Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ TIÊM PHÒNG VACCINE LỞ MỒM LONG
MÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên:
Ngành:
Niên khóa:

HOÀNG HUY HÒA
BÁC SỸ THÚ Y
2004-2009

Tháng 09/2009


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
TIÊM PHÒNG VACCINE LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

HOÀNG HUY HÒA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
Thú y



Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

Tháng 09 năm 2009

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực hiện: HOÀNG HUY HÒA
Tên luận văn: “Điều tra tình hình dịch bệnh và đánh giá hiệu quả tiêm phòng
vaccine lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn nuôi – Thú y
ngày

tháng

năm 2009.
Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN

ii


LỜI CẢM TẠ
‡ Xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ và gia đình, những người thân
yêu nhất đã sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ tôi nên người.

‡ Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô trong Khoa Chăn nuôi Thú Y đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu, kinh nghiệm thực tiễn cho chúng tôi trong suốt quãng
đời sinh viên để làm hành trang vào đời.
‡ Bản thân xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Kim Loan
đã hết lòng dạy bảo, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi để thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
‡ Xin chân thành cảm ơn Ông Nguyễn Văn Thiệp, Ông Hoàng Huy Liệu, Bà
Trương Thị Minh Thư, các anh chị trong phòng kỹ thuật đã tận tình giúp đỡ cũng
như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
‡ Xin cám ơn các bạn học chung lớp Thú Y 30 đã cùng tôi chia sẻ những
khó khăn, vui buồn, vất vả trong suốt quá trình học tập cũng như trong lúc thực
hiện đề tài này.
Sau hết là tình cảm thân thương mà tôi muốn dành tặng những người bạn
hữu thân thuộc đã luôn bên cạnh giúp đỡ và động viên tôi trong suốt một quãng
thời gian dài.

HOÀNG HUY HÒA

viii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu: “Điều tra tình hình dịch bệnh và đánh giá hiệu quả
tiêm phòng vaccine lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” được thực
hiện tại Chi cục Thú y Tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Thú y vùng VI trong thời gian
từ ngày 15/02/2009 đến ngày 15/06/2009. Nhằm mục đích điều tra tình hình dịch
bệnh lở mồm long móng trên địa bàn Tỉnh và đánh giá hiệu giá kháng thể chống
bệnh lở mồm long móng sau tiêm phòng đợt II năm 2008, chúng tôi đã tiến hành lấy
498 mẫu máu bò, 42 mẫu máu trâu và sử dụng kĩ thuật ELISA gián tiếp để xác định

hàm lượng kháng thể.
Kết quả thu được như sau:
-

Bệnh lở mồm long móng đã được xác định từ năm 2004 và gây ra hậu quả
nghiêm trọng vào năm 2006 (với hệ số năm dịch trên trâu bò là 3,15 và trên
heo là 4,75).

-

Type virus được xác định trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bao gồm type O và
type A.

-

Bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc của tỉnh Lâm Đồng có tính chất
dịch địa phương:
+ Nguồn bệnh chủ yếu là do tự phát: 47,12% trên trâu bò và 31,75% trên heo.
+ Nguồn bệnh thứ hai là do nhập gia súc từ bên ngoài: 31,75% trên trâu bò

và 35,38% trên heo.
+ Phần lớn trâu bò mắc bệnh lở mồm long móng đều được chữa trị: 97,25%.
+ Việc tiêu hủy heo bệnh vẫn chưa được người chăn nuôi thực hiện nghiêm
túc: 70,9%.
-

Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vaccine chống bệnh lở mồm long móng trên đàn
trâu bò của tỉnh thấp: 6,67%

ix



MỤC LỤC
TRANG TỰA...............................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................ii
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUÂN VĂN ............................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ..............................................................xi
Chương 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN...........................................................................................2
2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng................................................................3
2.2. Sơ lược về đặc điểm của bệnh Lở Mồm Long Móng ..........................................5
2.2.1. Căn bệnh, hình thái, cấu trúc………………….................................................5
2.2.1.1. Căn bệnh.........................................................................................................5
2.2.1.2. Cấu trúc kháng nguyên ..................................................................................6
2.2.1.3. Sức đề kháng .................................................................................................7
2.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ học .............................................................................8
2.2.2.1. Động vật mắc bệnh.........................................................................................8
2.2.2.2. Đường xâm nhập............................................................................................8
2.2.2.3. Chất chứa virus .............................................................................................9
2.2.2.4. Phương thức lây lan .......................................................................................9
2.2.2.5. Cơ chế sinh bệnh .........................................................................................11
2.2.3. Triệu chứng .....................................................................................................11
2.2.4. Bệnh tích ........................................................................................................12

x



2.2.4.1. Bệnh tích đại thể ..........................................................................................12
2.2.4.2. Bệnh tích vi thể ...........................................................................................12
2.2.5. Chẩn đoán .......................................................................................................12
2.2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng ....................................................................................12
2.2.5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ......................................................................13
2.2.6. Tính sinh miễn dịch ........................................................................................14
2.2.7. Phòng bệnh .....................................................................................................15
2.2.7.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh ............................................................................15
2.2.7.2. Phòng bệnh bằng vaccine ............................................................................15
2.2.7.3. Các biện pháp kết hợp..................................................................................17
2.3. Tình hình bệnh những năm gần đây...................................................................17
2.3.1. Tình hình bệnh LMLM trên thế giới ................................................................... 17
2.3.2. Tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam ..............................................................19
2.3.3. Tình hình bệnh LMLM ở tỉnh Lâm Đồng.......................................................20
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc hạn chế dịch bệnh ......................20
2.4.1. Yếu tố tự nhiên................................................................................................20
2.4.2. Yếu tố xã hội ..................................................................................................21
2.5. Một số khái niệm chung về dịch tễ học ............................................................21
2.5.1. Dịch tễ học .....................................................................................................21
2.5.2. Các loại hình thái dịch ....................................................................................23
2.6. Giới thiệu về Vaccin Aftopor ............................................................................23
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................26
3.1. Thời gian ................................................................................................. 26
3.2. Địa điểm thực hiện ............................................................................................26
3.3. Đối tượng điều tra .............................................................................................26
3.4. Nội dung.............................................................................................................26
3.4.1. Điều tra tình hình dịch bệnh xảy ra tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2004
đến năm 2008 ............................................................................................................26

3.4.2. Điều tra đặc điểm dịch tễ của bệnh và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng...............27

xi


3.4.3. Đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine LMLM đã tiêm phòng theo chương
trình tiêm phòng của tỉnh đợt II/2008 .......................................................................28
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................31
4.1. Tình hình chăn nuôi gia súc tại tỉnh Lâm Đồng từ 2004 đến 2008 ...................31
4.2. Tình hình tiêm phòng vaccine LMLM trên toàn tỉnh ........................................32
4.3. Tình hình dịch bệnh LMLM giai đoạn 2004 - 2008 ............................................... 34
4.3.1 Tình hình dịch LMLM trên đàn trâu bò từ năm 2004-2008 ............................34
4.3.2 Tình hình dịch bệnh LMLM trên đàn heo từ năm 2004-2008 .........................35
4.4. Nghiên cứu, phân tích về đặc điểm dịch tễ; các yếu tố chính ảnh hưởng đến tình hình
dịch và công tác phòng chống dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc tỉnh Lâm Đồng...............38
4.4.1 Các type virus gây bệnh LMLM lưu hành tại Lâm Đồng................................38
4.4.2. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh LMLM ....................................................40
4.4.3. Nguồn truyền lây bệnh LMLM.......................................................................41
4.4.4. Diễn biến dịch LMLM theo thời gian .............................................................43
4.4.4.1. Diễn biến bệnh LMLM theo từng tháng ......................................................43
4.4.4.2. Diễn biến dịch bệnh LMLM gia súc theo mùa ............................................44
4.4.5. Tình hình xuất hiện bệnh theo yếu tố tiêm phòng...........................................46
4.4.6. Hình thức xử lý dịch bệnh LMLM..................................................................47
4.5. Đánh giá khả năng bảo hộ sau tiêm phòng vaccine LMLM ..............................49
4.5.1. Kết quả tiêm phòng của các xã được chọn lấy mẫu........................................49
4.5.2. Đánh giá hiệu giá kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng vaccine LMLM ............50
4.5.2.1. Tỷ lệ bảo hộ theo địa phương.......................................................................50
4.5.2.2. Tỷ lệ bảo hộ theo loài...................................................................................50
4.5.2.3. Tỷ lệ bảo hộ theo lứa tuổi ............................................................................51
4.5.2.4. Tỷ lệ bảo hộ theo thời gian tiêm phòng .......................................................51

4.5.3. Nhận xét ..........................................................................................................52
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................53
5.1 Kết luận ...............................................................................................................53
5.2 Đề nghị ................................................................................................................54

xii


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................55
PHẦN PHỤ LỤC......................................................................................................57

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
LMLM

Lở mồm long móng

ARN

Ribonucleic acid

BHK

Baby Hamster Kidney

CCTY

Chi Cục Thú y

ELISA


Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

E.I

Ethylene Imine

IgG

Immunoglobulin Gamma

OIE

Office International des Epizooties (World Organisation for Animal Health)

PCR

Polymerase Chain Reaction

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WHO

World Heath Organisation

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Số subtype của virus LMLM .............................................................................. 6
Bảng 2.2 : Phân bố type virus LMLM trên thế giới ................................................................ 19
Bảng 3.1 : Phân bố lấy mẫu máu trâu, bò….. ................................................................ 30
Bảng 4.1 : Tổng đàn gia súc của tỉnh từ 2004 đến 2008 .............................................. 31
Bảng 4.2 : Tỷ lệ tiêm phòng vaccine LMLM từ 2004 đến 2008 ................................. 32
Bảng 4.3 : Tình hình dịch bệnh LMLM trên trâu bò qua các năm ............................. 34
Bảng 4.4 : Tình hình dịch bệnh LMLM trên heo qua các năm ................................... 36
Bảng 4.5 : Kết quả xác định type virus gây bệnh LMLM trên gia súc tỉnh Lâm Đồng......... 39
Bảng 4.6 : Triệu chứng và bệnh tích chủ yếu của bệnh LMLM.................................. 40
Bảng 4.7 : Nguồn truyền lây của bệnh LMLM...................................................... …42
Bảng 4.8 : Diễn biến bệnh LMLM theo từng tháng...................................................... 43
Bảng 4.9 : Diễn biến bệnh LMLM gia súc theo mùa trong toàn kỳ nghiên cứu ....... 44
Bảng 4.10 : Diễn biến bệnh LMLM heo theo yếu tố tiêm phòng ............................... 46
Bảng 4.11 : Thực trạng xử lý gia súc mắc bệnh LMLM tại các ổ dịch ...................... 47
Bảng 4.12 : Tỷ lệ tiêm phòng trâu bò của các huyện được tiến hành lấy mẫu ................... 49
Bảng 4.13 : Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ trên trâu bò với virus

LMLM theo địa phương ................................................................................................... 51
Bảng 4.14 : Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ trên trâu bò với virus

LMLM theo loài........................................................................................................ 52
Bảng 4.15 : Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ với virus LMLM theo lứa tuổi...... 52
Bảng 4.16 : Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ với virus LMLM theo thời

gian tiêm phòng......................................................................................................... 53

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ


Danh sách các hình
Figure 2.1 : Cấu trúc của virus LMM ....................................................................... 7
Figure 2.2 : Các nguồn bài thải virus từ thú bệnh..................................................... 9
Figure 2.3 : Khả năng bài thải virus LMLM trên các loài động vật ......................... 10

Danh sách các biểu đồ
Diagramme 4.1 : Tổng đàn gia súc của tỉnh từ 2004 đến 2008................................... 32
Diagramme 4.2 : Tỷ lệ tiêm phòng vaccine LMLM từ 2004 đến 2008...................... 33
Diagramme 4.3 : Hệ số dịch LMLM trên trâu bò theo năm ....................................35
Diagramme 4.4 : Hệ số dịch LMLM trên heo theo năm ........................................ 36
Diagramme 4.5 : Biểu hiện, triệu chứng, bệnh tích của bệnh LMLM ................... 40
Diagramme 4.6 : Bệnh LMLM theo yếu tố truyền lây ........................................... 41
Diagramme 4.7 : Bệnh LMLM trên gia súc theo tháng.......................................... 44
Diagramme 4.8 : Bệnh LMLM trên gia súc theo màu............................................ 45
Diagramme 4.9 : Diễn biến của bệnh LMLM theo yếu tố tiêm phòng .................. 46
Diagramme 4.10 : Hình thức xử lý gia súc mắc bệnh ở các ổ dịch........................ 48

xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus
gây ra ở động vật móng guốc chẵn như trâu, bò dê, cừu, heo… . Với đặc điểm lây
lan nhanh mạnh, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng đến kinh
tế, xã hội của nhiều nước, nhiều vùng. Do tính chất nguy hiểm của bệnh nên tổ chức
Dịch Tễ thế giới (OIE) đã xếp bệnh vào đầu bảng A (bảng các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm ở động vật) và bắt buộc mọi quốc gia đều phải khai báo và có chương

trình phòng chống bệnh.
Hiện nay, bệnh vẫn đang xảy ra ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Lâm
Đồng là tỉnh nằm ở Tây nguyên, giáp với vùng kinh tế trọng điểm Tp.HCM, có khí
hậu mát mẻ, đất đai rộng, phù hợp với chăn nuôi đại gia súc và heo, đặc biệt là bò sữa
và heo cao sản.
Tuy nhiên, dịch LMLM thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến phát triển chăn
nuôi bền vững. Tỉnh Lâm Đồng là một trong 19 tỉnh của cả nước được Cục thú y xếp
vào vùng khống chế bệnh LMLM và tỉnh cũng đã phê duyệt chương trình khống chế
và thanh toán bệnh LMLM giai đoạn 2006-2010, bỏ nhiều kinh phí thực hiện các giải
pháp như tiêm phòng vaccine LMLM miễn phí cho đàn gia súc của cả Tỉnh, tuy
nhiên bệnh vẫn xảy ra và luôn là mối đe dọa thường trực.
Để khống chế và thanh toán được bệnh, cần thiết phải tiến hành điều tra tình
hình dịch, đặc điểm của bệnh tại Lâm Đồng, từ đó phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng đến bệnh để đề ra các giải pháp phòng chống bệnh thích hợp cũng như đánh
giá hiệu quả của việc tiêm phòng vaccine đang tiến hành tại Tỉnh.

1


Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, được sự thống nhất và đồng ý của giảng
viên hướng dẫn và Chi cục Thú y tỉnh Lâm đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:

“Điều tra tình hình dịch bệnh và đánh giá hiệu quả tiêm phòng
vaccine lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá tình hình dịch bệnh trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2008 và
hiệu quả tiêm phòng vaccine lở mồm long móng cho gia súc nhằm đề xuất chương
trình tiêm phòng hiệu quả đối với bệnh lở mồm long móng phù hợp với tình hình
dịch tễ và điều kiện chăn nuôi của tình Lâm Đồng.


1.3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra tình hình dịch bệnh và nắm bắt một vài đặc điểm dịch tễ học của
bệnh LMLM tại tỉnh Lâm Đồng.
- Xác định hiệu lực và mức độ an toàn của vaccine LMLM trong điều kiện
chăn nuôi tại tỉnh Lâm Đồng.
- Đề xuất một số biện pháp phòng chống dịch bệnh khả thi cho đàn gia súc
tại tỉnh Lâm Đổng, góp phần cho công tác khống chế-thanh toán dịch bệnh LMLM
được thành công.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về đặc điểm của tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Vị trí địa lý
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc nam Tây nguyên, nằm ở độ cao từ 150 đến
1700m so với mực nước biển; tổng diện tích tự nhiên là 9772,19 Km2; tiếp giáp
với các tỉnh Tây Nguyên ( Đắc Lắc, Đắc Nông), các tỉnh miền Trung ( Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bìmh Thuận), các tỉnh miền Đông Nam Bộ ( Đồng Nai, Bình Phước)
có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, sân bay quốc tế Liên Khương nối liền Lâm
Đồng với các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển miền Nam, miền
Trung, đã tạo cho tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế - xã hội và môi trường
sinh thái với các vùng và các tỉnh.
2.1.2. Địa hình
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp,
có sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam, chủ yếu núi cao đồng thời cũng có
những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về
khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

2.1.3. Khí hậu
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25oC, thời tiết ôn hòa và mát mẻ
quanh năm. Trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu ôn hòa thuận lợi cho phát triển du lịch
nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao.
2.1.4. Dân cư
Năm 2007, dân số Lâm Đồng là 1.198.261 người, trong đó nông thôn là
747.854 người (chiếm 62% dân số); mật độ dân số 123 người/km2. Có trên 40 dân
tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng
75% còn lại là các dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều
nhất là khu vực đồng bào dân tộc và dân di cư tự do mới nhập cư.

3


2.1.5. Kinh tế - xã hội
Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính (1Thành phố, 1 Thị xã và 10 huyện).
Thành phố Đà Lạt và Thị xã Bảo Lộc là những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của
tỉnh. Lâm Đồng là tỉnh nghèo và có nhiều vùng kinh tế mới, với địa bàn rộng, mật
độ dân số thấp, địa hình chia cắt, có nhiều khu vực khá hiểm trở, cơ sở vật chất và
giao thông còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp nhất là vùng nông
thôn,vùng đồng bào dân tộc.
Thế mạnh về kinh tế của tỉnh vẫn là ngành Nông nghiệp, chiếm 49% tổng sản
phẩm các ngành của tỉnh, trong đó chăn nuôi chiếm khoảng 21% tổng giá trị sản
lượng Nông nghiệp. Các ngành được ưu tiên hàng đầu hiện nay của tỉnh là Nông
nghiệp, Lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến…
2.1.6. Những lợi thế và hạn chế của ngành chăn nuôi - thú y
(1)Về lợi thế:
Tỉnh Lâm Đồng là vùng có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt

heo, gia cầm , đặc biệt bò sữa là trọng điểm của cả nước do:
- Điều kiện khí hậu ôn hòa, mát lạnh quanh năm;
- Diện tích đất tự nhiên rộng, nguồn thức ăn thô, thức ăn xanh nhiều;
- Vị trí thuận lợi để trở thành vành đai thực phẩm phục vụ cho các đô thị
lớn, khu du lịch và các khu công nghiệp;
- Tỉnh đang có nhiều chính sách phát triển chăn nuôi, thu hút đầu tư chăn
nuôi trang trại từ bên ngoài;
- Là tỉnh tương đối thuần nông và có truyền thống chăn nuôi đặc biệt là chăn
nuôi trâu,bò ở vùng đồng bào dân tộc;
- Hệ thống thú y của tỉnh đã được củng cố và thực hiện tốt công tác phòng
chống dịch bệnh…
(2) Về hạn chế
Là tỉnh với địa bàn rộng, đồi núi có độ dốc cao và phức tạp, mật độ dân số
thấp, địa hình chia cắt, có nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đi qua nhiều tỉnh
nên dễ bị ảnh hưởng về lây lan dịch bệnh từ nguồn ngoài tỉnh.

4


Phần lớn chăn nuôi trong các nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, phương thức chăn
nuôi tận dụng, trình độ người chăn nuôi còn thấp, ứng dụng những tiến bộ về khoa
học kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế, khó khăn cho công tác quản lý chăn nuôi và
phòng chống dịch bệnh.
2.2. Sơ lược về đặc điểm của bệnh Lở Mồm Long Móng (LMLM)
* Tên gọi:
- Bệnh Lở Mồm Long Móng
- Foot and mouth disease (Anh)
- La Fièvre Aphteuse (cocotte) (Pháp)
Bệnh LMLM là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tính chất lây lan nhanh
và gây thiệt hại lớn về kinh tế (danh mục A – OIE), do một loại virus thuộc giống

Aphthovirus, họ Picornaviridae gây nên. Có hai đặc tính liên quan đến dịch tễ học,
đó là có nhiều type và dễ biến đổi kháng nguyên. Virus có nhiều type, các type này
gây ra những triệu chứng, bệnh tích giống nhau nhưng lại không gây miễn dịch
chéo. Thú mắc bệnh bị sốt, nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, da, gờ móng, kẽ
móng, lưỡi, nướu, bầu vú. Tất cả các loài thú có móng chẻ, gia súc cũng như thú
hoang dã đều có đặc điểm bệnh lý này (Trần Thanh Phong, 1996).
2.2.1. Căn bệnh, hình thái, cấu trúc
2.2.1.1. Căn bệnh
Vào năm 1897, Loeffler và Frosch đã chứng minh được virus LMLM là sinh
vật qua lọc nhỏ nhất. Năm 1899, Hecker xác nhận virus LMLM là virus gây bệnh
cho động vật đầu tiên được tìm thấy. Vào năm 1922, Vallée và Carré công bố trên
tạp chí khoa học của Pháp về việc phát hiện 2 tác nhân gây bệnh khác nhau trong
bệnh LMLM (type O và A), là 2 chữ cái đầu tiên của tên 2 khu hành chính Pháp
(Oise và Ardennes) nơi virus được phân lập. Năm 1926, hai nhà khoa học Đức là
Waldman và Traut-wein đã nêu thêm một type virus gây bệnh thứ 3 (type C), cả 3
type này được gọi là các type Châu Âu. Năm 1936, người ta đã phát hiện thêm 3
type gây bệnh mới tại miền Nam Châu Phi ( SAT1, SAT2, SAT3) và type thứ 7 tại
các nước Châu Á (Asia 1).

5


Hiện nay có 64 subtype và rất nhiều topotype, là những virus thích ứng tùy
thuộc đặc điểm của từng vùng mà chúng tồn tại và phát triển (Nguyễn Tiến Dũng,
2000). Một số subtype về mặt miễn dịch học hoàn toàn khác với type bố mẹ, do đó
việc dùng vaccine chỉ hiệu quả khi virus dùng để chế vaccine đồng nhất với virus
gây bệnh hiện hành cho gia súc.
Bảng 2.1. Số subtype của virus LMLM
Type


Subtype

A

32

O

11

C

5

SAT 1

6

SAT 2

3

SAT 3

4

Asia 1

3


Tổng

64

(Nguồn: : www.cours.vet-alfort.fr/fichier/bftoma/r_cours_252/fa-2004.pdf)
2.2.1.2. Cấu trúc kháng nguyên
Virus LMLM thuộc loại virus nhỏ nhất trong các virus qua lọc, thuộc giống
Aphthovirus, họ Picornaviridae, có hình khối cấu trúc nhiều mặt.
Virus có cấu trúc kháng nguyên ARN đơn sợi, trọng lượng phân tử 8,5 kb,
đường kính 20-28 nm. Dưới kính hiển vi điện tử, virus thường có dạng hình cầu hay
hình quả dâu gồm 20 mặt đối xứng, 30 cạnh và 10 đỉnh.
Những protein tạo nên trong capside có tính chất kháng nguyên và có khả năng
sinh kháng thể , gồm 4 loại: VP1, VP2, VP3 và VP4. VP1, VP2 và VP3 tạo nên một
bề mặt của khối 20 mặt đối xứng (phân tử 12S) còn VP4 là protein bên trong
capside, kết dính ARN virus với mặt trong của hộp protein (tức capside). VP1 ở
ngoài cùng tham gia trong việc cố định virus trên những tế bào và tạo nên một trong
những yếu tố cấu trúc sinh miễn dịch chủ yếu.

6


Những protein không cấu trúc tham gia vào việc nhân lên của virus trong tế
bào.

Hình 2.1. cấu trúc protein của virus LMLM
(Nguồn: : www.cours.vet-alfort.fr/fichier/bftoma/r_cours_252/fa-2004.pdf)
2.2.1.3. Sức đề kháng
Virus LMLM bền vững trong môi trường pH từ 7 đến 7,7. Virus nhanh chóng
bị vô hoạt và mất khả năng gây bệnh ở pH < 6 hoặc pH > 9. Theo Lê Anh Phụng
(2002), virus nhạy cảm đối với pH < 4 và pH > 11, virus bền vững nhất ở pH = 7,2

và 7,6.
Virus LMLM chịu nhiệt kém, virus bị tiêu diệt hoàn toàn ở 60-70oC trong thời
gian 5-10 phút, đun sôi ở 100oC virus chết ngay. Tuy nhiên, virus tồn tại khá lâu
trong điều kiện đông lạnh, trong điều kiện ẩm độ tương đối cao, virus giữ tính ổn
định cao (dưới dạng khí dung), đây chính là điều kiện phân bố virus trong tự nhiên.

7


Trong đất ẩm, virus có thể duy trì được độc lực đến 42 ngày (mùa hè) hoặc
146-163 ngày (mùa đông). Trong nước bọt, tủy xương, phủ tạng, virus có thể sống
đựơc 40 ngày.
Do không có lipid nên virus không nhạy cảm với các dung môi làm tan lipid,
virus bền vững với ether và chloroform. Virus bị tiêu hủy ở NaOH 1-2% trong vòng
1-2 phút, formol, N-acetyl ethylene imine và các dẫn xuất azaridin. Dựa trên những
đặc điểm trên, ta có thể sử dụng các hoá chất như NaOH 2%, formol 1%, biodine
0,33%, Lindores 0,42% trong công tác tiêu độc khử trùng.
2.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ học
2.2.2.1. Động vật mắc bệnh
Trong tự nhiên virus gây bệnh chủ yếu cho gia súc và động vật hoang dã thuộc
loài guốc chẵn, mẫn cảm nhất là trâu, bò, heo, dê, cừu, hươu, nai…
Thú non dễ mắc bệnh và mắc dạng cấp tính với tử số lên đến 70%, thú thuần
chủng mẫn cảm hơn con lai, những thú làm việc mệt nhọc, mất sức, chăm sóc kém
dễ mắc bệnh hơn.
Trong phòng thí nghiệm, bê non chưa được bú sữa đầu được tiêm virus sẽ chết
trong vòng khoảng 38 giờ với rất nhiều virus trong phủ tạng. Chuột lang, chuột con
dễ gây bệnh qua các đường tiêm trong da, đường tiêm bắp, phúc mạc, tĩnh mạch.
2.2.2.2. Đường xâm nhập
Virus có thể xâm nhập qua đường tiêu hoá và hô hấp. Những vết trầy xước
hoặc vết thương ở da, nhất là vú (nơi thường xuất hiện mụn nước sơ phát trong bệnh

tự nhiên) là nơi virus xâm nhập vào cơ thể. Theo Nguyễn Lương (1997), virus có
thể đi qua đường sinh dục, qua các niêm mạc, qua da của vú và vành móng. Ngoài
ra, virus có thể lây lan qua không khí, thông thường cự ly truyền lây là 10km, đôi
khi có thể lên đến 200km.
Bên cạnh đó, mầm bệnh còn có thể được truyền lây thông qua thức ăn, nước
uống, dụng cụ, người chăn nuôi, qua đường hô hấp do hít phải bụi có virus (Trần
Thanh Phong, 1996).
2.2.2.3. Chất chứa virus

8


Theo Trần Thanh Phong (1996), nguồn lây nhiễm quan trọng cho heo bệnh ở
thời kỳ cấp tính không chỉ là các mụn nước, mà còn có nước bọt, nước mắt, máu, da
bị nhiễm. Thú bị nhiễm bệnh ở thời kỳ hồi phục, quày thịt, những sản phẩm từ thịt,
bột thịt, bột xương cũng là nguồn lây nhiễm cho các gia súc khác.
Thú khỏi bệnh về triệu chứng có thể mang mầm bệnh và bài thải virus ra ngoài
trong nhiều năm sau đó và là vật mang trùng nguy hiểm. Thú khỏi bệnh trong đợt
dịch trở thành vật mang trùng nguy hiểm, có khoảng 3% thú này có thể lây bệnh
cho thú lành sau nhiều tháng và có thể lên đến 29 tháng (Donaldson, 2000).

Da bong tróc do khô

- Nước bọt
- Dịch mũi
- Mụn nước
- Từ đường thở ra

- Nước tiểu
- Phân

- Dịch tiết âm
đạo
-Thai sảy

- Sữa
- Tinh dịch

Những mụn nước vỡ

Hình 2.2. Các nguồn bài thải virus từ thú bệnh
(Nguồn: Huỳnh Thị Thanh Thuỷ, 2003)
2.2.2.4. Phương thức lây lan
Phổ biến nhất là do tiếp xúc trực tiếp giữa gia súc khoẻ với gia súc bệnh thông
qua nước bọt, dịch mụn nước, nước tiểu, phân, sữa… Con người cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc làm lây lan mầm bệnh thông qua giày dép, quần áo, người
chăn nuôi, thú y viên, vận chuyển thức ăn, thụ tinh nhân tạo…

9


Bệnh lây lan mạnh vào đầu thời kỳ của bệnh vì lúc này mọi chất thải và chất
tiết đều có chứa virus. Một điểm quan trọng là virus thường được bài xuất trước khi
có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Phòng thí nghiệm quốc tế tại Pirbright làm thực
nghiệm trên heo đã ghi nhận thời gian bài xuất virus trước khi có triệu chứng là 10
ngày, ở bò và cừu là 5 ngày, trung bình là 2,5 ngày (Knowles và Samuel, 2000).
Heo thường là loài thải virus ra môi trường nhiều nhất so với bò và cừu, một con bò
mắc bệnh bài xuất 105 virus một ngày còn heo bài xuất lượng virus gấp 1000 lần so
với bò. Tuy vậy, sự bài xuất virus cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào type virus gây
bệnh, thông thường sự bài xuất của type O và C là cao nhất.


Heo là loài động vật
bài thải virus nhiều
nhất qua đường không
khí

Số lượng
virus bài thải
/ ngày

Hình 2.3 .Khả năng bài thải virus LMLM trên các loài động vật
Nguồn: AVIS Consortium, 2002
Những thú mắc bệnh nhưng không áp dụng biện pháp giết mổ bắt buộc thường
là nguồn lây nhiễm lâu dài và gây nguy cơ tái bùng nổ dịch bệnh.

10


2.2.2.5. Cơ chế sinh bệnh
Trong tự nhiên, thời kỳ nung bệnh từ 2-7 ngày, có khi chỉ trong 24 giờ hoặc
kéo dài đến 11 ngày. Trong phòng thí nghiệm, thời kỳ này kéo dài 1-3 ngày. theo
OIE, thời gian nung bệnh tối đa là 21 ngày. Thú mắc bệnh tự nhiên hoặc thú đã tiêm
phòng rồi mắc bệnh sẽ có thời gian nung bệnh rất dài (Donaldson, 2000).
Khi virus theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá
hoặc qua da bị tổn thương. Trước tiên, nó nhân lên trong lớp thượng bì của ống tiêu
hoá hoặc da, gây thuỷ thũng một số tế bào thượng bì và hình thành nên các mụn
nước, tiếp đó virus nhân lên trong các mụn nước rồi vào máu gây sốt và lan đến các
phủ tạng. Do đặc tính hướng bì, virus phát triển chủ yếu trong các tế bào thượng bì
của niêm mạc và da, chủ yếu là những tế bào thượng bì non.
Dịch mụn nước trong giai đoạn này chứa rất nhiều virus và có thể gây nhiễm
mạnh mẽ nhất. Mụn nước có nguồn gốc từ lớp biểu bì vảy hoặc màng niêm dịch.

Khi mụn loét bị sây sát, nhiễm khuẩn sinh mủ gây hoại tử, gây bại huyết làm con
vật có thể chết hoặc suy yếu (Lê Anh Phụng, 1996; Nguyễn Tiến Dũng, 2000).
Virus có thể theo tuần hoàn của thú mẹ truyền qua nhau thai gây sảy thai (Trần
Thanh Phong, 1996).
2.2.3. Triệu chứng
Thú mắc bệnh có thời gian nung bệnh từ 2-7 ngày, biến thiên từ 36 giờ đến 20
ngày, thường thấy các triệu chứng chính sau.
Thú thường sốt, trong giai đoạn cấp tính thú sốt cao 41oC. Sau đó trong vòng 2
ngày sốt có thể giảm dần cùng với sự xuất hiện của các dấu hiệu lâm sàng, thú ủ rũ,
chậm chạp, bỏ ăn.
Mụn nước hình thành trong miệng, lưỡi, nướu, kẽ móng chân, vành móng,
phần mềm bên dưới chân, tại những điểm chịu áp lực trọng lượng cơ thể, bầu vú.
Thú đi lại khó khăn. Ngoài ra, có thể thấy thú chảy nhiều nước bọt ở miệng (dạng
bọt bia) và dịch mũi. Trên thú non có thể bệnh trên đường tiêu hoá với sự hình
thành mụn nước ở niêm mạc đường tiêu hoá, thú bệnh có triệu chứng tiêu chảy và

11


chết, đối với những trường hợp nhiễm virus có độc lực cao sẽ có hiện tượng nhiễm
trùng huyết.
2.2.4. Bệnh tích
2.2.4.1. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích chủ yếu của bệnh LMLM là các mụn nước nằm ở xoang miệng,
lưỡi, gờ vành móng, bầu vú và móng chân. Thông thường các bệnh tích này có sự
hồi phục nhanh chóng, trừ trường hợp có sự nhiễm trùng kết hợp. Thú sau khi hồi
phục thường có các di chứng như các vết sẹo ở miệng, vú, vành móng…
Một số trường hợp có bệnh tích viêm cơ tim cấp, nhất là trên thú non bị mắc
bệnh với biểu hiện tim mềm, nhạt màu, dễ vỡ, có những vùng màu xám đỏ hay vàng
nhạt do thoái hoá cơ tim.

Ngoài ra có thể thấy bệnh tích viêm phổi – màng phổi, viêm dạ dày ruột cấp
tính (Lê Anh Phụng, 2000).
2.2.4.2. Bệnh tích vi thể
Các tế bào biểu bì thuộc lớp stratum spinosum của da (tầng malpighi) bị thoái
hoá tròn ra. Do tế bào bị vỡ và tích tụ chất dịch phù thủng, các mụn nước được tạo
thành là đặc điểm của bệnh (Lê Anh Phụng, 2000). Khi kiểm tra dưới kính hiển vi
có thể thấy sợi cơ tim bị thoái hoá, hoại tử.
2.2.5. Chẩn đoán
2.2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Việc chẩn đoán lâm sàng bệnh LMLM có thể thực hiện trong trường hợp bệnh
xảy ra tại khu vực được xác định là có dịch LMLM. Triệu chứng chính của bệnh là
sự xuất hiện các mụn nước trong xoang miệng (lưỡi, nướu), quanh miệng, viền
móng chân, kẽ chân, vú, thú thường đi lại khó khăn, bỏ ăn.
Tuy nhiên, việc chẩn đoán lâm sàng đôi khi gặp khó khăn do dễ nhầm lẫn với
một số bệnh. Trên trâu, bò, cừu cần phân biệt với bệnh viêm miệng bọng nước
(vesicular stomatitis disease), bệnh đậu, bệnh dịch tả, bệnh nhiệt thán, tụ huyết
trùng… Trên heo chẩn đoán phân biệt với các bệnh bọng nước ban đỏ (vesicular
exanthema disease), bọng nước heo (swine vesicular disease), hoại tử do trực khuẩn

12


(necrosy bacillosis), thiếu biotine, hoại tử ở gan bàn chân (necrosy plantaris), viêm
miệng bọng nước truyền nhiễm (vesicular stomatitis).
2.2.5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Hiện nay, người ta áp dụng một số phương pháp sau để chẩn đoán bệnh
LMLM:
- Gây bệnh trên động vật thí nghiệm: tiêm bệnh phẩm đã nghiền vào nội bì
lưỡi bò, sau 2 giờ xuất hiện mụn đỏ; khía vào gan bàn chân chuột lang, sau 12 giờ
sẽ nổi vết đỏ, thủy thủng, đau chỗ khía; tiêm phúc mạc chuột con dưới 4 ngày tuổi

sẽ cho triệu chứng bệnh thí nghiệm sau 72-96 giờ.
- Phương pháp kết hợp bổ thể: dùng kháng thể chuẩn để phát hiện serotype O,
A, C trong bệnh phẩm. Phản ứng nhanh chỉ trong 12 giờ, đây là phương pháp đơn
giản giúp khẳng định hay loại trừ nghi ngờ bệnh LMLM.
- Phương pháp trung hòa virus: sử dụng dòng tế bào mẫn cảm như BHK-21,
hoặc dòng tế bào sơ cấp của thận heo, cừu. Kháng thể trung hòa được phát hiện sau
4-5 ngày bệnh, cho hiệu giá cao (1/250) trong khoảng 3 tuần.
- Phương pháp ELISA: được dùng để phát hiện kháng nguyên và phân lập
virus trong vòng 3-4 giờ, không phụ thuộc vào môi trường mô bào, đặc hiệu, nhanh
chóng. Hiện bộ kit chẩn đoán đang được dùng ở Việt Nam bao gồm bộ kháng thể
chuẩn để phát hiện 4 serotype kháng nguyên O, A, C, Asia 1, và bộ kháng nguyên
chuẩn để chẩn đoán 3 serotype O, A, C. Đây là phản ứng sandwich gián tiếp, trong
đó sử dụng kháng huyết thanh thỏ và kháng huyết thanh của chuột lang.
- Phương pháp PCR: dùng các đoạn mồi (primer) để phát hiện các đoạn gene
đặc trưng của virus, cho phép chẩn đoán chính xác căn bệnh và nguồn gốc căn bệnh
do xác định những protein không cấu trúc (nonstructural protein) và kết hợp kỹ
thuật kháng thể đơn dòng để xác định subtype trong serotype.
Theo những thông tin của phòng thí nghiệm Pirbright (2002), có thể sử dụng
PCR để xác định thú có kháng thể do tiêm phòng hay do mắc bệnh tự nhiên. Kháng
nguyên virus trong vaccine là kháng nguyên cấu trúc; do đó, khi kiểm tra thành
phần kháng thể, thú được tiêm phòng sẽ có cấu trúc của kháng thể chủ yếu phù hợp

13


với protein cấu trúc và một số ít với protein không cấu trúc do sự vấy nhiễm. Đối
với thú mắc bệnh tự nhiên thì ngược lại, thành phần kháng thể chủ yếu là đối với
protein kháng nguyên không cấu trúc.

Hình 2.4. Chẩn đoán phân biệt đáp ứng kháng thể với virus tự nhiên hay virus vaccine

Phương pháp PCR đã được sử dụng để phát hiện nhanh chóng và định type
virus, đồng thời để phát hiện những thú nhiễm virus LMLM nhưng không biểu hiện
triệu chứng. Tuy nhiên, độ nhạy của phương pháp này thường không bằng phương
pháp ELISA và sự phân lập virus. ARN virus có thể được phát hiện từ các mẫu
bệnh phẩm lấy từ miệng, mũi của thú nhiễm bệnh thực nghiệm 24-96 giờ trước khi
có dấu hiệu lâm sàng. Ngoài ra, phương pháp PCR cho kết quả trong vòng 2 giờ và
có thể được thực hiện dễ dàng.
2.2.6. Tính sinh miễn dịch
Kháng thể đặc hiệu gồm IgM, IgA, IgG, trong đó IgM xuất hiện trước nhất vào
ngày 5-12 sau khi nhiễm virus. IgG có mặt từ 4-21 ngày, sớm nhất vào ngày thứ 3
sau khi nhiễm và tồn tại từ 4-6 tháng. Thời gian tồn tại kháng thể tùy thuộc loài và
tùy thuộc độ tuổi của gia súc, heo và bê có thời gian miễn dịch ngắn hơn bò. Cuối
cùng là sự xuất hiện của IgA chiếm chủ yếu vào giai đoạn gần cuối của quá trình

14


×