Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề thi học kỳ môn luật lao động các năm đại học luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.62 KB, 24 trang )

Đề thi học kỳ môn Luật Lao động
Lớp: TM 38B – DS 38B – QT 38B
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1: (3 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý?
1 – Chỉ có người sử dụng lao động mới có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao
động đối với người lao động.
2 – Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao
động thời quan hệ lao động chấm dứt.
3 – Khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và người lao động hoàn thành tốt công
việc được giao thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thưởng cho người lao động.
Câu 2: Lý thuyết (3 điểm)
Hãy phân biệt giữa thương lượng tập thể với đối thoại tại nơi làm việc? Ý nghĩa của đối
thoại tại nơi làm việc đối với quan hệ lao động?

Câu 3: Bài tập (4 điểm)
Ngày 01/03/2003 bà Ngô Thị Quy và Công ty TNHH Hymon SG ký hợp đồng lao động
không xác định thời hạn, công việc của bà Quy là công nhân sản xuất, mức lương
1.000.000 đồng/tháng.
Tháng 06/2015 bà Quy nộp đơn xin nghỉ việc, thời gian báo trước từ ngày 03/06/2015,
thời hạn chấm dứt hợp đồng là 18/07/2015.
Trong thời gian báo trước, bà Quy vẫn đi làm đầy đủ, tiền lương của bà từ tháng
01/2015 đến khi chấm dứt quan hệ lao động là 8.200.000 đồng/tháng.


Ngày 18/07/2015 Công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Quy
nhưng không tống đạt quyết định cho bà. Do vậy, bà Q vẫn tiếp tục đi làm tại Công ty
đến ngày 09/08/2015.
Công ty cho rằng bà vẫn muốn tiếp tục làm việc nên yêu cầu bà ký hợp đồng lao động
khác với mức lương 8.500.000 đồng/tháng, bà Q không đồng ý nên Công ty lại ra quyết


định chấm dứt hợp đồng lao động với bà Quy ngày 9/08/2015 với lý do bà Quy tự ý
chấm dứt hợp đồng lao động vi phạm thời hạn báo trước và buộc bà Q phải bồi thường
cho Công ty 45 ngày lương.
Không đồng ý với Quyết định cho thôi việc của Công ty, bà Quy khởi kiện yêu cầu:
1 – Công ty phải trả tiền trợ cấp thôi việc đối với toàn bộ khoảng thời gian bà làm việc
tại Công ty.
2 – Bồi thường thiệt hại do Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật đối với bà.
3 – Bà không yêu cầu Công ty phải nhận bà trở lại làm việc.
Công ty không đồng ý với yêu cầu của bà Quy. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện
hành hãy cho biết:
A – Quyết định chấm dứt quan hệ lao động của Công ty có phù hợp với quy định của
pháp luật không? Vì sao?
B – Xác định các quyền lợi mà bà Quy có thể được hưởng khi chấm dứt quan hệ lao
động?./.
Lớp: Hành chính 38A
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1: (3 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý?
1 – Luật Lao động chỉ điều chỉnh các quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.


2 – Người lao động được đi học bằng kinh phí của người sử dụng lao động, nếu vi
phạm cam kết về thời gian làm việc cho người sử dụng lao động thì phải bồi thường
toàn bộ chi phí đào tạo.
3 – Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước đã được ký kết thì không phải tuân
theo thỏa ước.

Câu 2: Lý thuyết (3 điểm)

Anh chị hãy chứng minh nhận định sau đây: Nội quy lao động là nguồn bổ sung của
luật lao động.
Câu 2: Bài tập (4 điểm)
Chị A làm việc cho công ty X theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày
01/12/2014. Trong hợp đồng có thỏa thuận các khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế của người lao động sẽ do công ty đóng.
Ngày 05/11/2013, Giám đốc công ty và Đại diện ban chấp hành công ty đã ký được
Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn 03 năm, trong đó có các nội dung sau:
1 – Hàng tháng, Công ty sẽ trích từ quỹ lương của công ty và trích từ lương của người
lao động các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh
phí công đoàn theo quy định của pháp luật.
2 – Công ty có quyền yêu cầu Người lao động nghỉ hàng năm vào thời điểm công ty
không sắp xếp được công việc vì những lý do khách quan. Người lao động đi nghỉ hàng
năm trong trường hợp thăm thân nhân: bố, mẹ (cả bên vợ, bên chồng), vợ hoặc chồng,
con thì công ty sẽ thanh toán tiền lương và tiền tàu xe trong những ngày đi đường,
nhưng chỉ được thanh toán 01 lần trong năm.
Hỏi:
A – Anh chị có nhận xét gì về các nội dung của Thỏa ước lao động tập thể nói trên?
B – Sau khi thỏa ước có hiệu lực, thì nội dung về bảo hiểm xã hội trong trường hợp lao
động của chị A được thực hiện như thế nào?./.
Lớp: Hành chính 38B


Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1: (3 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý?
1 – Các bên chỉ có thể giao kết tối đa hai lần hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn 12 tháng.
2 – Trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi

ích.
3 – Chỉ có Ban chấp hành công đoàn cơ sở mới có thể đại diện cho tập thể lao động
trong thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp.
Câu 2: Lý thuyết (3 điểm)
Nguyên tắc bảo vệ người lao động thể hiện như thế nào trong chế định hợp đồng lao
động.
Câu 3: Bài tập (4 điểm)
Ngày 01/06/2007 giữa bà Đoàn Thị Cẩm Thanh và Công ty TNHH MTV DHS (Gọi tắt là
Công ty DHS) do ông Sean Francis Martin là đại diện theo pháp luật đã ký kết hợp
đồng lao động không xác định thời hạn số 09/DHS/2007.

Chức vụ: Quản lý Công ty.
Mức lương: 9.000.000 đồng/tháng, phụ cấp 480.000 đồng/tháng, tiền thưởng cuối năm
là 01 tháng lương. Do trong quá trình làm việc có những mâu thuẫn phát sinh nên ngày
27/11/2014, bà Thanh đã gửi thư điện tử với nội dung: “Tôi thôi việc kể từ ngày hôm
nay, yêu cầu được nhận tất cả các khoản trợ cấp trong những năm làm việc và được
nghỉ việc sớm nhất có thể” do ông Sean thông qua địa chỉ email của ông Sean (thời
điểm này ông Sean đang ở Canada).
Ngày 01/12/2014, bà Thanh gửi thư cho ông Sean thông địa chỉ email của ông Sean,
ngoài ra bà còn gửi trực tiếp tại Công ty và gửi theo đường bưu điện để đề nghị rút đơn
xin thôi việc.


Tuy nhiên, ngày 02/12/2014 khi bà Thanh trở lại Công ty DHS để làm việc thì bà bị bảo
vệ ngăn cản với lý do đã xin thôi việc và Công ty ban hành Quyết định thôi việc ngày
30/11/2014 do bà Võ Thị Thùy Dương ký (theo sự ủy quyền của ông Sean) và gửi đến
bà Thanh. Bà Thanh đã gửi thư đến ông Sean và Công ty để yêu cầu được tiếp tục làm
việc lại nhưng vẫn không được giải quyết.
Theo bà Thanh, việc công ty DHS ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
ngày 30/11/2014 với bà là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Công ty DHS thì cho rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Thanh là sự
thỏa thuận có sự đồng ý của cả hai bên, nên Công ty xác định không đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với và Thanh, đồng thời đã chi trả mọi
quyền lợi vật chất theo quy định của pháp luật cho bà Thanh nên Công ty không đồng ý
bất kỳ yêu cầu nào của bà Thanh.
(Trích Bản án số 636/2014/LĐ-PT ngày 14/05/2014 của Tòa án nhân dân thành phố H)
Hỏi:
A – Hãy đưa ra những lập luận để bảo vệ cho bên nguyên đơn hoặc bị đơn.
B – Theo anh chị tranh chấp trên sẽ được giải quyết như thế nào?

Nhận định đúng sai có đáp án Luật Lao động
1 – Trong mọi trường hợp, khi bị NSDLĐ trả lương không đúng thời hạn theo hợp đồng,
người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
2 – Khi khấu trừ tiền lương của NlĐ, NSDlĐ phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể
lao động tại cơ sở.
3 – Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước không được đình công.
4 – Các bên chỉ có thể giao kết tối đa 2 lần HĐlĐ theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc
nhất định có thời hạn 12 tháng.
5 – Trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
6 – Chỉ có ban chấp hành công đoàn cơ sở mới có thể đại diện cho tập thể người lao
động trong thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp.


7 – Chỉ có NSDlĐ mới có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao
động.
8 – Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao
động thì quan hệ lao động chấm dứt.
9 – Khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và người lao động hoàn thành tốt công
việc được giao thì NSDlĐ bắt buộc phải thưởng cho người lao động.
10 – Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước được ký kết thì không tuân theo

thỏa ước.
11 – Thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8 h/ ngày là thời giờ làm thêm.
12 – Quan hệ lao động cá nhân chỉ có một cơ sở phát sinh duy nhất là hợp đồng lao
động.
13 – Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì phải giao kết hợp đồng
lao động.
14 – Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự
đồng ý của người lao động.
15 – Đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng thì không bắt buộc phải giao kết bàng hình
thức văn bản.
16 – Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.
17 – Khi người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ thì quan hệ lao
động đương nhiên chấm dứt.
18 – Các bên chỉ được giao kết tối đa hai lần đối với hợp đồng lao động xác định thời
hạn.
19 – Số giờ làm thêm không được quá 50 % số giờ làm việc bình thường khi làm thêm
trong ngày nghỉ lễ.
20 – Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
đã xảy ra.
———–o0o———–


ĐÁP ÁN THAM KHẢO
1 – Trong mọi trường hợp, khi bị NSDLĐ trả lương không đúng thời hạn theo hợp đồng,
người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Nhận định Sai.
Vì về nguyên tắc khi người lao động chậm trả lương đã vi phạm nguyên tắc trả lương
cho người lao động. Đồng thời hành vi này cũng là một trong những căn cử để người
lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật cũng có quy định
để bảo vệ người sử dụng lao động trong trường hợp có lý do chậm trả là khách quan

như do thiên tai, hỏa hoạn, lý do bất khả kháng thì pháp luật vẫn cho phép người sử
dụng lao động trả chậm. Vì vậy, trường hợp này, người lao động không có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 96 BllĐ, Khoản 2 Điều 24 NĐ 05.
2 – Khi khấu trừ tiền lương của NlĐ, NSDlĐ phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể
lao động tại cơ sở.
Nhận định Sai.
Pháp luật không đặt ra quy định bắt buộc trường hợp liên quan đến bồi thường cho
NSDlĐ của người lao động phải có sự tham gia của tổ chức người lao động tại cơ sở
cũng như trong các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của công đoàn thì công đoàn
không chịu có quyền hạn trong vấn đề liên quan đến việc khấu trừ lương.
Cơ sở pháp lý: Điều 101, Khoản 1 Điều 188 BllĐ
3 – Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước không được đình công.
Nhận định sai.
Chỉ những doanh nghiệp được liệt kê tại danh mục đơn vị sử dụng lao động không
được đình công theo quy định của pháp luật thì mới thuộc trường hợp không được đình
công, theo đó, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị
trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội.
Cơ sở pháp lý: Điều 3 Nghị định 41/2013, Danh mục đơn vị sử dụng lao động không
được đình công.
4 – Các bên chỉ có thể giao kết tối đa 2 lần HĐlĐ theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc
nhất định có thời hạn 12 tháng.
Nhận định Sai.
Các quy định của luật chỉ giới hạn với hợp đồng lao động xác định thời hạn mới chỉ
được ký thêm 1 lần.


Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 22 BllĐ
5 – Trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Nhận định sai.

Về nguyên tắc các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải theo trình tự thủ tục tại
Điều 201, nghĩa là phải qua thủ tục hòa giải tại hòa giải viên lao động. Chỉ có trường
hợp, với các doanh nghiệp không được đình công, thì có sự khác biệt đó là hòa giải
viên lao động sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ngay từ lúc đầu.
Cơ sở pháp lý: Điều 4, Nghị định 41/2013.
6 – Chỉ có ban chấp hành công đoàn cơ sở mới có thể đại diện cho tập thể người lao
động trong thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp.
Nhận định Sai.
Đối với các doanh nghiệp chưa có ban chấp hành công đoàn cơ sở thì đại diện cho tập
thể người lao động là ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp.
Cơ sở pháp lý: Điểm b, Khoản 1 Điều 69, Khoản 3 Điều 188 BllĐ.
7 – Chỉ có NSDlĐ mới có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao
động.
Nhận định Sai.
Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật người lao động là người giao kết hợp
đông lao động đối với người lao động. Mà có những trường hợp người sử dụng lao
động ủy quyền hợp pháp cho người khác tham gia ký kết thì lúc này chính người được
ủy quyền là người có thể ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động (với hình
thức khiển trách)
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 30, khoản 1 Điều 3 Nghị định 05.
8 – Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao
động thì quan hệ lao động chấm dứt.
Nhận định Sai.
Trong các căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động như hợp đồng đương nhiên chấm dứt,
đơn phương chấm dứt hợp đồng hay một vài trường hợp vô hiệu thì không đề cập đến
trường hợp này. Cũng như chế tài áp dụng cho trường hợp này chỉ là trục xuất người
lao động nước ngoài ra khỏi Việt Nam.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 171 bllđ, Khoản 1 Điều 18 Nghị định 11/2016
9 – Khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và người lao động hoàn thành tốt công
việc được giao thì NSDlĐ bắt buộc phải thưởng cho người lao động.

Nhận định sai.


Việc thưởng là do người lao động quyết định, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc mà
người sử dụng lao động phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 103 bllđ.
10 – Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước được ký kết thì không tuân theo
thỏa ước.
Nhận định Sai.
Sau khi thỏa ước được ký kết và phát sinh hiệu lực thì trở thành yêu cầu bắt buộc đối
với mọi người lao động, kể cả người lao động đã tham gia vào việc ký kết thỏa ước lẫn
người mới vào sau khi thỏa ước đã được ký kết.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 49 bllđ.
11 – Thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8 h/ ngày là thời giờ làm thêm.
Nhận định Sai.
Ngoài thời giờ làm việc bình thường quy định không quá 8 h trong một ngày, thì nếu đối
với trường hợp thời giờ làm việc tính theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không
quá 10 h trong một ngày, hay trường hợp làm công việc nặng nhọc độc hại thì thời giờ
làm việc bình thường không quá 6 giờ trong một ngày. Mà thời giờ làm thêm được xác
định dựa vào thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường nên áp vào trường
hợp trên ta thấy, cần căn cứ vào thời giờ làm việc được quy định trong nội quy hay thỏa
ước ra sao.
Cơ sở pháp lý: Điều 104, Khoản 1 Điều 106 BllĐ 2012.
12 – Quan hệ lao động cá nhân chỉ có một cơ sở phát sinh duy nhất là hợp đồng lao
động.
Nhận định Sai.
Trong trường hợp việc làm tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng thì có thể do các bên thỏa
thuận mà không cần phải lập thành hợp đồng lao động.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 16 BllĐ 2012.

13 – Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì phải giao kết hợp đồng
lao động.
Nhận định Sai.
Pháp luật lao động Việt Nam không đặt ra yêu cầu bắt buộc người lao động nước ngoài
vào làm việc tại Việt Nam phải giao kết hợp đồng lao động. Vì vậy, cũng giống như
người lao động Việt Nam, nếu người lao động nước ngoài cũng làm những công việc
thời có thời hạn dưới 3 tháng thì chỉ cần thỏa thuận bằng lời nói.


Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 16, Điều 169, Điều 170 BllĐ 2012.
14 – Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự
đồng ý của người lao động.
Nhận định Sai.
Về nguyên tắc khi muốn người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải
được sự đồng ý của người lao động. Tuy nhiên trong trường hợp như thực hiện lệnh
tổng động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, hay thực hiện các công việc
nhằm bảo vệ tính mạng con người,… thì người lao động có quyền yêu cầu người sử
dụng lao động làm thêm bất kỳ ngày nào mà người lao động không được từ chối.
Cơ sở pháp lý: Điều 107 bllđ 2012.
15 – Đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng thì không bắt buộc phải giao kết bàng hình
thức văn bản.
Nhận định sai.
Đối với công việc giúp việc gia đình, luật quy định bắt buộc các bên phải giao kết hợp
đồng bằng văn bản, dù thời gian làm việc có dưới 3 tháng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 180 bllđ 2012.
16 – Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.
Nhận định Sai.
Đối với người từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động
mà do người đại diện theo pháp luật trực tiếp tham gia ký kết với người lao động. Vì
vậy trường hợp này, chủ thể giao kết và chủ thể thực hiện là khác nhau.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 164 BllĐ 2012.
17 – Khi người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ thì quan hệ lao
động đương nhiên chấm dứt.
Nhận định Sai.
Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng nếu người sử dụng lao động có nhu cầu
thì có thể thỏa thuận với người lao động có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn theo hợp
đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng mới. Nhưng các điều kiện về hợp đồng và các
quy định liên quan đến quyền lợi của người cao tuổi phải theo quy điịnh của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 166, Điều 167 bllđ 2012
18 – Các bên chỉ được giao kết tối đa hai lần đối với hợp đồng lao động xác định thời
hạn.
Nhận định Sai.


Các quy định của pháp luật lao động chỉ không cho phép các bên giao kết liên tục quá 2
lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn. Nếu trong trường hợp các bên đã
chấm dứt hợp đồng lao động sau đó mới giao kết lại thì có thể trên 2 lần.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 22 bllđ 2012.
19 – Số giờ làm thêm không được quá 50 % số giờ làm việc bình thường khi làm thêm
trong ngày nghỉ lễ.
Nhận định Sai.
Nhận định trên chỉ đúng trong trường hợp người lao động làm thêm trong 1 ngày bình
thường. Còn đối với trường hợp làm thêm trong ngày nghỉ nghỉ lễ thì luật quy định
không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Cơ sở pháp lý: Điểm b, Khoản 1, Điều 4 NĐ 45/2013.
20 – Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
đã xảy ra.
NHẬN ĐỊNH SAI.
Khi người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất thì không phải trường hợp nào
cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra mà tùy vào từng trường hợp, tùy vào

lỗi, mức độ thiệt hại thực tế,… mà sẽ bồi thường một phần, toàn bộ hoặc không phải
bồi thường.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 131, Khoản 2 Điều 130 Đề
thi Luật Lao động khóa 39
Lớp Thương mại 39
Thời gian làm bài: 75 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật lao động
Câu 1 – (5 điểm)
Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý?
1 – Luật lao động không điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng lao đọng và tổ chức
công đoàn cấp trên cơ sở.
2 – Người lao động là công chức nhà nước thì không áp dụng các quy định của Luật
Lao động.


3 – Người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù lễ thì được trả lương như đi làm vào ngày
lễ.
4 – Người sử dụng lao động không được áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với
người lao động nữ trong thời gian mang thai.
5 – Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc chia cổ tức tại
Công ty là tranh chấp lao động cá nhân.

Câu 2 – 5 điểm
Sau khi thử việc 2 tháng. Bà Trần Thị Bé và Công ty TNHH May Tấn Phát (sau đây gọi
tắt là “Công ty” ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng (từ ngày 01/02/2014
đến 31/01/2015). Trong hợp đồng có một số nội dung cơ bản sau: công việc phải làm là
công nhân may, mức lương cơ bản là 4.100.000 đồng/tháng, tiền cơm trưa là 250.000
đồng/tháng, tiền xăng xe là 120.000 đồng/tháng… Bà được tham gia bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kể từ khi ký hợp đồng lao động chính thức. Hết

thời hạn lao động này, bà vẫn tiếp tục làm việc nhưng bà và Công ty không ký hợp
đồng lao động mới.
Vào tháng 8/2016, Công ty thường tổ chức làm thêm vào ban đêm. Do sức khỏe không
được tốt nên bà B không đồng ý đi làm thêm. Để bảo đảm tiến độ sản xuất của bộ phận
may, Công ty đã chuyển bà B sang làm việc tại bộ phận đóng gói thành phẩm 02 tháng.
Ngày 27/8/2016, bà B làm đơn đề nghị Công ty thanh lý hợp đồng với lý do công việc
mới không phù hợp với chuyên môn của bà, nhưng Công ty yêu cầu bà phải thông báo
trước 45 ngày thì mới được nghỉ.
Hỏi:
1 – Thỏa thuận thử việc giữa Công ty và bà Bé có đúng pháp luật không? Tại sao?
2 – Việc bà B không đi làm thêm giờ theo kế hoạch tổ chức làm thêm giờ của Công ty
có đúng pháp luật không? Tại sao?
3 – Việc Công ty điều chuyển bà B sang làm việc ở bộ phận đóng gói thành phẩm 02
tháng có đúng pháp luật không? Tại sao?
4 – Việc Công ty yêu cầu bà B thông báo trước 45 ngày mới được nghỉ việc có đúng
pháp luật không? Tại sao?


5 – Nếu bà Bé làm theo yêu cầu của Công ty là báo trước 45 ngày rồi nghỉ việc thì
Công ty phải trả các chế độ gì cho bà?

Bài tập tình huống Luật Lao động có đáp án năm 2017
Bài tập 1:
Chị H làm việc tại Công ty Phú Thịnh loại hợp đồng có xác định thời hạn, làm công việc
kỹ thuật viên vi tính, địa điểm làm việc tại quận 1 và mức lương được trả là 3.100.000đ
trả vào ngày 30 hàng tháng (tháng, dương lịch) – Tuy nhiên, tiền lương hàng tháng chị
H được lĩnh bị trễ hơn so với thoả thuận trong hợp đồng lao động – Do đó, qua 03
tháng làm việc chị H quyết định gửi đơn xin nghỉ việc và sau 03 ngày làm việc là chị H
đã chấm dứt hợp đồng lao động?
Anh, chị cho biết chị H chấm dứt hợp đồng lao động là đúng hay sai? Vì sao? Căn cứ

các quy định pháp luật giải quyết trường hợp này như thế nào có lợi cho người lao
động.
Trả lời:
1 – Về tiền lương thì Công ty Phú Thịnh trả 3.100.000đ là không phù hợp quy định tại
Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP “Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức
danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy
nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;”
vậy, mức lương Công ty phải trả cho chị H phải là 3.317.000đ
2 – Công ty Phú Thịnh thường trả lương chậm trễ hơn so với hợp đồng lao động mà
hai bên thỏa thuận nên chị H đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chỉ cần báo
trước 03 ngày là đúng quy định pháp luật.
Như vậy, trong trường trên chị H chấm dứt hợp đồng lao động là đúng quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 37 BLLĐ năm 2012 là “Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương
không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;”./.

Bài tập 2:

Anh An đã làm việc tại Công ty Đồng Tiến được 10 năm loại hợp đồng không xác định
thời hạn (từ năm 2005 đến năm 2015 và Công ty tham gia BHTN cho anh từ tháng 01
năm 2009), vào tháng 9 năm 2015 anh An lên trình bày trưởng phòng nhân sự xin nghỉ


việc và đề nghị Công ty chi trả trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc tại Công ty?
Được Trưởng phòng nhân sự thông báo anh An chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp
theo quy định của pháp luật?
Vậy, Anh, chị hãy cho biết Trưởng phòng nhân sự phát biểu chỉ trả trợ cấp thất nghiệp
là đúng hay sai? vì sao? Công ty có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc, mất việc, BHTN
hoặc Công ty trả cho tổng thời gian anh An làm việc? Cụ thể quy định hiện hành giải
quyết trong trường hợp trên?
Trả lời:

Anh Trưởng phòng nhân sự thông báo cho người lao động chỉ hưởng trợ cấp thất
nghiệp là không đúng quy định bởi vì anh An đã có thời gian làm việc tại Công ty từ
năm 2005 đến 2015 anh A mới chấm dứt hợp đồng lao động, trong trường hợp này
Công ty áp dụng Điều 48 BLLĐ năm 2012 trả trợ cấp thôi việc thời gian từ năm 2005
đến ngày 31/12/2008; đồng thời trợ cấp thất nghiệp cho thời gian từ tháng 01/2009 đến
tháng 9/2015 do BHXH chi trả – Như vậy, trong trường hợp trên anh An được hưởng cả
02 chế độ vừa trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp cho tổng thời gian làm việc tại
Công ty./.

Bài tập 3:
Anh P làm việc tại Công ty A theo hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng từ
01/01/2013 đến 31/12/2014 – Đến tháng 02 năm 2014 anh P được bầu làm Chủ tịch
Công đoàn Cơ sở Công ty A, nhiệm kỳ 2014-2016 (cán bộ công đoàn không chuyên
trách) – Ngày 15/12/2014 Công ty A thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao
động với anh P vào thời điểm 31/12/2014, vì thời hạn hợp đồng lao động giữa Công ty
với anh P hết hiệu lực – Anh P đề nghị Công ty gia hạn hợp đồng lao động, nhưng lãnh
đạo công ty không giải quyết?
Theo anh, chị việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với anh P là đúng hay sai?
Nếu đúng, nêu rõ căn cứ pháp lý? Nếu sai, anh P phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của
mình? Khi đó, quyền lợi của anh P là gì?
Trả lời:
+ Việc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn NHH M chấm dứt HĐLĐ với Anh P là sai.
+ Căn cứ pháp lý: Theo Khoản 6 Điều 192 Bộ luật Lao động, Anh P được bầu làm Chủ
tịch Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ năm 2014-2016, là cán bộ công đoàn không chuyên


trách nên HĐLĐ của anh P được kéo dài đến hết nhiệm kỳ (2014 – 2016) theo quy định
tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP
+ Để bảo vệ quyền lợi của mình: anh P có quyền yêu cầu giải quyết Hòa giải viên hoặc
Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân (Điều 201 Bộ luật Lao động) hoặc thực

hiện quyền khiếu nại theo Luật Khiếu nại./.
Đề thi môn luật lao động năm 2017 lớp Hình sự 39A
5/ 5 - (1 votes)
Đề thi môn luật lao động năm 2017 lớp Hình sự 39A trường ĐH luật thành phố Hồ Chí
Minh
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật

Phần câu hỏi nhận định
Những nhận định sau đây đúng hay sai?. Giải thích ngắn gọn tại sao?.
Nhận định số 1
Khi người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, người sử dụng lao
động chỉ được khấu trừ ba tháng tiền lương của người lao động.
Nhận định số 2
Chỉ có hợp đồng lao động mới là cơ sở phát sinh quan hệ lao động.
Nhận định số 3
Các bên chỉ được giao kết tối đa hai lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Nhận định số 4
Người lao động làm việc không đúng thời gian cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề thì
phải hoàn trả chi phí đào tạo.

Phần câu hỏi tự luận
Hãy phân tích các nguyên nhân dẫn đến đình công?. Từ thực trạng đình công hiện nay,
anh chị hãy nêu các biện pháp để phòng ngừa và hạn chế đình công?.

Phần bài tập tình huống
Ngày 01/9/2001, ông Lê Viết Thanh vào làm việc tại Phòng khám GĐ Thành phố Hồ
Chí Minh (gọi tắt là phòng khám) với vị trí điều dưỡng theo hợp đồng lao động xác định
thời hạn đến ngày 31/12/2002.



Ngày 01/01/2003, hai bên ký tiếp hợp đồng lao động thời hạn 12 tháng cũng với vị trí
điều dưỡng. Hết hạn hợp đồng ông Thanh tiếp tục làm việc tại phòng khám đến ngày
01/01/2009 thì ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Ngày 09/10/2016, phòng khám đã thông báo tạm đình chỉ công việc của ông Thanh đến
khi công an điều tra xong, trong thời gian này ông Thanh vẫn được hưởng nguyên
lương, do ông Thanh có hành vi không đúng mực với khách hàng nữ người Nhật.
Phòng khám xét thấy hành động của ông Thanh gây thiệt hại nghiêm trọng đến danh
tiếng của phòng khám trong cộng đồng người Nhật, do đó phòng khám đã thông báo và
chấm dứt hợp đồng lao động với ông Thanh từ ngày 21/01/2017.
Ông Thanh cho rằng phòng khám đã chấm dứt hợp đồng lao động với ông trái pháp
luật.
Do đó, yêu cầu phòng khám phải có nghĩa vụ: Trả lương, phụ cấp trong thời gian không
được làm việc từ tháng 01/2017 đến tháng 05/2017 (tức ngày xét xử sơ thẩm). Bồi
thường hai tháng tiền lương và phụ cấp.
Trả tiền trợ cấp thôi việc từ 01/9/2001 đến 05/2017. Yêu cầu nhận ông Thanh trở lại làm
việc. Nếu không đồng ý thì phải bồi thường thêm 02 tháng lương, phụ cấp.
Đại diện phòng khám xác định việc ông Thanh nghỉ việc là đúng luật nên không chấp
nhận các yêu cầu của ông Thanh.
Ông Thanh đã đi làm việc cho nơi khác từ tháng 01/2017 và nhận lương ở đó nên
phòng khám không đồng ý trả lương thời gian không được làm việc.
Câu hỏi 1
Anh chị hãy tư vấn để ông Thanh bảo vệ quyền lợi của mình?
Câu hỏi 2
Giả sử hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động ngày 01/5/2017, hãy giải quyết
các quyền lợi của ông Thanh.

Đề thi Luật Lao động có đáp án
Lớp: Chất lượng cao 38B
Thời gian làm bài: 75 phút



(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1: (5 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý?
1 – Luật Lao động không điều chỉnh quan hệ giữa tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở và
người sử dụng lao động.
2 – Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên có quyền tham gia vào mọi quan hệ lao
động cá nhân được xác lập và thực hiện tại Việt Nam.
3 – Trong một ngày, người lao động chỉ được làm việc tối đa là 10 tiếng.
4 – Người lao động làm công việc độc hại thì phải được trả phụ cấp độc hại.
5 – Hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích.
Câu 2: Bài tập (5 điểm)
Ngày 01/09/2012 ông Trần Bảo bắt đầu làm việc tại Khách sạn ĐK theo hợp đồng lao
động số 434/2012 với thời hạn 13 tháng kể từ ngày 01/09/2012 đến ngày 30/09/2013.
Sau khi hợp đồng này hết hạn, ông Bảo và khách sạn ký tiếp hợp đồng không xác định
thời hạn số 434/2013. Ngày 14/02/2014, ông Bảo được bổ nhiệm là Trưởng bộ phận lễ
tân.

Ngày 12/02/2015, Ban giám đốc triển khai công tác phục vụ kinh doanh Tết. Do ngày
14/02/2015 là ngày lễ tình nhân trùng vào ngày 01 tết âm lịch, nên Giám đốc yêu cầu
ban giám đốc và các trưởng phòng phải đi làm đầy đủ. Tất cả đều đồng ý, riêng ông
Bảo không đồng ý vì lý do việc gia đình. Giám đốc đã động viên, giải thích và không giải
quyết cho ông Bảo vắng mặt. Nhưng ông Bảo đã bỏ họp, tự ý ra về không xin phép.
Sau đó ông Bảo không quay lại làm việc và cũng không thông báo lý do cho Khách sạn.
Bộ phận an ninh tại Khách sạn đã lập biên bản sự việc.
Ngày 15/03/2015 Khách sạn ĐK có mời ông Bảo đến để giải quyết thủ tục nghỉ việc. Tại
buổi làm việc này, hai bên chỉ giải quyết vấn đề cho ông Bảo nghỉ việc và các vấn đề
liên quan khác nhưng không lập biên bản ghi nhận sự việc. Sau buổi làm việc này, ngày

30/03/2015 ông Bảo đã nộp đơn xin nghỉ việc.


Ngày 06/04/2015, Khách sạn ĐK mời ông Bảo đến để giải quyết đơn xin nghỉ việc của
ông Bảo. Lần mời này ông Bảo không đến nhưng Khách sạn ĐK cũng không lập biên
bản ghi nhận ông Bảo vắng mặt.
Ngày 12/04/2015 Khách sạn có mời ông Bảo đến để xem xét kỷ luật ông Bảo về hành
vi tự ý bỏ việc. Ông Bảo có đến theo giấy mời nhưng các bên không lập biên bản. Tại
buổi làm việc này Khách sạn ĐK chỉ yêu cầu ông Bảo nghỉ việc thì trả lại cho Khách sạn
các khoản tiền còn thiếu là tiền tạm ứng làm thẻ visa và tiền chi phí đào tạo lớp học
CEP, nhưng ông Bảo không đồng ý trả các khoản tiền này nên sự việc chưa được giải
quyết.
Ngày 18/05/2015, Khách sạn tiếp tục gửi giấy mời ông Bảo đến tham dự phiên họp xử
lý kỷ luật vào ngày 24/06/2015. Lần này ông Bảo vắng mặt nên Khách sạn đã tiến hành
xử lý kỷ luật vắng mặt ông Bảo. Tại phiên họp, Giám đốc khách sạn đã ra Quyết định
số 167/2015/QĐKL-ĐK về việc thi hành kỷ luật lao động đối với ông Bảo với hình thức
sa thải vì ông Bảo tự ý bỏ việc quá 05 ngày cộng dồn trong một tháng.
Hỏi:
A – Quyết định bổ nhiệm ông Bảo làm trưởng bộ phận lễ tân có đúng quy định của
pháp luật không? Tại sao?
B – Việc Khách sạn yêu cầu ông Bảo đi làm vào ngày 14/02/2015 (mùng 1 tết âm lịch),
ông Bảo có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh này không? Tại sao?
C – Việc xử lý kỷ luật của Khách sạn đối với ông Bảo là đúng hay sai? Hậu quả của
Quyết định kỷ luật này được giải quyết như thế nào?
D – Nếu không đồng ý với quyết định sai thải, ông Bảo có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức
nào giải quyết tranh chấp trên?./.
com sưu tầm, thân gửi bạn đọc tham khảo:

Đề thi Luật Lao động có đáp án
Lớp: Quốc tế 37

Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)


Câu 1: (3 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý?
1 – Quan hệ giữa người cai thầu và người lao động là quan hệ phát sinh trên cơ sở
hợp đồng lao động.
2 – Khi người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ thì quan hệ lao
động đương nhiên chấm dứt.
3 – Các bên chỉ được giao kết tối đa hai lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Câu 2: Lý thuyết (3 điểm)
Phương pháp mệnh lệnh được biểu hiện như thế nào trong Luật Lao động? Phân biệt
giữa phương pháp mệnh lệnh được sử dụng trong Luật Lao động đối với phương pháp
mệnh lệnh được sử dụng trong Luật Hành chính.

Câu 3: Bài tập (5 điểm)
Ngày 01/05/2013 ông Trần Hoàng Dũng và Công ty Trí Thức ký hợp đồng thử việc với
công việc là lái xe 16 chỗ để đưa rước học sinh, thời hạn hợp đồng là 01 tháng, mức
lương thử việc là 3.000.000 đồng/tháng. Sau 01 tháng thử việc, ông Dũng ký hợp đồng
lao động có thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01/06/2013, mức lương là 3.500.000
đồng/tháng. Ngày 01/06/2014 hai bên tiếp tục ký hợp đồng không xác định thời hạn,
mức lương là 3.800.000 đồng/tháng. Kể từ ngày 01/09/2014 ông Dũng được nâng
lương chính lên 4.000.000 đồng/tháng.
Ngày 22/09/2014 Giám đốc Công ty Trí Thức có mời ông Dũng lên và thông báo chấm
dứt hợp đồng lao động với ông kể từ ngày 10/10/2014 với lý do cần điều chỉnh lại nhân
sự tài xế, đồng thời đưa ra một biên bản đánh máy sẵn rồi đề nghị ông Dũng ký tên vào
biên bản đó. Trong biên bản ký tên có ghi là ông Dũng nhất trí thôi việc. Ông Dũng ký
tên vào biên bản theo yêu cầu nhưng thực tế ông Dũng không muốn nghỉ việc tại Công
ty.

Ngày 30/09/2014, Phòng nhân sự Công ty Trí Thức có mời ông Dũng lên và giao cho
ông Dũng một Quyết định số 05/07-12/QĐNS-PKT ngày 30/09/2014 của Công ty Trí
Thức về việc chấm dứt hợp đồng lao động với ông Dũng kể từ ngày 10/10/2014. Ông
Dũng cho rằng ông chưa làm đơn xin thôi việc và ông cũng không muốn nghỉ việc. Do
đó, Công ty Trí Thức chấm dứt hợp đồng lao động với ông là trái pháp luật. Nay ông


yêu cầu Công ty phải hủy bỏ Quyết định số 05/07-12/QĐNS-PKT ngày 30/09/2014,
nhận ông trở lại làm việc và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Hỏi:
1 – Yêu cầu của ông Dũng có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
2 – Theo anh chị tranh chấp trên được giải quyết như thế nào?./.

Đề thi 2015 môn Luật Lao động
Lớp: TM 38A – DS 38A – QT 38A
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1: (3 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý?
1 – Thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8 giờ/ngày được tính là thời gian
làm thêm.
2 – Quan hệ lao động cá nhân chỉ có một cơ sở phát sinh duy nhất là hợp đồng lao
động.
3 – Hội đồng trọng tài lao động chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích.
Câu 2: Lý thuyết (3 điểm)

Hãy phân tích thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động của doanh nghiệp? Ý
nghĩa của việc ký kết thỏa ước lao động tập thể và ban hành nội quy lao động?
Câu 3: Bài tập (4 điểm)

Ngày 01/04/2015 bà Thủy vào làm việc tại Công ty Khương Nam tại bộ phận nhân sự,
thời gian thử việc là 02 tháng. Sau hai tháng thử việc, bà Thủy được Công ty Khang


Nam nhận vào làm việc chính thức với chức vụ là nhân viên nhân sự, hợp đồng lao
động là 12 tháng (kể từ ngày 01/06/2015 đến ngày 31/05/2016) với mức lương chính là
2.200.000 đồng x 2.34 = 5.148.000 đồng/tháng, khoản tiền lương ngoài lương chính là
2.500.000 đồng/tháng.
Tổng cộng mỗi tháng bà Thủy được lĩnh là 7.648.000 đồng.
Sau khi ký hợp đồng lao động, do kỹ năng sử dụng vi tính văn phòng quá kém nên
công ty Khang Nam đã ra quyết định số 10/15/QĐTV-KN để cho thôi việc đối với bà
Thủy kể từ ngày 27/07/2015. Bà Thủy sẽ được Công ty trợ cấp một tháng lương người
lương thực tế bà Thủy nhận được cho thời gian làm việc tại Công ty.
Trên thực tế ngày 31/07/2015 bà Thủy đã ký nhận số tiền trên (tương ứng hai tháng
lương). Sau đó, bà Thủy nhận thấy quyết định cho thôi việc của Công ty là trái pháp luật
nên khởi kiện yêu cầu Công ty phải trả cho bà tiền lương tương ứng với những ngày
không được làm việc từ ngày 27/07/2015 đến 10/12/2015.
Hỏi:
1 – Yêu cầu của bà Thủy có được chấp nhận không? Xác định cụ thể quyền lợi mà
người lao động có thể được hưởng?
2 – Giả sử công ty có căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1
Điều 38 BLLĐ. Giữa bà Thủy và công ty thỏa thuận rằng bà Thủy sẽ được công ty trả
tiền thay cho việc báo trước thì thỏa thuận đó có được chấp nhận không? Tại sao?./.

Đề thi có lời giải môn Luật Lao động
Lớp: Chất lượng cao 38D
Thời gian làm bài: 75 phút
(Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi)
Câu 1: (5 điểm)
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn và nêu rõ cơ sở pháp lý?

1 – Quan hệ giữa nhân viên và trưởng phòng tại một doanh nghiệp là quan hệ lao động
cá nhân do luật lao động điều chỉnh.


2 – Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc thì phải giao kết hợp đồng lao
động.
3 – Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động.làm thêm giờ khi có sự
đồng ý của người lao động.
4 – Người lao động đi làm vào ngày lễ thì được trả ít nhất 400% lương.
5 – Tranh chấp về việc toàn bộ công nhân của một phân xưởng yêu cầu Giám đốc công
ty hủy bỏ quyết định sa thải đối với Phân xưởng trưởng là tranh chấp lao động tập thể.
Câu 2: Bài tập (5 điểm)

Ông Nguyễn Thành được Công ty LA tuyển vào làm nhân viên kế toán từ ngày
01/04/2012 với thời gian thử việc 01 tháng. Hết thời gian thử việc, Công ty chính thức
ký hợp đồng lao động với ông từ ngày 01/05/2012, thời hạn 1 năm. Đến ngày
01/05/2013 ông được tái ký hợp đồng lao động với thời hạn 01 năm. Ngày 12/04/2014
Công ty ra quyết định bổ nhiệm và bố trí ông làm Phó phòng tài chính kế toán của Công
ty.
Ngày 30/03/2015 Công ty ra quyết định số 105/QĐ-LV thanh lý hợp đồng lao động đối
với 89 nhân viên (trong đó có ông Thanh) kể từ ngày 01/05/2015 với lý do tái cơ cấu
doanh nghiệp. Thực tế, Công ty đã sáp nhập phòng tài chính kế toán và Phòng hành
chính tổng hợp, đồng thời sắp xếp lại nhân sự ở một số phòng ban khác dẫn đến dôi
dư 89 nhân viên. Vì Công ty chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở nên công ty
không thực hiện được phương án sử dụng lao động mà thay vào đó, công ty đã triệu
tập toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty để giải đáp mọi thắc mắc liên quan
đến quyết định số 105/ADD-LV. Ngày 11/04/2015 Công ty ra quyết định số 206-3/QĐ-LV
chấm dứt hợp đồng lao động với ông Thanh và những người lao động dôi dư kể từ
ngày 01/05/2015.
Ông Thanh cho rằng Công ty đã cho ông thôi việc không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục

luật định. Ngày 15/11/2015. Ông làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết buộc Công ty nhận
ông trở lại làm việc, bồi thường lương những ngày ông không được làm việc từ ngày
01/05/2015 cho đến khi Công ty nhận ông trở lại làm việc cộng với 02 tháng lương theo
quy định của pháp luật.
1 – Theo bạn, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không? Tại sao?
2 – Nếu là thẩm phán được phân công giải quyết tranh chấp trên, bạn sẽ giải quyết các
yêu cầu của ông Thanh như thế nào?


3 – Bạn có nhận xét gì về các quy định của pháp luật lao động được áp dụng để giải
quyết tranh chấp trên./.
Lớp CLC 39B
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1 – 3 điểm
Công ty Y có trụ sở tại TPHCM và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hãy
cho biết các nhận định sau đây liên quan đến các quan hệ lao động tại Công ty này là
đúng hay sai? Vì sao
1 – Bên cạnh hợp đồng lao động, Công ty Y có thể được sử dụng người lao động nước
ngoài làm việc tại Việt Nam theo nhiều hình thức khác.
2 – Công ty Y không thể điều chuyển người lao động nữ sang làm công việc khác nếu
chưa lấy ý kiến của tổ chức công đoàn.
3 – Tranh chấp về việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa 11 người lao động với Công
ty Y có thể được giải quyết bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện.
4 – Người lao động làm việc theo ca từ 14 giờ đến 22 giờ được nghỉ giữa ca ít nhất là
30 phút và nghỉ giải lao ít nhất là 05 phút.
Câu 2 – 1.5 điểm
Sinh viên không được viết quá 400 từ

Hãy đưa ra những luận điểm để làm sáng tỏ nhận định: “Nhà nước cần phải sửa đổi

các quy định pháp luật về các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ và thẩm
quyền xử lý hợp đồng lao động vô hiệu trong Bộ luật Lao động năm 2012”.
Câu 3 – 5 điểm
Ngày 01/7/2013, ông Kha làm việc tại công ty Taicera Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh với hợp đồng lao động được ký kết là 6 tháng. Sau đó, liên tiếp ký 3 hợp đồng,
thời hạn mỗi hợp đồng là 01 năm. Hợp đồng sau cùng được ký vào ngày 01/01/2016


đến ngày 31/12/2016, công việc là nhân viên bảo vệ, mức lương chính là 3.073.800
đồng/ tháng và tiền cơm mỗi ngày đi làm là 14.000 đồng.
Ngày 12/5/2016, trong giữa ca trực, người quản lý của Chi nhánh Công ty theo lệnh
của Giám đốc chi nhánh yêu cầu ông Kha bàn giao ca trực và cùng ngày ông Kha nhận
được quyết định điều động số 40D6.003 sang làm việc tại kho của Chi nhánh tại
TP.HCM với công việc là bốc xếp kho. Ông Kha không đồng ý với quyết định điều động
trên và đã viết đơn đến các cơ quan chức năng. Ngày 23/5/2016, công ty Taicera Chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định sa thải số 01/CV-06 ngày 23/5/2016 sa
thải ông Kha với lý do “Không thực hiện điều động, tự ý bỏ việc kể từ ngày 13/5/2016
đến ngày 23/5/2016”. Tháng 01/2017, tranh chấp giữa các bên sẽ được giải quyết bởi
Tòa án.
1 – Quan điểm của bạn về việc giao kết các hợp đồng lao động nêu trên?
2 – Lý do mà công ty Taicera Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra để sa thải ông
Kha là đúng hay trái pháp luật?
3 – Các yêu cầu sau đây của ông Kha được giải quyết như thế nào nếu việc sa thải trái
pháp luật:
Nhận ông trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã ký ngày 01/01/2016;
Trả tiền lương của những ngày không được làm việc kể từ ngày 12/5/2016 đến khi
được nhận lại làm việc và tiền thưởng các ngày lễ tết (2/9/2016, 01/01/2017).
Tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày của các ngày 29/4/2016 (4 giờ) và 30/4/2016 (8
giờ). Theo bản chấm công của Công ty, tháng 4/2016 ông đi làm đủ 26 ngày theo quy
định.




×