Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thảo luận Tố tụng dân sự chương 1: KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.53 KB, 9 trang )

THẢO LUẬN MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ
TỤNG DÂN SỰ
________________________
I. NHẬN ĐỊNH:
1. Vụ việc dân sự bao gồm tranh chấp dân sự và yêu cầu dân sự.
Nhận định này là đúng.
Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan
tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một
sự kiện pháp lý nào đó (Điều 361, BLTTDS 2015). Còn vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra
giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua
người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, vụ việc dân sự bao gồm tranh chấp dân sự và yêu cầu
dân sự.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ để Tòa án giải
quyết vụ việc dân sự.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm cung cấp tài liệu,
chứng cứ để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
Căn cứ Điều 6, BLTTDS 2015 về Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây
gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của
đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì
phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát”.
Theo quy định trên, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát
1



nhân dân tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa
án, Viện kiểm sát theo quy định của BLTTDS. Do đó, trong trường hợp không có yêu cầu
của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát hoặc vượt quá phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thì cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải cung cấp tài liệu, chứng cứ để Tòa án giải quyết vụ
việc dân sự.
3. Khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp, khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân đều ngang quyền với
Thẩm phán.
Căn cứ Khoản 2, Điều 11, BLTTDS 2015 về Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân
sự:
“2. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền
với Thẩm phán”.
Theo quy định trên, chỉ khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự thì Hội thẩm
nhân dân mới ngang quyền với Thẩm phán. Do vậy, đối với các hoạt động xét xử khác thì
quyền hạn của Hội thẩm nhân dân không tương đương với quyền của Thẩm phán.
4. Người không sử dụng được tiếng Việt không được trực tiếp tham gia tố tụng.
Nhận định này là sai.
Người không sử dụng được tiếng Việt vẫn được trực tiếp tham gia tố tụng.
Căn cứ Điều 20, BLTTDS 2015 về Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự:
“Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình;
trường hợp này phải có người phiên dịch”.
Theo quy định trên, người tham gia tố tụng dân sự không sử dụng được tiếng Việt có quyền
dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình và trường hợp này phải có người phiên dịch. Do
vậy, đối với người không sử dụng được tiếng Việt thì họ vẫn được trực tiếp tham gia tố tụng.
5. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia tất cả phiên tòa sơ thẩm dân sự.
Nhận định này là sai.
2



Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không phải tham gia tất cả phiên tòa sơ thẩm dân sự.
Căn cứ Khoản 2, Điều 21, BLTTDS 2015 về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng dân sự:
“2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ
thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp
là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 4 của Bộ luật này”.
Theo quy định trên, đại diện Viện kiểm sát cùng cấp chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với
những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản
công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của
BLTTDS. Do vậy, đối với các phiên toà sơ thẩm dân sự không thuộc các trường hợp trên thì
đại diện Viện kiểm sát không bắt buộc phải tham gia.
6. Trong tố tụng dân sự, chỉ có đương sự có quyền khiếu nại hành vi, quyết định của cơ
quan, người tiến hành tố tụng.
Nhận định này là sai.
Trong tố tụng dân sự, không chỉ có đương sự mới có quyền khiếu nại hành vi, quyết định
của cơ quan, người tiến hành tố tụng.
Căn cứ Điều 25, BLTTDS 2015 về Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi,
quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự”.
Theo quy định trên, bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân đều cũng có quyền khiếu nại những
hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do
vậy, đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là đương sự thì cũng có quyền


3


khiếu nại hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng nếu có bất cập.
7. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.
Nhận định này là đúng.
Căn cứ Điều 20, BLTTDS 2015 về Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự:
“Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt”.
Theo quy định trên, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt. Người
tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình nhưng trường
hợp này phải có người phiên dịch ra Tiếng Việt. Do vậy, Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố
tụng dân sự phải là Tiếng Việt.
8. Bình đẳng trong tố tụng dân sự chỉ xuất hiện khi các chủ thể có cùng một tư cách tố
tụng.
Nhận định này là sai.
Bình đẳng trong tố tụng dân sự không chỉ xuất hiện khi các chủ thể có cùng một tư cách tố
tụng.
Căn cứ Khoản 1, Điều 8, BLTTDS 2015 về Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng
dân sự:
“1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân
tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị
xã hội.
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố
tụng trước Tòa án”.
Theo quy định trên, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án. Mặt khác, sự bình đẳng trong tố tụng này còn có ở
các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tư cách tố tụng khác nhau (như nguyên đơn, bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,…) khi tham gia tố tụng. Do vậy, bình đẳng trong tố tụng
dân sự không chỉ xuất hiện khi các chủ thể có cùng một tư cách tố tụng.


4


9. Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Nhận định này là sai.
Tòa án không chỉ giải quyết vụ án dân sự trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Căn cứ Khoản 1, Điều 5, BLTTDS 2015 về Quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự:
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết
vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”.
Theo quy định trên, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn
yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Do
vậy, ngoài giải quyết vụ án dân sự trong phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn thì Toà
án còn giải quyết những đơn yêu cầu của đương sự khác (như yêu cầu phản tố của bị đơn,
yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).
10. Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ có trách nhiệm hỗ trợ cho đương sự chứng minh.
Nhận định này là sai.
Trong tố tụng dân sự, Tòa án không có trách nhiệm hỗ trợ cho đương sự chứng minh.
Căn cứ Khoản 2, Điều 6, BLTTDS 2015 về Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng dân sự:
“2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành
thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định”.
Theo quy định trên, Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và
chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng Dân
sự quy định. Do vậy, Toà án không có trách nhiệm hỗ trợ cho đương sự chứng minh mà Toà
án chỉ có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập,
xác minh chứng cứ.
II. BÀI TẬP:

Câu 1: Chị Lan kết hôn hợp pháp với anh Hùng năm 1990, có con chung là cháu Minh
sinh năm 1997 và cháu Nga sinh năm 2010. Trong thời kỳ hôn nhân, chị Lan và anh
5


Hùng có tạo lập tài sản chung gồm: 1 căn nhà tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn,
TP.HCM và diện tích đất 2000 m2 tại phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM. Do hôn
nhân không hạnh phúc nên tháng 01/2017, chị Lan làm đơn khởi kiện anh Hùng đến
Tòa án có thẩm quyền với yêu cầu: xin được ly hôn, xin được nuôi con, không yêu cầu
anh Hùng cấp dưỡng, xin được sở hữu căn nhà, chị Lan đồng ý trả lại anh Hùng ½ giá
trị căn nhà. Toà án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án. Anh Hùng có văn bản gửi đến Tòa
án có nội dung: không đồng ý ly hôn do mâu thuẫn vợ chồng chưa trầm trọng, anh vẫn
còn yêu thương chị Lan. Hỏi:
a. Hãy xác định yêu cầu của chị Lan và yêu cầu của anh Hùng trong vụ án trên? Tòa án
giải quyết những tranh chấp nào trong vụ án trên?
Yêu cầu của chị Lan trong vụ án trên: xin được ly hôn, xin được nuôi con, không yêu cầu
anh Hùng cấp dưỡng, xin được sở hữu căn nhà, chị Lan đồng ý trả lại anh Hùng ½ giá trị căn
nhà.
Yêu cầu của anh Hùng trong vụ án trên: không đồng ý ly hôn.
Toà án giải quyết tất cả các tranh chấp trên vì đây là các tranh chấp dân sự thuộc thẩm
quyền của Toà án và được đương sự yêu cầu.
b. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm không?
Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Căn cứ Khoản 2, Điều 21, BLTTDS 2015 về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng dân sự:
“2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ
thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp
là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2

Điều 4 của Bộ luật này”.
Trong vụ án trên, đối tượng tranh chấp là ly hôn, con chung, chia tài sản sau ly hôn nên
không nằm trong các trường hợp của quy định trên mà Viện kiểm sát phả có nghĩa tham gia
các phiên toà sơ thẩm.
c. Vụ tranh chấp này có thể được giải quyết theo các chế độ xét xử nào?
6


Vụ tranh chấp này có thể được giải quyết theo cấp sơ thẩm. Nếu có kháng cáo, kháng nghị
thì sẽ được giải quyết tại cấp phúc thẩm.
d. Giả sử anh Hùng là người bị khuyết tật nói, anh Hùng sẽ tham gia tố tụng như thế
nào?
Căn cứ vào Điều 20, BLTTDS 2015 về Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự:
“Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có
quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có
người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại”.
Trong vụ án này, nếu anh Hùng là người bị khuyết tật nói, anh Hùng phải có người biết
ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.
Câu 2: Ngày 01/12/2013, bị đơn là Công ty cổ phần đầu tư An Hưng Plaza (sau đây gọi
là Công ty An Hưng) có đơn xin vay vốn Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội với số tiền
20.000.000.000 đồng để xây dựng công trình chợ Hạ Long II với hình thức BOT. Để
đảm bảo cho khoản vay nêu trên, Ngân hàng và Công ty An Hưng đã ký hợp đồng thế
chấp tài sản hình thành từ vốn vay số 0701QN526/HĐ ngày 06/02/2007 và Phụ lục Hợp
đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số: 0701QN526/HĐTC/PL01, theo đó Công
ty An Hưng thế chấp các tài sản sau: 1. Khu chợ truyền thống (03 tầng); 2. Khu Trung
tâm thương mại (04 tầng); 3. Các hạng mục khác; 4. Quyền kinh doanh, khai thác toàn
bộ khu chợ.
Đến hạn trả nợ lãi và gốc, Công ty An Hưng không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định
trong Hợp đồng tín dụng đã ký kết với Ngân hàng, đến nay mới trả được phần tiền lãi
là 1.307.178.600 đồng, khoản tiền gốc và tiền lãi còn lại không trả. Ngân hàng đã nhiều

lần gửi Công văn và đến làm việc yêu cầu thanh toán nợ lãi và gốc nhưng Công ty tư
An Hưng cố tình không muốn trả nợ mặc dù Công ty An Hưng đã cho các hộ dân thuê
các ki-ốt và chợ đã đi vào hoạt động. Do đó, ngày 23/8/2016, Ngân hàng khởi kiện yêu
cầu buộc Công ty An Hưng phải trả Ngân hàng tổng số tiền tạm tính đến ngày
23/8/2016 là 26.693.701.300 đồng (Trong đó tiền nợ gốc: 20.000.000.000 đồng; Tiền lãi:
6.693.701.300 đồng). Hỏi:
a. Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự hay việc dân sự? Vì sao?
7


Ngày 23/8/2016, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu buộc Công ty An Hưng phải trả Ngân hàng
tổng số tiền đã vay. Như vậy, Ngân hàng đã có hành vi khởi kiện đến Toà án yêu cầu buộc
Công ty An Hưng trả số tiền đã vay.
Xét các điều kiện sau:
- Trường hợp này, phát sinh trên cơ sở tranh chấp về dân sự (tranh chấp hợp đồng vay).
- Có hai bên chủ thể có quyền, lợi ích đối lập nhau (là Ngân hàng và Công ty An Hưng) và
một bên (Ngân hàng) thực hiện hành vi khởi kiện.
- Toà án có thẩm quyền giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự sau khi thụ lí đơn kiện.
Như vậy, Toà án sẽ giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
b. Đại diện Viện kiểm sát có phải tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm hay không? Vì sao?
Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp không có nghĩa vụ tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Căn cứ Khoản 2, Điều 21, BLTTDS 2015 về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng dân sự:
“2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ
thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp
là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 4 của Bộ luật này”.
Trong vụ án trên, đối tượng tranh chấp là hợp đồng vay giữa Công ty An Hưng và Ngân

hàng nên không nằm trong các trường hợp của quy định trên mà Viện kiểm sát phả có nghĩa
tham gia các phiên toà sơ thẩm.
c. Giả sử đại diện cho Ngân hàng tham gia tố tụng là ông David quốc tịch Mỹ, đang cư
trú, làm việc ở Việt Nam. Hỏi Tòa án có bắt buộc có người phiên dịch cho ông David
hay không?
Có hai trường hợp:
- Nếu ông David có thể sử dụng được tiếng việt thì Toà án bắt buộc có người phiên dịch
cho ông David.
- Nếu ông David không thể sử dụng được tiếng việt thì Toà án bắt buộc có người phiên
dịch cho ông David theo Căn cứ vào Điều 20, BLTTDS 2015.
8


d. Giả sử sau khi xét xử vào ngày 15/6/2017, Tòa án sơ thẩm quyết định buộc Công ty
An Hưng phải trả cho Ngân hàng số tiền nợ gốc là 20.000.000.000 đồng và số tiền lãi
tính đến ngày ra bản án là 6.885.602.341 đồng). Theo anh chị việc làm của Tòa án có vi
phạm nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự hay không?
Ngân hàng khởi kiện yêu cầu buộc Công ty An Hưng phải trả Ngân hàng tổng số tiền tạm
tính đến ngày 23/8/2016 là 26.693.701.300 đồng (Trong đó tiền nợ gốc: 20.000.000.000
đồng; Tiền lãi: 6.693.701.300 đồng).
Sau khi xét xử, Tòa án sơ thẩm quyết định buộc Công ty An Hưng phải trả cho Ngân hàng
số tiền nợ gốc là 20.000.000.000 đồng và số tiền lãi tính đến ngày ra bản án là 6.885.602.341
đồng).
Trong trường hợp này, số tiền lãi Công ty An Hưng phải trả cho Ngân hàng mà Toà án
tuyên đã lớn hơn số tiền lãi mà Ngân hàng kiện buộc Công ty An Hưng trả trong đơn khởi
kiện. Do vậy, Toà án đã giải quyết vượt phạm vi đơn khởi kiện nên theo Khoản 1, Điều 5,
BLTTDS 2015 thì Toà án đã vi phạm nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương
sự (?).

9




×