Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Toàn văn bài phát biểu khai mạc của tổng bí thư nông đức mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.09 KB, 5 trang )

Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
Thưa các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương,
Thưa các đồng chí dự Hội nghị,
Theo chương trình làm việc toàn khoá, hôm nay, Ban Chấp hành Trung
ương (khoá X) họp Hội nghị toàn thể lần thứ bảy. Thay mặt Bộ Chính trị và
Ban Bí thư, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí đã về dự Hội nghị; chúc
các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc và đạt nhiều thành tích trên các
cương vị công tác của mình.
Hội nghị Trung ương lần này sẽ thảo luận và thông qua các đề án về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc
tế”; “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Cũng tại Hội nghị này,
Ban Chấp hành Trung ương sẽ nghe báo cáo, thảo luận và cho ý kiến về
tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008
và một số vấn đề khác.
Thưa các đồng chí,
Các đề án và báo cáo trình Hội nghị lần này đã được gửi tới các đồng chí,
tôi chỉ xin phát biểu một số điểm trước khi Trung ương đi vào thảo luận và
cho ý kiến:
1- Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển đất nước, nhất là sau 15 năm
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá VII), tình hình thanh
niên và công tác thanh niên đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Một trong
những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo là xây dựng một thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có
tri thức, sức khoẻ và tư duy phát triển năng động; tiếp nối truyền thống hào
hùng của dân tộc, của Đảng, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, tình
nguyện vì cộng đồng; sống có trách nhiệm, có ý chí vươn lên, mong muốn
được cống hiến và trưởng thành, làm giàu chính đáng, góp phần đưa đất
nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tuy nhiên, trong thanh niên và phong


trào thanh niên vẫn còn không ít hạn chế, thiếu sót và khuyết điểm. Trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, thanh niên nước ta đang đứng trước
nhiều cơ hội mới và cả những thách thức mới.
Tương lai của thanh niên gắn liền với vận mệnh và tương lai của dân tộc
dưới sự lãnh đạo của Đảng. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
1


một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên lúc này chẳng những là trách nhiệm và
tình cảm của Đảng, của thế hệ đi trước đối với thanh niên, mà còn nhằm
bồi dưỡng thế hệ chủ nhân của hiện tại và tương lai đất nước, lực lượng
xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố
quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm chiến lược bồi dưỡng, phát
huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là
mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững
của đất nước.
2- Trong những năm qua, đội ngũ trí thức nước ta đã có bước phát triển
nhanh về số lượng và chuyển biến tích cực về chất lượng; đã có những
đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước, dân tộc. Đặc biệt là
trong thời kỳ đổi mới, trí thức Việt Nam đã góp phần trực tiếp cùng toàn
dân đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, từng bước thoát
khỏi tình trạng kém phát triển và đạt được những thành tựu đáng trân trọng
trên nhiều lĩnh vực. Đội ngũ trí thức đã đóng góp tích cực vào việc xây
dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát
triển của đất nước ta; đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi

dưỡng nhân tài; tạo ra những công trình có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật,
nhiều sản phẩm chất lượng cao có sức cạnh tranh; từng bước nâng cao
trình độ khoa học và công nghệ của đất nước, vươn lên tiếp cận với trình
độ của khu vực và thế giới. Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài luôn
hướng về Tổ quốc, có những đóng góp tích cực trong nhiều lĩnh vực, góp
phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, số lượng, chất
lượng và cơ cấu của đội ngũ trí thức chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
phát triển. Số chuyên gia đầu ngành còn thiếu, đội ngũ kế cận hẫng hụt.
Trong nước chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh. Hoạt động nghiên cứu
khoa học còn nhiều mặt thiếu gắn bó mật thiết với thực tiễn. Các thành tựu
nghiên cứu và ứng dụng đạt được rất đáng trân trọng, song so với tầm thế
giới và khu vực còn khoảng cách khá xa. Công tác xây dựng đội ngũ trí
thức có nhiều kết quả, nhưng cũng còn không ít hạn chế, khuyết điểm.
Trước sự chuyển biến nhanh chóng của tình hình quốc tế và trong nước,
trí thức ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
và đang đứng trước những đòi hỏi cao và yêu cầu mới, cả thời cơ lớn và
những thách thức gay gắt. Đảng cần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực
lãnh đạo đối với trí thức. Chúng ta phấn đấu để đến năm 2020, xây dựng
được đội ngũ trí thức có chất lượng cao, số lượng đông đảo và cơ cấu
hợp lý, từng bước tiến lên ngang tầm với trình độ của trí thức trong khu
vực và thế giới. Gắn bó vững chắc giữa Đảng với trí thức, giữa trí thức với
Đảng, bồi đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công 2


nông - trí. Trong những năm trước mắt, chúng ta phải vừa hoàn thiện các
cơ chế, chính sách đã ban hành, xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm
phát huy có hiệu quả tiềm năng của đội ngũ trí thức hiện có, vừa xây dựng
chiến lược phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2020 đáp ứng nhiệm vụ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, trong nhiều năm qua, đặc biệt là trong

hơn 20 năm đổi mới, tình hình nông nghiệp, nông thôn và đời sống của
nông dân đã có những bước tiến bộ khá toàn diện và to lớn: Nông nghiệp
tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả, an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; xuất
khẩu nông - lâm - thuỷ sản tăng nhanh. Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng
rộng rãi, công nghiệp chế biến được tiếp tục phát triển, góp phần thúc đẩy
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế nông thôn
phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề đã góp phần
tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là giao thông, thuỷ lợi, góp
phần thúc đẩy phát triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Các hình
thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp tục được đổi mới. Đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng
được cải thiện; xoá đói, giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Hệ thống chính
trị và vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng ở nông thôn được tăng cường, dân
chủ cơ sở được phát huy, an ninh, trật tự được giữ vững. Vị thế chính trị
của giai cấp nông dân được nâng cao, cùng với giai cấp công nhân và đội
ngũ trí thức tạo nên nền tảng chính trị vững chắc.
Tuy nhiên, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và
yêu cầu phát triển, vẫn tồn tại nhiều khó khăn, yếu kém, khuyết điểm. Nông
nghiệp phát triển kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt
các nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn
chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán. Công nghiệp, dịch vụ nông
thôn phát triển chậm, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, chưa thúc đẩy mạnh
mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Các hình thức tổ
chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu giải phóng nguồn lực,
thúc đẩy phát triển phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Nông thôn
phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu, môi
trường ngày càng ô nhiễm, khả năng thích ứng, đối phó với thiên tai còn
hạn chế. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn thấp,

chênh lệch giàu nghèo đang có xu hướng doãng ra; số hộ nghèo còn lớn;
phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc.
Trước thực tế nói trên cũng như trước thời cơ và thách thức đối với nông
nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng những vấn
đề mang tính toàn cầu, như biến đổi khí hậu, khan hiếm năng lượng, gia
tăng nhu cầu về lương thực và thực phẩm trên thế giới, chúng ta càng thấy
3


rõ hơn ý nghĩa to lớn và yêu cầu bức thiết của vấn đề nông nghiệp, nông
thôn và nông dân trong giai đoạn mới. Giải quyết vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn luôn là nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta. Trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn tiếp tục giữ vị trí quan trọng:
Nông nghiệp là cơ sở, nông thôn là địa bàn, nông dân là lực lượng đông
đảo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định chính trị - xã
hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước phải hỗ trợ mạnh mẽ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong
mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông dân là
chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với các cơ
sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản,
hiện đại hoá nông nghiệp là khâu then chốt. Giải quyết vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn phải dựa trên cơ sở phát huy cơ chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện địa lý của
từng vùng của nước ta; giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội
nhập quốc tế, đồng thời tăng mạnh sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, kết
hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, phát triển nguồn

nhân lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ
của cả hệ thống chính trị, phải huy động sức mạnh của cả nước, đồng thời
phải khởi động tinh thần yêu nước, phát huy nỗ lực to lớn trong cư dân
nông thôn; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời
sống văn hoá phong phú làm động lực cho quá trình phát triển.
4. Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội 6
tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008 trình Ban Chấp hành
Trung ương lần này để Trung ương thảo luận và đóng góp thêm ý kiến
đánh giá một cách toàn diện và chính xác cả về những kết quả đã đạt
được, những tồn tại và yếu kém về các mặt, từ chủ trương đến việc chỉ
đạo, điều hành, quản lý, dự báo và xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội, nhất là
các vấn đề mới nảy sinh từ cuối năm 2007 và trong nửa đầu năm nay; xác
định rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là các nguyên
nhân chủ quan. Qua đó, làm rõ trách nhiệm của từng tập thể, từng bộ,
ngành, địa phương, đơn vị, tạo sự nhất trí và quyết tâm cao trong toàn hệ
thống chính trị, trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, tổ chức thực hiện
đồng bộ và có hiệu quả cao những giải pháp do Đảng, Nhà nước đề ra,
nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội,
giữ vững ổn định chính trị để tiếp tục phát triển bền vững. Trước mắt, tập
trung thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế-xã hội trong 6 tháng cuối năm và
những năm tiếp theo.
Thưa các đồng chí,
4


Những vấn đề đặt ra tại Hội nghị lần này đều rất quan trọng và có ý nghĩa
to lớn, sâu sắc cả trước mắt và lâu dài. Hội nghị họp trong lúc chúng ta
đang có nhiều việc phải làm, thời gian họp có hạn, vì vậy, tôi đề nghị các
đồng chí phát huy cao độ ý thức trách nhiệm, trí tuệ tập thể, tập trung tinh
thần làm việc tích cực, khẩn trương, dân chủ thảo luận, đóng góp nhiều ý

kiến vào các đề án và báo cáo nhằm làm cho Hội nghị thành công tốt đẹp.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (Khóa X).

5



×