Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kỳ luật hình sự 8 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.63 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Theo các ý kiến thống nhất hiện nay, tội giết người xâm phạm quyền sống
của con ngươì. Trong số các quyền nhân thân, quyền sống của con người là
quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, không một quyền nào có thể so
sánh được. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển. Khi quyền sống của con người bị xâm phạm thì mục tiêu phấn đấu của
loài người sẽ trở nên vô nghĩa; động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu.
Thêm vào đó, con người còn là chủ thể của quan hệ xã hội, nếu quyền sống
của con người bị xâm phạm thì các quan hệ xã hội sẽ bị phá vỡ. Chính vì
những lí do trên mà mục tiêu bảo vệ quyền sống của con người luôn được đặt
lên hàng đầu đối với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại và mọi chế độ.
Trong số các tội xâm phạm nhân thân thì tội giết người được qui định đầu tiên
và là một trong ba tội có hình phạt nghiêm khắc nhất- tử hình.
Thực tế xã hội hiện nay cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội, nhất là
trong giai đoạn thời kì kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới thì các loại
tội phạm nói chung cũng như cũng như tội giết người nói riêng càng trở nên
phức tạp hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của viêc phòng chống tội
phạm, dựa trên kiến thức về lí luận và thực tiễn , em đã chọn đề tài số 3 cho
bài tập lớn học kì môn Luật hình sự Việt Nam. Đây là tình huống liên quan
đến tội giết người được qui định tại Khoản 1 Điều 123 BLHS.
Do kiến thức lí luận và thực tế còn hạn chế nên bài viết không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài
viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

1


NỘI DUNG
TÌNH HUỐNG
A có ý định giết chị C (là vợ của A) để tự do lấy nhân tình. A bỏ thuốc độc


vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại
sức khoẻ không đáng kể. Khoảng một tháng sau đó, A tán thuốc ngủ thành
bột và trộn với bột sắn dây. Chị C không biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ
nên pha một cốc uống và đã tử vong. A bị kết án về tội giết người theo khoản
1 Điều 123 BLHS.
1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với hành vi
phạm tội trong tình huống nêu trên.
2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình
huống nêu trên.
3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án có
thể áp dụng với hành vi phạm tội của A?
4. Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu trên, A
đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích, thì lần
phạm tội này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

2


Theo điều 123 BLHS quy định về : Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05
năm.

3


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với hành
vi phạm tội trong tình huống nêu trên
Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội
thực hiện hành vi phạm tội (có thể hiểu là nguyên nhân tinh thần của tội
phạm). Trong tình huống này thì dấu hiệu xác định động cơ phạm tội của A
đối với hành vi phạm tội giết chị C (là vợ của A) là vì muốn để tự do lấy
nhân tình. Đây là động cơ đê hèn: mang tính ích kỷ cao, bội bạc, phản trắc.
Việc tự do lấy nhân tình của A được xem là động lực (các nhu cầu và lợi ích)
bên trong thúc đẩy quyết tâm A thực hiện hành vi giết người ( giết vợ là chị
C) nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm.
Trong các tội phạm thực hiện với hình thức lỗi cố ý thì bao giờ cũng có

động cơ phạm tội, tức là những động lực thúc đẩy, kích thích người phạm tội
thực hiện tội phạm. Trong tình huống này, động cơ của A là có giết C để tự do
lấy nhân tình và mục đích cuối cùng mà A mong muốn đạt được là C chết. Do
đó, lỗi của A được xác định ở đây là lỗi cố ý.
Ngoài ra, theo điều 10 BLHS , cố ý phạm tội là phạm tội trong những
trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn
nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy, căn cứ vào khoản 1 điều 10 BLHS thì lỗi của A được xác định là
lỗi cố ý trực tiếp. Vì A nhận thức rõ hành vi giết người của mình (giết vợ là
chị C) là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả là chị C sẽ chết và mong
muốn hậu quả chị C chết xảy ra, do đó, lỗi của A được xác định là lỗi cố ý
trực tiếp.
2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình
huống nêu trên.
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm. Bất kỳ tội
phạm nào cũng được thể hiện ra bên ngoài, phản ánh trong thế giới khách
quan.
4


Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã
hội, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện
và công cụ thực hiện tội phạm.
Trong tình huống này thì mặt khách quan của tội giết người là có hành vi
tước đoạt mạng sống của người khác. Hành vi của A theo đề bài là hoàn toàn

đủ cơ sở để hình thành mặt khách quan của tội phạm giết người.
- Hành vi: Hành vi của A là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác
một cách trái pháp luật. Tội giết người của A được coi là cấu thành tội phạm
vật chất. Việc làm của A ( bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C và tán
thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây) là hành vi đê hèn, ích kỉ vì để
thỏa mãn nhu cầu và lợi ích cá nhân, không chỉ làm tổn hại sức khỏe mà còn
tước đoạt đi tính mạng của chị C, gây nguy hiểm cho xã hội được quy định tại
BLHS
- Hậu quả: Không chỉ làm tổn hại sức khỏe mà còn tước đoạt đi tính mạng của
chị C, gây tổn thương tinh thần cho gia đình ( cha, mẹ, con cái, cô, dì,....) của
chị C và sự bất bình trong xã hội. Thiệt hại được gây ra trực tiếp bởi hành vi
trái pháp luật.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi của A là bỏ thuốc
độc vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn
hại sức khoẻ không đáng kể và A tán thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn
dây của chị C làm chị C uống và đã tử vong.
- Địa điểm: Tại nhà của anh A và chị C
- Phương pháp, thủ đoạn: A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C và A tán
thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây của chị C .
- Phương tiện, công cụ phạm tội: A sử dụng chất độc và thuốc ngủ để tác động
lên chị C
3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án
có thể áp dụng với hành vi phạm tội của A?
Cũng như những hoạt động khác của con người trong xã hội, hành vi phạm
tội diễn ra theo quá trình nhất định. Người cố ý phạm tội luôn mong muốn
thực hiện được trọn vẹn quá trình đó để đạt mục đích của mình. Để đánh giá
mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có sơ sở để xác định phạm vi trách
nhiệm hình sự của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức
5



độ thực hiện tội phạm : chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm
hoàn thành (trong đó bao gồm trường hợp: tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội).
Ở đây, vì để tự do lấy nhân tình, A có ý định giết C. Như vậy A giết C với
mục đích phản bội để thỏa mãn việc cưới vợ lẽ của mình. Ý đinh giết C của A
được thực hiện như sau: “ A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị
C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khoẻ không đáng kể. Khoảng một
tháng sau đó, A tán thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây chị C không
biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ nên pha một cốc uống và đã tử vong.” Như
vậy, mục đích giết chị C của A đã hoàn thành.
Từ những chi tiết trên, ta có thể xác định rằng hành vi phạm tội của A thuộc
giai đoạn tội phạm hoàn thành. Vì về mặt lý luận thì tội phạm hoàn thành là
trường hợp hành vi phạm tội làm thỏa mãn tất cả các dấu hiệu được nêu trong
cấu thành tội phạm. Người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi là dấu
hiệu khách quan của cấu thành, tức là cấu thành tội phạm qui định bao nhiêu
hành vi khách quan thì người phạm tội đã thực hiện hết.
Theo điểm q khoản 1 điều 123BLHS quy định thì người nào giết người vì
động cơ đê hèn thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình. Vì vậy, hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm
tội của A là hình phạt tử hình.
4. Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu trên,
A đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích, thì lần
phạm tội này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?
Theo quy định tại Điều 53 BLHS về : Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm
rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do
cố ý.
6


Theo quy định tại Điều 168 BLHS về: Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già
yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức

7


khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở
lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
=> Như vậy, để biết hành vi của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm thì
cần phải xác định được hành vi trộm cắp tài sản mà trước đây C thực hiện
thuộc vào khoản nào của Điều 168 BLHS 2015. Nếu A bị kết án theo
khoản 1, khoản 5 và khoản 6 điều 168 thì hành vi mà A thực hiện lúc này là
tái phạm, còn nếu thuộc vào khoản 2 , khoản 3 và khoản 4 điều 168 thì A bị
coi là tái phạm nguy hiểm.

KẾT LUẬN
Khép lại vụ án trên ta có thể rút ra những kết luận sau: Giết người là một hành
vi gây xâm hại rất lớn tới tính mạng và sức khỏe của con người, hành vi đó có
thể gây nên những hậu quả khó có thể lường trước được cho cá nhân con
người và cho toàn xã hội. Trên đây chỉ là một tình huống phạm tội giết người
trong số rất nhiều tình huống phạm tội giết người có thể xảy ra trong thực tế

hiện nay. Mỗi một trường hợp đều có các hình thức, thủ đoạn thực hiện tội
phạm khác nhau nhưng việc lựa chọn hình thức phạm tội nào và thực hiện
như thế nào thì mục đich cuối cùng của tội phạm cũng đều nhằm xâm hại đến
tính mạng, sức khỏe con người và gây hậu quả xấu cho xã hội. Vì vậy, cần
ngăn chăn kịp thời và xử phạt nghiêm khắc hơn nữa các tội phạm đó.Vì thế
mỗi người cần phải có ý thức hơn trong việc phòng chống tội phạm giết
người. Và khi đưa ra xét xử các vụ án liên quan đến loại tội phạm này, Tòa án
cũng cần có những kết luận chính xác hơn trong việc định tội và đinh khung
hình phạt để phạt đúng người đúng tội.
8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Trường đại học Luật Hà Nội ( Năm XB 2017). Giáo trình luật hình sự Việt
Nam, NXB Công An Nhân Dân, HN.
2- Trường đại học Luật Hà Nội ( Năm XB 2016). Giáo trình luật hình sự Việt
Nam ( Phần các tội phạm- quyển 1), NXB Hồng Đức- Hội luật Gia Việt
Nam, HCM
3- Trường đại học Kiểm Sát Hà Nội ( Năm XB 2014). Giáo trình luật hình sự
Việt Nam ( Phần chung), NXB Chính Trị Quốc Gia, HN
4- BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017, NXB Chính Trị Quốc Gia sự thật
5- Một số website:
- />- />-.
- />- />- />- />
9


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................1
NỘI DUNG ......................................................................................2

1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối
với hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên ............................4
2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
trong tình huống nêu trên. ..............................................................4
3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất
mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm tội của A? .................5
4. Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống
nêu trên, A đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa được
xóa án tích, thì lần phạm tội này của A bị coi là tái phạm hay tái
phạm nguy hiểm?
.............................................................................6
KẾT LUẬN
......................................................................................8

10


11



×