Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI TẠI CÁC HỘ CHĂN NUÔI GIA ĐÌNH THUỘC THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO THỊT ĐƯỢC HẠ KHẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TRONG
CHĂN NUÔI TẠI CÁC HỘ CHĂN NUÔI GIA ĐÌNH
THUỘC THÀNH PHỐ MỸ THO TỈNH TIỀN
GIANG VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN HEO THỊT ĐƯỢC HẠ KHẨN

Họ và tên sinh viên: TỪ PHƯƠNG BÌNH
Ngành

: CHĂN NUÔI THÚ Y

Lớp

: TC03TY

Niên khóa

: 2003-2008

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VỆ SINH PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI
TẠI CÁC HỘ CHĂN NUÔI GIA ĐÌNH THUỘC THÀNH PHỐ
MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG VÀ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN HEO THỊT


ĐƯỢC HẠ KHẨN

Tác giả

TỪ PHƯƠNG BÌNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác Sỹ Ngành
Thú y

Trang tựa

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. LÂM THỊ THU HƯƠNG
ThS. THÁI QUỐC HIẾU
BSTY. VÕ ĐỨC TOÀN

Tháng 06 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến.
- PGS.TS. Lâm Thị Thu Hương, Bộ môn Bệnh lý – Ký Sinh, Khoa Chăn nuôi –
Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
- ThS. Thái Quốc Hiếu phó chi Cục Trưởng – Chi cục thú y Tiền Giang.
- BSTY. Võ Đức Toàn – Phòng Kỹ thuật – Chi cục thú y Tiền Giang.
Đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và
hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn đến.

- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm cùng toàn thể quý thầy cô, đã tạo
điều kiện học tập và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong những năm đại
học.
- Ban lãnh đạo chi cục thú y tỉnh Tiền Giang.
- Trạm thú y thành phố Mỹ Tho cùng các nhân viên Thú y.
- Ban quản lý cơ sở giết mổ Tân Mỹ Chánh thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.
Đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.

ii


TÓM TẮT
Qua thời gian thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình vệ sinh phòng bệnh trong
chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi gia đình thuộc thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang
và một số bệnh thường gặp trên heo thịt được hạ khẩn”. Chúng tôi ghi nhận được
một số kết quả sau:
+ Điều tra tại 120 hộ chăn nuôi
- Tỷ lệ hộ có tiêm phòng vắc xin DTH (85,83%), tụ huyết trùng (75,83%), phó
thương hàn (68,33%), lở mồm long móng (13,33%).
- Tỷ lệ hộ có tấy giun sán cho heo (74,17%), có sát trùng chuồng trại (47,50%).
+ Về tình hình bệnh trên heo được giết mổ
- Trong số heo được hạ khẩn chúng tôi khảo sát, thì nhóm heo có trọng lượng từ
21 – 40kg chiếm tỷ lệ cao nhất (61,86%), kế đến là nhóm heo từ 7 – 21kg là 31,36%,
thấp nhất là nhóm heo có trọng lượng 41 – 65kg (6,78%), trong đó heo đực chiếm
(55,08%) và heo cái là (44,92%).
- Heo có bệnh tích chủ yếu đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (44,92%), kế đến
heo dương tính với virus DTH (33,90%), heo có bệnh tích chủ yếu đường dạ dày - ruột
(24,58%), heo nhiễm ký sinh trùng (16,10%), thấp nhất là heo nghi bệnh phó thương
hàn (4,24%) và heo không có bệnh là (5,93%).
- Bệnh xảy ra đơn lẻ cao nhất là heo có bệnh tích chủ yếu đường hô hấp

(25,23%) và thấp nhất là heo nghi mắc bệnh phó thương hàn và heo nhiễm ký sinh
trùng (3,60%). Trên bệnh ghép thì heo dương tính với virus DTH và heo có bệnh tích
chủ yếu đường hô hấp cao nhất (12,61%) và thấp nhất là heo nghi bệnh phó thương
hàn ghép heo nhiễm ký sinh trùng (0,90%).
- Heo có bệnh tích chủ yếu đường hô hấp xuất hiện cao nhất ở nhóm trọng
lượng 21 - 40kg (53,52%), bệnh tích thường gặp nhất là hạch phổi sưng phù (90,57%)
và xuất huyết trên phổi (69,81%).
- Heo có bệnh tích chủ yếu đường dạ dày - ruột xuất hiện cao nhất ở nhóm
trọng lượng 21 - 40kg (32,39%) và bệnh tích thường gặp nhất là xuất huyết ruột
(65,52%), xuất huyết dạ dày (37,93%).
iii


- Heo nhiễm ký sinh trùng xuất hiện cao nhất ở nhóm trọng lượng 21 - 40kg
14/19 trường hợp và chủ yếu là ký sinh trùng đường ruột (100%).
- Tỷ lệ heo dương tính với virus DTH xuất hiện nhiều nhất ở nhóm trọng lượng
7 - 20kg (51,52%) và bệnh tích xuất huyết trên hạch lâm ba là (100%).

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt............................................................................................................................iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các bảng ......................................................................................................viii
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1

U

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU .......................................................................................... 2
U

1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN............................................................................................... 3
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI ....................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý.............................................................................................................. 3
2.1.2 Đất đai..................................................................................................................... 3
2.1.3 Khí hậu - thời tiết.................................................................................................... 4
2.1.4 Dân số và lao động ................................................................................................. 4
2.1.5 Sản xuất nông nghiệp và tình hình chăn nuôi, thú y .............................................. 4
2.1.6 Tình hình dịch bệnh................................................................................................ 4
2.1.7 Công tác thú y......................................................................................................... 5
2.1.8 Hoạt động giết mổ gia súc – gia cầm ..................................................................... 5
2.2 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO SAU CAI SỮA VÀ HEO THỊT .... 5
2.2.1 Bệnh dịch tả heo (Hog cholera).............................................................................. 5
2.2.2 Bệnh tụ huyết trùng heo (Pasteurellosis)................................................................ 8
2.2.3 Bệnh phó thương hàn heo (Salmonellosis)........................................................... 10
2.2.4 Bệnh suyễn heo..................................................................................................... 12

v


2.2.5 Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (porcine reproductive respiratory
syndrome) ...................................................................................................................... 15
2.2.6 Bệnh thủy thủng (Edema disease) ........................................................................ 17

2.2.7 Bệnh viêm phổi – màng phổi ở heo (Pleuropneumonia in pigs).......................... 19
2.2.8 Bệnh viêm phổi do Haemophilus ......................................................................... 19
2.2.9 Bệnh do Streptococcus (streptococcal infection) ................................................. 20
2.2.10 Bệnh giun tròn trên heo (Ascaridiosis)............................................................... 21
2.3 LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ............... 22
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................... 24
3.1 Thời gian.................................................................................................................. 24
3.2 Địa điểm .................................................................................................................. 24
3.3 Đối tượng................................................................................................................. 24
3.4 Dụng cụ và hoá chất ................................................................................................ 24
3.5 Nội dung .................................................................................................................. 24
3.5.1 Nội dung 1 ............................................................................................................ 24
3.5.2 Nội dung 2 ............................................................................................................ 25
3.6 Phương pháp tiến hành ............................................................................................ 25
3.6.1 Tại hộ chăn nuôi ................................................................................................... 25
3.6.2 Tại lò mổ............................................................................................................... 25
3.6.3 Tại phòng thí nghiệm............................................................................................ 26
3.6.4 Phân loại nhóm bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng............................................ 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 27
4.1 Tình hình vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi heo trên địa bàn TP. Mỹ Tho........ 27
4.1.1 Tỷ lệ hộ có tiêm phòng vắc xin cho heo............................................................... 27
4.1.2 Tỷ lệ hộ có tiêu độc sát trùng chuồng trại và tẩy giun sán cho heo ..................... 28
4.2 Các bệnh xuất hiện trên heo thịt được hạ khẩn tại TP. Mỹ Tho.............................. 29
4.2.1 Trọng lượng và giới tính của heo được đưa đến giết mổ ..................................... 29
4.2.2 Tỷ lệ các nhóm bệnh thường gặp trên heo được giết mổ ..................................... 30
4.2.3 Tỷ lệ các nhóm bệnh theo trọng lượng heo được giết mổ.................................... 32
4.2.4 Tỷ lệ heo dương tính với virus DTH theo trọng lượng lúc giết mổ ..................... 34
4.2.5 Tỷ lệ các dạng bệnh tích thường gặp trên heo dương tính với virus DTH........... 35
vi



4.2.6 Tỷ lệ nhiễm ghép các dạng bệnh trên tổng số heo khảo sát ................................. 38
4.2.7 Tỷ lệ các dạng bệnh tích thường gặp trên heo có bệnh tích chủ yếu đường hô hấp
....................................................................................................................................... 40
4.2.8 Tỷ lệ các dạng bệnh tích thường gặp trên heo có bệnh tích chủ yếu đường dạ dày
- ruột .............................................................................................................................. 44
4.2.9 Tỷ lệ cơ quan xuất hiện bệnh tích trên heo mắc bệnh ký sinh trùng.................... 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 50
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 50
5.2 Tồn tại...................................................................................................................... 50
5.3 Đề nghị .................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 52
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 56

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tỷ lệ hộ có tiêm phòng vắc xin cho heo ....................................................27
Bảng 4.2 Tỷ lệ hộ có tiêu độc sát trùng chuồng trại và tẩy giun sán cho heo...........28
Bảng 4.3 Phân bố trọng lượng và giới tính của heo được giết mổ ...........................29
Bảng 4.4 Tỷ lệ các nhóm bệnh thường gặp trên heo được giết mổ .........................30
Bảng 4.5 Tỷ lệ các nhóm bệnh theo trọng lượng heo được giết mổ ........................33
Bảng 4.6 Tỷ lệ heo dương tính với virus DTH theo trọng lượng lúc giết mổ ..........34
Bảng 4.7 Tỷ lệ các dạng bệnh tích trên heo dương tính với virus DTH ...................35
Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm ghép các dạng bệnh trên tổng số heo khảo sát .....................38
Bảng 4.9 Tỷ lệ các dạng bệnh tích thường gặp trên heo có bệnh tích chủ yếu đường
hô hấp.........................................................................................................................40
Bảng 4.10 Tỷ lệ các dạng bệnh tích thường gặp trên heo có bệnh tích chủ yếu đường
dạ dày - ruột ...............................................................................................................44

Bảng 4.11 Tỷ lệ cơ quan xuất hiện bệnh tích trên heo mắc bệnh ký sinh trùng ......46

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chánh TP. Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang ....................................3
Hình 4.1 Xuất huyết da trên heo dương tính với virus DTH.................................36
Hình 4.2 Nốt loét hình nút áo trên heo dương tính với virus DTH .......................37
Hình 4.3 Lách nhồi huyết trên heo dương tính với virus DTH .............................37
Hình 4.4 Phổi xuất huyết trên heo có bệnh tích chủ yếu đường hô hấp................42
Hình 4.5 Phổi nhục hoá đối xứng trên heo nghi bệnh do Mycoplasma ................42
Hình 4.6 Viêm phổi có sợi huyết trên heo có bệnh tích chủ yếu đường hô hấp ...43
Hình 4.7 Viêm phổi dính sườn trên heo có bệnh tích chủ yếu đường hô hấp.......43
Hình 4.8 Bệnh tích vi thể trên phổi nhục hóa........................................................44
Hình 4.9 Ký sinh trùng trong ruột già của heo......................................................48
Hình 4.10 Gan chứa bọc sán Cysticercus tenuicollis ............................................48
Hình 4.11 Bệnh tích vi thể trên gan xơ hóa...........................................................49

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTH: Dịch tả heo
ELISA: Enzyme linked immono sorbent assay
IPMA: Immuno peroxidae monolayer assay
LMLM: Lở mồm long móng
PCR: Polymerase Chain Reaction
PPLO: Pleuro- Pneumonia- Like- Organism
PRRS: Porcine reproductive respiratory syndrome


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiền Giang là một tỉnh có ngành nông nghiệp khá phát triển, có truyền thống
chăn nuôi lâu đời đặc biệt là chăn nuôi gia súc. Trong đó, chăn nuôi heo chiếm một tỷ
lệ khá lớn và đa số từ chăn nuôi gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của
cả tỉnh. Chăn nuôi cung cấp các phụ phẩm cho trồng trọt như phân bón, thức ăn cho
cá, trùng quế; dùng phân ủ biogas làm chất đốt. Hiện nay, chăn nuôi heo của cả tỉnh
nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể, cung
cấp một lượng lớn sản phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh và cả sản phẩm
xuất khẩu, đem lại lợi ích khá lớn cho người chăn nuôi.
Tuy nhiên, trong chăn nuôi heo hiện nay vẫn còn một số người nuôi theo
phương thức truyền thống; chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để tăng
hiệu quả kinh tế, rút ngắn thời gian nuôi, giảm giá thành; công tác vệ sinh phòng bệnh
và vệ sinh thú y chưa được thực hiện triệt để nên bệnh vẫn còn xảy ra, gây thiệt hại
không nhỏ cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa chăn nuôi thú y Trường Đại
Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn của PGS.TS. Lâm Thị Thu Hương
cùng sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Chi cục Thú y Tiền Giang, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Khảo sát tình hình vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi
gia đình thuộc thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang và một số bệnh thường gặp trên
heo thịt được hạ khẩn”.

1



1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Đánh giá điều kiện vệ sinh phòng bệnh tại một số hộ chăn nuôi heo gia đình,
ghi nhận những bệnh thường xảy ra trên heo nuôi tại địa bàn tỉnh Tiền Giang, từ đó
đưa ra những biện pháp phòng chống một cách hợp lý nhằm giảm rủi ro, tăng hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi heo.
1.2.2 Yêu cầu
- Khảo sát điều kiện vệ sinh thú y tại một số hộ chăn nuôi gia đình trong địa bàn
thành phố Mỹ Tho.
- Ghi nhận các thông tin, triệu chứng và bệnh tích của heo được giết mổ tại lò
quay.
- Ghi nhận bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng và kết quả phòng xét nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI
2.1.1 Vị trí địa lý
TP. Mỹ Tho nằm ở trung tâm tỉnh Tiền Giang, nằm trên con đường huyết mạch
giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền tây Nam Bộ
TP. Mỹ Tho nằm ở đoạn bờ Bắc Sông Tiền, có giới hạn như sau: Phía Đông và
phía Bắc giáp huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Phía Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh
Tiền Giang. Phía nam giáp tỉnh Bến Tre bao gồm 11 phường và 04 xã ven.

Hình 2.1 Bản đồ hành chánh TP. Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang
2.1.2 Đất đai
Địa hình ở TP. Mỹ Tho tương đối bằng phẳng, hệ thống sông rạch chằn chịt.
Địa thế cao dần từ Tây Bắc sang Đông nam với độ cao trung bình so với mực nước

3


biển từ 1 - 1,5 m. Tổng diện tích đất tự nhiên là: 48,6 km2, trong đó: Diện tích trồng
cây nông nghiệp là 4.056 ha, diện tích trồng lúa là 1.397 ha.
2.1.3 Khí hậu - thời tiết
Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình là 29,7oC. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 và
tháng 01 là 23 – 25oC và cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 là 28 - 31oC.
Lượng mưa trung bình 1219 mm/năm.
Ẩm độ trung bình vào mùa mưa là 86,8%, vào mùa nắng là 71%.
2.1.4 Dân số và lao động
Dân số TP. Mỹ Tho có 178.177 người, chiếm 10,28% dân số của tỉnh Tiền
Giang; trong đó nam giới là 86.691 người và nữ giới 91.486 người. Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên là 0,92%.
Mật độ dân số là 3.666 người/ km2.
Dân tập trung chủ yếu ở thành thị 139.877 người và nông thôn là 38.920 người.
Tổng số người trực tiếp lao động sản xuất nông nghiệp là 21.924 người.
2.1.5 Sản xuất nông nghiệp và tình hình chăn nuôi, thú y
Tổng đàn gia súc, gia cầm trong TP. Mỹ Tho thời điểm tháng 06/2008 như sau:
Heo: 21881 con.
Bò: 1895 con.
Dê cừu: 602 con.
Gà: 113.328 con.
Vịt: 16.878 con.
Ngan – Ngỗng: 481 con.
Dân cư ở TP. Mỹ Tho có thu nhập bình quân đầu người là 1.119 USD/năm.
Tổng sản lượng lương thực (hạt) đạt 6.825 tấn. Sản lượng thủy sản là 42.230 tấn.
Trong năm 2007, giá trị các nguồn sản xuất nông nghiệp như sau: chăn nuôi
87.762 triệu đồng; trồng trọt 213.706 triệu đồng và thủy sản 487.120 triệu đồng.
(Phòng thống kê thành phố Mỹ Tho, 2008).

2.1.6 Tình hình dịch bệnh
Theo báo cáo của Chi cục Thú y, toàn tỉnh Tiền Giang năm 2007 tổng số gia
cầm bị bệnh Marek’ 92.380 con xảy ra trên 49 hộ chăn nuôi. Tổng số heo bệnh của cả

4


tỉnh là 148.001 con, trong đó bệnh tụ huyết trùng là 10.092 con chiếm 7,4%, bệnh phó
thương hàn heo 13.661 con, chiếm 9,23%.
2.1.7 Công tác thú y
TP. Mỹ Tho có 01 trạm thú y trực thuộc Chi cục Thú y tỉnh với 08 cán bộ, trong
đó đại học: 3 người; trung cấp 5 người. Mạng lưới thú y viên trong các ban thú y
phường, xã là 35 người, trong đó đại học: 6 người; trung cấp: 13 người và sơ cấp: 16
người hoạt động điều trị tư nhân. Trên địa bàn TP. Mỹ Tho có 16 cửa hàng kinh doanh
thuốc thú y, đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc thú y cho người chăn nuôi trên địa bàn và
các huyện khác trong và ngoài tỉnh.
2.1.8 Hoạt động giết mổ gia súc – gia cầm
Cơ sở giết mổ TP. Mỹ Tho là lò mổ tập trung heo, trâu bò và gia cầm. Được
thiết kế theo kiểu hai mái, lợp tole, nền được trán xi măng. Lò mổ được chia làm bốn
khu riêng biệt: giết mổ heo, giết mổ trâu bò, giết mổ gia cầm và khu hạ khẩn.
- Công suất giết mổ trung bình:
Heo: 60 – 80 con/đêm.
Trâu bò: 2 – 4 con/đêm.
Gia cầm: 200 – 500 con/đêm.
Heo giết quay: 1 – 8 con/ngày.
- Thời gian hoạt động:
Từ 0 giờ 30 – 5 giờ sáng đối với heo, trâu bò và gia cầm
Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều đối với heo giết quay.
2.2 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO SAU CAI SỮA VÀ HEO THỊT
2.2.1 Bệnh dịch tả heo (Hog cholera)

Bệnh DTH là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra với đặt điểm lây lan rất
nhanh và mạnh, bệnh số và tử số cao do một ARN virus thuộc họ Flaviviridae, giống
Pestivirus một sợi có vỏ bọc, kích thước nhỏ khoảng 40 - 50 nm. Virus chỉ có một
chủng duy nhất nhưng lại có nhiều biến chủng khác nhau về độc lực (Trần Thanh
Phong, 1996).

5


Lịch sử và phân bố địa lý
Năm 1830, bệnh được báo cáo đầu tiên ở bang Ohio (Hoa Kỳ). Năm 1885
Salmon và Smith cho rằng căn bệnh này là do vi trùng. Đến năm 1903 Dorset
Schweinitz khẳng định căn bệnh là virus.
Hiện nay, bệnh DTH lan tràn khắp thế giới, phổ biến ở Châu Á, Tây Âu, Nam
Mỹ (FAO 1985) và là bệnh gây thiệt hai kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi heo công
nghiệp.
Ở Việt Nam, bệnh DTH được phát hiện vào thế kỷ 20 và gây nhiều đợt dịch
nghiêm trọng. Bệnh có từ Nam đến Bắc. Theo báo cáo của Cục Thú y (1986), ở các
tỉnh Nam Bộ bệnh thường ghép với phó thương hàn tại An Giang, Long An (1984),
Tiền Giang, Hậu Giang (1985), dịch tả ghép với tụ huyết trùng ở Đồng Nai và TP. Hồ
Chí Minh (1985).
Dịch tễ học
Tất cả heo nhà và heo rừng đều cảm thụ với bệnh. Tuy nhiên, những giống heo
cao sản dễ cảm thụ hơn do sức đề kháng kém. Trong cơ thể heo bệnh, virus có trong
toàn bộ phủ tạng và tiết chất; virus được tìm thấy nhiều nhất trong máu, hạch bạch
huyết và lách. Virus xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa thông qua sự
tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh với heo khỏe hay truyền gián tiếp qua người chăn
nuôi, phương tiện vận chuyển, công cụ chăn nuôi, động vật có mang mầm bệnh…
Triệu chứng
- Thể quá cấp: thường xảy ra ở giai đoạn đầu của ổ dịch, con vật sốt cao 41 42oC, da ửng đỏ và chết nhanh trong khoảng 1 - 3 ngày.

- Thể cấp tính: là thể phổ biến nhất. Bệnh diễn biến từ từ, thân nhiệt tăng dần
đến 41 - 42oC, kém ăn, bỏ ăn. Heo bệnh uống nhiều nước, thở khó, mắt sưng dính mi
lại do viêm kết mạc, chảy nhiều ghèn, táo bón. Heo hay tìm chổ chui rúc và nằm
chồng lên nhau, dáng đi xiêu vẹo.
Khi bệnh được 4 - 5 ngày thì xuất huyết lấm chấm ở tai, da bụng, háng. Xuất
huyết ngày càng nhiều và trở nên tím bầm, lúc này heo ngồi như chó ngồi cho dễ thở.
Đến ngày thứ 9 - 10 thân nhiệt hạ dần kèm theo tiêu chảy, phân có màu vàng
xám và hôi thối khó chịu, có thể động kinh, heo suy kiệt dần rồi chết.

6


- Thể mãn: heo bệnh gầy yếu, lúc bón lúc tiêu chảy, thở khó, trên da có những
nốt đỏ và có hoại tử ở da vành tai. Bệnh kéo dài 2 - 3 tháng rồi chết do suy kiệt.
- Thể không điển hình: thể này do nhiễm bệnh trong đường sinh dục với chủng
virus có độc lực bị giảm, Van Oirchot và Terpstra (1997) gọi là thể bệnh phát chậm. Ở
thể này, virus chỉ gây xáo trộn sinh sản: heo nái mang thai có thể bị sẩy thai, hoặc khô
thai, thai biến dạng, thai chết khi sinh hay heo con sinh ra bị yếu với triệu chứng run
hay dị tật. Heo con được coi là khỏe mạnh sau khi sinh, sau một vài tháng phát bệnh,
heo bỏ ăn hoặc ăn ít, viêm kết mạc mắt, viêm da, tiêu chảy và rối loạn vận động dẫn
đến liệt nhẹ hai chi sau nhưng thân nhiệt vẫn bình thường. Heo có thể còn sống sau 6
tháng hoặc có thể chết. Một số những heo con nhiễm bệnh bẩm sinh, thường xuất
huyết ở da và tỷ lệ chết cao sau khi sinh. Tuy nhiên, vẫn có những heo khỏi bệnh và là
nguồn mang virus.
Bệnh tích
- Thể quá cấp: khi heo bị bệnh ở thể này không có bệnh tích rõ ràng, hạch lâm
ba sưng đỏ, thận xuất huyết đặc biệt là ở vùng vỏ thận.
- Thể cấp tính: xuất huyết ngoài da, niêm mạc, niêm mạc vùng lợi có thể lở loét,
tổ chức liên kết dưới da tụ máu; vùng thanh quản, hầu bị viêm loét. Niêm mạc ruột
non, van hồi manh tràng có những vết loét hình cúc áo. Niêm mạc túi mật có xuất

huyết điểm. Hạch bạch huyết sưng và xuất huyết, có khi tụ huyết. Lách bị nhồi huyết ở
rìa, thận xuất huyết khắp bề mặt, bể thận ứ máu, niêm mạc bàng quang có điểm đỏ.
Phổi tụ máu, nhiều vùng bị nhục hóa. Não và màng não xuất huyết.
Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích và kết quả phòng xét nghiệm.
Trong phòng thí nghiệm sử dụng các phương pháp để xác định virus DTH bằng
các kỹ thuật như:
- Xác định số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang
- Phản ứng ELISA (Enzyme linked immono sorbent assay)
- Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction)
- Phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch…

7


Phòng bệnh
- Vệ sinh phòng bệnh
+ Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học.
+ Tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ
sinh thú y trong cơ sở chăn nuôi.
+ Tổ chức tiêm phòng vắc xin DTH với tỷ lệ cao, trên 80% tổng đàn.
- Phòng bệnh bằng vắc xin
Hiện nay, vắc xin DTH được sử dụng rộng rãi và đa số là vắc xin sống nhược
độc đông khô chủng C. Qui trình tiêm phòng tùy theo tình hình dịch tễ ở địa phương
và khuyến cáo của nhà sản xuất. Trên thị trường thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang phổ
biến một số loại vắc xin DTH được các công ty cung cấp như:
+ Vắc xin DTH do công ty Navetco sản xuất
+ Pestiffa do công ty Merial (Pháp) sản xuất
+ Pestvac do công ty Fordodge của Mỹ sản xuất

2.2.2 Bệnh tụ huyết trùng heo (Pasteurellosis)
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella multocida họ Pasteurellaceae
gây nên với tính chất dịch lẻ tẻ nhưng cũng có khi thành dịch địa phương. Pasteurella
multocida là một cầu trực khuẩn nhỏ, kích thước 0,3 - 1,2 µm, hai đầu tròn bắt màu
gram âm không sinh nha bào, không di động và có giáp mô. Nhuộm tiêu bản, vi khuẩn
bắt màu lưỡng cực.
Lịch sử và phân bố địa lý
Bệnh đã có từ rất lâu, đến năm 1880, Pasteur phân lập, nuôi cấy thành công vi
khuẩn này để điều chế vắc xin tụ huyết trùng gà.
Năm 1881, Freidberger (Pháp) đã tìm ra được vòng truyền lây tự nhiên của
bệnh. Ở châu Âu bệnh xảy ra rất lẻ tẻ và ít lây.
Ở Việt Nam, bệnh này được phát hiện đầu tiên ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Long
Thành - Đồng Nai. Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, khoảng tháng 4 – 5 và 10 11, bệnh thường ghép với các bệnh khác như bệnh DTH, phó thương hàn heo…
Dịch tễ học
Trong thiên nhiên, vi khuẩn P. multocida gây nhiều thể bệnh cho các loài động
vật khác nhau như trâu, bò, heo, gia cầm, thú hoang dã, chim và cả người. Trong cơ
8


thể thú bệnh, vi khuẩn có trong máu, phủ tạng, các chất tiết, hạch… nhưng chứa nhiều
nhất là máu, phổi, hạch phổi. P. multocida xâm nhập vào cơ thể heo chủ yếu qua
đường hô hấp và tiêu hóa. Bệnh lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp do nuôi nhốt chung
giữa thú khỏe và thú bệnh; lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi,
phương tiện vận chuyển, con người...
Triệu chứng
- Thể quá cấp tính: diễn biến của bệnh rất nhanh từ 12 - 24 giờ, sốt cao 41oC,
heo thường nằm yên một chổ, bỏ ăn, khó thở, có thể thủy thủng ở hầu, có thể xuất hiện
những vết đỏ (nâu, tím) ở tai và cổ.
- Thể cấp tính: heo sốt cao từ 40,5 - 41oC, chảy nhiều nước mũi lúc đầu loãng
sau đó đặc dần, có thể có mủ hoặc đôi khi có máu. Hầu sưng (thủy thủng) có khi lan

rộng ra ở cổ và cằm. Da có thể xuất huyết hoặc tụ huyết, mảng to, đỏ sậm ở vùng
bụng, ngực. Heo bệnh chết sau vài ngày.
- Thể mãn tính: bệnh kéo dài 3 - 6 tuần. Heo bệnh gầy còm, ho nhiều có thể tiêu
chảy kéo dài, đôi khi thấy viêm khớp (chủ yếu là khớp gối), đi đứng không vững.
Bệnh tích
- Thể quá cấp tính: thường không có biểu hiện điển hình. có những vết tụ huyết,
xuất huyết và thấm dịch ở mô liên kết, tim có thể thấy xuất huyết điểm.
- Thể cấp tính: Viêm phổi thùy lớn, phổi có nhiều vùng bị gan hóa. Viêm bao
tim tích nước, có khi có xuất huyết điểm ở tim. Hạch sưng to thủy thủng, tụ máu (hạch
hầu thủy thủng thấm tương dịch). Thận có thể tụ máu. Dạ dày và ruột viêm cata. Lách
gần như bình thường hoặc tụ máu.
- Thể mãn tính: viêm phổi màng phổi, viêm màng phổi dính lồng ngực hoặc có
những apcess ở phổi. Hạch bạch huyết ở phổi bị bã đậu. Khớp có thể bị viêm và tủy
sống có apcess.
Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích, cần phân biệt với các bệnh đỏ khác
của heo như: DTH, phó thương hàn, đóng dấu son.
Dựa vào kết quả phòng thí nghiệm: có thể dùng phương pháp phân lập và giám
định vi khuẩn.

9


Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh:
Vệ sinh phòng bệnh là biện pháp quan trọng nhất. Cần phải bồi dưỡng, chăm
sóc tốt cho đàn heo vào thời điểm giao mùa. Thường xuyên vệ sinh và định kỳ tiêu độc
sát trùng chuồng trại.
Tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng (dạng nhủ dầu), tái chủng sau 4 - 6 tháng.
- Trị bệnh:

Có thể dùng các loại kháng sinh điều trị bệnh tụ huyết trùng heo như:
ampicillin, colistin, norfloxacin… Tuy nhiên, trong điều trị để đạt được hiệu quả cao
cần thực hiện các biện pháp phòng trị tổng hợp. Cấp thêm các loại thuốc trợ lực và
tăng sức đề kháng như vitamin C, B.complex… Ngoài ra cần phải cách ly heo bệnh,
giữ ấm, yên tĩnh, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa…
2.2.3 Bệnh phó thương hàn heo (Salmonellosis)
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella cholera suis thuộc họ
Enterobacteriaceae gây ra. Bệnh có thể lây sang người dưới dạng nhiễm độc tố của vi
khuẩn qua thức ăn. Salmonella là trực khuẩn gram âm, ngắn, hình gậy, hai đầu tròn,
kích thước 0,7 - 1,5 µm, không có giáp mô và nha bào, di động nhờ lông mao.
Lịch sử và phân bố địa lý
Tại miền bắc Hoa Kỳ, năm 1855, Salmon và Smith phân lâp được vi khuẩn
Bacterium cholera suis trong ca bệnh DTH.
Đến năm 1905, Scheinick và Dorset cho rằng Salmonella chỉ là vi khuẩn cơ hội
trong căn bệnh DTH. Sau đó lần lượt các quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ đều có
bệnh.
Ở Việt Nam, năm 1953 viện Pasteur đã phân lập được 33 chủng Samonella trên
gia súc và người. Hiện nay trên heo, bệnh do Salmonella thường xuất hiện dưới dạng
dịch lẻ tẻ mang tính chất địa phương và thường ghép với bệnh DTH.
Dịch tễ học
Bệnh có thể gặp trên heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở heo cai sữa 12 - 16
tuần tuổi. Bệnh từ heo có thể lây sang bò, chó, người. Do đó, heo là ổ chứa tự nhiên
quan trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (Trần Thanh Phong, 1996). Trong
cơ thể heo bị bệnh tất cả các cơ quan phủ tạng như máu, các chất tiết đều có chứa vi
10


khuẩn nhưng chứa nhiều nhất là máu, lách và phân. Vi khuẩn S. cholera suis xâm nhập
vào cơ thể heo chủ yếu qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và đường sinh dục. Bệnh
lây trực tiếp do nhốt chung giữa heo khỏe và heo bệnh, heo khỏe và heo mang trùng

hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, chuồng trại bị ô nhiễm, động vật hoang dã
và kể cả con người…
Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 3 - 6 ngày hay dài hơn và được chia làm ba thể:
- Thể bại huyết: thường gặp trên heo con 02 tháng tuổi với những biểu hiện như
sốt cao 40,5 - 41,5oC. Heo nằm yên một chổ, yếu ớt, có màu đỏ tím ở da, chân, lưng,
có thể có biểu hiện thần kinh và chết sau 24 - 48 giờ (tỷ lệ chết có thể lên đến 100%).
- Thể tiêu hóa:
Cấp tính: thường gặp trên heo con, heo bệnh sốt 40 - 41,5oC, bỏ ăn, nằm tụm
một chổ, ói mửa, tiêu chảy phân vàng có mùi hôi thối, đỏ ở phần da mỏng, vàng da
vàng niêm mạc, heo ho, khó thở và có biểu thần kinh như đi đứng không vững, run
rẩy, liệt nhẹ phần sau, chết sau 2 - 4 ngày.
Mãn tính: Heo bệnh rất gầy yếu, da xanh xao, sốt từng hồi. Tiêu chảy phân lỏng
với những mảnh xám của tế bào thượng bì ruột bị hoại tử, đôi khi có máu. Heo khó thở
chậm tăng trưởng, còi cọc và có thể chết sau 1 - 3 tháng.
- Thể sinh dục: sẩy thai thường khoảng một tháng trước khi sinh hoặc heo con
sinh ra bị chết. Sau khi sinh heo mẹ bị viêm tử cung và sót nhau.
Bệnh tích
- Thể bại huyết: xác heo chết tình trạng có vẻ tốt. Hạch bạch huyết triển dưỡng
và xuất huyết, lách sưng và dai.
- Thể tiêu hóa cấp tính: viêm ở màng treo ruột và manh tràng, có thể chứa
những mảnh tế bào bị hoại tử. Hạch ruột sưng và xuất huyết. Phổi bị viêm và có sự
hóa gan. Gan nhạt màu, sưng và dễ vỡ. Túi mật căng, dịch mật đặc, đôi khi có những ổ
hoại tử dẫn đến hoàng đản. Thận sưng có thể có xuất huyết. Lách xung huyết, triển
dưỡng đôi khi có ổ hoại tử.
- Thể tiêu hóa mãn tính: thành ruột có nhiều chổ hoại tử, đôi khi có những nốt
loét hình nút ở van hồi manh tràng, có thể các vết loét nối nhau thành từng mảng và

11



thường xuất huyết điểm. Hạch ruột xuất huyết, có mủ và bã đậu. Xoang bụng tích
nước gây viêm phúc mạc, viêm cơ tim, viêm khớp.
- Thể sinh dục: sau khi sẩy thai những lá nhau còn lại hoại tử với nhiều vùng
xuất huyết, thai thủy thủng, bị phân rã hay hóa gổ và tùy theo thời điểm chết thai.
Chẩn đoán
- Dựa vào dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích lâm sàng và cần phân biệt với các
bệnh đỏ khác trên heo như: bệnh DTH, bệnh tụ huyết trùng, đóng dấu son và các bệnh
khác như bệnh hồng lỵ, tiêu chảy do E. coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm…
- Dựa vào kết quả xét nghiệm dùng các phương pháp nuôi cấy và phân lập vi
khuẩn kết hợp với xem bệnh tích vi thể.
Phòng và trị bệnh
- Phòng bệnh
+ Mua heo phải có nguồn gốc rõ ràng và từ những nơi an toàn dịch bệnh.
+ Không nuôi nhốt chung các lứa tuổi heo với nhau.
+ Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại.
+ Chuồng trại phải sạch, khô ráo, thoáng mát…
+ Khẩu phần thức ăn phải đầy đủ và cân đối dưỡng chất.
+ Phòng bệnh bằng vắc xin, có thể dùng vắc xin phó thương hàn chết
dưới dạng nhũ dầu của công ty Navetco sản xuất để phòng bệnh cho heo, liều dùng 2
ml/con. Tái chủng sau 4 - 6 tháng.
- Trị bệnh
Dùng các loại kháng sinh như: colistin, norfloxacin kết hợp với nhóm
dexamethasone.
Tăng cường sức đề kháng cho heo thêm các loại thuốc trợ sức như vitamin C,
ADE, B.complex… Để tăng kết quả điều trị, phải kết hợp với các biện pháp khác như:
cách ly heo bệnh, giữ ấm, cho ăn thức ăn đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa…
Tuy nhiên, việc thử kháng sinh đồ là điều hết sức cần thiết, do vi khuẩn
Salmonella cholera suis rất dễ đề kháng với kháng sinh.
2.2.4 Bệnh suyễn heo

Bệnh suyễn heo còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương, do vi khuẩn
Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Đặc điểm của bệnh là ho kéo dài nhiều tuần, heo
12


chậm lớn, sức kháng bệnh yếu. Nếu kết hợp với các vi khuẩn gây viêm phổi khác sẽ
tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở.
Mycoplasma là một loại vi khuẩn gram âm kích thước khoảng 300 - 500 nm. Hình thái
vi khuẩn rất đa dạng, có thể hình cầu, hình trái lê, hình sao, hình sợi chỉ… Vi khuẩn
không có thành tế bào, đây là đặc điểm gây nhiều khó khăn trong sản xuất vắc xin. Vi
khuẩn sống ký sinh nội bào (Trần Thanh Phong, 1996).
Lịch sử và phân bố địa lý
Bệnh được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1907, đến nay bệnh hầu như
xuất hiện khắp nơi (dẫn liệu của Trần Thanh Phong, 1996). Ở Việt Nam, bệnh được
phát hiện vào năm 1957 từ đàn heo ngoại nhập vào miền Bắc, nhưng vào thời điểm đó
chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Trong những năm đầu và giữa thế kỷ 20,
nhiều người cho rằng nguyên nhân là do vi khuẩn Pasteurella hoặc có người cho rằng
nguyên nhân gây bệnh là do virus. Năm 1965 hai nhà khoa học người Mỹ mới phân
lập được mầm bệnh và cho biết mầm bệnh là do một loại Mycoplasma được đặt tên là
M. hyopneumoniae (trích dẫn của Nguyễn Như Pho, 2005).
Dịch tễ học
Trong tự nhiên, M. hyopneumoniae gây bệnh trên heo. Heo con dễ cảm nhiễm
nhất, heo mới sinh thường bị lây nhiễm từ mẹ hoặc từ môi trường. Vi khuẩn tập trung
trong cơ thể chủ yếu ở các chất tiết đường hô hấp, phổi. Ngoài ra, trong các hạch bạch
huyết dọc khí quản cũng chứa nhiều vi khuẩn, do đó có thể phân lập M. hyopeumonia
từ các hạch bạch huyết này (Nguyễn Như Pho, 2005). Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
heo chủ yếu thông qua đường hô hấp, qua tiếp xúc giữa mẹ và con, heo bệnh với heo
khỏe. Ngoài ra, mầm bệnh có thể phát tán qua không khí với đường kính lên đến 3 3,5 km. Đây là lý do chính gây nên sự lây lan từ trại này sang trại khác. Tuy nhiên, do
mầm bệnh có sức đề kháng kém nên tỷ lệ lây lan thấp.
Triệu chứng

Thời kỳ nung bệnh thay đổi từ l - 3 tuần, trung bình từ 10 - 16 ngày trong thiên
nhiên và 5 - 12 ngày trong phòng thí nghiệm. Bệnh thường xảy ra với ba thể:
- Thể mãn tính: là thể bệnh chủ yếu, thường xuất hiện trên heo nuôi thịt. Triệu
chứng chính là ho nhiều với đặc điểm ho khan, kéo dài trong nhiều tuần. Thú tăng
trọng chậm, tăng hệ số biến chuyển thức ăn. Thể mãn tính ít gây các triệu chứng điển
13


hình do đó ít được các nhà chăn nuôi lưu ý, tuy nhiên thể bệnh này gây thiệt hại kinh
tế lớn do heo chậm lớn và tiêu tốn thức ăn cao.
- Thể mang trùng: thường xảy ra trên heo giống (heo nái, heo nọc) hoặc heo
nuôi thịt có thời gian nuôi trên 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do giai đoạn nuôi hậu bị
các heo này đã nhiễm bệnh thể mãn tính. Khi heo lớn dần, vai trò gây bệnh của
Mycoplasma cũng giảm bớt, từ đó dẫn đến hiện tượng mang trùng.
Hiện tượng mang trùng trên heo có thể kéo dài rất lâu, từ nhiều tháng đến nhiều
năm (Goodwin, 1975) và là nguồn bệnh chính lây lan giữa nọc và nái hoặc giữa heo
nái với heo con.
Trên lâm sàng không thấy rõ các triệu chứng, thỉnh thoảng có những cơn ho
nhẹ, thành tích sinh sản có xu hướng giảm thấp, tốc độ tăng trọng giảm thấp đến 15%
(Nguyễn Như Pho, 2005).
- Thể viêm phổi phức hợp: thường xảy ra trên heo con giai đoạn sau cai sữa, sau
khi đã nhiễm Mycoplasma vài tuần và điều kiện nuôi dưỡng không tốt, các vi khuẩn
khác trong đường hô hấp phát triển gây phụ nhiễm làm trầm trọng thêm tình trạng
viêm phổi với các triệu chứng như ho nhiều, thở nhanh, rất khó thở sau cơn ho, bệnh
tiến triển trong 2 - 3 tuần thì giảm dần, tỷ lệ chết thấp nhưng tốc độ tăng trưởng rất
chậm. Nếu cảm nhiễm nặng heo sẽ sốt cao, bỏ ăn, rất khó thở, tỷ lệ chết khoảng 20 –
25%. Các heo được chữa khỏi bệnh thường bị còi, giảm tăng trọng.
Bệnh tích
Bệnh tích đặc trưng do Mycoplasma gây ra là viêm phổi, vùng phổi viêm
thường bắt đầu ở thùy tim, sau đó lan dần sang thùy đỉnh, thùy hoành cách mô có tính

chất đối xứng. Phổi có những vùng bị gan hóa, nhục hóa hay tụy tạng hóa đối xứng.
Có nhiều dịch chất trong lòng phế quản và có mủ. Có thể viêm màng phổi, viêm phổi
dính sườn, hạch lâm ba của phổi sưng to gấp 2 – 5 lần so với bình thường, thủy thủng
(nhưng không xuất huyết). Bao tim tích nước, gan triển dưỡng.
Chẩn đoán
- Dựa vào dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích như ho, tốc độ tăng trưởng chậm,
không đồng đều về trọng lượng của heo trong đàn, heo hay ho vào lúc ăn, lúc vận
động hoặc lúc trời lạnh, ho khan, ho kéo dài, khó thở và cần phân biệt với các bệnh

14


×