Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học tìm hiểu lý luận nhận thức trong hệ thống triết học hêraclít, tác ĐỘNG ẢNH HƯỞNG của nó đến các NHÀ TRIẾT học HY lạp cổ đại và NHỮNG CỐNG HIẾN, hạn CHẾ của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.98 KB, 28 trang )

Tìm hiểu lý luận nhận thức trong hệ thống triết học hêraclít, tác động ảnh
hưởng đến các nhà triết học hy lạp cổ đại và những cống hiện - hạn chế của nó
MỞ ĐẦU
Hêraclít là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, Ông sinh ra khoảng 544483 tr.CN, xuất thân từ tầng lớp chủ nô, quý tộc ở vùng Êphedơ nhưng bản thân
sống rất nghèo khổ và đơn độc. Ông được coi là nhà triết học yếm thế, nhà tư tưởng
huyền bí, có những quan điểm khác lạ, thập chí lập dị so với thời đại, nhưng đời
sau nhắc đến ông như nhà duy vật chất phác và nhà biện chứng. Là nhà duy vật,
ông xem lửa là bản nguyên của thế giới. Hêraclít cho rằng lửa là bản chất của vạn
vật, đặc biệt ông đã nêu ra những tư tưởng duy vật biện chứng, nhấn mạnh tính vận
động của vật chất thông qua sự đấu tranh giữa 2 mặt đối lập, mọi sự vật đều vận
động, mọi sự vật đều biến đổi, ông đã nêu tư tưởng biện chứng bằng câu nói rất nổi
tiếng: “Người ta không bao giờ có thế tắm hai lần trong một dòng sông”. Ông đưa
quan niệm về logos khách quan và về linh hồn với tư cách cái logos chủ quan được
xây dựng trên cơ sở của quan niệm về bản nguyên vật chất đầu tiên của vũ trụ đó là
lửa do chính ông nêu ra, ông còn đưa ra quan niệm sâu sắc và độc đáo về lý luận
nhận thức.
1. Sơ lược lịch sử vấn đề về nhà triết học Hêraclít thời cổ đại
Thời Hy Lạp cổ đại người ta quan niệm triết học nghĩa là yêu mến sự thông
thái và nhà triết học là nhà thông thái biết nhiều, Hêraclít coi phương châm nghiên
cứu của mình không dừng lại ở sự thông thái, biết nhiều, mà quan trọng là phải biết
được “logos” (tức là bản chất, quy luật) của sự vật.
Hêraclít khác với nhiều nhà triết học Hy Lạp cổ đại, sinh thời ông không có
nhiều học trò, cũng không có trường phái triết học riêng. Khi lý giải điều này có
nhiều quan niệm khác nhau: người thì cho rằng vì ông là con người “khó hiểu”, là
nhà triết học “tăm tối”, triết học của ông thì khó hiểu, khó nhận thức nên không ai
1


theo học; bên cạnh đó có người lại cho rằng ông sống đơn độc, vào những năm cuối
đời ông chuyên sống trong túp lều trên núi, nên chẳng có ai tiếp xúc với ông để học
hỏi và phát triển tư tưởng của ông để thành trường phái. Có người thì cho rằng, do


bản tính trầm lặng, trung thực, ghét thói giả dối xu nịnh, nhưng lại phải chứng kiến
nhiều cảnh giả dối, bất công, lừa lọc, mưu cầu vinh hoa, phú quý của xã hội đương
thời, nên ông không muốn mở trường dạy học, do đó ông không có học trò theo học;
cũng có người suy luận rằng do ông tự cho mình là người thông minh nhất, là người
duy nhất hiểu được cái logos-quy luật của thế giới bí ẩn và huyền diệu, nên ông nhìn
đời bằng con mắt coi thường, do vậy không ai dám kết bạn với ông để đàm đạo về
triết học, cũng chính vì vậy mà không có ai theo trường phái của ông nên triết học
của ông không có trường phái. Song, không vì thế mà cái chất “triết học vận động”
của ông đứng im một chỗ, không phải vì thế mà kiểu tư duy biện chứng đặc thù của
ông bị lu mờ. Mà những giá trị tinh hoa tư tưởng biện chứng trong nhận thức của ông
về logos khách quan và logos chủ quan của ông vẫn toả sáng trên quan điểm suy vật.
Qua sự tìm tòi và nghiên cứu các thế hệ đời sau đang khám phá làm rõ tư tưởng biện
chứng trong lý luận nhận thức của Hêraclít.
Khác với nhiều nhà triết học thuộc trường phái Milê, họ chỉ chủ yếu quan tâm
tới vấn đề bản thể luận, đi tìm cái bản nguyên đầu tiên của vũ trụ, còn vấn đề nhận
thức luận họ có đề cập nhưng rất mờ nhạt như: Talét đã tiếp cận thô sơ nhất, khi
giải thích nhận thức của con người và cho rằng “nhận thức bản thân mình” là khó
khăn nhất, Anaximanđrô cũng đã phê phán quan điểm trực quan của thần thoại.
Hêraclít không chỉ đầu tư trí tuệ của mình cho việc đi tìm cái bản nguyên và lý giải
cái bản nguyên vật chất ấy là “lửa”, mà ông còn giành nhiều công sức để luận
chứng cho sự nhận thức cái bản nguyên vật chất từ lửa. Lý giải nguồn gốc và bản
chất của nó, nhận thức thế giới và những sự vật, hiện tượng cũng được sinh ra từ
lửa trong thế giới, đó chính là vấn đề nhận thức luận trong hệ thống triết học của
Ông, nó là di sản quý giá mà người sau cần nghiên cứu làm rõ.
2


Theo Hêraclít lửa là cơ sở của thực tại, là cái mà từ đó, mọi thứ sinh ra và trở
về. Mọi thứ kể cả linh hồn, đều là biến thái của lửa, đó chính là vấn đề nhận thức
luận trong hệ thống triết học của Ông. Trong số “130 đoạn còn lưu giữ được” từ di

sản lý luận của Hêraclít, có khoảng gần 1/3 là những đoạn liên quan tới các vấn đề
nhận thức luận. Tập hợp tất cả những đoạn đó, có thể nói Hêraclít đã xây dựng nên
một học thuyết về nhận thức trong hệ thống triết học của ông, có nghĩa là đã phần
nào nâng lên tầm khái quát những quan điểm độc đáo của ông về nhận thức, chúng
ta cũng yêu mến và quý trọng ông, đề cao nhưng cống hiến của ông về lĩnh vực này
trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại. Bởi vì, những bộ phận cấu thành
trong hệ thống triết học của Hêraclít gộp lại thành một chỉnh thể thống nhất, nhưng
hệ thống này chưa được hoàn chỉnh. Theo nghĩa là trình bày các quan điểm về một
vấn đề nhất định, một cách có quan hệ mật thiết và nhất quán. Việc chúng ta không
thể quả quyết và nhất quán khẳng định rằng trong những bộ phận cấu thành hệ
thống triết học của nhà triết học Hy lạp cổ đại này có một học thuyết về nhận thức,
bởi lẽ một phần là do tác phẩm của ông các đời sau thu thập được dưới những đoạn
văn ngắt quảng, không liên tục, thiếu trọng vẹn, mặt khác những đoạn văn của ông
giàu hình ảnh, chứa nhiều ẩn dụ đòi hỏi cần phải đầu tư nghiên cứu, công phu, tỉ
mỹ và có tính lịch sử lôgic.
Từ các lý do trên bản thân tôi chỉ đi làm rõ vấn đề lý luận nhận thức của
Hêraclít, nhằm góp phần tìm hiểu tính độc đáo và sâu sắc vấn đề đó trong hệ thống
triết học của Ông. Đồng thời nêu lên sự tác động của nó đến vấn đề nhận thức trong
triết học Hy Lạp cổ đại, rút ra những cống hiến và hạn chế của Hêraclít về lý luận
nhận thức trong phạm vi bài tiểu luận này.
2. Những nội dung cơ bản về lý luận nhận thức trong hệ thống triết học
của Hêraclít.
2.1. Tính độc đáo và sâu sắc những vấn đề về nhận thức trong hệ thống triết
học của Hêraclít.
3


Tính độc đáo và sâu sắc những vấn đề về nhận thức trong hệ thống triết học của
Ông: kiểu tư duy suy luận đặc thù, phương pháp nhận thức, sự thống nhất giữa các
giai đoạn của quá trình nhận thức cho đến tính tương đối của cả quá trình nhận thức.

Trong thế giới quan của Hêraclít, cái thể hiện rõ hơn cả là kiểu tư duy, lối triết
lý kết hợp một cách chặt chẽ những hình ảnh, hình tượng giàu chất nghệ thuật với
những khái niệm khoa học giàu tính xác định, trực giác thẩm mỹ với nhận thức triết
học về thế giới. Chính sự kết hợp độc đáo đó đã tạo nên ở Ông một kiểu tư duy, suy
luận đặc thù hay trực giác trí tuệ, đây là nét đặc trưng trong thế giới quan triết học
của Hêraclít; đó là thế giới quan không hoàn toàn dựa trên cơ sở những dự liệu
khoa học phong phú, những kinh nghiệm và thử nghiệm khoa học. Chính nét đặc
trưng này đã làm nên tính độc đáo trong học thuyết về nhận thức của Hêraclít.
Trong số các nhà triết học đầu tiên của Hy lạp cổ đại, Hêraclít được coi là nhà triết
học có tư duy trừu tượng nhất. Ông quan tâm đến các hiện tượng tự nhiên, nhưng
đó chỉ là sự quan tâm về phương diện triết học, coi các hiện tượng đó chỉ là những
yếu tố cấu thành những bức tranh thế giới chung và hài hoà, trong đó mọi yếu tố
cấu thành đều phải tuân theo các chỉnh thể duy nhất là logos vũ trụ. Hay hiểu cách
khác, mọi hiện tượng vật lý diễn ra trong vũ trụ chỉ được Hêraclít xem xét trên
bình diện các vấn đề triết học và coi chúng như những yếu tố cấu thành “siêu hình
học” học thuyết về cái đang tồn tại.
Khi cố gắn lý giải và nắm bắt bản chất của mọi cái đang tồn tại bằng phương
pháp xem xét tổng thể ông đạt đến đỉnh cao so với các nhà triết học đương thời, đã
nhận thấy cái chỉnh thể trước cái bộ phận. Năng lực nhận thức cái chỉnh thể trước
cái bộ phận ở Hêraclít được giải thích không chỉ bởi tư duy lý luận trừu tượng, mà
còn bởi sức mạnh tưởng tượng của nghệ thuật. Với tư cách một nhà triết học vừa có
tư duy lý luận trừu tượng, vừa có năng khiếu thẩm mỹ và trí tưởng tượng sáng tạo,
khi nhìn sự “trôi đi”, “chảy đi” diễn ra hàng ngày và hết sức thông thường của dòng
sông, một sản phẩm sáng tạo của tạo hoá, Hêraclít đã đi đến nhận thức triết học về
4


tính phổ biến, tính vĩnh hằng của vận động “mọi vật đều trôi đi, chảy đi, không có
cái gì đứng nguyên tại chỗ”, ông muốn khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn
luôn vận động biến đổi không có cái gì đứng im tại chỗ. Tư tưởng của ông giải

quyết về mối quan hệ giữa vận động và biến đổi, giữa sinh thành và diệt vong, về
sự thay thế lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của mọi sự vật và hiện tượng, “mọi
sự vật tồn tại, vừa không tồn tại, vừa là nó vừa là cái khác”. Hay nhìn sức căng của
những sợi dây đàn, sức căng của cây cung-một sản phẩm nghệ thuật sáng tạo của
con người thời cổ đại lúc căng ra tạo ra lực đẩy và âm thanh, lúc dùng xuống thì về
nguyên vị trí ban đầu. Hêraclít đã đi đến nhận thức triết học về sự hài hoà và đấu
tranh của hai mặt đối lập đó, về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập, về
tính thống nhất của vũ trụ. Triết học của ông về sau các nhà duy vật biện chứng thời
cận đại và hiện đại chứng minh sự đấu tranh của các mặt đối lập chính là nguồn gốc
động lực của sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cũng
như của tư duy, đây là quan điểm nhận thức hết sức duy vật và khoa học. Với quan
niệm “cây cung tên gọi của nó là sống, nhưng tác dụng của nó là chết”, “đối lập tạo
ra sự hài hoà, giống như cây cung và chiếc đàn sáu dây”; thân cây cung thì cứng,
sợi dây cung thì mền, nhưng những vật xung khắc lẫn nhau ấy lại hợp thành một;
một sợi dây đàn của chiếc đàn phát ra âm thanh riêng, song những âm thanh khác
nhau lại hợp thành một âm điệu êm đẹp nhất đưa con người bay bổng theo làn điệu
âm thanh đó. Năng lực tư duy trừu tượng và khả năng sáng tạo nghệ thuật đã đem
lại cho Hêraclít sự nhận thức đúng đắn về cái phổ biến và cái đặc thù, cũng như sự
chuyển hoá lẫn nhau của chúng “Bước xuống cùng một dòng sông” (cái phổ biến),
“ mỗi lần xuống đó đều tiếp nhận dòng nước mới” (cái đặc thù). Hay khi Ông quan
sát hiện tượng bùng cháy và lụi tàn của ngọn lửa, Hêraclít đã sử dụng ngọn lửa
sống động để giải thích sự vận động, biến đổi phổ biến của các sự vật, hiện tượng
nhờ bản chất thường xuyên vận động của cái khởi nguyên vật chất ấy “tất cả đều
được trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả như vàng thành hàng hoá và hàng
5


hoá thành vàng”1. Theo ông các dạng vật chất đều phát sinh từ lửa. Dưới tác động
của lửa, đất trở thành nước, nước trở thành không khí và ngược lại. Tuỳ theo độ lửa
mà mọi vật có thể chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác. vũ trụ không

phải lực lượng siêu nhiên thần bí nào sáng tạo ra, mà nó “mãi mãi đã, đang và sẽ là
ngọn lửa vĩnh viễn đang khong ngừng bùng cháy và tàn lụi”. Lửa không chỉ là cơ
sở của mọi vật mà là khởi nguyên sinh ra chúng. “Cái chết của lửa là sự ra đời của
không khí, và cái chết của không khí là sự ra đời của nước, từ cái chết của nước
sinh ra không khí từ cái chết của không khí-lửa, và ngược lại” 2. Hình ảnh ngọn lửa
sống động đó đã đem lại cho ông sự nhận thức đúng đắn về khả năng vận động,
tính tích cực và sự sống của tất cả những cái hiện hữu. Hay ông đã nâng cái cá biệt,
cái đặc thù-cuộc đấu tranh về sự sống của những người Hy Lạp cổ, của dân tộc Hy
Lạp mà ông từng chứng kiến khái quát lên thành cái chung, cái phổ biến-mọi người
sinh ra, mọi dân tộc đang tồn tại trên thế giới đều luôn đấu tranh về sự sống. Hơn
nữa ông đã khái quát sự chuyển hoá lẫn nhau giữa cái cá biệt, cái đặc thù, cái chung
thành một phạm trù triết học, đó là nguyên lý về tính phổ biến và tính tất yếu của sự
đấu tranh của các mặt đối lập: “Tất cả mọi sự vật đều ra đời trong đấu tranh”. Có
thể nói, hầu hết các kết quả nhận thức mà Hêraclít đã rút ra từ quan sát giới tự
nhiên xung quanh và chiêm nghiệm đời sống xã hội của con người đều được hình
thành trên cơ sở kết hợp tư duy lý luận trừu tượng và khả năng sáng tạo nghệ thuật
vốn có ở nơi Ông. Đó cũng là nét độc đáo của Hêraclít so với các nhà triết học
đương thời và cả sau này. Bởi vì, nhận thức nghệ thuật khác với nhận thức khoa
học nói chung, nhận thức triết học nói riêng ở việc xây dựng hệ thống các khái
niệm. Tuy nhiên đó chỉ là những phương thức khác nhau, chứ không phải là
phương thức loại trừ nhau trong quá trình nhận thức hiện thực khách quan. Song
các nhà triết học Hy Lạp cổ đại lại quá nhấn mạnh sự khác biệt giữa nhận thức triết
học và nhận thức nghệ thuật. Vì họ đã không thấy được bản chất của vấn đề đó
11 Các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại, Nxb, Tư tưởng , Mátcơva, 1955, tr.48
22 Các nhà duy vật Hy Lạp cổ đại, Nxb, Tư tưởng , Mátcơva, 1955, tr.48.

6


chính là mối quan hệ giữa triết học và nghệ thuật, triết học và thi ca. Chính vì

không hiểu mối quan hệ này, vì quá đề cao vai trò nhận thức của nghệ thuật và thi
ca mà sau này, cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa nhận thức triết học và nhận
thức nghệ thuật đã trở thành cuộc tranh luận về thái độ của triết học đối với nghệ
thuật và thi ca, khoa học với nghệ thuật, còn trong bản thân triết học là sự đối lập
giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính.
Nhưng ở Hêraclít, tư duy triết học trừu tượng và năng lực sáng tạo nghệ
thuật, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính gắn kết với nhau thành một sự hài
hoà bí ẩn, thành năng lực tư duy “thống nhất trong sự bất đồng”. Nhờ kết hợp tư
duy lý luận với trực giác thẩm mỹ, lồng tư duy lý luận vào trực giác thẩm mỹ và
trực giác thẩm mỹ vào tư duy lý luận theo kiểu cái này bao hàm cái kia và ngược
lại, kết hợp nhận thức triết học với sáng tạo nghệ thuật. Hêraclít đã tạo ra sự gắn
kết hài hoà giữa khái niệm khoa học (triết học) và hình tượng nghệ thuật trong
học thuyết về nhận thức của Ông. Do vậy, khi nhận thức bản chất của mỗi yếu tố
cấu thành sự vật, cũng như sự vật đó với tư cách một chỉnh thể, Hêraclít luôn
nhận thấy ở nó có tính đa dạng, phong phú lẫn tính chỉnh thể và nhìn nhận sự vật
đó cả trong tính đa dạng lẫn trong tính chỉnh thể của nó, coi nó là cái duy nhất
đồng thời cũng là cái bội đa, là cái thống nhất của một và đa, sự hài hoà được tạo
bởi ra cái chỉnh thể và cái chưa chỉnh thể (cái bộ phận), cái phù hợp với nhau và
cái không phù hợp với nhau, cái tích tụ và cái phân tán. Từ cái chỉnh thể (đối
lập) sinh ra cái một và từ cái một sinh ra cái chỉnh thể. Có thể nói trong lĩnh vực
nhận thức, tư duy lý luận và trực giác thẩm mỹ là những cái đem lại cho Hêraclít
khả năng nhận biết cái chung trong mỗi sự vật đơn nhất gắn kết cái đặc thù với
cái phổ biến, cái cá biện với cái chung, nhận thấy cái cá biệt trong cái phổ biến,
cái chung và ngược lại từ mỗi cái chung, cái phổ biến tìm ra những cái cá biệt
thể hiện rõ nét nhất bản chất của cái chung. Cái phổ biến, khi tìm ra những biểu
hiện đa dạng, cụ thể của nó ở các sự vật, hiện tượng đơn nhất, cá biệt bằng cách
7


so sánh, đối chiếu các sự vật, hiện tượng đơn nhất, cái cá biệt này với cái chung,

cái phổ biến. Sự vật đặt trong sự tương quan khác nhau “biểu lộ” ra một cách
khác nhau trước chủ thể. Hêraclít đưa ra hàng loạt các dẫn chứng để làm sáng tỏ
luận điểm này, chẳng hạn “mật ngọt đối với người bình thương, nhưng đắng đối
với người bệnh”; “nước biểu đối với một số sinh thể là môi trường sống, nhưng
đối với một số khác lại tỏ ra độc hại”; “vàng là của quý đối với người, nhưng vô
giá đối với loài vật”; cũng như “ một con khỉ dù đẹp đến đâu nhưng vẫn là xấu
đem so sánh với con người, những người toàn năng nhất cũng không thể so sánh
với thần”.
Nhiều nhà triết học có tên tuổi, trong đó có cả các nhà sáng lập ra chủ nghĩa
Mác, khi nghiên cứu học thuyết về nhận thức trong triết học của Hêraclít đã coi
phương pháp nhận thức này của ông là phương pháp “đằng sau cây nhận thấy
rừng”, đằng sau hiện tượng nhận thấy bản chất, còn đằng sau bản chất nhận thấy
hiện tượng cá biệt. Hêraclít đã diễn đạt phương pháp nhận thức của ông thành
một luận điểm dưới dạng một câu châm ngôn nổi tiếng: biết nhiều thứ chưa làm
cho người ta thông minh, người thông minh phải là người nắm được bản chất và
tính tất yếu của sự vật, hiểu được cái logos của vũ trụ. Giải thích vì sao một
người biết nhiều thứ (đa tri thức), song do không hiểu được cái logos của vũ trụ
thì nhiều lắm cũng chỉ được coi là con người có thể hiểu, chứ chưa phải là nhà
thông thái, người thông minh; Hêraclít cho rằng, người có đa tri thức thuần tuý
chẳng qua chỉ là những sản phẩm của mách bảo nhận thức, mà mách bảo nhận
thức thì ai sinh ra cũng có, người ta ai cũng có năng lực bẩm sinh về nhận thức,
tư tưởng là cái mà mọi người đều có “Mọi người đều có đặc điểm là nhận thức
mình và tư duy”, trên quan điểm duy vật ông đã thừa nhận tư duy là cái vốn có
của mọi người, không phân biệt giai cấp, dân tộc và thời đại. Người có năng lực
bẩm sinh về nhận thức, năng lực bẩm sinh về tư tưởng; nhưng nếu không hiểu
cái logos (quy luật) của vũ trụ thì cùng lắm anh ta cũng chỉ có thể sử dụng lời
8


nói hoặc sự thực để phân biệt từng sự vật hoặc chỉ ra thực chất của nó, còn khi

phải thể hiện, diễn đạt cái thực chất này của sự vật, thì anh ta lại tỏ ra không có
một chút hiểu biết nào cả; anh ta không hiểu được nên nghe như thế nào, cũng
không hiểu được nên nói như thế nào. Giải thích điều này, Hêraclít còn cho rằng,
sự kém phát triển của trí tưởng tượng nghệ thuật và lý luận ở nhiều người đã làm
mất đi ở họ khả năng nắm bắt được trong các sự vật mà họ đang quan sát, chiêm
nghiệm mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, cái chung và cái
riêng, tính phổ biến của cái cá biệt và tính cá biệt của cái phổ biến với tư cách sự
thể hiện đặc thù của nó ở cái cá thể, cái đơn nhất, “cái duy nhất” (theo cách gọi
của Hêraclít). Do vậy, họ không thể nắm bắt được cái logos của vũ trụ, họ không
trở thành nhà thông thái. Chính sự kém phát triển của cảm giác thẩm mỹ, của
năng lực sáng tạo nghệ thuật, cũng như của tư duy lý luận trừu tượng đã khiến
cho nhiều người trở thành nô lệ cho những cái vốn đã lạc hậu và quen thuộc đối
với họ trở thành những kẻ hời hợt trong lĩnh vực cảm xúc và tư duy. Với những
người như thế, dù có biết nhiều thứ (đa tri thức) thì cũng không thể trở thành
người thông minh, nhà thông thái được. Bởi vì, họ không có khả năng sử dụng
một cách sáng tạo những tri thức mà họ đã có được để rút ra những tri thức mới,
họ chỉ biết sao chép, bắt chước một cách máy móc, chỉ biết liệt kê các sự kiện,
hay mô tả chúng mà không biết phân tích tổng hợp, không hiểu được bản chất
của sự vật, hiện tượng, cũng như mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng đối với
các sự vật hiện tượng khác. Rõ ràng với những người mà cả linh hồn và trí tuệ
mới đạt đến trình độ này thì họ “chỉ biết tin vào những người hát rong trên
đường, chỉ biết lấy số đông tạp nham làm thầy mà không biết rằng số đông là
kém cỏi, chỉ có một số ít người mới là những người thầy thật sự thông thái”.
Đánh giá về điều này, đã có người cho rằng ở Hêraclít coi chân lý là cái không
thuộc về số đông.

9


Để nắm bắt được mối quan hệ biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, nắm bắt

được quy luật phổ biến (logos vũ trụ); thì theo Hêraclít chủ thể nhận thức trước hết
phải có năng lực quan sát và sự sáng suốt của trí tuệ. Năng lực quan sát và sự sáng
suốt đó của trí tuệ không phải là một cái gì thần bí, chúng cũng chẳng qua là sản
phẩm suy luận có lôgíc của trực giác trí tuệ, của cái logos vốn trong mỗi con người
mà trí tưởng tượng nghệ thuật và lý luận là một yếu tố cấu thành. Hêraclít khẳng
định trí tuệ dẫu có “là cái khác rất xa với hết thảy mọi cái”, song về thực chất, trí
tuệ chẳng qua cũng chỉ là sự nhận thức tư tưởng, sự nhận thức mà với nó người ta
có thể chế ngự được hết thảy mọi thứ. Do vậy, theo ông người có trí tuệ là người
hiểu được cái logos của vũ trụ và thừa nhận hết thảy là một sự sáng suốt của trí tuệ.
Theo Hêraclít, không phải là đa tri thức, không phải là biết nhiều thứ, mặc dù để có
được nó, những người yêu thích trí tuệ, các nhà thông thái cần phải biết rất nhiều
thứ. Sự sáng suốt của trí tuệ là năng lực nhận thức độc lập của con người về bản
chất của các sự vật, hiện tượng mà họ đang quan sát, chiêm nghiệm; là năng lực
nhận thức mà người ta có được, nhờ biết khai thác một cách có phán xét sự sáng
suốt của người khác. Coi năng lực nhận thức của con người như “dòng chảy” vĩnh
hằng của những con sông lớn, nơi mà ở đó “luôn có những dòng nước mới” thường
xuyên được bổ sung liên tục. Hêraclít cho rằng, để có được “những dòng nước
mới”, sự sáng suốt mới cho năng lực nhận thức đó của mình, con người cần phải
trang bị cho mình cái mà mọi người đều có, giống như một toà thành vĩ đại lấy
pháp luật để vũ trang, vũ trang làm sao cho vững mạnh hơn nữa. Đồng thời cần
phải biết tôn trọng những cái mà mọi người đều có, đó chính là logos là cái mà mọi
người đều có. Hêraclít nhận xét, thật đáng tiếc nhiều người sống lại không đếm xỉa
đến nó, không biết nó là cái gì mà vẫn cho mình là người có trí tuệ đặc biệt. Với
nhận xét đó, ông đòi hỏi chủ thể nhận thức, phải có tư duy sáng tạo để nhận thức
độc lập, tìm kiếm con đường, lựa chọn phương pháp nhận thức, để nhằm tránh
được đưa ra kết luận quá sớm về một cái gì đó khi vẫn còn chưa nhận thức đầy đủ
10


được cái logos của nó. Bởi vì, theo ông những cái chưa diễn ra là những cái rất khó

nắm bắt, khó có thể nhận thức được bản chất của chúng.
Hêraclít còn cho rằng, điều kiện cơ bản nhất để chủ thể nhận thức-nhà thông
thái có được sự nhận thức đúng đắn là sự sáng suốt của trí tuệ. Đó là sự sáng suốt
có khả năng nhận thức được tính thống nhất của các mặt đối lập mà ông gọi là
logos vũ trụ. Giải thích cái logos vũ trụ này, Hêraclít đã sử dụng rất nhiều tên gọi
khác nhau “thần ngôn”, “quy luật”, “sự hài hoà bí ẩn”, “ngọn lửa sống vĩnh
hằng”, “trí tuệ”, “tính tất yếu”, “cái phổ biến”, “thượng đế”, “đấng sáng chế”, “số
phận”, “linh hồn”. Song không một tên gọi nào trong số đó làm ông thoã mãn.
Trong tất cả những tên gọi đó, Hêraclít giành một sự ưu tiên nhất định cho cái gọi
là “thần ngôn”. Bởi theo ông, mọi tên gọi cụ thể khác đều dễ khiến người ta đi tới
chỗ đồng nhất bản chất đích thực của vũ trụ (cái logos) với một biểu hiện cụ thể
nào đó của nó, cái mà ông coi chỉ là đối tượng của nhận thức cảm tính. Với quan
niệm đó, Hêraclít coi sự sáng suốt của trí tuệ (cái logos chủ quan trong con
người), sự thông thái và cả bản thân trí tuệ của con người cũng là đối tượng của
nhận thức và đó là đối tượng của nhận thức lý tính. Theo Hêraclít sự sáng suốt ấy
của trí tuệ, cái logos chủ quan ấy trong con người dẫu có rất khác xa so với mọi
cái trong vũ trụ, thì ở nó vẫn có những đặc trưng mà con người hoàn toàn có thể
nhận thức được. Những đặc trưng đó là tính khách quan, tính vĩnh hằng, là quy
luật bất biến, là cái mà “linh hồn vốn có” tự nó phát triển chứ không phải do lực
lượng siêu nhiên nào mách bảo. Do tính khách quan đặc thù đó (tính khách quan
trong cái chủ quan), do là cái phổ biến tức là cái mà mọi người đều có, nên nó
không phải là cái không thể nhận thức được và một khi nhận thức được nó, con
người sẽ trở nên thông thái.
Khi nghiên cứu học thuyết về nhận thức trong triết học Hêraclít, đã có những
nhà triết học cho rằng: cái duy nhất làm nên tính độc đáo trong học thuyết của ông
về nhận thức là quan niệm coi sự sáng suốt của trí tuệ (cái logos chủ quan trong
11


con người) cũng là đối tượng của nhận thức con người. Đấy là đánh giá vội vàng

và chưa thật sự khách quan khoa học. Mà cái làm nên tính độc đáo trong học
thuyết về nhận thức của Hêraclít so với các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đương
thời là ở chỗ, ông luôn coi tự nhiên mới là đối tượng chủ yếu của nhận thức con
người, coi việc nhận thức được cái logos khách quan của vũ trụ mới đem lại cho
con người sự thông thái. Với ông logos vũ trụ mới là chân lý, là tri thức khách
quan về vạn vật trong quá trình biến hoá thường xuyên, liên lục “trôi đi, chảy đi”
theo dòng chảy của chúng, đó chính là thước đo nhận thức của con người. Do vậy,
con người phải nắm bắt, hiểu biết các logos của vũ trụ để tìm ra chân lý, để hành
động theo tiếng gọi của vũ trụ, của tự nhiên. Song, không phải ai cũng có thể nhận
thức cái logos khách quan ấy của tự nhiên. Bởi “tự nhiên ưu thích sự ẩn náu” 3 và
che dấu mình. Vì thế, chỉ có những người mà có trí tuệ sáng sủa khô ráo nhất, linh
hồn trí tuệ nhất, ưu tú nhất, thì mới có thể nhận thức được cái logos khách quan
của tự nhiên. Để có sự nhận thức đúng đắn này, thì nhận thức của con người, kể
cả nhận thức của những người có trí tuệ anh minh nhất, phải bắt đầu từ nhận thức
cảm tính. Hêraclít cho rằng, nhận thức bắt đầu từ cảm giác, không có cảm thì
không có bất cứ nhận thức nào. Ông nói: “mắt và tai là người thầy tốt nhất, nhưng
mắt là nhân chứng chính xác hơn tai”. Song do “ mắt và tai là những kẻ làm
chứng tồi đối với con người, nếu người đó có linh hồn ẩm ướt”, nên nhận thức của
con người phải cần đến sự sáng sủa khô ráo của trí tuệ. Hêraclít coi trọng nhận
thức cảm tính, nhưng không tuyệt đối hoá giai đoạn này. Ông viết: “thị giác
thường bị lừa, bởi vì tự nhiên thích giấu mình” và ông cho rằng nhiệm vụ của
nhận thức là phải đạt tới sự nhận thức “logos” của sự vật, nghĩa là phải chỉ ra
được cái bản chất, các quy luật sự vật. Như vậy, để có thể nhận thức được cái
logos khách quan của tự nhiên, của vũ trụ, thì cái logos của chủ quan trong con
người phải đi từ trực quan cảm tính đến trực quan trí tuệ (lý tính) tuân theo quy
luật từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính.
33 P.S. Ta ra nốp Sđd. Tr 119

12



Với quan niệm trên, Hêraclít đã đưa vào học thuyết về nhận thức của ông
nguyên lý về sự thống nhất giữa logos khách quan của vũ trụ và logos chủ quan
trong con người. Logos chủ quan theo Hêraclít đó là ngôn từ, là lời nói, tư
tưởng, học thuyết; logos chủ quan được ông hiểu như là chuẩn mực trong hoạt
động nhận thức của con người. Con người càng tiếp cận được cái logos này,
càng có khả năng nắm bắt logos khách quan của vạn vật. Bởi ai cũng có năng
lực bẩm sinh nhận thức về mình, coi năng lực nhận thức, tư duy là cái vốn có
trong con người. Hêraclít đã cho rằng, cái logos chủ quan đó trong con người
hoàn toàn có khả năng đồng nhất với cái logos khách quan vốn có của vũ trụ,
mặc dù khả năng này không phải lúc nào cũng diễn ra ở tất cả mọi người.
Logos vũ trụ tuy là cái tồn tại khác quan vĩnh hằng, thế nhưng nhiều người
trước khi nghe người khác nói về nó hoặc là lần đầu tiên khi nghe người khác
nói về nó đã không hiểu nó là gì. Logos chủ quan cái mà mọi người đều có,
song nhiều người do không nhận thức được cái khả năng vốn có đó của mình,
hoặc “không đếm xỉa đến nó”, nhưng vẫn tự cho mình là người có “trí tuệ đặc
biệt” nên họ đã không thể nhận thức được cái logos khách quan của vũ trụ và
“ngay cả khi đã có được một bài học cũng vẫn không hiểu”, không nhận thức
được nó là cái gì. Tuy vậy, không phải vì thế mà giữa logos khách quan của vũ
trụ với logos chủ quan của con người không có sự đồng nhất, thống nhất. Cái
logos chủ quan ở những nhà thông thái, những người mà trong linh hồn họ có
yếu tố lửa (sáng sủa, khô ráo) chiếm ưu thế so với yếu tố (ẩm ướt), thì chỉ là
logos chủ quan của những người đó mới không có sự khác biệt về chất so với
cái logos khách quan của vũ trụ. Do vậy, chỉ có những nhà thông thái, chỉ có
những người có linh hồn trí tuệ nhất, có cái logos tự nó phát triển mới có thể
nhận thức được cái logos khách quan của vũ trụ. Logos khách quan của vũ trụ
là vô hạn thì logos chủ quan trong con người cũng là vô hạn, vì logos chủ quan
phản ánh logos khách quan cho nên con người không thể tìm thấy giới hạn của
13



linh hồn, thậm chí cả khi “chúng ta tìm ra con đường đưa tới giới hạn đó,
chúng ta vẫn không thể tìm thấy cái logos của nó, bởi cái logos của nó là vô
cùng sâu xa”. Do đó theo Hêraclít cái logos chủ quan này trong con người có
thể tìm thấy sự đồng nhất, thống nhất của nó với cái logos khách quan của vũ
trụ bằng cách tự nhận thức. Khi con người tự nhận thức được chính mình thì
cái logos chủ quan vô cùng, sâu xa trong linh hồn con người sẽ đồng nhất,
thống nhất với logos vô tận của vũ trụ. Chính sự tự nhận thức này, theo
Hêraclít đã đưa con người đi từ lĩnh vực nhận thức thế giới nội tâm, đến lĩnh
vực nhận thức thế giới bên ngoài và trên con đường đó, thế giới nội tâm của
con người ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, sâu sắc được mở rộng và
phát triển, con người khi nhận thức chính mình ngày càng thu được nhiều tri
thức hơn.
Hêraclít cho rằng “mọi người đều có khả năng nhận thức bản thân và suy xét”
và logos thế giới con người (chủ quan) có khả năng phù hợp với logos thế giới
(khách quan). Từ đó ông suy ra rằng khả năng nhận thức logos của thế giới bên
ngoài của con người có thể được. Con đường đạt tới khả năng ấy bằng nổ lực bản
thân và quan hệ với logos thế giới sự vật bên ngoài.
Bằng con đường tự nhận thức, mà trước hết là tự nhận thức về chính mình,
hướng cái logos chủ quan, vốn có của mình theo cái logos khách quan vốn có của
vũ trụ, nói lên được chân lý và hành động tuân theo tự nhiên, nghe theo tiếng gọi
của tự nhiên, làm cho trí tuệ của mình tiếp cận sự bí ẩn, sâu xa của tự nhiên. Theo
Hêraclít con người hoàn toàn có thể nhận thức được cái logos khách quan là quy
luật vốn có của tự nhiên.
Cái làm nên độc đáo trong học thuyết về nhận thức của Hêraclít còn được thể
hiện ở chỗ, ông là người đầu tiên trong số các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã nhận
thấy vai trò quan trọng của nhận thức cảm tính và khẳng định tính tương đối của
nhận thức. Mặc dù rất đề cao vai trò của lý tính trong nhận thức, coi lý tính mới là
14



cái có thể lý giải các dữ liệu của cảm tính một cách đúng đắn nhất, coi trí thức đối
với những người có học là mặt trời thứ hai, song Hêraclít đánh giá rất cao vai trò
của các dự liệu cảm tính do các giác quan của con người đem lại, không có cảm
giác thì không có bất cứ nhận thức nào, coi trọng nhận thức cảm tính nhưng ông
không tuyệt đối hoá giai đoạn này, ông cho rằng thị giác thường bị lừa dối vì sự vật
chưa bộc lộ bản chất. Do đó muốn hiểu biết bản chất của sự vật thì phải đi đến nhận
thức lý tính. Điều đó được thể hiển sự hài hoà không nhìn thấy được, tốt hơn là sự
hài hoà nhìn thấy được, song những cái mà có thể nhìn thấy, nghe thấy được và
những cái có thể học được đều là những cái mà ông coi trọng.
Nói về tính tương đối của nhận thức, Hêraclít cho rằng: cái kết quả của nhận thức
có thể là khác nhau tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh. Theo Hêraclít ngày và đêm, tốt và
xấu, thiện và ác, lợi và hại, cũng như mọi sự đối lập khác đều có thể chuyển hoá cho
nhau, đều có thể tạo thành một chỉnh thể thống nhất (đối lập tạo ra hài hoà).
Với quan niệm như trên về tính tương đối của nhận thức, Hêraclít không thừa
nhận sự tồn tại của chân lý tuyệt đối trong nhận thức con người. Ông cho rằng: mọi
suy nghĩ của con người đều chỉ là trò tiêu khiển của trẻ con, so với trí tuệ của
thượng đế thì con người không có trí tuệ, so với thượng đế thì con người là ấu trĩ,
đây cũng là một vấn đề trong tư duy của Hêraclít làm nên tính độc đáo riêng của
ông về vấn đề nhận thức. Như vậy, với kiểu tư duy suy luận đặc thù đó là sự kết
hợp giữa trực giác thẩm mỹ với nhận thức triết học về thế giới, Hêraclít cho rằng
nhận thức thế giới là nhận thức logos vũ trụ. Nhận thức logos có nghĩa là nhận thức
tự nhiên, xã hội và nhận thức chính bản thân con người trong trạng thái đấu tranh
và hài hoà của những mâu thuẫn của chúng. Tri thức chân thật là tri thức về logos,
tức là quy luật của vũ trụ, logos chủ quan chỉ là phản ánh logos khách quan. Với
tính độc đáo và sâu sắc như vậy Hêraclít đã có những quan niệm đúng đắn về lý
luận nhận thức. Chính vì vậy, phép biện chứng cùng với lý luận nhận thức của ông
trên lập trường thế giới quan duy vật, đã ảnh hưởng lớn lao và mang ý nghĩa lịch sử
15



sâu sắc trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại nói chung, và đối với nhận
thức luận của triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng.
Đối với triết học biện chứng ngày nay soi vào thì việc không thừa nhận sự tồn tại
của chân lý tuyệt đối trong lý luận nhận thức thì quan niệm của ông là không đúng.
Bởi vì, với tư cách là sản phẩn của quá trình tư duy của con người nhận thức của thế
giới, mọi chân lý đều có tính khách quan, tính cụ thể, tính tuyệt đối và tính tương đối.
Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối và “mỗi chân lý
khao học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối”4.
Nhưng có thể nói, quan niệm của Hêraclít về tính tương đối của nhận thức con người
là một cống hiến to lớn khi nó khẳng định nhận thức của con người là một quá trình và
con người chỉ có thể nhận thức được thế giới khi có trí tuệ phát triển.
2.2. Lý luận nhận thức của Hêraclít tác động, ảnh hưởng đến nhận thức của
triết học Hy Lạp cổ đại
Mặc dù triết học Hêraclít khó hiểu, đầy bí ẩn, không có trường phái riêng,
nhưng sau khi ông mất có rất nhiều người lấy triết học của ông trong đó có phép
biện chứng và lý luận nhận thức làm đối tượng nghiên cứu. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu sự tác động ảnh hưởng của lý luận nhận thức trong triết học của
Hêraclít đến vấn đề nhận thức triết học Hy Lạp cổ đại thì chúng ta thấy rõ mối quan
hệ của phép biện chứng và lý luận nhận thức của Hêraclít ảnh hưởng rất lớn đến
nhận thức luận của triết học Hy Lạp cổ đại.
Sự ảnh hưởng đó được biểu hiện cụ thể là: khả năng nhận thức của con người,
vấn đề logos chủ quan, sự phù hợp giữa logos khách quan và logos chủ quan, vấn
đề chân lý.
-Khả năng nhận thức của con người
Với quan niệm sự “trôi đi, chảy đi” của vạn vật trong vũ trụ, Hêraclít không chỉ
thừa nhận sự vận động biến đổi thường xuyên liên tục là cái vốn có ở tất cả mọi sự
44 V.I. Lênin. Toàn tập, Nxb tiến bộ, Mãccơva, 1980, T18. Tr 383.

16



vật-hiện tượng; mà còn khẳng định con người có khả năng nhận thức được sự vận
động biến đổi ấy thông qua việc nắm bắt sự hài hoà, sự đấu tranh của các mặt đối
lập trong sự vật, hiện tượng và phản ánh chúng qua các khái niệm, phán đoán và
suy luận. Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn và khoa học đã được lịch sử
chứng minh là một phát hiện có gía trị lịch sử.
Trong khi đó có một số triết gia Hy Lạp cổ đại nhận thức không đúng về quan
niệm này: Cratin nhà triết học Hy Lạp cổ đại, lấy triết học Hêraclít làm đối tượng
nghiên cứu, nhưng ông ta hiểu sai lệch tư tưởng “dòng chảy” của Hêraclít và từ đó
đi đến quan niệm “chúng ta không thể khẳng định gì về một cái nào đó, bởi nó
luôn không ngừng trôi, nó đã kịp biến đổi trong lúc chúng ta còn đang khẳng định”
5

. Bởi vì điều quan trọng nhất đối với Cratin chỉ là nguyên lý chứ không phải là

những hệ quả được rút ra từ nguyên lý ấy. Với ông, nếu nguyên lý “mọi vật đều trôi
đi, chảy đi, không có cái gì đứng nguyên tại chỗ” mà Hêraclít đã đưa ra là đúng, thì
mọi hệ quả rút ra từ nguyên lý đó đều đúng, tức là không thể nói gì xác định về các
sự vật, quá trình luôn vận động và biến đổi không ngừng. Chính vì vậy, mà Cratin
đã đi tới khẳng định rằng, người ta không thể nhận thức được sự vật-hiện tượng vì
quá trình đang không ngừng vận động và biến đổi thường xuyên trong vũ trụ.
Với Hêraclít cho rằng nhận thức của con người là từ nhận thức cảm tính đến
nhận thức lý tính. Dênôn (490-430 tr.CN) thuộc trường phái triết học Ê-lê, tuy
không phủ nhận nhận thức của con người về quá trình vận động của sự vật, hiện
tượng trong lý luận nhận thức của Hêraclít. Song Dênôn lại cho rằng, vận động chỉ
là kết quả của nhận thức cảm tính, chứ không phải là kết quả của nhận thức lý tính
và ông ta đã cho rằng: giác quan của con người có thể nhận thức được vận động,
nhưng đó không phải là tri thức chân thực về sự vật, hiện tượng, do vậy nếu một
khi vận động được nhận thức bằng lý tính, thì lý tính sẽ mách bảo cho thấy thừa

nhận vận động là phi lý và có nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết được, Do đó
55 P.S. Ta ra nốp Sđd. Tr 119

17


thừa nhận vận động là sai lầm, nó không phải là tri thức chân thực, cho nên tồn tại
là bất biến, bất dộng. Ở đây Dênôn muốn chứng minh rằng không thể dùng trực
quan cảm tính để nhận thức sự vật mà phải dùng tư duy trừu tượng mới thấy thực
chất sự vật. Điều đó cũng có nghĩa ông phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, đề
cao vai trò của nhận thức lý tính.
Còn đối với các nhà triết học thuộc trường phái nguỵ biện khi lý giải và phát
triển học thuyết về dòng chảy của Hêraclít; họ đã thay thế luận điểm coi vũ trụ luôn
vận động với logos của nó, là thức đo nhận thức của con người, bằng luận điểm coi
nhận thức con người là thước đo vạn vật trong vũ trụ. Với Hêraclít thì con người
phải nắm bắt các logos của vũ trụ để hàng động theo tiếng gọi của nó. Còn các nhà
nguỵ biện này thì ngược lại vũ trụ tự nhiên phải tuân theo nhận thức của con người,
lắng nghe con người, hành động theo sự mong muốn của con người, bởi vì các nhà
nguỵ biện cho con người là thức đo vạn vật, cho nên họ cho rằng con người biến
đổi tự nhiên, bằng nhận thức chủ quan của mình theo nguyên tắc: con người cảm
nhận về tự nhiên như thế nào, thì tự nhiên phải tồn tại như thế ấy. Ở đây rõ ràng các
nhà nguỵ biện đã làm trái quy luật của nhận thức mà Hêraclít đã chỉ ra.
-Vấn đề logos chủ quan
Quan niệm của Hêraclít logos chủ quan là chuẩn mực trong hoạt động nhận
thức của con người “nhận thức của con người là thượng đế, là thần bảo hộ của
người đó”. Kế thừa và phát triển tư tưởng này của Hêraclít, nhà triết học duy tâm
Xôcrát (469-399 tr.CN) nhà triết học truyền khẩu thời cổ địa ở Hy Lạp, đã cho
rằng, nhận thức của con người chính là sự nhận thức của anh ta về bản thân mình.
Coi việc con người tự nhận thức về chính bản thân mình là phương tiện hiệu quả
nhất của nhận thức con người. Xôcrát cho rằng cái logos chủ quan hay lý tính con

người mà hướng vào nhận thức tự nhiên là can thiệp vào công việc của thần thánh,
đó là việc làm vô ích không chính đáng, vì mọi hiện tượng tự nhiên đều đã được
thần thánh an bài và con người không thể biết được gì về chúng. Theo Xôcrát
18


nhiệm vụ của logos chủ quan là đi tìm chân lý thông qua đàm thoại tranh luận, chứ
không phải là khám phá bản chất sự vật như Hêraclít. Tuy vậy, ở đây có một điều
cần lưu ý Xôcrát là người đầu tiên nhấn mạnh vai trò đặc biệt của khái niệm trong
nhận thức, khám phá ra chân lý đích thực bản chất sự vật, tức là phải hiểu nó ở mức
độ khái niệm, nếu không có khái niệm coi như là không có tri thức.
-Về sự phù hợp giữa logos chủ quan và logos khách quan
Khi tiếp thu và tiếp nhận quan niệm của Hêraclít về sự phù hợp giữa logos chủ
quan và logos khách quan, Arixtốt (384-322 tr.CN) là học trò của Platôn. Ông là
nhà triết học lớn nhất của Hy Lạp cổ đại, đã đi đến một quan niệm đúng đắn khi coi
tự nhiên là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai, tri thức bắt nguồn từ cảm giác, từ
tri thức về những sự vật đơn nhất, từ tri giác cảm tính đơn giản đến những đỉnh cao
của trừu tượng, từ nhận thức cái đơn nhất tiến đến nhận thức các giống loài, chủng
loại. Theo Arixtốt tri thức do cảm giác đem lại chỉ là kết quả của giai đoạn đầu
trong quá trình nhận thức, lý tính mới là cái giữ vai trò nhận thức khái quát, trừu
tượng và do vậy từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Arixtốt đã nêu lên mối
quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính (về điểm này
ông đã trình bày rõ hơn Hêraclít). Song Arixtốt đã sai lầm rơi vào quan điểm duy
tâm khi nói về logos chủ quan- nhận thức lý tính, ông cho rằng lý tính là “hình thức
của hình thức”, đối tượng của nhận thức lý tính là “những hình thức phi thể xác”
dẫn đến đối tượng của tư duy lại chính là sản phẩm của tư duy chứ không phải là
hiện thực khách quan.
Đối với các nhà triết học thuộc trường phái khắc kỷ, khi kế thừa và phát triển
quan điểm của Hêraclít về sự phù hợp giữa logos khách quan và logos chủ quan; họ
đã thừa nhận sự vật khách quan là cái đem lại trong cảm giác con người những biểu

tượng và chân lý sự phù hợp giữa cái logos khách quan và logos chủ quan. Tuy
nhiên, nếu Hêraclít logos được hiểu là: tính tất yếu khách quan, quy luật phổ biến
mà mọi sự vật, hiện tượng phải tuân theo; còn các nhà triết học phái khắc kỷ thì coi
19


logos chỉ được hiểu là số phận, là định mệnh. Họ đã khai thác triệt để quan niệm
của Hêraclít coi logos là cái gắn liền với sự công bằng, với sự thật, cái giúp cho con
người có khả năng điều chỉnh hành vi, chỉnh lý những vi phạm đạo đức; là thượng
đế có trí tuệ, duy nhất có sự sáng suốt, họ coi logos là đấng sáng thế, là thần linh
mang tính tích cực, chủ động, có khả năng sáng tạo ra thế giới. Với quan niệm này,
khi nói về đạo đức con người, họ vừa kêu gọi mọi người phải biết phục từng số
phận, tuân theo định mệnh, vừa kêu gọi mọi người phải biết khống chế bản thân, từ
bỏ lạc thú, khống chế cái bên ngoài để đạt tới cái tự do bên trong. Nói về quan niệm
này của họ C.Mác cho rằng: “Quan niệm của bậc hiền triết của phái khắc kỷ chủ
nghĩa hoàn toàn không phải là “cuộc sống không có sự phát triển sinh mệnh” mà
là cuộc sống hoạt động tuyệt đối- điều đó là xuất phát từ quan niệm của bậc hiền
triết đó về tự nhiên, một quan niệm kiểu Hêraclít, quan niệm năng động, phát
triển”.6
-Vấn đề chân lý
Với Hêraclít logos vũ trụ là chân lý, là tri thức khách quan về vạn vật trong quá
trình thường xuyên liên tục, đây là một quan niệm hết sức tiến bộ, nhưng Pitago
(490-420 tr.CN) nhà nguỵ biện nổi tiếng khi lý giải học thuyết dòng chảy của
Hêraclít , ông đã đi đến kết luận thái quá rằng nếu “mọi vật đều trôi đi, chảy đi,
không có cái gì đứng nguyên tại chỗ” thì như vậy chúng ta không thể nói gì chính
xác và chân thực về các sự vật đang không ngừng vận động trong “dòng chảy” vĩnh
hằng của vũ trụ. Do không ở thời điểm nào sự vật là cái đồng nhất với chính nó,
nên những gì chúng ta biết về nó đều là không chân thực, không phù hợp với hiện
thực, với sự hiện tồi của nó, do vật tri thức của chúng ta về sự vật chỉ là tương đối,
mang tính chủ quan, có điều kiện. Không có tri thức chân thực, chỉ có các “ý kiến”

chủ quan và mọi ý kiến đều chứa đựng những sai lầm hoặc đúng đắn như nhau, do
vậy mọi ý kiến, mọi phán đoán đều đúng cả, đều là chân lý; để phân biệt giá trị của
chúng, không cần phải căn cứ vào kết quả phản ánh đúng hay sai, mà phải căn cứ
66 C.Mác-Ăngghen, toàn tập, Nxb, CTQG, Hà nội. 1994, T3. Tr 181

20


vào cái lợi hay cái hại do chúng mang lại. Với quan niệm này ông cho rằng khi
chúng ta cảm giác như thế nào về sự vật thì sự vật tồn tại như thế ấy. Hạn chế trong
quan niệm của Pitago là ở chỗ chưa nhận thấy nền tảng khách quan của chân lý, có
những cái lợi với người này nhưng hại đối với người khác. Nhưng có ý nghĩa tích
cực đó là hoạt động của con người luôn luôn hướng tới những gì có lợi cho mình,
đây là tư tưởng đề cao con người, coi con người là trung tâm của mọi vấn đề triết
học. Trái ngược với quan điểm của Pitago, Platôn(427-347 tr.CN) cho rằng, nếu
không có gì là chân lý và sai lầm, mà chỉ có ý kiến hay phán đoán thì hoá ra cái mà
mỗi người cảm giác được đều là cái đang tồn tại, do vậy chúng ta buộc phải thừa
nhận thế giới các sự vật cảm tính tồn tại không như chúng ta nhận thức nó bằng lý
tính, không phải như nó vốn là nó, mà nó được đem lại cho chúng ta trong cảm
giác. Do đó tri thức về thế giới là cái không thể vượt ra khỏi giới hạn của cảm giác,
tư duy, mà tri thức chính là cảm giác, đồng thời với cảm giác, giới hạn ở cảm giác
dẫn đến kết luận cuối cùng được rút ra với tư cách của học thuyết về “dòng chảy”
là không có tri thức chân thực. Ở đây thế giới hiện thực luôn vận động đã được
Platôn cải biến đã trở thành thế giới các sự vật cảm tính tạm thời thoáng qua như
những cái bóng của ý niệm. Đồng nhất tồn tại bất biến duy nhất với ý niệm và chỉ
có thế giới ý niệm mới tồn tại vĩnh viễn chân thực và như vậy tri thức về thế giới
các sự vật cảm tính chỉ là tri thức mờ nhạt hư ảo, chứ không phải là chân lý. Theo
Platôn ý niệm là đối tượng của nhận thức chân lý, qúa trình nhận thức chân lý là
quá trình hồi tưởng lại những ý niệm. Như vậy Platôn coi đối tượng của nhận thức
chân lý không phải là giới tự nhiên mà là thực thể tinh thần, còn những sự vật cảm

tính là đối tượng của nhận thức theo dư luận, nghĩa là không phải là tri thức mà là
cái tương tự tri thức. Muốn hiểu biết chân lý phải bỏ mọi cái hữu hình, cảm tính,
phải nhắm mắt, bịt tai, phải đi sâu quan sát bản thân mình, cố gắng “hồi tưởng” lại
những gì mà linh hồn bất tử trước đó đã quan sát được trong thế giới ý niệm.

21


Theo quan điểm Arixtốt chống lại quan điểm Platôn coi “ý niệm” là đối tượng
của nhận thứ, là nguồn gốc của cảm giác, kinh nghiệm, nghệ thuật và tri thức khoa
học. Theo Arixtốt, nhận thức là cả một quá trình từ kinh nghiệm cảm tính đến nhận
thức lý tính. Ông chia nhận thức thành các bộ phận: kinh nghiệm-nghệ thuật-khoa
học. Kinh nghiệm gắn với cảm giác nhưng không phải là cảm giác mà là kết quả của
qúa trình từ cảm giác đến trí nhớ. Ông cho rằng đối tượng của tri thức khoa học là
tồn tại, của nghệ thuật là sự tái tạo lại sự vật nhờ khả năng hành động, cho nên lĩnh
vực nghệ thuật là sản xuất, còn lĩnh vực tri thức là sự trực quan sự vật, là lý thuyết, là
tư biện. Tri thức khác với kinh nghiệm. Kinh nghiệm là điểm xuất phát của tri thức
và nghệ thuật. Tri thức khoa học luôn luôn là chân lý.
Qua nghiên cứu sự tác động ảnh hưởng của lý luận nhận thức của Hêraclít đến
vấn đề nhận thức luận trong triết học Hy Lạp cổ đại, có thể nói mặc dù lúc sinh thời,
Hêraclít không tạo nên một trường phái triết học mang tên ông. Song sự phát triển tư
tưởng của rất nhiều nhà triết học Hy Lạp cổ đại sau ông, cả duy vật và duy tâm, ít
nhiều quan điểm về lý luận nhận thức của họ đều chịu ảnh hưởng tác động bởi lý
luận nhận thức của Hêraclít. Điều đó nó cũng góp phần chứng minh sự hình thành và
phát triển tư tưởng triết học là đúng quy luật. Đồng thời thông qua sự tác động ảnh
hưởng đó, cũng là một trong những căn cứ để đánh giá lý luận nhận thức trong hệ
thống triết học của Hêraclít một cách khách quan và khoa học.
3. Những cống hiếu và hạn chế của Hêraclít về lý luận nhận thức và ý
nghĩa phương pháp luận của nó
3.1. Những cống hiến về lý luận nhận thức trong triết học của Hêraclít

Học thuyết của Hêraclít về nhận thức được thừa nhận là một bước tiến lớn về
nhận thức thế giới của con người trong triết học Hy Lạp cổ đại, so với những nhà
triết học đương thời thì học thuyết về nhận thức của ông có nhiều điểm rất tiến bộ
đó là: ông đã trình bày những vấn đề chủ yếu trên cơ sở duy vật, đã nêu lên khả
năng nhận thức của con người là không có giới hạn; vì logos khách quan là vô hạn
22


thì logos chủ quan (nhận thức lý tính) cũng vô hạn, ngày nay chủ nghĩa duy vật
biện chứng và khoa học hiện đại chứng minh điều đó hoàn toàn chính xác. Ông đã
chỉ ra đối tượng của nhận thức trong đó giới tự nhiên là đối tượng chủ yếu mà nhận
thức của con người cần phải hướng vào để khám phá; ngoài ra Hêraclít còn coi trí
tuệ của con người cũng là đối tượng của nhận thức lý tính, có thể nói quan điểm
này của ông đã tiếp cận đến quan điểm duy vật biện chứng. Nhiệm vụ của nhận
thức là đạt sự nhận thức logos của sự vật hiện tượng, cơ sở của nhận thức và nghiên
cứu là từ cảm giác, nhận thức chịu sự chi phối của logos (quy luật); con đường
nhận thức trải qua hai giai đoạn từ nhận thức cảm tính rồi mới đến nhận thức lý
tính, trong đó ông nhất mạnh vai trò của cảm giác trong nhận thức và nó là đáng
quý, vì nó đã đem lại cho con người những hiểu biết ban đầu và giúp cho con người
phân biệt bề ngoài của các sự vật, đồng thời ông cũng chỉ ra hạn chế của cảm giác
đó là không chỉ ra cho con người nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng;
đối với nhận thức lý tính ông đã khẳng định được vai trò của nó: tư duy có giá trị vĩ
đại vì nó nói lên chân lý, ngoài ra ông còn nêu và bước đầu khẳng định: sự vận
động của tư duy cũng phải tuân theo quy luật. Vấn đề chân lý ông đã chỉ ra được
tính khách quan của chân lý và tính tương đối của nhận thức.
Có thể nói rằng quan niệm của Hêraclít về tính tương đối trong nhận thức của
con người là một cống hiến lớn, khi khẳng định nhận thức của con người là một
quá trình và con người chỉ có thể nhận thức được thế giới khi có trí tuệ phát triển.
Tư tưởng về vấn đề lý luận nhận thức của Hêraclít đã tiến kịp triết học thời hiện đại
xác định con đường nhận thức trải qua các giai đoạn từ trực quan sinh động rồi đến

tư duy trừu tượng, thực chất cũng là nhận thức cảm tính rồi mới nhận thức lý tính
và ông đã nêu lên tính tương đối của nhận thức, coi tư duy là cái phổ biến của mọi
con người; nhiệm vụ của nhận thức là đạt tới sự nhận thức của logos, của sự vật,
nghĩa là nhận thức phải chỉ ra được bản chất của sự vật.

23


Về linh hồn, Hêraclít cho rằng: linh hồn là một trạng thái quá độ của lửa.
Quan niệm này, dưới ánh sáng khoa học hiện đại, rõ ràng là sai lầm. Nhưng giá trị
triết học của luận điểm này là ở chỗ: ông đã đi tìm bản chất của tinh thần không
phải ở ngoài vật chất mà là ở chính thế giới vật chất, giá trị ấy có tính chất định
hướng cho sự tìm tòi bản chất đích thực của đời sống tinh thần
C.Mác và Ph.Ăngghen

đánh giá một cách đúng đắn giá trị triết học

Hêraclít, Khi nói về giá trị tư tưởng biện chứng và lý luận nhận thức của Hêraclít
Ăngghen đánh giá cao trong tác phẩm Chống Đuyrinh như sau: “Cái thế quan ban
đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết
học Hy Lạp thời cổ và lần đầu tiên đã được Hêraclít trình bày một cách rõ ràng:
mọi vật đề tồn tại và cũng không tồn tại, vì mọi vật đang trôi qua, mọi vật đều không
ngừng biến hoá, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong”7
3.2. Những hạn chế về lý luận nhận thức trong triết học của Hêraclít
Song khi nghiên cứu học thuyết về nhận thức của Hêraclít có những hạn chế
do quy định của thời đại mà ông không thể vượt qua. Hêraclít chưa thấy được
vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức và không thừa nhận chân lý tuyệt
đối trong nhận thức. Với quan điểm duy vật biện chứng thì việc không thừa nhận
sự tồn tại của chân lý tuyệt đối trong lý luận nhận thức của Hêraclít là không
đúng. Bởi vì, với tư cách là sản phẩm của quá trình con người nhận thức thế

giới, mọi chân lý đề có tính khách quan, tính cụ thể, tính tương đối và tính tuyệt
đối. Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối và
“mỗi chân lý khoa học, dù là có tính tương đối vẫn chứa đựng một yếu tố của
chân lý tuyệt đối” 8.
Cái làm nên sự độc đáo trong học thuyết về nhận thức của Hêraclít là lối tư
duy suy luận theo kiểu trực giác trí tuệ, nhưng đó cũng chính làm hạn chế trong
triết học của ông. Bởi vì, chính cái lối triết lý thông qua những câu văn, câu cách
77 C.Mác -Ph.Ăngghen, tuyển tập, tập 5 Sđd. Tr 34-35
88 V.I. Lênin, Toàn tập, bản tiếng việt, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.18, tr. 383

24


ngôn, lối triết lý bằng hình ảnh, hình tượng giàu biểu cảm. Chính lối viết trên
khiến cho tính rõ ràng, mạch lạc và nhất quán của tư duy logíc trở nên lu mờ và
nhiều khi còn bị phá vở bởi tính đa nghĩa trong lối hành văn có tính ẩn dụ,
những biểu cảm rất khó nhận ra trong các xét đoán, suy luận của ông. Mặt khác
trực giác là một phẩm chất đặc biệt, trực giác rút ra kết luận trực tiếp từ các tài
liệu cảm tính đến thẳng kết quả bỏ qua các khâu thao tác như phân tích, so sánh,
phán đoán cho nên nhiều người nghiên cứu rất khó hiểu là tất yếu đối với học
thuyết nhận thức của ông. Thậm chí như B.Rút xen là một đại biểu của phái chủ
nghĩa nguyên tử logíc cho rằng, lối tư duy suy luận trực giác của Hêraclít là lối
tư duy suy luận mang tính chất thần bí và phản khoa học về nguyên tắc, đánh giá
của B.Rútxen là một sai lầm. Bởi vì, B.Rútxen xuất phát từ lập trường triết học
duy tâm chủ quan và tư biện, lấy “lực lượng thuần tuý của trí tuệ” làm nguồn
gốc chủ yếu của nhận thức, cho yếu tố cấu thành nên tự nhiên không phải là các
sự vật của vật chất, mà là những đơn vị lôgíc, tức phán đoán trên cơ sở tri giác.
Coi sự vật, hiện tượng chỉ là một hình thức của tri giác, những mệnh đề nguyên
tử độc lập với nhau thể hiện sự kiện nguyên tử, từ đó nhờ phép tổ hợp và những
thao tác của tư duy, từ đó sẽ có được toàn bộ tri thức về thế giới, chứ không phải

nhận thức là kết quả phản ánh tự nhiên vào óc người chính vì vậy mà B.Rútxen
đã có quan niệm sai lầm về lối tư duy suy luận trực giác của Hêraclít.
Mặc dù quan quan niệm của Hêraclít về trực giác trí tuệ có điểm chưa rõ ràng,
song ông coi nó là sản phẩm của lửa (vật chất) nhờ nó mà con người nhận thức
được thế giới, ông cũng chưa bao giờ gắn nhận thức với vô vọng (một trạng thái
tâm lý phủ nhận ý thức cá nhân) trong quá trình nhận thức thế giới chỉ có vấn đề
mà Ăngghen đã nhận xét, với lối tư duy, suy luận theo kiểu trực giác trí tuệ khi
xem xét thế giới với tư cách một chỉnh thể, khi nhận thức thế giới ấy trong tính
chỉnh thể của nó, Hêraclít cũng như các nhà triết học Hy Lạp cổ đại khác, dù có
nắm đúng tính chất chung thì người Hy Lạp “chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân
25


×