Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀ ĐIỂU TẠI TRUNG TÂM GIỐNG ĐÀ ĐIỂU NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀ ĐIỂU TẠI
TRUNG TÂM GIỐNG ĐÀ ĐIỂU NINH HÒA
TỈNH KHÁNH HÒA

Sinh viên thực hiện:

PHẠM THỊ YẾN

Ngành:

THÚ Y

Lớp:

DH04TY

Niên khóa:

2004 - 2009

THÁNG 9/2009


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀ ĐIỂU TẠI TRUNG TÂM
GIỐNG ĐÀ ĐIỂU NINH HOÀ TỈNH KHÁNH HÒA


Tác giả

PHẠM THỊ YẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. DƯƠNG THANH LIÊM

Tháng 9 năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến mẹ, người đã nuôi dưỡng, động viên
và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có được như ngày hôm nay.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến
Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng gia súc.
Cùng toàn thể quý thầy cô.
Đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu trong
suốt thời gian em học tập tại trường.
Chân thành nhớ ơn
PGS.TS. Dương Thanh Liêm, giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng gia súc, Khoa
Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành
bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn
Ban giám đốc và các cô chú, anh chị em Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa.

Đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại
trại.
Chân thành cảm ơn đến
Tập thể lớp TY30.
Cùng toàn thể bạn bè thân quen.
Đã động viên, ủng hộ và chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian qua.

Phạm Thị Yến

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển của đà điểu Châu Phi. Chúng
tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀ
ĐIỂU TẠI TRUNG TÂM GIỐNG ĐÀ ĐIỂU NINH HOÀ TỈNH KHÁNH HOÀ”.
Mục đích là theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đà điểu để từ đó làm tiền đề cho
công tác nghiên cứu khoa học về đà điểu, chăn nuôi đà điểu và việc nghiên cứu các
loại thức ăn xanh phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng Việt Nam, phù hợp với
tập tính vật nuôi.
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 năm 2009 đến tháng 5 năm 2009, tại Trung
tâm giống đà điểu Ninh Hoà - tỉnh Khánh Hoà. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 3 giai
đoạn tuổi đà điểu: 0 - 3 tháng tuổi, 9 - 11 tháng tuổi và đà điểu sinh sản. Kết quả khảo
sát thu được như sau:
Trọng lượng trung bình của đà điểu sơ sinh là 0,816 kg; ở 300 ngày là 89,05 kg.
Tăng trọng tuyệt đối của đà điểu ở giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi là 367,33 gam/con/ngày);
và 10 – 11 tháng tuổi là 33,67 gam/con/ngày).
Chiều đo lúc 1 tháng tuổi: dài thân là 24,7 cm; dài chân là 10,25 cm; cao thân là
33,54 cm; vòng ngực là 35,5 cm. Khi 10 tháng tuổi: dài thân là 91,21 cm; dài chân là
48,39 cm; cao thân là 124,5 cm; vòng ngực là 110,45 cm.

Trọng lượng trứng trung bình là 1440 g; dài là 15,1 cm; rộng là 12,46 cm; độ
dày vỏ trứng là 1,85 cm.
Tám tháng đầu vụ số trứng đẻ trung bình trên mái là 13,46 quả.
Trứng có phôi là 78,46%; chết phôi là 17,83%; con nở trên phôi là 71,78 con; tỷ
lệ con nở trên trứng ấp là 56,32%.
Nguyên nhân gây chết chủ yếu trên đà điểu con là viêm túi lòng đỏ chiếm 1,6
%; viêm ruột là 0,6 % và xoạc chân là 0,24 %.

ii


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm tạ.....................................................................................................................i
Tóm tắt khóa luận ........................................................................................................ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng ....................................................................................................vi
Danh sách các hình ....................................................................................................vii
Danh sách các biểu đồ ..............................................................................................viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU....................................................................................2
1.2.1. Mục đích.....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.......................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
2.1. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA ĐÀ ĐIỂU CHÂU PHI .......................................3
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại khoa học ...............................................................3
2.1.2. Môi trường sống .........................................................................................3
2.1.3. Tập quán chung...........................................................................................4

2.1.4. Tiếng kêu của đà điểu .................................................................................5
2.1.5. Thức ăn tự nhiên và tập tính kiếm mồi của đà điểu .....................................5
2.2. MÔ TẢ VỀ NGOẠI HÌNH ...............................................................................6
2.3. BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ..................................................7
2.3.1. Bắt giữ và kiểm tra đà điểu .........................................................................7
2.3.2. Bệnh truyền nhiễm......................................................................................8
2.3.3. Bệnh nội khoa...........................................................................................10
2.3.4. Bệnh do ký sinh trùng ...............................................................................12
2.4. TRIỂN VỌNG CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.............13
2.5. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU......................14
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.......................................16
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM...........................................................................16
iii


3.2. ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI KHẢO SÁT .........................................................16
3.2.1. Chuồng trại ...............................................................................................16
3.2.3. Phương pháp cho ăn và dụng cụ đựng thức ăn..........................................18
3.2.4. Thức ăn và sự nuôi dưỡng.........................................................................19
3.2.5. Nước uống ................................................................................................20
3.2.6. Vệ sinh thú y.............................................................................................21
3.2.7. Quy trình chủng ngừa ...............................................................................22
3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ..............................................................................23
3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ..........................................................................23
3.4.1. Sinh trưởng ...............................................................................................23
3.4.2. Sinh sản ....................................................................................................23
3.4.3. Tiêu tốn thức ăn cho tăng trưởng...............................................................24
3.4.4. Sức khoẻ và bệnh tật .................................................................................24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................25
4.1. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN ..........................................25

4.1.1. Trọng lượng bình quân..............................................................................25
4.1.2. Tăng trọng tuyệt đối..................................................................................27
4.1.3. Một số chiều đo ........................................................................................28
4.2. CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN............................................................................29
4.2.1. Trọng lượng và chỉ tiêu chất lượng trứng ..................................................29
4.2.2. Khả năng sinh sản .....................................................................................30
4.2.3. Tỷ lệ ấp nở................................................................................................31
4.3. TIÊU THỤ THỨC ĂN ....................................................................................33
4.4. SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT ..........................................................................34
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................36
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................36
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................36
5.3. HẠN CHẾ.......................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................37

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ME: Metabolisable Energy (Năng lượng trao đổi)
CP: Crude Protein (Đạm thô)
VCK: Vật chất khô
TLBQ: Trọng lượng bình quân
D/R: Dài/rộng
G: Gram
UI: Unit International (Đơn vị quốc tế)
Ppm: part per million (Phần triệu)

v



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Nhiệt độ thích hợp cho đà điểu trong giai đoạn úm ....................................17
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn tinh dành cho đà điểu ........................19
Bảng 3.3: Quy trình chủng ngừa trên đà điểu .............................................................22
Bảng 4.1: Trọng lượng đà điểu qua các giai đoạn.......................................................25
Bảng 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của đà điểu qua các giai đoạn ....................................27
Bảng 4.3: Bảng chiều đo của đà điểu qua các giai đoạn .............................................28
Bảng 4.4: Khối lượng và chỉ tiêu chất lượng trứng.....................................................30
Bảng 4.5: Tỉ lệ ấp nở của đà điểu trong năm 2008 .....................................................31
Bảng 4.6: Tiêu tốn năng lượng và các chất dinh dưỡng ăn theo tháng/con. ................33
Bảng 4.7: Tỷ lệ chết của đà điểu con từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009......................34

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Chuồng nuôi đà điểu úm. ..........................................................................16
Hình 3.2: Chuồng nuôi đà điểu giai đoạn giò - hậu bị. ..............................................18
Hình 3.3: Chuồng nuôi đà điểu sinh sản....................................................................18
Hình 3.4: Thức ăn dành cho đà điểu giai đoạn úm (0 - 3 tháng tuổi). ........................20
Hình 3.5: Mầm lúa cho đà điểu sinh sản ...................................................................20
Hình 3.8: Máy Dosatron. ..........................................................................................21
Hình 3.8: Vaccin phòng Newcastle...........................................................................22
Hình 3.9: Vaccin phòng bệnh đậu và vị trí chủng đậu...............................................22

vii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng của đà điểu qua các giai đoạn ............................................26
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng tuyệt đối của đà điểu qua các giai đoạn ................................27
Biểu đồ 4.3: Chiều đo của đà điểu qua các giai đoạn..................................................28
Biểu đồ 4.4: So sánh các nguyên nhân loại thải của trứng có phôi trong quá trình ấp nở . 32
Biểu đồ 4.5: So sánh các nguyên nhân gây chết trên đà điểu giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi. .. 34

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Để phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hóa mô hình sản xuất, nâng cao

hiệu quả nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân lao động. Yêu cầu đặt ra cho các nhà
chăn nuôi là tìm ra được những giống vật nuôi có những đặc điểm sinh học và tính
năng sản xuất thịt cao, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, tận dụng được những
đất không canh tác được, đồng thời cung cấp nguồn thịt sạch phù hợp với xu hướng
“thực phẩm sạch, thực phầm gần với tự nhiên” không nhiễm các virus gây bệnh làm
phong phú nguồn thực phẩm trước tình hình bệnh dịch phức tạp trên vật nuôi hiện nay.
Trước những thách thức đó, ngành chăn nuôi đà điểu từng bước đã được du nhập vào
Việt Nam từ năm 1996 mở đầu là chuyến công du của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Nguyễn Công Tạn.
Song, để ngành chăn nuôi đà điểu tồn tại và phát triển một cách bền vững thì
đòi hỏi sự cần thiết phải có một quá trình nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển đà

điểu và điều kiện sống tại các trại chăn nuôi chúng tại Việt Nam. Từ đó làm tiền đề
cho công tác nghiên cứu khoa học về đà điểu và chăn nuôi đà điểu từ sản xuất giống,
chăn nuôi, cho đến nghiên cứu các loại thức ăn xanh phù hợp với điều kiện khí hậu thổ
nhưỡng Việt Nam, phù hợp với tập tính vật nuôi nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm
đà điểu sau chăn nuôi với giá thành hạ.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi
Thú Y trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, sự cho phép của Ban lãnh đạo Trung
tâm giống đà điểu Ninh Hòa và sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Thanh Liêm, chúng
tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀ
ĐIỂU TẠI TRUNG TÂM GIỐNG ĐÀ ĐIỂU NINH HÒA TỈNH KHÁNH HÒA”

1


1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu, nhận định về khả năng sinh trưởng phát triển của đà điểu tại Trung
tâm giống đà điểu Ninh Hoà
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát về các chỉ tiêu sinh trưởng.
Khảo sát về các chỉ tiêu sinh sản.
Khảo sát về sự tiêu tốn thức ăn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA ĐÀ ĐIỂU CHÂU PHI
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại khoa học

Đà điểu châu Phi có nguồn gốc từ châu Phi, châu Âu và cả châu Á. Loài cổ nhất
xuất hiện cách đây vào khoảng 12 triệu năm. Ngày nay, chúng được thuần dưỡng
nhiều nhất ở châu Phi và sau đó là châu Úc và được phân chia làm bốn phân loài: Đà
điểu Bắc Phi (Struthiocamelus Camelus), đà điểu Somali (S.C Molypdophanes), đà
điểu Masai (S.C Massaicus), và đà điểu Nam Phi (S.C Australis).
Phân loại khoa học theo Latham (1790):
Giới (regnum): Animalia

Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Aves
Phân lớp (subclass): Neornithes
Siêu bộ (superordo): Paleognathae
Bộ (ordo): Struthioniformes
Dưới bộ gồm các họ: Struthionidae (đà điểu châu Phi), Rheidae (đà điểu Nam
Mỹ), Casuariidae (đà điểu Úc) và Apterygidae (Kiwi). Trong các họ trên chỉ riêng đà
điểu Úc được chia làm hai họ nhỏ là Aepyornithidae (chim voi) và Dinornithidae
(moa) ( Nguồn: />2.1.2. Môi trường sống
Trong tự nhiên, đà điểu thích sống thoáng ở những vùng nửa sa mạc có thảm cỏ
thấp cung cấp cho chúng đủ thức ăn và có tầm nhìn thoáng để phát hiện sớm và tránh
kẻ thù, chúng có xu hướng tránh vùng thảm cỏ cao trên 1 m hoặc các vùng có mật độ
lớn hoặc bụi rậm cao, nhưng chúng cũng có thể đến sống ở các vùng đất rừng rộng
thưa (Trương Tố Chinh, 2002).

3


2.1.3. Tập quán chung
Hoạt động hàng ngày của chúng bắt đầu trước khi mặt trời mọc ít phút và kết
thúc ngay sau mặt trời lặn. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào nguồn thức ăn sẵn
có. Nếu thức ăn khan hiếm chúng phải mất nhiều thời gian tìm kiếm và có thể đi xa.

Đà điểu hầu hết rất linh hoạt trong những giờ đầu và giờ cuối của ngày, chúng có khả
năng chịu đựng được khí hậu nóng bức và đi lại ngoài nắng. Tuy nhiên, khi thời tiết
quá nắng nóng, nhất là lúc giữa trưa thì chúng cũng tìm những bóng mát để trú ngụ.
Vào ban đêm, chúng thường trú vào những nơi thường vẫn ở và thường chọn nơi gần
hướng gió để sớm có thể phát hiện ra kẻ thù đến gần. Tại mỗi chỗ trú, mọi cá thể trong
nhóm thường quan sát lẫn nhau và cảnh giới cho nhau. Thường chúng nằm sát xuống
đất để ngủ, cổ có thể ngỏng cao hoặc ngã đầu cổ về một bên hoặc đặt đầu và cổ nằm
sát đất về phía trước để ngủ.
Đà điểu sống thành từng bầy đàn, độ lớn và cấu trúc của đàn phụ thuộc vào môi
trường sống và thời vụ trong năm. Ngoài mùa sinh sản, đàn có xu hướng sống thành
đàn gồm từ 2 - 5 con, trong khi vẫn thấy chúng sống lẻ từng con. Đôi lúc những con
nhỏ và trưởng thành của cả hai tính biệt hợp thành bầy lớn tới hàng trăm con, mà
những cá thể hình như tụ tập vào nhau hoặc tách rời nhau tuỳ thích. Tuy nhiên trong
vụ sinh sản đà điểu đẻ và cho ra đời những con non. Một đàn đều có những địa bàn
kiếm ăn, ngủ nghỉ và tắm cát riêng biệt và có xu hướng tránh liên quan đến đàn khác.
Tuy nhiên, trong mùa khô hoặc những vùng nơi sa mạc vẫn có thể thấy chúng tập
trung thành một đàn lớn xung quanh những hồ nước. Mỗi đàn có một trật tự nhất định
với sự chỉ đạo từ con trống và con mái trưởng thành. Những con khác làm theo hoạt
động của chúng như tắm cát, rỉa lông. Thường có sự tương tác cộng đồng giữa chúng
và đôi khi cũng có những cuộc đánh nhau, tranh giành, mặc dù hầu hết chỉ xảy ra trong
những cuộc tranh chấp nhỏ hoặc sự tranh chấp giữa những con cùng tính biệt trong sự
lựa chọn ghép đôi. Sự đối địch xảy ra theo kiểu la hét, đe doạ hoặc bằng một tư thế chế
ngự đứng thẳng đe doạ. Cách đe doạ đối thủ là đầu giương cao, phát tiếng phè đe doạ,
cánh của chúng đập đánh và đuôi giương lên trời. Như vậy chúng đe doạ làm cho
những con khác chạy hoặc làm cho kẻ thù phải quy phục, khi đuổi cắn đầu để xuống
thấp, cổ của chúng co lại phùng ra có dạng chữ U và cánh đuôi đập lên đập xuống. Đôi
khi chúng săn đuổi một đoạn ngắn và chinh phục kẻ thù bằng cách mổ rỉa. Nhưng có
4



người cho rằng đà điểu thường vùi đầu trong cát khi bị nguy hiểm, điều đó thật sự là
sai lầm. Tuy nhiên khi gặp kẻ thù mà không có cách nào trốn tránh thì thực sự chúng
có thể ngồi xuống, đầu và cổ áp sát mặt đất về phía trước và run sợ với hy vọng là kẻ
thù không phát hiện ra tư thế và bỏ qua. Tư thế này tương tự như tư thế mà khi chúng
ấp trứng mà cảm thấy nguy hiểm đến gần (Đặng Thái Thuận, 1997).
2.1.4. Tiếng kêu của đà điểu
Giọng kêu vốn có của đà điểu gồm nhiều loại như tiếng kêu, tiếng hót, tiếng gừ
gầm, khụt khịt và cả âm thanh phát ra không thành tiếng như tiếng lách tách khi đập
mỏ và tiếng như sôi bụng.
Tiếng kêu của con trưởng thành chủ yếu là tiếng gầm của con trống thường để
tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và trong lúc nhằm thu hút con cái, tiếng này bao gồm
những tiếng kêu bu bu bu ... lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian, mà tiếng kêu
tương đối giống như sư tử gầm có thể gây nên bởi sự có mặt của một con thú ăn thịt
hoặc bởi những tiếng kêu không bình thường như tiếng trong cơn giông bão. Những
con đực cũng thường phát ra những tiếng kêu “buu“ hoặc “tuu“ mà thường dùng trong
khi tranh chấp và kèm theo một sự đe dọa, tấn công hoặc rút lui. Những con non thì
tiếng kêu hơi khác, phản ánh tâm trạng của chúng trong một khoảnh khắc nhất định
trước khi chúng được nở ra, tạo ra một giai điệu như tiếng gọi mà sẽ được bố mẹ nó trả
lời (Đặng Thái Thuận, 1997).
2.1.5. Thức ăn tự nhiên và tập tính kiếm mồi của đà điểu
Đà điểu là một loài ăn tạp và chúng ăn bất kỳ những gì có sẵn trong khu vực
theo môi trường sống và mùa vụ trong năm. Tuy nhiên người ta nói là hầu hết dinh
dưỡng của chúng là thực vật như rễ cây, lá, hoa và hạt của số lớn các loại cỏ, cây bụi
và cây lớn. Những món ăn đặc thù nhất bao gồm những cây có nhiều chất nước bổ, hạt
acacia (loại cây keo) và hạt aloe (cây lô hội) và cả cây họ sung vả. Thỉnh thoảng đà
điểu ăn bổ sung cả châu chấu, côn trùng và một số loại động vật có xương sống nhỏ
như những con thằn lằn nhỏ hoặc những con rùa cạn bé.
Thức ăn được đà điểu nuốt vào, tập trung vào một hốc miệng cho đến khi tạo
thành một khối lớn. Khối thức ăn này trôi chậm dần xuống cổ, lúc đó có thể nhìn rõ
qua da cổ theo đường trôi xuống của thức ăn. Nhiều loại thức ăn của đà điểu không

hợp khẩu vị và khó tiêu với loài động vật khác. Đà điểu có bộ ruột tuyệt vời, dài
5


khoảng 4 m tạo cho chúng có sức chứa lớn, đựng được tất cả những gì chúng ăn vào.
Loài đà điểu hoang dã nuốt cả đá cuội, cát để giúp nghiền vỡ thức ăn trong dạ dày cơ.
Chúng có xu hướng mổ ăn những vật nhỏ sáng màu. Dạ dày của loài chim bắt mồi
không chịu được những vật sắc cạnh cứng khác như sắt, đinh, dây thép.
Khi tìm kiếm thức ăn, đà điểu mổ và quặp đứt thức ăn. Chúng tìm kiếm thức ăn
ở tầm cao khoảng 1 m đồng thời cũng mổ những mầm non ở ngang đầu.
Khi đà điểu mãi ăn cỏ, thường hạ thấp đầu lẩn vào trong các bụi cỏ nhưng rất
linh hoạt với kẻ thù, chủ yếu là sư tử và báo Gepa. Để tránh bị tấn công, đà điểu quan
sát bằng cách chúng nhìn lên và nhìn lướt xung quanh để kẻ thù không thể đến gần và
hợp lại với nhau thành bầy giảm sự phân tán lẻ tẻ, vì nếu riêng lẻ từng cá thể khả năng
bảo vệ rất khó. Điều này thể hiện khi chúng tập trung thành đàn trong khi kiếm ăn vì
lúc đó sẽ có nhiều mắt hơn để quan sát kẻ thù và sẽ giảm số lần ngừng ăn khi phải
sống riêng lẻ. Lúc phân tán đi kiếm mồi, đà điểu đôi khi ăn cùng với các động vật có
vú như ngựa vằn và những thú khác đều là mồi của những động vật ăn thịt. Đà điểu
thật sự không cần nước uống và nước chúng uống được chủ yếu là từ những cây chứa
nhiều nước bổ, đó là điều cực kỳ quan trọng trong thế giới sa mạc. Chúng cũng dự trữ
bằng một lượng lớn bằng sự thích nghi sinh lý đặc biệt nhờ có khả năng tăng nhiệt độ
cơ thể lên 42oC trong những ngày nóng. Như vậy sự mất nước trong hơi thở đà điểu
giảm rất nhiều (Đặng Thái Thuận, 1997).
2.2. MÔ TẢ VỀ NGOẠI HÌNH
Đà điểu con có bộ lông màu xám, trưởng thành con trống có màu đen, con mái
có màu xám giống lúc còn non nhưng độ đồng đều về màu sắc không cao. Chân chỉ có
2 ngón, ngón chính có móng, ngón phụ thì không. Da phía trước của chân từ khuỷ trở
xuống có cấu tạo vảy to, những chỗ còn lại trên vùng da này được bao bọc bằng các
vảy nhỏ hơn. Tại khớp nối của xương chân và xương ngón chân, khuỷ chân và trước
ngực có vùng da bị chai (miếng đệm). Cái cổ dài gắn với cái đầu có đôi mắt to rất linh

hoạt và hai lỗ tai phía sau giúp quan sát được kẻ thù. Hai phần ba vùng da cổ có thể
không có lông hay có nhưng lông ngắn sát vào vùng da cổ. Trương Tố Chinh (2002),
đà điểu có sự thay lông nhiều lần trong 6 tháng đầu trước khi đạt được bộ lông hoàn
chỉnh, đến 16 tháng tuổi mới trưởng thành. Khi thành thục, mạch máu trong lông sẽ
khô đi nhưng phần thân cọng lông còn sống và phát triển. Khi một cọng lông bị nhổ đi
6


dù đã chín muồi (mạch máu bị khô) hay còn xanh (còn phát triển) thì mầm phía dưới
vẫn hoạt động và một lông mới bắt đầu xuất hiện bất kể một diễn biến tự nhiên nào.
Một lông cánh phát triển độ 0,5 – 0,75 cm/ngày. Đà điểu không có mùa thay lông mà
mọc lông từ từ quanh năm. Điều đó có nghĩa là nếu để không thu hoạch thì lông sẽ
thành thục bất kể lúc nào trong năm.
2.3. BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
2.3.1. Bắt giữ và kiểm tra đà điểu
Đà điểu là loại vật nuôi hoang dã vì vậy chúng ta cần phải biết cách tiếp cận với
chúng để thuận tiện trong việc phòng trị bệnh cũng như chăm sóc chúng.
a. Bắt giữ đà điểu
Trước khi bắt đà điểu, chúng ta nên nhẹ nhàng lùa chúng vào một góc, đối với
đà điểu nhỏ có thể dùng tấm ván để ngăn chúng, đối với đà điểu lớn người ta thường
dùng những hàng rào di dộng, nếu chúng đứng riêng lẻ thì phải dồn chúng lại thành
một nhóm rồi nhẹ nhàng khống chế con cần bắt.
Những con đà điểu nhỏ dưới 15 kg thì chúng ta phải nhẹ nhàng, cẩn thận vì
chúng rất yếu ớt. Chúng ta có thể bắt chúng bằng cách dùng một tay nắm nhẹ nhàng
vào lưng nó, cũng có thể dùng một tay nắm vào hai chân, tay kia giữ nhẹ nhàng vào cổ
chúng. Dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên bắt và xách các con non, vì
như vậy sẽ rất dễ gây ra những thương tật vĩnh viễn. Khi thả chúng xuống đất cần phải
giữ chúng đứng im một lát để cho chúng đỡ bị mất thăng bằng và loạng choạng khi bỏ
tay ra.
Với những con đà điểu nặng trên 15 kg có thể dùng cách khác tuỳ thuộc vào

kích thước của từng con. Đối với những con chưa trưởng thành thì có thể giữ bằng
cách giữ một tay ở dưới ngực và một tay ở dưới chân chỗ gần bụng rồi nhấc con đà
điểu vật xuống đất. Sau một lúc hốt hoảng và đạp lung tung, con đà điểu sẽ chịu nằm
im và thường là duỗi chân ra một cách thoải mái. Đối với những con được bảy tháng
tuổi thì chỉ cần hai người giữ cánh là đủ. Tuy nhiên phải cẩn thận vì cánh của chúng
rất non và dễ bị gãy. Đối với những con được tám hoặc chín tháng tuổi thì cách bắt và
giữ thành công là tiếp cận chúng từ phía sau rồi vật chúng xuống đất rồi tiếp tục ghì
chúng xuống.

7


Đối với những con trưởng thành hoặc trên một năm tuổi thì cần sử dụng các
biện pháp khác. Những con ở độ tuổi này cần được đối xử thận trọng tối đa, nhất là
vào mùa sinh sản. Người bắt đà điểu phải ý thức được là một con đà điểu trống trưởng
thành có thể đạp với một lực lên tới 2,25 kg. Đà điểu chỉ đá xuống phía dưới, phía sau
và bên cạnh thường những con trống trưởng thành đang trong thời kỳ sinh sản, không
nên đứng xem vì chúng có thể tấn công bất cứ lúc nào vì đó là bản năng bảo vệ bạn
tình và trứng của chúng. Nên tôn trọng quyền bảo vệ này của con trống. Nếu bị đà điểu
đuổi thì không nên cố chạy vượt lên mà phải nằm im trên mặt đất. Bởi vì đà điểu
không thể đá khi chúng ta nằm sát đất mà chúng chỉ có thể đạp chân lên người và như
vậy sẽ ít bị tổn hại hơn nhiều. Những con mái thì ít hung dữ hơn nên dễ bắt hơn.
Nguyên tắc cơ bản là trùm khăn lên đầu con đà điểu một cách nhanh chóng và
hết sức nhẹ nhàng, khi trùm kín đầu và mắt, con đà điểu sẽ bị mất phương hướng và nó
sẽ chịu để dẫn vào trong bãi nhốt. Người ta thường khống chế đà điểu bằng móc hình
chữ S, móc vào cổ chúng rồi túm lấy đầu một cách dễ dàng.
2.3.2. Bệnh truyền nhiễm
a. Newcastle
Đà điểu rất nhạy cảm với bệnh Newcastle. Nhưng khi so sánh với gia cầm thì
đà điểu ít nhạy cảm hơn. Bệnh này hầu như chỉ được quan tâm trên đà điểu dưới 9

tháng tuổi. Tuy nhiên ở một số trại chăn nuôi người ta vẫn tiêm phòng cho cả đà điểu ở
giai đoạn sinh sản. Bệnh Newcastle có 3 điểm khác biệt trên gia cầm là chỉ tác động
trên hướng thần kinh, không tác động trên đường hô hấp và không tồn tại bệnh tích đại
thể hay bệnh tích mô học. Thời gian ủ bệnh biến đổi từ 2 - 15 ngày, trung bình là 6
ngày. Tỉ lệ chết có thể lên tới 80%. Test HI không phải là phương pháp chẩn đoán tin
cậy vì chúng cho kết quả âm tính và dương tính cùng lúc. Thường người ta dùng test
ELISA là tin cậy được. Sử dụng vaccin là biện pháp phòng bệnh duy nhất (Trương
Đình Bảo, 2008).
b. Đậu
Khác với tính chất của Newcastle, đậu mùa là một bệnh virus lây lan lan chậm. Bệnh
đặc trưng bởi các nốt tổn thương ở cổ và da khi nhìn bằng mắt thường cũng như soi
dưới kính hiển vi. Thời gian ủ bệnh từ 6 - 10 ngày.

8


Triệu chứng là những nốt loét giống như mụn cóc ở da đầu, mí mắt, xung quanh
bên ngoài lỗ tai, trên mỏ và trên da cổ với những con bệnh nặng thì trong mí mắt có
các vảy to khiến cho mắt nhắm lại hoàn toàn. Ở dạng bệnh chảy ướt thì các nốt tổn
thương thường thấy ở miệng, dưới lưỡi, trong hầu và thanh quản. Tỷ lệ chết của bệnh
này thường thấp và nguyên nhân chết chủ yếu là do đà điểu con không lấy được thức
ăn và nước uống.
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các nốt lở có thể rửa bằng dung dịch Nitrat bạc.
Phòng bằng vaccin đậu gà, liều dùng gấp 1,5 lần gà (Trương Đình Bảo, 2009).
c. Cúm gia cầm
Virus cúm gia cầm có rất nhiều chủng khác nhau, được mang bình thường và
lan truyền bởi các loài chim hoang dã. Các chủng virus khác nhau về độc lực và về khả
năng gây bệnh, người ta xếp loại chúng dựa trên khả năng gây bệnh cho gia cầm.
Trong một số ổ dịch gần đây, vào đầu tháng 2/2007 sự bùng phát dịch cúm gia cầm
H5N1 ở Thổ Nhĩ Kỳ và Anh. Công ty bị cúm gia cầm này có nhà máy giết mổ tại

Hungary và hàng ngày có những chuyến xe qua lại giữa Hungary và Anh. Người ta
cho rằng việc lây nhiễm do quá trình vận chuyển này và không tuân thủ kiểm soát an
toàn sinh học (Bản tin số 48 của Hiệp hội đà điểu thế giới - Tháng 03/2007). Ở Ý
người ta cũng thấy có một chủng có khả năng gây bệnh cho gia cầm (H7N1). Một số
chủng đã được phân lập gồm: H7N1 (1991,1992), H5N9 (1994), H9N2 (1995) ở Nam
Phi và H5N2 (1995) ở Zimbabwe. Một chủng không có độc lực là H5N2 được phân
lập từ một con đà điểu Danemark.
Trong ổ dịch ở Ý, các triệu chứng lâm sàng bao gồm nước tiểu màu xanh, một
số triệu chứng thần kinh như ở bệnh Newcastle và phân lẫn máu.
Bệnh tích mổ khám thường thấy là sự hoại tử của gan và viêm ruột. Hiện nay
không tồn tại biện pháp điều trị nào và việc phòng bệnh bằng vaccin đem lại hiệu quả
không cao vì virus có sự biến chủng rất mạnh. Các loài chim hoang dã bị thu hút bởi
thức ăn của đà điểu và chính thức ăn là con đường truyền bệnh rất hữu hiệu vào trại
chăn nuôi. Do đó chúng ta cần có những biện pháp đuổi chim hoang dã cũng như dọn
vệ sinh máng ăn thường xuyên.

9


2.3.3. Bệnh nội khoa
a. Viêm túi lòng đỏ
Viêm túi lòng đỏ là hiện tượng nhiễm trùng trong quá trình ấp trứng.Các loại vi
khuẩn phổ biến nhất liên quan đến hiện tượng viêm túi lòng đỏ là các chủng vi khuẩn
đường ruột như: Escherichia coli, Pseudomonas, Klebsiella và Samonella.
Để hạn chế bệnh cần phải làm sạch trứng trước khi đưa và ấp và chú trọng trong
công tác quản lý đà điều con trong 2 tuần đầu: dinh dưỡng, nhiệt độ, chuồng trại…
b. Viêm ruột do Clostridium spp.
Đây là bệnh cấp tính trầm trọng, xảy ra trên mọi lứa tuổi đà điểu. Triệu chứng
cấp tính nhất là hiện tượng viêm ruột xuất huyết. Nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi
căn bản khẩu phần thức ăn hoặc khẩu phần có nhiều cặn bã làm ảnh hưởng đến nhu

động của ruột.
Một tình trạng khác có tính chất mãn tính là viêm ruột hoại tử điển hình trong
đó một phần của ruột có hiện tượng hoại tử.
c. Hiện tượng ứ dạ dày
Đây là một hiện tượng khó hiểu và chưa có một định nghĩa rõ ràng. Hiện tượng
này đặc trưng bởi sự chậm phát triển và sự giảm thể trọng của đà điểu non từ 2 đến 6
tuần tuổi. Sau đó chúng sẽ chết vì cạn kiệt toàn bộ nguồn dự trữ.
Nguyên nhân chủ yếu là do dinh dưỡng, stress, nhiệt độ không thích hợp, các
yếu tố gây nhiễm. Một hiện tượng biến chứng đặc trưng là hiện tượng nhiễm một
lượng lớn vi khuẩn và nấm dạ dày gây ra hiện tượng giảm nhu động dạ dày ở những
con mắc bệnh. Bệnh tích mổ khám bao gồm cổ trướng, thoái hoá lớp mỡ vành tim, lớp
koillin của mề triển dưỡng (mềm và gấp nếp). Dạ dày trước chứa rất nhiều thức ăn
nhưng hầu như không có phân trong ruột trừ ở phần không tràng lớn. Hiện tượng triển
dưỡng lớp koillin là hiện tượng cho thấy không còn hoạt động co của dạ dày nữa. Điều
này cản trở việc chuyển thức ăn từ dạ dày trước xuống ruột. Hậu quả là con vật bị chết
đói mặc dù trong dạ dày chứa đầy thức ăn. Các thử nghiệm mô học ruột cho thấy có
lượng lớn vi khuẩn bám xung quanh các vi nhung mao ruột.
d. Hiện tượng mổ cắn
Là một đặc tính cố hữu của đà điểu khi chúng được nuôi dưỡng dưới điều kiện
gây stress. Trên gia cầm hiện tượng mổ cắn được biết đến do hậu quả của việc thiếu
10


hụt dinh dưỡng về axit sunfua, amino axit và các mối liên hệ tương ứng, nó cũng được
gây ra bởi việc chiếu sáng với cường độ quá mạnh. Ở đà điểu hiện tượng mổ cắn xảy
ra ở mắt, đầu, lông vũ của những con cùng chuồng. Việc thiếu hụt nhu cầu dinh dưỡng
hay stress do quá đông, chiếu sáng với nồng độ cao, ồn ào, người lạ, thiếu khoáng,
thiếu xơ... sẽ gây nên hiện tượng này. Đà điểu non khi bị chiếu sáng quá cường độ sẽ
mổ cắn lẫn nhau, gây thương tổn về mắt.
Deeming và cộng sự (1996) nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng trong khẩu

phần ăn của đà điểu thiếu dinh dưỡng sẽ không thuận lợi đến sự sinh trưởng và ảnh
hưởng hấp thụ thức ăn (Trích dẫn bởi Trần Công Xuân và Nguyễn Thiện, 1999).
e. Bệnh lòi dom (sa trệ trực tràng)
Bệnh này thường thấy ở đà điểu con. Đây là vấn đề hệ trọng và cần được lưu
tâm kịp thời. Điều kiện thường xảy ra ở gia cầm là bệnh tiêu chảy do sự gắn quá sức
(rặn) trong khi bài tiết. Sự sa trực tràng có thể bị thay đổi dễ dàng và được khâu lại tại
chỗ. Chẩn đoán sớm và điều trị là cần nhưng với chúng kết quả tốt là đoán trước được.
Thỉnh thoảng, con trống già sẽ phát triển chứng sa dương vật không thể rút lại
vào lỗ huyệt và hư hại cơ lý có thể xảy ra.
Điều trị thường là nhốt chuồng, làm sạch sẽ và bôi trơn dương vật. Giải phẩu
không nhất thiết cần và có thể không tốt.
f. Bệnh hô hấp
Đây là bệnh xảy ra trên đà điểu ở mọi lứa nếu đà điểu được nuôi trong điều kiện
kém: vệ sinh, thời tiết xấu... Bệnh biểu hiện dưới dạng viêm mắt, mũi và viêm khí
quản. Nếu tác nhân gây bệnh hiện diện như Mycoplasma spp, các dấu hiệu lâm sàng sẽ
rất trầm trọng. Việc sử dụng kháng sinh sẽ không hiệu quả nếu điều kiện vệ sinh chưa
được giải quyết.
g. Thiếu vitamin A
Vitamin A đóng vai rất cần thiết cho quá trình phát triển, thị lực và tránh trầy
xướt các màng nhầy và hoàn thiện hệ thống miễn dịch của con vật. ở tình trạng những
con sinh sản, việc thiếu vitamin A gây ra tình trạng giảm đẻ, giảm khả năng ấp nở của
chúng cũng như tạo ra một số kỳ hình ở đà điểu con như đà điểu con có đầu khổng lồ,
đà điểu con bị mù.... Điều trị bằng cách bổ sung vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày

11


với tỷ lệ 12.000 UI/kg. Quá trình hấp thụ vitamin rất nhanh và những con đà điểu chưa
bị thiểu năng sẽ nhanh chóng hồi phục.
h. Hội chứng rối loạn trao đổi khoáng.

Hội chứng này thường xảy ra ở đà điểu từ 2 - 4 tháng với các biểu hiện lâm
sàng: khớp phát triển không bình thường (xoạc chân), ống xương chân cong biến dạng
nên đà điểu đi lại khó khăn, xiêu vẹo....
Nguyên nhân thứ nhất là do khẩu phần ăn của đà điểu thiếu hoặc không cân đối
các muối khoáng đa lượng như: Canxi, phosphat, Na.... và các muối khoáng vi lượng
như: Fe, Cu, Zn, Mg... Do vậy, việc phát triển bộ xương, đặc biệt là xương và khớp
chân không bình thường. Thứ hai là do bản thân đà điểu không hấp thụ được các muối
khoáng đa lượng và vi lượng trong thức ăn, mặc dù thức ăn có chứa đầy đủ hàm lượng
muối khoáng theo quy định phù hợp với giai đoạn phát triển của đà điểu.
Hiện tượng này thường do hậu quả của việc không đủ lượng các vitamin A, D,
E trong khẩu phần. Thiếu vitamin D2 thì sự hấp thụ khoáng đa lượng, đặc biệt là các
muối Canxi sẽ rất khó khăn với đà điểu non.trong việc phát triển bộ xương và việc
thoái hoá xương trong giai đoạn còn non. Phòng trị bằng cách bổ sung kịp thời các loại
muối khoáng đa lượng, vi lượng cũng như các vitamin A, D, E vào thức ăn cho đà điểu
theo đúng quy định, phù hợp với giai đoạn phát triển của đà điểu non. Cho đà điểu non
2-4 tháng vận động ngoài sân chơi, dưới ánh sáng mặt trời theo thời gian nhất định để
chúng có thể tự bổ sung các muối khoáng trên mặt đất và tự tạo được vitamin D2 nhờ
tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu lên da. Có thể băng bó làm nẹp cố định tạm
thời cho đà điểu non khi chúng bị thoái hoá khớp và xưng chân, đi lại khó khăn. Sau
đó sẽ bỏ nẹp khi xương khớp đã phục hồi.
2.3.4. Bệnh do ký sinh trùng
Ký sinh trùng trên đà điểu được chia làm hai loại là nội ký sinh và ngoại ký
sinh. Các loại giun tròn như Libyostrongilus douglassi hay giun dạ dày là một loại
giun tròn ký sinh ở dạ dày trước. Đây là loại ký sinh trùng đáng sợ nhất ở Châu Phi
đặc hiệu trên đà điểu. Những con đà điểu mắc bệnh thường có biểu hiện bỏ ăn, uể oải,
xanh xao, có biểu hiện thiếu máu và bị táo bón trong trường hợp tắc dạ dày trước. Loại
giun tròn này gây ra tỉ lệ chết cao ở đà điểu con. Có thể điều trị dựa vào các loại thuốc
diệt giun sán. Nhóm benzimidazoles được sử dụng nhiều nhất và nên sử dụng tuần tự ít
12



nhất là hai loại biệt dược trong nhóm này để tránh hiện tượng đề kháng của ký sinh
trùng. Paronchocerca struthionis ký sinh trùng gan và Amidostromum anseris ký sinh
trùng định vị ở mề là các loại giun tròn khác thuộc nhóm này.
Trong hệ thống chăn nuôi trên bãi chăn thả, vấn đề ký sinh trùng chủ yếu lại do
loài sán dây Houttynia struthionis. Đó là một loại giun dẹt dài khoảng 60 cm và vòng
đời của nó cần một ký chủ trung gian đến nay vẫn còn đang nghiên cứu. Đà điểu rất
mẫn cảm với loại sán dây này. Những con mắc phải thường có triệu chứng suy nhược
dần dần, chán ăn, xanh xao do thiếu máu và tiêu chảy nhiều. Biện pháp chữa trị tương
tự như đối với Libyostrongilus douglassi. Ngoại ký sinh trùng bao gồm bọ và ve.
2.4. TRIỂN VỌNG CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC
Trên thế giới, đã có tổ chức Hiệp hội đà điểu thế giới để trao đổi thông tin với
nhau. Tổ chức này đưa ra các vấn đề liên quan về đà điểu, cũng như những nghiên cứu
đã đạt được từ các trang trại. Từ đó giúp người chăn nuôi trong lĩnh vực đà điểu có
kiến thức về lĩnh vực này để chăn nuôi tốt hơn. Ở nước ta, Trung tâm giống đà điểu
Ninh Hoà cũng là một trong những thành viên của hiệp hội này.
Ở Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu, theo dự án "Khả năng sinh trưởng và
sinh sản của đà điểu tại Việt Nam", trại nuôi nghiên cứu đà điểu ở Ba Vì (Hà Tây)
nhập 150 con giống của Australia loại từ 3 - 8 tháng tuổi, cuối năm 1999 có một vài
con đã đẻ trứng, đến nay đã có gần 100 đà điểu mái đẻ trứng, chiếm tỷ lệ trên 70% chỉ
số sinh trưởng, phát triển và sinh sản tương đương với đà điểu ở Australia.
Theo Phùng Đức Tiến (giám đốc Trung tâm giống gia cầm Thụy Phương) trung
tâm sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống giống hình tháp từ dòng thuần tới con thương
phẩm, để sử dụng được ưu thế lai giữa các dòng. Song song, triển khai nghiên cứu một
cách hệ thống về thức ăn dinh dưỡng, để phát huy tối đa tiềm năng con giống, hạ giá
thành sản phẩm.
Tổng công ty Khánh Việt tỉnh Khánh Hoà đã cho ra đời hai trung tâm giống đà
điểu một ở tỉnh Quảng Nam (2003) và một tỉnh Khánh Hoà (2004). Đến nay trại đã có
thể tự cho ấp nở, cung cấp con giống và hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho hộ chăn nuôi. Bước

đầu đã đạt được những kết quả khả quan.
Thành công bước đầu này đã đặt nền móng và mở ra một nghề chăn nuôi mới
13


trong tương lai. Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu không quá phức tạp, chu kỳ sinh sản và
phát triển của đà điểu Australia gần giống với gà, vịt, ngan, ngỗng. Chúng cũng cần có
môi trường sống ổn định về độ ẩm, nhiệt độ, không gian nuôi thả, thành phần dinh
dưỡng trong thức ăn. Ở nước ta, điều kiện thích hợp nhất để chăn nuôi là các vùng
trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, vùng Duyên hải miền Trung.
Giá trị kinh tế của đà điểu là rất cao. Tuy nhiên, cho đến nay việc chăn nuôi và
phát triển đà điểu vẫn mang tính tự phát, do các tổ chức, cá nhân tự thực hiện. Chưa
nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, Ngành liên quan về định hướng, chủ
trương, chính sách khuyến khích đầu tư, chế biến, xuất khẩu, kể cả quy trình, kỹ thuật
trong từng công đoạn của quá trình chăn nuôi cũng chưa đạt đến độ chuẩn, còn rất
nhiều bất cập trong điều kiện chúng ta đưa ra sản xuất đại trà khi chưa có những kết
luận mang tính khoa học. Còn không ít vấn đề tồn tại mà bản thân các cơ sở sản xuất
kinh doanh đà điểu không thể tự giải quyết được, nhất là đối với một ngành nghề đang
rất mới mẻ ở nước ta (Theo Thông tin gia cầm số 3-2009 của Tổng Công ty Khánh
Việt).
Vì vậy để ngành chăn nuôi đà điểu phát triển bền vững thì cần phải có sự quan
tâm, hỗ trợ của nhà nước về mặt định hướng, chủ trương cũng như chính sách ưu đãi
như đặc biệt hơn cho ngành chăn nuôi mới mẽ này như đưa chương trình phát triển
chăn nuôi đà điểu trở thành một trong những chương trình chăn nuôi trọng điểm quốc
gia, cho phép ngành chăn nuôi đà điểu được hưởng các chính sách khuyến nông, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì công tác nghiên cứu khoa học về đà điểu
và chăn nuôi đà điểu từ sản xuất giống, chăn nuôi, cho đến nghiên cứu các loại thức ăn
xanh phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng Việt Nam, phù hợp với tập tính vật
nuôi và cuối cùng là sự cần thiết thành lập hiệp hội đà điểu Việt Nam (Theo Thông tin
gia cầm số 3 - Tổng công ty Khánh Việt).

2.5. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI ĐÀ ĐIỂU
Đà điểu xuất thân từ một giống chim rất lớn nhưng không biết bay. Con mái
cao từ 1,7 - 1,9 m, nặng 100 - 105 kg, con trống cao khoảng 2 m, nặng từ 120 - 140 kg.
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của đà điểu tương đối nhanh, một đà điểu mái có thể
sinh sản tới 35 - 40 trứng/năm. Đà điểu mới nở nặng 1 kg/con. Sau một năm sẽ cho
trọng lượng thịt từ 100 - 110 kg. Tính trung bình một mái mẹ trong một năm ấp nở
14


được từ 25 - 27 đà điểu con, nuôi sau 12 tháng sản lượng thịt sẽ đạt từ 2,3 - 2,7 tấn thịt.
Vòng đời của một con cái sinh sản trong vòng 45 - 50 năm, sản sinh một lượng thịt
khổng lồ từ 100 - 110 tấn thịt hơi. Trong khi đó, một vòng đời của gà, vịt, ngan sẽ cho
lượng thịt tương đương 220 - 300 kg, lợn đạt từ 5 - 7 tấn, bò đạt khoảng 4 - 5 tấn. Thịt
đà điểu có màu đỏ gần giống thịt bò, không có mỡ và gân. Da đà điểu có thể sản xuất
thành áo da, ví da, thắt lưng, túi xách…. (Chữ Văn Học, 2001). Hiện nay, thịt đà điểu
được bán từ 110 - 130 ngàn đồng/kg tuỳ theo loại thịt và tuỳ theo thời điểm, con giống
2 tháng tuổi với giá 1,5 triệu đồng, nuôi 10 tháng trong điều kiện chăm sóc tốt có thể
lên đến 90 kg, lợi nhuận trung bình khoảng 1 triệu đồng/con (Phòng kinh doanh Trung
tâm giống đà điểu Ninh Hoà).

15


×