Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

BÀI PHÁT BIỂU của LÃNH đạo học VIỆN tại lễ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.35 KB, 8 trang )

BÀI PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO HỌC VIỆN TẠI LỄ
KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 THÁNG 11 NĂM 2004

Thưa các thầy giáo, cô giáo !
Thưa toàn thể các đồng chí !
Dân tộc Việt Nam ta có nét văn hóa truyền thống : Tôn sư
trọng đạo “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Từ thuở xa xưa cũng như
hiện nay, cha ông ta đã coi việc học như quốc kế sinh tồn, hưng
thịnh, bởi vậy người thầy trong xã hội Việt Nam luôn luôn được tôn
vinh, kính trọng. Để kế tục nét văn hoá truyền thống đẹp đẽ đó, nhân
dân cả nước

ngày nay dành trọn ngày 20 tháng 11 hàng năm để

chúc mừng và cảm ơn những người làm công tác giáo dục đào tạo,
những người đang trực tiếp gieo trồng và chăm sóc các thế hệ chủ
nhân tương lai của đất nước. Hôm nay, hoà trong niềm vui của ngày
hội lớn, toàn thể cán bộ công chức Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh và đại diện các lớp học viên họp mặt tại đây, long trọng tổ
chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Ban Cán sự
Đảng, Ban Giám đốc, Đảng uỷ và Công đoàn Học viện, tôi xin nhiệt
liệt chúc mừng và bày tỏ sự kính trọng cao nhất tới các nhà giáo lão
thành, các thầy cô giáo và toàn thể các đồng chí làm việc trong cơ
quan giáo dục của Đảng, những người đã và đang có những cống
hiến quan trọng vào sự nghiệp trồng người của Đảng dưới mái
trường mang tên Bác Hồ vĩ đại !
Thưa các đồng chí !

1



Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định tầm
quan trọng chiến lược của công tác giáo dục, đào tạo là phương sách
chăm lo lợi ích trăm năm, lâu bền của quốc gia dân tộc. Ngay từ
những ngày đầu thành lập nước và trong những năm tháng chiến
tranh ác liệt, Đảng và Chính phủ vẫn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng một
nền giáo dục tiên tiến. Đội ngũ nhà giáo Việt Nam đã tích cực tham
gia vào sự nghiệp cách mạng như những chiến sĩ trên mặt trận giáo
dục, đào tạo các thế hệ con người mới xã hội chủ nghĩa và đã góp
phần xứng đáng vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến thần thánh
của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước từng bước tiến lên theo
con đường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Là một đội quân trong binh chủng giáo dục hùng hậu của cách mạng,
đội ngũ những người đứng trên bục giảng trường Đảng đã sớm xác lập vai
trò, vị trí là đội quân tiên phong trên mặt trận tư tưởng, lý luận chính trị và
đào tạo, bồi dưỡng những thế hệ cán bộ lãnh đạo cách mạng, quản lý đất
nước theo con đường của Đảng đề ra “độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội”. Trong hành trang của hàng vạn cán bộ trực tiếp chỉ đạo thực
tiễn sản xuất và chiến đấu trên mọi nẻo đường Tổ quốc năm xưa cũng như
hiện nay, có một địa chỉ hội tụ và xuất phát chung: đó là Trường Đảng
Nguyễn Ái Quốc – Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với đội ngũ
giáo sư, giảng viên vừa hồng, vừa chuyên ngày đêm miệt mài làm nhiệm
vụ nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ cách mạng nước nhà. Các
thế hệ giáo viên trường Đảng đã nhận được sự đánh giá cao của Đảng,
Chính phủ và nhân dân.
Thưa các đồng chí!

2


Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay là trung tâm quốc

gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ lý luận
các cấp của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội; đồng thời là
trung tâm lớn có uy tín của cả nước về khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và một số ngành khoa học xã hội – nhân văn khác. Hàng năm
Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn cán bộ cho sự nghiệp cách
mạng, tổ chức nghiên cứu hàng trăm đề tài khoa học phục vụ yêu cầu
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và góp phần cung cấp căn
cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối chính sách xây
dựng đất nước. Do có cống hiến xuất sắc vào sự nghiệp cách mạng, Học
viện đã vinh dự được nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao
vàng, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà
nước tặng thưởng. Được Đảng và Nhà nước Lào tặng thưởng huân
chương ITXARA hạng Nhất. Vinh dự lớn lao này, trước hết thuộc về đội
ngũ giáo sư, giảng viên- những người trực tiếp đứng trên bục giảng, say
sưa đưa ánh sáng lý luận đến soi rọi thực tiễn phong phú của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhìn vào đội ngũ
giảng viên Học viện hôm nay, chúng ta thật phấn khởi, tự hào có: 3 nhà
giáo nhân dân, 31 nhà giáo ưu tú, 18 giáo sư, 74 phó giáo sư, 351 tiến sĩ
và 438 thạc sĩ. Đây là lực lượng cán bộ nòng cốt trong giảng dạy và nghiên
cứu khoa học của Học viện và chính lực lượng này vừa qua đã góp phần
quan trọng thực hiện thành công bước đầu Quyết định 80 của Ban Giám
đốc Học viện, tạo tiền đề bứt phá đi vào đổi mới mạnh mẽ phương thức
dạy và học, nhằm năng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
của Học viện lên ngang tầm chức năng, nhiệm vụ được giao.
Được đứng trong hàng ngũ thầy, cô giáo Học viện mang tên vị
Anh hùng Giải phóng Dân tộc và Danh nhân Văn hóa thế giới Hồ Chí
3


Minh là một vinh dự lớn. Biết bao cán bộ lão thành, cán bộ thuộc các

thế hệ cha anh, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay và biết bao
nhà khoa học đầu đàn đã từng được rèn luyện, tu dưỡng, học tập và
trưởng thành từ mái trường của Đảng. Giảng đường nhà trường, từ khi
còn đơn sơ mái tranh vách nứa tại chiến khu Việt Bắc đến khi có điều
kiện xây dựng tương đối hiện đại như Học viện hiện nay, đẫ từng được
đón Bác Hồ và nhiều lãnh tụ chủ chốt, nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng, Nhà nước về thăm và trực tiếp huấn thị, giảng bài. Trí tuệ
của đội ngũ giáo sư, giảng viên Học viện được phát huy cao độ trong
quá trình truyền thụ cho người học và sau đó là quá trình triển khai, bổ
sung, phát triển đường lối, chủ trương và các chính sách lớn của Đảng,
Nhà nước ta để đưa vào thực thi trong cuộc sống. Vị trí, chức năng và
nhiệm vụ quan trọng đó của Học viện đem lại niềm tự hào chính đáng
cho tất cả các thế hệ giảng viên chúng ta trước đây và hiện nay.
Thưa các đồng chí !
Càng vinh dự, tự hào bao nhiêu, chúng ta lại càng phải ý thức sâu
sắc bấy nhiêu về trách nhiệm vẻ vang và nhiệm vụ nặng nề của người
giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bản chất nghề nghiệp
đòi hỏi chúng ta phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, tu dưỡng lý
tưởng cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đây là yêu cầu hàng đầu đối với cán bộ làm công tác tư tưởng lý luận và
giáo dục chính trị của Đảng, những người thật vinh dự được làm nhiệm vụ
đi thuyết phục người khác. Trong những buổi tâm sự về nghề, nhiều giáo
sư đầu đàn, nhiều nhà giáo lão thành đã bộc bạch rất chí lý rằng ai đó
chưa thật sự vững tin vào mục đích lý tưởng cộng sản, chưa thật sự vững
tin vào con đường cách mạng, thì tốt hơn hết đừng làm nghề giảng viên
trường Đảng nữa. Bất cứ nhà giáo dục nào cũng cần có lý tưởng chính trị.
4


Nhà giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải có lý

tưởng chính trị vững vàng như lẽ sinh tử nghề nghiệp, cần phải có sự nhạy
cảm và đồng cảm chính trị với Đảng như tư chất hữu cơ. Như vậy thì
chúng ta mới giải phóng được khỏi biết bao sức ép tâm lý tư tưởng mà
trong điều kiện kinh tế xã hội phức tạp hiện nay đang bủa vây xung quanh;
mới có được tâm trí thoải mái và sự hứng khởi nghề nghiệp; mới nuôi
dưỡng được giấc mơ và hoài bão khoa học.
Cơ chế kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, bên cạnh những tác động tích cực, cũng tạo ra không ít ảnh hưởng
tiêu cực tới quan điểm, lập trường chính trị, niềm tin, đạo đức, lối sống của
một bộ phận cán bộ, Đảng viên. Trong bối cảnh ấy, yêu cầu thường xuyên
rèn luyện chính trị, phẩm chất, đạo đức cách mạng phải được đặt ra một
cách nghiêm ngặt và cấp bách đối với cán bộ, Đảng viên nói chung và đối
với đội ngũ giảng viên lý luận của Đảng nói riêng. Cuộc sống càng có
nhiều thử thách thì chúng ta càng phải tu dưỡng đạo đức, lý tưởng và lòng
say mê, tận tụy với nghề nghiệp. Những thế hệ giảng viên Học viện hôm
nay được kế thừa truyền thống tốt đẹp, quý báu mà các thế hệ giảng viên
lớp trước để lại. Biết bao bài giảng hay, biết bao công trình lớn và biết bao
tấm gương sư phạm - tấm gương về đạo đức lối sống trong sáng, giản dị,
say mê với nghề nghiệp đã từng ra đời trong hoàn cảnh đầy thiếu thốn,
khó khăn và thử thách. Chúng ta luôn luôn trân trọng và quyết tâm kế thừa,
phát huy cao nhất những thành quả và giá trị cao quý của các thế hệ bậc
thầy, các thế hệ đàn anh nhằm xây dựng, phát triển Học viện ngang tầm
yêu cầu của nhiệm vụ mới.
Đội ngũ giảng viên chúng ta, hơn ai hết, cần phải tích cực học tập,
nghiên cứu để hiểu sâu sắc lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
nắm bắt kịp thời những tri thức hiện đại cần thiết cho lĩnh vực công tác của
5


mình. Hệ tư tưởng vô sản của chúng ta có bản chất khoa học và cách

mạng, là sự kết tinh và phát triển tinh hoa trí tuệ nhân loại, bởi vậy nó đòi
hỏi một sự nghiên cứu, học tập nghiêm túc, cầu thị và sáng tạo. Những
vấp váp, sai lầm của chủ nghĩa xã hội trước kia, trên ý nghĩa rất lớn, là do
không nhận thức đúng đắn những nguyên lý bền vững của chủ nghĩa MácLênin và những quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh. Quá trình đổi mới
gần 20 năm qua đạt được nhiều thành tựu to lớn rất quan trọng, trước hết
là nhờ Đảng ta đã biết khắc phục những yếu kém lý luận và đã nhận thức
đúng đắn, hành động phù hợp với những quy luật mà chủ nghĩa MácLênin đã vạch ra. Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
những năm tới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước đặt ra
hàng loạt vấn đề cấp bách và cơ bản cho công tác tư tưởng lý luận như:
mô hình chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh kinh tế tri thức; củng cố vai trò
cầm quyền của Đảng Cộng sản trong điều kiện toàn cầu hóa, xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nhà nước
của dân, do dân, vì dân; bảo vệ độc lập dân tộc trong tình hình mới; mở
rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ mục
tiêu phát triển đất nước v.v… Đây là những vấn đề lý luận và thực tiễn mới
mẻ, quan trọng mà đội ngũ giáo sư, giảng viên, các nhà khoa học về chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải tìm câu trả lời. Trách nhiệm
và nhiệm vụ thật khó khăn, nhưng chúng ta phải hoàn thành và hoàn toàn
có năng lực hoàn thành tốt bởi mấy yếu tố sau đây. Một là chúng ta có sự
chỉ đường của một Đảng dày dạn kinh nghiệm, bản lĩnh và trí tuệ đã từng
khởi xướng và lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến
nay. Hai là chúng ta có kho tàng thực tiễn sáng tạo rộng lớn của hàng chục
triệu nhân dân đã từng tạo động lực sinh động cho tư duy lý luận Việt Nam
vận động ngang tầm với những yêu cầu của dân tộc và thời đại. Ba là
6


chúng ta có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh đông đảo, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, sẵn sàng
đào tạo các thế hệ đàn em kế tục sự nghiệp giáo dục lý luận. Để thiết thực

chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta hãy quyết tâm khai thác,
phát huy thật tốt những yếu tố quý báu nêu trên để biến thách thức trí tuệ
và yêu cầu chính trị này thành cơ hội đưa công tác giáo dục đào tạo của
Học viện lên trình độ phát triển cao hơn.
Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội nghị Cán bộ hệ thống Học viện
và các trường chính trị tỉnh, thành phố năm học 2003- 2004 tổ chức tại
Phân viện Báo chí và Tuyên truyền tháng 8 năm 2004 vừa qua đã nêu ra
phương hướng đổi mới các mặt công tác chủ yếu của Học viện. Ban Cán
sự Đảng, Ban Giám đốc và Đảng ủy Học viện đã họp bàn và chỉ đạo các
cơ quan chức năng xây dựng đề án đổi mới nội dung chương trình đào
tạo, quy chế đánh giá kết quả học tập, quản lý học viên, quy chế thi giảng
viên giỏi, quy chế lấy ý kiến thăm dò chất lượng giảng viên và quy chế đấu
thầu, hợp đồng, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, đã có một số
quy chế được đưa vào thực thi đạt kết quả tốt. Lãnh đạo Học viện đã và sẽ
tiếp tục xin ý kiến đóng góp của các giáo sư, giảng viên và toàn thể cán bộ,
công chức của Học viện để hoàn thiện các đề án đổi mới đó, gần đây
Giám đốc Học viện đã có Quyết định 435 bổ sung Quyết định 80 về nâng
cao chất lượng giảng dạy và học tập. Trong Quyết định này Giám đốc quy
định giảm 50% giờ giảng ở mỗi bài và mỗi bộ môn. Chúng tôi biết rằng việc
thay đổi quy chế, quy định những mặt công tác cơ bản này đòi hỏi trí tuệ,
sức lực, thậm chí sự hy sinh một số lợi ích cục bộ, trước mắt của đội ngũ
giảng viên, nhưng chúng tôi cũng hoàn toàn tin tưởng rằng tất cả chúng ta
cả thầy và trò có đủ ý thức nhà giáo, trách nhiệm nghề nghiệp và tinh thần
học tập nghiêm túc để ủng hộ chủ trương đổi mới và tích cực tham gia
thực hiện thành công. Nhân dịp ngày nhà giáo năm nay chúng ta vinh dự
có thêm 6 giáo sư và phó giáo sư Nhà nước xét tặng. Thay mặt Ban Giám
đốc, Đảng ủy, Công đoàn Học viện tôi xin chúc mừng các đồng chí giáo
sư, phó giáo sư mới được công nhận, chúc các đồng chí mạnh khỏe, đạt
nhiều thành tích cao hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục của Đảng. Các

đồng chí luôn xứng đáng là những giáo viên tiên tiến mẫu mực
Thưa các đồng chí!
Đội ngũ giảng viên Học viện chúng ta đã có bề dày lịch sử 55 năm
cống hiến và trưởng thành. Từ nhiều vị trí, lĩnh vực và địa bàn công tác
7


khác nhau, từ thế hệ giảng viên này, đến thế hệ giảng viên khác đã hội tụ
về mái trường của Đảng với một quyết tâm chung là thực hiện thắng lợi
công tác đào tạo cán bộ và nghiên cứu lý luận phục vụ sự nghiệp cách
mạng nước nhà. Các thầy giáo, cô giáo trường Đảng đã để lại nhiều tấm
gương sáng về phẩm chất đạo đức, tác phong và trí tuệ. Rất nhiều đồng
chí đã gắn bó suốt cuộc đời với trang sách và bục giảng lý luận. Nhiều
đồng chí đã trở lại tham gia chỉ đạo thực tiễn; một số đồng chí trở thành
cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước; một số đồng chí khác trở
thành các nhà khoa học đầu ngành; cũng có những đồng chí được Trung
ương tín nhiệm luân chuyển về lãnh đạo địa phương, ban, ngành…Dù ở
cương vị công tác nào, trong tất cả chúng ta vẫn đậm nét một sắc thái
chung: đó là tư chất của người cán bộ, giảng viên Trường Đảng Nguyễn Ái
Quốc quen thuộc năm xưa nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đây chính là cội nguồn của sức mạnh đoàn kết, thống nhất làm nên những
thành tích vẻ vang của Học viện trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Sự đoàn
kết, thống nhất đó nhất định sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ giáo sư, giảng
viên và toàn thể cán bộ công chức Học viện tiếp tục phấn đấu, thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, mãi mãi
xứng đáng với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Với niềm vui và sự tin tưởng ấy, một lần nữa xin được gửi tới
các nhà giáo lão thành, các thầy cô giáo, các cán bộ công chức trong
ngành giáo dục của Đảng và các đồng chí học viên lời chúc mừng
nhiệt liệt nhất. Chúc các đồng chí mạnh khỏe, có nhiều hạnh phúc và

thành đạt. Xin trân trọng cảm ơn!

8



×