Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Trình bày định nghĩa vật chấtvà ý thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.48 KB, 2 trang )

Trình bày định nghĩa vật chấtvà ý thức? Phân tích mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức. Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ đó?
Liên hệ bản thân?
Đáp án.
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin: “Vật chất là phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác”.
- Khái niệm ý thức: Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, hay
ý thức chẳng qua chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan được di chuyển vào
trong đầu óc con người và cải biến đi. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất
có tổ chức cao là não người.
Bản chất của ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc
con người một cách năng động, sáng tạo, là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, là thế giới khách quan được di chuyển vào não người và cải biến ở
trong đó.
Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên: não người và thế giới
khách quan; và nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Trong mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức thì vật chất quyết định ý thức và ý thức có tác động trở lại vật chất .
Mối quan hệ này được thể hiện trên các điểm sau:
+ Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời tồn tại phát triển của ý
thức .
+ Điều kiện vật chất như thế nào thì hình thành nên ý thức như thế đó .
+ Khi vật chất phát triển thì ý thức cũng phát triển theo, vật chất biến
đổi thì ý thức cũng biến đổi theo .
Như vậy vật chất quyết định ý thức cả về nội dung lẫn hình thức và
khuynh hướng phát triển. Tuy nhiên ý thức có khả năng tác động trở lại vật chất.
Sự tác động đó biểu hiện ở chỗ.
+ Ý thức phản ánh hiện thực khách quan, giúp con người nhận biết
được hiện thực khách quan đó và có những mục tiêu, phương hướng, giải pháp


để cải tạo hiện thực khách quan phục vụ cuộc sống của con người.
+ Trong quá trình tác động cải tạo hiện thực khách quan, làm cho sự vật
– hiện tượng bộc lộ nhiều khả năng. Con người với ý thức của mình đã biết lựa
chọn khả năng đúng, phù hợp, thúc đẩy sự vật – hiện tượng phát triển đi lên.
+ Nói tới vai trò của ý thức là nói tới hoạt động thực tiễn của con người,
bởi trong hoạt động thực tiễn luôn có sự điều khiển mang tính định hướng, mục
tiêu của ý thức. Nếu ý thức không chuyển thành hoạt động cụ thể thì ý thức
không thể tác động được tới thế giới khách quan.
- Ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
+ Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, chính vì
vậy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phải xuất


phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt
động.
+ Ngược lại, ý thức có khả năng tác động ngược trở lại thế giới vật chất,
có tính năng động và sáng tạo. Chính vì vậy cần phải phát huy tính năng động
chủ quan của mỗi người trong nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan, chống
bệnh chủ quan, duy ý chí trong hoạt động thực tiễn.
Liên hệ bản thân: Trong làm việc phải xuất phát từ những điều kiện cụ
thể, có tính khả thi để làm việc, không mơ mộng ảo tưởng xa thực tế. Luôn
trung thực khách quan. Ví dụ:
Trong nhận thức luôn học tập, phát huy vai trò sáng tạo của tri thức để
làm việc tốt hơn. Ví dụ:
Bài học mà Đảng ta nêu ra là mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất
phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan.
- Trong bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người(cá nhân) , phải chú trọng nâng cao
đời sống vật chất, đồng thời phải chú ý nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần.
Đảng ta chủ trương “phát triển kinh tế là trung tâm”, “làm cho văn hoá gắn kết
chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững

chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”. “Kết hợp chặt chẽ giữa tăng
trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội,
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”, không ngừng bồi dưỡng
nâng cao trình độ, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, khơi dậy lòng yêu nước, phát huy
đầy đủ tính năng động, ý chí sáng tạo của con người trong việc nhận thức, cải tạo
và phát triển xã hội.



×