Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kiểm tra toán tiếng việt học kì hai lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.77 KB, 11 trang )

Họ và tên:…………………………………………………..
Lớp
:…………… Trường:……………………………………………………………

Kiểm tra
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Hãy khoanh vào mỗi chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết vào chỗ chấm kết
quả chính xác nhất trong mỗi yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Số "Hai trăm tám mươi mốt nghìn bảy trăm tám mươi" được viết là:
A. 281 870

B. 281 780

C. 218 780

D. 128 780

Câu 2. Rút gọn phân số 12/28 ta được kết quả là:

Câu 3. Phép chia 43 659 : 63 có thương là:
A. 596

B. 639

C. 693

D. 722

Câu 4. Số thích hợp lần lượt điền vào chỗ chấm của 73 038 g = ....kg.....g là:
A. 73; 38


B. 7; 3038

C. 73; 83

D. 7303; 8

Câu 5: Trong khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào dài nhất:
A. 85 phút

B. 2 giờ 5 phút

C. 1 giờ 5 phút

D. 128 phút

Câu 6. Nửa chu vi của một hình chữ nhật là 24 cm. Nếu chiều dài là 15 cm thì diện
tích của hình chữ nhật là:
A. 24 cm2

B. 126 cm2

C. 135 cm2

D.720 cm2

Câu 7. Viết tiếp vào chỗ chấm để có câu trả lời đúng nhất:
Để lát nền một phòng học hình chữ nhật, người ta dùng loại gạch men hình vuông
có cạnh 20 cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín phòng học đó, biết rằng nền
phòng học có chiều rộng 5m, chiều dài 8m và phần mạch vữa không đáng kể?
Trả lời: Người ta phải dùng ...........viên gạch để lát kín phòng học trên.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 8. (1 điểm)


Một trường học có tất cả 405 học sinh. Biết số học sinh nữ của trường đó bằng 2/3
số học sinh nam. Tính số học sinh nữ, số học sinh nam của trường học đó?
Bài giải
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
..............................................................................................................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 9 (1 điểm):
Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 1070 ki-lô gam thóc. Thửa ruộng thứ hai thu
hoạch được nhiều hơn thửa ruộng thứ nhất 386 ki - lô gam thóc. Hỏi trung bình
mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki - lô - gam thóc?
Bài giải
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
..............................................................................................................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................
Câu 10: (1 điểm) Tìm X biết:
X x 2 + X x 3 + X x 4 + X = 2130
..............................................................................................................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


Tiếng việt
* ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)
Em đọc thầm bài “Câu chuyện hai hạt lúa” rồi làm các bài tập sau:
Câu chuyện hai hạt lúa
Có hai hạt lúa nọ được người chủ chọn làm hạt giống cho mùa sau vì cả hai đều là
những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo xuống cánh đồng. Hạt thứ nhất nhủ
thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát
tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm
một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào
đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật
sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng nhận được
nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần
chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại
mọc lên cây lúa xanh tươi, trĩu hạt vàng óng. Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa
mới…
Sưu tầm
(Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất trong câu 1, 6)
Câu 1. Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm là:
a. tốt, xinh đẹp, vàng óng.

b. vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.
c. tốt, to khỏe và chắc mẩy.
d. vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.
Câu 2. Vì sao hạt lúa thứ hai muốn được gieo xuống đất dù phải nát tan trong đất?
…………………… ………………………………………………………….
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


Câu 3. (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
Hạt lúa thứ nhất suy nghĩ và hành động là:
a. muốn được cuộc sống mới của cây lúa.
b. mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng.
c. lăn vào góc khuất để được yên thân.
d. muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.
Câu 4. Em muốn nói gì với hạt lúa thứ nhất?
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
Câu 5. Câu “Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới.” có:
….. động từ. Đó là từ: ………………………………………………...
….. tính từ. Đó là từ: ………………………………………………….
Câu 6. Cho câu: “ Có hai hạt lúa nọ được chọn làm hạt giống cho mùa sau.”
Các từ ghép có trong câu trên là:
a. hai hạt, chọn làm, hạt giống.

b. hai hạt, hạt lúa, mùa sau.
c. hạt lúa, hạt giống, mùa sau.
d. hai hạt, hạt giống, hạt lúa.
Câu 7. Tìm và ghi lại các từ láy có trong câu sau:
“Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh
đồng.”
Các từ láy là: …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………..
Câu 8. Câu: “Nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.”
a. Đây là kiểu câu ………………………………………………………
b. Vị ngữ của câu trên là……………………………………………..........
………………………………………………………………………………
Câu 9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi hạt lúa thứ hai.
………………………………………………………………………..………
……………………………………………………………………..…………
………………………………………………………………………..………
……………………………………………………………………..…………
Câu 10. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu tả lại một đồ dùng học tập
của em.


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LỚP 4 MÔN TOÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7,0 điểm

Câu

1

2

3

4


5

6

7

Đáp án

B

C

C

A

D

C

1000

Số điểm

1,0

1,0

1,0


1,0

1,0

1,0

1,0

B. PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm
Câu 8: (1,0 điểm)
Theo bài ra ta có sơ đồ:

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần) (0,25 điểm)
Số học sinh nữ của trường học đó là:
405 : 5 x 2 = 162 (học sinh) (0,25 điểm)
Số học sinh nam của trường học đó là:
405 - 162 = 243 (học sinh) (0,25 điểm)
Đáp số: nữ: 162 học sinh
nam: 243 học sinh

Câu 9: (1,0 điểm)


Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số ki - lô - gam thóc là:
1070 + 386 = 1456 (kg) (0,5 điểm)
Trung bình mỗi thửa ruộng thu hoạch được số ki - lô - gam thóc là:
1456 : 2 = 728 (kg) (0,25 điểm)
Đáp số: 728 kg thóc (0,25
Câu 10: (1,0 điểm) Tìm x biết:

X x 2 + X x 3 + X x 4 + X = 2130
X x 2 + X x 3 + X x 4 + X x 1= 2130
X x (2 + 3 + 4 + 1) = 2130
X x 10 = 2130
X = 2130 : 10
X = 213

Tiếng việt


* ĐỌC THẦM (Thời gian: 25 phút)
Em đọc thầm bài “Câu chuyện hai hạt lúa” rồi làm các bài tập sau:
Câu chuyện hai hạt lúa
Có hai hạt lúa nọ được người chủ chọn làm hạt giống cho mùa sau vì cả hai đều là
những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo xuống cánh đồng. Hạt thứ nhất nhủ
thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát
tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm
một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào
đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật
sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó chẳng nhận được
nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần
chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại
mọc lên cây lúa xanh tươi, trĩu hạt vàng óng. Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa
mới…
Sưu tầm
(Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất trong câu 1, 6)
Câu 1. Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm là:

a. tốt, xinh đẹp, vàng óng.
b. vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.
c. tốt, to khỏe và chắc mẩy.
d. vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.
Câu 2. Vì sao hạt lúa thứ hai muốn được gieo xuống đất dù phải nát tan trong đất?
Vì nó muốn bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng để tạo ra những hạt
lúa mới, đem thân mình giúp ích cho đời.
Câu 3. (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống)
Hạt lúa thứ nhất suy nghĩ và hành động là:
a. muốn được cuộc sống mới của cây lúa.
b. mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng.
c. lăn vào góc khuất để được yên thân.
d. muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.
Câu 4. Em muốn nói gì với hạt lúa thứ nhất?


Hạt lúa thứ nhất ơi, bạn hãy can đảm lên nhé. Dù có tan nát trong đất nhưng bạn
sẽ sinh ra được những đứa con mới, đó là những hạt lúa giống mới cho đời.
Câu 5. Câu “Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới.” có:
…1.. động từ. Đó là từ: ……mang đến…………………………………………...
…1.. tính từ. Đó là từ: ………………mới………………………………….
Câu 6. Cho câu: “ Có hai hạt lúa nọ được chọn làm hạt giống cho mùa sau.”
Các từ ghép có trong câu trên là:
a. hai hạt, chọn làm, hạt giống.
b. hai hạt, hạt lúa, mùa sau.
c. hạt lúa, hạt giống, mùa sau.
d. hai hạt, hạt giống, hạt lúa.
Câu 7. Tìm và ghi lại các từ láy có trong câu sau:
“Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh
đồng.”

Các từ láy là: …………sung sướng, mới mẻ …………………..
Câu 8. Câu: “Nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.”
a. Đây là kiểu câu ……………câu kể…………………………………………
b. Vị ngữ của câu trên là: chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó
Câu 9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi hạt lúa thứ hai.
-

Bạn có thấy ai can đảm như hạt lúa thứ hai không?
Có ai dám hi sinh vì mục đích cao cả như hạt lúa thứ hai chứ?
Hạt lúa thứ hai ơi, bạn có biết bạn rất dũng cảm không?
Hạt lúa thứ hai ơi, bạn có biết bạn sẽ là một tấm gương sáng cho chúng tớ noi
theo?

Câu 10. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu tả lại một đồ dùng học tập
của em.
Trong buổi tổng kết năm học lớp Ba vừa qua, cô giáo em có phần thưởng riêng của
cô dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được phần thưởng cô tặng. Mỗi bạn


được một món, không bạn nào giống bạn nào. Phần em, em được cô tặng một hộp
đựng bút.
Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả bóng. Hộp
được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng
tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp được thiết kế như một quyển sách.
“Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp
hộp đóng kín nhờ lực hút của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong
phần đáy hộp bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các
vành để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành tròn đó. Ở một
góc của hộp viết có ngăn ô dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút chì. Thước kẻ đặt
vào hộp vừa khít, không cần gài vào các vành may sẵn. Suốt mùa hè, cái hộp bút

đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón năm học mới. Lên lớp bốn, món quà
tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm lớp ba đã theo em vào năm học mới như một
lời nhắc nhở động viên em học tập. Em giữ gìn hộp viết cẩn thận và thật sự hạnh
phúc khi lúc nào cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.
Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ ân cần của cô
giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho em suốt năm học qua.
Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập hơn nữa để các thầy cô giáo luôn
tự hào về chúng em.




×