Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM KHOÁNG HỮU CƠ (AVAILASOW) VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO NÁI MANG THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.33 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM KHOÁNG HỮU CƠ
(AVAILA-SOW) VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO NÁI
MANG THAI

Họ và tên sinh viên: Võ Thị Hiền
Ngành: Thú y
Lớp: Dược thú y
Niên khóa: 2004 – 2009

Tháng 09 năm 2009


THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CHẾ PHẨM KHOÁNG HỮU CƠ (AVAILA-SOW) VÀO
KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO NÁI MANG THAI

Tác giả

VÕ THỊ HIỀN

Luận văn được đệ trình hoàn thành yêu cầu cấp bằng bác sĩ thú y
Ngành Thú Y

Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC
KHỔNG THỊ HẰNG


Tháng 09 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn!
Ban giám hiệu và quý thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quí báu trong suốt thời
gian học tập.
Cô Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Chú Nguyễn Ngọc Dũng cùng toàn thể các cán bộ, công nhân viên làm việc ở
trại chăn nuôi heo Phú Sơn đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại
trại.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và những người bạn đã động viên giúp đỡ
trong suốt những năm học vừa qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2009

Võ Thị Hiền

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Thử nghiệm bổ sung chế phẩm khoáng hữu cơ Availa-Sow vào
khẩu phần heo nái mang thai” được thực hiện tại trại chăn nuôi heo Phú Sơn, tỉnh
Đồng Nai từ tháng 03/2009 đến tháng 07/2009.
Thí nghiệm được tiến hành trên 95 heo nái chờ phối (sau cai sữa) giống lai 2
máu: Yorshinre, Landrace , giống nọc phối Duroc, được chia làm 2 lô thí nghiệm và
đối chứng:

- Lô đối chứng: thức ăn cơ bản
- Lô thí nghiệm: thức ăn cơ bản có bổ sung khoáng hữu cơ Availa-Sow với lượng là
700g/tấnTĂ.
Kết quả của thí nghiệm cho thấy:
- Số heo con sơ sinh đẻ ra ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng là
0,85con/ổ.
- Số heo con còn sống ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng là 0,62%.
- Số heo con chọn nuôi ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng là gần
1,00con/ổ.
- Số heo con có trọng lượng nhỏ hơn 0,70kg ở lô thí nghiệm thấp hơn so với
lô đối chứng 34,62%.
- Số heo con sơ sinh chết ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng 1,12%.
- Tỷ lệ đậu thai ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng 3,86%.
Kết thúc thí nghiệm chúng tôi nhận thấy lô bổ sung chế phẩm khoáng hữu cơ
Availa-Sow với liều lượng 700g/tấnTĂ cho hiệu quả cao hơn so với lô đối chứng
không có bổ sung khoáng hữu cơ. Tuy nhiên chưa có đủ ý nghĩa về mặt thống kê với
P>0,05.

iii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

CP

Cổ phần


D

Duroc

DIT

Di-iode-Tyrosine

ĐC

Đối chứng

FR

Peroxid

G

Glutathione

L

Landrace

LY

Landrace-Yorkshire

ME


Năng lượng

MIT

Mono-iode-Tyrosine

P

Photpho

SHCCN

Số heo con chọn nuôi

SHCCS

Số heo con còn sống

SHCĐR

Số heo con đẻ ra

T3

Thyroxin

T4

Tri–iod-thyronine




Thức ăn

TLHCCN

Trọng lượng heo con chọn nuôi

TLHCCS

Trọng lượng heo con còn sống

TLHCTB

Trọng lượng heo con trung bình

TN

Thí nghiệm

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

Y

Yorkshire

YL


Yorkshire-Landrace

iv


MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................10
1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................................10
1.2 Mục đích và yêu cầu..................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1 Sự sinh sản của heo nái..............................................................................................3
2.1.1 Sự thành thục ..........................................................................................................3
2.1.2 Sự mang thai...........................................................................................................3
2.2 Giới thiệu sơ lược về chất khoáng.............................................................................4
2.2.1 Khái niệm về chất khoáng ......................................................................................4
2.2.2 Phân loại chất khoáng.............................................................................................4
2.2.3 Sự phân bố chất khoáng vi lượng trong cơ thể.......................................................4
2.2.4 Sự hấp thu lợi dụng của các khoáng vi lượng ........................................................5
2.2.5 Vai trò sinh học của một số chất khoáng vi lượng .................................................8
2.2.5.1 Kẽm (zn) ..............................................................................................................8
2.2.5.2 Mangan (Mn).......................................................................................................8
2.2.5.3 Sắt (Fe) ................................................................................................................9
2.2.5.4 Đồng (Cu) ............................................................................................................9
2.2.5.5 Iod......................................................................................................................10
2.2.5.6 Selenium (Se) ....................................................................................................11
2.2.6 Những trở ngại khi sử dụng khoáng dạng vô cơ ..................................................12
2.2.7 Những thiệt hại khi thiếu hụt các chất khoáng trong chăn nuôi...........................14
2.2.7.1 Chứng thiếu kẽm ở heo (Parakeratosis) ............................................................14

2.2.7.2 Các rối loạn do thiếu mangan (Mn)...................................................................14
2.2.7.3 Các rối loạn khi thiếu đồng (Cu) .......................................................................15
2.3 Sơ lược về khoáng hữu cơ .......................................................................................15
2.3.1 Khoáng hữu cơ là gì .............................................................................................15
2.3.2 Các nguyên cứu về việc sử dụng khoáng hữu cơ .................................................16
v


2.3.3 Lợi ích của việc sử dụng khoáng hữu cơ..............................................................17
2.3.4 Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng khoáng của thú...................................................18
2.4 Sơ lược về công ty CP chăn nuôi Phú Sơn..............................................................18
2.4.1 Vị trí địa lý............................................................................................................18
2.4.2 Quá trình hình thành và phát triển........................................................................18
2.4.3 Nhiệm vụ ..............................................................................................................19
2.4.4 Công tác giống......................................................................................................19
2.4.5 Cơ cấu đàn ............................................................................................................20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM......................................21
3.1 Nội dung ..................................................................................................................21
3.2. Bố trí thí nghiệm.....................................................................................................21
3.2.1 Thời gian...............................................................................................................21
3.2.2 Địa điểm ...............................................................................................................21
3.2.3 Vật liệu thí nghiệm ...............................................................................................21
3.2.4.Thú thí nghiệm......................................................................................................21
3.3 Điều kiện thí nghiệm ...............................................................................................22
3.3.1 Nguồn nước ..........................................................................................................22
3.3.2 Thức ăn .................................................................................................................22
3.3.3 Chuồng trại ...........................................................................................................24
3.3.4 Chăm sóc và nuôi dưỡng ......................................................................................25
3.3.5 Quy trình vệ sinh thú y .........................................................................................26
3.4.Các chỉ tiêu khảo sát................................................................................................28

3.4.1 Chỉ tiêu trên heo con: ...........................................................................................28
3.4.1.1 Số lượng heo sơ sinh .........................................................................................28
3.4.1.2 Trọng lượng heo con sơ sinh .............................................................................29
3.4.1.3 Tỷ lệ chết thai và chết khi sinh..........................................................................29
3.4.2 Chỉ tiêu trên heo nái: ............................................................................................29
3.4.2.1 Tỷ lệ đậu thai và đẻ thành công.........................................................................29
3.4.2.2 Số lượng thức ăn tiêu thụ...................................................................................29
3.4.3 Xử lí số liệu ..........................................................................................................29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................30
vi


4.1. Các chỉ tiêu trên heo con ........................................................................................30
4.1.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng lên số lượng heo con.................................30
4.1.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng hữu cơ lên trọng lượng heo sơ sinh ..........35
4.1.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng hữu cơ lên tỷ lệ chết thai và chết khi sinh 38
4.2Các chỉ tiêu trên heo nái ...........................................................................................39
4.2.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng hữu cơ lên tỷ lệ đậu thai............................39
4.2.2 Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của heo nái.....................................................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................42
5.1 Kết luận....................................................................................................................42
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................42
TÀI LIỆU KHAM KHẢO.............................................................................................43

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố một số chất khoáng vi lượng trong các cơ quan động vật tính theo
% trên tổng số chất khoáng mỗi loại ...............................................................................5

Bảng 2.2: Các enzyme có chứa sắt và protein trong cơ thể động vật.............................9
Bảng 2.3: Cơ cấu đàn tại trại heo Phú Sơn tính đến ngày 17/07/2009 ........................20
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng thức ăn do trại tự trộn............................................23
Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng vaccine cho heo nái mang thai, nuôi con..........................27
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng hữu cơ lên số lượng heo con.............30
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng hữu cơ lên trọng lượng heo sơ sinh .36
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng hữu cơ lên tỷ lệ đậu thai ..................39
Bảng 4.4 : Lượng thức ăn của heo nái ở các lô.............................................................41

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 4.1: Mất khoáng của cơ thể sau 3 lứa sinh (so sánh với lô đối chứng không
cho sinh). .......................................................................................................................32
Biểu đồ 4.2: Hàm lượng kẽm nhau thai từ 45 ngày sau phối-sinh ..............................33
Biểu đồ 4.3: Hàm lượng sắt nhau thai từ 45 ngày sau khi phối-sinh...........................33
Biểu đồ 4.4: Số lượng heo con sơ sinh đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống, ...............35
Biểu đồ 4.5: Trọng lượng heo con còn sống/ổ, trọng lượng heo con chọn nuôi/ổ, ......38
Biểu đồ 4.6: Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng hữu cơ lên số heo con sơ sinh chết
.......................................................................................................................................38
Biểu đồ 4.7: Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng hữu cơ lên tỷ lệ đậu thai ..............40

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền chăn nuôi Việt Nam đã có những

bước phát triển vượt bậc. Chăn nuôi heo đã không ngừng phát triển để cung cấp cho
con người một nguồn thực phẩm được cải thiện về số lượng lẫn chất lượng.
Riêng trong chăn nuôi nái sinh sản, mục tiêu các nhà sản xuất là: tỷ lệ đậu thai
cao, nái có sản lượng và chất lượng sữa tốt, đạt nhiều heo con cai sữa trong ổ, heo con
khỏe mạnh tăng trọng nhanh. Để đạt những yêu cầu trên thì người chăn nuôi phải luôn
quan tâm đến các yếu tố: công tác giống, chủng ngừa, vệ sinh, chăm sóc và một tổ hợp
khẩu phần thức ăn hợp lý đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, các vi khoáng là rất quan trọng
để giúp heo có sức khỏe tốt để chống lại các mầm bệnh.
Các nguyên tố vi khoáng tham gia vào nhiều enzyme và các hoạt chất sinh
học của tế bào cho nên có vai trò sinh học rất quan trọng đối với động vật. Người ta đã
bổ sung nhiều loại vi khoáng vào khẩu phần của động vật nuôi. Tuy nhiên, các nguyên
tố khoáng ở dạng muối vô cơ trong quá trình tiêu hóa thường phân giải các ion tự do,
các ion này có thể kết hợp với những phân tử khác của khẩu phần, tạo nên những phức
chất khó hấp thu, độ lợi dụng sinh học của nguyên tố khoáng bị giảm thấp. Để khắc
phục nhược điểm này khoáng hữu cơ đã thay thế dần dần khoáng vô cơ trong thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Những nghiên cứu về sử dụng khoáng hữu cơ được làm từ những năm 80, đến
nay một số chế phẩm khoáng hữu cơ như: Sel-Plex (sản xuất từ nấm men), BioplexCu, Bioplex-Fe (đồng, sắt gắn với protein), Availa-Sow (tập đoàn Zinpro) đang được
dùng phổ biến.
Để hiểu rõ hơn về tác động của khoáng hữu cơ lên thực tế sản xuất, được sự
đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn Nuôi-Thú Y, trường ĐH Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Bùi Huy Như
Phúc và sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty CP chăn nuôi Phú Sơn, chúng tôi tiến
x


hành thực đề tài “Thử nghiệm bổ sung chế phẩm khoáng hữu cơ Availa-Sow vào
trong khẩu phần heo nái mang thai”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích

Xây dựng khẩu phần cho heo nái mang thai với tỷ lệ khoáng thích hợp.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi tỷ lệ đậu thai, số con sinh ra, số con chọn nuôi, khả năng nuôi con
- Trọng lượng trung bình heo con sơ sinh
- Tỷ lệ heo sơ sinh có trọng lượng nhỏ hơn 0,70kg
- Theo dõi lượng thức ăn tiêu tốn
- Theo dõi tỷ lệ bệnh, tình hình sức khỏe. trong suốt thời gian mang thai và
sau khi sinh

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sự sinh sản của heo nái
2.1.1 Sự thành thục
Heo nái thành thục khi đạt 4-8 tháng tuổi, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi
thành thục: giống, yếu tố di truyền, điều kiện dinh dưỡng, thể trọng của từng cá thể,
mùa trong năm cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục.
Chu kì lên giống
- Thú cái thành thục có những biến đổi động thái chịu đực theo chu kì. Toàn
bộ diễn tiến sinh lý bắt đầu từ lần lên giống kế tiếp gọi là chu kì lên giống. Ở heo nái,
chu kì lên giống khoảng 21 ngày.
- Thời điểm lên giống lại sau khi sinh được tính từ ngày cai sữa heo con đến
khi heo mẹ phối lại giống lại. Thời gian lên giống lại của heo mẹ phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố trong đó bệnh đường sinh dục, viêm nhiễm, sẽ làm kéo dài thời gian động
dục trở lại.
2.1.2 Sự mang thai
Sau khi phối giống, nếu 42 ngày thấy heo không động dục trở lại xem như là
heo đã mang thai. Thời gian mang thai trung bình 114 ngày (3 tháng, 3 tuần, 3 ngày),

căn cứ vào sự phát triển của thai người ta chia thành 2 giai đoạn:
- Chửa kì 1 (1-84 ngày): bào thai còn nhỏ, ít dùng dưỡng chất, thời kì này heo
mẹ hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu để dự trữ. Sự dự trữ này rất cần thiết để tạo sữa.
Nếu thiếu dưỡng chất bào thai bị ảnh hưởng đầu tiên và nái mất sữa sau khi sinh; nếu
dư thừa, sự dự trữ của nái quá nhiều, nguy cơ mập mỡ, sinh khó sau này.
- Chửa kì 2 (từ 85 -114 ngày): bào thai dùng nhiều dưỡng chất trong thức ăn
của heo mẹ và phát triển nhanh tầm vóc. Nếu thức ăn dư thừa, bào thai sẽ phát triển
quá lớn dẫn đến khó đẻ, nếu thức ăn thiếu bào thai nhỏ, sức sống kém.

3


- Ngoài ra để quản lí chăm sóc, người ta chia heo nái mang thai thành 3 thời
kì: 1-84 ngày; 85-105 ngày; 106-114 ngày. Chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái mang thai
rất quan trọng.
2.2 Giới thiệu sơ lược về chất khoáng
2.2.1 Khái niệm về chất khoáng
Chất khoáng trong cơ thể động vật được coi là những chất còn tồn tại dưới
dạng tro sau khi đốt cháy cơ thể ở nhiệt độ cao (550oC), chiếm khoảng 3,00-5,00% thể
trọng. Bao gồm nhiểu nguyên tố khác nhau như: Ca, P, Mg, Cu, Fe, Zn, Mn, Se, I.
2.2.2 Phân loại chất khoáng
Trên quan điểm về thức ăn, dựa theo kết quả phân tích định lượng, người ta
phân loại chất khoáng theo 2 cách sau đây:
a Phân loại chất khoáng theo số lượng có trong thức ăn và cơ thể
- Những chất khoáng có số lượng lớn được tính bằng g/kg hoặc % gọi là chất
khoáng đa lượng.
- Những chất khoáng có số lượng nhỏ được tính bằng mg/kg hoặc ppm được
gọi là khoáng vi lượng như: Fe, Cu, Zn, Mn, Co, Iod. Tuy có số lượng ít, nhưng chúng
giữ vai trò sinh lý rất quan trọng, tham gia cấu trúc, xúc tác các enzyme hoạt động, cấu
tử của các vitamin, hormon.

b Phân loại chất khoáng theo chức năng sinh lý trong cơ thể
- Những chất khoáng tham gia cấu trúc: Ca, P.
- Nhóm điều hòa thẩm thấu, cân bằng kiềm-acid: Na, K, Cl, Mg.
- Những chất khoáng tham gia chức năng enzyme: Fe, Cu, Zn, Mn, Co, Se, I,
Mo, Ni, Cr.
- Những chất khoáng chưa rõ chức năng và những chất khoáng độc hại bị
nhiễm qua thức ăn: Ag, Hg, Li, Sr, F, Si.
2.2.3 Sự phân bố chất khoáng vi lượng trong cơ thể
Ở những loài thú khác nhau thì nhu cầu về khoáng khác nhau. Trong cùng
một cơ thể, các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lượng các chất khoáng cũng rất
khác nhau. Sau đây là bảng phân bố một số chất khoáng vi lượng trong các cơ quan.

4


Bảng 2.1: Phân bố một số chất khoáng vi lượng trong các cơ quan động vật tính theo
% trên tổng số chất khoáng mỗi loại
Các cơ quan bộ phận

Mn %

Cu %

Zn %

Se %

I%

Gan


41

52

85

37

21

Lông

52

64

79

40

35

Thận

52

-

-


-

-

Buồng trứng

57

-

-

-

-

Óc

-

46

-

-

-

Huyết thanh


-

61

-

-

-

Sụn

-

-

72

-

-

Dịch hoàn

-

-

74


-

-

Phổi

-

-

-

-

10

(Kakuk T. và Schmidt J., 1988)
2.2.4 Sự hấp thu lợi dụng của các khoáng vi lượng
Các nguyên tố vi lượng được hấp thu rất phức tạp, nó không được hấp thu
trực tiếp. Sự hấp thu các vi khoáng được thực hiện thông qua các chất vận chuyển nó,
bản chất của các chất vận chuyển là protein, được gọi là ligandum. Có 3 loại
ligandum:
- Ligandum vận chuyển: nằm ở trong máu.
- Ligandum trao đổi: nằm ở trên bờ mặt tế bào niêm mạc ruột.
-Ligandum dự trữ: nằm ở trong tế bào niêm mạc ruột.
Khi ligandum kết hợp được với ion kim loại sẽ tạo thành phức hợp có tên là
chelate.
Có 3 loại chelate:
- Chelate vận chuyển (Transport Chelate): ion kim loại kết hợp với ligandum

vận chuyển.
- Chelate dự trữ (Converted Chetate): ion kim loại kết hợp với ligandum dự
trữ.

5


- Chelate trao đổi (Metabolic Chelate): ion kim loại kết hợp với ligandum trao
đổi.
Sự hấp thu các ion kim loại được tiến hành khi ion kim loại kết hợp với
ligandum trao đổi, ion kim loại sẽ được vận chuyển vào bên trong tế bào niêm mạc, ở
đây ion kim loại được tách ra, sau đó kết hợp với ligandum dự trữ để trở thành chelate
dự trữ sẽ chuyển vào máu, tại đây một lần nữa ion kim loại lại tách ra để kết hợp với
ligandum vận chuyển, tạo thành chelate vận chuyển, từ đó ion kim loại được chuyển
đến các nơi trong cơ thể.
Trên bề mặt của phân tử protein chelate có các acid amin mang điện tích âm
liên kết với ion kim loại nặng mang điện tích dương. Một chelate có thể mang trên
mình nó nhiều kim loại nặng tạo ra dạng hạt keo. Các chelate này khi tiếp xúc với
thành tế bào niêm mạc có sự chuyển nhượng ion qua lại giữa các chelate và tế bào bên
trong. Các chelate trong tế bào dự trữ ion kim loại và lại tiếp tục chuyển nhượng cho
các chelate trong máu để vận chuyển đến nơi cần thiết. Sau đây là một số điểm liên kết
với ion kim loại nặng của những acid amin:

6


Ba acid amin có hoạt tính cao trong việc liên kết với ion kim loại nặng trong
chelate là cystein, histidin và glycin. Đối với nguyên tố vi lượng á kim như selen và
iod thì chỉ chúng liên kết hóa học ở một vị trí của acid amin. Sau đây là các liên kết
đó:


Hai dạng selen hữu cơ này được tổng hợp ra là nhờ vào tế bào nấm men thực
hiện nên người ta gọi đó là selen-yeast. Selen hữu cơ vào cơ thể sẽ được đưa đến các
tổ chức mô bào khác để thực hiện chức năng sinh học của chúng. Một phần đi vào
tổng hợp protein bắp cơ, protein mô, một phần khác tham gia cấu tạo nên enzyme
glutathion-peroxydase. Dạng selen hữu cơ rất dễ hấp thu và cũng rất an toàn khi sử
dụng, ít bị ngộ độc hơn dạng muối khoáng khi bổ sung liều cao.

MIT và DIT được đưa đến tuyến giáp trạng để làm nguyên liệu cho tuyến giáp
tổng hợp ra thyroxin. Bổ sung dưới dạng iod hữu cơ như MIT và DIT sẽ giúp cho cơ
7


thể dễ hấp thu, không bị các yếu tố khác ức chế hoặc cạnh tranh vị trí trên protein
mang, vì iod đã được gắn vào thyrosine một cách chắc chắn rồi.
Ligandum + Ion kim loại  Chelate (là một phức chất)
Tùy theo tính chất của các ligandum mà có sự liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo
với ion kim loại, liên kết nhiều hay ít ion kim loại. Nhờ vào phương pháp này mà nó
bảo vệ được các ion kim loại nặng tránh được kết tủa với các chất khác trong cơ thể
sinh vật.
2.2.5 Vai trò sinh học của một số chất khoáng vi lượng
2.2.5.1 Kẽm (zn)
Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất dễ thiếu trong thức ăn, vì nước ta là nước
nhiệt đới có lượng mưa nhiều, có diện tích đất bị chua phèn lớn. Do điều kiện đó nên
Zn rất bị rửa trôi gây thiếu hụt cho cây trồng từ đó không đáp ứng đủ cho nhu cầu gia
súc gia cầm.
Vai trò sinh học của kẽm: kẽm tham gia trong cấu trúc trong nhiều loại
enzyeme có chứa nguyên tố kim loại metalloenenzyeme như phosphatase acid,
phosphatase kiềm, amino-peptidase, carboxyl-peptidase, glutamine dehydrogenase.
Kẽm cũng có liên quan với hoạt động tuyến tụy với sự tồng hợp insulin.

2.2.5.2 Mangan (Mn)
Mangan là nguyên tố rất cần thiết để cấu tạo nên hợp chất chondroitin sulfate,
là một bộ phận mucopolysaccharide để cấu tạo nên mạng hữu cơ (matrix) trong xương
để cho canxi tích lũy vào một cách bình thường. Mangan cũng là yếu tố thiết yếu để
phòng bệnh mất điều hòa, mất thăng bằng của thú sơ sinh.
Mangan còn tham gia cấu trúc và kích hoạt một số enzyme quan trọng trong
sự tổng hợp các polysaccharide và glucoprotein. Nó tham gia cấu tạo các enzyme có
chứa kim loại metalloenzyme như pyruvat carboxylase và nó hoạt hóa enzyme
phosphor-enolpyruvate carboxykinase, phosphotransferase, decarboxylase, arginase,
glucotrans-ferase. Như thế nó đóng vai trò quan trọng trong trao đổi glucid. Ngoài ra
nó còn đóng vai trò yếu tố phụ (cofactor) trong enzyme catalyse, kích thích tổ hợp
cholesterol và axít béo trong gan (thí nghiệm trên chuột).

8


2.2.5.3 Sắt (Fe)
Thực hiện chức năng hô hấp: sắt tham gia cấu tạo nên hemoglobin để vận
chuyển oxy về tất cả các cơ quan tổ chức trong cơ thể.
Tham dự vào quá trình tạo thành myoglobin, một sắc tố hô hấp của cơ, tạo
thành đặc tính dự trữ oxygen cho cơ.
Sắt còn tham gia cấu trúc trong nhiều enzyme, đặc biệt trong chuỗi men hô
hấp của tế bào. Sau đây liệt kê những enzyme mà sắt có tham gia cấu trúc hoặc kích
hoạt:
Bảng 2.2: Các enzyme có chứa sắt và protein trong cơ thể động vật
Enzyme metalloporphyrin

Enzyme metalloflavin

Metalloprotein và các enzyme khác


Cytochrome oxydase

NADH cytochrom C

Hemoglobin (>10% lượng Fe cơ thể)

Cytochrome C

Succinic dehydrogenase

Myoglobin (10% lượng Fe cơ thể)

Các cytochrome khác

Lactic dehydrogenase

Transferrin

Peroxydase

α-glycerophosphate dehydrogenase

Ovotransferrin

Catalase

Choline dehydrogenase

Ferritin


Aldehyde oxydase

Aldehyde dehydrogenase
Xanthine oxydase

(Nguồn : Dương Thanh Liêm ,thức ăn và dinh dưỡng động vật, nhà xuất bản nông nghiệp)
2.2.5.4 Đồng (Cu)
Đồng là một nguyên tố vi lượng được phân bố khá rộng trong cơ thể như ở
gan, não, thận, tim, một phần sắt tố mắt. Riêng ở lông, len, tóc có hàm lượng đồng rất
cao. Đồng có nhiều ở loài vật máu trắng như nghêu sò, ốc, hến. Đồng trong máu liên
kết với protein, có 90,00% lượng đồng trong máu liên kết với α2_ globulin.
Vai trò sinh học của đồng: đồng tham gia kích hoạt các enzyme có liên quan
đến sắt trong trao đổi chất tổng hợp elastin và collagen, sản xuất ra sắc tố melanin và
hoàn thiện hệ thống thần kinh trung ương, giữ bình thường sự sản xuất tế bào hồng
cầu.
Đồng thúc đẩy hấp thu sắt trong đường tiêu hóa và giải phóng sắt ra khỏi hệ
thống tế bào lưới, tế bào nhu mô gan để đưa sắt đi vào máu đến tủy xương tạo hồng
cầu. Điều này thực hiện được nhờ vào phản ứng oxy hóa sắt từ dạng ferrous (sắt hóa
trị 2), đến dạng ferric (sắt hóa trị 3) để chuyển sắt từ tổ chức vào plasma.
Ceruloplasmin cũng là enzyme có chứa đồng rất cần thiết cho phản ứng oxy hóa này.
9


Đồng rất cần thiết cho sự phát triển bình thường bộ xương, bởi vì nó có vai trò
trong việc tổng hợp collagen, elastin để tạo ra mạng lưới cho sự tích lũy Ca và P.
Đồng cũng rất cần thiết cho sự phát triển cấu tạo màng bọc tuyến myelin cho
tế bào thần kinh.
Đồng còn tham gia cấu tạo nên hệ thống enzyme cytochrome oxidase rất quan
trọng trong chuỗi men hô hấp của tế bào.

2.2.5.5 Iod
Iod tham gia cấu tạo nên thyroxin, một loại kích tố giáp trạng có tác dụng tăng
cường quá trình trao đổi chất, quá trình hô hấp tỏa nhiệt của tế bào.
Trong máu gia cầm lúc còn non với tốc độ sinh trưởng nhanh, hoặc lúc sản
xuất trứng cao và lúc thay lông có hàm lượng thyroxin huyết cao, còn lại các lúc khác
thì thấp hơn.
Iod vào cơ thể qua con đường thức ăn, nước uống là chủ yếu, ngoài ra ở gần
biển trong đó có hơi nước biển có chứa iod, qua con đường hô hấp cơ thể cũng có khả
năng hấp thụ. Tất cả vào khi đi qua tuyến giáp được một loại protein đặc biệt của
tuyến giáp bắt giữ, ở đây có quá trình biến đổi từ I- thành I2 và phản ứng với tyrosine,
một loại acid amin có vòng 6 cạnh để hình thành MIT (mono iodo tyrosine), hoặc DIT
(Di-Iodo tyrosine) sau đó 2 phân tử này hợp thành T3 hoặc T4 , đó chính là thyroxin,
kích tố giáp trạng.

Sự phóng thích T3 và T4 vào máu của tuyến giáp dưới sự điều tiết của TSH,
một hormone của thùy trước tuyến yên. Điều này chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi
10


trường. Khi trời lạnh thì tuyến giáp hoạt động mạnh tiết ra nhiều T3, T4, khi trời nóng
thì ngược lại tuyến giáp hoạt động yếu tiết ra ít T3, T4.
2.2.5.6 Selenium (Se)
Selen cần thiết cho sự sinh trưởng và sự thụ tinh. Nhiều tác giả ghi nhận
trường hợp bệnh lý trên động vật thí nghiệm được nuôi bằng khẩu phần thiếu selen
như hoại tử gan trên chuột, thoái hóa cơ và gan trên heo cũng như bệnh cơ trắng trên
bò. Các triệu chứng này được phòng ngừa và điều trị bằng các hợp chất chứa selen.
Selen là thành phần quan trọng của enzyme glutathione peroxidase. Enzyme
này được tinh khiết hóa từ hồng cầu cừu, phân tử là một tứ hợp, có trọng lượng phân
tử khoảng 84000 và mỗi đơn vị protein có chứa 0,34% selen.
Phản ứng sinh hóa học với sự xúc tác của glutathione peroxidase và cơ chất là

peroxide hydro xảy ra như sau:

Với cơ chế phản ứng hóa học này glutathione ở dạng khử bảo vệ được màng
lipid và các thành phần khác của tế bào như bảo vệ hemoglobin khỏi bị tác động hủy
hoại của peroxide hydro. Glutathione ở dạng oxy hóa được phục hồi trở lại dạng khử
như sau:

Ngoài ra selen còn tham gia vào quá trình sinh hóa khác như cơ chế miễn
dịch, sinh tổng hợp ubiquinone và sinh tổng hợp ATP trong ty thể của tế bào động vật.
Selen có mối tương quan với vitamin E: có tác dụng ngăn ngừa sự thành lập
peroxide hydro từ các acid béo và tham gia vào các quá trình biến dưỡng của các axít
amin chứa lưu huỳnh (như cysteine tiền chất của glutathione) thì selen có tác dụng phá
hủy các peroxide hydro. Vì thế selen cùng với vitamin E làm giảm thấp sự hiện diện
của peroxide hydro trong mô bào động vật. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng

11


trong việc bảo vệ màng tế bào tránh khỏi sự tấn công của gốc tự do (FR), còn gọi là
peroxid, đây cũng là tác nhân gây ưng thư.
2.2.6 Những trở ngại khi sử dụng khoáng dạng vô cơ
Trong môi trường thường xảy ra bệnh dinh dưỡng thiếu khoáng trên gia súc,
gia cầm. Ngoài nguyên nhân do trong thức ăn thiếu khoáng gây ra, còn có nhiều
nguyên nhân khác mà quan trọng nhất là sự hấp thu chất khoáng. Sau đây là những
yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu chất khoáng:
- Thiếu các yếu tố xúc tiến sự hấp thu như thiếu vitamin D thì sự hấp thu Ca
sẽ kém, thiếu C thì sự hấp thu Fe bị trở ngại.
- Có những chất ức chế gây kết tủa chất khoáng làm cho cơ thể không hấp thu
được như oxalic, phytine, acid béo mạch dài làm kết tủa Ca, Zn cơ thể hấp thu kém.
- Dạng hóa học và hóa trị của chất khoáng cũng ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu

lợi dụng chất khoáng. Ví dụ Fe3+ được hấp thu kém hơn Fe2+ nhiều vì nó không tương
thích về điện tích âm trên protein mang.
- Có những chất khoáng quá dư, cạnh trạnh vị trí hấp thu lẫn nhau trên protein
mang. Ví dụ:
+ Cặp cạnh tranh nhau Ca---Zn: Calci được coi là kim loại dễ phân ly hơn
kẽm, do đó nồng độ calci trong ống tiêu hóa thường rất cao, với nồng độ calci cao, các
ligandum trao đổi sẽ kết hợp với Ca, từ đó khả năng kết hợp của kẽm với ligandum
trao đổi sẽ kém đi. Điều này giải thích tại sao khi khẩu phần chứa nhiều calci sẽ gây
nên chứng thiếu kẽm.
+ Các cặp cạnh tranh Ca---Mg, Cu---S, Se—S, Cu—Mo.

12


Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ cạnh tranh, ức chế và kích thích hấp thu giữa các chất khoáng

với nhau (Kakuk và Schmidt,1988)
- Một số á kim có cơ chế hấp thu phức tạp. Ví dụ: iod được hấp thu vào cơ thể
theo ba con đường, trong đó có con đường hấp thu qua đường tiêu hóa là rất yếu, cùng
với con đường thẩm lậu vào cơ thể qua da và con đường thẩm lậu vào cơ thể qua phổi.
- Dạng hợp chất khoáng cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu:
+ Dạng oxyd kim loại và dạng muối carbonat (CO3 2-) khó hấp thu. Muốn cho
cơ thể hấp thu tốt cần phải nghiền thật mịn. Dưới tác dụng của HCl trong dịch vị mới
hòa tan chúng thành ra ion kim loại để thực hiện hấp thu. Mặt tốt của nó là không phân
ly ra ion để xúc tác sự oxy hóa các hoạt chất khác trong thức ăn.
+ Dạng muối sulfat và chlorur kim loại rất dễ hòa tan trong nước vì vậy nó
hấp thu dễ hơn các dạng nói trên. Song nó cũng dễ xúc tác quá trình oxy hóa để phá
hủy các hoạt chất nhạy cảm với oxy.
+ Dạng oxyd, muối carbonat không tan, khó hấp thu: FeO, ZnO, MnO và
FeCO3, ZnCO3, MnCO3.

13


+ Dạng muối dễ hòa tan trong nước, dễ hấp thu: FeSO4, FeCl2, MnSO4,
MnCl2, ZnSO4, ZnCl2.
- Một số bệnh đường ruột và ký sinh trùng cũng làm giảm khả năng hấp thu
nguyên tố vi lượng, từ đó có thể gây ra sự thiếu tương đối một số nguyên tố vi lượng.
2.2.7 Những thiệt hại khi thiếu hụt các chất khoáng trong chăn nuôi
2.2.7.1 Chứng thiếu kẽm ở heo (Parakeratosis)
Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất dễ thiếu trong thức ăn, vì nước ta là nước
nhiệt đới có lượng mưa nhiều, có diện tích đất bị chua phèn lớn. Do điều kiện đó nên
Zn rất bị rửa trôi gây thiếu hụt cho cây trồng từ đó không đáp ứng đủ cho nhu cầu gia
súc gia cầm. Trong thực tiễn chăn nuôi trước đây đã xuất hiện triệu chứng thiếu kẽm
rất nghiêm trọng trên giống heo nhập nội, hầu như đàn nào cũng bị thiệt hại không
nhỏ.
Bệnh xảy ra nhiều trên heo thịt, lứa tuổi 3-6 tháng. Trên các heo khác bệnh
cũng xuất hiện, nhưng mức độ nhẹ hơn. Bệnh không làm heo chết, song heo chậm lớn,
phụ nhiễm vi trùng và kí sinh trùng ngoài da.
Đặc điểm của bệnh là thời thời gian ủ bệnh kéo dài nhiều tuần, trong thời gian
này heo chậm lớn, thời kỳ phát bệnh biểu hiện của sự dày lên, bong tróc. Lợi dụng sự
đề kháng yếu của da, vi trùng, nấm và các ghẻ tấn công gây nhiễm trùng, nhiễm nẫm,
hoặc ghẻ lớn trên da. Là điều kiện tốt cho các mầm bệnh khác phát triển và lây lan gây
hại.
2.2.7.2 Các rối loạn do thiếu mangan (Mn)
Mangan là nguyên tố vi lượng, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể, nhưng được
phân bố trong khắp các tổ chức của cơ thể. Xương và gan là hai cơ quan chủ yếu chứa
mangan. Mangan được đưa vào cơ thể hầu hết từ thức ăn thực vật, và các premix vi
khoáng.
Sự thiếu hụt Mn trong thức ăn đã gây ra rối loạn phát triển bộ xương, hiện
tượng này được các nhà chăn nuôi nước Anh phát hiện đầu tiên, người ta gọi đó là hội

chứng trật khớp, trẹo chân, hay là perosis. Về sau này người ta thấy hội chứng perosis
không đơn thuần là thiếu Mn, mà còn do thiếu kẽm, biotin, vitamin PP, cholin, vitamin
E. Perosis do thiếu mangan khác với các dạng trật khớp khác ở chỗ sự cốt hóa bộ

14


xương không được bình thường. Những đường vân của xương bị cong queo, gợn sóng,
xoắn lại, các đầu khớp chân phình to, biến dạng, gà đi lại bằng một chân rất khó khăn.
Theo Trần Thế Thông (1979), trên heo nái khi thiếu mangan sẽ giảm sản
lượng sữa, có lẽ sự thiếu Mangan sẽ ức chế hoạt động, nội tiết của thùy trước tuyến
yên, làm giảm sự phân tiết prolactin, các hormon có liên quan đến sự tạo sữa (Hỏi đáp
chăn nuôi heo đạt năng suất cao. Tập 3 - Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật).
2.2.7.3 Các rối loạn khi thiếu đồng (Cu)
Đồng là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể, nếu thiếu nó, sẽ dẫn đến
nhiều rối loạn chuyển hóa.
Trong cơ thể đồng tham gia các thành phần của enzyme oxy hóa như
cytochomoxydase. Ở động vật khi thiếu đồng, hoạt động của men này sẽ thấp hơn 8
lần so với bình thường (Đỗ Đình Hồ và ctv, 1975).
Cùng với sắt, đồng cần thiết cho sự thành lập hemoglobin, vì vậy đồng có vai
trò trong sự tạo máu. Ngoài ra đồng còn là yếu tố giúp hấp thu sắt qua đường tiêu hóa.
Đồng làm tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể đối với những
ảnh hưởng có hại của môi trường. (Hawbaber, 161)
Trên thú cho sữa, theo Đỗ Đình Hồ và Hoàng Ngọc Bích (1975) đồng kích
thích hoạt động của các tuyến nội tiết như tuyến yên giúp phóng thích oxytocin,
prolactin cần cho sự tạo sữa.
Các trạng thái bệnh lý do thiếu đồng
- Ở heo con: thú thiếu máu, chậm lớn
- Ở gà: Rụng lông, mất sắc tố lông
- Ở cừu và bò: thú kém vận động, có thể mắc các bệnh còi xương, xốp xương

(A.Henning, 1984)
2.3 Sơ lược về khoáng hữu cơ
2.3.1 Khoáng hữu cơ là gì
Khoáng hữu cơ là những phức của kim loại với protein và axit amin, những
phức này có tên gọi là chelate. Trên bề mặt của phân tử chelate có các axit amin
mang điện tích âm, nó dễ dàng liên kết với ion kim loại mang điện tích dương. Người
ta thường tạo ra những chelate đồng-lysine, kẽm-methionine, sắt-methionine, selenmethionine, mangan-methionine.
15


×