Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA CHỦNG TG VÀ V Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.61 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA
VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
CHỦNG TG VÀ V

Sinh viên thực hiện : PHẠM NGỌC THÙY LIÊN
Ngành

: THÚ Y

Lớp

: TC03TYTP

Niên Khóa

: 2003 - 2008

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA
VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
CHỦNG TG VÀ V

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. TRẦN THỊ BÍCH LIÊN

PHẠM NGỌC THÙY LIÊN

ThS. NGUYỄN MẠNH THẮNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 - 2009

i


CẢM TẠ
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
ThS. Trần Thị Bích Liên, giảng viên trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình
hướng dẫn, góp ý giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
ThS. Lê Công Tiến, trưởng phòng kỹ thuật thuộc Công ty thuốc Thú Y TW đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập tại phòng kỹ thuật.
ThS. Nguyễn Mạnh Thắng, cán bộ kỹ thuật thuộc phòng kỹ thuật của Công ty
thuốc Thú Y TW đã hết lòng quan tâm chỉ bảo hướng dẫn em trong thời gian thực tập
tại Công Ty.
Quý thầy cô khoa Chăn nuôi-Thú y của Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM

đã tận tình giảng dạy em trong những năm học vừa qua.
Ban Giám đốc Công Ty Thuốc Thú Y TW, các cô chú, anh chị phòng kỹ thuật,
phân xưởng vi trùng, khu chăn nuôi Thạnh Lộc thuộc phòng kiểm nghiệm của Công ty
thuốc Thú y TW đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian em thực tập tại
Công ty.
Gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm, động viên em trong quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu ”Khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn
Pasteurella multocida chủng Tg và V” được thực hiện tại phòng Kỹ thuật, phân
xưởng Vi trùng, khu chăn nuôi Thạnh Lộc thuộc phòng Kiểm nghiệm của Công ty
thuốc thú y TW, thời gian thực hiện từ 04/8/2008 đến 04/12/2008, nhằm mục đích tìm
hiểu vi khuẩn Pasteurella multocida các chủng Tg và V về đặc điểm hình thái, tính
chất sinh hóa, đặc tính nuôi cấy của các chủng này khi nuôi cấy tĩnh và nuôi cấy lên
men, khảo sát độc lực của các chủng vi khuẩn trên chuột bạch.
Đặc tính hình thái của các chủng vi khuẩn được xác định bằng cách nhuộm màu
Gram, quan sát trên kính hiển vi điện tử. Cấy vi khuẩn trên đĩa petri thạch máu xem
khuẩn lạc.
Đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn xác định bằng các phản ứng thông
thường kết hợp với bộ Kit API 20E của Pháp.
Sử dụng môi trường Hottinger để khảo sát đặc tính nuôi cấy của các chủng khi
nuôi cấy tĩnh và nuôi cấy lên men thông qua các thông số như độ đục, nồng độ vi
khuẩn và vật chất khô lượng vi khuẩn.
Khảo sát độc lực của các chủng trên chuột: tiêm canh khuẩn pha loãng ở mỗi
nồng độ 10-5,10-6,10-7,10-8,10-9, 10-10 cho chuột, quan sát theo dõi thời gian chết, số
chết.

Kết quả thí nghiệm như sau:
- Vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V có đặc tính hình thái hoàn
toàn giống nhau, dạng cầu trực khuẩn, Gram âm (-), kích thước nhỏ. Trên thạch máu
khuẩn lạc của vi khuẩn có màu trắng đục, mặt vồng, rìa gọn. Trên thạch máu sau 24
giờ nuôi cấy khuẩn lạc có đường kính từ 1,0 – 1,5mm.
- Vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V đều có đặc tính sinh hóa giống
nhau. Vi khuẩn cho phản ứng dương tính (+) với oxidase, catalase, citrat, VP, indol.
Phản ứng âm tính (-) với urease, H2S. Không làm tan chảy gelatin. Lên men đường

iii


manitol, saccharose, glucose, không lên men đường inositol, sorbitol, rhamnose,
melibiose, anygladin và arabinose.
- Vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V phát triển giống nhau khi nuôi
cấy tĩnh. Trong hệ thống lên men, chỉ sau 4,5 giờ nuôi cấy nồng độ vi khuẩn đạt được
đã xấp xỉ 30.109CFU/ml.
- So sánh với các nghiên cứu đã được công bố về độc lực của vi khuẩn
Pasteurella multocida thì vi khuẩn chủng Tg và V có độc lực tương đối cao đối với
chuột bạch.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..................................................................................................................... i
Cảm tạ.........................................................................................................................ii
Tóm tắt....................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................v

Danh mục các hình ảnh, đồ thị ................................................................................. viii
Danh mục các bảng ................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU................................................................................2
1.2.1. Mục đích ...........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN.........................................................................................3
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA ........3
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu ...........................................................................................3
2.1.2. Vi khuẩn Pasteurella multocida.......................................................................3
2.1.2.1. Ðặc điểm hình thái của vi khuẩn Pasteurella multocida .............................3
2.1.2.2. Sức đề kháng .................................................................................................6
2.1.2.3. Ðặc tính sinh hóa của vi khuẩn......................................................................7
2.1.2.4. Đặc điểm nuôi cấy của vi khuẩn....................................................................9
2.1.2.5. Độc lực của vi khuẩn ....................................................................................12
2.1.2.6. Đặc tính kháng nguyên.................................................................................14
2.1.2.6.1. Kháng nguyên giáp mô (K) .......................................................................14
2.1.2.6.2. Kháng nguyên thân (O) .............................................................................15
2.1.2.6.3. Kháng nguyên protein ...............................................................................15
2.1.2.7. Sự phân bố các serotype gây bệnh thế giới ..................................................17
2.2. MỘT SỐ BỆNH DO VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA .................21

v


2.2.1.Bệnh tụ huyết trùng gia cầm (Fowl cholera)....................................................21
2.2.2. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò .............................................................................21
2.2.3. Bệnh tụ huyết trùng heo ..................................................................................23
Chương 3. NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................25

3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ............................................................................25
3.2. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM................................................................................25
3.3. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM .................................................................................25
3.3.1. Giống vi khuẩn ................................................................................................25
3.3.2. Động vật thí nghiệm ........................................................................................25
3.3.3. Môi trường, hóa chất, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm .....................................26
3.4. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................................................26
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh hóa, đặc điểm
nuôi cấy của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V..................................26
3.4.1.1. Phương pháp khảo sát đặc điểm hình thái, cấu tạo của vi khuẩn
Pasteurella multocida chủng Tg và V.......................................................................26
3.4.1.2. Phương pháp kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Pasteurella
multocida chủng Tg và V .........................................................................................26
3.4.1.3. Phương pháp kiểm tra đặc điểm nuôi cấy vi khuẩn Pasteurella
multocida chủng Tg và V ..........................................................................................27
3.4.1.3.1. Nuôi cấy tĩnh ............................................................................................27
3.4.1.3.2. Nuôi cấy lên men.......................................................................................27
3.4.1.4. Phương pháp kiểm tra độ đục.......................................................................27
3.4.1.5. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn Pasteurella
multocida chủng Tg và V ..........................................................................................28
3.4.1.6. Phương pháp xác định lượng vật chất khô vi khuẩn Pasteurella
multocida chủng Tg và V ..........................................................................................28
3.4.2. Phương pháp kiểm tra độc lực của vi khuẩn Pasteurella
multocida chủng Tg và V trên chuột bạch ...............................................................29
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................30
4.1. Đặc điểm hình thái, đặc tính sinh hóa, đặc điểm nuôi cấy của vi khuẩn
Pasteurella multocida chủng Tg và V.......................................................................30

vi



4.1.1. Ðặc điểm hình thái, khuẩn lạc của vi khuẩn Pasteurella
multocida chủng Tg và V .........................................................................................30
4.1.2. Ðặc tính sinh hóa của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V ..........32
4.1.3. Đặc điểm nuôi cấy (Khảo sát sự phát triển của vi khuẩn
Pasteurella multocida chủng Tg và V ) ....................................................................35
4.1.3.1. Nuôi cấy tĩnh ................................................................................................35
4.1.3.2. Nuôi cấy lên men..........................................................................................36
4.2. Độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V trên chuột ..........40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................43
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................43
5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................43
PHỤ LỤC .................................................................................................................51

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Vi khuẩn Pasteurella multocida dưới kính hiển vi ....................................4
Hình 2.2: Khuẩn lạc của vi khuẩn Pasteurella multocida trên thạch máu.................5
Hình 4.1: Khuẩn lạc của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg trên môi trường
thạch máu cừu............................................................................................................31
Hình 4.2: Khuẩn lạc của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng V trên môi trường
thạch máu cừu............................................................................................................31
Hình 4.3: Kết quả sinh hóa của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V .....34
Đồ thị 4.1: Sự phát triển của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V .........36
Đồ thị 4.2: Gía trị độ đục theo thời gian nuôi cấy.....................................................37
Đồ thị 4.3: Vật chất khô theo thời gian nuôi cấy.......................................................39


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đặc tính sinh hóa của Pasteurella multocida ............................................8
Bảng 2.2: Khả năng sống của các chủng vi khuẩn trong môi trường khác nhau ......10
Bảng 2.3: Lượng vật chất khô của vi khuẩn trong các môi trường khác nhau..........11
Bảng 2.4: Phân bố serotype của 53 chủng Pasteurella multocida phân lập từ gà tại
Srilanka......................................................................................................................18
Bảng 2.5: Serogroup và OMP của 100 phân lập Pasteurella multocida tại Anh và xứ
Wales .........................................................................................................................20
Bảng 4.1: Đặc tính sinh hóa của Pasteurella multocida chủng Tg và V ..................33
Bảng 4.2: Sự phát triển của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V ...........35
Bảng 4.3: Sự phát triển của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V trong hệ
thống lên men ............................................................................................................37
Bảng 4.4: Kết quả đếm số vi khuẩn...........................................................................38
Bảng 4.5: Lượng vật chất khô xác vi khuẩn..............................................................38
Bảng 4.6: Độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg đối với chuột
bạch............................................................................................................................40
Bảng 4.7: Độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida chủng V đối với chuột
bạch............................................................................................................................41

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vi khuẩn Pasteurella multocida là một trong những vi khuẩn gây bệnh phổ biến
cho gia súc, gia cầm. Các bệnh do nhóm vi khuẩn này gây ra thuộc nhóm các bệnh
nguy hiểm như bệnh tụ huyết trùng gia cầm, tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng heo.
Vi khuẩn Pasteurella multocida đã được nghiên cứu nhiều, tuy nhiên đến nay
bệnh do vi khuẩn này gây ra vẫn xuất hiện thường xuyên tại một số nước. Tại Việt
Nam, bệnh tụ huyết trùng trên gia súc, gia cầm xảy ra hàng năm, nhất là vào mùa mưa
và vào lúc thời tiết thay đổi đột ngột. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho các cơ sở
chăn nuôi và hộ gia đình.
Hiện nay, vùng ôn đới bệnh tụ huyết trùng đã giảm nhiều nhờ công tác vệ sinh
và dùng thuốc phòng trong thức ăn. Vùng nhiệt đới bệnh vẫn còn phổ biến và luôn
xuất hiện như một bệnh nhiễm trùng huyết và tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao.
Vào đầu những năm 90, Trung tâm nghiên cứu Thú Y Nam Bộ đã phân lập vi
khuẩn Pasteurella multocida chủng Tg và V gây bệnh tụ huyết trùng trên gà và vịt tại
các tỉnh phía Nam và sử dụng những chủng này làm vacxin phòng bệnh.
Hiểu biết về vi khuẩn Pasteurella multocida có một tầm quan trọng đặc biệt
trong phòng chống, điều trị và chế tạo vacxin phòng bệnh do vi khuẩn này gây nên.
Được sự cho phép của Công ty Thuốc Thú Y Trung Ương, dưới sự hướng dẫn
của ThS. Trần Thị Bích Liên và ThS. Nguyễn Mạnh Thắng, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida
chủng Tg và V”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Khảo sát một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida của
chủng Tg và V để sản xuất vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng gia cầm.
1.2.2. Yêu cầu:
- Đánh giá một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh hóa, đặc điểm nuôi cấy của vi

khuẩn Pasteurella multocida của chủng Tg và V.
- Kiểm tra độc lực của vi khuẩn Pasteurella multocida của chủng Tg và V trên
chuột.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra được Bollinger moâ taû lần đầu
tiên vào năm 1878, sau đó được Toussaint phân lớp vào năm 1879. Cũng vào năm này
Kitt gây nhiễm thành công vi khuẩn này cho chuột và bồ câu (Theo Nguyễn Thiên
Thu, 1998). Những năm sau đó vi khuẩn Pasteurella multocida và những bệnh do vi
khuẩn này gây ra được nghiên cứu và moâ taû kĩ lưỡng hơn. Từ lúc phát hiện đến nay vi
khuẩn này có nhiều tên gọi khác nhau như Micrococcus gallicidus, sau đó vi khuẩn
được gọi tên kèm với tên ký chủ mà ta đã phân lớp được như Pasteurella avicida
(hoặc Pasteurella aviseptica), Pasteurella bovicida (hoặc Pasteurella boviseptica). Từ
năm 1929 Topley và Wilson đề nghị gọi chung là Pasteurella septica, thuật ngữ này
được sử dụng nhiều tại Anh. Từ năm 1939 Rosenbusch và Merchant đưa vào kết quả
nghiên cứu từ 114 chủng đã đưa ra tên gọi Pasteurella multocida, tên gọi này được sử
dụng rộng rãi cho đến tận ngày nay (Rimler và Glisson, 1997).
2.1.2. Vi khuẩn Pasteurella multocida
2.1.2.1. Ðặc điểm hình thái của vi khuẩn Pasteurella multocida
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001), phân loại của vi khuẩn
Pasteurella multocida như sau:
Bộ : Eubacteriales
Họ : Pasteurellaceae
Giống : Pasteurella

Loài : Pasteurella multocida

3


Vi khuẩn Pasteurella multocida mang những đặc tính hình thái chung của loài
như có dạng hình gậy ngắn nhỏ, bắt màu rõ ở hai đầu, Gram âm, không di động, không
hình thành nha bào. Vi khuẩn Pasteurella tạo giáp mô rất rõ, có thể xác định đặc tính
này bằng các phương pháp thông thường. Giáp mô của vi khuẩn hình thành khi được
phát triển trong môi trường cơ bản có thêm 0,05% đường glucose, nuôi cấy ở nhiệt độ
370C trong điều kiện hiếu khí. Giáp mô không phát triển được trong môi trường
không có đường ở 280C. Kích thước vi khuẩn từ 0,6 - 2,5μm x 0,2 - 0,4 μm. Kích
thước của vi khuẩn có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ nuôi cấy (vi khuẩn có kích
thước nhỏ nếu nuôi cấy ở nhiệt độ thấp) và môi trường nuôi cấy (kích thước của vi
khuẩn sẽ to hơn nếu được nuôi cấy trong môi trường giàu chất dinh dưỡng và có thêm
đường). Trong canh trùng già vi khuẩn có chiều hướng đa hình thái với hình gậy dài
ngắn khác nhau.

Hình 2.1: Vi khuẩn Pasteurella multocida dưới kính hiển vi
Nguồn : Dẫn lại theo Phạm Quang Thái, 2008.
Khuẩn lạc của vi khuẩn có nhiều biến thể, hình dạng và kích thước của khuẩn lạc
phụ thuộc vào thành phần của môi trường nuôi cấy. Trên môi trường agar-tryptose có
chứa đường thì khuẩn lạc có kích thước khoảng 1mm (đường kính), hơi lồi ở giữa và
có sắc cầu vồng. Sắc cầu vồng của khuẩn lạc thấy rõ nếu ta đặt đĩa chênh chếch ra
ngoài ánh sáng mặt trời. Dưới kính hiển vi lập thể với ánh sáng chiếu xiên thì sắc cầu
vồng của khuẩn lạc có màu hơi đỏ, vàng ánh kim, xanh lơ và xanh lá cây. Khuẩn lạc
của một số chủng vi khuẩn trong môi trường không có máu, không có đường ở 280C

4



hoặc nuôi cấy yếm khí thì nhỏ hơn và không có màu đỏ, sắc cầu vồng của vi khuẩn
chủ yếu là xanh lơ. Khuẩn lạc màu cầu vồng rất độc và gây bệnh thể cấp tính, loại
khuẩn lạc màu xanh kém độc. Vi khuẩn có khuẩn lạc màu cầu vồng tách rời từng tế
bào hoặc từng đôi, không ngưng kết với kháng huyết thanh. Vi khuẩn có khuẩn lạc
màu xanh cũng rời từng tế bào hay từng cặp nhưng cho ngưng kết với kháng huyết
thanh. Khuẩn lạc màu xám chỉ có chuỗi dài vi khuẩn, không giáp mô, không độc.
Vi khuẩn có khuẩn lạc màu cầu vồng đem nuôi cấy có thể cho khuẩn lạc màu
xanh, vi khuẩn có khuẩn lạc màu xanh cũng đột biến và sinh khuẩn lạc màu xám. Màu
của khuẩn lạc có liên quan đến sự hiện diện của giáp mô. Những vi khuẩn có độc lực
cao thường tạo khuẩn lạc trơn.

Hình 2.2: Khuẩn lạc của vi khuẩn Pasteurella multocida trên thạch máu.
Nguồn : Dẫn lại theo Phạm Quang Thái, 2008.
Khi nuôi cấy dài ngày hoặc để lâu ở nhiệt độ phòng khuẩn lạc trở nên trắng hơn,
mọc sâu vào môi trường thạch. Theo Rimler (1992) nếu nuôi cấy lâu ngày khuẩn lạc sẽ
nhớt và dính, khi cấy chuyển liên tục thì giáp mô của vi khuẩn bị mất, khuẩn lạc nhỏ
đi, không màu và trong suốt. Các biến thể khuẩn lạc xù xì của các type chính thống có
thể xảy ra ở canh khuẩn già. Nămioka và Murata (1961) nghiên cứu các dạng khuẩn
lạc của vi khuẩn Pasteurella multocida cho thấy chủ yếu 2 dạng: dạng có dung quang
màu xanh và dạng có dung quang sắc cầu vồng. Những khuẩn lạc có dung quang màu
xanh thường không có hoặc ít có giáp mô, vì thế không có độc lực hoặc có ít độc lực,
khuẩn lạc dạng R có dung quang màu xanh lơ. Các chủng cường độc, mới phân lập có

5


dung quang mạnh. Khi tiêm truyền các chủng Pasteurella multocida qua bồ câu thấy
có sự tăng lên của những vi khuẩn tạo khuẩn lạc dạng S.
Đặc tính bắt màu của vi khuẩn Pasteurella multocida cũng không cố định, vi

khuẩn trong các bệnh phẩm, các canh khuẩn mới phân lập thường bắt màu lưỡng cực
rõ rệt. Cấy truyền nhiều lần làm giảm đặc tính bắt màu lưỡng cực của vi khuẩn.
2.1.2.2. Sức đề kháng
Vi khuẩn Pasteurella multocida được coi là có sức đề kháng kém đối với ngoại
cảnh. Nó dễ bị diệt bằng các chất sát trùng thông thường, bởi tia nắng mặt trời, làm
khô. Đun lên 560C, vi khuẩn Pasteurella multocida bị giết trong 15 phút, ở 600C trong
10 phút. Các dung dịch phenol, NaOH và 0,1% benzalkonium chlorua cũng có khả
năng diệt vi khuẩn cao. Trong sản xuất vacxin người ta dùng dung dịch formol để bất
hoạt vi khuẩn với tỷ lệ 0,3%. Nobrega (theo trích dẫn của Nguyễn Lương) thấy canh
trùng Pasteurella multocida trong ống hàn kín để ở 170C còn độc sau 2 năm. Trong
bông thấm đầy máu chuột bị nhiễm bệnh còn có vi khuẩn sống trong 114 giờ, đến 166
giờ tức là lúc bông khô hoàn toàn thì không còn vi khuẩn sống nữa. Trên các tiêu bản
phết máu còn vi khuẩn sống sau 24 giờ, đến 39 giờ thì không còn nữa. Nếu chứa máu
nhiễm trùng trong ống thủy tinh và hàn kín để ở phòng lạnh thì vi khuẩn sống tới 221
ngày. Theo Dimove (trích dẫn của Nguyễn Lương) thì vi khuẩn chết nhanh trong đất
có độ ẩm dưới 40%. Trong đất có độ ẩm 50% và nhiệt độ 200C, vi khuẩn sống được 5
- 6 ngày nếu pH là 5; được 15 - 100 ngày ở pH là 7 và 24 - 85 ngày ở pH là 8. Nếu
canh trùng đông khô và hàn kín thì vi khuẩn không mất độc lực ở -230C hay lạnh hơn.
Trong xác thối, vi khuẩn có thể sống 1 - 3 tháng, trong phân được 14 ngày. ở Srilanka,
De Alwis (1992) thấy rằng nếu cấy canh trùng vào thạch mềm (0,75% thạch) bằng
cách cấy thẳng thì vi khuẩn có thể sống trong phòng thí nghiệm 1 năm.
Sức đề kháng của vi khuẩn Pasteurela multocida đối với kháng sinh cũng được
nghiên cứu nhiều. Tùy thuộc vào tình hình dịch tễ, quá trình sử dụng các loại kháng
sinh trước đó, vi khuẩn phân lập được sẽ cho kết quả kháng sinh đồ khác nhau. Thí dụ
như các chủng vi khuẩn Pasteurela multocida phân lập được tại Indonesia đề kháng
với lincomycin và sulfadiazin, nhạy cảm với ampicillin, trimethoprim, doxyxyclin,
enrofloxacin và gentamycin (Jonas và cs, 2001). Còn vi khuẩn Pasteurella multocida

6



thuộc serotype A và F gây bệnh phân lập được tại Hungary lại nhạy cảm với penicillin,
certiofur, tetracycline và đề kháng với neomyxin (Kardos và Kiss, 2005).
2.1.2.3. Ðặc tính sinh hóa của vi khuẩn
Phản ứng sinh hóa mang tính đặc trưng cho mỗi giống, loài vi khuẩn. Do đó
phản ứng sinh hóa được dùng để định danh vi khuẩn.
Thành phần dinh dưỡng trong môi trường và điều kiện nuôi cấy có thể ảnh
hưởng tới đặc tính sinh hóa của vi khuẩn, vì thế để kết quả sinh hóa được chính xác
không nên nuôi cấy vi khuẩn trên những môi trường ức chế, môi trường chọn lọc mà
tốt nhất là nuôi cấy vi khuẩn trên những môi trường phổ thông. Canh khuẩn sử dụng
để làm các phản ứng sinh hóa cũng phải thuần khiết, không tạp nhiễm, các thao tác
trong quá trình làm phản ứng phải đúng kỹ thuật và trong điều kiện vô trùng.
Thông thường kết quả lên men carbohydrate của vi khuẩn được đánh giá qua sự
sinh acid trong môi trường cơ bản nước pepton 1% có chứa 1% loại đường yêu cầu.
Đa số các chủng vi khuẩn thuộc Pasteurella multocida cho kết quả dương tính
đối với galactose, glucose, fructose, mannose, sorbitol, xylose và sucrose. Pasteurella
multocida còn có thể lên men mannit và maltose. Vi khuẩn Pasteurella multocida
không làm tan chảy gelatin, không mọc trên môi trường khoai tây, không làm vón sữa.
Các chủng của vi khuẩn Pasteurella multocida có khả năng sinh indol cao. Tuy nhiên
thời gian đọc kết quả tùy thuộc vào môi trường sử dụng, nếu dùng môi trường 1%
pepton thì vi khuẩn cho phản ứng dương tính sau 4 ngày nuôi cấy ở nhiệt độ 370C.
Nếu dùng môi trường 2% pepton có bổ sung thêm men bia và một số vitamin thì vi
khuẩn Pasteurella multocida cho phản ứng indol dương tính chỉ sau 18 – 24 giờ nuôi
cấy ở nhiệt độ 370C. Vi khuẩn Pasteurella multocida sẽ mất đặc tính sinh indol nếu
cấy chuyển nhiều lần trên môi trường nhân tạo, nhưng sẽ có lại đặc tính này nếu tiêm
cho trâu bò. Một số chủng thuộc Pasteurella multocida khi bảo quản sau 2 năm có thể
không lên men xylose (De Alwis, 1992).
Vi khuẩn Pasteurella multocida mọc trên môi trường thạch Mueller-Hinton
không có máu sẽ cho phản ứng oxidase âm tính.
Đặc tính sinh hóa của các chủng thuộc Pasteurella multocida phân lập được tại

các vùng khác nhau cũng có thể khác nhau. Vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập
được tại Việt Nam có đặc tính sinh hoá thông thường như lên men glucose, sucrose.. .

7


Riêng đường sorbitol có 3 chủng luôn cho phản ứng âm tính, 3 chủng luôn cho phản
ứng dương tính, 26 chủng còn lại cho kết quả thay đổi, lúc âm lúc dương. Còn các
chủng thuộc Pasteurella multocida phân lập được từ các vùng dịch ở Srilanka thì lại
không có chủng nào lên men đường lactose, salicin, adonitol, inositol và dulcitol
(Phùng Duy Hồng Hà, 1990; Wijewardana, 1994).
Bảng 2.1: Đặc tính sinh hóa của Pasteurella
Pasteurella
Tests
multocida

Gallinarum

Dung huyết

-

-

McConkey

-

-


Indol

+

-

Di dộng

-

-

Gelatin

-

-

Catalase

+

-

Oxidase

+

+


Urease

-

-

Glucose

+

+

Lactose

-U

-

Sucrose

+

+

Maltose

-U

+


(+) : dương tính

(-) : âm tính

-U : đa phần âm tính.

Nguồn: Rimler R.B và Glisson J.R, 1997.
Vào năm 1939, Rosenbusch và Merchant (Trích dẫn theo Rimler và Glisson,
1997) đã xếp những phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida thành 3 nhóm dựa trên
sự lên men đường xylose, arabinose và dulcitol. Nhóm một là những chủng lên men
arabinose và dulcitol nhưng không lên men xylose, nhóm hai lên men xylose nhưng
không lên men arabinose và dulcitol, nhóm 3 là những chủng không thuộc 2 nhóm
trên.

8


2.1.2.4. Ðặc điểm nuôi cấy của vi khuẩn
Vi khuẩn Pasteurella multocida có khả năng phát triển tốt trong hầu hết các loại
môi trường phổ thông. Môi trường dùng để nuôi cấy vi khuẩn Pasteurella multocida
có thể là môi trường đặc, thể lỏng hoặc bán lỏng. Pasteurella multocida thuộc loại vi
khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy nghi.
Nuôi cấy vi khuẩn Pasteurella multocida trên môi trường thạch máu sẽ ức chế sự
xuất hiện của các biến thể và giúp tái tạo giáp mô của vi khuẩn. Một số nghiên cứu còn
thấy rằng có thể thay máu bằng các chất khác như Haematin, Catalase, Sodium sulfit
và một số chất khác có đặc tính xúc tác phân hủy H2O2. Vi khuẩn Pasteurella
multocida cũng mọc tốt trong môi trường nước thịt, sau một ngày đêm vi khuẩn làm
đục môi trường và canh trùng thuần khiết có mùi tanh rất đặc trưng, vài ngày sau nước
thịt trở lên trong, đáy có cặn nhày, lắc khó tan, trên mặt môi trường có lớp màng mỏng
khi lắc lớp màng này vỡ ra (Hoàng Đạo Phấn, 1986). Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn

phát triển là 370C, pH trong khoảng 7,2 - 7,4. Tuy nhiên vi khuẩn cũng có thể phát
triển trong môi trường có giá trị pH từ 6,2 - 9,8 tùy vào thành phần hóa học của môi
trường. Trong môi trường nuôi cấy nếu có thêm huyết thanh hoặc máu thì vi khuẩn sẽ
mọc tốt hơn. Cấy chuyển liên tục trong môi trường nhân tạo vi khuẩn mọc yếu đi.
Theo tài liệu của OIE (2004) thì môi trường tốt nhất cho vi khuẩn Pasteurella
multocida phát triển là môi trường YPC (yeast extract pepton L-cystine) có thêm
sucrose và sodium sulfit (Na2SO4) và môi trường TSA (Tryptone soy agar), trên môi
trường TSA kích thước của khuẩn lạc sẽ lớn nhất. Vi khuẩn Pasteurella multocida còn
có khả năng mọc tốt trong môi trường đậu phụ. Tuy nhiên vi khuẩn Pasteurella
multocida không phát triển trên môi trường thạch MacConkey và thạch Citrate.
Để vi khuẩn Pasteurella multocida phát triển tốt trong môi trường nhân tạo cần
cho thêm vào một số chất như cysteine, glutamic acid, leucine, methionine, muối vô
cơ, nicotinămide, pantothenate, thiamine và đường. Trong đó leucine có tác dụng kích
thích tăng trưởng và thiamine có thể thay thế bằng adenine (Jablonski và cs, 1996).
Michael và cộng sự (2002) thấy rằng vi khuẩn Pasteurella multocida phát triển
trong môi trường phổ thông có cho thêm tụy đệm, CaCl2 và MgCl2 thì giống như phát
triển trong môi trường BHI (Brain Heart Infusion). Trong môi trường giàu chất dinh

9


dưỡng thì các gen liên quan tới quá trình trao đổi chất của vi khuẩn hoạt động rất mạnh
(Michael và cs, 2002; Shivachandra và cs, 2006).
Peter và cộng sự (1996) sử dụng môi trường dinh dưỡng tối thiểu để nuôi cấy
chủng sinh độc tố và không sinh độc tố của vi khuẩn Pasteurella multocida. Môi
trường này gồm 17 thành phần, trong đó có cysteine, acid glutamic, leucine,
methionine, muối vô cơ, nicotinămid, pantothenate, thiamine. Kết quả là 40/46 chủng
đem thử (chiếm 87%) mọc tốt trong môi trường này trong vòng 10 lần cấy chuyển và
vẫn giữ nguyên khả năng sinh độc tố hoặc không sinh độc tố như lúc đầu.
Trong các loại môi trường dùng để bảo quản mẫu bệnh phẩm chứa Pasteurella

multocida thì thấy rằng vi khuẩn này có thể duy trì sự sống trong môi trường CaryBlair và L-15 (Leubovitz medium N0 15) hơn 15 ngày ở điều kiện nhiệt độ phòng, tuy
nhiên trong sử dụng Cary-Blair làm môi trường vận chuyển (transport medium) thì tốt
hơn còn môi trường L-15 thích hợp hơn khi bảo quản vi khuẩn trong phòng thí nghiệm
(Eiichi, 1997).
Bảng 2.2: Khả năng sống của các chủng vi khuẩn trong môi trường khác nhau
Số chủng sống

Loại môi

Tổng số

trường

chủng

Sau 1 ngày

Sau 4 ngày

Thioglyconate

16

14

0

-

-


Transwab

16

14

0

-

-

Schaedler
Culturette
Stuart

16

7

4

2

0

16

16


7

4

0

Thyoglycolate
thêm 0,5% agar
Cary-Blair

16

16

14

6

0

L-15

16

16

13

10


9

16

16

16

16

16

16

16

16

16

16

Sau 7 ngày Sau14 ngày

Nguồn: Eiichi và cộng sự, 1997.
Nếu nuôi cấy tĩnh vi khuẩn Pasteurella sẽ phát triển theo 4 pha: pha phát triển
chậm (pha thích nghi) kéo dài từ khi cấy tới giờ thứ 8, pha phát triển (pha logarit) bắt

10



đầu từ giờ thứ 8 tới giờ thứ 14, pha cân bằng bắt đầu từ giờ thứ 14 tới giờ thứ 19, sau
đó là pha suy tàn.
Trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn để làm vacxin người ta thường sử dụng môi
trường cơ bản có thêm sucrose, pepton và chất chiết men bia. Môi trường Hottinger
cũng rất tốt cho vi khuẩn Pasteurella phát triển. Nuôi cấy có sục khí có thể làm tăng
sinh khối vi khuẩn lên gấp 20 lần so với nuôi cấy tĩnh. Sục khí bằng hỗn hợp khí có tỷ
lệ CO2 và O2 khác nhau cũng tác dụng như sục khí bằng không khí thường. Nhưng nếu
sục khí bằng oxy nguyên chất sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nuôi cấy động trên
máy lắc vi khuẩn cần 12 giờ để đạt tới pha dừng, còn nuôi cấy có sục khí và khuấy đảo
liên tục trong fermentor bằng công nghệ lên men hiện đại chỉ cần 5 giờ đã đạt mức
phát triển tối đa. Trong môi trường Hottinger có bổ sung thêm đường, tụy đệm vi
khuẩn Pasteurella multocida chủng P52 phát triển mạnh và có thể đạt tới nồng độ 50
tỷ CFU/ml (Trần Đình Từ và cs, 2000). Một số phòng thí nghiệm đã thử nghiệm nuôi
cấy vi khuẩn Pasteurella trong nhiều loại môi trường và có thêm một số chất. Kết quả
thu được rất đáng khích lệ. Tuy nhiên chất lượng vi khuẩn (kháng nguyên) nuôi cấy
trong các môi trường khác nhau thì có thể khác nhau. Nồng độ vi khuẩn trong một số
môi trường rất cao nhưng hoạt tính huyết thanh học của vi khuẩn có thể bị thay đổi.
Phòng thí nghiệm của Bain nuôi cấy vi khuẩn Pasteurella trong môi trường phổ
thông có cho thêm một số chất vào thì sinh khối vi khuẩn đạt được như sau:
Bảng 2.3: Lượng vật chất khô của vi khuẩn trong các môi trường khác nhau
Loại môi trường

Lượng vật chất khô xác vi khuẩn (Gr/lít)

Tiêu hoá Casein bằng acid

0,5


Môi trường phổ thông + chất chiết men
bia
Môi trường phổ thông + chất chiết men
bia + tụy đệm
Môi trường phổ thông + chất chiết men
bia + tụy đệm + tiêu hoá gan bằng men
tụy
Môi trường phổ thông + chất chiết men
bia + tụy đệm + tụy tự tiêu

0,9
1,9
3,5
4,9

Nguồn: Bain và cộng sự, 1982.

11


2.1.2.5. Độc lực của vi khuẩn
Độc tố của canh trùng Pasteurella được biết đến từ thời Pasteur. Từ đầu thế kỷ
20 Baldrey đã nhắc đến ảnh hưởng của chất lọc canh trùng già lên thỏ và cho rằng vi
khuẩn có độc tính của lipopolysacchride.
Độc lực của Pasteurella multocida rất phức tạp và không ổn định, nó tùy thuộc
vào chủng vi khuẩn, loài vật mà nó ký sinh. Giáp mô của vi khuẩn là yếu tố độc lực
quan trọng, nó ảnh hưởng tới khả năng xâm nhập và phát triển của vi khuẩn trong ký
chủ. Đa phần những vi khuẩn có giáp mô thì độc lực cao, những vi khuẩn không có
giáp mô thì độc lực yếu hoặc không có độc lực. Tuy nhiên cũng có trường hợp một số
chủng vi khuẩn không có giáp mô nhưng vẫn có độc lực cao và một số chủng có giáp

mô thì độc lực lại thấp. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nhân tạo qua một đêm
thì giáp mô của vi khuẩn phát triển đầy đủ, sau đó mất dần đi. Một số tác giả còn cho
rằng ở nhiều chủng vi khuẩn độc lực có thể phụ thuộc nhiều vào cấu trúc hóa học của
giáp mô hơn là sự có mặt của chúng.
Đoạn gen chịu trách nhiệm tổng hợp protein giáp mô của vi khuẩn Pasteurela
multocida thuộc serotype A:1 có chiều dài 16kp gồm 11 gen và được chia làm 3 phần,
mỗi phần có chức năng riêng biệt, phần một chứa 4 gen là hexA, hexB, hexC và hexD
(hex: hyaluronic acid export), phần hai chứa 5 gen là hyaA, hyaB, hyaC, hyaD và hyaE
(hya: hyaluronic acid), phần ba chứa 2 gen là phyA và phyB (phy: phospholipid
substitution of hyaluronic acid) (Chung và cs, 1998). Trong khi đó đoạn gen chịu trách
nhiệm tổng hợp protein giáp mô của vi khuẩn Pasteurela multocida thuộc serotype B:2
gồm có 15 gen và cũng được chia ra làm 3 phần: phần 1 và 3 có tổng cộng 6 gen, chịu
trách nhiệm vận chuyển polysaccharide giáp mô lên bề mặt tế bào, phần thứ 2 có 9 gen
quy định quá trình tổng hợp polysaccharide giáp mô (Boyce và cs, 2004).
Sự có mặt của các gen exbB, exbD và tonB trong tế bào vi khuẩn cũng ảnh
hưởng tới độc lực của Pasteurella multocida (Montserrat và cs, 2002).
Một số nghiên cứu về độc lực của vi khuẩn
Phùng Duy Hồng Hà (1990) thử nghiệm độc lực của 3 chủng Pasteurella
multocida phân lập tại các tỉnh phía Nam là Tg, V và HL trên chuột và gà vịt. Kết quả
cho thấy các chủng có dung quang màu vàng da cam có độc lực rất cao.

12


Rhoades và Rimler (1990) nghiên cứu độc lực của 5 chủng vi khuẩn Pasteurella
multocida thuộc serotype D. Kết quả là 4 chủng có độc lực từ yếu tới trung bình, 1
chủng không độc. Khi nhiễm các chủng vi khuẩn này cho gà bằng cách nhỏ mũi thì
không thấy xuất hiện triệu chứng bệnh, nhưng khi tiêm vào buồng hơi thì tỷ lệ gây
chết phôi cao.
Nghiên cứu của Ramdani và Adler (1993) cho thấy một trong những chủng vi

khuẩn Pasteurella multocida phổ biến gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò là chủng M1404
thuộc serotype B rất độc đối với chuột bạch, chỉ cần tiêm 20 vi khuẩn/con thì chỉ sau
18 giờ chuột đã có những triệu chứng nhiễm trùng huyết, xuất huyết giống như ở trâu
bò, vì thế chuột bạch thường được sử dụng trong chẩn đoán phòng thí nghiệm.
Diallo và cộng sự (1995) nghiên cứu độc lực của 9 phân lập Pasteurella
multocida thuộc serotype A tại Australia. Trong 9 phân lập này có 3 phân lập không
chứa plasmid nhưng rất độc đối với chuột, tiêm liều 100CFU/con vào xoang bụng thì
chuột chết trong vòng từ 10 - 24 giờ, trong khi đó 3 phân lập chứa 1 plasmid và 3 phân
lập chứa 2 plasmid lại không có khả năng giết chết chuột dù tiêm liều cao hơn.
Blackall và cộng sự (1998) nghiên cứu độc lực của một số chủng vi khuẩn
Pasteurella multocida thuộc serotype B phân lập được cũng tại Australia, độc lực của
các chủng này rất khác nhau, trong đó chỉ vài chủng có độc lực từ cao đến rất cao, các
chủng còn lại có độc lực thấp.
Mariana và Hirst (2000) phân lập được 13 chủng Pasteurella multocida trên gà
vịt tại Indonesia. Trong đó có 5 chủng độc đối với chuột và 2 chủng độc đối với gà.
Hai chủng độc đối với gà là những chủng vi khuẩn có giáp mô, nhưng chủng không
độc và không có giáp mô như chủng Sidoarjo lại có đặc tính sinh miễn dịch cao.
Chung và cộng sự (2001) tiến hành đánh giá độc lực của vi khuẩn Pasteurella
multocida chủng X-73, PBA930 và PBA945 thuộc serotype A trên chuột và gà. Độc
lực của chủng X-73 đối với gà cao hơn hẳn hai chủng kia. Đối với chuột thì độc lực
của chủng PBA930 là thấp nhất.
Năm 2001, Goto và cộng sự có nghiên cứu độc lực của vi khuẩn Pasteurella
multocida gây bệnh cho chim cút tại Nhật Bản thì thấy rằng LD50 của vi khuẩn này
đối với chim cút là 4,3.104CFU/con và đối với chuột là 3,9.102CFU/con. Vi khuẩn

13


Pasteurella multocida chủng P-627 phân lập được từ tim và gan vịt trời bị bệnh tại
Hàn quốc có độc lực rất cao đối với vịt nhà (Kwon và Kang, 2003).

Samưal và cộng sự (2003) nhận thấy rằng trong số các chủng Pasteurella
multocida thuộc serotype A:1 phân lập được tại Mỹ có vài chủng gây chết cho vịt
nhưng độc lực đối với vịt đực cao hơn hẳn so với vịt mái.
Borrathybay và cộng sự (2003) có nghiên cứu sự liên quan giữa vỏ và độc lực
của vi khuẩn Pasteurella multocida serotype A dưới kính hiển vi điện tử bằng kỹ thuật
đánh dấu. Vi khuẩn Pasteurella multocida chủng PM-18 và X-73 có độ dày trung bình
của vỏ lần lượt là 91,4nm và 50,4nm, hai chủng này có độc lực cao. Hai chủng PM-1
và PM-3 có độ dày trung bình của vỏ chỉ là 21,0nm và 29,8nm nên có độc lực thấp
hơn. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ như vi khuẩn Pasteurella multocida chủng P-1059 có
độ dày trung bình của vỏ lên tới 101,2nm nhưng chỉ có độc lực trung bình. Độ dày
trung bình của vỏ vi khuẩn tùy thuộc vào số lượng protein kháng nguyên 39kDa. Số
lượng protein này càng nhiều thì vỏ vi khuẩn càng dày.
2.1.2.6. Đặc tính kháng nguyên
Kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida rất phức tạp và cấu trúc từng
loại kháng nguyên cũng luôn thay đổi. Cho đến nay, người ta đã xác định được kháng
nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida có 3 loại chính là kháng nguyên giáp mô
(K) và kháng nguyên thân (O) và các kháng nguyên protein khác.
2.1.2.6.1. Kháng nguyên giáp mô (K)
Các nhóm kháng nguyên giáp mô đặc hiệu được xác định bằng kỹ thuật ngưng
kết hồng cầu thụ động do Carter đề xướng. Dựa vào sự khác biệt của kháng nguyên
giáp mô người ta chia type huyết thanh của vi khuẩn Pasteurella multocida thành 5
nhóm serogroup là A, B, D, E và F.
Giám định sơ bộ các serogroup nhóm D và F có thể thực hiện bằng kỹ thuật khử
bỏ giáp mô bằng một enzym mucopolysaccharidase đặc hiệu, kết quả cho thấy giáp
mô của vi khuẩn thuộc serogroup D có chứa heparin và giáp mô của vi khuẩn thuộc
serogroup F có chứa chondroitin sulfate. Sự hiện diện của giáp mô còn giúp vi khuẩn
chống lại sự thực bào và tác dụng diệt khuẩn của bổ thể.
Trong thành phần của giáp mô vi khuẩn còn có polysaccharide. Một số nhà
nghiên cứu cho rằng polysaccharide liên kết với protein hoặc lipit. Polysaccharide có


14


đặc tính kháng nguyên yếu và không có khả năng tạo được sự bảo hộ trên chuột và thỏ
khi thử thách bằng vi khuẩn cường độc. Người ta cũng thấy rằng chất chiết giáp mô ở
mức độ tinh khiết cao cũng tạo đáp ứng miễn dịch kém và khó khăn. Điều này có thể
do sự vắng mặt của các protein có tính sinh miễn dịch cao, thay vào đó là một lượng
lớn polysaccharide không có tính sinh miễn dịch.

Polysaccharide của vi khuẩn

Pasteurella multocida thuộc serotype B:2 chứa monosaccharide arabinose, mannose
và galactose theo tỷ lệ 0,5:2,0:0,8.
2.1.2.6.2. Kháng nguyên thân (O)
Kháng nguyên thân lipopolysaccharide của vi khuẩn Pasteurella multocida được
Pirosky thông báo vào năm 1938. Các chủng có nhóm kháng nguyên giáp mô khác
nhau có thể có cùng loại kháng nguyên thân. Định type kháng nguyên thân được thực
hiện bằng kỹ thuật ngưng kết trong ống nghiệm và kỹ thuật kết tủa khuếch tán trên
thạch. Nămioka và Murata (1961) đã xác định được 12 kháng nguyên thân, ký hiệu từ
1 đến 12. Heddleston và Reber (1972) chia kháng nguyên thân của Pasteurella
multocida thành 16 serotyp ký hiệu từ 1 đến 16. Các kháng nguyên thân này nằm sâu
trong tế bào vi khuẩn và có ảnh hưởng lớn tới phản ứng chéo của các chủng vi khuẩn.
Lipopolysaccharide là kháng nguyên thân quan trọng, có khả năng tạo đáp ứng
miễn dịch cao và đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch dịch thể (Ruy và Kim,
2000). Lipopolysacchride của vi khuẩn Pasteurella multocida chứa glucose, 2-keto-3deoxyoctomate, heptose và galactose (ngoại trừ serotype 11). Vi khuẩn thuộc serotype
2 và 5 thì heptose có 2 đồng phân là D-glycero-D-mannoheptose và L-glycero-Dmannoheptose. Trong thành phần lipopolysacchride của các vi khuẩn thuộc serotype 9
còn có rhamnose (Conrad và cs, 1996).
Frank và cộng sự (2005) nghiên cứu cấu trúc hóa học của lipopolysaccharide
chiết xuất từ vi khuẩn Pasteurella multocida chủng VP161 và X-73, về cơ bản cấu trúc
hoá học của chất này là giống nhau ở hai chủng trên, chỉ khác nhau về gốc galactose.

2.1.2.6.3. Kháng nguyên protein
Các protein của vi khuẩn Pasteurella multocida được coi là những chất có khả
năng sinh miễn dịch cao. Trong thành phần của kháng nguyên protein còn có sự hiện
diện của polysacchride và lipopolysaccharide.

15


×