Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT, HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA RỄ CÂY BỒ CÔNG ANH VIỆT NAM (Lactuca indica L.) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA pH ĐẾN HOẠT TÍNH CỦA CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THAM GIA XÉT GIẢI THƯƠNG
HỘI NGHỊ “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRẺ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ”
NĂM 2018 DÀNH CHO SINH VIÊN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT, HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA RỄ CÂY BỒ CÔNG ANH VIỆT NAM (Lactuca indica L.) VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA pH ĐẾN HOẠT TÍNH CỦA CAO

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Tự nhiên (Hóa học).

a


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THAM GIA XÉT GIẢI THƯƠNG
HỘI NGHỊ “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRẺ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ”
NĂM 2018 DÀNH CHO SINH VIÊN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT, HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA RỄ CÂY BỒ CÔNG ANH VIỆT NAM (Lactuca indica L.) VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA pH ĐẾN HOẠT TÍNH CỦA CAO

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Tự nhiên (Hóa học).
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Văn Lợi
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: KH1469A1, Khoa học Tự nhiên


Ngành học: Hóa học

Giới tính: Nam
Năm thứ: 04/Số năm đào tạo: 04

Người hướng dẫn: PGs.Ts. Tôn Nữ Liên Hương

a


i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... v
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... vi
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
1.4 Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 Tổng quan về thực vật ......................................................................................... 3
2.1.1 Khái quát về cây bồ công anh ....................................................................... 3
2.1.2 Giới thiệu về cây bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) .................... 3
2.1.2.1 Danh pháp và phân loại ............................................................................. 3
2.1.2.2 Đặc điểm thực vật ....................................................................................... 4
2.1.2.3 Sinh thái và phân bố ................................................................................... 4
2.1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................... 5

2.1.3.1 Trong nước .................................................................................................. 5
2.1.3.2 Ngoài nước ................................................................................................... 5
2.2 Vài nét về các đối tượng gây bệnh .................................................................... 12
2.2.1 Các chủng khuẩn, nấm gây bệnh ............................................................... 12
2.2.1.1 Staphylococcus aureus .............................................................................. 12
2.2.1.2 Bacillus subtilis .......................................................................................... 12
2.2.1.3 Lactobacillus fermentum ........................................................................... 12
2.2.1.4 Salmonella enterica ................................................................................... 12
2.2.1.5 Escherichia coli.......................................................................................... 12
2.2.1.6 Pseudomonas aeruginosa .......................................................................... 13
2.2.1.7 Klebsiella pneumoniae ............................................................................... 13
2.2.1.8 Candida albican ......................................................................................... 13
2.2.2 Các dòng tế bào ung thư ............................................................................. 13
2.2.2.1 Tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa) .......................................................... 13
2.2.2.2 Tế bào ung thư phổi (A549) ..................................................................... 14


ii
2.2.2.3 Tế bào ung thư tuyến tụy (PANC-1) ....................................................... 14
2.2.2.4 Tế bào ung thư gan (Hep-G2) .................................................................. 14
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
....................................................................................................................................... 15
3.1 Lựa chọn dung môi ............................................................................................ 15
3.2 Kỹ thuật chiết rắn-lỏng...................................................................................... 16
3.2.1 Kỹ thuật chiết ngấm kiệt ............................................................................. 16
3.2.2 Kỹ thuật chiết ngâm dầm ............................................................................ 17
3.2.3 Kỹ thuật chiết bằng hệ thống chiết soxhlet ............................................... 18
3.3 Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng .................................................................................... 19
3.4 Sắc ký lớp mỏng (Thin layer chromatography, TLC) .................................... 20
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .................. 22

4.1 Phương tiện ......................................................................................................... 22
4.1.1 Dụng cụ ......................................................................................................... 22
4.1.2 Hóa chất ........................................................................................................ 22
4.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 24
4.2.1 Điều chế các cao phân đoạn ........................................................................ 24
4.2.2 Khảo sát thành phần dưỡng chất ............................................................... 25
4.2.2.1 Xác định hàm lượng carotenoid .............................................................. 25
4.2.2.2 Xác định hàm lượng protein thô ............................................................. 26
4.2.2.3 Xác định hàm lượng xơ trung tính .......................................................... 27
4.2.2.4 Xác định hàm lượng xơ acid .................................................................... 28
4.2.2.5 Xác định hàm lượng khoáng tổng ........................................................... 29
4.2.2.6 Xác định hàm lượng phosphorus ............................................................ 29
4.2.3 Khảo sát hoạt tính sinh học......................................................................... 31
4.2.3.1 Khả năng kháng oxy hóa DPPH .............................................................. 31
4.2.3.2 Khả năng kháng khuẩn, nấm .................................................................. 32
4.2.3.3 Khả năng gây độc tế bào ung thư ............................................................ 33
4.2.4 Khảo sát ảnh hưởng của pH đến cao chiết ................................................ 33
4.3 Xử lý số liệu......................................................................................................... 33
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 34
5.1 Kết quả ................................................................................................................ 34
5.1.1 Khảo sát thành phần dưỡng chất ............................................................... 34
5.1.2 Khảo sát hoạt tính sinh học......................................................................... 37


iii
5.1.2.1 Khả năng kháng oxy hóa DPPH .............................................................. 37
5.1.2.2 Khả năng kháng khuẩn, nấm và gây độc tế bào ung thư ..................... 43
5.1.3 Khảo sát ảnh hưởng của pH đến các nhóm chất trong cao chiết ............ 44
5.2 Thảo luận ............................................................................................................ 45
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 46

6.1 Kết luận ............................................................................................................... 46
6.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 47
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 49


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Tổng hợp các thành phần hóa học trong cây đã được phân lập. ....................... 7
Bảng 2. Kết quả khảo sát hàm lượng carotenoid. ......................................................... 34
Bảng 3. Kết quả khảo sát hàm lượng protein thô. ......................................................... 35
Bảng 4. Kết quả khảo sát hàm lượng xơ trung tính. ..................................................... 35
Bảng 5. Kết quả khảo sát hàm lượng xơ acid. .............................................................. 35
Bảng 6. Kết quả khảo sát hàm lượng khoáng tổng. ...................................................... 35
Bảng 7. Kết quả khảo sát hàm lượng phosphorus. ........................................................ 36
Bảng 8. So sánh kết quả thành phần dưỡng chất các bộ phận của cây. ........................ 36
Bảng 9. Quy trình thử nghiệm với đối chứng Vitamin C. ............................................ 38
Bảng 10. Kết quả đo mật độ quang OD của đối chứng Vitamin C............................... 38
Bảng 11. Quy trình thử nghiệm với cao tổng................................................................ 39
Bảng 12. Kết quả đo mật độ quang OD của cao tổng. .................................................. 39
Bảng 13. Quy trình thử nghiệm với cao n-Hex. ............................................................ 40
Bảng 14. Kết quả đo mật độ quang OD của cao n-Hex. ............................................... 40
Bảng 15. Quy trình thử nghiệm với cao DC. ................................................................ 41
Bảng 16. Kết quả đo mật độ quang OD của cao DC. ................................................... 41
Bảng 17. Quy trình thử nghiệm với cao Ea. ................................................................. 42
Bảng 18. Kết quả đo mật độ quang OD của cao Ea. ..................................................... 42
Bảng 19. Kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hóa DPPH. ........................................ 43
Bảng 20. Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn, nấm. ............................................. 43
Bảng 21. Kết quả khảo sát khả năng gây độc tế bào ung thư. ...................................... 44



v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Thân, lá, hoa và quả bồ công anh Việt Nam. ..................................................... 4
Hình 2. Kỹ thuật chiết ngấm kiệt (percolation). ........................................................... 16
Hình 3. Kỹ thuật chiết ngâm dầm (maceration). .......................................................... 17
Hình 4. Chiết bằng máy soxhlet.................................................................................... 18
Hình 5. Phương pháp chiết lỏng-lỏng. .......................................................................... 19
Hình 6. Một số dung môi chính được sử dụng trong đề tài. ......................................... 22
Hình 7. Nguyên liệu rễ cây bồ công anh Việt Nam. ..................................................... 24
Hình 8. Sơ đồ điều chế các cao phân đoạn. .................................................................. 25
Hình 9. Dịch chiết petroleum ether chứa carotenoid. ................................................... 34
Hình 10. Vô cơ hóa mẫu rễ cây bồ công anh Việt Nam. .............................................. 34
Hình 11. Dung dịch đo mật độ quang OD dùng để định lượng phosphorus. ............... 36
Hình 12. Sự chuyển màu của dung dịch DPPH. ........................................................... 37
Hình 13. Biểu đồ thể hiện khả năng kháng oxy hóa DPPH của Vitamin C. ................ 38
Hình 14. Biểu đồ thể hiện khả năng kháng oxy hóa DPPH của cao tổng. ................... 39
Hình 15. Biểu đồ thể hiện khả năng kháng oxy hóa DPPH của cao n-Hex. ................ 40
Hình 16. Biểu đồ thể hiện khả năng kháng oxy hóa DPPH của cao DC. ..................... 41
Hình 17. Biểu đồ thể hiện khả năng kháng oxy hóa DPPH của cao Ea. ...................... 42
Hình 18. Ảnh hưởng của pH đến cao chiết tại các thời điểm. ...................................... 44


vi
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG SINH .......................................... 49
Phụ lục 2. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH ĐỘC TẾ BÀO ........................................... 50
Phụ lục 3. KẾT QUẢ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, ĐỘC UNG THƯ ................ 51
Phụ lục 4. BẢNG KẾT QUẢ THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT TOÀN CÂY BỒ
CÔNG ANH VIỆT NAM .............................................................................................. 52



vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
ADF
ADR
A549
DC
DMSO
DPPH
Ea
EtOH
HeLa
Hep-G2
HL-60
HPLC
IC50
MeOH (Me)
MIC
MTT
NDF
NDR
n-Hex
PANC-1
PBS
PE
TCVN
WST-8

Acid Detergent Fibre

Acid Detergent Reagent
Human Lung cancer cells
Dichloromethane
Dimethyl sulfoxide
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
Ethyl acetate
Ethanol
Humen Cervix cancer cells
Human Hepatocellular cancer cells
Human Leukemia cancer cells
High performance liquid chromatography
The half maximal inhibitory concentration
Methanol
Minimum Inhibitory Concentration
Thiazolyl blue tetrazolium bromide (3-(4,5-dimethyl-2- thiazolyl)2,5-diphenyl-2H-tetrazolium bromide)
Neutral Detergent Fibre
Neutral Detergent Reagent
n-Hexane
Human Pancretic cancer cells
Phosphate Buffered Saline
Petroleum ether 60-90
Tiêu chuẩn Việt Nam
2-(2-Methoxy-4-nitrophenyl)-3-(4-nitrophenyl)-5-(2,4disulfophenyl)-2H-tetrazolium sodium salt


1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Bồ công anh là tên thường gọi của ít nhất 3 loài cây đều có ở nước ta: bồ công anh
Việt Nam (Lactuca indica L., Dandelion), bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum

officinale Wigg., bồ công anh lùn) và cây Chỉ thiên (Elephantopus scaber L.). Theo GS.
Đỗ Tất Lợi, cả ba loài cây trên đều có tên là cây bồ công anh, vừa là cây rau, cây thuốc
và được dùng làm trà. Nhưng do tính dược khác nhau của mỗi loài cây, nhất là trong các
toa thuốc nam trị bệnh có liên quan đến sức khỏe con người, người dùng nên cần phải
phân biệt rõ ràng đặc điểm thực vật và tính năng dược liệu của ba loài cây này để tránh
sự ngộ nhận đáng tiếc xảy ra.
Bồ công anh Việt Nam được biết đến là một loài rau ăn giàu giá trị dinh dưỡng, thu
hái rất dễ dàng. Nhân dân ta thường dùng lá, lá có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử
dụng. Một số người hái cả cây, cả rễ cắt nhỏ, phơi khô để dùng. Trong y học dân gian,
bồ công anh Việt Nam có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc,
tiêu viêm tán kết và được sử dụng trong điều trị một số bệnh như: mụn nhọt, ăn uống
khó tiêu, đau dạ dày, viêm tuyến sữa ở phụ nữ,… [1-3]
Nhiều nghiên cứu về phần trên mặt đất của loài Lactuca indica L. tại các quốc gia
trên thế giới đã công bố về khả năng ức chế tế bào ung thư gan Hep-G2 [4,5], tế bào ung
thư máu HL-60 [6,7], khả năng ngăn cản tế bào ung thư bàng quang bởi lây nhiễm độc
tố từ Escherichia coli [6],…
Những năm gần đây, nhân dân truyền tai nhau nhiều thông tin về khả năng thần kỳ
của dịch chiết từ rễ của bồ công anh Việt Nam có thể tiêu diệt các dòng tế bào ung thư,
đặc biệt là tế bào ung thư gan. Nhiều bệnh nhân ung thư gan, sau khi sử dụng dịch chiết
từ rễ của loài này cũng đã nhận định rằng: sức khỏe có tiến triển, cơ thể dần hồi phục,
ăn uống ngon miệng,… Trước đó, khả năng chữa bệnh ung thư của cây bồ công anh
cũng được nhắc tới khi các nhà khoa học tại Đại học Windsor (Canada) nghiên cứu và
phát hiện chiết xuất từ rễ loài bồ công anh khiến cho các tế bào ung thư gan bị suy yếu
và chết, nhưng loài bồ công anh được nhắc đến trong nghiên cứu trên là loài Taraxacum
officinale Wigg. thay vì là loài Lactuca indica L. như trong nhân dân truyền tai nhau [8].
Mặt khác, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt
tính sinh học của cây Lactuca indica L., nhưng ở nước ta, các công trình nghiên cứu về
thành phần hóa học và tiềm năng sinh học của cây bồ công anh Việt Nam được công bố
vẫn còn hạn chế.
Nghiên cứu này nhằm bước đầu đánh giá về giá trị dinh dưỡng, một vài đặc điểm

sinh học của phần rễ cây bồ công anh Việt Nam được thu hái tại thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng, Việt Nam, cũng như đóng góp vào nghiên cứu trong nước và thế giới về loài
này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bước đầu đánh giá về thành phần dưỡng chất, một số hoạt tính sinh học của cao
chiết từ rễ cây bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) và khảo sát ảnh hưởng của pH
đến thành phần các nhóm chất trong cao chiết.


2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cây bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) được thu hái
tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam vào tháng 06/2017. Mẫu nghiên cứu
được TS. Đặng Minh Quân giám định tên khoa học là Lactuca indica L., họ Cúc
(Asteraceae).
Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện trên rễ cây và các dịch chiết từ rễ cây
bồ công anh Việt Nam. Nghiên cứu về một vài chỉ tiêu thành phần dưỡng chất, hoạt tính
sinh học (khả năng kháng oxy hóa DPPH, khả năng kháng khuẩn, nấm và khả năng gây
độc tế bào ung thư) và ảnh hưởng của pH đến các nhóm chất trong cao chiết.
1.4 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 6/2017 đến 11/2017, tại phòng Hóa Hữu cơ, khoa
Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Cần Thơ.


3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về thực vật
2.1.1 Khái quát về cây bồ công anh
Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L., Dandelion), bồ công anh Trung Quốc
(Taraxacum officinale Wigg., bồ công anh lùn) và cây Chỉ thiên (Elephantopus scaber

L.) đều là các loài cây có ở nước ta với tên thường gọi là bồ công anh.
Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) được sử dụng phổ biến, nhất là tại phía
Bắc và Bắc Trung Bộ. Đặc điểm nhận biết là cây cao khoảng 0,6-2m, có thể cao hơn tùy
điều kiện sống. Thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc ít cành. Lá có nhiều hình dạng,
lá phía dưới dài 13-25 cm, rộng 1,5-11 cm. Bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch
màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. Cụm hoa màu vàng [2].
Bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum officinale Wigg.) mọc hoang và được trồng
vài nơi ở nước ta, nhất là tại các miền núi cao như Tam Đảo, Sa Pa,… Đặc điểm là cây
có rễ trụ, lá mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá cắt thành thùy nhỏ như răng nhọn, từ giữa
lá mọc lên cuống cụm hoa màu vàng, khi già quả có lông trắng xếp thành hình cầu [2].
Cây Chỉ thiên (Elephantopus scaber L.) phân bố ở khắp nơi. Cây này ở miền nam
thường được gọi là bồ công anh. Đặc biệt ở miền nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây)
người ta dùng như cây bồ công anh Trung Quốc [2]. Với các đặc điểm như lá mọc chụm
ở mặt đất, thân cao 30-40 cm, chẻ nhánh và mang ít lá nhỏ. Hoa nhỏ gắn 3-4 hoa thành
nhiều hoa trong một tổng bao ba lá, hoa cao 1,5 cm, bế quả 4-5 cm, có 5 sợi tơ [1].
2.1.2 Giới thiệu về cây bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.)
2.1.2.1 Danh pháp và phân loại
Tên khoa học: Lactuca indica L..
Họ: Asteraceae (họ Cúc).
Tên gọi Việt Nam: Rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời,
rau mũi cày, lin hán (dân tộc Tày), lày máy (dân tộc Dao),… [2].
Tên nước ngoài: Indian lettuce (Anh), laitue indienne, laitue d' Inde (Pháp) [2].
Tên đồng nghĩa: Lactuca squarrosa Miq., L. brevirostris Champ.
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae
Chi (genus): Lactuca
Loài (species): L. indica



4
2.1.2.2 Đặc điểm thực vật [2]
Cây bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) là một loại thực vật thân thảo, mọc
đứng, sống một hoặc hai năm. Mùa ra hoa và mùa quả vào khoảng tháng 6 đến tháng 9
hằng năm.

Hình 1. Thân, lá, hoa và quả bồ công anh Việt Nam.
Thân: không có lông, cao khoảng 0,6-2 m, thân thường mọc đơn hoặc chẻ nhánh
ở phần trên.
Lá: mọc so le, gần như không có cuống. Phiến lá thuôn dài hoặc dạng hình mũi
mác, kích thước phiến lá dài từ 13-25 cm, rộng từ 1,5-11 cm, đầu lá nhọn, đuôi lá hình
nêm hoặc men cuống, cuống lá thường ngắn hoặc men cuống tới tận nách lá. Mép lá
nguyên hoặc xẻ thùy hoặc có răng cưa thô to. Mặt trên phiến lá màu xanh lục, mặt dưới
xanh xám. Các lá mọc ở phía trên gần đỉnh ngọn sinh hoa thường nhỏ hơn và thẳng.
Hoa: mọc ở đầu ngọn, đầu cành. Hoa tự hình chùy, đầu cụm hoa có chiều rộng
khoảng 2 cm; cuống dài 10-25 mm, mọc thẳng. Tổng bao hình trụ, kích thước chùm hoa
thường cao 10-13 cm, rộng 5-6 mm, các lá bắc không lông, màu tía, các lá ngoài hình
trứng, dài 2-3 mm, các lá trong hình trứng hay mũi mác, các lá bắc tận trong cùng hình
mũi mác. Mỗi cây thường có 21-27 hoa, hoa có nhiều cánh màu vàng nhạt, kích thước
hoa 12-13 mm.
Quả bế: quả bế hình elip, phẳng, màu đen, kích thước quả dài 4-4,5 mm, rộng 2,3
mm, mỏ quả dài 1-1,5 mm.
Mào lông: màu trắng gắn liền quả dài 7-8 mm.
Cây dễ nhầm lẫn: bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus L.), chicory, wild endive
(Anh), chicorée (Pháp).
2.1.2.3 Sinh thái và phân bố [2]
Lactuca là một chi tương đối lớn, gồm những cây sống một năm, vài loài sống
nhiều năm, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Bắc bán cầu.

Ở Ấn Độ, có khoảng 25 loài. Việt Nam cũng có hơn 10 loài. Trong đó, bồ công
anh Việt Nam là loài phân bố phổ biến nhất, ở hầu hết các tỉnh từ miền núi đến đồng


5
bằng. Độ cao phân bố thường không quá 1500 m. Cây cũng gặp ở nhiều nước khác như
Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Nhật Bản,…
Bồ công anh là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trên những nơi đất tương đối
màu mỡ, nhất là các bãi bồi ven sông, vườn bỏ hoang hoặc nương rẫy. Hàng năm, cây
con mọc từ hạt thường xuất hiện vào cuối mùa xuân. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa
hè, ra hoa quả vào đầu mùa thu và sau đó tàn lụi. Hạt giống có túm lông ở đỉnh, nhờ gió
phát tán đi khắp nơi. Vài năm trở lại đây, nhiều cơ sở chữa bệnh y học dân tộc đã trồng
thêm cây thuốc này.
Bồ công anh không kén đất, có khả năng thích nghi rộng nên được trồng phổ biến
ở các vườn thuốc của trạm xá, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu để hướng dẫn học
tập và khai thác sử dụng. Cả cây bồ công anh được thu hái vào tháng 5 đến tháng 7, lúc
này cây chưa ra hoa. Thường dùng tươi làm rau ăn và thuốc đắp hoặc phơi khô.
2.1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.3.1 Trong nước
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào được công bố về thành phần hóa học cũng
như hoạt tính sinh học của cây bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.).
2.1.3.2 Ngoài nước
Nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây bồ
công anh Việt Nam đã được tiến hành ở một số nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà
Lan,... với nhiều công trình đã được công bố.
Năm 2003, Sheng-Yang Wang và cộng sự đã khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và
tính chất của các chất được tách từ cây Lactuca indica L. Kết quả cho thấy chiết xuất từ
Lactuca indica L. có khả năng thu giữ các gốc tự do hoạt động, giảm stress oxy hóa
trong bệnh bạch cầu promyelocytic HL-60 của tế bào người. Hơn nữa, chiết xuất của
Lactuca indica L. gần như ức chế hoàn toàn sản xuất nitric oxide và các biểu hiện mRNA

của chất cảm ứng enzym tổng hợp nitric oxide, với liều 100 μg/mL, trong các đại thực
bào RAW264.7. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu đã phân lập được 6 hợp chất
protocatechulic acid, methyl p-hydroxybenzoate, caffeic acid, 3,5-dicaffeoylquinic acid,
luteolin 7-O-α-glucopyranoside và quercetin 3-O-α-glucopyranoside [7].
Năm 2007, Ki Hyun Kim và cộng sự đã phân lập 7 dẫn xuất quinic acid như 3,4di-O-caffeoylquinic acid, 3,5-di-O-caffeoyl-muco-quinic acid, 3,5-di-O-caffeoylquinic
acid, 4,5-di-O-caffeoylquinic acid, 5-O-caffeoylquinic acid, 3-O-caffeoylquinic acid và
5-O-(E)-p-coumaroylquinic acid. Và 5 dẫn xuất flavonoid như quercetin 3-O-α-Lrhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside, quercetin 5-O-β-D-glucopyranoside,
luteolin 7-O-β-D-glucuronide, 20-dihydroxy-7-O-β-D-glucuronylflavone, quercetin 3O-β-D-glucopyranoside các hợp chất đã được thử hoạt tính bảo vệ gan ở qui mô ống
nghiệm [4].
Năm 2007, Yi-Hsuan Chen và công sự đã đánh giá tác dụng kháng sinh của dịch
chiết ethanol của Lactuca indica L. trên dòng tế bào ung thư bạch cầu HL-60 của người
và các thành phần tạo nên hoạt tính của dịch chiết. Kết quả cho thấy dịch chiết có tác


6
dụng gây độc tế bào mạnh mẽ, chống lại tế bào HL-60, giá trị IC50 là 313 μg/mL. Dịch
chiết này chứa 5% các hợp chất phenolic, như quercetin, caffeic acid, rutin, và
chlorogenic acid. Trong số 4 hợp chất phenolic hoạt động, quercetin đã được tìm thấy là
hiệu quả nhất trong việc ức chế đối với khả năng tồn tại trong tế bào và biến đổi các
chức năng của ty thể [9].
Năm 2008, Ki Hyun Kim và cộng sự đã cô lập được 7 terpene và 5 phenolic, bao
gồm: trans-phytol, 3-β-hydroxyglutin-5-ene, 5,6-epoxy-3-hydroxy-7-megastigmen-9one, 11-β-13-dihydrolactucin, 2-phenylethyl-β-D-glucopyranoside, cichorioside B, 1hydroxylinaloyl-6-O-β-D-glucopyranoside,
(6S,9S)-roseoside,
benzyl-β-Dglucopyranoside, 2-(3-O-β-D-glucopyranosyl 4-hydroxyphenyl)-ethanol, 3-(β-Dglucopyranosyloxymethyl)-2-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-5-(3-hydroxypropyl)-7methoxydihydrobenzofuran, và (+)-taraxafolin-B [10].
Năm 2010, Ki Hyun Kim và cộng sự đã phân lập 1 hợp chất là
di-E-caffeoyl-meso-tartaric acid từ dịch chiết methanol của phần trên mặt đất của cây
Lactuca indica L. trong dòng tế bào gan HBV-transfected nhân Hep-G2.2.15, hợp chất
này có hiệu quả giảm nồng độ HBV DNA trong việc giải phóng các hạt HBV trưởng
thành từ việc nuôi cấy Hep-G2.2.15 [5].
Năm 2011, Petra Lüthje và cộng sự đã nghiên cứu khả năng ngăn cản tế bào ung

thư bàng quang bởi Escherichia coli của dịch chiết Lactuca indica L.. Kết quả cho thấy
rằng ngoài tác dụng lợi tiểu, Lactuca indica L. còn có các tác dụng trực tiếp trên tế bào
biểu mô có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng Escherichia coli [6].
Năm 2016, Chang Ik Choi và cộng sự đã cô lập được 8 hợp chất phenolic, gồm
apigenin, luteolin, isoquercitrin, chlorogenic acid, protocatechuic acid, phydroxymethyl benzoic acid, trans-cinnamic acid, và p-coumaric acid. Trong đó các
hợp chất luteolin, isoquercitrin, chlorogenic acid và p-hydroxymethyl benzoic acid là
chất kháng oxy hóa hoạt động với giá trị IC50 trong khoảng 35,5-52,5 μM. Ngoài ra,
apigenin và luteolin ức chế hoạt động α-glucosidase với giá trị IC50 lần lượt có giá trị tại
96,4 và 100,7 μM [11].
Thông qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học chính trong cây bồ
công anh Việt Nam (Lactuca indica L.) là các các dẫn xuất của quinic acid, flavonoid,
một số loại terpenoid, hợp chất có thành phần chứa phenolic và các hợp chất khác
[4,5,7,10,11]. Được thể hiện trong Bảng 1 như sau:


7
Bảng 1. Tổng hợp các thành phần hóa học trong cây đã được phân lập.
TT

Tên gọi

Các dẫn xuất của quinic acid
1

3-O-caffeoylquinic acid
(R1 = caffeoyl, R2 = H, R3 = H)

2

3,4-Di-O-caffeoylquinic acid

(R1 = caffeoyl, R2 = caffeoyl, R3
= H)

3

3,5-Di-O-caffeoylquinic acid
(R1 = caffeoyl, R2 = H, R3 =
caffeoyl)

4

4,5-Di-O-caffeoylquinic acid
(R1 = H, R2 = caffeoyl, R3 =
caffeoyl)

5

5-O-caffeoylquinic acid
(R1 = H, R2 = H, R3 = caffeoyl)

6

5-O-(E)-p-coumaroylquinic
acid
(R1 = H, R2 = H, R3 = (E)-pcoumaroyl)

7

3,5-Di-O-caffeoyl-muco-quinic
acid

(R4 = caffeoyl, R5 = caffeoyl)

Flavonoid
8

Luteolin

9

Apigenin

Công thức


8
10

Quercetin 3-O-α-Lrhamnopyranosyl (1→6)-β-Dglucopyranoside

11

Quercetin 3-O-β-Dglucopyranoside

12

Quercetin 5-O-β-Dglucopyranoside

13

5,20-Dihydroxy-7-O-β-Dglucuronylflavone


14

Luteolin 7-O-β-D-glucuronide

Terpenoid
15

Trans-phytol

16

1-Hydroxylinaloyl-6-O-βD-glucopyranoside

17

3-β-Hydroxyglutin-5-ene


9
18

Cichorioside B

19

11β-13-Dihydrolactucin

20


5,6-Epoxy-3-hydroxy-7megastigmen-9-one

Các hợp chất có thành phần phenolic
21

2-(3-O-β-DGlucopyranosyl-4hydroxyphenyl)-ethanol

22

3-(β-DGlucopyranosyloxymethyl
)-2-(4-hydroxy-3methoxyphenyl)-5-(3hydroxypropyl)-7methoxydihydrobenzofuran

23

Protocatechuic acid

24

(+)-Taraxafolin-B


10
25

p-hydroxymethyl
benzoic acid

26

p-coumaric acid


27

Chlorogenic acid

28

Di-E-caffeoyl-mesotartaric acid

29

Methyl
p-hydroxybenzoate

30

Caffeic acid

Các hợp chất khác
31

2-Phenylethyl-β-Dglucopyranoside

32

(6S,9S)-Roseoside


11
33


Benzyl-β-Dglucopyranoside

34

Trans-cinnamic acid


12
2.2 Vài nét về các đối tượng gây bệnh
2.2.1 Các chủng khuẩn, nấm gây bệnh
2.2.1.1 Staphylococcus aureus [12]
- Hình thái: Staphylococcus aureas hay tụ cầu vàng là những cầu khuẩn, có đường
kính từ 0,8-1,0 μm và đứng thành chùm nho, bắt màu Gram (+), không nha bào, thường
không có vỏ.
- Nuôi cấy: tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10-45 oC
và nồng độ muối cao tới 10%. Thích hợp ở cả điều kiện hiếu và kỵ khí.
- Khả năng gây bệnh: tụ cầu vàng thường ký sinh ở mũi họng và có thể cả ở da. Vi
khuẩn này gây bệnh cho người suy giảm đề kháng hoặc chúng có nhiều yếu tố độc lực.
Có khả năng gây các bệnh như: mụn nhọt sinh mủ, các ổ áp xe (gan, phổi, não, tủy
sống,…), viêm xương, viêm phổi,…
2.2.1.2 Bacillus subtilis [12]
- Hình thái: Bacillus subtilis hay trực khuẩn cỏ khô có dạng trực khuẩn nhỏ và
ngắn, hai đầu tròn, bắt màu Gram (+), kích thước chiều rộng 0,5-0,8 μm, chiều dài 1,53 μm, thường đứng đơn lẻ hoặc tạo thành chuỗi ngắn. Vi khuẩn có khả năng di động, có
từ 8-12 chiên mao.
- Nuôi cấy: nuôi cấy trong môi trường hiếu khí (nhưng có khả năng phát triển trong
môi trường thiếu oxy), nhiệt độ tối ưu 37 oC, thích hợp tại pH từ 7-7,4.
2.2.1.3 Lactobacillus fermentum [12]
- Lactobacillus fermentum là vi khuẩn Gram (+) có lợi cho sức khỏe con người và
động vật. Là vi khuẩn ưa ẩm, có nhu cầu dinh dưỡng phức tạp.

- Nuôi cấy: Vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường acid pH từ 5,5-6,2, chúng tồn
tại được ở cả pH dưới 5. Nhiệt độ phát triển tối ưu từ 30-40 oC, phù hợp với thân nhiệt
cơ thể người.
2.2.1.4 Salmonella enterica [12]
- Hình thái: là trực khuẩn Gram (–), có nhiều chiên mao ở xung quanh thân.
- Nuôi cấy: thích hợp ở cả hiếu và kỵ khí, phát triển được trên các môi trường nuôi
cấy thông thường.
2.2.1.5 Escherichia coli [12]
- Hình thái: Escherichia coli (E. coli) là trực khuẩn Gram (–). Phát triển dễ dàng
trên các môi trường nuôi cấy thông thường, cả hiếu và kỵ khí. Kích thước chiều dài 23 μm, rộng 0,5 μm, đôi khi trong môi trường nuôi cấy có thể dài đến 6-8 μm.
- Nuôi cấy: phát triển được ở nhiệt độ 15-40 oC, tốt nhất là 37 oC, pH thích hợp vào
khoảng 7-7,2.


13
- Khả năng gây bệnh: trong đường tiêu hóa, E. coli chiếm khoảng 80% các vi khuẩn
hiếu khí. Nhưng E. coli cũng là vi khuẩn gây bệnh quan trọng, nó đứng đầu trong các vi
khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, đứng hàng đầu
trong các căn nguyên gây nhiều bệnh khác như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn
vết thương.
2.2.1.6 Pseudomonas aeruginosa [12]
- Hình thái: Pseudomonas aeruginosa hay trực khuẩn mủ xanh là vi khuẩn Gram
(–), thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn, hai đầu tròn. Kích thước rộng 0,5-1,0 μm,
dài 1,5-5,0 μm. Có một chiên mao duy nhất ở một cực. Các nhung mao (pili) của trực
khuẩn mủ xanh dài khoảng 6 nm, là nơi tiếp nhận nhiều loại phage và giúp cho vi khuẩn
gắn kết vào bề mặt của tế bào vật chủ. Trực khuẩn mủ xanh không sinh nha bào.
- Nuôi cấy: trực khuẩn mủ xanh dễ dàng phát triển trên các môi trường nuôi cấy
thông thường (thạch thường, thạch máu, canh thang), hiếu khí tuyệt đối. Nhiệt độ tối ưu
là 37oC, nhưng chúng cũng có thể phát triển được trong khoảng dao động rộng 5-42 oC,
pH thích hợp từ 7,2-7,5 (dao động 4,5-9,0).

- Khả năng gây bệnh: trực khuẩn mủ xanh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào
cơ thể qua các vết thương hở (nhất là bỏng). Tại chỗ xâm nhập, chúng gây viêm có mủ
(mủ có màu xanh); nếu cơ thể suy giảm chức năng đề kháng, chúng có thể xâm nhập
vào gây viêm các phủ tạng (xương, đường tiết niệu, tai giữa, phế quản, màng não) hoặc
gây bệnh toàn thân (nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc). Về bệnh sinh học, có giả
thuyết cho rằng, các sản phẩm ngoại tiết như sắc tố, độc tố tan máu, độc tố ruột, ngoại
độc tố A (độc tố gây chết) có vai trò chính.
2.2.1.7 Klebsiella pneumoniae [12]
Klebsiella pneumoniae ở một số người bình thường có thể gặp trong phân hoặc
đường hô hấp trên, Klebsiella pneumoniae là vi khuẩn Gram (–) gây ra bệnh viêm phổi,
thường gặp ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị sớm. Ngoài ra, nó
còn khả năng gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm
xoang.
2.2.1.8 Candida albican [13]
- Nấm men Candida albican là một loại nấm có hình tròn hoặc hình bầu dục với
kích thước khoảng 2-5 µm. Loại nấm này thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa
của người, động vật hoặc trong âm đạo của phụ nữ,…
- Sự phát triển và gây bệnh của chúng chịu sự kiềm chế của các vi khuẩn sống trong
vi hệ. Chúng trở nên gây bệnh khi điều kiện thuận lợi, giảm sức đề kháng (do nhiều căn
nguyên), mất cân bằng trong vi hệ và do một số yếu tố thuận lợi khác.
2.2.2 Các dòng tế bào ung thư
2.2.2.1 Tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa)
Tế bào HeLa là một loại tế bào thuộc dòng tế bào bất tử được sử dụng trong các
nghiên cứu khoa học. Đây là dòng tế bào người lâu đời nhất và được sử dụng nhiều nhất.


14
Dòng tế bào này được phân lập từ tế bào ung thư cổ tử cung ngày 8 tháng 2 năm 1951
từ Henrietta Lacks, bệnh nhân đã qua đời vì ung thư vào ngày 4 tháng 10 năm 1951.
Dòng tế bào HeLa rất ổn định và tăng sinh mạnh, điều này dẫn đến việc chúng dễ nhiễm

chéo vào nhiều dòng tế bào khác cũng được sử dụng trong nghiên cứu.
2.2.2.2 Tế bào ung thư phổi (A549)
Dòng tế bào ung thư phổi A549 được phát hiện vào năm 1972 bởi D.J. Giard. Các
tế bào này có nguồn gốc từ việc nuôi cấy các mô biểu bì tế bào ung thư phổi của một
nam bệnh nhân người da trắng 58 tuổi. Đặc điểm của tế bào ung thư A549 là kích thước
phát triển lớn hơn nhiều lần tế bào thường. Tế bào ung thư A549 có kích thước đường
kính khoảng 20 m do đó thuận lợi cho việc quan sát cũng như kiểm tra. Chu kỳ phát
triển nhân đôi của A549 là 24 giờ, tức cứ sau 24 giờ thì số lượng tế bào sẽ được nhân
lên gấp 2 lần.
2.2.2.3 Tế bào ung thư tuyến tụy (PANC-1)
Tế bào PANC-1 được phát hiện và nuôi cấy từ một người đàn ông 56 tuổi mắc ung
thư biểu mô tuyến tụy xâm nhập vào thành tá tràng. Di căn ở một hạch lympho bên ngoài
vùng bụng được phát hiện trong quá trình cắt đại tràng.
2.2.2.4 Tế bào ung thư gan (Hep-G2)
Hep-G2 là một dòng tế bào xuất phát từ mô gan, tìm thấy ở một nam giới da trắng,
15 tuổi người Mỹ với một tế bào ung thư biểu mô rất khác biệt. Các tế bào này là biểu
mô có một modal chromosome số 55, và không gây khối u ở những con chuột nude
(chuột thiếu hụt miễn dịch). Các tế bào tiết ra nhiều protein huyết tương chính như
albumin, transferrin, và các protein giai đoạn cấp tính như transferrin và plasminogen.


15
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
3.1 Lựa chọn dung môi [14]
Do cấu tạo hóa học của cây cỏ hoặc sinh khối (biomass) thường là những chất liệu
đại phân tử tương đối trơ, không hòa tan trong các dung môi hữu cơ, vì thế việc khảo sát
hợp chất tự nhiên nghĩa là chiết lấy và khảo sát các chất biến dưỡng thứ cấp có trọng
lượng phân tử nhỏ.
Thông thường người ta muốn nghiên cứu các hợp chất tự nhiên có tính ái dầu có
mức phân cực khác nhau, tuy nhiên, đôi khi cũng nghiên cứu các hợp chất tự nhiên có

tính ái nước. Điều này được thực hiện bằng cách chiết những hợp chất có trong cây lần
lượt bằng các dung môi có tính phân cực tăng dần hoặc chiết một lần lấy tất cả các loại
hợp chất bằng cách sử dụng dung môi vạn năng methanol (có thể chiết hầu hết các loại
hợp chất tự nhiên).
Dung môi được chọn phải là dung môi có tính trung tính, không độc, không quá dễ
cháy, hòa tan được các nhóm hoạt chất cần khảo sát, có thể loại bỏ dễ dàng. Cần tránh
chọn các dung môi độc như benzen hoặc dễ cháy như diethyl ether, carbon
tetrachlorua,… Trường hợp cần khảo sát đối với một số nhóm chất đặc biệt có thể sử
dụng dung môi có điều chỉnh pH (trong trường hợp chiết alkaloid, flavonoid,…) hoặc
có thể sử dụng dung môi không bay hơi (như chiết các tinh dầu). Khi sử dụng các dung
môi dễ cháy cần phải thực hiện ở một nơi có điều kiện phòng cháy chữa cháy tốt và cách
ly với các phòng thí nghiệm.
Một số điều cần biết khi sử dụng dung môi để chiết tách:
- Các dung môi cần được chưng cất lại và tồn trữ trong những chai, lọ bằng thủy
tinh do trong môi trường thường hay chứa một số tạp chất bẩn mà thường gặp nhất là
chất làm dẻo hóa, chúng lẫn vào dung môi thường được chứa trong các thùng làm bằng
nhựa dẻo.
- Methanol và chloroform thường chứa tạp chất là di(2-ethylhexyl) phtalat và chất
này thường bị nhiều tác giả nhầm lẫn rằng là hợp chất tự nhiên có chứa trong cây cỏ
đang khảo sát, dù rằng hợp chất này có một số hoạt tính sinh học.
- Chloroform, dichloromethane có thể tạo phản ứng với các loại alkaloid để tạo
thành các alkaloid dạng muối tứ cấp và một vài hợp chất giả tạo khác. Tương tự, các vết
HCl có thể gây ra sự phân hủy, sự khử nước, sự đồng phân hóa cho vài hợp chất hữu cơ.
- Acetone có thể tạo ra dẫn xuất acetonid nếu hợp chất chiết có chứa nhóm cis-1,2diol hiện diện trong môi trường acid.
- Sau khi chiết, dung môi được thu hồi bằng máy cô quay chân không ở nhiệt độ
30-40 oC, chưng cất ở nhiệt độ cao hơn có thể làm hư một số hợp chất kém bền nhiệt.
Người ta thường sử dụng các dung môi không hòa tan trong nước như n-hexane,
petroleum ether, dichloromethane, ethyl acetate hay các dung môi hòa tan trong nước
như acetone, methanol, ethanol. Các loại dung môi này tương đối rẻ tiền, có bán sẵn, độ
nhớt thấp, tỉ trọng tương đối khác so với nước.



16
Các dung môi có chỉ số phân cực khác nhau có khả năng hòa tan các chất có độ
phân cực khác nhau. Dung môi không phân cực như n-hexane, petroleum ether dùng để
hòa tan các chất không hoặc kém phân cực. Dung môi phân cực trung bình như
dichloromethane dùng để hòa tan các chất có độ phân cực trung bình. Dung môi phân
cực như ethyl acetate, methanol, ethanol dùng để hòa tan các chất phân cực.
3.2 Kỹ thuật chiết rắn-lỏng [14]
3.2.1 Kỹ thuật chiết ngấm kiệt
Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến vì không đòi hỏi thiết bị tốn kém,
phức tạp.
Dụng cụ: gồm một bình ngấm kiệt bằng thủy tinh, hình trụ đứng, dưới đáy bình là
một van khóa để điều chỉnh vận tốc của dung dịch chảy ra, một bình chứa đặt bên dưới
để hứng dung dịch chiết. Phía trên cao của bình ngấm kiệt là bình lóng để chứa dung
môi tinh khiết.
Cách tiến hành: bột cây được xay thô, lọt được qua lỗ rây 3 mm. Mẫu không nên
to hơn vì sẽ chiết không kiệt, mẫu được xây quá mịn sẽ có tính nhầy nhựa hoặc có thể
trương nở,… sẽ cản trở dòng chảy. Đáy của bình ngấm kiệt được lót bằng bông thủy
tinh và một tờ giấy lọc. Bột cây được đặt vào bình, lên trên lớp bông thủy tinh, lên gần
đầy bình. Đậy bề mặt lớp bột bằng một tờ giấy lọc và chặn lên trên bằng những viên
thủy tinh để cho dung môi không làm xáo trộn bề mặt lớp bột. Từ từ rót dung môi cần
chiết vào bình cho đến khi dung môi phủ xấp xấp phía trên lớp mặt. Có thể sử dụng dung
môi nóng hoặc nguội.

Hình 2. Kỹ thuật chiết ngấm kiệt (percolation).


×