THẢO LUẬN TỐ TỤNG DÂN SỰ
CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
________________________
I. NHẬN ĐỊNH:
1. Chủ thể tiến hành tố tụng dân sự là những người có quyền tham gia, giải quyết vụ việc dân
sự.
Nhận định này là sai.
Vì không phải mọi trường hợp chủ thể tiến hành tố tụng đều có quyền tham gia, giải quyết vụ việc
dân sự.
Cụ thể nếu rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 52, 53 BLTTDS 2015 thì người tiến hành tố
tụng không có quyền tham gia, giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, còn một số chủ tiến hành tố tụng
dân sự cũng không có quyền giải quyết vụ việc dân sự chẳng hạn Thư ký tòa án (theo quy định tại
Điều 51, BLTTDS), Kiểm sát viên (theo quy định tại Điều 58, BLTTDS) mà họ sẽ thực hiện các
nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự.
Nhận định này là sai.
Không phải trong mọi trường hợp, hội thẩm nhân dân đều có quyền tham gia vào việc giải quyết
vụ án dân sự. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, BLTTDS 2015 về Hội thẩm nhân dân tham
gia xét xử vụ án dân sự:
“1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật
này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”.
Theo quy định trên, ta có thể thấy Hội thẩm nhân dân chỉ được tham gia vào việc giải quyết vụ án
dân sự ở thủ tục sơ thẩm. Do vậy, đối với các vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm,
giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và theo thủ tục rút gọn thì Hội thẩm nhân dân không được tham gia vào
việc giải quyết vụ án dân sự theo các thủ tục này.
3. Thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của
người đại diện đương sự.
Nhận định này là đúng.
1
Căn cứ vào quy định tại Khoản 3, Điều 52, BLTTDS 2015 về Những trường hợp phải từ chối hoặc
thay đổi người tiến hành tố tụng:
“3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”.
Việc thẩm phán là người thân thích của người đại diện đương sự là một căn cứ cho thấy thẩm phán
có thể không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ của mình nên theo khoản 3 Điều 52 BLTTDS 2015. Do
vậy, thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp này để bảo đảm tính
vô tư của những người tiến hành tố tụng.
4. Thẩm phán là người ghi biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải.
Nhận định này là sai.
Theo quy định tại Khoản 7, Điều 48, BLTTDS 2015 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán:
“7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này”.
Và quy định tại Khoản 4, Điều 51, BLTTDS 2015 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư kí Toà án:
“4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng”.
Căn cứ vào các quy định trên, ta thấy nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán là tiến hành phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải, còn nhiệm vụ của Thư ký Tòa án là
ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng. Như vậy, thẩm
phán không có nhiệm vụ ghi biên bản phiên họp mà chỉ kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải và nhiệm vụ ghi biên bản phiên họp thuộc về Thư ký Tòa án.
5. Đương sự là cá nhân chết thì Tòa án phải triệu tập người thừa kế của họ tham gia tố tụng.
Nhận định này là sai.
Vì không phải trường hợp nào đương sự là cá nhân chết thì Tòa án cũng phải triệu tập người thừa
kế của họ tham gia tố tụng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về Kế thừa quyền,
nghĩa vụ tố tụng:
“1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của
họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng”.
2
Như vậy, chỉ trong trường hợp quyền và nghĩa vụ của đương sự đã chết là quyền và nghĩa vụ về tài
sản thì người thừa kế của họ sẽ phải tham gia tố tụng, còn đối với các quan hệ về nhân thân thì
không có sự kế thừa về quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự, tức người thừa kế của họ không phải tham
gia tố tụng.
6. Người khởi kiện là nguyên đơn trong vụ án dân sự.
Nhận định này là sai.
Không phải trường hợp nào người khởi kiện cũng là nguyên đơn trong vụ án dân sự. Căn cứ theo
qui định tại khoản 2 Điều 68 BLTTDS năm 2015 về Đương sự trong vụ việc dân sự:
“2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm”.
Theo quy định trên, ta thấy người khởi kiện ở đây có thể là người nộp đơn khởi kiện nhưng chưa
chắc là người có quyền lợi bị xâm hại hay tranh chấp với bị đơn, mà nếu người khởi kiện này chỉ là
người nộp đơn khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích cho người khác thì người này sẽ không phải là
nguyên đơn trong vụ án dân sự mà nguyên đơn sẽ là người được người đó khởi kiện thay để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cho nên, người khởi kiện chưa hẳn là nguyên đơn trong vụ án
dân sự.
7. Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn không thể trở thành bị đơn.
Nhận định này là sai.
Người không gây thiệt hại cho nguyên đơn vẫn có thể trở thành bị đơn.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 68, BLTTDS 2015 về Đương sự trong vụ việc dân sự:
“3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.
Theo đó, bị đơn là người giả thiết có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn hoặc bị đơn
có thể là người không có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn nhưng pháp luật quy định
phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại mà nguyên đơn có. Căn cứ vào quy định tại Khoản 5 và 6,
Điều 69, BLTTDS 2015, cụ thể tại các trường hợp người gây thiệt hại cho nguyên đơn là người chưa
đủ 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự; đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ
3
mười lăm tuổi thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của
đương sự. Lúc này, người đại diện dù không gây thiệt hại cho nguyên đơn sẽ là bị đơn trong vụ án
dân sự.
8. Người chưa thành niên không thể trở thành người làm chứng trong tố tụng dân sự.
Nhận định này là sai.
Người chưa thành niên vẫn có thể trở thành người làm chứng trong tố tụng dân sự.
Căn cứ vào quy định tại Điều 77, BLTTDS 2015 về Người làm chứng:
“Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu
tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể
là người làm chứng”.
Theo quy định trên thì chỉ có người mất năng lực hành vi dân sự mới không thể là người làm
chứng. Do vậy, khi thỏa điều kiện người chưa thành niên đó biết được các tình tiết có liên quan đến
vụ việc được đương sự đề nghị và được Tòa án triệu tập với tư cách là người làm chứng thì vẫn trở
thành người làm chứng trong tố tụng dân sự.
9. Khi có đương sự là người dân tộc, người nước ngoài tham gia tố tụng, bắt buộc phải có
người phiên dịch cho họ.
Nhận định này là sai.
Không phải trong mọi trường hợp, khi có đương sự là người dân tộc, người nước ngoài tham gia tố
tụng, đều bắt buộc phải có người phiên dịch cho họ.
Theo Khoản 1, Điều 81, BLTTDS 2015 về Người phiên dịch:
“1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại
trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được
một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận
hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch”.
Căn cứ vào quy định trên, trường hợp bắt buộc phải có người phiên dịch cho người dân tộc, người
nước ngoài chỉ khi họ không sử dụng được tiếng Việt (tức họ không nói được và không viết được
tiếng Việt) khi tham gia tố tụng. Vì vậy người dân tộc, trong trường hợp người nước ngoài tham gia
tố tụng nhưng họ sử dụng được tiếng Việt (tức họ nghe được và nói được tiếng Việt) thì không nhất
thiết phải có người phiên dịch.
4
10. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay đổi người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác khi được đương sự ủy quyền.
Nhận định này là sai.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn có thể được yêu cầu thay đổi người tiến
hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác khi không được đương sự ủy quyền.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 76, BLTTDS 2015 về Quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự:
“4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo
quy định của Bộ luật này”.
Theo quy định trên, việc cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác là
quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do vậy, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự vẫn có thể được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng khác khi không có sự uỷ quyền của đương sự.
II. BÀI TẬP:
Câu 1: Năm 1976, ông N cho ông Q ở nhờ trên phần đất của mình có diện tích khoảng 300 m2.
Năm 1994, ông N được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ông để lại thừa kế cho con
ông là ông M. Năm 2000, ông Q chết, con của ông là A tiếp tục ở trên phần đất này. Năm 2008,
ông M có nhu cầu sử dụng phần đất trên nên đã yêu cầu ông A giao trả đất lại cho ông nhưng
ông A không đồng ý. Ông M đã khởi kiện ông A ra Tòa án để đòi lại phần đất trên. Sau khi Tòa
án thụ lý, trong quá trình giải quyết, ông A thỏa thuận và cam kết trong thời hạn 01 năm sau,
ông A sẽ di dời để trả lại phần đất trên cho ông M. Ông M đã rút đơn khởi kiện và Thẩm phán
B ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Sau đó, ông A đã khởi kiện ông M ra Tòa án về việc
tranh chấp phần đất đang ở. Do các bên không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ
án nên Tòa án đưa ra xét xử và Thẩm phán giải quyết vụ án này lại là Thẩm phán B. Sau khi
xét xử sơ thẩm, ông A kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm giải quyết lại, Tòa án cấp phúc thẩm
đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm trên và cho rằng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục
tố tụng, do Thẩm phán B đã 2 lần giải quyết vụ án giữa ông M và ông A. Anh/ chị hãy nhận xét
hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?
5
Hành vi tố tụng của Tòa án phúc thẩm trong trường hợp này là không phù hợp với quy định của
pháp luật tố tụng dân sự.
Đây là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 9 Điều
26 BLTTDS 2015.
Xét về tính chất của vụ án dân sự:
- Vụ án thứ 1 là: Ông M đã khởi kiện ông A ra Tòa án để đòi lại phần đất trên (Phần đất mà cha
ông M đã cho cha ông A ở nhờ lâu nay).
- Vụ án thứ 2 là: ông A đã khởi kiện ông M ra Tòa án về việc tranh chấp phần đất đang ở (Cũng là
diện tích phần đất ban đầu).
Cả 2 vụ án trên xảy ra đều cùng là về tranh chấp phần đất của ông N (cha ông M). Tuy nhiên, chủ
thể khởi kiện là khác nhau, vụ án đầu là ông M khởi kiện ông A, vụ án 2 là ông A khởi kiện ông M,
các đương sự của 2 vụ án này là khác nhau, vì thế đây không phải là cùng 1 vụ án.
Vụ án 1 là Thẩm phán B giải quyết, vụ án 2 cũng là Thẩm phán B giải quyết, điều này không trái
với thủ tục tố tụng trong BLTTDS theo quy định tại Khoản 3, Điều 53, BLTTDS 2015
Do vậy, Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vì căn cứ cho rằng Thẩm phán B đã 2
lần giải quyết vụ án giữa ông M và ông A là không đúng. Thẩm phán B không thuộc trường hợp phải
thay đổi Thẩm phán tại Điều 52, 53 BLTTDS 2015. Đồng thời đây là 2 vụ việc khác nhau nên Thẩm
phán B vẫn được quyền tham gia xét xử 2 vụ việc này.
Câu 2: TAND thành phố Y thụ lý một vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa bà T
(nguyên đơn) và bà H (bị đơn) và Chánh án đã phân công cho một Thẩm phán B giải quyết.
Sau đó, Thẩm phán B đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Một thời gian sau, Thẩm
phán B được điều chuyển công tác về TAND tỉnh P, nên Chánh án TAND thành phố Y đã giao
vụ án cho Thẩm phán khác giải quyết.
Sau phiên xử sơ thẩm của TAND thành phố Y, đương sự kháng cáo. Thẩm phán B được phân
công xét xử phúc thẩm vụ án này. Tại phiên tòa, đương sự yêu cầu thay đổi Thẩm phán B. Hội
đồng xét xử tuyên bố hoãn phiên tòa để thực hiện việc thay đổi Thẩm phán B. Anh/ chị hãy
nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?
Hành vi tố tụng trên của Tòa phúc thẩm là hợp lý.
Đây là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều
26 BLTTDS 2015.
6
Ban đầu, khi Toà án thụ lý vụ án trên thì đã giao cho thẩm phán B giải quyết. Sau đó, thẩm phán B
đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Khi có kháng cáo của đương sự, thẩm phán B được
phân công xét xử phúc thẩm vụ án này.
Theo khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 về Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân:
“3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ
việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải
quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm”.
Trong tình huống trên, B là thẩm phán đã tham gia giải quyết vụ việc này theo thủ tục sơ thẩm và
B cũng đã ra quyết đình đình chỉ giải quyết đối với vụ việc này, mặt khác B cũng không là thành
viên của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Uỷ ban thẩm phán TAND cấp cao nên thuộc trường
hợp thay đổi thẩm phán và B sẽ không được tiếp tục tham gia giải quyết vụ việc trên.
Và theo quy định tại Khoản 2, Điều 56, BLTTDS 2015 về Quyết định việc thay đổi Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định hoãn phiên
toà khi phải thay đổi Thẩm phán.
Câu 3: Chị Tiên kết hôn với anh Sỹ năm 1995, sinh được 3 con là Sử 1996, Sự 1998, Sáng 2008.
Do mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng nên chị Tiên nộp đơn khởi kiện xin ly hôn, đơn này được
Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án. Trong đơn khởi kiện, chị Tiên yêu cầu được được ly
hôn, được nuôi 3 con chung, không yêu cầu anh Sỹ cấp dưỡng, yêu cầu được chia 50% giá trị
tài sản chung là căn nhà trị giá khoảng 7 tỷ tại quận 8 hiện anh chị và các con đang ở, yêu cầu
anh Sỹ phải trả số nợ chung 2 tỷ đồng cho chủ nợ là ông Hùng. Hỏi:
a. Xác định tư cách của đương sự.
Đây là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo Khoản 1,
Điều 28, BLTTDS 2015.
- Nguyên đơn: chị Tiên
Theo khoản 2, Điều 68, BLTTDS 2015 thì chị Tiên là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết
vụ việc ly hôn và chia tài sản với anh Sỹ. Đồng thời, chị Tiên cũng đáp ứng điều kiện về năng lực
hành vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
7
- Bị đơn: anh Sỹ
Theo khoản 3, Điều 68, BLTTDS 2015 thì anh Sỹ là người bị chị Tiên khởi kiện để yêu cầu Tòa án
giải quyết vụ việc ly hôn và chia tài sản. Đồng thời, anh Sỹ cũng đáp ứng điều kiện về năng lực hành
vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ông Hùng
Theo Khoản 4 Điều 68 thì chị Tiên có yêu cầu anh Sỹ trả số nợ chung 2 tỷ đồng cho ông Hùng.
Điều này có liên quan đến quyền lợi của ông Hùng nên theo Khoản 2 Điều 68 BLTTDS, ông Hùng là
người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, anh Sỹ cũng đáp ứng điều kiện về năng lực hành
vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
b. Nguyên đơn, bị đơn có quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng không?
Nguyên đơn, bị đơn không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 85, BLTTDS 2015 về Người đại diện:
“Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố
tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định
tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện”.
Đây là việc ly hôn giữa anh Sỹ và chị Tiên thì theo quy định trên, pháp luật không cho phép
nguyên đơn, bị đơn được ủy quyền cho người khác thay mặt họ tham gia tố tụng. Mặt khác, anh Sỹ
và chị Tiên cũng không thuộc trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết
ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân nên anh Sỹ và chị Tiên phải tự mình
tham gia tố tụng.
Câu 4: Bà Lan cho ông Tú vay 300 triệu đồng, không lãi suất, để mở cửa hàng bán thức ăn gia
súc, thời hạn 2 năm, có hợp đồng tay ngày 10/10/2014. Do ông Tú không trả nợ vay, ngày
20/01/2017, bà Lan khởi kiện ông Tú đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu xét xử buộc ông Tú
trả nợ vay 300 triệu đồng, không yêu cầu trả lãi. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, ông Tú có đơn
yêu cầu bà Lan trả 40 triệu đồng tiền thức ăn gia súc bà Lan mua từ tháng 01/2014 đến tháng
7/2016 chưa trả, được Tòa án chấp nhận giải quyết trong cùng vụ án do bà Lan khởi kiện. Hỏi:
a. Xác định tư cách của đương sự.
Đây là tranh chấp về hợp đồng vay thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo Khoản 3, Điều 26,
BLTTDS 2015.
- Nguyên đơn: bà Lan
8
Theo khoản 2, Điều 68, BLTTDS 2015 thì bà Lan là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc ông
Tú trả khoản tiền 300 triệu đồng mà ông Tú đã vay từ bà. Đồng thời, bà Lan cũng đáp ứng điều kiện
về năng lực hành vi tố tụng dân sự theo khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
- Bị đơn: ông Tú
Theo khoản 3, Điều 68, BLTTDS 2015 thì ông Tú là người bị bà Lan khởi kiện để yêu cầu Tòa án
buộc trả tiền vay. Đồng thời, ông Tú cũng đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự theo
khoản 3 Điều 69 BLTTDS.
b. Việc Tòa án giải quyết yêu cầu của ông Tú trong cùng vụ án do bà Lan khởi kiện là đúng
pháp luật không?
Việc Tòa án giải quyết yêu cầu của ông Tú trong cùng vụ án do bà Lan khởi kiện là đúng pháp luật.
Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, ông Tú có đơn yêu cầu bà Lan trả 40 triệu đồng tiền thức ăn gia súc bà
Lan. Do đó, theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 200, BLTTDS 2015 về Quyền yêu cầu phản tố
của bị đơn, yêu cầu của ông Tú là yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn là
bà Lan. Do vậy, nếu yêu cầu của ông Tú đưa ra tại thời điểm trước khi mở phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Toà án có thể chấp nhận giải quyết trong cùng vụ
án do bà Lan khởi kiện để giải quyết vụ án nhanh hơn.
c. Giả sử Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là cháu rể của ông Tú. Theo quy định
của pháp luật, bà Lan cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là cháu rể của ông Tú nên giữa thẩm phán được phân
công và ông Tú có quan hệ về mặt gia đình. Do vậy, đây là một căn cứ rõ ràng để cho rằng thẩm
phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nên theo quy định tại Khoản 3, Điều 52, BLTTDS
2015 thì Thẩm phán trong trường hợp này phải được thay đổi.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 14, Điều 70, BLTTDS 2015 về Quyền, nghĩa vụ của đương sự, để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bà Lan có thể yêu cầu thay đổi Thẩm phán trong
trường hợp này.
d. Ông Tú có quyền ủy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng không?
Ông Tú có quyền ủy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng.
Theo quy định tại Khoản 13, Điều 70, BLTTDS 2015 về Quyền, nghĩa vụ của đương sự, ông Tú có
quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Cụ thể là uỷ quyền cho luật sư
tham gia tố tụng.
9
Tranh chấp giữa ông Tú và bà Lan là tranh chấp về hợp đồng vay thuộc trường hợp được được quy
định tại Khoản 3, Điều 26, BLTTDS 2015. Do vậy, đây không thuộc trường hợp không được uỷ
quyền tham gia tố tụng theo Khoản 4, Điều 85, BLTTDS 2015. Vì vậy, ông Tú có thể uỷ quyền cho
Luật sự của mình tham gia tố tụng.
10