Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TRONG PHÂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.39 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

YZ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
TRONG PHÂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA TRÙN QUẾ
(Perionyx excavatus)

Họ và tên sinh viên: ĐOÀN PHÚC MINH
Ngành học: BÁC SĨ THÚ Y
Niên khóa: 2003 – 2008

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
TRONG PHÂN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA TRÙN QUẾ
(Perionyx excavatus)

Tác giả

ĐOÀN PHÚC MINH

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ nghành Thú Y


Giáo viên hướng dẫn:
TS. DƯƠNG NGUYÊN KHANG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2009

i


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu khoa học là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, cần mẫn.
Trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, từ quá trình thực
hành, chọn tài liệu đến việc bắt tay vào viết khoá luận tốt nghiệp. Qua khóa luận:
Em xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Dương Nguyên Khang đã tạo điều kiện thuận
lợi, tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân thành biết ơn:
-

Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

- Quý Thầy, Cô Khoa Chăn nuôi – Thú y cùng các Thầy Cô Trường Đại Học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt
những năm học tập tại trường.
Có thể đồ án còn nhiều điều sơ sót, xin quý thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến
để em rút kinh nghiệm và hoàn thành đề tài đạt kết quả tốt nhất.
Xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện
Đoàn Phúc Minh


ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nhằm khảo sát ảnh hưởng của các loại chất thải chăn nuôi lên khả năng sinh
trưởng và phát triển khối trùn Quế, chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của phương
pháp xử lý trong phân lên sinh trưởng và phát triển của trùn Quế (Perionyx
excavatus)”, từ 10/11/2008 đến 28/12/2008, tại Trại bò thực nghiệm Khoa Chăn nuôi –
Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Thí nghiệm được bố trí theo
kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên CRD (completely random design), 4 nghiệm thức (NT) và 4
lần lặp lại ứng với 4 loại thức ăn là: NT1 sử dụng phân bò tươi (đối chứng) cho chăn
nuôi trùn, NT2 sử dụng phân bò qua hệ thống biogas, NT3 sử dụng phân heo tươi
được ủ với phân trùn ở tỷ lệ vật chất khô tương ứng là 80 : 20; NT4 sử dụng phân heo
tươi được xử lý Biodor ở tỷ lệ 1‰ theo vật chất khô.
Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) đối với sinh khối trùn
tăng sau 42 ngày nuôi ở lô I, II, III và IV lần lượt là 1,73; 0,8; 2,26 và 2,83 kg. Tiêu
tốn thức ăn cho 1kg sinh khối trùn tăng cao nhất ở lô I là (5,26), II (9,3) và thấp nhất ở
lô III (4,43) và IV (4,1). Nhiệt độ dao động trong khoảng từ 23 – 26oC trong các lô I và
II, 26 – 27oC ở lô III và IV. Sự biến đổi về độ ẩm và pH cho thấy độ ẩm cao nhất là ở
lô I dao động từ 75 – 78,7 % và thấp nhất ở lô IV dao động từ 62,3 – 69 %. pH giữa lô
I và II lần lượt là 6,5 và 6,8; thấp hơn lô III và IV lần lượt là 6,7 và 6,9.
Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng phân heo tươi được xử lý bằng cách ủ
với phân trùn hoặc ủ với chế phẩm vi sinh vật Biodor đã cho thấy là nguồn thức ăn hấp
dẫn cho trùn.

iii


MỤC LỤC

TRANG
Lời cảm tạ ......................................................................................................................... ii
Tóm tắt............................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. vii
Danh sách bảng biểu...................................................................................................... viii
Danh sách biểu đồ............................................................................................................ ix
Danh sách hình minh họa ................................................................................................. x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích - Yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Sơ lược đặc điểm chung của phân chuồng. ............................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm của phân bò. ........................................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm của phân heo........................................................................................... 3
2.1.3. Các phương pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ......................................... 4
2.2. Sơ lược về chế phẩm sinh học khử mùi EM ............................................................. 5
2.2.1. Giới thiệu ................................................................................................................ 5
2.2.2. Nguyên lý của quá trình ủ phân.............................................................................. 6
2.2.3. Cơ chế khử mùi hôi ................................................................................................ 6
2.3. Trùn Quế (Perionyx excavatus)................................................................................. 7
2.3.1. Phân loại ................................................................................................................. 7
2.3.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý của trùn Quế.................................................. 8
2.3.2.1.Hình thái bên ngoài .............................................................................................. 8
2.3.2.2. Đặc tính sinh lý của trùn Quế .............................................................................. 9
2.3.3. Quy luật sinh trưởng của trùn Quế ....................................................................... 10
iv



2.3.4. Kén trùn ................................................................................................................ 11
2.3.5. Giá trị thực tiễn của trùn Quế ............................................................................... 11
2.3.6. Các mô hình nuôi trùn .......................................................................................... 12
2.3.7. Phân trùn và tác dụng của Vermicompost trong trồng trọt .................................. 13
2.3.7.1. Phân trùn............................................................................................................ 13
2.3.7.2. Thành phần các vi sinh vật có trong phân trùn.................................................. 14
2.3.7.3. Giá trị của phân trùn .......................................................................................... 14
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................. 17
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................ 17
3.2. Đối tượng thí nghiệm............................................................................................... 17
3.3. Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 17
3.3.1. Nguyên liệu thí nghiệm ........................................................................................ 17
3.3.1.1. Dụng cụ thí nghiệm ........................................................................................... 18
3.3.2. Chế phẩm BIODOR – MV ................................................................................... 18
3.4. Bố trí thí nghiệm...................................................................................................... 18
3.5. Tiến hành thí nghiệm............................................................................................... 19
3.6. Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................... 22
3.6.1. Nhiệt độ ................................................................................................................ 22
3.6.2. Độ ẩm ................................................................................................................... 23
3.6.3. pH ......................................................................................................................... 23
3.6.4. Trọng lượng trùn tăng........................................................................................... 23
3.6.5. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg trọng lượng trùn tăng................................................... 23
3.6.6. Hệ số sinh trưởng của trùn.................................................................................... 23
3.6.7. Hệ số chuyển hóa thức ăn..................................................................................... 23
3.6.8. Kén trùn ................................................................................................................ 23
3.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................................. 23
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 24
4.1. Sự biến động về nhiệt độ, pH, độ ẩm trong khối chất nền nuôi dưỡng trùn Quế.... 24
4.1.1. Biến động về nhiệt độ trong khối chất nền và ngoài môi trường trong thời gian

thí nghiệm ....................................................................................................................... 24
4.1.2. Thay đổi độ ẩm và pH của môi trường nuôi qua 6 tuần thí nghiệm..................... 26
v


4.2. Ảnh hưởng của loại thức ăn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của
trùn Quế ......................................................................................................................... 30
4.2.1. Tăng trọng và hệ số sinh trưởng của trùn giữa các lô thí nghiệm ....................... 30
4.2.2. Tiêu tốn thức ăn của trùn Quế trên các nguồn thức ăn ........................................ 33
4.2.3. Sinh trưởng và phát triển của trùn Quế trong thời gian thí nghiệm ..................... 34
4.2.4. Ảnh hưởng của loại thức ăn lên việc đẻ kén của trùn .......................................... 36
4.2.5. Năng suất phân trùn và khả năng phân hủy chất thải .......................................... 37
4.3. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................... 39
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 43
5.1. Kết luận.................................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị .................................................................................................................... 43
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 45
7. PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HSST: Hệ số sinh trưởng.
NN – PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
TN: Thí nghiệm.
TLTT: Trọng lượng trùn tăng.
TTTA kg/kg: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trùn tăng.
VCK: Vật chất khô
vsv: vi sinh vật.


vii


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Thành phần hóa học của phân bò tươi ........................................................3
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng phân heo...............................................................4
Bảng 2.3. Thành phần dưỡng chất trong phân heo còn lại qua các hệ thống quản lý
khác nhau.....................................................................................................................5
Bảng 2.4. Đặc tính tổng quát của phân trùn nguyên chất.........................................14
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................18
Bảng 4.1. Nhiệt độ (oC) ở các nghiệm thức qua 6 tuần thí nghiệm...........................24
Bảng 4.2. Thay đổi độ ẩm trong môi trường nuôi qua 6 tuần thí nghiệm.................27
Bảng 4.3. Thay đổi pH trong môi trường nuôi sau 6 tuần thí nghiệm ......................29
Bảng 4.4. Trọng lượng bình quân và hệ số sinh trưởng của trùn giữa các nguồn
thức ăn .......................................................................................................................30
Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trùn tăng trọng.................................................33
Bảng 4.6. Phân loại trùn ở mức trọng lượng .............................................................35
Bảng 4.7. Năng suất phân trùn và tỷ lệ phân hủy nguồn thức ăn sau 45 ngày nuôi .37
Bảng 4.8. Thành phần dinh dưỡng trong phân trùn ..................................................39
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................39

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1. Thay đổi nhiệt độ giữa các nghiệm thức qua 6 tuần khảo sát..................26
Biểu đồ 4.2. Sự thay đổi độ ẩm trong môi trường nuôi theeo các tuần....................... 28
Biểu đồ 4.3. pH trong môi trường nuôi sau 6 tuần thí nghiệm.....................................29
Biểu đồ 4.4. Trọng lượng và hệ số sinh trưởng của trùn sau 45 ngày nuôi .................31
Biểu đồ 4.5. Trọng lượng trùn tăng và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trùn .........................34
Biểu đồ 4.6. Số lượng kén trùn giữa các lô thí nghiệm................................................36

ix


DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Trùn Quế (Perionyx excavatus)...................................................................7
Hình 2.2. Hình thái bên ngoài của trùn Quế................................................................8
Hình 2.3. Kén trùn Quế (P. excavatus) .....................................................................11
Hình 3.1. Sinh khối trùn Quế (P. excavatus).............................................................16
Hình 3.2. Mô hình bố trí thí nghiệm..........................................................................19
Hình 3.3. Quá trình chuyển hóa thức ăn của trùn......................................................21
Hình 4.1. Sinh khối trùn sau thu hoạch .....................................................................30
Hình 4.2. Kén trùn Quế sau thu hoạch ......................................................................36
Hình 4.3. Mô hình trại nuôi trùn................................................................................41
Hình 4.4. Hệ thống cho trùn ăn kiểu công nghiệp.....................................................42
Hình 4.5. Thu hoạch trùn Quế ...................................................................................42


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, cùng với sự trở mình đi lên của đất nước, ngành
nông nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Hàng năm kim ngạch xuất khẩu trên các ngành như gạo, cà phê, thủy hải
sản…không ngừng tăng, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đời sống nông dân
ta cũng từ đó không ngừng tăng lên.
Theo số liệu báo cáo tổng kết cuối năm 2006 của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn của một tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong toàn tỉnh
có 835 con bò, 467 con trâu, 2.464 con dê và 220.986 con heo được nuôi ở hầu
hết các huyện và thành phố. Với số lượng đàn gia súc như hiện nay, tiềm năng
phát triển nghề nuôi trùn quế là rất lớn. Nuôi trùn quế là một nghề làm kinh tế
độc lập, bên cạnh đó còn hỗ trợ cho các ngành nuôi trồng khác. Đồng thời, góp
phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tiến tới
xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Trùn Quế (Perionyx excavatus) được biết là có giá trị dinh dưỡng và nhu
cầu sử dụng cao bởi tỉ lệ sinh sản, tốc độ chuyển hoá khối lượng lớn phân
chuồng, khả năng chịu đựng được biên độ nhiệt độ và pH rộng. Người ta thấy
rằng có khoảng 50 – 70 % phân bò được trùn tiêu thụ đều được chuyển hoá
thành phân. Do vậy trùn có vai trò nhất định trong nền nông nghiệp sinh thái.
Sản phẩm trùn thịt được sử dụng làm thức ăn bổ sung rất cao cấp cho gia súc,
gia cầm, thuỷ hải sản… Cạnh đó, phân trùn (vermicompost) là một loại phân
bón hữu cơ tự nhiên cân đối các thành phần dinh dưỡng, khoáng chất cho cây
trồng được các nhà làm vườn, trồng rau trên thế giới ưa chuộng và được xem là
loại phân bón ưu việt đối với việc trồng rau sạch, rau mầm.


1


Trước thực trạng về vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay và những lợi
ích mà trùn quế mang lại, tôi đã tiến hành làm đề tài: “Ảnh hưởng của các
phương pháp xử lý trong phân lên quá trình sinh trưởng và phát triển của
trùn Quế (Perionyx excavatus)”. Hy vọng với đề tài này, bà con nông dân có
thêm một tư liệu hữu ích để phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh
thái nói chung, nghề nuôi trùn quế nói riêng.
1.2. Mục đích - Yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá việc sử dụng chế phẩm sinh học Biodor và các phương pháp
khác nhằm làm nguồn thức ăn nuôi trùn Quế qua khả năng sinh trưởng và phát
triển của trùn Quế cũng như hiệu quả kinh tế của việc sử dụng này.
1.2.2. Yêu cầu
Xác định ảnh hưởng của các nguồn thức ăn khác nhau lên khả năng sinh
trưởng và phát triển của trùn Quế qua các chỉ tiêu:
- Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, pH trong môi trường sống của trùn.
- Sinh trưởng của trùn: Tăng trọng bình quân, tăng trọng tuyệt đối, tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg trọng lượng trùn tăng, tỉ lệ nuôi sống, hiệu quả kinh tế.
- Phát triển của trùn: số kén, số con trong 1kg trùn sinh khối.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.


Sơ lược đặc điểm chung của phân chuồng
Phân chuồng là chất thải thức ăn gia súc khi qua cơ quan tiêu hoá không

triệt để và bài ra ngoài cơ thể gia súc. Thành phần chính gồm cellulose,
hemixenlulose, lignin, protein, các sản phẩm phân giải của protein, lipid, acid
hữu cơ, và các loại vô cơ khác.
2.1.1. Đặc điểm phân bò
Trâu bò là động vật nhai lại, thức ăn được nhai lại nên nhỏ và mịn, trâu
bò uống nhiều nước lượng phân nhiều nên lượng nước trong phân cao làm hàm
lượng vật chất khô thấp. Thành phần phân bò chủ yếu là chất xơ khó phân huỷ
nên thời gian phân giải chậm, lâu hoai, nhiệt độ khi ủ thấp, sau khi ủ cho hiệu
quả bón phân cao.
Bảng 2.1: Thành phần hoá học của phân bò tươi
Nước

Nitơ

P2O5

K2O

CaO

MgO

83,1

0,29

0,17


1,00

0,35

0,13

Nguyễn Thị Hoa Lý (1994)
Trùn Quế (Perionyx excavatus) và ruồi lính đen rất ưa thích phân bò vì
nó không những là nguồn giàu dinh dưỡng mà nó còn là nguồn phân giàu vi
sinh vật đóng góp tham gia phân giải các chất hữu cơ còn lại trong phân bò thải
ra.
2.1.2. Đặc điểm phân heo
Phân heo được xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi lỏng. Phân heo chứa 56
- 83 % nước, phần còn lại là chất khô gồm các chất hữu cơ, hợp chất NPK dưới
dạng các hợp chất vô cơ. Thành phần dinh dưỡng phân heo được trình bày
trong bảng 2.2.

3


Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng phân heo
Chỉ số

Hàm lượng

Nito tổng số (%)

4


P2O5

1,76

K2O

1,37

Ca2+ (meq/100g)

38,47

Mg2+ (meq/100g)

5,49

Mùn (%)

62,26

Tỉ lệ C/N

15,57

Cu tổng số

81,61

Zn tổng số


56,363

Nguyễn Đức Lượng (2003)
Hai thành phần chính tạo mùi hôi trong phân heo là P và N, đặc biệt là N
vì nó có mặt trong thành phần ammoniac. Khả năng gây mùi hôi của phân heo
thay đổi tuỳ theo khẩu phần thức ăn, vì N là thành phần chính của amoniac và
nhiều hợp chất mùi hôi khác nên lượng N trong phân heo càng cao thì mùi hôi
càng cao.
2.1.3. Các phương pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Phân chuồng là nguy cơ chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước
ngầm. Nếu quản lý và sử dụng đúng đắn, phân chuồng có thể là một tài sản,
ngược lại, chúng có thể là mối nguy cơ lớn đối với môi trường. Bón phân cho
đất giúp tuần hoàn dưỡng chất và có thể thay thế phân vô cơ. Phân chuồng làm
tăng sự màu mỡ, tăng khả năng giữ nước của đất và giúp hoàn thiện lớp đất
trồng trọt.
Phân heo gồm 3 thành phần: rắn (bán rắn), sền sệt và lỏng, sự thất thoát
dưỡng chất trong phân tuỳ theo phương pháp thu thập, tồn trữ và vận chuyển,
đồng thời sự thay đồi tuỳ thuộc vào các nhân tố như thời gian tồn trữ, phương
pháp xử lý…

4


Bảng 2.3: Thành phần dưỡng chất trong phân heo còn lại qua các hệ thống
quản lý khác nhau
Hệ thống quản lý
Phân trữ trên khu đất mở, nơi mát và ẩm
Phân lỏng (rắn) trữ ở nơi được xây trát, che
đậy kín
Phân lỏng (rắn) trữ ở nơi được xây trát,

không che nhưng kín nước
Phân trữ trong hố phía trên là nền được
dầm nén

N

P

K

55 - 70

65 - 80

55 - 70

75 - 85

85 - 95

85 - 95

70 - 75

80 - 90

80 - 90

70 - 85


90 - 95

90 - 95

25 - 30

35 - 50

50 - 60

Phân được xử lý trong bể phân huỷ sinh
học hoặc được trữ trong bể sau khi được
pha loãng hơn 50 %
Agricultural Waste Management Field Handbook (2006)
2.2.

Sơ lược về chế phẩm sinh học khử mùi EM

2.2.1. Giới thiệu
Chế phẩm khử mùi EM (Effective microorganisms) hay vi sinh vật hữu
hiệu được đề xuất bởi Giáo sư tiến sĩ Terua Higa, Đại học Ryukyu, Nhật Bản
vào năm 1980 và đã được áp dụng vào thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới. Chế
phẩm EM là tập hợp các loài vi sinh vật (vsv) có ích có nguồn gốc tự nhiên
được sử dụng để làm tăng sự đa dạng của vi sinh vật trong đất, nước, chất thải
cần xử lý có vai trò làm giảm hàm lượng NH3 sinh ra. Chế phẩm vi sinh vật
hữu hiệu gồm hơn 80 loài vi sinh vật thuộc 10 chi khác nhau trong năm nhóm
cơ bản là nhóm vi khuẩn quang dưỡng (Rodopseudomonas, Photosynthetic
bacteria),

nhóm


vi

khuẩn

lactic

(Lactobacillus),

nhóm

nấm

men

(Saccharomyces), nhóm nấm mốc (Aspergillus và Penicillium) và xạ khuẩn
(Actinomycetes), sống cộng sinh trong cùng môi trường. Các vi khuẩn thuộc 5
nhóm trên là những vi khuẩn gram âm, gram dương, vi khuẩn hiếu khí và cả kỵ
khí. Vai trò của nhóm vi sinh vật hữu hiệu được thể hiện rõ nhất ở “khả năng
tiêu thụ” các chất hữu cơ có trong môi trường. Năm nhóm vi khuẩn này tạo ra
acid amin tự do, acid hữu cơ, vitamin hoà tan trong nước, kháng sinh và các
5


2.2.2. Nguyên lý của quá trình ủ phân
Phân chuồng sau khi thải ra được tập trung thành đống cứ một lớp
khoảng 10 cm tưới lên một lớp dung dịch EM được pha ở tỉ lệ 1 ‰, tạo điều
kiện sống thích hợp cho các giống vi sinh vật trong chế phẩm. Sau đó dùng
tấm bạt phủ lên bề mặt đống phân. Sau ba ngày, các vi sinh vật hiếu khí trong
chế phẩm phát triển mạnh, phân giải và làm mất mùi phân. Nhiệt độ trong

khối ủ cũng tăng lên, đạt 60 – 70 0C, sẽ tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh,
trứng giun sán trong phân. Cần giữ cho đống ủ tơi xốp, thoáng bằng cách đảo
trộn đống ủ hai ngày một lần. Sau 7 – 10 ngày, do quá trình phân giải kết thúc,
có thể thu sản phẩm là phân hữu cơ, trong thành phần có mùn, một phần chất
hữu cơ chưa phân hủy, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình
phân hủy, một số enzym, chất kích thích và nhiều loài vi sinh vật hoại sinh.
Ưu điểm của chế phẩm EM trong chăn nuôi là làm cho chất thải nhanh
phân hủy, khử mùi tốt và giảm quần thể côn trùng ruồi muỗi, giảm nguy cơ
lây lan dịch bệnh. Cho gia súc, gia cầm uống hoặc ăn thức ăn thô có trộn chế
phẩm EM còn giảm được nguy cơ mắc bệnh đường ruột cho vât nuôi (Đặng
Ngọc Thùy Dương, 2008).
Tuy nhiên, phương pháp ủ phân này làm chất đạm trong phân thất thoát
nhiều do vi sinh vật hiếu khí phát triển mạnh, hô hấp và phân giải đạm thành
amoniac.
2.2.3. Cơ chế khử mùi hôi
Vi sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong xử lý môi trường hiện nay.
Trong bản thân chất thải cũng có sẵn các vi sinh vật có khả năng phân hủy các
hợp chất hữu cơ có khả năng gây ô nhiễm.
Các vi khuẩn như vi khuẩn thuộc nhóm acid lactic sẽ tạo ra các acid
hữu cơ, các enzyme, các chất chống oxy hóa hay các chelate kim loại. Các
acid hữu cơ này sẽ trung hòa các chất gây mùi (vì các chất gây mùi thường
mang tính chất kiềm nhẹ). Ngoài ra, mùi hôi còn được tạo ra do các chất hữu
6


2.3.

Trùn Quế (Perionyx excavatus)

2.3.1. Phân loại


Hình 2.1: Trùn Quế (Perionyx excavatus)
‫ ٭‬Tên gọi: Ở Việt Nam trùn P. excavatus được gọi là trùn Quế, trùn
đỏ.
Ở các nước khác trùn P. excavatus được gọi là: Blue worm, Indian
blue, Malaysian blue
‫ ٭‬Phân loại:
- Ngành: Annelides (ngành giun đốt)
- Phân ngành: Clitellata (phân ngành có đai)
- Lớp: Olygochaeta (lớp giun ít tơ)
- Họ: Megascocidae (họ cự dẫn)
- Chi: Pheretima
- Loài: Perionyx excavatus (trùn Quế)
‫ ٭‬Đặc điểm chung
Trùn là động vật không xương sống, cơ thể phân đốt, phần đầu thoái
hoá, có mang đai sinh dục (clitellum), các hệ cơ quan bên trong cơ thể như hệ
tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết… cũng sắp xếp theo đốt. Mỗi đốt mang một
đôi hạch thần kinh giúp cho trùn ghi nhận cảm giác và phản ứng đáp trả của cơ
thể đối với môi trường ngoài rất nhạy bén. Trùn Quế thuộc nhóm trùn ăn phân,
thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự

7


nhiên ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như
một số loài trùn địa phương như trùn hổ sống trong đất.
Là một trong những giống trùn đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào
nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất
hiện rải rác ở các vùng nhiệt đới, dễ tiếp xúc, dễ thu hoạch. Chúng được sử
dụng rộng rãi trong việc xử lý chất thải ở Phillippines, Australia… và một số

nước khác (Edwards, 1998).
2.3.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý của trùn Quế
2.3.2.1.

Hình thái bên ngoài

Hình dạng: Thân trùn có hình trụ, dài hơi dẹp, đầu và đuôi hơi nhọn, cơ
thể thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ, khi di
chuyển các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ
chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.

Hình 2.2: Hình thái bên ngoài của trùn Quế
Màu sắc: Tùy theo tuổi, trùn mới nở có màu trắng, trùn con có màu
hồng nhạt, trùn trưởng thành và già có màu đỏ đến mận chín đậm ở mặt lưng
màu nhạt dần về phía bụng, bên ngoài cơ thể có một lớp kitin mỏng chứa sắc tố
do đó khi ra ánh sáng cơ thể chúng thường phát dạ quang màu xanh tím.
Kích thước: Trùn nhỏ dài khoảng 3 cm, tiết diện thân 0,2 cm. Trùn trung
bình dài khoảng 3 – 10 cm, tiết diện thân 0,2 – 0,5 cm. Trùn lớn dài trên 10
cm, tiết diện thân khoảng 0,5 cm. Chiều dài cơ thể dao động trung bình 100 –
180 mm, đường kính 5 – 6 mm (Gautam và Chaudhuri, 2002. Trích dẫn bởi
Nguyễn Văn Bảy, 2002 ).
Trên cơ thể trùn đã trưởng thành về sinh dục thường xuất hiện đai sinh
dục, đai sinh dục nằm ở gần đầu có dạng vòng như chiếc nhẫn màu trắng đục.
8


Đai sinh dục thể hiện rất rõ ở giai đoạn sinh sản, thường là ở khoảng ngày thứ
30 trong chu kỳ đời sống.
2.3.2.2.


Đặc tính sinh lý của trùn Quế

Tế bào da của trùn Quế rất mỏng, thường xuyên tiết ra chất nhờn để bảo
vệ cơ thể và thích ứng với điều kiện chui rúc trong môi trường tối và ẩm thấp
do đó trùn Quế rất nhạy cảm, phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ
nhiệt độ cao, độ mặn và điều kiện khô hạn.
- Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng chiếm 75 – 90 % khối lượng cơ thể
trùn, với giống loài khác nhau thì ngưỡng độ ẩm thích hợp cũng khác nhau, độ
ẩm thích hợp nhất cho trùn sinh trưởng và sinh sản là 60 – 70 %. Độ ẩm và
nhiệt độ có quan hệ lẫn nhau lên sự sinh trưởng và sinh sản của trùn, trong đó
độ ẩm là một trong những nguyên nhân làm tăng hay giảm sản lượng của trùn,
độ ẩm quá cao có thể làm cho kén bị thối, không nở được. Trùn cũng có thể
chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng, nhưng lại có thể tồn tại được lâu dài
trong môi trường nước có thổi ôxy.
- Nhiệt độ: Bình thường trùn Quế sống trong phạm vi nhiệt độ từ 5 – 30oC,
nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và sinh sản là 20 – 30oC, ở nhiệt độ
khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, ở
nhiệt độ quá thấp chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết, hoặc khi nhiệt độ
lên quá cao chúng cũng bỏ đi hoặc chết dần. Nhiệt độ tối ưu cho trùn sinh
trưởng và sinh sản khoảng 25 – 28oC (Theo Lofs - Holmin, 1995. Trích dẫn bởi
Nguyễn Văn Bảy, 2002).
- pH: Trùn Quế chịu được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, thích hợp nhất là 6,8 –
7,5. Nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.
- Không khí: Trùn Quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu ôxy và thải
CO2, do đó môi trường sống của chúng đòi hỏi phải thoáng khí, lưu ý các chất
khí có hại cho trùn như: Chlor (Cl2), amoniac (NH3), H2S, SO2, SO3, CH4...
Theo Edward (1998) cho rằng P. excavatus không thể sống tốt trong chất thải
hữu cơ chứa nhiều NH3.
- Thức ăn: Trong tự nhiên, trùn có thể sử dụng rất nhiều chất hữu cơ để làm
thức ăn, trong điều kiện không thuận lợi chúng vẫn có thể lấy chất dinh dưỡng

9


trong đất làm thức ăn. Theo Edwards (1998) thì dạng, chất và lượng của chất
thải hữu cơ là rất quan trọng, quyết định tỉ lệ tăng trưởng của trùn. Ước tính
một con trùn nặng 100 mg ăn đến 80 mg thức ăn mỗi ngày.
Thức ăn của trùn chủ yếu là các chất hữu cơ không có độc tố, có độ pH
thích hợp, có độ muối khoáng cao và đã được vi sinh vật phân giải như các loại
phân gia súc gia cầm, bã của các nhà máy chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, nhà
máy làm giấy, các loại phế thải của nông sản, các cành lá mục, rau cải bỏ…
Nhưng các loại cây gia vị như rau húng, rau Quế, rau đắng…; lá các loại cây có
tinh dầu như lá chanh, lá cam, lá tràm… đều có thể giết trùn hoặc làm trùn bỏ
trốn.
- Kẻ thù tự nhiên của trùn bao gồm họ hàng nhà chuột, côn trùng (kiến, gián,
ruồi, cuốn chiếu… ) nhện, rắn, rết, dế, cóc, ếch, nhái, chim…
2.3.3. Quy luật sinh trưởng của trùn Quế
Trùn sinh trưởng bằng phương thức tăng số lượng đốt thân hoặc tăng tiết
diện đốt thân. Phương thức sinh sản của trùn gồm sinh sản hữu tính và vô tính.
Trong quá trình sinh trưởng, thể trọng và thể tích của trùn tăng lên. Khi xuất
hiện đai sinh dục là lúc trùn đã thành thục sinh dục. Sau đó, cùng với thời gian,
đai sinh dục thoái hóa chứng tỏ trùn đã già. Trước khi trùn chết, khối lượng cơ
thể giảm sút. Trong tự nhiên, vào mùa thu và mùa xuân, trùn tăng trưởng
nhanh; trong mùa đông và mùa hè, trùn tăng trưởng chậm hơn.
Trùn có khả năng tái sinh một bộ phận nào đó bị tổn thương hoặc bị cắt
đứt. Lớp Oligochaetae có thể tái sinh cả phía trước và phía sau thân của cơ thể.
Trùn đất có khả năng hình thành những phần cơ thể đã bị cắt mất (Thái Trần
Bái, 1978).

10



2.3.4. Kén trùn

Hình 2.3: Kén trùn Quế (P. excavatus)
Kén trùn Quế giống hạt bông cỏ, trong quá trình phát triển của phôi, kén
trùn có vai trò rất quan trọng. Trong điều kiện bình thường; thời gian nở ra ấu
trùng của trùn Perionyx excavatus là 2 – 3 tuần… mỗi kén trùn chứa từ 1 – 20
trùn con.
Màu sắc kén thường thay đổi theo thời gian. Lúc mới đẻ ra, kén có màu
xanh nhạt, sau đó chuyển thành màu vàng ngọc trai, màu xanh lục nhạt hoặc
nâu nhạt, cuối cùng là màu nâu sẫm khi trùn con lớn và chuẩn bị nở.
Số lượng kén cũng thay đổi theo giống loài của trùn. Thông thường nếu
chăm sóc tốt trong điều kiện thích hợp trùn có thể đẻ kén liên tục, mỗi tuần đẻ
một kén. Với loài trùn sống hoang dã trong tự nhiên nó sinh sản theo mùa vụ rõ
rệt. Thời gian nở ra ấu trùng đối với trùn (Perionyx excavatus) khoảng 12 – 13
ngày (Nguyễn Văn Bảy, 2002).
2.3.5. Giá trị thực tiễn của trùn Quế
Làm thực phẩm: ở một số nước trên thế giới người ta dùng trùn để chế
biến thức ăn như ở Italia có món Pate, Nhật Bản (Bánh quy), Australia (món
ốplêt), Hàn Quốc (món cháo giun)…
Làm mỹ phẩm, thuốc tây: hàng ngàn năm qua, tại Trung Quốc người ta
đã biết sử dụng trùn trong các bài thuốc chữa bệnh rất. Ngày nay khoa học phát
triển người ta đã sử dụng trùn vào việc chế biến một số loại thuốc tây, mỹ
phẩm. Nhật và Canada là hai quốc gia sử dụng trùn nhiều nhất trên thế giới
trong việc chế biến mỹ phẩm.
Trong y học cổ truyền Việt Nam, trùn đất (giun) vẫn được dùng trong
một số bài thuốc chữa sốt rét, sốt nóng, suy nhược cơ thể, cao huyết áp, tai biến
11



mạch máu não, viêm tắc mạch... Theo Phan Thị Bích Trân và ctv (2006), trùn
Quế (P. excavatus) có chứa enzyme protease có thể thủy phân đặc hiệu sỏi
fibrin với hoạt tính xúc tác rất cao.
Dùng trùn làm công cụ xử lý chất thải: ngày nay ở các nước tiên tiến
trên thế giới như Canada, Mỹ, Úc, Nhật… người ta đã sử dụng trùn để xử lý
chất thải nông nghiệp và công nghiệp nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường. Đặc
biệt trùn Quế là nguồn bổ sung đạm cao cấp cho các loại gia súc, gia cầm, thuỷ
- hải sản. Theo Fosgate (1972) nếu trùn được sấy khô, nghiền thành bột, nó là
loại phân bò bổ sung đạm giàu protein, có hàm lượng các amino acid khá cân
đối và lượng khoáng hợp lý, với tỉ lệ Ca/P thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng
của gia súc, gia cầm.
2.3.6. Các mô hình nuôi trùn
™ Nuôi trong khay chậu:
Quy mô hộ gia đình không có đất sản xuất hoặc muốn tận dụng tối đa
diện tích trống có thể sử dụng được.
Dụng cụ: sử dụng các dụng cụ đơn giản, rẻ tiền: thùng gỗ, thau chậu,
thùng xô… Các thùng gỗ chỉ nên có kích thước vừa (0,2 – 0,4 m2, cao 0,3 m,
loại thùng này có thể chứa được 10.000 con trùn), đặt trên các khung nhiều
tầng để dễ chăm sóc và tận dụng không gian, đáy hộp có khoan nhiều lỗ thoát
nước, bốn góc hộp có chân cao 5 cm để khi chồng lên nhau vẫn có kẽ hở thông
khí, bên dưới hộp có lót khay để hứng nước từ các hộp chảy xuống. Tuy nhiên
mô hình này thường tốn nhiều thời gian hơn các mô hình khác, số lượng sản
phẩm có giới hạn, việc chăm sóc cho trùn phải được chú ý cẩn thận hơn.
™ Đồng ruộng có mái che:
Quy mô: gia đình vừa phải hoặc mở rộng, thích hợp cho những vườn
cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có bóng râm vừa phải.
Dụng cụ: luống nuôi trong đất hoặc làm bằng các vật liệu nhẹ như gỗ,
bạt không thấm nước… bề ngang 1 – 2 m, sâu (hoặc cao khoảng 30 – 40 cm).
Mái che nên làm ở dạng cơ động để dễ di chuyển, thay đổi trong những thời tiết
khác nhau.


12


™ Đồng ruộng không có mái che:
Quy mô: có thể thực hiện ở quy mô lớn, là phương pháp nuôi truyền
thống ở các nước đã phát triển công nghệ nuôi trùn như Mỹ, Úc…
Dụng cụ: luống nuôi có thể nổi hoặc chìm, bề ngang 1 – 2 m, chiều dài
thường không giới hạn mà tùy theo diện tích nuôi.
Ưu điểm: không phải làm láng trại, có thể sử dụng các trang thiết bị cơ
giới để chăm sóc và thu hoạch.
Khuyết điểm: bị tác động mạnh bởi yếu tố thời tiết, có thể gây tổn hại
đến trùn, cần diện tích tương đối lớn.
™ Nuôi trong nhà với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp:
Là dạng cải tiến và mở rộng của luống nuôi có mái che trên đồng ruộng
và nuôi trong thau chậu. Hiện nay quy mô nuôi công nghiệp với những trang
thiết bị hiện đại được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như: Mỹ, Úc,
Canada.
Dụng cụ: khung (bồn) nuôi có thể được xây dựng kiên cố trên mặt đất
có kích thước rộng hơn hoặc được sắp thành nhiều tầng.
Ưu điểm: việc chăm sóc có thể thực hiện bằng tay hoặc hệ thống tự
động tùy theo quy mô, chủ động được điều kiện nuôi, chăm sóc tốt, nuôi theo
quy mô lớn.
Khuyết điểm: chi phí xây dựng cao.
(Nguyễn Văn Bảy, 2002).
2.3.7. Phân trùn và tác dụng của nó trong trồng trọt
2.3.7.1. Phân trùn
Phân trùn là một loại phân hữu cơ do trùn đất biến đổi từ chất thải hữu
cơ, trong đó gồm có hỗn hợp chất thải hữu cơ đã được phân huỷ, chất nền,
phân trùn nguyên chất, trùn nhỏ, kén, các sinh vật phân huỷ khác, sau khi ăn

các loại chất thải hữu cơ, trùn Quế sẽ cho ra nguồn phân hữu sạch và đồng
nhất.
Cấu tạo: Phân trùn có màu nâu sẫm, dạng than bùn, kết cấu dạng viên,
bền chắc, tơi, mịn xốp, thoáng khí, có tính giữ nước và thoát nước tốt, dự trữ

13


lâu ngày không bị đóng cục cứng lại. Đó là những đặc điểm mà ít có một loại
phân hữu cơ nào có thể so sánh được.
2.3.7.2. Thành phần các vi sinh vật có trong phân trùn
Trong thành phần của phân trùn có chứa rất nhiều các vi khuẩn có lợi
như: Bacteria, nấm, Antinomycetes, vi khuẩn phân hủy chất xơ, vi khuẩn phân
hủy chất bột đường, vi khuẩn biến đổi lân… (Theo Werner và Cuevas (1996),
trích dẫn bởi Nguyễn Văn Bảy, 2002). Phân trùn được coi là chế phẩm EM tự
nhiên vì nó có chứa các vi sinh vật có lợi có khả năng phân hủy các thành phần
có trong phân, sử dụng phân trùn để khử mùi trên phân heo cũng đem lại hiệu
quả cao.
2.3.7.3. Giá trị của phân trùn
Giá trị dinh dưỡng: Theo các nhà nghiên cứu, phân trùn là loại phân
hữu cơ tự nhiên duy nhất hiện nay có chứa đầy đủ hàm lượng các chất cần
thiết, có sự hiện diện của các enzyme và các kích thích tố khác cho các loại cây
trồng. Phân trùn chứa không nhiều hàm lượng của các nguyên tố đa lượng
nhưng trong phân trùn có nhiều nguyên tố trung vi lượng và các vi sinh vật có
thể bón lót với số lượng nhiều mà không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây.
Phân trùn có tác dụng hơn hẳn các loại phân hóa học vì trong phân trùn chứa
các nhóm vi khuẩn, đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi
khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose và chất xúc tác sinh học. Vì thế hoạt động
của các vi sinh vật lại tiếp tục phát triển trong đất.


14


×