh sát PCCC và lực lượng PCCC cơ sở.


h) Tổ y tế có nhiệm vụ:
- Đảm bảo y tế cho lực lượng tham gia chữa cháy, tổ chức sơ cấp cứu nạn
nhân tại chỗ, chuyển nạn nhân vào bệnh viện Đa khoa Đức Giang hoặc bệnh
viện chuyên ngành xử lý cấp cứu, điều trị.

Sau khi đám cháy được dập tắt:
- Cơ sở cử người bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác khám nghiệm điều
tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy. Có những biện pháp khắc phục hậu quả do cháy
gây ra và ký vào biên bản vụ cháy.
Chú ý:
- Tất cả những người tham gia cứu chữa trực tiếp đều phải có thiết bị bảo
hộ lao động: Thiết bị thở lọc khí độc, khẩu trang, mũ, ủng, quần áo bảo hộ...
3. Sơ đồ triển khai lực lượng phương tiện chữa cháy.


4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh
sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:
- Sau khi nhận được tin báo cháy, lực lượng Cảnh sát PC&CC xuất xe chữa
cháy đến đám cháy, dự kiến xuất (01 xe chỉ huy,02 xe chữa cháy). Chỉ huy chữa
cháy cơ sở báo cáo chỉ huy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PC&CC các nội
dung: Tình hình diễn biến đám cháy, chất cháy, đã triển khai lực lượng, phương
tiện như thế nào, vị trí nguồn nướctrong cơ sở (nếu có) và nguồn nước gần cơ sở
để phục vụ chữa cháy….. Nhanh chóng trao lại quyền chỉ huy cho chỉ huy chữa
cháy của lực lượng Cảnh sát PC&CC.
- Đồng chí chỉ huy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PC&CC, nhanh chóng
tổ chức triển khai công tác trinh sát nắm tình hình diễn biến đám cháy, ra lệnh
triển khai lực lượng phương tiện theo điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh
sát PC&CC, đồng thời phân công nhiệm vụ cho các lực lượng PCCC tại chỗ của
cơ sở. Đồng chí chỉ huy của lực lượng chữa cháy tại chỗ nhận nhiệm vụ, tiếp tục
chỉ huy lực lượng PC&CC cơ sở hỗ trợ lực lượng Cảnh sát PC&CC triển khai
đường vòi, cứu người, cứu tài sản và các công tác khác theo yêu cầu của chỉ huy
Cảnh sát PC&CC.
- Sau khi đám cháy được dập tắt, cơ sở cử người bảo vệ hiện trường cháy và
phối hợp với cơ quan điều tra tìm ra nguyên nhân cháy, ký vào biên bản vụ cháy,
khắc phục các hậu quả và ổn định lại hoạt động. Cơ sở họp rút kinh nghiệm vụ

cháy, có hình thức khen thưởng và kỷ luật đúng đối tượng.


C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY:
TT

Ngày,
tháng,
năm

Nội dung bổ sung,
chỉnh lý

Người xây
dựng phương
án ký

Người phê
duyệt phương
án ký


×