Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận cao học TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ TÍCH cực của VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN kết ở GIAI đoạn HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.24 KB, 21 trang )

ĐỀ TÀI: TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA VIỆT NAM TRONG
PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ
Phong trào không liên kết đến hiện nay có 120 thành viên gồm rất nhiều
nước thành viên thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới, với nhiều đặc thù về
chủng tộc và văn hóa, chế độ chính trị và kinh tế.
Vào năm 1976 tại Hội nghị cấp cao lần thứ V tổ chức tại Colombo, Sri
Lanka), nước Việt Nam thống nhất gia nhập phong trào. Từ trước khi gia nhập
Phong trào Việt Nam đã tham dự Hội nghị Á- Phi ở Bandung, năm 1955 và
1973 Chính Phủ cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam làm thành viên tại
Phong trào.Từ khi tham gia Phong trào không liên kết cho đến nay Việt Nam
luôn tham gia tất cả các Hội nghị cấp cao, hợp tác song phương, đa phương với
các thành viên của Phong trào không liên kết và đẩy mạnh mối quan hệ với
Phong trào không liên kết về mọi mặt. Chính bởi vậy. tiếng nói và vai trò của
Việt Nam ngày càng được coi trọng trong Phong trào không liên kết
Với diễn biến chính trị phức tạp, với những thủ đoạn tinh vi của kẻ thù,
đường lối đối ngoại của Việt Nam ngày càng cần sự mềm dẻo, giữ vững bản lĩnh
chính trị quyết không nhân nhượng với yêu sách của chúng, giữ vững chủ quyền
toàn vẹn lãnh thổ. Muốn như vậy, chúng ta cần coi trọng mối quan hệ quốc tế,
trong đó có mối quan hệ với Phong trào không liên kết. Với sự phát triển rộng
khắp như hiện nay của Phong trào thì Việt Nam càng cần phải tiếp tục đẩy mạnh
phối hợp với các lực lượng tích cực của phong trào trong khu vực nhằm tăng
cường đoàn kết, nỗ lực đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, xây dựng một đất
nước phát triển bền vững.

0


Như vậy sự thúc đẩy vai trò của Việt Nam trong Phong trào không liên kết


ở giai đoạn này là đặc biệt cần thiết. Điều này là một phần cơ bản để chúng ta có
thể thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác cùng phát
triển hướng tới lợi ích chung của các nước, xây dựng một thế giới hòa bình và
thịnh vượng.
Chính bởi tính cấp thiết đó, em đã quyết định chọn đề tài :
" TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA VIỆT NAM TRONG
PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY".
Khả năng nghiên cứu của bản thân trước một vấn đề lớn còn những mặt
hạn chế trong phạm vi nghiên cứu tiểu luận. Em mong thầy cô sẽ giúp đỡ em để
tiểu luận được hoàn chỉnh hơn nữa. Em xin chân thành cám ơn.
2. MỤC ĐÍCH CỦA TIỂU LUẬN
Tiểu luận xác định mục đích nghiên cứu :
Thứ nhất là sơ lược về Phong trào không liên kết, làm sáng rõ luận điểm
Phong trào không liên kết là Phong trào như thế nào, với mục tiêu, tôn chỉ hành
động của Phong trào, để từ đó cho thấy sức hút của Phong trào và triển vọng
phát triển của phong trào cũng như cơ hội của các nước thành viên
Thứ hai , tiến hành phân tích vai trò của Việt Nam trong Phong trào, và tại
sao Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò đó trong giai đoạn hiện nay. Và cuối
cùng nếu muốn phát huy được vai trò đó thì chúng ta cần phải thực hiện đường
lối như thế nào.
Để cuối cùng chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa Việt Nam
với Phong trào không liên kết, và biện pháp cần thiết để tăng cường hơn nữa vai
trò của Việt Nam trong Phong trào không liên kết hay chính là tăng cường mối
quan hệ Việt Nam- Phong trào không liên kết.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1



ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu về Phong trào không liên kết,
nghiên cứu về vai trò của Việt Nam trong Phong trào không liên kết cũng như
các biện pháp nhằm tăng cường vai trò đó trong giai đoạn hiện nay.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Dùng nhóm phương pháp nghiên cứu lý
luận, nghiên cứu phân tích tài liệu, văn kiện, báo cáo, giáo trình.
4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì bài tiểu luận gồm 2 chương:
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT
CHƯƠNG 2. TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA TÍCH CỰC CỦA VIỆT
NAM VÀO PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT

B.PHẦN NỘI DUNG
2


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT
1.1. SỰ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT.
Phong trào không liên kết gồm nhiều nước thuộc các khu vực khác nhau
trên thế giới, với nhiều đặc thù về chủng tộc và văn hóa , chế độ chính trị và
kinh tế. Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó của các nước không liên kết , có sự
thống nhất cơ bản về mục đích. Để hiểu hơn về phong trào không liên kết chúng
ta sẽ khái quát qua sự hình thành và phát triển của phong trào.
Phong trào không liên kết (Non- Aligned Movement, gọi tắt là NAM)
được thành lập vào tháng 9-1961, Tại Bê-ô-grát ( Nam Tư cũ) . Phong trào
không liên kết ra đời trong điều kiện thế giới bị phân cực một cách sâu sắc thành
hai phe : phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo và phe tư bản chủ nghĩa do
Mỹ khống chế. Và lúc này thì thực thể thứ ba chính là các nước đang phát triển Trong cuộc đối đầu giữa phương Đông cách mạng và Phương tây tư bản đã hình
thành. Để tránh bị cả hai phe lôi kéo, chi phối, cuồn vào cuộc chạy đua vũ trang,
bị ảnh hưởng bởi các nước phương tây. Các nước này đã đoàn kết cùng giúp
nhau giữ gìn độc lập trong một tập hợp lực lượng rộng rãi, từng bước giành

được dộc lập về kinh tế, bảo vệ hòa bình thế giới để cùng tồn tại và phát triển.
Chính nguyện vọng đó là tiền đề đầu tiên khai sinh ra Phong trào không liên kết.
Trong bối cảnh thế giới những năm 1960, khi chiến tranh Lạnh đang trong
giai đoạn gay cấn, phong trào Không liên kết là tập hợp các quốc gia mới giành
độc lập từ tay thực dân châu Âu với mục tiêu chính là hình thành nên một cực
đứng giữa hai cực Xô- Mỹ và tăng cường tiếng nói của mỗi nước thành viên dựa
vào tình đoàn kết.
Phong trào được thành lập dựa trên sự nhất trí của Thủ tướng Ấn Độ
Nehru, Thủ tướng Ấn Độ Nehru, Thủ tướng Ghana Kwame Nkrumah, Tổng
thống Ai Cập Gmal Abdel, Tổng thống Indonesia Achmed Sukarmo và Chủ tịch
Nam Tư Tito

3


Cụ thể Tháng 3/1947, Thủ tướng Ấn Độ Nehru đã triệu tập hội nghị Đại
biểu các tổ chức và đoàn thể quần chúng tại New Delhi , về sau được gọi là Hội
nghị về quan hệ châu Á lần thứ nhất. Tháng 1/ 1949 , theo đề nghị của Miến
Điện , Thủ tướng Nehru tổ chức Hội nghị Châu Á lần thứ hai tại New Delhi.
Tháng 4/1954, Thủ tướng 5 nước Ấn Độ, Miến điện, Indonesia, Pakistan và
Xri Lanca họp tại Colombo để thảo luận các vấn đề quan tâm chung. Theo đề
nghị của Indonesia, 5 nước này quyết định triệu tập một Hội nghị các quốc gia
độc lập Châu Á và Châu Phi trong năm 1955. Sau đó, 5 nước lại gặp nhau tại
Bogor và quyết định Hội nghị Á Phi sẽ họp tại thành phố Bandung của
Indonesia từ ngày 18 đến 24/4/1955.
Từ cuối năm 1954 đến tháng 4/1955 đã diễn ra một loạt cuộc tiếp xúc ngoại
giao quan trọng của Thủ tướng nehru với Tổng thống Nasser, Tổng thống Tito,
đặc biệt với Thủ tướng Chu Ân Lai. Trước ngày khai mạc Hội nghị, Ấn Độ và
Trung Quốc ra thông cáo chung nêu lên 5 nguyên tắc chỉ đạo quan hệ giữa hai
nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau, về sau được gọi là 5 nguyên tắc

chung.Tham dự Hội nghị Bandung 1955 gồm các chính phủ của 29 nước ÁPhi , trong đó có 23 nước Châu Á.Ghana tham dự Hội nghị trước khi được chính
thức trao trả độc lập, Síp và Palextin tham dự với tư cách quan sát viên. Đoàn
đại biểu Chính phủ ta do Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu.
Tháng 4/1961 các Tổng thống Ai Cập, Nam Tư và Indonesia gửi thư chung
cho nguyên thủ 21 nước đề nghị tổ chức một hội nghị các nước không liên
kết.Ngày 18/5/1961 các Tổng thống Naser, Tito, Sukarno gửi thư chính thức mời
những nước đó dự Hội nghị cấp cao của các nước không liên kết tại Nam Tư vào
tháng 9/1961, đã bàn về vai trò và chính sách của Phong trào không liên kết
trong tương lai. Những nước tham dự Hội nghị trù bị Cairo cho rằng cần biến
khu vực các nước không cam kết thành một nhân tố cơ bản giữ gìn hòa bình và
an ninh quốc tế khẳng định trung thành đối với chính sách không cam kết như là
mộ biện pháp xử lí tích cực các vấn đề mà thế giới đang gặp phải. Một đóng góp
rất quan trọng của Hội nghị trù bị Cairo là việc soạn thảo 5 tiêu chuẩn thành

4


viên của phong trào được Hội nghị cấp cao Belgrade thông qua và có hiệu lực
cho đến ngày nay.
Hội nghị các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước không liên kết
tại Nam Tư vào đầu tháng 9/1961 đã chính thức khai sinh ra Phong trào không
liên kết viết tắt là NAM
1.2. MỘT SỐ NÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG
TRÀO KHỒNG LIÊN KẾT.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thành viên Phong trào không liên kết
thường là mục tiêu tranh thủ của cả hai cường quốc Liên Xô và Mỹ nhằm tăng
cường sức mạnh của mỗi cực.
Các giai đoạn phát triển của phong trào có thể chia làm 5 giai đoạn:
Thứ nhất, giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965.
Giai đoạn này đã đánh dấu bước trưởng thành của phong trào trong hoàn

cảnh cao trào giải phóng dân tộc và độc lập dân tộc dâng cao ở Châu Á, Châu
Phi, và Châu Mỹ Latinh với hai Hội nghị cấp cao của phong trào . Đó là Hội
nghị lần thứ I và Hội nghị cấp cao lần thứ II họp tại Cai rô (Ai Cập) tháng
10/1964 cùng với sự gia tăng số lượng các thành viên lên 48 quốc gia. Tại đây,
bản Tuyên bố khẳng định quá trình giải phóng dân tộc là không thể cưỡng lại và
không thể đảo ngược và nhấn mạnh các dân tộc bị thực dân thống trị có quyền
chính đáng sử dụng vũ khí để đảm bảo quyền tự quyết và nền độc lập của họ.
Thứ hai, giai đoạn từ năm 1965 đến đầu năm 1970.
Trong giai đoạn này các thế lực phản động tìm mọi thủ đoạn để chống phá
phong trào một cách quyết liệt.Chúng tăng cường gây chia rẽ làm suy yếu phong
trào, ngăn chặn và đẩy lùi ảnh hưởng của các nước xã hội chủ nghía đối với
phong trào.
Sự phân hóa trong Phong trào không liên kết xung quanh vấn đề Việt Nam
và nhiều vấn đề quan trọng khác đã đẩy phong trào vào khủng hoảng về đường
lối và hoạt động cho đến đầu thập kỷ 1970
Thứ ba, giai đoạn từ đầu những năm 1970 đến giữa những năm 1980.
5


Đây là giai đoạn hoạt động hết sức sôi nổi trong lịch sử Phong trào không
liên kết từ trước tới nay. Cùng với sự phát riển về số lượng, phong trào có uy tín
lớn trên trường quốc tế. Lực lượng cách mạng tiến bộ giành ưu thế áp đảo trong
nội bộ phong trào.Trong giai đoạn này đã diễn ra Hội nghị cấp cao lần thứ III,
Hội nghị cấp cao lần thứ IV, và Hội nghị cấp cao lần thứ V, Hội nghị cấp cao lần
thứ VI, và Hội nghị cấp cao lần thứ VII.
Thứ tư, là giai đoạn cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990.
Trong giai đoạn này, Phong trào không liên kết lầm vào tình trạng khủng
hoảng sâu sắc. Các nước thành viên bị đặt trước vấn đề có cần thiết hay không
việc tiếp tục duy trì hoạt động của phong trào. Trong nội bộ phong trào, một loạt
các quốc gia thành viên lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội nặng nề.

Nhiều nước lựa chọn định hướng xã hội chủ nghía ở Á, Phi, Mỹ latinh do mắc
sai lầm nghiêm trọng đã từng bước đi đến khủng hoảng. Ở giai đoạn này đã diễn
ra Hội nghị cấp cao lần thứ chín họp ở Bêôgrat và Hội nghị Bộ trưởng Ủy ban
phối hợp hành động của phong trào họp tháng 5/1992.
Thứ năm , là giai đoạn từ giữa những năm 1990 cho đến nay.
Giai đoạn này tiếp tục khẳng định lại những phương hướng hoạt động cơ
bản được vạch ra từ Hội nghị cấp cao lần thứ X. Các Hội nghị cấp cao lần thứ
XI, Hội nghị cấp cao lần thứ XII, Hội nghị cấp cao lần thứ XIV, Hội nghị cấp
cao không liên kết lần thứ XIV, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ XV, Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao không liên kết lần thứ XVI và Hội nghị Kỷ niệm 50 năm
thành lập Phong trào không liên kết. Và tại đây, Văn kiện dày 127 trang được
thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ XVI của Phong trào không
liên kết đã phản ánh tầm nhìn và vị thế chung của Phong trào không liên kết cần
tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực cải cách Liên hợp quốc cũng như hệ thống kinh tế
và tài chính toàn cầu. Văn kiện này cùng với Tuyên bố Kỷ niệm 50 năm thành
lập Phong trào không liên kết cũng đưa ra các biện pháp giải quyết những thách
thức nổi lên trong thế kỷ XXI, đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế
trong những vấn đề mà từng quốc gia đơn lẻ khôn thể tự giải quyết.

6


1.3. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Phong trào Không liên kết đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc,
chống chủ nghĩa đế quốc, thủ tiêu chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới, theo
năm nguyên tắc chỉ đạo: hoà bình, độc lập, phát triển, không liên kết và không
tham gia khối, nhóm quân sự, chính trị nào.
Trải qua gần bốn thập kỷ hoạt động, mặc dù có những thời kỳ sóng gió
song Phong trào không liên kết vẫn kiên trì mục tiêu hàng đầu của mình là hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

1.4.CƠ CẤU TỔ CHỨC
Phong trào không liên kết là một loại thể chế quốc tế đặc biệt, là một hiện
tượng mới trong luật pháp quốc tế. Nó không phải đơn thuần là một Hội nghị
hoặc diễn đàn Liên chính phủ họp định kỳ cũng không phải là một tổ chức của
các nước do một điều ước quốc tế lập ra, có điều lệ rõ ràng và được thể chế hóa
chặt chẽ. Mức độ thể chế hóa của phong trào tương đối lỏng lẻo và thể hiện chủ
yếu ở tập quán và lề lối hoạt động.
Phong trào không liên kết đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân tộc,
chống chủ nghĩa đế quốc, thủ tiêu chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới, theo
năm nguyên tắc chủ đạo : hòa bình, độc lập, phát triển, không liên kết và không
tham gia khối, nhóm quân sự, chính trị nào. Qua thực tiễn hoạt động đã hình
thành một hệ thống tổ chức gồm 3 cấp:
Thứ nhất là Hội nghị cấp cao các vị đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ các
nước không liên kết, thông thường 3 năm họp 1 lần. Nguyên thủ các nước đăng
cai Hội nghị cấp cao trở thành Chủ tịch đương nhiệm và là người phát ngôn của
Phong trào
Thứ hai là giữa hai kỳ Hội nghị cấp cao, có Hội nghị toàn thể các Bộ
trưởng Ngoại giao và một số Hội nghị khác khi cần.
Thứ ba, cơ quan thường trực của Phong trào là Ủy ban phối hợp, thường
xuyên hoạt động ở cấp đại sứ- đại diện các nước không liên kết bên cạnh Liên
hợp quốc tại Newyork. Ủy ban phối hợp có thể họp cấp Bộ trưởng khi cần.
7


1.5. TIÊU CHUẨN THÀNH VIÊN.
Là nước có chính sách độc lập.Bên cạnh đó kiên định ủng hộ các phong
trào độc lập dân tộc.Không là thành viên của bất cứ một liên minh quân sự đa
phương nào thành lập trong bối cảnh các cuộc xung đột giữa các cường quốc.
Nếu một nước có hiệp định quân sự đa phương với một cường quốc, hoặc là
thành viên của một hiệp định phòng thủ khu vực thì hiệp định hoặc hiệp ước đó

không được ký kết trong bối cảnh những cuộc tranh chấp giữa các cường quốc.
Cuối cùng Nếu một nước đã nhượng căn cứ quân sự cho một nước ngoài thì sự
nhượng đó không được tiến hành trong bối cảnh các cuộc tranh chấp giữa các
cường quốc. Tính đến năm 2014 Phong trào không liên kết đã có 120 nước
thành viên chính thức.

8


CHƯƠNG 2. TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA TÍCH
CỰC CỦA VIỆT NAM VÀO PHONG TRÀO KHÔNG
LIÊN KẾT
2.1 .VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO KHÔNG
LIÊN KẾT.
Nhìn lại lịch sử của Phong trào, chúng ta thấy sự đóng góp của Phong trào
vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới là to lớn và nói chung là
tích cực. Hoạt động của phong trào luôn thể hiện cuộc đấu tranh gay go và phức
tạp giữa hai khuynh hướng: giữa một bên là khunh hướng tăng cường đoàn kết
nội bộ, mở rộng hợp tác với các lực lượng hòa bình dân chủ khác với một bên là
các thế lực đồng minh công khai hoặc dấu mặt của đế quốc muốn lái Phong trào
đi chệch mục tiêu cơ bản, làm suy yếu Phong trào.
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của Phongg
trào không liên kết từ khi chưa là thành viên chính thức cho đến hiện nay.
Vào năm 1955 Việt Nam tham dự Hội nghị Á- Phi ở Bangdung (Indonesia),
Hội nghị được đánh giá là tiền thân của Phong trào không liên kết. Tại Hội nghị,
Việt Nam đã tích cực thúc đẩy đoàn kết giữa các nước mới giành độc lập, góp
phần xác lập những nguyên tắc cơ bản sau này trở thành các nguyên tắc chỉ đạo
cho hoạt động của Phong trào không liên kết
Trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1973, Chính phủ cách mạng Lâm
thời miền Nam Việt Nam làm quan sát viên ( Hội nghị Georgetown, Guyana

năm 1972) rồi làm thành viên Phong trào (tại Hội nghị cấp cao IV Angiê, 1973).
Năm 1976 tại Hội nghị cấp cao V (Colombo, Sri Lanca) nước Việt Nam
thống nhất gia nhập Phong trào. Chính tấm gương sáng với sự nghiệp chống
ngoại xâm của mình, Việt Nam đã sớm gắn bó và đóng góp vào những mục tiêu
và quá trình hình thành phong trào Không liên kết. Ngay cả khi chưa là thành
viên Phong trào, Việt Nam đã có đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh của
các nước thành viên và các nước đang phát triển. Sau khi giành độc lập( năm
9


1945), Việt Nam đã đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc và góp phần
quan trọng xóa bỏ chủ nghĩa thức dân, chống chủ nghĩa đế quốc. Từ khi tham
gia phong trào, Việt Nam đã tham dự tất cả các Hội nghị Cấp cao và Hội nghị
ngoại trưởng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tích cực tăng cường đoàn kết
đề cao vai trò của Phong trào, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu hòa bình, độc lập
dân tộc, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia của mình vào phong trào Không liên
kết, coi đó là chủ trương nhất quán, một bộ phận của chính sách đối ngoại rộng
mở, đa phương hóa và đa dạng hóa, bổ sung cho quan hệ song phương, khu vực
và quốc tế của mình. Với những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới của
mình, Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp
phát triển chung của các nước không liên kết đang phát triển.
Vai trò của Việt Nam trong Phong trào không liên kết được thể hiện rất rõ
qua từng thời kỳ lịch sử. Dù không phải là thành viên sáng lập nhưng Việt Nam
luôn tham gia tích cực trong Phong trào Không liên kết. Tại Hội nghị cấp cao
lần thứ 15 Phong trào không liên kết diễn ra tại thành phố Sharm EL Sheikh, Ai
Cập, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh Việt Nam coi trọng mối quan
hệ với Phong trào Không liên kết trên tinh thần đoàn kết và hợp tác vì lợi ích
chung. Việt Nam chú trọng mở rộng quan hệ kinh tế, triển khai các hình thức
giúp đỡ lẫn nhau với các nước Không liên kết anh em trong các lĩnh vực nông

nghiệp, y tế, giáo dục và sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm phát triển, trong đó có
các biện pháp đối phó khủng hoảng kinh tế- tài chính, duy trì tăng trưởng, ổn
định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội
Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 16 của Phong trào Không liên kết tại
Indonesia, Việt Nam cũng đã được bầu là một trong các Phó chủ tịch của Hội
nghị. Tại Hội nghị lần thứ 16, Bộ trưởng Ngoại giao Angola Manuel Domingo
đánh giá cao vai trò của Việt Nam " Việt Nam luôn luôn là thành viên tích cực
trong Phong trào Không liên kết. Với sự ổn định về chính trị và tăng trưởng kinh
tế, Việt Nam sẽ còn đóng vai trò ngày càng lớn hơn nữa trong phong trào"/

10


Như vậy, chính trị ổn đinh, kinh tế tăng trưởng khá là những thuận lợi để
Việt Nam phát huy mạnh mẽ trong Phong trào không liên kết. Nhưng trên tất cả,
Việt Nam đã tham gia định hướng và luôn bảo vệ các mục tiêu và nguyên tắc cơ
bản bất di bất dịch của Phong trào về hòa bình, ổn định, tôn trọng chủ quyền
lãnh thổ. Việt Nam đã có những đóng góp thực chất vì lợi ích chung của tất cả
các nước thành viên trong phong trào, vì hòa bình và ổn định chung của khu vực
và thế giới. Trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
Hợp Quốc năm 2008-2009, Việt Nam cí nhiều sáng kiến, đặc biệt là việc lấy ý
kiến đóng góp của các nước thành viên cho Báo cáo hoạt động của Hội đồng
Bảo an, được hoan nghênh và phản ánh trong Văn kiện cuối cùng của Hội nghị
cấp cao không liên kết lần thứ 15 tại Ai Cập vào năm 2009.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Myo Mint, vai trò đầu tầu của Việt
Nam trong ASEAN cung là một nhân tố không thể không kể đến giúp Việt Nam
có tiếng nói quan trọng trong Phong trào Không liên kết.
Cũng trong Hội nghị kỷ niệm 50 năm Phong trào không liên kết ngày mùng
5 và ngỳ mùng 6 /9 năm 2011, Thứ trưởng Lê Lương Minh đã khẳng định Việt
Nam đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng

hóa quan hệ và chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI. Ông khăgr định Việt Nam luôn phấn đấu tham gia
một cách hiệu quả, thực chất vào công việc của Phong trào không liên kết, thực
hiện tích cực phối hợp cùng các nước không liên kết phấn đấu duy trì hòa bình,
an ninh quốc tế, tạo dựng môi trường thuận lợi cho công cuộc phát triển của các
dân tộc thông qua việc thúc đẩy đối thoại để ngăn ngừa , giải quyết các tranh
chấp, xung đột trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế.Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường đoàn kết tăng
cường thêm sức mạnh của phong trào, kiên trì các mục tiêu và nguyên tắc hoạt
động của Phong trào, tăng cường hợp tác Việt Nam với Phong trào không liên
kết trong ứng phó với nhiều vấn đề toàn cầu như tác động của khủng hoảng tài
chính kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, bảo
đảm nguồn nước. Ngoài ra Việt Bam cũng tích cực đóng góp vào cuộc đấu tranh
11


của Phong trào nhằm dân chủ hóa quan hệ quốc tế thông qua việc cải tổ Liên
hợp quốc và các thể chế đa phương, kể cả các thể chế tài chính, nhằm đảm bảo
các thể chế này có thể ứng phó tốt hơn với khùng hoảng và phục vụ lợi ích của
cac nước thành viên đặc biệt là các nước đang phát triển
Còn tại Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên Phong trào không liên kết
khai mạc ngày 7/5/2012 tại thành phố Sharm EI Sheikh, Ai Cập. Hội nghị diễn
ra trong vòng 4 ngày và các đại biểu đã thảo luận về các vấn đề toàn cầu, chính
trị khu vực và tiểu khu vực, các vấn đề phát triể, xã hội, nhân quyền. Theo Vụ
trưởng Các tổ chức quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam Hoàng Chí Trung thì
Việt Nam đã có những đóng góp đặc biệt về những đánh giá về tình hình khu
vực Đông Nam Á, sự phát triển của Hiệp hội ASEAN; hòa bình; ổn định trong
khu vực cũng như trên thế giới, đóng góp và những sáng kiến về giải trừ quân
bị, những nỗ lực của Phong trào không liên kết trong việc thúc đẩy xây dựng
một thế giới không có vũ khí hạt nhân; các sáng kiến giải quyết xung đột một

cách hòa bình; sáng kiến thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp
Quốc.
Qua các Hội nghị với sự đánh giá của các nước cùng với sự nhìn nhận lại
quá trình hoạt động của Việt Nam trong Phong trào Không liên kết. Chúng ta có
thể thấy rõ vai trò của Việt Nam trong sự phát triển của Phong trào Không liên
kết. Từ đó Phong trào không liên kết ngày càng được triển khai một cách rộng
khắp, hoạt động có hiệu quả, và đem lại lợi ích chung cho các quốc gia thành
viên
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT TRONG PHONG TRÀO KHÔNG
LIÊN KẾT ĐÒI HỎI TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA TÍCH CỰC CỦA
VIỆT NAM Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Phong trào không liên kết ra đời trong điều kiện thế giới bị phân cực một
cách sâu sắc thành hai phe. Trong thời kỳ mà cao trào giải phóng dân tộc phát
triển mạnh mẽ. Thế nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ , chiến lạnh kết thúc. thì
những nguyên tắc cơ bản của Phong trào không liên kết lại mang tính thời sự
12


lớn, như vị trí của các nước trên thế giới thứ ba trên sân khấu chính trị quôc tế,
đáu tranh đòi thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới theo hướng đa cực. Và
theo nhận định của chuyên gia phân tích địa chính trị Pháp Yves Lacoste, thì giờ
đây là mục tiêu đấu tranh của Phong trào không liên kết sẽ phải là các thế lực bá
quyền mới, bởi trong tương lai sẽ vẫncó siêu cường không ngừng mở rộng ảnh
hưởng ở Châu Á, Châu Phi, đặc biệt ở Biển Đông, thậm chí tận cực nam của
vùng biển này.
Trước tình hình chính trị biến động rất phức tạp, Việt Nam là nước có vị trí
chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Nam Á, là nơi giao thoa lợi ích quốc gia
của nhiều cường quốc lơn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, ..bởi
vậy vị thế của Việt Nam là có quyền lựa chọn, đa dạng hóa các mối quan hệ có
lợi ích nhất cho kinh tế, quốc phòng, và an ninh quốc gia.

Là thành viên của Phong trào không liên kết cùng với những lợi ích chung
là những lợi ích thiết thân của chính Việt Nam. Vì một thế giới hòa bình, các
nước cùng phát triển trên cơ sở độc lập tự do tôn trọng chủ quyền của nhau. Việt
Nam ngày càng có tiếng nói trên trường quốc tế nói chung và trong Phong trào
không liên kết nói riêng. Chính bởi vậy, những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với
Phong trào không liên kết cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cần phải giải quyết đối
với các nước thành viên , trong đó có Việt Nam. Việc xác định rõ những vấn đề
cấp thiết đó sẽ giúp Việt Nam xác định đường lối đối ngoại hợp tình hợp lý, tuân
thủ pháp luật quốc tế, bảo đảm lợi ích cho nhân dân Việt Nam.
Những vấn đề đặt ra đối với Phong trào không liên kết hiện nay cũng chính
là những vấn đề đặt ra với các nước thành viên nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thứ nhất, tình hình thế giới hiện nay đặt ra nhiều thách thức lớn về hòa
bình, an ninh phát triển, kinh tế và tiến bộ xã hội. Trong bối cảnh đó, các nước
thành viên cần khẳng định tiếp tục kiên định các Nguyên tắc sáng lập của Phong
trào và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có tôn trọng độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của quốc
gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện
pháp hòa bình.
13


Thứ hai, ta thấy Phong trào không liên kết đã đóng vai trò then chốt trên
các vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với các nước thành viên như xóa bỏ chủ
nghĩa thực dân, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, giải trừ quân bị. Trong giai
đoạn hiện nay, Phong trào không liên kết nói chung và các thành viên nói riêng
cần tiếp tục thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đặc biệt là tăng cường vai trò trung
tâm của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ lợi ích
của các nước đang và chậm phát triển. Để đảm bảo hòa bình, ổn định, phát triển
và các lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển, thì Phong trào không liên
kết cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh cải tổ Liên Hợp Quốc trong đó có Hội đồng

Bảo an, các cơ chế nhân quyền và các định chế khác
Bên cạnh đó, vấn đề Đông Nam Á cũng là một vấn đề có diễn biến phức
tạp tại khu vực có liên quan trực tiếp tới lợi ích của Việt Nam. Để đảm bảo thực
hiện luật pháp quốc tế, Phong trào không liên kết nói chung và các thành viên
của Phong trào nói riêng cần giữ vững lập trường của mình về giải quyết tranh
chấp chủ quyền và lãnh thổ tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, ủng hộ các
nguyên tắc trong Tuyên bố năm 1992 của ASEAN về Biển Đông và Tuyên bố
năm 2002 về DOC, cũng như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982,
hoan nghênh nỗ lực của các bên nhằm thực hiện hiệu quả DOC như một bước
quan trọng tiến tới COC.
Thứ ba, thực tế cho thấy, nhiều nước thuộc Phong trào không liên kết đang
phải đương đầu với khối thách thức rất lớn nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo,
tình trạng bất ổn xã hội, xung đột sắc tộc tôn giáo, đối phó với chính sách cường
quyền, xu hướng áp đặt và can thiệp của một số nước lớn. Đặc biệt, khủng
hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế của hầu hết các nước
thành viên Phong trào không liên kết. làm tăng nguy cơ không đạt được các mục
tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015 ở nhiều quốc gia và khắc sâu tình trạng bất ổn
định, xung đột vũ trang ở Trung Đông, Bắc Phi..
Trên tinh thần đó, các nước thành viên trong đó có Việt Nam cần phối hợp
hành động ở mức cao nhất để thúc đẩy sự hòa hợp văn hóa.Thiết lập quyền tự
quyết và xây dựng những chính phủ đủ mạnh, góp phần thiết lập hòa bình trên
14


thế giới. Bên cạnh đó, chỉ riêng một số quốc gia đơn lẻ không thể điều hành thế
giới. Nếu các quốc gia độc lập đóng góp vào quá trình điều phối giải quyết các
vấn đề thì thế giới sẽ đạt được sự phát triển và hòa bình bền vững hơn.
Giờ đây đang là thời điểm để Phong trào không liên kết thiết lập lại mối
quan hệ quốc tế công bằng hơn. Muốn như vậy thì các nước thành viên trong đó
có Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia vào Phong trào không liên

kết, cụ thể hơn là tăng cường hợp tác với nhau về mọi mặt trên cơ sở gảii quyết
các bất đồng, cùng nhau hướng đến hòa bình, phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
2.3 . GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA VIỆT
NAM VÀO PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT.
Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, sự tranh thủ ủng hộ của
bạn bè quốc tế là vô cùng cần thiết để chúng ta có thể giải quyết được những vấn
đề chính trị quan trọng. Bên cạnh đó Phong trào không liên kết hiện nay cũng
đặt ra những thách thức cần sự tham gia tích cực của các nước thành viên trong
đó có Việt Nam.
Tại Hội nghị đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và chính sách khuyến nghị đối
với Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhận định " Trong công cuộc
bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay,
chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương,
đặc biệt là Liên Hợp Quốc, của ASEAN, Phong trào không liên kết".
Để tăng cường vai trò của Việt Nam trong phong trào không liên kết , Việt
Nam cần quán triệt đường lối đối ngoại, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến đối
ngoại đa phương. Điều này sẽ có đóng góp to lớn , tăng cường sụ tham gia hợp
tác đa phương với các nước thành viên trong phong trào không liên kết. Tạo môi
trường cạnh tranh, hợp tác lành mạnh đem lại lợi ích chung cho các bên tham
gia. Muốn đạt được điều đó, Việt Nam cần lưu ý tới những vấn đề :
Thứ nhất, cần xác định rõ trong quá trình tham gia và hội nhập đời sống
quốc tế, Việt Nam cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của các thể chế và diễn
15


đàn đa phương đối với các vấn đề an ninh và phát triển của khu vực và thế giới.
Điều này tại Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ " triển khai đồng bộ, toàn
diện, có hiệu quả hoạt động đối ngoại" và " " chủ trương , tích cực hội nhập
quốc tế" đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Chương

trình hành động của Chính Phủ theo đó hội nhập quốc tế là định hướng chiến
lược lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện thằng lợi nhiệm vụ xây dựng và
bảo vệ tổ quốc.
Như vậy quán triệt chủ trương của Đảng, từ đó triển khai các Chương trình
cụ thể tăng cường Hợp tác song phương , đa phương với các thành viên trong
Phong trào không liên kết tháo gỡ những khó khăn, cùng nhau giải quyết các
vấn đề, tăng cường trách nhiệm thực hiện của các bên, đóng góp vào xu thế phát
triển chung của Phong trào.
Thực hiện đường lối đối ngoại đó là phương tiện hữu hiệu để triển khai
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hội nhập quốc
tế. Các thể chế, các diễn đàn đa phương là nơi Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy các
lợi ích an ninh và phát triển, nâng cao vị thế của mình trên cơ sở hài hòa với các
lợi ích an ninh và phát triển; nâng cao vị thế của mình trên cơ sở hài hòa với các
lợi ích chung, cùng chung tay giải quyết những thách thức toàn cầu và xây dựng
quan hệ đối tác bình đẳng cùng có lợi trên cơ sở đề cao vai trò của luật pháp
quốc tế. Chính sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, trong đó có Phong trào không liên
kết sẽ góp phần quan trọng đề cao chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua
các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế, các nguyên tắc
ứng xử của khu vực, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Thứ hai chúng ta cần định hướng dài hạn cho hoạt động đối ngoại của Việt
Nam trong thời kỳ mới, cần đổi mới về tư duy, cách nghĩ cách làm, và cách thức
phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại. Đây là thời kỳ Việt Nam cần
chuyển mạnh từ tư duy tham gia tích cực sang chủ động đóng góp xây dựng và
định hình luật chơi chung, cần lưu ý tới phương thức sử lý hài hòa các mỗi quan
hệ quan trọng, như mối quan hệ giữa lợi ích và quan tâm chung của Phong trào

16


không liên kết nói riêng và Việt Nam nói chung, giữa lợi ích song phương, đa

phương, lợi ích tổng thể với lợi ích mỗi ngành.
Thứ ba, để tăng cường vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung
và Phong trào không liên kết nói riêng cần làm rõ những biện pháp để tăng
cường sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa
phương, doanh nghiệp, người dân về tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò
tích cực của Việt Nam trong Phong trào không liên kết phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thứ tư, Việt Nam cần bàn sâu các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng, kiện
toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
ngoại giao, phù hợp với chuyển biến tình hình và đáp ứng nhu cầu mới của đất
nước đồng thời có biện pháp khuyến khích, tăng cườn sự tham gia, đóng góp
nhiều hơn của các cơ quan nghiên cứu, các địa phương, doanh nghiệp trong nỗ
lực chung
Việt Nam đã và đang khẳng định sự đóng góp tích cực, xây dựng và có
trách nhiệm cho việc thúc đẩy vị trí và vai trò của Phong trào không liên kết;
bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Phong trào, lợi ích chính đáng của các thành
viên; tăng cường sự tham gia, đóng góp của các nước không liên kết trong các
cơ chế quốc tế như: Hợp tác Việt Nam-Phong trào không liên kết, và giữa Việt
Nam với các thành viên không liên kết..
Là một thành viên của Phong trào không liên kết, Việt Nam cần tích cực
thể hiện vai trò của mình trên trường quốc tế. Từ thực tiễn cho thấy vai trò của
các nước vừa và nhỏ sẽ chỉ đạt được khi chính bản thân các nước phát huy được
nội lực của mình.

PHẦN KẾT LUẬN

17


Với sự ra đời của Phong trào không liên kết, các nước đang đã và sẽ là

thành viên sẽ có thêm cơ hội cùng nhau hợp tác mọi mặt về kinh tế - chính trịvăn hóa- xã hội qua các hiệp định song phương đa phương với các thành viên
của Phong trào. Chính sự hợp tác trên nền tảng những nguyên tắc , tôn chỉ hoạt
động của Phong trào sẽ là nền tảng để thực thi những hiệp định kí kết lành
mạnh, hướng tới một thế giới hòa bình ổn định phát triển bền vững
Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử với các cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm, bởi vậy lòng yêu nước tinh thần dân tộc, giá trị của độc lập tự
do, người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam đã rất thấu hiểu. Chính bởi vậy từ
khi Phong trào không liên kết mới nhen nhóm, Việt Nam đã rất tích cực trong
các hoạt động tiền hình thành Phong trào.
Từ khi Việt Nam là một nước thành viên tích cực của Phong trào không
liên kết, với sự tham gia đó, Việt Nam đã có tiếng nói và vị trí ngày càng quan
trọng trên trường quốc tế nói chung và Phong trào không liên kết nói riêng. Để
hoàn thành tốt trách nhiệm vai trò đó, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều. Chúng ta
không chỉ ban hành các nghị định, chính sách, tạo điều kiện thông thoáng thu
hút sự đầu tư của nước ngoài, mà còn tạo cơ hội cho đất nước ta có thêm điều
kiện để phát triển bền vững.
Bối cảnh và tình hình thế giới ngày càng phức tạp, những điều ấy đòi hỏi
Phong trào không liên kết phải nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển
rộng khắp hơn nữa, hoạt động đem lại hiệu quả cao hơn cho các nước thành
viên. Là thành viên tích cực của Phong trào không liên kết., Việt Nam cần phải
tăng cường hơn nữa vai trò của mình trong Phong trào không liên kết trong giai
đoạn hiện nay. Chỉ có như vậy thì vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế nói
chung và trong Phong trào không liên kết nói riêng mới được củng cố.
Để từ đó, trước những thách thức mới , biến động mới về chính trị- kinh tếvăn hóa, chúng ta mới có thể tranh thủ được sự ủng hộ của bè bạn quốc tế, và
mới củng cố thêm về nội lực để duy trì tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm
bảo an sinh xã hội

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

18



Huy Nam- Ngọc Thạch , Việt Nam ủng hộ đoàn kết quốc tế vì hòa bình và
phát triển, 2009, Báo VOV đài tiếng nói Việt Nam
Nguyễn Nhâm, Phong trào không liên kết, Vẫn thời sự các nguyên tắc sáng
lập, năm 2012, Báo nhân dân
Thông tin cơ bản về Phong trào không liên kết và quan hệ với Việt Nam,
2007, trang thông tin ngoại giao Việt Nam.
Việt Nam luôn là thành viên tích cực của Phong trào không liên kết, 2011,
báo VOV đài tiếng nói Việt Nam
Thùy Linh, Phong trào không liên kết: Phát huy tiếng nói và vai trò chính
trị trong tình hình mới, 2011, Tạp chí cộng sản.

19


MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
B.PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT.........4
1.1. SỰ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT.......................4
1.2. MỘT SỐ NÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO
KHỒNG LIÊN KẾT............................................................................................6
1.3. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG..........................................................................8
1.4.CƠ CẤU TỔ CHỨC......................................................................................8
1.5. TIÊU CHUẨN THÀNH VIÊN....................................................................9
CHƯƠNG 2. TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA TÍCH CỰC CỦA VIỆT
NAM VÀO PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT.........................................10
2.1 .VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN
KẾT.....................................................................................................................10

2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT TRONG PHONG TRÀO KHÔNG
LIÊN KẾT ĐÒI HỎI TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA TÍCH CỰC CỦA
VIỆT NAM Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY..........................................................13
2.3 . GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA VIỆT NAM
VÀO PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT....................................................16
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................20

20



×