Tải bản đầy đủ (.ppt) (76 trang)

BỆNH CÂY TRỒNGBÀI TIỂU LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BỆNH HẠI CÂY CHÈ
GVHD: Th.s Dương Thị Nam Phương
SVTH: Trần Quốc Thạch
MSSV: 0707350
Lớp: 04SH03


NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Đặt Vấn Đề
II. Nội Dung
1. Giới Thiệu Về Cây Chè và Công Dụng
2. Khái Niệm Về Bệnh Cây
3. Một Số Bệnh Hại Chè
3.1. Bệnh Phồng Lá Chè
3.2. Bệnh Đốm Nâu
3.3. Bệnh Đốm Xám
3.4. Bệnh Thối Búp Chè
3.5. Nhện Đỏ
3.6. Bọ Xít Muỗi
3.7. Rầy Xanh
3.8. Bọ Cánh Tơ
III. Kết Luận
IV. Tài Liệu Tham Khảo



I. Đặt Vấn Đề
Việt Nam là nước nông nghiệp
trong đó cây chè là cây loại cây
được trồng với diện tích khá lớn
tính đến nay diện tích chè ở nước
ta đã lên đến 75.000 ha, cùng với
sự sinh trưởng và phát triển của
cây chè, tập đoàn bệnh hại cũng
ngày càng phát triển và đa dạng
và hàng năm các bệnh


do nấm cũng đã gây ra những thiệt
hại nặng nề ảnh hưởng không nhỏ
đến năng suất và phẩm chất chè. Xuất
phát từ thực tế đó phân lập xác định
triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
từ đó xây dựng biện pháp phòng trừ
hữu hiệu nhằm hạn chế thiệt hại do
bệnh gây ra.


II. Nội Dung
1. Giới Thiệu Về Cây Chè và Công Dụng
Cây chè hay cây trà có tên khoa học
là Camellia sinensis là loài cây mà lá và
chồi của chúng được sử dụng để sản xuất
chè (trà ). Tên gọi sinensis có nghĩa là
“Trung Quốc" trong tiếng Latinh.



Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực
Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng
phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại
cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây
nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2
mét khi được trồng để lấy lá. Hoa của nó màu
trắng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh
hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.





Công Dụng
- Bệnh tiểu đường, quáng gà, đau dạ dày mãn
tính; tác động tích cực đối với răng và lợi
(nướu).
- Chữa chứng cao cholesterol trong máu
- Phong nhiệt, đau đầu
- Ăn không tiêu
- Bệnh béo phì
- Giảm stress
- Kéo dài tuổi thọ
- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn
nhọt.
- …….




2. Khái Niệm Về Bệnh Cây
Bệnh cây là trạng thái không bình thường
về chức năng sinh lý, cấu tạo và hình thái
của cây, cây phát triển kém và có thể chết.

Nguyên nhân

Do điều kiện sống
không thuận lợi
Do vi sinh vật (virus,
vi khuẩn, nấm)


Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, bệnh
hại chè được chia thành 2 nhóm:
- Bệnh sinh lý
- Các bệnh do vi sinh vật gây ra


- Bệnh sinh lý: Nguyên nhân gây bệnh là
do điều kiện sống của cây không được
đảm bảo. Hiện tại bệnh sinh lý trên chè
đang được quan tâm nhất đó là bệnh vàng
rụng lá chè. Khi bị bệnh, cây chè cằn cỗi,
các lá (cả lá già và bánh tẻ) đều bị biến
vàng từ mép lá vào trong, gân lá cũng
chuyển vàng.




- Các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh
truyền nhiễm): Đây là các bệnh nguy
hại hơn cả.
Bệnh được gây ra bởi các nguyên
nhân do vi khuẩn, tuyến trùng, nấm...
khi gặp các điều kiện thuận lợi về nhiệt
độ, ẩm độ, ánh sáng... Trong các tác
nhân gây bệnh nói trên thì các bệnh do
nấm gây hại là mối lo ngại hàng đầu.


3. Một Số Bệnh Hại Chè
3.1. Bệnh Phồng Lá Chè
Bệnh được phát hiện năm 1868 ở Ấn
Độ, nhưng đến năm 1895 Masse mới
nghiên cứu phát hiện nguyên nhân gây
bệnh. Bệnh do nấm Esobasidiumvexans
Mase gây ra.


• Triệu chứng gây hại: Bệnh phát sinh gây
hại ở lá non, búp non và vết bệnh phân bố
phần lớn ở mép lá. Vết bệnh đầu tiên là
chấm nhỏ hình giọt dầu, màu vàng nhạt, sau
đó vết bệnh lớn lên màu nhạt dần. Sau khi
nấm xâm nhập vào lá khoảng 10-15 ngày
sau lá phồng lên và mặt trên lá lõm xuống,
phía trên mặt có hạt phấn màu trắng.



Sau một thời gian khoảng 5-7 ngày vết
phồng vỡ ra giải phóng một lớp phấn
trắng hoặc hồng hạt, chính là các bào tử
của nấm. Sau khi các vết phồng vỡ vết
bệnh chuyển thành màu nâu, lá chè bị co
rúm. Bệnh làm giảm năng suất, chất
lượng và làm chậm quá trình tái sinh
trưởng các lứa chè sau.


Bệnh Phồng Lá Chè


• Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh phồng lá chè gây ra do loài nấm
Exobasidium spp Masse, thuộc họ
Exobasidiaceae, bộ Exobasidiales. Đây là loại
nấm trong chu trình phát triển không hình
thành quả thể, đảm đơn bào xếp thành lớp chui
qua bề mặt mô bị bệnh tạo thành một lớp nấm
phủ màu trắng.


• Đặc điểm phát sinh phát triển
Bệnh phồng lá chè phát sinh trong thời kỳ nhiệt
độ ôn hoà 15-20o C, ẩm độ cao 90% trở lên và
nhất là có sương mù hoặc mưa phùn kéo dài từ
15 ngày trở lên. Vào mùa xuân bệnh thường
phát triển từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5, mùa

thu vào cuối tháng 9 đến cuối tháng 10. Khi
nhiệt độ không khí từ 25o C trở lên, nắng nhiều,
khô, nấm gây bệnh này không phát triển được.



• Biện pháp phòng trừ tổng hợp
- Tránh bón quá nhiều phân đạm và vệ sinh
nương chè như diệt cỏ dại tạo độ thông
thoáng trong nương chè. Khi phát hiện thấy có
bệnh xuất hiện cần thực hiện hái chè triệt để,
hái hết các vết lá bệnh mang đi tiêu hủy.


- Trong thời gian bệnh phồng lá phát triển gây
hại người làm chè cần tăng cường kiểm tra
nương chè của mình, theo dõi dự báo thời
tiết, nếu thấy bệnh đã phát triển nhiều và thời
tiết còn thuận lợi cho bệnh phát triển cần chú
ý hái hết các búp, lá có vết bệnh và sau khi hái
dùng thuốc trừ bệnh Manage 5 WP hoặc
thuốc trừ bệnh gốc đồng phun khoảng 2 lần
cách nhau 7-10 ngày.


×