Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề 2 LAN THPT Văn Lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.01 KB, 8 trang )

SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG TH, THCS, THPT VĂN LANG
(Đề thi có 04 trang)

KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh…………………………………….
Số báo danh……………………………………….

Mã đề thi 02

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; Na = 23; Mg = 24;Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64;
Zn = 65; Ba = 137
Câu 1: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là
A. Tính khử
B. Tính oxi hóa
C. Tính khử và oxi hóa
D. Tính lưỡng tính
Câu 2: Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được dùng làm dây tóc bóng đèn?
A. Cu
B. Au
C. Fe
D. W
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm như hình sau:
Các tinh thể màu đỏ ở đáy bình là:
Kính đậy
A. FeCl3
B. FeCl2


C. Fe2O3
Khí Cl2
Dây sắt
D. Fe3O4

Câu 4: Vị trí của nguyên tử M (Z = 26) trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB.
D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 5: Điện phân nóng chảy muối clorua của kim loại M. Ở catot thu được 7,2 gam kim loại và 6,72 lít
khí (đktc). Muối clorua đó là
A. CaCl2.
B. MgCl2.
C. NaCl.
D. KCl.
Câu 6: Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta
dùng dung dịch
A. AgNO3.
B. Cu(NO3)2.
C. FeCl3..
D. FeCl2.
Câu 7: Cho 5 mẫu bột kim loại Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ có dung dịch H 2SO4 (không được dùng
thêm chất nào khác, kể cả quì tím và nước nguyên chất), có thể nhận biết dược mấy kim loại?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị
của V là

A. 2,24.
B. 3,36.
C. 4,48.
D. 5,60
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí
X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là
A. 17,28.
B. 21,60.
C. 19,44.
D. 18,90.
+
2+
2+
Câu 10: Đun sôi nước chứa 0,01 mol Na ; 0,02 mol Ca ; 0,01 mol Mg ; 0,05 mol HCO3–; 0,02 mol Cl–
ta được nước cứng
A. tạm thời.
B. vĩnh cửu.
C. toàn phần.
D. nước mềm.
Câu 11: M là kim loại hoá trị II. Lấy 2 lá kim loại M có khối lượng bằng nhau. Nhúng lá (1) vào dung
dịch Pb(NO3)2, lá (2) vào dung dịch Cu(NO3)2 đến khi thấy số mol Pb(NO3)2 và Cu(NO3)2 trong hai dung
dịch giảm như nhau thì nhấc ra. Kết quả về khối lượng : lá (1) tăng 19%; lá (2) giảm 9,6% so với ban
đầu. M là
A. Cd.
B. Mg.
C. Zn .
D. Cu.
Câu 12: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO 4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
Trang 1/4 - Mã đề thi 02



A. 3,84.
B. 2,32.
C. 1,68.
D. 0,64.
Câu 13: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.
C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh
Câu 14: Chia 11,12 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại R (hoá trị không đổi) thành hai phần bằng nhau. Phần
1 cho vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch và 3,136 lít H 2.
Phần 2 cho vào dung dịch HNO3 loãng, dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít khí NO
(sản phẩm khử duy nhất). Các thể tích khí đo ở đktc. Xác định kim loại R?
A. Mg
B. Cu
C. Al
D. Zn
Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm FeCO 3, FeS2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được
dung dịch Y (chứa Fe(NO3)3; H2SO4) và 22,4 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí trong đó có một khí màu nâu
đỏ (đktc). Pha loãng dung dịch Y bằng nước cất để thu được 2 lít dung dịch có pH = 1. Dung dịch Y hoà
tan tối đa m gam Fe, giá trị m gần nhất với:
A. 6,0 gam
B. 8,0 gam
C. 7,84 gam
D. 6,72 gam
Câu 16: Oxit nào sau đây là lưỡng tính?
A. Cr2O3
B. CrO3

C. Fe2O3
D. CrO
Câu 17: Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4,
Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại oxi hoá- khử là
A. 5.
B. 8.
C. 6.
D. 7.
Câu 18: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ?
A. Dùng fomon, nước đá
B. Dùng phân đạm, nước đá
C. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.
D. Dùng nước đá khô, fomon
Câu 19: Có 6 lọ hoá chất bị mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: NaCl, NaHCO 3,
Na2CO3, NaHSO4, NaOH, BaCl2. Chỉ được dùng thêm thuốc thử là quỳ tím, các dụng cụ cần thiết có đủ,
có thể nhận biết được tối đa mấy chất?
A. 4 chất
B. 3 chất
C. 5 chất
D. 6 chất.
Câu 20: Có 5 dd đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl 3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng
một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dd
A. BaCl2.
B. NH3.
C. NaOH.
D. HCl.
Câu 21: Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k),
(4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r), (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá
kim loại là:
A. 1, 4, 5

B. 2, 3, 4
C. 1, 3, 6
D. 2, 5, 6
Câu 22: Hòa tan hỗn hợp rắn (gồm Zn, FeCO 3, Ag) bằng dd HNO3 (loãng, dư) thu được hỗn hợp khí A
gồm 2 khí không màu có tỉ khối so với hiđro là 19,2 và dung dịch B. Cho B phản ứng với dung dịch
NaOH dư, lọc kết tủa tạo thành và nung đến khối lượng không đổi được 2,82 gam chất rắn. Biết rằng
mỗi chất trong hỗn hợp chỉ khử HNO3 tạo thành một chất. Biết trong hỗn hợp số mol Zn bằng số mol
FeCO3. Khối lượng Zn, FeCO3, Ag trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 0,975 gam; 1,74 gam; 1,62 gam
B. 1,74 gam; 1,62 gam; 0,975 gam
C. 1,62 gam; 1,74 gam; 0,975 gam
D. 1,62 gam; 0,975 gam; 1,74 gam
Câu 23: Metylfomat công thức là
A. CH3CH2OH
B. CH3COOH
C. HCOOCH3 D. CH3CHO
Câu 24: Để thủy phân hoàn toàn m gam este đơn chức X cần dùng vừa hết 200 ml dung dịch NaOH
0,25M, sau phản ứng thu được 2,3 gam ancol và 3,4 gam muối. Công thức của X là
A. CH3COOCH3
B. HCOOCH3
C. CH3COOC2H5
D. HCOOC2H5
Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH thu được 1,96
gam một muối và 1,02 gam hỗn hợp 2 anđehit no, đồng đẳng kế tiếp. Cho lượng 2 anđehit này tác dụng
hết với Ag2O trong dung dịch NH3 thì thu được 4,32 gam Ag. Công thức của 2 este trong X là
A. CH3-COO-CH=CH-CH3 và CH3-COO-CH=CH-CH2-CH3
Trang 2/4 - Mã đề thi 02


B. CH3-COO-CH=CH2 và CH3-COO-CH=CH-CH3

C. H-COO-CH=CH-CH3 và H-COO-CH=CH-CH2-CH3
D. H-COO-CH=CH2 và H-COO-CH=CH-CH3
Câu 26: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H6O4. Thuỷ phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu
được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. HOOC–COO–CH2–CH = CH2.
B. HOOC–CH2–COO–CH = CH2.
C. HOOC–CH = CH–OOC–CH3.
D. HOOC–CH2–CH = CH–OOCH.
Câu 27: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng
vừa đủ 3,976 lít O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO 2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH thu
được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
A. C3H6O2 và C4H8O2
B. C2H4O2 và C3H6O2
C. C2H4O2 và C5H10O2
D. C3H4O2 và C4H6O2
Câu 28: Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch để cơ
thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền là
A. saccarozơ.
B. amin.
C. glucozơ.
D. amino axit
Câu 29: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất toàn bộ quá trình là 75%. Hấp thụ
toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trên vào dung dịch nước vôi trong, thu được 30,0 gam kết
tủa và dung dịch X. Biết dung dịch X có khối lượng giảm 12,4 gam so với dung dịch nước vôi trong ban
đầu. Giá trị của m là
A. 48,0.
B. 24,3.
C. 43,2.
D. 27,0.
Câu 30: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

A. Lòng trắng trứng
B. Metyl fomat
C. Glucozơ
D. Tinh bột
Câu 31: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta dùng thuốc thử
nào sau đây?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH. C. dung dịch quì tím
D. dung dịch Ca(OH)2
Câu 32: Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200 ml dung
dịch HCl x mol/lít, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5.
B. 1,5.
C. 2,0.
D. 1,0.
Câu 33: Cho các chất: CH3NH2, C6H5NH2 (anilin), NH3, CH3NHCH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong
dãy trên là
A. CH3NH2
B. NH3
C. CH3NHCH3
D. C6H5NH2
Câu 34: Thủy phân hoàn toàn một tripeptit M thu được hai aminoaxit X và Y ( đều no, mạch hở, phân
tử đều chứa một nhóm -NH2 và một nhóm –COOH và Y nhiều hơn hơn X một nguyên tử C). Đốt cháy
toàn bộ lượng X, Y ở trên cần dùng vừa đủ 1,848 lit O 2 (đktc), sinh ra 1,586 lít CO 2 (đktc), a gam H2O
và b mol N2. Giá trị của m, a, b là
A. 2,03; 1,53; 0,015
B. 1,53; 2,03; 0,015
C. 2,03; 0,015; 1,53 D. 1,35; 2,03; 0,015
Câu 35: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Tơ visco.

B. Tơ nitron.
C. Tơ nilon–6,6.
D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 36: Cho 20,8 gam A gồm 2 chất hữu cơ đơn chức X và Y. Cho ½ lượng A tác dụng vừa đủ với 150
ml dung dịch NaOH 1M thu được 12,3 gam 1 muối và ancol B. Cho B tác dụng với Na dư thu được 0,56
lít khí (đktc). CTPT của X và Y là
A. HCOOH và HCOOCH3
B. CH3COOH và CH3COOC2H5
C. CH3COOH và CH3COOCH3
D. HCOOH và HCOOC2H5
Câu 37: Nhóm các chất nào sau đều tác dụng với Cu(OH)2:
A. axit axetic, ancol etylic, glucozơ, saccarozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic
B. axit axetic, etylen glicol, saccarozơ, mantozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol
C. glixerol, glucozơ, mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, phenol
D. glixerol, glucozơ, saccarozơ, phenol
Câu 38: Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. tinh bột.
B. etyl axetat.
C. Gly–Ala.
D. glucozơ.
Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Trang 3/4 - Mã đề thi 02


A. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, người ta thường dùng giấm ăn.
B. Trong môi trường axit, fructozơ chuyển thành glucozơ.
C. Tripeptit Ala–Gly–Ala tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch màu tím.
D. Dung dịch anilin không làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Câu 40: Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ
trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây ?

A. Na2O2 rắn.
B. NaOH rắn.
C. KClO3 rắn.
D. Than hoạt tính.
--- HẾT --Học sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm

Trang 4/4 - Mã đề thi 02


Câu 1
A
Câu 11
A
Câu 21
A
Câu 31
C

Câu 2
D
Câu 12
B
Câu 22
A
Câu 32
D

Câu 3
A
Câu 13

B
Câu 23
C
Câu 33
C

Câu 4
A
Câu 14
C
Câu 24
D
Câu 34
A

ĐÁP ÁN – ĐỀ 2
Câu 5
Câu 6
B
C
Câu 15 Câu 16
C
B
Câu 25 Câu 26
B
A
Câu 35 Câu 36
C
B


Câu 7
D
Câu 17
D
Câu 27
A
Câu 37
B

Câu 8
A
Câu 18
C
Câu 28
C
Câu 38
D

Câu 9
B
Câu 19
D
Câu 29
C
Câu 39
B

Câu 10
B
Câu 20

C
Câu 30
A
Câu 40
D

ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Câu 1: Chọn A
Câu 2: Chọn D
Câu 3: Chọn A
Câu 4: Chọn A
Câu 5: Chọn B
Câu 6: Chọn C
Câu 7: Chọn D
Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4, Ba phản ứng vừa có khi H2 thoát ra, vừa có kết tủa
Ba phản ứng với nước có trong dung dịch H2SO4 cho Ba(OH)2
Lọc lấy dung dịch Ba(OH)2 cho vào các dung dịch muối để nhận ra các kim loại Mg, Fe, Al
Câu 8: Chọn A
Mg + H2SO4 -> MgSO4 + H2
=> nH2 = nMg = 0,1 mol
=> VH2 = 2,24 lit
Câu 9: Chọn B
-Bảo toàn e
-Kim loại phản ứng với HNO 3 tạo sản phẩm khử thì áp dụng :
Công thức : ne = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3
Có : MX = 36g , nX = 0,24 mol => nN2 = nN2O = 0,12 mol
Al sẽ chuyển hết thành Al(NO 3)3 => nAl(NO3)3 = nAl = m/27 (mol)
=> mAl(NO3)3 = 7,89m < 8m => có NH4NO3 => nNH4NO3 = m/720 (mol)
Bảo toàn e : 3nAl = 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3
=> 3.m/27 = 8.0,12 + 10.0,12 + 8.m/720

=> m = 21,6g
Câu 10: Chọn B
Câu 11: Chọn A
Câu 12: Chọn B
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
nFe = 0,04 mol ; nCuSO4 = 0,01 mol
=> chất rắn gồm : 0,01 mol Cu và 0,03 mol Fe
=> m = 2,32g
Câu 13: Chọn B
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.
C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh
Câu 14: Chọn C
Mỗi phần có khối lượng 5,56 gam; gọi trong mỗi phần có chứa x mol Fe và y mol kim loại R
Phần 1:
Fe + 2HCl 
→ FeCl2 + H2
x (mol)




(1)

x
Trang 5/4 - Mã đề thi 02



R + nHCl 
→ RCln +

n
H2
2

y 


n
.y
2

(2)

n
nH 2 = 0,14 (mol) => x + . y = 0,14 (I)
2
Phần 2:
Fe + 4HNO3 
→ Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
x 


(3)

x

3R + 4nHNO3 

→ 3R(NO3)n + nNO +2nH2O

(4)

n
.y
3

y 


n
.y = 0,12 (II)
3
0,12
Giải hệ phương trình (I), (II) ta có: x = 0,08 (mol); y =
n
nNO = 0,12 (mol) => x +

Theo khối lượng hỗn hợp ban đầu ta có: 56.x + MR.y = 5,56
 MR = 9.n; n là hoá trị
n = 1 => MR = 9
n = 2 => MR = 18
n = 3 => MR = 27 => Kim loại R là Al; n = 3
Câu 15: Chọn C
FeCO3 + 4HNO3 
→ Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2H2O (1)
0,125

0,125


0,125 0,125

FeS2 + 18HNO3 
→ Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O (2)
0,05
0,05
0,1
0,75
+
Vì pH = 1=> [H ] = 0,1=> nH + = 0, 2mol ⇒ nH 2 SO4 = 0,1mol
Theo (2) có: nNO2 = 0, 75mol ⇒ nFeS2 = 0, 05mol
Gọi nFeCO3 = x = nCO2 = nNO2 ( 2) => ∑ nZ = 2 x + 0, 75 = 1 ⇒ x = 0,125mol
Dung dịch Y gồm: Fe(NO3)3: 0,175 mol ; H2SO4: 0,1 mol
hay dung dịch Y có chứa: Fe3+ : 0,175 mol; NO3-: 0,525mol; H+ :0,2 mol.
Y hoà tan tối đa m gam Fe khi đó dung dịch thu được muối Fe2+, xảy ra các phản ứng sau:


Fe + 4H+ + 2 NO3 
→ Fe2+ + 2NO2 + 2H2O
0,05 ¬
0,2 → 0,1
3+
2+
Fe + 2Fe 
→ 3Fe
0,0875 ¬ 0,175 mol




nFe = 0,1375 mol => mFe = 7,7 gam
→ Đáp án C

Câu 16: Chọn B.
Câu 17: Chọn D
Câu 18: Chọn C
Câu 19: Chọn D
Trang 6/4 - Mã đề thi 02


- Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch:
+ Quỳ tím không đổi màu là : NaCl, BaCl2 (nhóm I)
+ Quỳ tím chuyển thành xanh là: NaHCO3, NaOH, Na2CO3 (nhóm II)
+ Quỳ tím chuyển màu đỏ là NaHSO4
- Dùng NaHSO4 cho vào các chất ở nhóm I.
+ Trường hợp nào có kết tủa trắng là BaCl2:
NaHSO4 + BaCl2 → BaSO4 + HCl + NaCl.
+ Chất còn lại ở nhóm I là NaCl
- Dùng BaCl2 cho vào các chất ở nhóm (II).
+Chất p/ư tạo kết tủa trắng là Na2CO3
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
+Còn hai chất: NaHCO3, NaOH (nhóm III)
- Dùng NaHSO4 nhận được ở trên cho vào các chất ở nhóm III
+ Trường hợp có khí thoát ra là NaHCO3,
NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
+Trường hợp không thấy hiện tượng gì là NaOH
Câu 20: Chọn C
Câu 21: Chọn A
Câu 22: Chọn A
Trong hai khí có CO2 = 44 đvC. Vì M A = 38,4 < MCO2 , khí còn lại có M < 38,4 đvC là NO hoặc N2

(khí không màu)
+ Do Ag là kim loại khử yếu nên không thể khử HNO3 xuống sản phẩm ứng với số oxi hóa thấp như
nitơ, amoni nitrat nên khí còn lại chỉ có thể là NO.
+ Vì mỗi chất trong hh chỉ khử HNO3 đến một chất khử nhất định nên Zn sẽ khử HNO3 xuống NO hoặc
NH4NO3.
Gọi x là số mol Zn  số mol FeCO3 = x, gọi là số mol Ag= y.
* Nếu chỉ có Zn cũng khử HNO3 tạo ra khí NO thì ta có:
3Zn + 8HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
mol: x
2x/3
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
mol: y
y/3
3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 3CO2 + NO + 5H2O
mol:
x
x
x/3
3x + y
 Khí tạo thành có: x mol CO2 và
mol NO .
3
+ Vì hh khí có tỉ khối so với hiđro là 19,2 nên số mol CO2 = 1,5.nNO
3x + y
 x = 1,5.
 y = -x (loại)
3
 sản phẩm khử phải có NH4NO3 là sp khử ứng với Zn do đó ta có:
4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
mol: x

x
x/4
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
mol: y
y
y/3
3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 3CO2 + NO + 5H2O
mol:
x
x
x
x/3
x+y
 khí tạo thành có x mol CO2 và
mol NO. Vì số mol CO2 = 1,5. nNO
3
x=y
+ Khi B + NaOH dư và nung thì chất rắn chỉ có:
NaOH
t0
Fe(NO3)3 
→ Fe(OH)3 
→ 0,5 Fe2O3
NaOH
t0
AgNO3 
→ 0,5Ag2O 
→ Ag
0,5x mol Fe2O3 + y mol Ag. Vì x = y nên ta có:
80x + 108x = 2,82  x = 0,015 mol.

Trang 7/4 - Mã đề thi 02


Vậy cả 3 chất trong hh đã cho đều có số mol là 0,015 mol.
Do đó: mZn = 0,975 gam; mFeCO3 = 1,74 gam và mAg = 1,62 gam.
→ Đáp án A
Câu 23: Chọn C
Câu 24: Chọn D
Vì phản ứng vừa đủ => nNaOH = nancol = nmuối = 0,05 mol
=> Mancol = 46g => C2H5OH
Và Mmuối = 68g => HCOONa
Vậy este là HCOOC2H5
Câu 25: Chọn B
Câu 26: Chọn A
Câu 27: Chọn A
Câu 28: Chọn C
Câu 29: Chọn C
Câu 30: Chọn A
Câu 31: Chọn C
Câu 32: Chọn D
Tổng quát : R-N + HCl -> RNHCl
Bảo toàn khối lượng : mamin + mHCl = mmuối
=> nHCl = 0,2 mol
=> x = 1M
Câu 33: Chọn C
Câu 34: Chọn A
Câu 35: Chọn C
Câu 36: Chọn B
Câu 37: Chọn B
Câu 38: Chọn D

Câu 39: Chọn B
Câu 40: Chọn D

Trang 8/4 - Mã đề thi 02



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×