Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia đông nam á hải đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
-----------o0o-----------

LÊ THỊ THÙY LINH

TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CỦA CÁC QUỐC GIA
ĐÔNG NAM Á HẢI ĐẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
-----------o0o-----------

LÊ THỊ THÙY LINH

TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CỦA CÁC QUỐC GIA
ĐÔNG NAM Á HẢI ĐẢO

Nhóm ngành: Lịch sử Thế giới Cổ trung đại

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Lƣờng Hoài Thanh

Sơn La, năm 2018



LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Lường
Hoài Thanh, đến nay khóa luận của em đã hoàn thành. Trước tiên em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành nhất đến cô giáo Tiến sĩ Lường Hoài Thanh đã bỏ nhiều thời gian
và công sức để hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều về kiến thức cũng như kinh nghiệm
và tư liệu trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, em xin gửi
lời cảm ơn đến trung tâm thư viện Tỉnh Sơn La, trung tâm thư viện Trường Đại học
Tây Bắc đã tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, song có thể
còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và sự chỉ
dẫn của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

Lê Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn khóa luận ...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu .........................................................................3
5. Đóng góp của khóa luận ...............................................................................................3
6. Kết cấu của khóa luận ...................................................................................................4
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á HẢI ĐẢO .......5
1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................5
1.2. Dân cư khu vực Đông Nam Á hải đảo ....................................................................10

1.3. Khái quát tiến trình lịch sử các quốc gia Đông Nam Á hải đảo .............................11
CHƢƠNG 2: NÉT ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM
Á HẢI ĐẢO ...................................................................................................................20
2.1. Tôn giáo và tín ngưỡng ............................................................................................20
2.2. Văn học ....................................................................................................................40
2.3. Lễ hội truyền thống ..................................................................................................46
2.3.1. Philippines.............................................................................................................46
2.3.2. Malaysia ................................................................................................................49
2.3.3. Indonexia...............................................................................................................51
2.3.4. Brunei ....................................................................................................................54
KẾT LUẬN ....................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn khóa luận
Nằm ở vị trí chiến lược, ngay tại ngã tư của các tuyến đường mậu dịch thế giới,
khu vực Đông Nám Á đón nhận rất nhiều nguồn ảnh hưởng từ bên ngoài: Ấn Độ, Ả
Rập, Trung Quốc, Châu Âu và cả phần còn lại của thế giới. Tất cả những ảnh
hưởng này đươc hấp thụ và kế thừa trong nền văn hóa bản địa, rồi lại được thể hiện
qua nền văn hóa, ngôn ngữ, kiến trúc … độc đáo nhưng lại có những mối quan hệ
mật thiết với những nền văn hóa mà nó chịu ảnh hưởng. Với vị trí và tầm quan
trọng của mình, các nước Đông Nam Á nói chung và các quốc gia Đông Nam Á hải
đảo nói riêng đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Bên cạnh
những đặc điểm chung vốn có của các quốc gia Đông Nam Á như địa hình, khí hậu
gió mùa, ảnh hưởng của biển...các quốc gia Đông Nam Á hải đảo đã sáng tạo nên
những nền văn hóa địa phương đa dạng, phong phú. Trên nền tảng của những tín
ngưỡng, văn hóa dân gian bản địa và quá trình tiếp nhận lâu dài ảnh hưởng văn hóa
từ Ấn Độ, Trung Hoa, thế giới Ảrập và châu Âu đã làm gia tăng tính đa dạng về
văn hóa và tôn giáo khu vực này.

Trong suốt tiến trình lịch sử, khu vực Đông Nam Á hải đảo đã để lại những dấu
ấn không nhỏ đối với lịch sử khu vực và châu lục do vị trí chiến lược, là con đường
thông thương Đông – Tây quan trọng trong suốt lịch sử cổ - trung đại. Dấu ấn văn hóa
của khu vực này cũng có những đặc trưng riêng biệt, đặc biệt là sự xuất hiện và chi
phối của Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo bên cnahj những yếu tố văn hóa và tín ngưỡng
bản địa.
Vì thế, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia
Đông Nam Á hải đảo” làm khóa luận tốt nghiệp
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với vị trí và tầm quan trọng của mình trong lịch sử, Đông Nam Á đã từ lâu thu
hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, nhiều nhà
khoa học khác nhau, các viện nghiên cứu: Viện Quan Hệ Quốc Tế, Viện nghiên cứu
Đông Nam Á thược trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia và một số cơ
quan khác… đã có những công trình nghiên cứu về Đông Nam Á được xuất bản.
Công trình “Lược sử Đông Nam Á” do Phan Ngọc Liên chủ biên, Nxb Giáo
Dục, 1997. Tác phẩm đã khái quát về tiến trình lịch sử Đông Nam Á từ khi hình thành

1


cho đến những năm 90 của thế kỉ XX, trong đó, lịch sử và quá trình phát triển của các
quốc gia Đông Nam Á được trình bày trong chương II, III và bốn đã mang lại cho độc
giả cái nhìn tổng thể về tiến trình lịch sử Đông Nam Á với một số quốc gia tiêu biểu.
Tác phẩm “Lịch sử Đông Nam Á” do Lương Ninh chủ biên, Nxb Giáo Dục,
2005. Công trình là một tập hợp những nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á từ khi con
người xuất hiện cho đến đầu thế kỉ XX. Mặc dù vậy, tác phẩm chủ yếu dừng lại ở việc
tìm hiểu và nghiên cứu về tiến trình lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á, vai trò của
tổ chức ASEAN...nhưng phần văn hóa của các nước, nhất là của các quốc gia Đông
Nam Á hải đảo hầu như không được nhắc tới, nếu có chỉ mang tính chất sơ lược gắn
liền với lịch sử các quốc gia mà chưa được nghiên cứu một cách hệ thống.

Cuốn “Lịch sử phát triển Đông Nam Á” tác giả Mary Somers Heidhues, Nxb
Văn hóa thông tin” cũng đi vào trình bày khía quát các quốc gia Đông Nam Á nói
chung trong tiến trình lịch sử mà phần văn hóa hầu như không được nhắc tới.
Công trình Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á doTrương Sỹ Hùng chủ biên,
Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2003. Công trình là một đóng gópl ớn của các nhà
nghiên cứu khi tìm hiểu về đời sống văn hóa của cư dân ĐÔng Nam Á. Tuy nhiên, tác
phẩm mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và tìm hiểu và tôn giáo và tín ngưỡng chứ
chưa đi vào khai thác các yếu tố văn hóa khác như văn học, chữ viết, lễ hội truyền
thống...của cư dân Đông Nam Á, nhất là cư dân Đông Nam Á hải đảo...
Tác phẩm “Tìm hiểu văn hóa Đông Nam Á hải đảo” của Viện nghiên cứu Đông
Nam Á, Nxb , năm của các tác giả thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á đã cho ta cái
nhìn khái quát về một số đặc trưng riêng của văn hóa Đông Nam Á hải đảo.
Nhìn chung các công trình ấy, các bài viết ấy đã phần nào cho ta thấy được biểu
hiện, các đặc trưng về con người, điều kiện tự nhiên và một nền văn hóa vô cùng đặc
sắc của các nước Đông Nam Á, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á hải đảo. Đây
làcơ sở, nền tảng vững chắc nhất để chúng tôi có một cái nhìn khái quát hơn về khu
vực Đông Nam Á hải đảo cũng như hiểu được phân fnaof những đặc trưng của khu
vực này.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu trên từng mặt, từng lĩnh vực
hoặc mang tính khái quát chứ chưa đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống những nét
đặc trưng về văn hóa của toàn bộ các quốc gia hải đảo. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn lựa

2


chọn vấn đề “” để góp phần đưa ra cái nhìn toàn cảnh hơn, cụ thể hơn về những đặc
trưng văn hóa của khu vực Đông Nam Á hải đảo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là văn hóa của một số quốc gia Đông

Nam Á hải đảo như Indonexia, Malaixia, Philippin...
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Giới hạn nghiên cứu của khóa luận chỉ dừng lại ở các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á hải đảo.
4. Mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát những nét sơ lược về điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành, lịch
sử của các quốc gia Đông Nam Á hải đảo.
- Tìm hiểu những đặc trưng về văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á hải đảo
như tôn giáo, tín ngưỡng; văn học, chữ viết, lễ hội truyền thống..
- Chỉ ra được những yếu tố văn hóa Ấn Độ, Hồi giáo đối với khu vực Đông
Nam Á hải đảo.
- Rút ra một số đặc điểm về văn hóa của khu vực Đông Nam Á để thấy được
yếu tố “thống nhất trong đa dạng” là đặc trưng vốn có của văn hóa Đông Nam Á nói
chung và của khu vực hải đảo nói riêng.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng các phương pháp của khoa học lịch sử như phương
pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng kết hợp các phương
pháp bổ trợ như so sánh, đối chiếu, sưu tầm tư liệu...
5. Đóng góp của khóa luận
- Khái quát được những đặc trưng về văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á
hải đảo.
- Là tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa khu vực Đông Nam Á khi học các
học phần Lịch sử Đông Nam Á cổ - trung đại.

3


6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu làm

hai chương:
Chương I: Khái quát về khu vực Đông Nam á hải đảo.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.2. Dân cư khu vực Đông Nam Á hải đảo.
1.3. Khái quát tiến trình lịch sử Đông Nam Á hải đảo.
Chương II: Nét đặc trưng về văn hóa của khu vực Đông Nam Á hải đảo.
2.1. Tôn giáo và tín ngưỡng.
2.2. Văn học.
2.3. Lễ hội truyền thống.

4


CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á HẢI ĐẢO
1.1. Điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á vốn là một chỉnh thể riêng biệt, khác với các khu vực còn lại
của châu Á. Tuy nhiên, trước đây, người ta thường hiểu tầm quan trọng lịch sử của
Đông Nam Á chủ yếu ở vị trí địa lý của nó. Khu vực này được coi là hành lang, cầu
nối giữa phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản…) và phương Tây (Ấn Độ, Tây Á,
Địa Trung Hải).
Đông Nam Á là một khu vực rộng, trải ra trên một phần Trái Đất, từ khoảng 92 0
kinh độ Đông đến 1400 kinh độ Đông, và từ khoảng 280 vĩ độ Bắc, chạy qua xích đạo
đến 150 vĩ độ Nam, rất không thuần nhất về những điều kiện tự nhiên. Lẽ thường, có
thể bị khô cằn, thậm chí trở thành sa mạc; hoặc ngược lại, những vùng nằm trên hay
gần xích đạo sẽ bị nóng quanh năm và có mưa tầm tã thường xuyên vào chiều tối 1.
Nhưng những điều kiện riêng của tự nhiên lại tạo nên và đem tới cho Đông
Nam Á những ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa. Gió mùa đã điều hòa bớt những điều
kiện thông thường, giảm bớt sự gay gắt về khí hậu đáng lẽ phải có và tạo nên đại thể
hai mùa, mùa khô tương đối lạnh mát và mùa mưa tương đối nóng.

Vì thế, tìm hiểu về Đông Nam Á phải đặt nó trong bối cảnh riêng của khu vực
để có được cái nhìn toàn cảnh và có được những đánh giá, nhìn nhận chính xác, khoa
học. Ngày nay, thông qua những đóng góp to lớn của các nhà khảo cổ học, các phát
hiện khảo cổ học và các nghiên cứu chuyên ngành, đa ngành đã cho phép các nhà
nghiên cứu có những nhận thức chính xác hơn về tính khu vực của Đông Nam Á, nhìn
nhận nó với tư cách là một chỉnh thể hoàn chỉnh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn
hóa.Do đó, người ta không gọi vùng này là khu vực Đông Nam Á mà dùng nhiều từ
khác để gọi như: Nam Dương (các nước ở vùng biển phía Nam – Trung Quốc); Nam
Yo (Nhật Bản); Suvarna bhumi (Đất vàng); Suvarna dvipa (Đảo vàng) (Ấn Độ)…
Khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược khu vực này thì khái niệm Đông
Nam Á được đưa ra nhưng tới cuối thế kỷ XIX thì Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn
nhận rõ rệt và đầy đủ là một khu vực địa lý - chính trị - lịch sử - văn hóa riêng biệt.Đến
đại chiến thế giới II khái niệm “khu vực Đông Nam Á” chính thức đi vào văn kiện
quốc tế với sự kiện thực dân Anh lập ra “Bộ chỉ huy quân sự khu vực Đông Nam
1

Lương Ninh (cb) (2005), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.10

5


Á”.Xét về tổng thể, Đông Nam Á về mặt địa lý tự nhiên rộng hơn rất nhiều so với
Đông Nam Á về địa lý hành chính. Phía Bắc bao gồm cả vùng đất phía Nam Tây
Giang của Trung Quốc và một phần cực nam Nhật Bản.Phía Tây gồm cả Đông Bắc Ấn
Độ và 11 nước Đông Nam Á hiện nay.
Có sự phân biệt như vậy là vì: Toàn bộ khu vực này đều có điểm giống nhau cơ
bản về điều kiện tự nhiên đó là đều chịu ảnh hưởng của gió mùa.Về văn hóa vật chất
đều là nông nghiệp trồng lúa nước. Do đó, Đông Nam Á về mặt địa lý tự nhiên còn
được gọi là “khu vực Châu Á gió mùa”. Về mặt văn hóa vật chất còn được gọi là “khu
vực văn hóa lúa nước”. Đây chính là khu vực trồng lúa nước từ thưở xa xưa, bao gồm

miền Nam Trường Giang (Trung Quốc), miền Nam Nhật Bản, miền Đông Ấn Độ và
các nước Đông Nam Á ngày nay. Nhưng quá trình phát triển cùng với sự can thiệp của
con người làm cho bản đồ của các nước Đông Nam Á không bao gồm toàn bộ “Châu
Á gió mùa” mà chỉ có phần chủ yếu và tiêu biểu của “Châu Á gió mùa”. Một phần
khác đã gắn với lãnh thổ và do đó với những nền văn hóa Nam Á và Đông Á. 2 Về địa
lý hành chính: Đông Nam Á hiện nay gồm 11 nước nằm trên bán đảo Trung Ấn và
quần đảo Mã Lai. Diện tích khỏang 4,5 triệu km2 trải dài từ 28 độ Bắc đến 11 độ
Nam; 95 độ Đông đến 141 độ Đông: Bán đảo Trung Ấn còn được gọi là Đông Nam Á
lục địa gồm hai bán đảo: Bán đảo Đông Dương và bán đảo Malacca; Quần đảo Mã Lai
(quần đảo Nam Dương) còn gọi là Đông Nam Á hải đảo có khoảng hơn 20.000 hòn
đảo lớn nhỏ, diện tích khoảng 2 triệu km2 riêng Inđônêsia có 17.504 hòn đảo (13.677)
trong đó có 7000 đảo có tên. Quần đảo có 5 hòn đảo lớn: Kali Mantan: 734.000 km2
(Boocnêô); Sumatra: 1219.000 km2; Giava: 126.000 km2; Ludông: 175.000 km2;
Minđanao: 95.000 km2.
Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý độc đáo.Nằm gần như hoàn toàn
trong vành đai nóng của địa cầu do đó phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á quanh năm
nóng, trừ miền Bắc Đông Nam Á lục địa (Việt Nam, Lào). Nằm trên bán đảo và hàng
vạn đảo, biển, đất liền xen kẽ làm cho điều kiện tự nhiên và cuộc sống của con người
chịu ảnh hưởng của biển rất mạnh. Đông Nam Á nằm ở vị trí bản lề giữa một bên là
khối lục địa Á - Ấn rộng lớn còn một bên là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đông
Nam Á chính là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với Châu Úc và là phần ngăn cách Thái
Bình Dương với Ấn Độ Dương. Với vị trí địa lý này Đông Nam Á nằm giữa các đơn
2

Lương Ninh (cb) (2005), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.11

6


vị địa lý tự nhiên đối lập nhau: Lục địa với đại dương; Lục địa bán cầu bắc với lục địa

bán cầu nam; Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vì nằm giữa nên nó là nơi diễn ra
các quá trình địa lý tự nhiên rất phức tạp, nhờ đó mà hình thành nên một thiên nhiên
phong phú, đa dạng bậc nhất của địa cầu.
Về địa hình, toàn khu vực bị chia cắt, đan xen sông, suối, ruộng, núi. Địa hình
bị chia cắt là đặc điểm quan trọng của điều kiện tự nhiên Đông Nam Á, đó là sự chia
cắt lớn giữa lục địa và hải đảo. Sự chia cắt và đan xen về địa hình ở Đông Nam Á đã
tạo ra những cảnh quan sinh động, những vùng sinh thái nhỏ, những địa bàn sinh tụ
nhỏ rất phù hợp với những bước đi ban đầu của con người khi mà dân cư còn ít, nhu
cầu cuộc sống còn thấp, quan hệ với cuộc sống bên ngoài còn rất hạn chế.
Khí hậu Đông Nam Á là khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh
hưởng rất sâu sắc của gió mùa. Gió mùa có tác động rất lớn đến cảnh quan tự nhiên và
lịch sử - văn hóa Đông Nam Á (gió mùa Đông Nam từ Nam bán cầu vào Đông Nam Á
thành gió Tây Nam). Riêng khu vực Đông Nam Á hải đảo, hhí hậu chủ yếu khí hậu
xích đạo. Thường xuyên có bão nhiệt đới tàn phá nặng nề, trong đó, Singgapore có
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa; Inđônêsia có khí hậu nhiệt đới gió mùa; Philippin
là khí hậu nhiệt đới gió mùa; Malaysia và Brunei là khí hậu xích đạo còn Đông Timor
là khí hậu nhiệt đới.
Gió mùa và biển đã làm dịu đi tính khắt khe lẽ ra phải có của khí hậu vùng xích
đạo và cận xích đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống con người vì gió mùa đã tạo
ra những cơn mưa nhiệt đới với lượng mưa tương đối lớn, ổn định theo mùa, do đó
cung cấp đủ nước cho con người sinh sống, làm nông nghiệp, thảm thực vật phong
phú. Mưa nhiệt đới và khí hậu nóng ẩm đã tạo nên trên toàn Đông Nam Á những cánh
rừng rậm rạp với những loài động thực vật đặc trưng: lúa nước, hồ tiêu, hồi quế, sa
nhân, trầm hương…động vật: voi, hổ, báo, khỉ, vượn, đười ươi….Vì thế, Đông Nam Á
làm thành một khu vực dân tộc học thực vật và dân tộc học động vật phong phú vào
loại bậc nhất trên thế giới.
Toàn khu vực đều có mạng lưới sông, suối dày đặc. Vùng quần đảo sông ngắn,
lưu vực nhỏ, nhiều thác ghềnh nhưng nước đầy quanh năm do lượng mưa quanh năm
lớn.Các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á đều có biển (trừ Lào) bao bọc. Biển
chia cắt Đông Nam Á thành hai phần: lục địa và hải đảo; chia cắt đảo thành vạn đảo và

là cầu nối lục địa với hải đảo. Nhờ biển bao bọc mà Đông Nam Á có độ ẩm và lượng

7


mưa cao vào loại bậc nhất thế giới.Biển là môi trường sống truyền thống của người
Đông Nam Á với nguồn thủy hải sản đặc biệt phong phú đồng thời là ngã tư giao
thông của Đông Nam Á với bên ngoài: buôn bán trên biển là một nghề xuất hiện sớm,
có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế Đông Nam Á.
Chính vì có vị trí như trên nên Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực
chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu của thế giới. Đây là một khu vực rất rộng lớn
(ngang tầm một tiểu lục địa) nằm chắn ngang tất cả các con đường hàng hải từ Ấn Độ
Dương sang Thái Bình Dương (Tây sang Đông và ngược lại) từ châu Á xuống châu
Úc (Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Nga xuống Úc cũng phải qua).Phần lớn hàng
hóa trao đổi giữa phương Tây và Phương Đông đều phải đi qua Đông Nam Á và eo
Malacca là con đường huyết mạch (eo Malacca dài 960km). Ngày nay, mỗi năm có
khoảng 50.000 tàu lớn nhỏ chuyên chở khoảng1/2 lượng dầu mỏ, khoảng 1/3 trong số
hàng hóa trao đổi trên thế giới đi qua Malacca. Bờ biển Đông Nam Á có nhiều hải
cảng thuận lợi cho phát triển buôn bán trên biển từ thời cổ đại. Những thương cảng lớn
như Óc Eo, Surabaya (Giava), Palembang, Sumatra, Giacacta, Hội An, Singapore,
quan trọng nhất là Malacca (Melaka).
Đông Nam Á hải đảo là một vùng địa lý thuộc Đông Nam Á, gồm có 6 quốc gia
là: Malaysia, Brunei, Singapore, Indonesia, Philippines và Đông Timor.Các nước này
tạo nên khu vực gọi là quần đảo Mã Lai với tổng diện tích là: 2.271.574,7 km2. Tổng
số đảo của các nước thuộc vùng Đông Nam Á hải đảo là hơn 20.000 các hòn đảo lớn
nhỏ. Trong đó, Inđônêsia là quốc gia có nhiều đảo nhất, con số lên đến 17.500 hòn
đảo.Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về vành đai núi lửa Thái
Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất trên thế
giới. Do đó, đây cũng là khu vực thường xuyên phải hứng chịu những hoạt động mạnh
mẽ của thiên tai, bão lụt, động đất, núi lửa, sóng thần, hạn hán, cháy rừng… ảnh

hưởng lớn đến kinh tế nông nghiệp và cuộc sống của con người.Địa hình của khu vực
Đông Nam Á hải đảo là hệ thống núi hướng vòng cung Đông và Tây, Đông Bắc – Tây
Nam, núi lửa. Có núi và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, ít đồng bằng lớn nên không tạo
ra những vựa lúa lớn như tại khu vực Đông Nam Á lục địa.
Khác với khu vực lục địa, nguồn tài nguyên chủ yếu của khu vực Đông Nam Á hải
đảo là những cánh rừng nhiệt đới và các loại khoáng sản như: dầu mỏ, khí đốt, đồng…

8


Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á nói chung và ĐÔng Nam Á hải đảo nói
riêng đã tạo ra cho khu vực ĐÔng Nam Á sự phong phú và đa dạng, vừa có điểm
tương đồng, vừa có điểm khác biệt giống như trong câu nói của người Indonesia
“thống nhất trong đa dạng”3. Đây cũng chính là đặc điểm riêng của Đông Nam Á để
phân biệt với các khu vực còn lại của châu Á như ĐÔng Bắc Á, Đông Á, Nam Á…
Khái quát về các quốc gia Đông Nam Á hải đảo:
Philippines: lấy tên từ vua Phillip II của Tây Ban Nha. Philippine là thuộc địa
của Tây Ban Nha từ năm 1521 đến 1898 khi chuyển sang là thuộc địa của Mỹ cho đến
năm 1946. Thủ đô là Manila. Dân số gồm nhiều nhóm dân tộc, trong đó hầu hết đều
liên quan đến người Malay. Philippine là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á theo Công
giáo do chính sách thuộc địa từ thời kì cai trị của Tây Ban Nha.
Malaysia: thủ đô Kuala Lampur, dân số , trong đó có 60% là người Malay,
25% là người Hoa còn lại là các dân tộc thiểu số gốc Nam Á và các nhóm người bản
địa Bócnêô. Malaysia có một phần phía tây, trên bán đảo Malay và một phần phía
đông, ở phía bắc đảo Borneo. Bán đảo Malay là thuộc địa của Anh, độc lập năm 1957
và trở thành liên bang Malaysia. Sau đó, năm 1963, các thuộc địa của Anh như
Sarawak và Sabah (trên đảo Borneo) và Singapore nhập vào Malaya, trở thành
Malaysia. Năm 1965, Singapore tách khỏi Malaysia, trở thành quốc gia độc lập.
Singapore: thủ đô Singapore, là một nước cộng hòa thành lập năm 1965. Là
một thị quốc với dân số trên. Trên 75% dân số là người Hoa, số dân còn lại đa số là

người Malay hoặc Nam Á.
Brunei Darussalam: một quốc gia hồi giáo, quốc vương đã dùng tên của dòng
họ để đặt tên cho đất nước thuộc đảo Borneo, dân số chỉ trên 300.000. Phần lớn cư dân
là người Malay, 20% thiểu số là người Hoa. Đây là xứ bảo hộ của Anh cho đến năm
1984. Thủ đô Bandar Seri Begawan.
Indonesia: tuyên bố độc lập năm 1945 nhưng bốn năm sau Hà Lan mới công
nhận chủ quyền của đất nước này, bao gồm các phần lãnh thổ của thuộc địa Đông Ấn
Hà Lan trước đây. Thủ đô là Jakarta (Batavia thời thuộ địa). Là quốc gia lớn nhất
Đông Nam Á và là một trong số những quốc gia lớn trên thế giới, dân số khoảng trên
200 triệu người, trong khi các đảo trải rộng trên một khu vực có thể so sánh với cả
châu Âu hoặc Mỹ. Indonesia thuộc nhiều nhóm dân tộc, nhóm đông nhất là người
3

Tên gọi bắt nguồn từ từ “Bhineka Tungal Ika” trên quốc huy của Inđônêxia do chim thần Garuda mang theo
dưới chân, Văn hóa Đông Nam Á hải đảo, Nxb Văn hóa, tr.

9


Java, Sadan, Bali, Madura, Minangkabaus và Bugis, không có nhóm nào chiếm hơn
một nửa dân số. Ngôn ngữ đều liên quan đến tiếng Malay và ngôn ngữ dân tộc
Indonesia gọi là Bahasa Indonesia.
Đông Timor (Timor Lester): nguyên là thuộc địa của Bồ Đào Nha, thủ đô là
Dili, bị sáp nhập vào Indonesia năm 1975 nhưng sự sáp nhập này không được Liên
minh châu Âu hoặc Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong một cuộc trưng cầu dân ý tổ
chức vào tháng 7 năm 1999, 800.000 cư dân đã bỏ phiếu đòi độc lập và Đông Timor
trở thành quốc gia thứ 11 tại Đông Nam Á.
1.2. Dân cƣ khu vực Đông Nam Á hải đảo
Đông Nam Á là cầu nối về địa bàn phân bổ của hai đại chủng tộc Môngôlôit và
Ôxtralôit. Do đó, về nguồn gốc, tuyệt đại bộ phận của dân Đông Nam Á là kết quả của

sự pha trộn giữa hai đại chủng tộc này. Sự pha trộn giữa hai đại chủng tộc này dần dần
đã tạo ra một tiểu chủng mang trong mình những yếu tố của cả hai đại chủng tộc đó
thường gọi là Môngôlôit phương Nam (hay: tiểu chủng Đông Nam Á).Tiểu chủng này
lại chia thành hai nhóm loại hình nhân chủng: Nam Á (Austro-asiatique) -vàng đậm
hơn đen: da sáng, cao; Anhđônêdiêng (Indonesien)4 - đen dậm hơn vàng; tóc xoăn, tẹt.
Đa số cư dân Đông Nam Á hải đảo thuộc nhóm loại hình nhân chủng Anhđônêdiêng.
Trên cơ sở nghiên cứu cốt sọ của người Anhđônêdiêng thời cổ, giáo sư Hà Văn Tấn đã
kết luận: “Những xương sọ thời đại nguyên thủy phát hiện trên đất Việt Nam mà các
học giả Pháp coi là thuộc giống Anhđônêdiêng chính là thuộc chủng tộc Mông ô lô it
phương Nam, hình thành do sự hỗn chủng giữa đại chủng Mông gô lô it và đại chủng
Ôxtra lô – Nê grôit”5
Nhóm này bao gồm những tộc ít người sinh sống chủ yếu ở các miền rừng núi
trong lục địa và sâu giữa các đảo như người Bru – Vân Kiều, người Tà ôi, người
Melanesia, ngườiJava,

NgườiSunda, Malay, Madur, VisayasTagalog, Ilocos,

Bicol Moro, Kapampangan,Igoro…
Về ngôn ngữ: Trong quá trình phát triển lịch sử, từ mỗi nhóm loại hình nhân
chủng nói trên và sự pha trộn giữa các nhóm này lại hình thành nên những tộc người
khác nhau mỗi một tộc người có một ngôn ngữ riêng.Cư dân ĐÔng Nam Á hải đảo
thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Mã Lai đa đảo) bao gồm đa số người Inđô, Philippin,
4

Còn được gọi theo cách khác là Nguyên Mã Lai (Proto Malais) hay Thượng.
Hà Văn Tấn, Về vấn đề người In đô nê diêng và loại hình In đô nê diêng trong thời đại nguyên thủy Việt Nam.
Thông báo Sử học, T1, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1963, tr198.
5

10



Malaixia và một số tộc người ở lục địa như Chăm, Êđê, Gialai. Bên cạnh đó còn có
ngữ hệ Hán - Tạng gồm Hán, Tạng Miến6 do quá trình di cư của người Hoa trong các
thế kỉ sau này tới các nước Đông Nam Á hải đảo.
1.3. Khái quát tiến trình lịch sử các quốc gia Đông Nam Á hải đảo
Ở Đông Nam Á, người ta đã phát hiện được dấu vết hóa thạch của người vượn
bậc cao ở Băng Đung (Pondaung - Inđônêxia) niên đại 40 triệu năm và vượn khổng lồ
Meganthropus Paleojavanicus ở Java (Inđônêxia) niên đại 5 triệu năm. Quá trình
Sapiens hóa đã diễn ra đặc biệt phong phú ở Đông Nam Á.
Từ sau phát hiện của E. ĐuyBoa (Eugéne Dubois) ở Java trong những năm
1891 đến năm 1986, người ta đã tìm thấy khoảng 21 mảnh sọ, 5 hàm dưới và 3 hàm
trên hóa thạch của dạng người Pithecanthropus erectus. Xưa nhất trong số đó là người
Pitecantrop IV (Homo Modjokertensis) có niên đại 2 triệu năm đến
Pithecanthropus muộn hơn, niên đại 500.000 - 900.000 năm trước.
Người ta còn tìm thấy di cốt, mảnh di cốt và những công cụ đồ đá của người tối
cổ của nhiều nước khác trong khu vực hải đảo như Tampan (Malaixia), Cabaloan
(Philippin) có niên đại 67.000 năm trước Cn, Patgitan (Inđônêxia),...
Vào thời đại trung kỳ đá cũ, xuất hiện người Homo Sapiens trên bờ sông Sôlô
(Inđônêxia)... thuộc giai đoạn tiền Sapiens. Sự xuất hiện người HomoSapiens gắn liền
với sự hình thành các chủng tộc. Người ta cũng đã phát hiện xương sọ của một thiếu
niên 15-17 tuổi ở Nia (Borneo), niên đại 396.000 năm và một chỏm sọ ở Tabon
(Philippin) cùng niên đại, chứng tỏ quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông
Nam Á diễn ra liên tục và trực tiếp. Bên cạnh đó, dấu vết hóa thạch của người Homo
Sapiens còn được tìm thấy ở nhiều nơi như ở Sungmas (Sumatra), Maros và Puso
(Xulavexi), ...
Đông Nam Á là một trong những cái nôi hình thành người hiện đại (Homo
Sapiêns). Tại hang Tabon (Philippin), đã phát hiện xương hóa thạch của một người
Homosapiêns có niên đại cách nay 30.500 năm. Tại Nial (Calimantan, thuộc Malaixia)
phát hiện xương sọ của người Homosapiêns có niên đại cách nay gần 40.000 năm

(39.600 + 1000)
Đây là một trong những niên đại Homorapiêns sớm nhất được phát hiện. Đến
nay, người ta còn nghi ngờ Đông Nam Á có phải là cái nôi của người vượn (tối cổ)
6

Lê Sĩ Giáo (cb) (2001), Dân tộc học đại cương, NXB Giáo Dục, Hà Nội, tr101.

11


không? Hay là người Vượn từ nơi khác di cư đến nhưng quá trình chuyển biến từ
người Vượn sang người hiện đại ở Đông Nam Á diễn ra rất phong phú. Do đó, có thể
kết luận rằng: Đông Nam Á là một trong những cái nôi hình thành người hiện đại.
Sau giai đoạn Sapiêns hóa, cư dân tại Đông Nam Á hải đảo chủ yếu sinh sống
theo các thị tộc, bộ lạc biệt lập, hạn chế giao lưu với bên ngoài cho đế khi có sự giao
lưu, tiếp xúc với cư dân Ấn Độ trong những thế kỉ tiếp giáp công nguyên. Trong số các
quốc gia hải đảo, Inđônêxia là một trong những khu vực có điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế, xã hội, sớm hình thành những tiểu quốc so với các khu vực còn lại.
Cư dân Nam Đảo, là cộng đồng dân cư đa số hiện tại, đã di cư tới Đông Nam Á
từ khoảng năm 2000 trước Công Nguyên, và đẩy người Melanesia bản xứ về các vùng
xa xôi phía đông khi họ mở rộng lãnh thổ. Các điều kiện nông nghiệp lý tưởng, và nền
văn minh lúa nước xuất hiện sớm từ thế kỷ thứ VIII trước Công Nguyên, cho phép các
làng mạc, thị trấn và các vương quốc nhỏ dần phát triển từ thế kỷ thứ nhất. Vị trí
đường biển chiến lược của Indonesia giúp thương mại nội địa và với nước ngoài phát
triển. Ví dụ, các con đường thương mại nối với cả các vương quốc Ấn Độ và Trung
Quốc đã được thiết lập từ nhiều thế kỷ trước Công Nguyên.Chính thương mại đã hình
thành nên lịch sử Indonesia.
Từ thế kỷ thứ bảy, vương quốc hàng hải Srivijaya hùng mạnh phát triển nhờ
thương mại và các ảnh hưởng của Hindu giáo cùng Phật giáo được du nhập vào cùng
thương mại.Từ thế kỷ thứ VIII tới thế kỷ thứ X, các triều đại nông nghiệp Phật

giáo Sailendra và Hindu giáo Medang phát triển và suy tàn trong vùng nội địa Java, để
lại các công trình tôn giáo lớn như Borobudur của Sailendra và Prambanan của
Medang. Vương quốc Hindu Majapahit được thành lập ở phía đông Java hồi cuối thế
kỷ XIII, và ở thời Gajah Mada, ảnh hưởng của nó đã lan rộng tới hầu hết Indonesia;
giai đoạn này thường được coi là một "Thời kỳ Huy hoàng" trong lịch sử Indonesia.
Dù các thương gia Hồi giáo đã lần đầu đi qua Đông Nam Á từ đầu thời kỳ Hồi
giáo, bằng chứng sớm nhất về cộng đồng dân cư Hồi giáo tại Indonesia có niên đại từ
thế kỷ XIII ở phía bắc Sumatra. Các vùng khác của Indonesia dần chấp nhận Hồi giáo,
và nó đã là tôn giáo ưu thế tại Java và Sumatra từ cuối thế kỷ XVI. Ở hầu hết các nơi,
Hồi giáo vượt lên và pha trộn với các ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo bản địa, hình
thành nên hình thức Hồi giáo hiện tại ở Indonesia, đặc biệt tại Java.[20]Những người
châu Âu đầu tiên tới Indonesia năm 1512, khi các thương gia Bồ Đào Nha,

12


do Francisco Serrão dẫn đầu tìm cách thâu tóm các nguồn tài nguyên nhục đậu
khấu, đinh hương, và hạt tiêu tại Maluku. Các thương gia Hà Lan và Anh nhanh chóng
theo chân. Năm 1602, Hà Lan thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) và trở thành
một quyền lực lớn của châu Âu. Sau khi bị phá sản, Công ty Đông Ấn Hà Lan chính
thức bị giải tán năm 1800, và chính phủ Hà Lan thành lập Đông Ấn Hà Lan như một
thuộc địa được quốc hữu hóa.
Trong hầu hết thời gian của thời kỳ thuộc địa, Hà Lan chỉ kiểm soát vùng đất
này một cách lỏng lẻo; chỉ tới đầu thế kỷ XX Hà Lan mới thực sự kiểm soát toàn bộ
vùng đất lãnh thổ Indonesia hiện tại.Cuộc xâm lược và chiếm đóng của Nhật Bản sau
đó trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã chấm dứt thời kỳ cai trị của Hà Lan, và
khuyến khích phong trào độc lập từng bị đàn áp trước đó ở Indonesia. Hai ngày sau
khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8 năm 1945, Sukarno, một lãnh đạo ảnh hưởng theo chủ
nghĩa quốc gia, tuyên bố độc lập và được chỉ định làm tổng thống. [25] Người Hà Lan đã
tìm cách tái lập quyền cai trị, và cuộc tranh giành ngoại giao và vũ trang đã chấm dứt

vào tháng 12 năm 1949, khi đối mặt với sức ép quốc tế, Hà Lan chính thức công nhận
nền độc lập của Indonesia.
Tại Philippin, mặc dù một số xã hội trên các hòn đảo rải rác vẫn biệt lập, song
nhiều xã hội khác phát triển thành các quốc gia và phát triển hoạt động mậu dịch đáng
kể với các dân tộc khác ở Đông và Đông Nam Á. Thiên niên kỉ thứ nhất Công nguyên
chứng kiến sự nổi lên của các tiểu quốc hải cảng và phát triển thành các quốc gia hàng
hải, bao gồm các barangay tự trị, hoặc liên minh với nhau, các quốc gia lớn nằm dưới
hải quyền của người Mã Lai do các Datu trị vì, các quốc gia triều cống cho Trung
Quốc do Vương cai trị, các vương quốc Ấn hóa do các Rajah cai trị. Có thể kể đến
Liên bang Madja-as, Vương quốc Butuan, quốc gia này nổi lên trong triều đại của
Rajah Sri Bata Shaja,Vương quốc Tondovà Vương quốc Cebu…
Những năm 1300 báo trước sự xuất hiện và cuối cùng là truyền bá Hồi giáo tại
quần đảo Philippines. Năm 1380, Karim ul' Makdum và Shari'ful Hashem Syed Abu
Bakr đi từ Malacca đến Sulu và lập nên Vương quốc Hồi giáo Sulu. Đến cuối thế kỷ
XV, Shariff Mohammed Kabungsuwan của Johor đưa Hồi giáo đến đảo Mindanao.
Sau đó, ông ta kết hôn với Paramisuli, một công chúa người Iranun, và lập nên Vương
quốc Hồi giáo Maguindanao. Các vương quốc Hồi giáo mở rộng đến Lanao.[32] Cuối
cùng, Hồi giáo vượt khỏi phạm vi của đảo Mindanao và lan đến phía nam đảo Luzon.

13


Thậm chí Manila cũng bị Hồi giáo hóa trong thời gian trị vì của Sultan Bolkiah từ năm
1485 đến năm 1521, khi đó Vương quốc Hồi giáo Brunei chinh phục Vương quốc
Tondo bằng cách cải đạo Rajah Salalila sang Hồi giáo. Tuy nhiên, các quốc gia như
Igorot theo thuyết vật linh, Madja-as Mã Lai, Lequios và Butuan Ấn Độ hóa vẫn duy
trì văn hóa của mình. Trong một số vương quốc xuất hiện việc chống Hồi giáo gay gắt.
Sự kình địch giữa các datu, raja, vương, sultan, và lakan và giữa các quốc gia của họ là
điều kiện thuận lợi để Tây Ban Nha dễ dàng tấn công và thôn tính toàn bộ quần đảo.
Năm 1521, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đến

Philippines và tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo, ông đã bị giết
chết sau đó trong trận chiến đấu với các thổ dân. Quá trình thuộc địa hóa bắt đầu khi
nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Miguel López de Legazpi đến từ Mexico vào năm
1565 và thành lập các khu định cư đầu tiên của người Âu tại Cebu. Người Tây Ban
Nha thiết lập Manila làm thủ đô của Đông Ấn Tây Ban Nha vào năm 1571 sau khi đàn
áp sự kháng cự của người bản địa và đánh bại hải tặc người Trung Quốc Lâm A
Phượng (Limahong).
Sự thống trị của người Tây Ban Nha đóng góp đáng kể vào việc thống nhất
chính trị tại quần đảo. Từ năm 1565 đến năm 1821, Philippines được quản lýbởi
một Phó vương người Tây Ban Nha và sau đóthì được quản lý trực tiếp từ Madrid. Các
nhà truyền giáo của đạo Thiên chúa đã tới quần đảo và cải đạo hầu hết các cư dân
vùng thấp sang đạo này và lập nên các trường học, chủng viện và các bệnh viện.
Trong thời kỳ cai trị Philippines, người Tây Ban Nha phải chiến đấu chống lại
các cuộc nổi dậy của người bản địa và một vài thách thức đến từ hải tặc Trung Quốc,
người Hà Lan, và người Bồ Đào Nha. Trong khuôn khổ Chiến tranh Bảy năm, quân
đội Anh chiếm Manila từ năm 1762 đến năm 1764. Đặc biệt là sự chống đối của người
Môrô (người Philippin theo Hồi giáo ở miền Nam) trong suốt hơn một thế kỉ.
Ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha đã dẫn đến những cuộc đấu tranh cách
mạng bùng lên vào năm 1872 sau khi ba linh mục là Mariano Gómez, José Burgos,
và Jacinto Zamora (gọi chung là Gomburza) bị nhà cầm quyền thuộc địa buộc tội xúi
giục nổi loạn và hành quyết. Sự việc này truyền cảm hứng cho một phong trào tuyên
truyền tại Tây Ban Nha do José Rizal tổ chức, nhằm vận động hành lang cho các cải
cách chính trị tại Philippines. Rizal cuối cùng bị hành quyết vào ngày 30 tháng 12 năm
1896 với tội danh nổi loạn. Do các nỗ lực nhằm cải cách gặp phải cản trở, Andrés

14


Bonifacio vào năm 1892 thành lập một tổ chức bí mật gọi là Katipunan nhằm giành
độc lập từ Tây Ban Nha thông qua hoạt động vũ trang. Bonifacio cùng Katipunan bắt

đầu cuộc Cách mạng Philippines vào năm 1896. Magdalo là một phái của Katipunan
tại tỉnh Cavite, cuối cùng họ thách thức vị trí lãnh đạo của Bonifacio và người này
bị Emilio Aguinaldo thay thế. Năm 1898, Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ bắt đầu
từ Cuba và lan đến Philippines. Aguinaldo tuyên bố Philippines độc lập từ Tây Ban
Nha tại Kawit, Cavite vào ngày 12 tháng 6 năm 1898. Sau đó, Tây Ban Nha đã
nhượng quần đảo cho Hoa Kỳ để đổi lấy 20 triệu đô la theo Hiệp định Paris 1898. Tuy
nhiên, sau đó Mỹ đã không thừa nhận nền Cộng hòa mới ra đời tại Philippines. Điều
này đã dẫn đến Chiến tranh Philippines–Mỹ bùng nổ, kết quả Đệ nhất Cộng hòa chiến
bại. Tuy nhiên, thay thế nó là ba nước cộng hòa: Cộng hòa Zamboanga, Cộng hòa
Negros và Cộng hòa Tagalog. Các chính thể này cũng bị đánh bại. Trong thời kỳ này,
văn hóa Philippines được phục hưng với sự phát triển của điện ảnh và văn học.
Philippin tuyên bố nền độc lập của mình vào năm 1946 dưới, tuy nhiên mọi chính sách
và sự phát triển đều lệ thuộc vào Mỹ. Đến năm 1986, sau khi chế độ độc tài Marcos bị
lật đổ, Philippin mới chính thức quay trở về với khu vực Đông Nam Á như một thực
thể điak lý vốn có chứ không phải là theo lối sống và phong cách phương Tây như
trong thời kì thuộc địa.
Tại Malaysia là một quốc gia tại Đông Nam Á, vị trí hang hải chiến lược của nó
có những ảnh hưởng căn bản đối với lịch sử quốc gia. Văn hóa Ấn Độ giáo và Phật
giáo du nhập từ Ấn Độ chi phối lịch sử ban đầu của Malaysia. Những văn hóa này phát
triển đến đỉnh điểm trong văn minh Srivijaya có nền tảng tại Sumatra, với ảnh hưởng
trải rộng suốt Sumatra, Java, bán đảo Mã Lai và phần lớn Borneo từ thế kỷ VII đến thế
kỉ XIV. Hồi giáo qua Malaysia ngay từ thế kỷ X, song đến thế kỷ XIV và XV thì tôn
giáo này mới lần đầu thiết lập nền tảng trên bán đảo Mã Lai. Việc tiếp nhận Hồi giáo
kéo theo sự xuất hiện của những vương quốc Hồi giáo, nổi bật nhất trong số đó là
Malaca. Văn hóa Hồi giáo có ảnh hưởng sâu sắc đối với người Mã Lai.
Bồ đào nha là cường quốc thực dân châu Âu đầu tiên thiết lập căn cứ tại
Malaysia, chiếm Malacca năm 1511, tiếp theo họ là người Hà Lan. Anh quốc ban đầu
thiết lập căm cứ tại Jesselton, Kuching, Penang, và Singapore, cuối cùng đảm bảo
được quyền bá chủ của mình tại lãnh thổ Malaysia. Hiệp định Anh- Hà Lan năm 1824
xác định ranh giới giữa Malaya thuộc Anh và Đông Ấn Hà Lan. Giai đoạn thứ tư của


15


quá trinh tiếp nhận ảnh hưởng ngoại quốc là sự nhập cư của những công nhân người
Hoa và người Ấn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế thuộc địa do Anh Quốc thiết lập trên
bán đảo Mã Lai và Borneo.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm chiếm Malaysia, chấm dứt
quyền thống trị của Anh Quốc. Chủ nghĩa dân tộc được giả phóng trong thời gian Nhật
Bản chiếm đóng Malaysia tiến hành nổi dậy vũ trang chống Anh Quốc, song bị dập
tắt bằng quân sự. Sau đó, Liên bang Malaya độc lập đa dân tộc được thành lập vào
năm 1957. Đến ngày 31 tháng 8 năm 1963, các lãnh thổ của Anh Quốc tại miền bắc
đảo Borneo và Singapore được trao quyền độc lập và cùng các bang trên Bán đảo
lập nên Malaysia vào ngày 16 tháng 9 năm 1963. Hai năm sau, Quốc hội Malaysia
tách Singapore khỏi liên bang. Đầu thập niên 1960, Malaysia và Indonesia xảy ra
đối đầu. Bạo loạn dân tộc trong năm 1969 dẫn đến áp đặt luật tình trạng khẩn cấp,
cắt giảm sinh hoạt chính trị và tự do dân sự. Kể từ 1970, "liên minh Mặt trận Dân
tộc" do Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) lãnh đạo là phe phái chính trị
cầm quyền tại Malaysia. Tăng trưởng kinh tế nâng cao đáng kể chất lượng sinh hoạt
trong thập niên 1990.
Tại Lenggong, khai quật được những chiếc rìu tay bằng đá của giống người ban
đầu mà có thể là Homo erectus. Chúng có niên đại 1,83 triệu năm, là bằng chứng sớm
nhất về việc họ Người cư trú tại Đông Nam Á Bằng chứng sớm nhất về sự cư trú của
người hiện đại tại Malaysia là sọ người 4.000 năm tuổi khai quật từ hang Niah tại
Borneo vào năm 1958. Bộ xương hoàn chỉnh cổ nhất phát hiện được tại Malaysia là
người Perak 11.000 năm tuổi khai quật vào năm 1991. Những nhóm người bản địa trên
bán đảo có thể phân thành ba dân tộc, Negrito, Senoi, và Mã Lai nguyên thủy. Những
dân cư đầu tiên của bán đảo Mã Lai hầu như chắc chắn là người Negrito. Những người
săn bắn thuộc Thời đại đồ đá giữa này hầu như chắc chắn là tổ tiên của Semang, một
dân tộc Negrito có lịch sử lâu dàu tại bán đảo Mã Lai.

Người Senoi xuất hiện như một nhóm hỗn hợp, với khoảng một nửa ADN ti thể
mẫu hệ truy nguyên tới tổ tiên của người Semang và khoảng một nửa là người di trú
đến từ Đông Dương sau đó. Các học giả đưa ra giả thuyết rằng họ là hậu duệ của
những dân cư nông nghiệp nói tiếng Nam Á ban đầu, họ đem ngôn ngữ và kỹ thuật của
mình đến phần phía nam của bán đảo vào khoảng 4.000 năm trước. Họ liên hiệp và
hiệp nhất với dân cư bản địa.

16


Những người Mã Lai nguyên thủy có nguồn gốc đa dạng hơn và đã định cư tại
Malaysia vào khoảng 1000 TCN. Mặc dù họ thể hiện một số liên kết với những dân cư
khác tại Đông Nam Á Hàng hải, song một số cũng có tổ tiên tại Đông Dương vào
khoảng kỳ băng hà cực độ cuối khoảng 20.000 năm trước. Những nhà nhân loại học
ủng hộ quan điểm rằng người Mã Lai nguyên thủy có nguồn gốc từ nơi mà nay là Vân
Nam, Trung Quốc. Tiếp theo đó là một sự phân tán vào đầu thế Toàn Tân qua bán đảo
Mã Lai đến quần đảo Mã Lai.Khoảng 300 TCN, họ bị người Mã Lai thứ đẩy và nội
lục, người Mã Lai thứ là một dân tộc thời đại đồ sắt hoặc đồ đồng và có nguồn gốc
một phần từ người Chăm. Người Mã Lai thứ là dân tộc đầu tiên trên bán đảo sử dụng
các công cụ bằng kim loại, là tổ tiên trực tiếp của người Mã Lai Malaysia hiện nay, họ
mang theo các kỹ thuật canh tác tiến bộ.
Hồi quốc Brunei là một Hồi quốc Mã Lai tập trung ở Brunei trên bờ biển phía
bắc đảo Borneo tại Đông Nam Á. Vương quốc được thành lập vào đầu thế kỷ 7, bắt
đầu như là một vương quốc thương mại đường biển nhỏ dưới sự cai trị của người
ngoại giáo bản địa hoặc vua Hindu. Các đời vua Brunei đã cải sang đạo Hồi vào
khoảng thế kỷ 15, sau một thời gian dài phát triển và bành trướng khắp các khu vực
ven biển của cả Borneo và Philippines, trước khi suy yếu vào thế kỷ 17.
Lịch sử của vương quốc Brunei vấp phải khá nhiều vấn đề vì chỉ có một số ít
nguồn tài liệu đề cập đến tuyên bố như vậy và cộng thêm bằng chứng quá khan hiếm.
Chẳng có nguồn tài liệu địa phương hoặc bản địa nào còn tồn tại để cung cấp bằng

chứng cho bất kỳ điều gì. Kết quả là phần lớn giới sử học đành phải sử dụng nguồn thư
tịch Trung Quốc để dựng nên lịch sử ban đầu của Brunei. Boni trong thư tịch Trung
Quốc nhắc đến có thể là chỉ toàn bộ vùng Borneo trong khi Poli 婆利 (Bà Lợi), có lẽ
nằm ở Sumatra như lời xác nhận của chính quyền địa phương khi đề cập đến Brunei.
Quan hệ ngoại giao sớm nhất giữa Boni 渤泥 (Bột Nê) và các triều đại Trung
Quốc đã được ghi nhận trong bộ Thái Bình hoàn vũ ký (太平環宇記) vào
năm 978. Năm 1225, một viên quan của nhà Tống là Triệu Nhữ Quách (趙汝适) ghi
lại trong Chư Phiên chí rằng Po-ni có 100 chiến thuyền đề bảo vệ ngành mậu dịch của
mình, và có nhiều vàng tại vương quốc này. Một ghi chép vào năm 1280 mô tả
rằng Po-ni kiểm soát một diện tích lớn trên đảo Borneo.
Vào thế kỷ 14, Brunei dường như phải chịu thần phục Java. Bản thảo
Nagarakretagama viết bằng tiếng Java do Mpu Prapanca biên soạn vào năm 1365, có
17


đề cập đến Barune như một nước chư hầu của Majapahit và hàng năm phải cống nạp
40 tấn long não. Năm 1369, người Sulu đã tấn công Po-ni cướp đoạt kho báu và vàng
bạc của xứ này. Majapahit liền phái một hạm đội tàu chiến tới giúp đánh đuổi quân
Sulu nhưng Po-ni bị yếu hẳn đi kể từ sau cuộc tấn công đó. Một bản tường thuật của
Trung Quốc từ năm 1371 đã mô tả Po-ni trở nên nghèo nàn và hoàn toàn nằm dưới sự
kiểm soát của Majapahit.
Sau cái chết của Hoàng đế Hayam Wuruk, Majapahit rơi vào tình trạng suy yếu
và khó có khả năng kiểm soát các xứ nội thuộc ở ngoài xa. Điều này mở ra cơ hội cho
các vị vua Brunei mở rộng ảnh hưởng của mình ra toàn khu vực. Hoàng đế Vĩnh
Lạc nhà Minh sau khi lên ngôi vào năm 1403, ngay lập tức đã cử đoàn sứ thần sang
các nước khác nhau mời họ phải cống nạp cho thiên triều. Brunei ngay lập tức tham
gia vào hệ thống triều cống béo bở với Trung Quốc. Đến thế kỷ 15, đế quốc đã trở
thành một nhà nước Hồi giáo, khi vua Brunei cải sang đạo Hồi được du nhập bởi giới
thương nhân Hồi giáo người Ấn Độ và Ả Rập đến từ các vùng khác thuộc Đông Nam
Á hải đảo tới đây buôn bán và truyền giáo. Brunei khi đó kiểm soát hầu hết miền bắc

Borneo, và trở thành một trung tâm quan trọng trong hệ thống thương mại thế giới
giữa phương Đông và phương Tây.
Đế quốc Brunei giống như những đế quốc trong khu vực trước đây như
Srivijaya, Majapahit và Malacca, có thể được coi như là một đế quốc hàng hải
(Thalassocracy) dựa trên sức mạnh hải quân. Có nghĩa là ảnh hưởng của nó chỉ giới
hạn ở các thị trấn ven biển, bến cảng và cửa sông, và hiếm khi nào xâm nhập sâu vào
vùng nội địa của hòn đảo. Các vị vua Brunei xem chừng cố gắng liên minh với các dân
tộc đi biển khu vực Orang Laut và Bajau giúp hình thành hạm đội hải quân của họ.
Thế nhưng, người Dayak, một bộ lạc bản xứ vùng nội địa Borneo lại không nằm dưới
quyền kiểm soát của họ, cũng do ảnh hưởng của đế quốc hiếm khi nào xâm nhập sâu
vào trong tận rừng rậm.
Các tài liệu ghi chép sớm nhất về Brunei của phương Tây là của một người Ý
gọi là Ludovico di Varthema. Ludovico vào lúc đó đang trên một tuyến đường
đến quần đảo Maluku khi ông đổ bộ ở Borneo và gặp gỡ với người dân Brunei. Tài
liệu ghi chép của ông có niên đại vào năm 1550.
"Chúng tôi vừa đặt chân đến hòn đảo Bornei (Brunei hay Borneo), cách
Maluch khoảng hai trăm dặm, và chúng tôi phát hiện ra rằng đảo này lớn hơn như

18


kể trên và thấp hơn nhiều. Người dân đều là những kẻ ngoại đạo và đầy thiện chí.
Màu da của họ trắng hơn so với giống dân khác.... tại hòn đảo này công lý được
thực thi khá tốt..."
Dưới thời trị vì của Bolkiah, Quốc vương thứ năm, đế quốc đã nắm quyền kiểm
soát trên khu vực duyên hải phía tây bắc Borneo (nay là Brunei, Sarawak và Sabah) và
vươn tới tận Seludong (nay là Manila), quần đảo Sulu gồm các khu vực của
đảo Mindanao Vào thế kỷ 16, ảnh hưởng của Đế quốc Brunei cũng lan xa tới tận vùng
đồng bằng sông Kapuas ở Tây Kalimantan. Hồi quốc Sambas gốc Mã Lai ở Tây
Kalimantan và Hồi quốc Sulu ở miền Nam Philippines nói riêng đã phát triển mối

quan hệ vương triều với hoàng gia Brunei. Các sultan Mã Lai của Pontianak,
Samarinda đến tận Banjarmasin đều đối đãi với Sultan của Brunei như thể là chúa tể
của họ. Bản chất thực sự trong mối quan hệ của Brunei với những Vương quốc Hồi giáo
Mã Lai khác ở ven biển Borneo và quần đảo Sulu vẫn là một đề tài nghiên cứu hiện nay.
Cho dù là một nước chư hầu, một liên minh hay chỉ là một mối quan hệ mang tính nghi lễ.
Kể từ đó xuất hiện những chính thể khác trong khu vực còn thực hiện ảnh hưởng của họ
lên những vương quốc Hồi giáo. Hồi quốc Banjar (nay là Banjarmasin) là một ví dụ tiêu
biểu, cũng chịu nằm dưới ảnh hưởng của Demak tại Java.
Đến cuối thế kỷ 17, Brunei bắt đầu bước vào một thời kỳ suy tàn bắt nguồn từ
những xung đột nội bộ xung quanh vấn đề kế vị, quá trình mở rộng thuộc địa của các
cường quốc châu Âu và nạn cướp biển hoành hành. Đế quốc đã đánh mất nhiều lãnh thổ
của mình do sự hiện diện của các cường quốc phương Tây chẳng hạn như Tây Ban Nha ở
Philippines, Hà Lan ở phía nam đảo Borneo và Anh quốc ở Labuan, Sarawak và Bắc
Borneo. Sultan Hashim Jalilul Alam Aqamaddin về sau đã kêu gọi người Anh phải ngăn
chặn sự xâm lấn hơn nữa vào năm 1888 Cùng năm đó, Anh đã ký kết "Hiệp ước Bảo hộ"
và biến Brunei trở thành xứ bảo hộ,mãi cho đến năm 1984 mới giành được độc lập.
Tóm lại, qua chương 1 ta thấy, khu vực Đông Nam Á hải đảo là một khu vực có
nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, đã từng nằm trên con đường buôn bán hương liệu
nổi tiếng. Tuy nhiên, Đông Nam Á hải đảo cũng là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc những
biến động của điều kiện tự nhiên với động đất, núi lửa, sóng thần…gây nhiều tổn thất
cho sinh hoạt cũng như cuộc sống dân cư. Cư dân Đông Nam Á hải đảo cũng thuộc
nhiều thành phần khác nhau làm đa dạng hơn các tộc người tại khu vực nhưng cũng rất
dễ dẫn đến những xung đột và mâu thuẫn.

19


CHƢƠNG 2
NÉT ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA CỦA KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á HẢI ĐẢO

2.1. Tôn giáo và tín ngƣỡng
Trước thế kỉ XIII, những quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á đã
tạo điều kiện thuận lợi cho những yếu tố văn hóa và tôn giáo Ấn Độ xâm nhập vào khu
vực Đông Nam Á hải đảo và có ảnh hưởng mạnh mẽ từ rất sớm. Đông Nam Á nói
chung và Đông Nam Á hải đảo nói riêng chủ yếu theo Hindu giáo và Phật giáo.
Tuy nhiên, từ thế kỉ XIII trở đi, sau những lần tiếp xúc với Đông Nam Á trước
đó thì sự hiểu biết về vùng đất giàu tài nguyên này của thương nhân Ả rập Hồi giáo
ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt là sự phát hiện về hướng gió đã giúp thương nhân Ả rập
nắm bắt được quy luật hoạt động của loại gió này trên Ấn Độ Dương nên các hoạt
động thương mại bằng đường biển được tăng cường. Khi hoạt động thương mại ở
Đông Nam Á hải đảo ngày càng được mở rộng, thương nhân từ vùng Trung Đông, Bắc
Phi đến buôn bán ngày càng đông thì những yếu tố văn hóa và tôn giáo Ấn Độ không
còn chiếm vị trí sâu rộng ở đó nữa. Một cơn gió mới thổi vào vùng Đông Nam Á hải
đảo làm chao đảo kỉ nguyên Ấn Độ hóa của cư dân nơi đây. Cơn gió mới đó chính là
Hồi giáo do những thương nhân Hồi giáo (Ả rập, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư) mang
đến khi những hoạt động thương mại ngày càng gia tăng với Đông Nam Á hải đảo.
Hệ quả của sự xâm nhập một đức tin mới vào Đông Nam Á hải đảo là sự hình
thành những Hồi quốc (Sultanate) đầu tiên ở nơi đây trong thế kỉ XIII. Teranate
(1257), là một trong những Hồi quốc lâu đời nhất ở Indonesia, được thành lập bởi
Baab Mashur Malamo (1257-1277). Samudera Pasai (1267), Hồi quốc nằm ở phía Bắc
đảo Sumatra đã chuyển sang Hồi giáo dưới thời trị vì của Malik ul Salih.
Đến thế kỉ XV, XVI, Hồi giáo lan tỏa một cách mạnh mẽ và sâu rộng ở hầu hết
Đông Nam Á hải đảo. Nhiều Hồi quốc hình thành và trở thành những trung tâm Hồi
giáo và thương mại quan trọng trong khu vực. Sự hình thành các Hồi quốc ở Đông
Nam Á hải đảo diễn ra theo “hiệu ứng dây chuyền”. Thế kỷ XV, nhà nước Hồi giáo
đầu tiên được thành lập trên đất liền Malaysia là Malacca (1400), Cirebon (1445),
Demak (1475)…đây là thời kì mà hoạt động thương mại của những thương nhân Hồi
giáo vẫn đang diễn ra nhộn nhịp với các trung tâm thương mại trọng yếu ở Đông Nam
Á hải đảo.
20



Thế kỷ XVI, nhiều Hồi quốc liên tiếp hình thành sau khi Bồ Đào Nha-một
cường quốc phương Tây tấn công Malacca vào năm 1511. Sự thất bại của Malaca
trong cuộc chiến chống lại Bồ Đào Nha dẫn đến sự ra đời của các Hồi quốc: Aceh
(1514), Bantam (1526), Johor (1528), Perak (1528)….
Ở Moluccas (Indonesia), Hồi giáo lan rộng trong thời gian cuối thế kỉ XV, nhà
lãnh đạo Hồi giáo đầu tiên là Zain ul Abdin (1486-1500). Hồi giáo lan truyền qua phía
Tây bắc đảo Borneo trong thế kỉ XV sau khi Awang Alakber Tabar-người đứng đầu
chính quyền đã chấp nhận theo Hồi giáo khi ông kết hôn với công chúa Hồi giáo ở
Johor. Từ đó, Hồi giáo bắt đầu xâm nhập đến phía Đông Borneo trong thế kỉ XVI và
sau đó là Philinpines.
Vậy những nhân tố nào thúc đây quá trình Hồi giáo hóa ở khu vực Đông Nam
Á hải đảo trong thế kỉ XV, XVI? Theo chúng tôi, quá trình đó do những nhân tố chủ
yếu sau:
Thứ nhất, do hoạt động thương mại giữa khu vực Đông Nam Á hải đảo với
thương nhân Hồi giáo Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc.
Đông Nam Á hải đảo đã có những hoạt động thương mại với bên ngoài từ rất
sớm. Đây chính là điểm dừng chân trên con đường mậu dịch Đông-Tây của nhiều
thương nhân. Từ thế kỉ XIII trở đi, khi các cuộc Thập tự chinh dần chấm dứt, bên cạnh
sự tàn phá khốc liệt của cuộc chiến tranh tôn giáo này thì những “va chạm” của hai
nền văn hóa Đông Tây diễn ra ngày càng mạnh . Điều này dẫn đến nhu cầu trao đổi
những mặt hàng mới, lạ ở phương Đông và phương Tây tăng lên. Những thương nhân
Hồi giáo không còn bận tâm đến cuộc chiến với người Thiên chúa giáo và thay vào đó
là sự tăng cường hoạt động thương mại đường biển nhằm vực dậy một nền kinh tế bị
tàn phá bởi chiến tranh trước đó, nhất là khi họ phát hiện ra gió mùa trên Ấn Độ
Dương. Khi các hoạt động giao thương diễn ra ngày càng phát triển, thì nền kinh tế
nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp ở Đông Nam Á hải đảo bị phá vỡ. Sự xuất hiện của những
thương nhân Hồi giáo làm khuấy động nền kinh tế Đông Nam Á vốn được thực hiện
trên cơ sở hàng đổi hàng giữa các địa phương với nhau (ở một số vùng, sự trao đổi,

buôn bán hàng hóa vẫn được trao đổi bằng kim loại nhưng chưa có hình thức tiền và
giá trị được tính theo trọng lượng. Các con tàu của thương nhân Hồi giáo khi đến buôn
bán ở những vùng như Malacca, Palembang phải ở lại các hải cảng nằm chờ gió mùa
của Ấn Độ Dương để chờ gió thuận quay về. Điều này khiến họ cần tập trung hàng

21


×