Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

5 ĐỀ THI THỬ vào lớp 10 môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.94 KB, 9 trang )

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2016- 2017
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: (5 điểm)
Cho câu thơ: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa".
Câu 1: Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ. Hãy cho biết khổ thơ em vừa
chép ở tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Giới thiệu nộị dung đoạn thơ em vừa chép?
Câu 3: Qua khổ thơ, nêu suy nghĩ của em về tình bà cháu của tác giả bằng đoan văn quy
nạp (12-15 câu) trong đó có sử dụng câu phủ định và các phép liên kết câu, gạch chân.
Phần II: (5 điểm)
Cho đoạn văn:
"Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc
sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom.
Và tôi ngồi ở đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi".
Câu 1: Nêu tên văn bản có chứa đoạn trích trên? Ai là tác giả? Đây là lời kể của ai, trong
hoàn cảnh nào? Xác định hình thức diễn đạt của đoạn văn? Các câu trong đoạn văn có gì
đặc biệt?
Câu 2: Từ hiểu biết về văn bản có đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về
tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ bằng đoạn văn tổng –phân – hợp (khoảng
nửa trang giấy thi). Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập và dấu ngoặc kép.

Đáp án


Phần I:
Câu 1:

Chép đúng các câu còn lại 0,5đ


Tác phẩm: Bếp lửa. 0,25đ

Tác giả: Bằng Việt. 0,25đ
Câu 2:
Đoạn thơ ở phần thứ 3 của bài Bếp lửa thể hiện những suy nghĩ của người cháu, đã trưởng thành, về
bà qua hình ảnh bếp lửa. Người bà hiện lên với những đức tính tảo tần, hi sinh, chăm lo cho mọi
người và đặc biệt là tình cảm yêu thương dành cho đứa cháu. Qua đó thể hiện tình bà cháu thật sâu
sắc.
Câu 3:
Hình thức:

Đúng kiểu đoạn văn quy nạp, đúng quy định về độ dài, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.. 0,5đ

Có sử dụng câu phủ định, các phép liên kết. 0,5đ
Nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và cảm nhận cảu bản thân về tình bà cháu.

Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa (tần tảo, hi sinh... tình yêu thương của bà dành
cho mọi người, tình cảm của cháu dành cho bà giản dị mà chân thành, sâu nặng)

Hình ảnh bếp lửa mang ý nghĩa thực: bếp lửa hàng ngày.

Hình ảnh bếp lửa còn mang ý nghĩa tượng trưng: ngọn lửa của hơi ấm, là tình thương, là sự
che chở, là niềm tin mà bà dành cho cháu.

Trong tâm trí của nhà thơ, hình ảnh bếp lửa và bà là cái gì bình dị song ẩn dấu điều cao quý,
thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào: "Ôi! Kì lạ..."

Bài thơ bếp lửa là bài thơ thấm đượm tình bà cháu và tình cảm gia đình hòa trong tình yêu

quê hương đất nước.
Phần II:
Câu 1:

Văn bản: Những ngôi sao xa xôi. 0,25đ

Tác giả: Lê Minh Khuê. 0,25đ

Lời của Phương Định, trong lúc cô đang trực điện thoại trong hang khi đồng đội của cô đang
chạy trên cao điểm. 0,5đ

Đoạn văn theo kiểu song hành. Câu trong đoạn thuộc kiểu câu đơn ngắn, câu rút gọn và câu
đặc biệt. 0,5đ
Câu 2:
Hình thức:

Đúng kiểu đoạn văn T- P - H, đúng độ dài quy định. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, các câu văn
có liên kết với nhau. 0,5đ

Sử dụng thành phần biệt lập và dấu ngoặc kép. 1đ
Nội dung:

Cảm nhận về hoàn cảnh sống và nghề nghiệp: Trong hang, trên cao điểm vắng vẻ, công việc
nguy hiểm, vất vả... đòi hỏi có tinh thần trách nhiệm cao....0,5đ

Cảm nhận về suy nghĩ, tư tưởng: cảm phục yêu mến những người có cùng lí tưởng, cùng chí
hướng "Những người đẹp nhất, thông minh nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên
mũ". Họ là những người hồn nhiên, vô tư, trong sáng, biết đặt nhiệm vụ chung lên trên tình cảm
cá nhân, hòa mình cùng đồng đội. 0,75đ



Cảm nhận về ý chí và lòng quả cảm trong chiến đấu: dũng cảm kiên cường..., của cả một thế
hệ trẻ thời chống Mỹ (người lính lái xe, cô thanh niên xung phong Nho, Thao, Phương Định...)
0,75đ
ĐỀ KSCL VÀO LỚP 10 THPT (LẦN 2)
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn
Ngày thi: 18/5/2016
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
PHẦN I: (6,0 điểm)
Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
..."Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2014, trang 156)
1. Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
2. Cho biết giá trị của những từ láy được sử dụng trong đoạn trích? (1,0 điểm)
3. Bằng một đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 10 câu), có sử dụng câu bị
động, thành phần khởi ngữ và phép liên kết trái nghĩa, hãy trình bày cảm nhận của em về
đoạn trích trên. (4,0 điểm)
(Chú ý: Xác định câu bị động, thành phần khởi ngữ và phép liên kết trái nghĩa đã sử dụng
trong đoạn văn vừa viết bằng ghi chú rõ ràng)
PHẦN II: (4 điểm)
Có một tác phẩm được kết thúc như sau: "... Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi
hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm
trời xanh đậm, treo lửng lơ một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: đã
gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những
con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi

mãi thì thành đường thôi."
1. Em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm đó? (1,0 điểm)
2. Kết thúc ấy cần được hiểu như thế nào? (1,0 điểm)
3. Từ những hiểu biết về nhân vật xưng "tôi" trong tác phẩm có đoạn trích trên, em hãy nói
về tình cảm của mỗi con người với quê hương (2,0 điểm)


TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

Phần I (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO
NĂM: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Đề có 01 trang
Thời gian làm bài 120 phút (không
đề)


Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)
1. Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đồng chí có bạn học sinh viết:
Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu trích từ tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" và
được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Em hãy sửa lỗi kiến thức của câu văn trên.
2. Hãy ghi lại tên tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng
chí.

3. Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kẻ rằng lúc đầu ông viết là "Đầu súng
mảnh trăng treo", sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi? Theo em,
vì sao tác giả lại bớt đi như vậy.
4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp với chủ đề:
Ba câu kết bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người
chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối đề liên kết (gạch dưới câu cảm
thán và từ ngữ dùng làm phép nối).
Phần II (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ.
Nếu đọc được 10 quyền sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức
lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được 10
quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần.
(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)
1. Nêu chủ để của văn bản Bàn về đọc sách. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của
chủ đề.
2. Vì sao tác giả cho rằng: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho
tỉnh, đọc cho kĩ"
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng
nhiều học sinh chỉ thích đọc truyện tranh


Đáp án
Phần I:
1. Tập thơ "Đầu súng trăng treo" (0,5đ)
Sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp (0,5đ)
2. Tác phẩm "Làng" (0,25đ)
Tác giả: Kim Lân (0,25đ)
3. Chữ được bớt: "mảnh"(0,25đ)
Tác giả bớt chữ "mảnh" bởi câu thơ "Đầu súng trăng treo" vẫn gợi được hình ảnh vầng

trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa, khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu
nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, góp
phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. (0,75đ)
4. * Đoạn văn tổng-phân-hợp
Phần mở đoạn đạt yêu cầu (0,25đ)
Phần thân đoạn gồm khoảng 12 câu với đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ:

Bức tranh đẹp về tình đồng chí: người lính đứng cạnh bên nhau, truyền cho
nhau hơi ấm, sức mạnh để chiến thắng cái khắc nghiệt của thiên nhiên, chiến
thắng kẻ thù. (1,0đ)

Biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: sự hòa hợp giữa súng và trăng
toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn, trong cuộc đời người chiến sĩ cách mạng. Súng
và trăng là chiến sĩ và thi sĩ, là hiện thực và lãng mạn... (1,0đ)
Phần kết đoạn đạt yêu cầu
* Có sử dụng phép nối (gạch dưới)
* Có một câu cảm thán (gạch dưới)
Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm
Phần II:
1. Chủ đề văn bản: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách (0,5đ)
Đoạn văn đề cập đến phương pháp đọc sách (cách đọc sách) (0,5đ)
2. "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ" vì:
Nếu không chọn cho tinh dễ bị chạy theo số lượng, đọc mà không hiểu được bao nhiêu;
đồng thời lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách "vô thưởng vô phạt". (0,5đ)
Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành "nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy..." học vấn mới
được nâng cao. (0,5đ)
3. Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về:
Nội dung: nêu rõ hiện tượng; bày tỏ suy nghĩ về hậu quả và nguyên nhân của hiện tượng;
đề xuất một vài giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức của học sinh về sách và có
phương pháp đọc sách hiệu quả. (1,5đ)

Hình thức: là một đoạn văn nghị luận, có kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh
động, độ dài theo quy định... (0,5đ)
* Lưu ý: khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục
Nếu đoạn văn quá dài, quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0,5 điểm


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NỘI

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH L
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN
Ngày: 23/4/2016
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 01 trang)

Phần I (6,5 điểm)
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1.
Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre
xanh xanh Việt Nam là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán?
2.
Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ
thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu
cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này) của bài thơ.
3.

Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như
trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi
rõ tên tác giả) có đặc điểm đó.
4.
Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ
tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối
để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép
nối).
Phần II (3,5 điểm)
Đây là đoạn trích trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan):
...Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai với các cường quốc năm châu" thì chúng
ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
Muốn vậy thì khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những
người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ mới - nhận ra điều đó, quen dần với
những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
1.
Văn bản chưa đoạn trích trên được viết năm nào? Thời điểm lịch sử văn
bản ra đời có ý nghĩa đặc biệt gì?
2.
Theo em tại sao lớp trẻ lại được coi là những người chủ thực sự của đất
nước?
3.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của
em về một thói quen tốt đẹp của người Việt Nam mà em biết.


ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao nhận đề)
Đề này có 01 trang
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc".
(Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của đoạn thơ trên là
ai?
Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên
Câu 3: (1,0 điểm) Các hình ảnh "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm" có những đặc
điểm gì giống nhau?
Câu 4 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ về lẽ sống của
thanh niên trong trong thời đại ngày nay.
Phần 2: Làm văn (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của
Nguyễn Dữ .

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn

Phần 1 (4,0 điểm)
Câu 1


Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ

Tác giả Thanh Hải 0
Câu 2

Từ láy trong đoạn thơ trên: nho nhỏ, xao xuyến.

Điệp từ: "ta", "một", "dù"


Câu 3. Các hình ảnh con chim, một cành hoa, một nốt trầm có những đặc điểm giống
nhau:

Là những hình ảnh bình dị, khiêm nhường của thiên nhiên, cuộc sống
mang lại niềm vui, vẻ đẹp cho đời một cách tự nhiên.

Là những hình ảnh mang ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ:
được cống hiến những gì tốt đẹp, dù nhỏ bé, đơn sơ cho cuộc đời chung.
Câu 4
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 200 từ
diến dạt lưu loát, văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp,
dùng từ, đặt câu đúng.
2. Yêu cầu về nội dung:Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau miễn là có sức thuyết
phục. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản

Dâng cho đời là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành
những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung.

Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính
mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời.

Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. (nêu một vài dẫn chứng)

Xác định nhận thức, hành động đúng cho mọi người. Sống cho đời nhưng
không cần ồn ào, phô trương; không nên làm mất đi bản sắc riêng của mình
thì mới thực sự có ý nghĩa.
Phần 2 (6,0 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức:

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn
học, kiểu bài nghị luận về nhân vật, biết cách trình bày luận điểm khi viết
một bài văn.

Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục đầy đủ, chặt chẽ. lập luận rõ ràng,
văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục
cao, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp...
2. Yêu cầu về nội dung:
Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm, tác giả

Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ
nữ có phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận bất hạnh.
Thân bài:
* Tóm tắt tác phẩm.
* Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương

Vũ Nương là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết: dẫn chứng: "vốn đã thùy mị,
nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp".

Nàng là người phụ nữ thủy chung.

o
Khi chồng ở nhà
o
Khi tiễn chồng ra trận
o
Những ngày tháng xa chồng
o
Khi bị nghi oan
o
Khi sống dưới thủy cung

Là người con dâu hiếu thảo
o
Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm. (lời nói của mẹ chồng).


o


Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ
Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng

đi vắng.
Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh
oan cho mình.

Giầu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan
ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến
song vẫ hiện về nói lời "đa tạ tình chàng"


Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về
nhân vật...

Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay
Kết bài:

Khẳng định "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm giàu tính hiện
thực và giá trị nhân văn

Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người
phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại




×