Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bê tông thương phẩm phần trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần xây dựng số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.5 KB, 61 trang )

Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM....................................................3
I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp......................................................................3
II. Lý luận chung về chi phí sx và tính giá thành sản phẩm...................................3
1.1. Vai trò, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.................3
1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm............................3
1.3. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất.....................................................3
1.3.1. Khái niệm Chi phí sản xuất.................................................................3
1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất..................................................................3
1.3.2.1. Ý nghĩa của việc phân loại chi phí sản xuất.................................3
1.3.2.2. Căn cứ phân loại chi phí sản xuất...............................................4
1.4. Khái niêm và phân loại giá thành sản phẩm..............................................5
1.4.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm..........................................................5
1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm.............................................................5
1.4.2.1. ý nghĩa của việc phân loại giá thành sản phẩm............................5
1.4.2.2. Căn cứ phân loại giá thành sản phẩm...........................................5
1.5. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.............................................................6
1.5.1. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất..............................6
1.5.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất..................................6
1.5.1.2. Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất..................................6
1.5.1.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp..................................................6
1.5.1.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp............................................6
1.5.1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất...............................7


1.5.1.3.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
.............................................................................................................7
1.5.1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp...........7
1.5.1.3.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản
xuất chung............................................................................................8
1.5.1.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.........................................9
1.5.2.Đánh giá sản phẩm dở........................................................................10
1.5.2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp.........................................................................10
1.5.2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương.........................................................11
1.5.3. Kế toàn tình giá thành sản phẩm.......................................................12
1.5.3.1. Đối tượng kế toán tính giá thành................................................12

SV: Lê Thị Tuyết

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

1.5.3.2. Các phương pháp tính giá thành................................................12
PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN
VỊ THỰC TẬP...................................................................................................14
2.1. Khái quát những vấn đề chung tại công ty...............................................14
2.1.1 Lich sử thành lập và phát triển của công ty........................................14
2.1.2 Những khó khăn thuận lợi và định hướng phát triển của Công ty
.................................................................................................................... 14

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.................15
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty................................17
2.2. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá
thành sản phẩm tại Công ty - phần bê tông thương phẩm..........................22
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất, đối tượng, phương pháp tập hợp chi
phí tại Công ty............................................................................................22
2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất...........................................22
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất..........................................................22
2.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.......................................23
2.2.1.2.1. Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp.................................23
2.2.1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp................................................24
2.2.1.2.3. Chi phí sản xuất chung.......................................................25
2.2.2.Đặc điểm kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.......................................27
2.2.3. Đối tượng, phương pháp tính giá thành.............................................27
2.2.3.1. Đối tượng tính giá thànhvà kỳ tình giá thành.............................27
2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm của Công ty..................27
2.2.4.1: Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá
thành sản phẩm của công ty chi tiết trạm trộn bê tông............................28
2.2.4.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
...........................................................................................................28
2.2.4.1.2. Kế toán tập hợp chi phí Nhân công trực tiếp......................37
2.2.4.1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung............43
2.2.4.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí....................................................50
2.2.4.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm............................................51
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KINH TẾ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 5..............................................................................................55
3.1. Nhận xét chung về công tác quản lý kinh tế và công tác kế toán tại
Công ty cổ phần xây dựng số 5.......................................................................55
3.1.1. Những ưu điểm.................................................................................55

3.1.2. Nhược điểm......................................................................................56
3.2. Hoàn thiện công tác quản lý kinh tế và kế toán ở Công ty CP XD số 5
.................................................................................................................... 57
KẾT LUẬN.........................................................................................................59

SV: Lê Thị Tuyết

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những bước tiến
khá rõ rệt, với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hoá, hiên đại hoá đồng
thời trong bối cảnh đất nước ta đã ra nhập WTO sự cạnh tranh vốn có của một
nền kinh tế thị trường càng trở nên gay gắt. Chính vì vậy mà tất cả các doanh
nghiệp sản xuất, các tổ chức sản xuất trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn
phấn đấu sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý
để có một chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Hạch toán kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra đang ngày càng
khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của xã
hội. Bởi thế, hạch toán kế toán luôn được các quốc gia coi trọng trong việc quản
lý điều hành và kiểm soát nền kinh tế. Nhận thức rõ vai trò quan trọng đó, Nhà
nước ta không ngừng củng cố, hoàn thiện hệ thống, chế độ hạch toán. Đối với
quá trình sản xuất kinh doanh, Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất
kì doanh nghiệp nào. Bản chất của kế toán là một hệ thống đo lường, xử lí truyền
đạt thông tin kinh tế có ích cho đối tượng sử dụng, quan trọng hơn cả là giúp cho

nhà quản lý kinh doanh có cơ sở nghiên cứu quản lý, đánh giá một cách toàn diện
về doanh nghiệp, kịp thời đưa ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh
Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng
trong cả quá trình hạch toán kế toán. Tập hợp chi phí sản xuất đúng đối tượng có
tác dụng tăng cường quản lý chi phí sản xuất phục vụ công tác tính giá thành sản
phẩm kịp thời và chính xác. Đặc biệt, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có bù đắp nổi chi phí bỏ ra trong quá trình kinh
doanh và có lãi hay không? Để cạnh tranh có hiệu quả, chiến lược tiết kiệm chi
phí hạ giá thành sản phẩm là chiến lược được quan tâm hàng đầu. Và khi mà nền
kinh tế đất nước đang dần hội nhập với nền kinh tế thế giới, cùng với công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thi ngành xây dựng cơ bản cũng không
nằm ngoài quy luật cạnh tranh của thị trường.
Xuất phát từ sự cần thiết trên, trong thời gian tìm hiểu thực tế công tác tổ
chức hạch toán tại Công ty cổ phần xây dựng số 5, kết hợp với nghiên cứu lý
luận cơ bản về quá trình hạch toán trong thời gian học tập ở trường, đồng thời
được sự chỉ bảo tận tình của cô hướng dẫn thực tập, cùng với sự giúp đỡ của các
cô, chú trong phòng tài chính kế toán của Công ty, em đã quyết định chọn đề tài:
“Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bê tông thương
phẩm phần trạm trộn bê tông của Công ty cổ phần xây dựng số 5” làm chuyên
đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:

SV: Lê Thị Tuyết

1

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng


Chuyên đề tốt nghiệp

 Phần 1: Lý luận chung về kết toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
 Phần 2: Tình hình thực tế công tác kế toán tại đơn vị
 Phần 3: Kết luận và đánh giá về công tác kế toán tại đơn vị
Do thời gian thực tập không nhiều và thực tế hiểu biết về đơn vị của bản
thân còn hạn chế nên phần trình bầy không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các cô chú cán bộ phòng kế toán
để báo cáo chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo và sự nhiệt
tình giúp đỡ của quý Công ty.

SV: Lê Thị Tuyết

2

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp đều phải hạch toán kinh
doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh
nghiệp đều phải cố gắng tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Để làm
được điều này bên cạnh những giải pháp như cải tiến quy trình công nghệ sản
xuất, đổi mới trang thiết bị máy móc, tìm nguyên liệu đầu vào rẻ mà vẫn đảm bảo
chất lượng ... có một yếu tố cơ bản mà bất kỳ nhà quản trị doanh nghiệp nào cũng
cần chú trọng quan tâm bởi tính thiết thực và không đòi hỏi chi phí lớn đó chính
là quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan
trọng, nó phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Công tác
quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý
nắm rõ được tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn từ đó cho biết
mức độ tiêu hao chi phí của đối tượng tính giá thành, đồng thời đề ra các biện
pháp và đưa ra quyết định đúng đắn cho công tác quản lý chi phí, hạ giá thành
sản phẩm tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh đem lại lợi nhuận
cao nhất cho doanh nghiệp.
II. Lý luận chung về chi phí sx và tính giá thành sản phẩm
1.1. Vai trò, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Như ta đã biết chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh
tế quan trọng, nó phản ánh chất lượng công tác sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là căn cứ để phân tích,
đánh giá thành phần thực hiện các định mức về kinh phí, tình hình thực hiện kế
hoạch sản phẩm...
1.2. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng
luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.3. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

1.3.1. Khái niệm Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động
sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh tại một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).
1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất
1.3.2.1. Ý nghĩa của việc phân loại chi phí sản xuất
Để tiến hành hoạt động sản xuất các doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản:
+ Tư liệu lao động

SV: Lê Thị Tuyết

3

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

+ Đối tượng lao động
+ Sức lao động
Mà sự tham gia của ba yếu tố này vào quy trình sản xuất là không giông
nhau. Dẫn đến tình hình các chi phí tương ứng là không giống nhau. Trong điều
kiện này để có thể nắm bắt và đánh giá đúng chi phí đã bỏ ra để hoàn thành một
sản phẩm, một lao vụ, một dịch vụ, thì cần phải nhận diện đúng về nó. Do đó,
việc phân loại chi phí giúp cho các nhà quản lý có được phương pháp tập hợp chi
phí chính xác.
1.3.2.2. Căn cứ phân loại chi phí sản xuất
a. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ số chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... Được sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, tạo ra
sản phẩm hay thực hiện các công việc, lao vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ các chi phí về tiền lương, phụ cấp
và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của lao động trực tiếp sản
xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ những chi phí dùng cho việc quản lý
và phục vụ sản xuất chung tại các bộ phận sản xuất, cụ thể như sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí về tiền lương phụ cấp,
các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất.
+ Chi phí vật liệu: Là các chi phí về các loại vật liệu sử dụng chung cho các
phân xưởng như dùng để sửa chữa tài sản cố định, vật liệu dùng cho quản lý phân
xưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Bao gồm các chi phí về các loại công cụ dụng
cụ dùng cho sản xuất chung tại các phân xưởng như: Khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp,
bảo hộ lao động, dụng cụ cầm tay...
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản
cố định sử dụng ở các phân xưởng sản xuất như: Khấu hao máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, nhà xưởng...
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê
ngoài phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các phân xưởng như: Chi phí điện nước,
chi phí điện thoại...
- Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông, chi phí tiếp thị phát sinh trong quá
trình tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí quản lý DN: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và
quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp.
b. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm,
công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ:
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành các loại sau:
- Chi phí khả biến (biến phí): Là các chi phí thay đổi về tổng số khi thay đổi

về khối lượng hoạt động, nó tỉ lệ thuận với sự thay đổi của mức độ hoạt động,
nhưng chi phí tính cho một đơn vị không thay đổi.
- Chi phí bất biến (định phí): Là các chi phí không thay đổi về tổng số khi
thay đổi về khối lượng hoạt động, nhưng chi phí tính cho một đơn vị khối lượng

SV: Lê Thị Tuyết

4

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

lại thay đổi. Có nhiều loại định phí như: Định phí tuyệt đối, định phí tương đối,
định phí bắt buộc, định phí tuỳ ý. Thuộc loại này có chi phí khấu hao tài sản cố
định, chi phí nhân viên phân xưởng.
- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí vừa mang yếu tố biến phí lại vừa mang yếu tố
định phí.
c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với phương pháp tập hợp
chi phí. Bao gồm:
- Chi phí trực tiếp: Là loại chi phí chỉ liên quan tới một đối tượng tập hợp
chi phí, được tính toán và tập hợp trực tiếp cho đối tượng chi phí đó.
- Chi phí gián tiếp: Là khoản chi phí liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp
chi phí, được tính toán tập hợp gián tiếp cho từng loại chi phí đó (phân bổ cho
từng đối tượng chịu chi phí theo một tiêu thức nhất định).
1.4. Khái niêm và phân loại giá thành sản phẩm
1.4.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản
phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong một
khoảng thời gian nhất định.
1.4.2. Phân loại giá thành sản phẩm
1.4.2.1. ý nghĩa của việc phân loại giá thành sản phẩm
- Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ánh kế toán kết
quả của việc sử dụng các giải pháp kinh tế, kỹ thuật. Việc phân loại giá thành là
cơ sở để xem doanh nghiệp có thực hiện được kế hoạch hạ giá thành sản phẩm
hay không? Có sử dụng tiết kiệm tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn hay không?
Là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp
đối với Nhà nước, đối với các đối tác liên doanh liên kết.
- Phân loại giá thành sản phẩm là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở
để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí.
- Phân loại giá thành sản phẩm theo những tiêu thức phù hợp, khoa học có ý
nghĩa rất lớn trong công tác quả lý giá thành, nhằm giúp cho doanh nghiệp có
những giải pháp hạ giá thành, tạo ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường.
1.4.2.2. Căn cứ phân loại giá thành sản phẩm
a. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
Theo cách phân loại này giá thành được chia thành:
- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch tính toán và
thực hiện, việc này được tiến hành trước khi hoạt động sản xuất bắt đầu.
- Giá thành định mức: giá thành định mức cũng được tính toán và thực hiện
trước khi bắt đầu quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
- Giá thành thực tế: giá thành thực tế chỉ được tính toán khi quá trình sản
xuất kết thúc.
b. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán chi phí.
Theo cách phân loại này giá thành được chia thành:
- Giá thành sản xuất toàn bộ: là giá thành bao gồm toàn bộ biến phí và định phí
sản xuất thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí


SV: Lê Thị Tuyết

5

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

sản xuất chung, tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
- Giá thành sản xuất theo biến phí: là giá thành chỉ bao gồm biến phí sản
xuất còn định phí sản xuất được tính hết vào chi phí thời kỳ.
- Giá thành có phân bổ hợp lý định phí: là giá thành sản xuất theo biến phí
và một phần định phí sản xuất tự phân bổ (theo mức độ hoạt động của máy móc
thiết bị).
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất toàn
bộ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số sản phẩm, công việc,
lao vụ đó.
1.5. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1.5.1. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.5.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa
điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất, chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ khác nhau.
Phạm vi có thể là;
+ Nơi phát sinh: phân xưởng, đội sản xuất, bộ phận chức năng hay toàn bộ

quy trình công nghệ (toàn doanh nghiệp).
+ Đối tượng chịu chi phí: sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm,
công việc hoặc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất, công trình, hạng mục công
trình, đơn đặt hàng.
Để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí cần phải căn cứ vào:
- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ của sản phẩm.
- Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào đặc điểm tính giá thành theo đối tượng tính giá thành.
- Căn cứ vào khả năng, trình độ quản lý, trình độ kế toán.
1.5.1.2. Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí là một phương pháp hoặc một hệ thống các
phương pháp, được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi
phí cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định.
1.5.1.2.1. Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến
từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt.
Các chi phí này khi phát sinh phải ghi chép trên chứng từ ban đầu theo từng
đối tượng chịu chi phí và kế toán sẽ căn cứ trực tiếp vào các chứng từ đó để hạch
toán trực tiếp vào tài khoản chi phí cấp I, II chi tiết theo từng đối tượng tập hợp .
1.5.1.2.2. Phương pháp phân bổ gián tiếp
Là phương pháp tiến hành phân bổ các khoản chi phí có liên quan tới nhiều
đối tượng tập hợp chi phí. Được áp dụng cho các khoản chi phí trong cùng một lúc
liên quan tới nhiều đối tượng chi phí sản xuất không thể tổ chức ghi chép ban đầu
riêng theo từng đối tượng. Khi phát sinh chi phí kế toán phải tập hợp chi phí, sau đó
mới phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu chuẩn phân bổ phù hợp.

SV: Lê Thị Tuyết

6


Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

1.5.1.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất.
1.5.1.3.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
*Chi phí nguyên vất liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính,
Bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để chế tạo
sản phẩm hoặc thực hiên lao vụ, dịch vụ.
* Phương pháp tập hợp và phân bổ:
Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp đến
từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thì dùng phương pháp
trực tiếp.
Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối
tượng chịu chi phí thì được tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp.
Tiêu chuẩn phân bổ như sau:
+ Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài phân
bổ theo chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất.
+ Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu phân bổ theo: chi phí định mức, chi
phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất.
Để tính toán chính xác chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kế toán cần
kiểm tra số nguyên vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử hết và giá trị thu hồi
nếu có, để loại ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ, kế toán áp dụng
công thức sau:
Giá thực tế
Chi phí

Giá thực
của NVL đưa
NVLTT
tế của
=
+
vào để chế
trong
NVL dư
tạo sản phẩm
kỳ
đầu kỳ
trong kỳ

-

Giá trị thực tế
của NVL xuất
dùng để chế
tạo sp cuối k

-

Giá trị phế
liệu thu hồi
cuối kỳ

Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật trực tiếp kế toán sử dụng TK
621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp .
Kết cấu của TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp .

Bên nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản
xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên có:
+ Trị giá nguyên liệu sử dụng không hết, nhập kho .
+ Giá trị phế liệu thu hồi.
+ Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp về tài khoản 154 “ chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang hoặc TK631 “ Giá thành sản xuất ” và chi tiết
cho từng đối tượng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt trê mức bình thường vào giá vốn
hàng bán.
1.5.1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
* Nguyên tắc chung: Đối với chi phí nhân công trực tiếp có liên quan trực
tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí thì căn cứ vào chứng từ gốc tập hợp trực tiếp
cho từng đối tượng liên quan. Để tính toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp
kế toán phải đi từ việc hạch toán thời gian lao động, hạch toán công việc giao

SV: Lê Thị Tuyết

7

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

khoán, trên cơ sở đó tính lương và phân bổ tiền lương vào các đối tượng tập hợp
chi phí được sát đúng.
* Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK622 "chi phí nhân công trực tiếp" để tổng hợp và kết
chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành (bao gồm cả tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp,
các khoản phải trả khác của công nhân sản xuất).
Nội dung kết cấu của TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực
hiện lao vụ trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 “Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang ” hoặc bên nợ TK 631“Giá thành sản xuất”
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trê mức bình thường vào giá
vốn hàng bán.
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Việc tính toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh ở bảng
phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK334, TK338, TK111…
* Trình tự kế toán chi phí NCTT
Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là
các bảng chấm công, hợp đồng làm khoán (bảng thanh toán khối lượng hoàn
thành). Cuối tháng, bảng chấm công, hợp đồng làm khoán cùng các chứng từ liên
quan được chuyển tới phòng kế toán làm cơ sở tính lương cho từng người và
tổng hợp, phân bổ tiền lương cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
1.5.1.3.3. Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
* Nội dung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí quản lý phục vụ sản xuất và các chi
phí sản xuất khác ngoài 2 khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí
hân công trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng, đội sản xuất. Cụ thể:
+ Tiền lương chính, lương phụ và các khoản phải trả khác phát sinh của
nhân viên quản lý đội, tổ sản xuất hay xưởng sửa chữa.
+ Chi phí khấu vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, phục vụ quản lý sản xuất.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí thuê ngoài máy thi công.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước… phục vụ sản xuất.
+ Chi phí khác bằng tiền.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ tiêu chuẩn phân bổ có thể là: định mức khấu hao
máy móc thiết bị sản xuất hoặc giờ máy chạy thực tế.
+ Chi phí năng lượng dùng cho chế tạo sản phẩm tiêu chuẩn phân bổ là định
mức chi phí năng lượng hoặc số giờn máy lan việc thực tế, kết hợp với công suất
tiêu hao của máy.
+ Những chi phí còn lại được tập hợp và phân bổ cho đối tượng chịu chi phí
theo phương pháp phân bổ gián tiếp, tiêu chuẩn phân bổ có thể: tiền lương công
nhân sản xuất, định mức chi phí, giờ công nhân sản xuất.

SV: Lê Thị Tuyết

8

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

* Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627
- chi phí sản xuất chung.
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung .
- Phân bỏ chi phí sản xuất chung cho cho các đối tượng chịu chi phí và kết

chuyển vào TK154 hoặc TK 631
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được kết chuyển vào giá vốn
hàng bán do mức sản phẩm sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường
Tk 627 không có số dư cuối kỳ
TK627 Có 6 tài khoản cấp 2 để theo dõi phản ánh riêng từng nội dung chi phí.
+ TK6271: Chi phí nhân viên quản lý đội.
+ TK6272: Chi phí vật liệu.
+ TK6273: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất.
+ TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK6278: Chi phí khác bằng tiền.
1.5.1.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất đã tập hợp theo khoản mục chi phí, cuối kỳ cần tổng hợp
toàn bộ chi phí sản xuất để làm cơ sở để tình giá thành sản phẩm, lao vụ trong kỳ.
Trình tự tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp:
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp vào bên Nợ TK 154 (631) cho từng phân xưởng, sản phẩm, lao vụ dịch
vụ đồng thời khoá sổ TK627 tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung và kết
chuyển vào TK154 (631) cho từng sản phẩm lao vụ dịch vụ
Trường hợp đơn vị hạch toàn theo phương pháp kê khai thương xuyên, kế
toán sử dụng tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Đối với những doanh nghiệp có hoạt động thuê ngoài, gia công, cung cấp
dịch vụ cho bên ngoài hay phục vụ sản suất sản phẩm thì chi phí của những hoạt
động náy cũng được tập hợp vào tài khoản 154.
Kết cấu của TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ có liên quan đến sản xuất sản
phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ .
- Các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực

tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ có
liên quan đến sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp khoán nội bộ .
- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toàn hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên có:
- Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ .

SV: Lê Thị Tuyết

9

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần hoặc toàn bộ
tiêu thụ trong ký, hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính hoặc giá thành sản
phẩm xây lắp chờ tiêu thụ
- Giá trị vật liệu, công cụ, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình
thường, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị
hàng mà tính vào giá vốn hàng bán (Đơn vị sản xuất theo đơn đặp hàng, đơn vị có
chu kỳ sản xuất dài, hàng kỳ đơn vị đã kết chuyển sang TK 154)
- Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp
doanh nghiệp hạch toàn hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được mở chi tiết theo từng

đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, từng phân xưởng sản xuất, từng giai đoạn gia
công chế biến sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng...
Kế toán tập hợp CF sx theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách
thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các vật tư, hàng hoá, sản phẩm
mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ của chung trên cơ sở kiểm kê
cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế, chưa xuất dùng cho sản xuất kinh doanh
và các mục đích khác.
+TK 621 : Dùng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;
+TK 622 Dùng để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản xuất;
+TK 627 : Dùng để hạch toán chi phí sản xuất chung;
+TK 154 : Dùng để phản ánh chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang;
+TK 631 : - Giá thành sản xuất: Dùng để tập hợp tất cả các loại chi phí sản
xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm. Và các TK liên quan khác như: TK
621,622,627....
1.5.2.Đánh giá sản phẩm dở
Để đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ cần phải tổ chức
tốt việc kiểm kê cuối kỳ, xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.
Sau đó, áp dụng một cách khoa học và hợp lý các phương pháp đánh giá sản
phẩm dở dang, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất kinh doanh,
về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu
quản lý của từng doanh nghiệp, mà chọn ra phương pháp đánh giá hợp lý nhất.
Hiện nay, có các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
1.5.2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật
liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) còn các chi phí khác
tính cả cho thành phẩm chịu.
Công thức tính:


Dck 

Ddk  C NVL
xQck
Q ht  Qck

Dck, Ddk : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
CNVl
: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp

SV: Lê Thị Tuyết

10

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

Qht
: Sản lượng thành phẩm
Qck
: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phầm dở dang ở giai đoạn đầu được tính cho chi phí nguyên vật chính
trực tiếp (chi phí nguyên vật liếu trực tiếp). Còn các sản phẩm dở dang giai đoạn
sau được tính theo chi phí mức thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.
- Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này có thể áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp

có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối
kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ.
- Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít.
- Nhược điểm: Thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không
cao vì không tính đến các chi phí khác. Nhược điểm này bộc lộ rõ khi mà tỷ
trọng chi phí sản xuất khác chiếm một tỷ trọng lớn.
1.5.2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương
Phương pháp này trước hết căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ
chế biến của chúng ta để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương, sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi
phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc.
Có 2 phương pháp tính dở dang cuối kỳ
* Theo phương pháp bình quân:
- Đối với loại CF bỏ ngay toàn bộ 1 lần từ đầu quy trình công nghệ
CF sp dở dang
(Ddk + Cck) x Qdckỳ
cuối kì c (Dck )
Qht + Qdckỳ
Đối đơn vị chi phí sản phẩm xuất bỏ dần vào quá trình sản xuất chế biến
như chi phí nhân công trực tiếp trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung thì tính
cho sản phẩm dở dang theo công thức:

Dck 

Ddk  C
xQdck�xM%
Q ht  Q dck�xM%


Dck, Ddk : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và đầu kỳ
C
: Chi phí phát sinh trong kỳ
Qht
: Sản lượng thành phẩm trong kỳ
Qdckỳ
: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
M%
: Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang
Lưu ý: M% phải tính theo từng khoản mục chi phí riêng.
* Theo phương pháp nhập trước xuất trước:

Công thức tính dở dang cuối kỳ
Dckỳ =

C x Qdckỳ xM%ckỳ
Qđkỳ x(100%-M%)+ Qbđht + Qdckỳ xM%ckỳ

Trong đó: Ddk và Dck: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Qht: Sản lượng thành phẩm hoàn thành.
Qdck: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

SV: Lê Thị Tuyết

11

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng


Chuyên đề tốt nghiệp

M%: Mức độ hoàn thành tương ứng của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
C: Chi phí phát sinh trong kỳ của từng khoản mục tương ứng.
- Điều kiện áp dụng:
Thích hợp với sản phẩm có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp
T (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) trong tổng chi phí không lớn lắm, khối lượng
sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.
- Ưu điểm:
So với phương pháp trên kết quả tính toán có độ chính xác cao hơn.
- Nhược điểm:
Khối lượng tính toán nhiều , việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản
phẩm dở dang rất phức tạp.
1.5.3. Kế toàn tình giá thành sản phẩm
1.5.3.1. Đối tượng kế toán tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh
nghiệp sản xuất, chế tạo và thực hiện cần được tính tổng giá thành và giá thành
đơn vị của nó.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công
tác tính giá thành của kế toán. Để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý cần
thiết phải dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho việc ra các quyết
định của doanh nghiệp.
- Các yêu cầu quản lý, trình độ kế toán.
- Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm.
Đối tượng tính giá thành có nội dung khác với đối tượng kế toán tập hợp
chi phí sản xuất. Số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng

trong kỳ là cơ sở để tình toán giá thành và giá thành đơn vị. Đồng thời đối
tượng tính giá thành là căn cứ để kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất cho phù hợp .
Kỳ tình giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần tiến hành công việc tính
giá thành.
1.5.3.2. Các phương pháp tính giá thành
(1) Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tình giá thành
trực tiếp. Phương pháp náy áp dụng thích hợp với những sản phẩm công việc có
quy trình sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất
ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng
(quý) phù hợp với kỳ báo cáo.
Trường hợp cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định, cần tổ
chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp. Trên cơ sở
số liệu chi phí đã tập hợp trong kỳ theo phương pháp thích hợp và chi phí của sản
phẩm dở dang đã xác định tính giá thành của sản phẩm hoàn thành cho từng

SV: Lê Thị Tuyết

12

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

khoản mục chi phí theo công thức:

Z = C + Ddk – Ddc
Giá thành đơn vị sản phẩm như sau:

Z

Z
Q

Trong đó:
Z, z: tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế
C : tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng
Ddk, Dck: chi phí của sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ
Q : Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành
(2) Phương pháp hệ số:
Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành của từng loại sản phẩm và hệ số
tính giá thành quy ước cho từng loại sản phẩm để quy đổi sản lượng thực tế ra
sản lượng tiêu chuẩn (sản phẩm có hệ số bằng 1).
Gọi Hi là hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm i
Và Qi là sản lượng sản phẩm thực tế của sản phẩm i.
+ Tính quy đổi sản lượng thực tế ra sản lượng tiêu chuẩn:
Q =  Q i x Hi
Trong đó:
Q: Tổng sản lượng thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu
chuẩn.
+ Tình tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm:

Zi

D�k  C  D ck
xQi Hi

Q

(3) Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỉ lệ áp dụng thích hợp đối với
doanh nghiệp mà cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được
nhóm sản phẩm cùng loại, với nhiều chủng loai sản phẩm cấp, quy cách khác
nhau như sản xuất nhóm ống nước với nhiều kích thước và độ dài khác nhau.
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ phải căn cứ vào tiêu chuẩn
phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp, để tính ra tỉ lệ tính giá thành. Tiêu
chuẩn phân bổ thường là giá thành kế hoặc giá thành định định mức. Sau đó tính
giá thành cho từng sản phẩm.
Cách tính như sau:
Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm
Tỷ lệ tính giá
(theo từng khoản mục)
thành từng
=
khoản mục
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
(theo tưng khoản mục)

SV: Lê Thị Tuyết

13

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng


Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1. Khái quát những vấn đề chung tại công ty
2.1.1 Lịch sử thành lập và phát triển của công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần xây dựng số 5 - Vinaconex
Tên viết tắt: VINACONEX 5
Địa chỉ trụ sở chính: 203 Trần Phú - Ba Đình - Bỉm Sơn - Thanh Hoá
VP II: Lô E9 - tầng 2 toà nhà VIMECO - Phạm Hùng - Cầu Giấy - Hà Nội
Lĩnh vực kinh doanh: Nhận xây dựng các công trình thủy điện, nhà máy xí
nghiệp, cầu đường, công trình dân dụng, kinh doanh nhà ở, vật liệu xây dựng, sản
xuất bê tông thường phẩm.
Công ty Cổ phần xây dựng số 5 - Vinaconex là doanh nghiệp nhà nước hạch
toán độc lập trực thuộc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
- Vinaconex. Thành lập ngày 29 tháng 9 năm 1973.
Năm 1976 Công ty được Bộ xây dựng giao nhiệm vụ xây dựng nhà máy xi
măng và khu công nghiệp vật liệu xây dựng Bỉm Sơn - Thanh Hóa.
Năm 1990 - 1995 Công ty tiếp cận thi công nhiều công trình mới như xi
măng Văn Xá - Huế, Áng Sơn - Quảng Bình, Hữu Lùng - Lạng Sơn, Tiên Sơn Hà Tây. Công ty còn vươn cả ra thị trường nước Dân chủ nhân dân Lào.
Tháng 5 - 1995 Công ty xây dựng số 5 được Bộ xây dựng quyết định
chuyển về trực thuộc Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam.
Từ năm 2001 đến nay với uy tín của mình được Tổng Công ty và các chủ
đầu tư tin tưởng, Công ty xây dựng số 5 đã và đang tiếp tục tham gia xây dựng
các dự án lớn: Sân vận động Mỹ Đình, khu chung cư Trung hòa nhân chính,
Trung tâm hội nghị quốc gia...
Tháng 10 -2004 Bộ xây dựng đã có quyết định chuyển đổi Công ty XD số 5
thành Công ty cổ phần xây dựng số 5
Tháng 1 – 2008 Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu

Kết quả hoạt động của Công ty qua các năm
(Đ/vị: tỷ đồng)
năm
Sản lượng
Doanh thu
Lợi nhuận
Ghi chú
2005
250
174
2,8
2006
285
225
3,57
2007
350
265
4,83
2008
402
315
13,7
2009
535
492
15
2.1.2 Những khó khăn thuận lợi và định hướng phát triển của Công ty
Là đơn vị xây dựng và cung cấp các sản phẩm bê tông trên toàn Việt Nam.
Qua 35 năm hoạt động, Công ty cổ phần xây dựng số 5 cùng với các thành viên

trực thuộc đã không ngừng duy trì và phát triển, cung cấp hàng trăm ngàn m 3 các
sản phẩm bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân

SV: Lê Thị Tuyết

14

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

dụng trên khắp Việt Nam, tạo lập được những thành công đáng kể và sự tin tưởng
hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước.
Với những thuận lợi về bề dầy kinh nghiệm cộng với uy tín đã tạo lập được
trên thị trường Công ty quyết tâm vượt qua mọi khó khăn và thử thách của cuộc
cạnh tranh khốc liệt trên thương trường bằng chính chất lượng sản phẩm của
mình; không chỉ đứng vững mà còn ngày càng nâng cao uy tín trên thị trường .
* Nhiệm vụ chính của công ty:
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, công cộng, công
trình kỹ thuật hạ tầng cơ sở, khu đô thị và khu công nghiệp, trang trí nội, ngoại
thất và xây dựng khác, kinh doanh nhà ở,....
* Vốn, cổ phần:
- Vốn điều lệ: 50.000.000.000.
- Số Cổ phần phát hành lần đầu: 2.100.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần
là: 10.000 đồng
- Chia ra:
+ Cổ phần nhà nước: chiếm 51%

+ Cổ phần các cổ đông khác chiếm 49%
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty
1. Đặc điểm về tổ chức quản lý.
- Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, theo
pháp luật.
- Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại hội đồng cổ đông.
- Đại hội đồng cổ đông thông qua điều lệ của Công ty và bầu Hội đồng
quản trị để quản lý công ty, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh, quản trị, điều hành công ty.
- Điều hành hoạt động công ty là Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm và miễn nhiệm.
Cụ thể, hệ thống tổ chức quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ:

SV: Lê Thị Tuyết

15

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

Sơ đồ 15: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

Đội XD
số 1

Đội XD
số 2

Đội XD
số 3

SV: Lê Thị Tuyết

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH
TẾ KẾ HOẠCH

Đội XD
số 4

Đội XD
số 5

Đội XD

số 6

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KD VẬT TƯ
THIẾT BỊ

Đội XD
số 7

Đội XD
số 8

Đội XD
số 9

16 27K6.2HN
Lớp:

PHÒNG QL DỰ ÁN
VÀ ĐẤU THẦU

Đội XD
số 10

Xưởng
co khí


PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN

Đội XD
số 11

Đội mộc
xây dựng

Đội Xl
ĐN

Trạm
trộn
bê tông


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
* Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, điều kiện công ty, bộ máy kế toán
của công ty được tổ chức theo hình thức tập.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc, tham mưu cho giám đốc
về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ
hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết, lập báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế và
kiểm tra công tác kế toán toàn công ty, tính giá thành, thực hiện các nhiệm vụ chi
trả, tiêu thụ sản phẩm, tính toán và trả lương cho công nhân.

* Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận kế toán
- Kế toán trưởng: phụ trách chung. Kế toán trưởng đề ra các quy chế hành
chính của Công ty để tổ chức, quản lý hệ thống kế toán của doanh nghiệp, sắp
xếp, bố trí cán bộ kế toán.
- Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: tổng hợp số liệu từ các sổ kế
toán liên quan theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính để cung cấp các thông tin về kết
quả hoạt động, những thay đổi về tình hình tài chính của công ty đồng thời phụ
trách việc sắp xếp, bảo quản hồ sơ, lưu trữ tại phòng một cách khoa học hợp lý.
- Kế toán xây lắp tiêu thụ kiêm kế toán công nợ phải thu: theo dõi tình
hình thanh toán các khoản phải thu của công ty với khách hàng về tiền bán sản
phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Kế toán vật tư và phải thu, phải trả nội bộ: thực hiện theo dõi vật tư,
công cụ lao động toàn công ty đồng thời theo dõi việc thanh toán công nợ của các
đội, công trình với đơn vị.
- Kế toán tài sản cố định và phải thu, phải t rả nội bộ: theo dõi, tổng hợp
chi tiết tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định đồng thời theo
dõi các khoản nợ phải thu, phải trả, tình hình thanh toán giữa các đội, công trình
với đơn vị.
- Kế toán ngân hàng kiêm kế toán thuế: theo dõi các khoản thu, chi, tình
hình biến động các khoản tiền gửi tại ngân hàng của công ty đồng thời theo dõi
và làm các thủ tục vay vốn ngân hàng, tính lãi vay vốn. Theo dõi báo cáo các
khoản thuế VAT đầu ra, VAT đầu vào đã khấu trừ, các khoản VAT đã nộp, còn
phải nộp trong kỳ.
- Thủ quỹ: Theo dõi việc cấp phát, thu tiền chính xác, kịp thời.
- Kế toán thanh toán cổ đông, cổ tức, bảo hiểm: theo dõi tình hình thanh
toán cổ tức phải trả, lãi phải trả cho các cổ đông đồng thời theo dõi các khoản
trích và chi trả bảo hiểm cho người lao động, cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- Kế toán phải trả người bán kiêm quản trị máy tính: theo dõi tình hình
thanh toán các khoản nợ phải trả của công ty cho người cung cấp vật tư, dịch vụ
theo hợp đồng đã ký kết đồng thời theo dõi, kiểm tra máy móc thiết bị máy tính.


SV: Mai Thị Hoa

17

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

Sơ đồ 16: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty
Kế toán trưởng

Phó phòng KT kiêm kế
toán tổng hợp

Kế toán
xây lắp
tiêu thụ
kiêm kế
toán
công nợ
phải thu

Kế toán
vật tư và
phải thu,
phải trả

nội bộ

Kế toán
TSCĐ
và phải
thu, phải
trả nội
bộ

Kế toán
ngân
hàng
kiêm kế
toán
thuế

Thủquỹ

Kế toán
thanh
toán cổ
đông, cổ
tức, bảo
hiểm

Kế toán
phải trả
người
bán
kiêm

quản trị
máy tính

* Hình thức kế toán.
Hiện nay công ty đang áp dụng thống nhất hình thức tổ chức hệ thống sổ kế
toán theo hình thức Nhật ký chung và được thực hiện trên phần mềm kế toán máy
ANA.
Các chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty gồm:
- Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty là theo quyết định 15/2006/QĐ BTC ngày 20/3/2006 - BTC.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/N kết thúc 31/12/N.
- Phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.
- Đồng tiền sử dụng là Việt Nam Đồng.
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình
quân gia quyền liên hoàn.
- Kỳ kế toán Công ty là hàng tháng.
* Hệ thống sổ sách liên quan việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty:
- Sổ Nhật ký chung.

SV: Mai Thị Hoa

18

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng


Chuyên đề tốt nghiệp

- Hệ thống Sổ cái: sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154 ...
* Báo cáo tài chính gồm:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo luân chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo kế toán quản trị: báo cáo này được lập theo yêu cầu quản trị
của công ty gồm: báo cáo công nợ, báo cáo khối lượng sản phẩm hoàn thành.

SV: Mai Thị Hoa

19

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

Sơ đồ 17: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm tại trạm trộn bê tông của công ty

Lệnh sản xuất

Mua vật tư

Xi măng


Cát

Kiểm tra
thử nghiệm

Kiểm tra
thử nghiệm

Kiểm tra
thử nghiệm

Kiểm tra
thử nghiệm

Kho xi
măng

Kho cát

Kho đá

Kho
phụ gia

Sàng

Rửa

Boong ke

chứa

Boong ke
chứa

Nước

Giao
nhận

SV: Mai Thị Hoa

Đá

Cân đong

Vận
chuyển

Phụ gia

Trộn bê tông

Thử nghiệm
chất lượng

20

Lớp: 27K6.2HN



Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

Sơ đồ 20: Sơ đồ trình tự kế toán tại Công ty

Tổng hợp
chứng từ

Chứng từ gốc

Xử lý
cuối kỳ

MÀN HÌNH NHẬP CHỨNG TỪ
Sổ quỹ
Sổ Nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ cái
Bảng cân đối SPS

Bảng tổng hợp
chi tiết

BÁO CÁO KẾ TOÁN


Các Sổ sách, bảng
biểu kế toán

Báo cáo kế toán

SV: Mai Thị Hoa

21

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

2.2. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành
sản phẩm tại Công ty - phần bê tông thương phẩm
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất, đối tượng, phương pháp tập hợp chi
phí tại Công ty
2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
và được theo dõi chi tiết các chi phí trên từng khoản mục
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí:
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành các
loại chi phí và được tập hợp vào các tài khoản tương ứng như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ số chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... Được sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất, tạo ra
sản phẩm hay thực hiện các công việc, lao vụ. Không tính vào khoản mục này
những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích phục vụ cho nhu cầu sản
xuất chung hay cho những hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất.
Các chi phí thuộc chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp được tập hợp vào tài
khoản 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Nguyên liệu vật liệu trực tiếp tại đơn vị bao gồm: cát, đá, xi măng, phụ gia.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ các chi phí về tiền lương, phụ cấp
và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của lao động trực tiếp sản
xuất, và chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp vào tài khoản 622 - Chi phí
nhân công trực tiếp.
Không tính vào khoản mục này những chi phí về số tiền lương, phụ cấp, các
khoản tính theo lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý doanh
nghiệp hay nhân viên khác không trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung được phản ánh trên tài khoản 627 - chi phí sản xuất
chung: Là toàn bộ những chi phí dùng cho việc quản lý và phục vụ sản xuất
chung tại các bộ phận sản xuất, cụ thể như sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm chi phí về tiền lương phụ cấp,
các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất. Được phản
ánh trên tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu: Là các chi phí về các loại vật liệu sử dụng chung cho các
phân xưởng như dùng để sửa chữa tài sản cố định, vật liệu dùng cho quản lý phân
xưởng. Được tập hợp vào tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản
cố định sử dụng ở các phân xưởng sản xuất như: Khấu hao máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, nhà xưởng… Được phản ánh trên tài khoản 6274.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê
ngoài phục vụ cho nhu cầu sản xuất của các phân xưởng như: Chi phí điện nước,
chi phí điện thoại… Các chi phí này được tập hợp trên tài khoản 6277.


SV: Mai Thị Hoa

22

Lớp: 27K6.2HN


Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Chuyên đề tốt nghiệp

+ Chi phí bằng tiền khác gồm những khoản chi phí phục vụ cho sản xuất mà
không thuộc các khoản chi phí kể trên. Được tập hợp vào tài khoản 6278.
2.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng loại
sản phẩm; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tập hợp
trong cả kỳ hạch toán rồi cuối kỳ phân bổ cho từng loại sản phẩm theo khối
lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ.
2.2.1.2.1. Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên liệu, vật liêu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí
sản xuất. Vì vậy việc hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cần phải
đầy đủ, chính xác, chặt chẽ. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản
lý chi phí, đồng thời đảm bảo chính xác cho việc tính giá thành sản phẩm.
Nguyên liệu vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm gồm: cát, đá, xi măng, phụ gia.
Xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất kho bình quân gia quyền:
Trị giá vật liệu + Trị giá vật liệu
Tồn đầu kỳ
nhập trong kỳ
Đơn giá vật liệu =

Xuất trong kỳ
Khối lượng vật + Khối lượng vật liệu
Liệu tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Trị giá vật liệu
=
Đơn giá vật liệu +
Khối lương vật liệu
Xuất trong kỳ
xuất trong kỳ
xuất trong kỳ
Ví dụ: Tính đơn giá và trị giá xuất của vật tư cát vàng trong tháng 9 năm
2008
Tồn đầu kỳ: số lượng: 637.5 m3
trị giá : 41.388.392đồng
Nhập trong kỳ: số lượng:3.645,5 m3
trị giá: 232.965.677
Vậy:
Đơn giá cát vàng xuất kho trong kỳ =

41.388.392  232.965.677
637.5  3.645,5

Để theo dõi nguyên liệu vật liệu, Công ty sử dụng tài khoản: 152- Nguyên
liệu vật liệu.
Nguyên liệu vật liệu trực tiếp phục vụ cho sản xuất bê tông thương phẩm
gồm: Nguyên vật liệu chính: cát, đá, xi măng.
Nguyên vật liệu phụ: phụ gia. Ngoài ra tập hợp và theo dõi trên tài khoản
152 còn có nhiên liệu: dầu điezel, dầu thuỷ lực, dầu máy, xăng nhưng các chi phí
nhiên liệu này được tính vào chi phí sản xuất chung.
Số lượng và giá trị của từng loại vật tư tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong

kỳ, tồn cuối kỳ được theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 152 - Nguyên liệu vật liệu.
Để quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư kế toán tiến hành lập bảng Quyết
toán vật tư: đối chiếu và so sánh số liệu vật tư thực tế sử vật tư với định mức tiêu
hao nguyên vật liệu của sản phẩm và hao hụt trong định mức nhằm mục đích
kiểm tra hiệu quả sử quản lý và sử dụng vật tư tiết kiệm hay lãng phí .

SV: Mai Thị Hoa

23

Lớp: 27K6.2HN


×