Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 182 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƢỚC QUÝ QUANG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế
Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS NGUYỄN VĂN LUÂN
2. TSKH TRẦN TRỌNG KHUÊ

i 2018
Hà Nội, năm


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 01
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 09
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................... 09
1.2 Những khoảng trống trong nghiên cứu liên quan đến luận án ....................... 17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG20
2.1 Du lịch và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .............. 20
2.2 Phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững ....................................... 26
2.3 Đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch bền vững ..................................... 30
2.4 Những tiêu chí nhận biết phát triển du lịch bền vững .................................... 36


2.5 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ................. 41
2.6 Quan điểm về phát triển du lịch bền vững ..................................................... 47
2.7 Kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững và những bài học ..................... 52
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH
PHỐ CẦN THƠ.................................................................................................. 64
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Cần Thơ ........................ 64
3.2 Tài nguyên phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ ................................... 68
3.3 Thực trạng phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ .......................... 70
3.4. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền
vững thành phố Cần Thơ ...................................................................................... 94
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020............111
4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch bền vững Thành phố
Cần Thơ đến năm 2020 ...................................................................................... 111
4.2 Lựa chọn các chiến lược để thực hiện phát triển du lịch bền vững thành phố Cần
Thơ đến năm 2020.............................................................................................. 120
4.3 Một số giải pháp cơ bản cho phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ đến
năm 2020 ............................................................................................................ 131
4.4. Kiến nghị ..................................................................................................... 147
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 150
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH:

Công nghiệp hóa


CSHT:

Cơ sở hạ tầng

CSVC:

Cơ sở vật chất

DL:

Du lịch

ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Cửu Long

EFE:

Ma trận các yếu tố bên ngoài

IFE:

Ma trận các yếu tố bên trong

HĐH:

Hiện đại hóa

HĐDL:


Hoạt động du lịch

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

KHCN-HTQT:

Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

QSPM:

Ma trận kế hoạch định lượng chiến lược

PTBV:

Phát triển bền vững

PTDL:

Phát triển du lịch

PTDLBV:

Phát triển du lịch bền vững

SPDL:

Sản phẩm du lịch


TP:

Thành phố

TNDL:

Tài nguyên du lịch

TW:

Trung ương

UBND:

Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Lượng khách du lịch đến Thành phố Cần Thơ giai đoạn

2005 - 2016

71

Bảng 3.2

Khách du lịch quốc tế đến Thành phố Cần Thơ giai
đoạn 2005 -2016

72

Bảng 3.3

Khách du lịch nội địa đến Thành phố Cần Thơ giai đoạn
2005 -2016

73

Bảng 3.4

Thu nhập du lịch Cần Thơ giai đoạn 2005-2016

75

Bảng 3.5

Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2005-2016

76


Bảng 3.6

Lao động trong ngành du lịch thành phố Cần Thơ giai
đoạn 2005-2016

79

Bảng 4.1

Phân tích ma trận SWOT

124

Bảng 4.2

Ma trận QSPM – nhóm chiến lược S-O

127

Bảng 4.3

Ma trận QSPM – nhóm chiến lược S-T

128

Bảng 4.4

Ma trận QSPM – nhóm chiến lược W-O

129


Bảng 4.5

Ma trận QSPM – nhóm chiến lược W-T

130

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Quan niệm về phát triển bền vững

27

Hình 3.1

Biểu đồ mục đích chuyến đi của khách quốc tế năm 2016

81

Hình 3.2


Biểu đồ mục đích chuyến đi của khách nội địa năm 2016

82

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong tiến trình thực hiện công cuộc đổi mới ở Việt Nam, du lịch đã và đang
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Phát triển du lịch được nhìn nhận là “ngành công nghiệp không
khói” có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020.
Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: “Đến năm 2020, du
lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng
cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được
với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành
quốc gia có ngành du lịch phát triển”.
Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp thực hiện các mục tiêu
Phát triển Thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc đã đề ra, đặc biệt là các mục tiêu xóa
đói giảm nghèo, bình đẳng giới, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát
triển. Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững là một phần quan trọng của phát
triển bền vững, của Liên Hợp Quốc và của định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất

nhiều ở các hội nghị và diễn đàn trên toàn thế giới. Phát triển du lịch bền vững được
đề cập tập trung ở 3 trụ cột: bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội và bền vững về
tài nguyên môi trường.
Ngày nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành một ngành
kinh tế phổ biến không ch ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển,

1


trong đó có Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu
ngoại tệ, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống người dân.
Riêng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông
ngòi chằng chịt, đa dạng sinh học cao với các khu rừng, vùng đất ngập nước…tạo
nên nhiều vườn cây trái xanh tươi, nhiều sân chim là những tiềm năng vô tận để
phát triển du lịch sinh thái. Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý rất thuận lợi, trung
tâm của miền Tây, nơi rất thuận lợi về giao thông vận tải cả đường bộ, đường thủy,
đường hàng không... Có thể nói, Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Những tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ cũng có những điểm tương đồng
với tiềm năng du lịch của đồng bằng sông Cửu Long như du lịch sinh thái, miệt
vườn, du lịch văn hóa. Đồng thời Thành phố cũng có những thế mạnh du lịch riêng,
do là trung tâm của miền Tây Nam bộ nên thành phố có nhiều di tích văn hóa, lịch
sử cách mạng tiêu biểu, có giao thông thuận lợi cho phát triển du lịch hơn các t nh
khác trong vùng. Tất cả những lợi thế đó đã tạo cho Thành phố một nét đặc trưng
riêng biệt so với các t nh thành khác trong khu vực và có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển du lịch theo đúng định hướng phát triển du lịch của Chính phủ.
Số lượng khách đến thành phố Cần Thơ hàng năm không ngừng tăng lên từ
13% đến 15% chứng tỏ Cần Thơ là một điểm đến du lịch đầy hứa hẹn trong tương
lai. Tuy nhiên, việc khai thác còn thiếu tầm nhìn tổng thể nên sản phẩm du lịch còn
đơn điệu, trùng lặp, kém hấp dẫn, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch mà thành

phố Cần Thơ có được. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở
Thành phố Cần Thơ là rất quan trọng đối với các cấp quản lý ngành. Kết quả của
việc nghiên cứu s giúp nhà quản lý khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du
lịch khu vực góp phần phát triển du lịch thành phố Cần Thơ một cách toàn diện về
kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết về lý luận và
thực tiễn phát triển du lịch của Thành phố Cần Thơ, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát

2


triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu
của luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ những vấn đề về sự phát triển du lịch
bền vững của Thành phố Cần Thơ. Phân tích các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch Thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích
này, đề tài đề xuất một số gợi ý và định hướng phát triển bền vững với những giải
pháp cụ thể mang tính khả thi nhằm đưa du lịch Thành phố Cần Thơ phát triển theo
hướng bền vững và hiệu quả đến năm 2020.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển du lịch bền vững của các
tác giả trong và ngoài nước. Tập trung hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm cơ sở
lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp t nh, thành phố.
Thứ hai, đúc kết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho của một số nước đã
thành công về phát triển du lịch bền vững.
Thứ ba, phân tích rõ tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển du lịch Thành
phố Cần Thơ trong thời gian qua trên quan điểm phát triển bền vững, qua đó xác
định những vấn đề cần đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần
Thơ từ ba khía cạnh: kinh tế, môi trường và xã hội.

Thứ tư, phân tích bối cảnh và những thuận lợi – khó khăn, cơ hội – thách thức
đối với phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ. Qua đó, đưa ra các định
hướng chiến lược và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch
Cần Thơ mang tính bền vững cả về kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững thành
phố Cần Thơ tập trung tới 3 lĩnh vực: bền vững về kinh tế; bền vững về xã hội và
bền vững về tài nguyên và môi trường.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: nghiên cứu và khảo sát về phát triển du lịch trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh
và phát triển du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2016.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phƣơng pháp luận
Luận án được trình bày mang tính hệ thống từ tổng quan tình hình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài luận án đến cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển du
lịch bền vững Thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh du lịch của thành phố Cần Thơ; ch ra những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch mang tính bền vững của
Thành phố Cần Thơ. Đưa ra những quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển du
lịch bền vững của Thành phố Cần Thơ đến năm 2020.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Những phương pháp chủ yếu được sử dụng để thực hiện mục tiêu của đề tài và
giải quyết những câu hỏi đặt ra của đề tài luận án là:
Phương pháp biện chứng duy vật: phương pháp này dùng để xem xét các hiện

tượng và quá trình phát triển du lịch, mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau
giữa các yếu tố trong trạng thái phát triển du lịch bền vững của Thành phố Cần Thơ.
Sự nhận thức khoa học về sự phát triển du lịch đòi hỏi phải dựa vào phương
pháp logic thống nhất với lịch sử. Phương pháp logic và lịch sử được sử dụng để hệ
thống hóa các quan điểm, lý thuyết về phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế.
Vai trò và tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập
quốc tế.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để phân tích và đánh giá
vai trò và tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

4


Cần Thơ. Trên cơ sở đó hiểu rõ được sự vận động và phát triển của du lịch thành
phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Phương pháp mô hình hóa: mô tả một cách đơn giản và hợp lý các nguồn lực
phát triển du lịch thành phố Cần Thơ dưới dạng văn bản, biểu đồ, đồ thị… theo lý
thuyết kinh tế tối ưu theo phạm vi kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Mô hình phát
triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ được hình thành và phát triển trên một số
tiêu thức lượng biến có mối quan hệ đặc thù tại thành phố Cần Thơ.
Phương pháp thống kê kinh tế: thu thập và tổng hợp các số liệu về các nguồn
lực phát triển du lịch qua niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, Cục thống kê
thành phố Cần Thơ, các báo cáo tổng hợp của Sở văn hóa, thể thao và du lịch thành
phố Cần Thơ.
Xây dựng các tham số chính thức qua số liệu thống kê để phân tích và đánh giá
sự phát triển du lịch bền vững của thành phố Cần Thơ. Phân tích và tổng hợp các số
liệu điều tra thu thập được về phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ. Các phân
tích thống kê qua bảng, biểu đồ, đồ thị biểu diễn giá trị thực tế của hoạt động kinh
doanh du lịch của thành phố Cần Thơ.
Việc thu thập số liệu thực tế về du lịch của thành phố Cần Thơ được thực hiện

theo thứ tự thời gian từ năm 2005 đến 2016. Các giá trị thực tế thu thập được hình
thành nên dãy số theo thời gian.
Phương pháp nghiên cứu thực địa: Công tác thực địa trong khuôn khổ luận án
nhằm xác định hiện trạng phát triển du lịch ở Thành phố Cần Thơ; mối quan hệ giữa
phát triển du lịch với tư cách là một ngành kinh tế với môi trường và văn hóa – xã
hội, các tác động đến phát triển du lịch bền vững.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ các văn bản luật, các văn bản có
liên quan của các Sở, ban ngành địa phương, internet, sách và tạp chí chuyên ngành.
Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là phương pháp quan trọng nhằm xác
định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ

5


thông qua phỏng vấn các đối tượng liên quan. Các đối tượng và nội dung điều tra
bao gồm:
- Nhóm các nhà quản lý du lịch tại Thành phố Cần Thơ: Đây là những đối
tượng hiểu rõ nhất về hoạt động phát triển du lịch; những kết quả và hạn chế hiện
nay trong hoạt động phát triển du lịch hướng đến mục tiêu bền vững cũng như
nguyên nhân chính của tình trạng này. Chính vì vậy họ cũng s là những người có
thể xác định những vấn đề cần quan tâm để hoạt động du lịch Thành phố Cần Thơ
được đẩy mạnh hướng đến phát triển bền vững. Tổng số lượng điều tra đối với các
nhà quản lý du lịch là 15 người.
- Nhóm các doanh nghiệp du lịch lữ hành: Đây là những đối tượng trực tiếp
tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, hiểu rõ những ảnh hưởng tương tác giữa du
lịch với các ngành liên quan, với môi trường và với xã hội. Tổng số lượng điều tra
đối với nhóm doanh nghiệp du lịch lữ hành là 50 doanh nghiệp.
- Nhóm cộng đồng địa phương: là chủ thể của tài nguyên du lịch Thành phố
Cần Thơ, là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.
Ý kiến của cộng đồng trên cơ sở mức độ hài lòng của họ đối với sự phát triển du

lịch trên địa bàn s phản ánh được tính bền vững trong phát triển du lịch đứng từ
góc độ văn hóa xã hội – một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Tống số điều
tra ở nhóm này là 80 người.
- Nhóm khách du lịch: là đối tượng thụ hưởng các dịch vụ du lịch và có được
những trải nghiệm khi đến tham quan du lịch Thành phố Cần Thơ. Họ là những
người có ý kiến khách quan nhất về các vấn đề tồn tại trong hoạt động phát triển du
lịch ảnh hưởng đến kỳ vọng, mức độ hài lòng của du khách. Tổng số điều tra là 120
khách du lịch (100 khách trong nước và 20 khách quốc tế).
Phương pháp chuyên gia: Nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực du lịch
để đánh giá và cho điểm trong ma trận EFE, IFE, ma trận QSPM. Phương pháp này
đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận án. Muốn đảm bảo
cho các đánh giá về hiện trạng, định hướng và chiến lược phát triển du lịch bền

6


vững ở Thành phố Cần Thơ đòi hỏi cần có sự tham vấn ý kiến, quan điểm của các
chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và những tiêu chí để nhận diện về phát triển du
lịch mang tính bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Thứ hai, đánh giá được những thành công, những hạn chế yếu kém trong phát
triển du lịch bền vững của thành phố Cần Thơ. Ch ra những nguyên nhân tạo nên
những thành công, những yếu kém trong phát triển du lịch mang tính bền vững của
thành phố Cần Thơ trong thời gian qua.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy việc phát triển du lịch mang
tính bền vững của thành phố Cần Thơ đến năm 2020.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về du lịch, phát triển du lịch, phát triển

du lịch bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững;
- Mối quan hệ biện chứng giữa các mục tiêu về kinh tế, môi trường và văn hóa
– xã hội trong phát triển du lịch bền vững. Đây được xem là đóng góp có ý nghĩa
khoa học quan trọng đối với việc xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch bền
vững của một địa phương.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Hệ thống hóa những nguồn lực cho phát triển du lịch bền vững ở Thành phố
Cần Thơ. Kết quả này s góp phần làm rõ hơn trong thực tế đặc điểm phát triển du
lịch bền vững ở Thành phố Cần Thơ;
- Phân tích thực trạng hoạt động phát triển du lịch và xác định những vấn đề
đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững với các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã
hội. Đây s là một trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở Thành phố Cần
Thơ nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu s góp phần giúp các
nhà quản lý kinh tế du lịch có được nhận thức đầy đủ và có hệ thống về phát triển

7


du lịch bền vững, qua đó s có được những điều ch nh phù hợp nhằm tăng cường
việc đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững ở các địa phương khác trong cả nước;
- Đề xuất định hướng các chiến lược và giải pháp cho phát triển du lịch bền
vững Thành phố Cần Thơ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý phát triển du
lịch tương xứng với vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, có những đóng
góp tích cực hơn đối với phát triển Kinh tế - Xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
ở Thành phố Cần Thơ.
7. Bố cục của luận án
Nội dung của luận án được kết cấu như sau:
Phần mở đầu.
Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.

Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch bền vững Thành phố Cần Thơ.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững Thành phố
Cần Thơ đến năm 2020.
Phần kết luận và định hướng nghiên cứu trong thời gian tới.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu trong nƣớc
Ngày nay du lịch là hoạt động kinh tế không thể thiếu của một quốc gia. Cùng
với sự phát triển kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng
cao, du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu. Ở Việt Nam, PTDLBV đã được các tổ
chức, các nhà khoa học trong nước nói chung và ĐBSCL nói riêng quan tâm nghiên
cứu trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm của
quốc tế về PTBV, đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể của đất nước, có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu sau:
Phạm Trung Lương (2002), “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch
bền vững ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Đây là công trình
khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống các vấn đề liên quan đến
PTDLBV ở quy mô quốc gia. Công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý
luận về PTDLBV, xác định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với PTDLBV thông qua
phân tích thực trạng PTDL tại Việt Nam từ năm 1992 đến 2002, từ góc độ khai thác
tài nguyên và thực trạng môi trường du lịch, tham khảo một số kinh nghiệm quốc tế
về PTDLBV, đề xuất các giải pháp đảm bảo PTDLBV trong điều kiện cụ thể ở Việt
Nam.
Tăng Thị Duyên Hồng (2010) nghiên cứu về „„Du lịch bền vững dựa vào cộng
đồng – một giải pháp phát hay lợi thế sông và biển, đảo trong phát triển du lịch tại

đồng bằng sông Cửu Long” đề cập đến yếu tố bền vững trong PTDL ở ĐBSCL cần
dựa vào cộng đồng và cũng đề ra một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chủ đề du
lịch cộng đồng ở ĐBSCL. Du du lịch bền vững dựa vào cộng đồng cũng đang trên
đà trở thành „„thương hiệu” du lịch của ĐBSCL. Loại hình này đặc biệt có đóng góp

9


thiết thực vào sự phát triển của cộng đồng dân cư địa phương và đang được quan
tâm hiện nay.
Công trình nghiên cứu của Hà Văn Siêu và Hoàng Đạo Cầm (2010) về „„Một
số định hướng và giải pháp chung phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến
năm 2020” đã ch ra những khó khăn, thách thức chủ yếu đối với PTDL trong vùng
cũng như xác định những định hướng chủ yếu và những giải pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch ĐBSCL. Những khó khăn mà công trình nghiên cứu đề cập như hệ
thống CSHT và CSVC kĩ thuật yếu kém, hạn chế về nhận thức và mức sống, nguồn
nhân lực du lịch số lượng chưa đủ đáp ứng và chất lượng cũng chưa cao, hạn chế về
công tác xúc tiến và sự ổn định trong công tác quản lí nhà nước. Một vấn đề nổi
cộm nữa là tình trạng trùng lắp trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch. Việc
thành lập Hiệp hội du lịch ĐBSCL là một nổ lực lớn cho PTDL của vùng. Tuy
nhiên, do còn nhiều hạn chế nên Hiệp hội vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả.
Công trình nghiên cứu đã đưa ra quan điểm và định hướng chủ đạo để phát triển du
lịch ĐBSCL, nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch trở thành ngành kinh tế có
đóng góp thực sự quan trọng cho Vùng mà vẫn bảo đảm được tính bền vững của
môi trường tài nguyên của Vùng. Nghiên cứu ch ra định hướng phát triển chủ yếu
của vùng ĐBSCL là PTDL sinh thái miệt vườn; cảnh quan sông nước; PTDL văn
hóa lễ hội –làng nghề truyền thống và PTDL biển đảo chất lượng cao. Công trình
nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp cho từng loại hình du lịch để tránh trường
hợp sản phẩm du lịch bị trùng lắp quá nhiều. Giải pháp về định hướng thị trường
khách du lịch cũng như các giải pháp về nhân lực, đầu tư, xúc tiến quảng bá và giải

pháp hợp tác liên kết cũng được trình bày trong công trình nghiên cứu. Những ý
kiến đưa ra trong công trình nghiên cứu thật sự là nguồn tham khảo hữu ích cho sự
PTDL của vùng ĐBSCL nói chung, TP. Cần Thơ nói riêng.
Phú Văn Hẳn (2011) nghiên cứu về: „„Phát triển du lịch văn hóa dân tộc ở
đồng bằng sông Cửu Long” tác giả đã nêu lên thực trạng yếu kém về chất lượng
CSHT như đường xá, điện, giao thông công cộng chưa phát triển, môi trường tự

10


nhiên và nhân văn bị ô nhiễm ở nhiều mặt và sự phát triển dịch vụ „„hỗn loạn” gây
khó chịu cho cả du khách và người dân địa phương. Tác giả còn gợi ý ĐBSCL có
thể lựa chọn loại hình du lịch cứng hay du lịch mềm nhưng không nên sao chép các
loại hình PTDL hiện có tại các quốc gia khác mà nên tận dụng nguồn tài nguyên
hiện có và cân nhắc đến các khía cạnh địa phương để có kế hoạch và chính sách về
lâu dài phù hợp. Để thu hút du khách thì cần có nguồn kinh phí thích đáng để bảo
tồn và phát huy văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng ĐBSCL, tăng cường giữ gìn
các sản phẩm văn hóa, các sinh hoạt truyền thống, văn hóa nghệ thuật dân tộc như
nhạc Ngũ Âm, sân khấu Dù Kê, lễ hội Ok Om Bok – đua ghe ngo, biểu diễn trống
Bana, đờn ca tài tử.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Huỳnh Thị Thúy Loan,
(2012) về „„Phát triển du lịch lễ hội tại đồng bằng Sông Cửu Long” đã nêu lên rất
nhiều lễ hội đặc trưng trong tổng số 1.237 lễ hội của vùng ĐBSCL. Thời gian diễn
ra lễ hội thường không kéo dài và phạm vi ảnh hưởng không quá lớn nhưng vẫn có
sức hấp dẫn riêng, đặc biệt là các lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo thu hút đông đảo
du khách thập phương tham dự (Có đến 854 lễ hội dân gian và 262 lễ hội tôn giáo
diễn ra hàng năm). Công trình nghiên cứu ch ra thực trạng phát triển cũng như
những điều còn tồn tại vướng mắc trong công tác tổ chức du lịch lễ hội ở vùng
ĐBSCL, đóng góp đáng kể nhất của công trình nghiên cứu này là một số hướng mà
tác giả đề ra với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề đang „„níu chân” sự

phát triển du lịch văn hóa của vùng ĐBSCL là nội dung của lễ hội và công tác tổ
chức bên cạnh hai vấn đề „„muôn thuở” là liên kết và nguồn nhân lực. Nội dung
chính của công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như: Bảo tồn và phát huy
giá trị truyền thống, giữ vững nét đặc trưng văn hóa; Phát triển các hoạt động trong
phần hội, khôi phục các trò chơi dân gian đặc trưng, các môn thể thao truyền thống,
các hoạt động văn nghệ dân gian chứa đựng giá trị riêng của từng vùng miền, khác
biệt hóa sản phẩm của từng địa phương; Kết hợp giới thiệu các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ, giới thiệu đặc sản ẩm thực địa phương; Tạo điều kiện cho du khách đi lại

11


và ăn ở thuận lợi, an toàn, đảm bảo an ninh trật tự và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực
phẩm; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, di tích liên quan đến lễ hội và
xây dựng các công trình phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí và
mua sắm của du khách; Cần có kế hoạch cụ thể, lâu dài, tránh việc ch đáp ứng ngắn
hạn trong thời gian lễ hội; Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch lễ hội một cách
thường xuyên và có hiệu quả bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin trong
nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách; Tham khảo ý kiến của các cơ quan địa
phương để phân loại, lựa chọn các lễ hội có thể biến thành sản phẩm phục vụ cho
từng đối tượng du khách, tạo nên sự nhất quán trong việc tổ chức lễ hội, tìm hiểu
văn hóa ẩm thực cũng như tham quan các danh lam thắng cảnh; Đẩy mạnh đào tạo
và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội nhằm giúp cho họ có đủ kiến
thức và kĩ năng truyền tải được nội dung, ý nghĩa của các lễ hội cho du khách, đặc
biết là khách quốc tế.
Lương Thanh Hải (2013), “Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Hướng
dẫn phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Kiên Giang và cụ thể cho khu vực Hà Tiên Đông Hồ”. Sự gia tăng nhanh chóng lượng du khách tới Kiên Giang là một minh
chứng về sự hấp dẫn của tự nhiên và văn hóa của t nh đối với du khách. Các đảo,
các bãi biển, các di tích tôn giáo, lịch sử và các khu vực tự nhiên là những nguồn
lực có thể phát triển để trở thành một khu du lịch sôi động. Tuy nhiên, nguồn lực

quan trọng nhất đối với du lịch là con người, bởi vì nếu không có sự hỗ trợ, đầu tư
và cam kết của con người, du lịch s không thể PTBV trong tương lai. Chính phủ đã
nhận thấy tiềm năng du lịch của t nh Kiên Giang và hỗ trợ việc phát triển Kiên
Giang trở thành một vùng du lịch trọng điểm ở phía Nam.
Chính phủ s cấp kinh phí xây dựng CSHT phục vụ du lịch và các nhà đầu tư
lớn s xây dựng các khách sạn, nhà ngh cần thiết, nhưng sự thành công của DL lại
phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể nhằm giới thiệu các đặc sản DL địa phương.
Đây chính là vai trò của các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, các
cam kết về chính sách và đầu tư cần thiết vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ tăng

12


trưởng của du lịch. Các SPDL để quảng bá sự đa dạng các TNDL của Kiên Giang
nhằm đạt được mục tiêu DLBV còn kém phát triển. Vì vậy mà các điểm du lịch bị
quá tải và xuống cấp, thiếu các loại hình phòng ngh ngơi và ăn uống có chất lượng
như mong muốn và không đạt được lợi nhuận tối đa khoản thu từ du lịch.
Đề tài này đã phân tích bối cảnh quy hoạch du lịch của t nh Kiên Giang, trong
đó nêu ra các nhiệm vụ và nguyên tắc quy hoạch cũng như các đặc điểm và xu
hướng phát triển du lịch của t nh Kiên Giang, ngoài ra, đề tài phân tích đã làm rõ
được các nguồn lực và cơ hội du lịch của Kiên Giang. Từ đó, đưa ra các hành động
chiến lược cụ thể như bảo vệ nguồn lực tự nhiên và văn hóa, cung cấp CSHT bảo vệ
môi trường, phát triển trung tâm du lịch và các nhánh, tái phát triển và phát triển các
điểm du lịch theo chủ đề mới, các tiêu chuẩn dịch vụ và lợi ích của cộng đồng địa
phương, thu lệ phí dịch vụ hợp lý cũng như quảng bá các giá trị của Khu Dự trữ
sinh quyển.
Một số công trình nghiên cứu trong nước tiêu biểu khác liên quan đến
PTDLBV mà tác giả tiếp cận được như:
Trần Tiến Dũng (2007), “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha - Kẻ
Bàng”, Luận án tiến sỹ. Luận án phân tích các quan niệm về DLBV, PTDLBV cũng

như hệ thống đánh giá về DLBV, các kinh nghiệm DLBV và không bền vững trên
thế giới; nghiên cứu thực trạng PTDLBV ở Phong Nha - Kẻ Bàng để đề xuất các
giải pháp PTDLBV. Đây là luận án về DLBV ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc
trưng, đối với các địa phương khác có điều kiện tự nhiên, tiềm năng du lịch cũng
như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, s xuất hiện những điểm không
phù hợp. Việc xây dựng chiến lược PTDLBV gồm nhiều quy trình như xây dựng
các mục tiêu PTBV, tổ chức thực hiện và điều ch nh chiến lược… chưa được tác giả
thực sự nghiên cứu sâu. Hơn nữa, việc nghiên cứu trong luận án chủ yếu phân tích
đánh giá bằng phương pháp định tính, chưa có sự phân tích về phương pháp định
lượng.

13


Hồ Kỳ Minh (2011), “Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đề tài tập trung vào các nội
dung như: phát triển du lịch theo hướng bền vững; Đánh giá tiềm năng và thực
trạng phát triển du lịch Đà Nẵng những năm qua; Phân tích cạnh tranh về du lịch Đà
Nẵng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế; Phân tích và dự báo nguồn
khách du lịch đến Đà Nẵng; Xác lập quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du
lịch theo hướng bền vững; Xây dựng mô hình PTDLBV TP. Đà Nẵng; Đề xuất các
nhóm giải pháp PTDL theo hướng bền vững trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm
2020 về kinh tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên - môi trường, cùng các kiến nghị đối
với các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do giới hạn về nguồn số liệu nên đề
tài mới ch dừng lại việc nghiên cứu phân tích và dự báo theo phương pháp định
tính. Bên cạnh đó, đề tài tập trung vào việc PTDL trên địa bàn TP. Đà Nẵng, đối với
các t nh, địa phương khác với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và điều kiện tự
nhiên, tiềm năng DL khác nhau thì s có nhiều điểm chưa thật sự phù hợp.
Tổng cục Du lịch (2016), “Hội thảo xây dựng Chiến lược phát triển sản phẩm
du lịch Việt nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Hội thảo đề cập đến

Việt Nam s phát triển hệ thống sản phẩm DLBV, có tính cạnh tranh cao với 4 sản
phẩm chủ đạo là du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch đô thị,
theo đó s phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng tạo sự độc đáo, khác biệt
và đa dạng hóa sản phẩm dựa trên hệ thống sản phẩm du lịch của 7 vùng gồm:
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc, Vùng Bắc Trung bộ, Vùng duyên hải Nam Trung bộ, Vùng Tây Nguyên,
Vùng ĐBSCL, Vùng Đông Nam bộ, với các sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch
chính, du lịch bổ trợ và thị trường thu hút khách cụ thể. Hội thảo nhấn mạnh đến sự
hợp tác giữa hàng không và du lịch, vai trò của doanh nghiệp và tầm quan trọng của
việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, đề xuất sáng kiến phát triển du lịch có trách
nhiệm và phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường.

14


Việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu trên để nhận biết các vấn đề liên quan
đến PTDLBV của vùng ĐBSCL nói chung, TP. Cần Thơ nói riêng. Đồng thời, giúp
cho tác giả nhận thấy những khoảng trống trong nghiên cứu đề tài, luận án để tác
giả có thể đưa ra định hướng nghiên cứu riêng về PTDLBV của TP. Cần Thơ.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Khái niệm “Phát triển du lịch bền vững” mãi đến đầu những năm 90 của thế
kỷ trước mới xuất hiện. Các nghiên cứu về DLBV cho thấy DLBV không ch bảo
vệ môi trường, gìn giữ sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh
tế dài hạn và công bằng xã hội. DLBV là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các
quốc gia trên thế giới. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các học giả
và nhà nghiên cứu của nước ngoài được tác giả tiếp cận tiêu biểu như:
Công trình: “Kinh tế du lịch và du lịch học” của hai tác giả Trung Quốc là
Đổng Ngọc Minh, Vương Đình Lôi, NXB Đại học Giao Thông Thượng Hải, năm
2000 và được NXB Trẻ dịch ra tiếng Việt vào năm 2001. Nội dung được đề cập đến
những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và kinh tế du lịch: Khái niệm về du lịch,

khái quát về kinh tế du lịch, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, vai trò của kinh tế
du lịch trong phát triển bền vững, quy hoạch xây dựng khu du lịch và các định
hướng PTDLBV. “Kinh tế du lịch và du lịch học” là công trình nghiên cứu khoa
học có hệ thống về hoạt động PTDL từ thực tiễn của Trung Quốc, có thể rút ra
những bài học để đưa du lịch Việt Nam PTBV theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Heritage Division (2004), “Steps to sustainable tourism: planning a
sustainable future for tourism, heritage and the environment”. Tài liệu cung cấp cái
nhìn tổng quan về các bước trong việc PTDLBV, được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ
của ngành du lịch, các ngành công nghiệp và các viện nghiên cứu, các cơ quan quản
lý di sản. Nó cung cấp một phương pháp tiếp cận từng bước để thúc đẩy quan hệ đối
tác và để đạt được lợi ích cho ngành du lịch. Bảo vệ môi trường và di sản (bao gồm
cả địa điểm tự nhiên, lịch sử và bản địa) cũng như phát triển kinh tế và nâng cao lợi
ích của cộng đồng là mục tiêu PTBV quan trọng. Tài liệu cũng cung cấp các bước

15


nỗ lực để tìm một ngôn ngữ chung giữa bảo tồn, quản lý và kinh doanh cũng như
những nội dung cơ bản nhất về PTDLBV.
VisitScotland (2010), “VisitScotland Sustainable Tourism Strategy 2010 –
2015”. Mục đích của VisitScotland là tối đa hóa lợi ích kinh tế của ngành du lịch
Scotland. Điều này góp phần vào mục tiêu tổng thể của Chính phủ Scotland là tập
trung các dịch vụ công của chính phủ và tạo ra một quốc gia lớn mạnh hơn. Du lịch
là một ngành chiếm t trọng lớn trong nền kinh tế Scotland, tạo ra việc làm cho hơn
200.000 người trong 20.000 doanh nghiep tạo ra doanh thu hàng năm hơn 4 tỷ bảng
Anh. Ngành du lịch Scotland cũng có quan hệ đặc biệt với môi trường và xã hội so
với các hoạt động kinh tế khác. Điều này do sự ảnh hưởng từ các yếu tố như bản sắc
văn hóa, giao tiếp xã hội, an ninh và sự hài lòng của khách du lịch. Du lịch có thể
gây ra những tác động và tổn hại cũng như những hậu quả lớn cho nền kinh tế, xã
hội và môi trường của Scotland. Nghiên cứu này cung cấp một bản chiến lược với

các chương trình và kế hoạch PTBV ngành du lịch trong vòng 5 năm tới cho
Scotland. Bao gồm cả các hướng dẫn hành động cho hoạt động PTDLBV.
Wray, Meredith (2010), “Best Practice for Management, Development and
Marketing”. Công trình này trình bày kết quả của một dự án trong ba năm để xác
định các bên liên quan trong PTDL, các kinh nghiệm đã học được từ thực tế, và
những đóng góp tích cực trong việc lập kế hoạch, quản lý, PTBV và tiếp thị các
điểm DL khu vực ở Úc. Nghiên cứu được khởi xướng bởi mạng các vùng du lịch
Úc (ARTN), được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác xã Du lịch Bền vững
(STCRC) và điều phối bởi Trung tâm Nghiên cứu du lịch các vùng thuộc Úc
(ARTRC) tại Đại học Southern Cross. Nghiên cứu này xác định các nguyên tắc thực
hành tốt nhất và các chiến lược quy hoạch, quản lý, PTBV và tiếp thị các điểm du
lịch trong khu vực. Một lựa chọn "điểm thực hành tốt nhất” được cung cấp để
hướng dẫn về cách thực hành tốt nhất đối với các nghiên cứu của 21 điểm. Một bộ
các nguyên tắc thực hành tốt nhất được áp dụng để các bên liên quan tham gia vào
việc lập kế hoạch và quản lý du lịch trong khu vực. Đây là tài liệu phân tích khá kĩ

16


các ví dụ điển hình liên quan đến PTDLBV cần được nghiên cứu và vận dụng trong
việc xây dựng CLPTDLBV ở nước ta.
World Tourism Organization (UNWTO) (2013), “Sustainable Tourism for
Development Guidebook”. Tài liệu này được UNWTO và Tổng cục Ủy ban châu
Âu về Phát triển và Hợp tác – EuropeAid cùng xây dựng, nhằm tăng cường sự hiểu
biết chung và cam kết của EU về tất cả các cơ quan hỗ trợ phát triển trên toàn thế
giới để tập trung cho PTDLBV. Mục đích của nghiên cứu này là tăng cường sự hiểu
biết chung và cam kết về PTDLBV cũng như phải vận dụng cách thức như thế nào
để du lịch thực sự là một phương tiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xã hội, thông
qua việc đạt được các mục tiêu phát triển, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu
cực về xã hội, văn hóa và môi trường. Tài liệu này hướng tới hai nhóm đối tượng

chính là Liên minh châu Âu và các cơ quan hỗ trợ phát triển khác - để giúp họ hiểu
và xác định các cơ hội hỗ trợ ngành DL trong PTBV. Các chính phủ và các bên liên
quan khác trong nước s giúp họ xác định những nội dung cụ thể cần tăng cường để
PTDLBV và khi cần thiết có thể tìm sự giúp đỡ trong các chính sách ưu tiên của
quốc tế cho PTBV. Đặc biệt, tài liệu cung cấp cơ sở cho cuộc thảo luận giữa hai
nhóm trên trong thỏa thuận về các ưu tiên và hành động để hỗ trợ PTDLBV.
Các công trình trên đều nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận về
chiến lược PTDL, đặc biệt là tầm vĩ mô đối với các quốc gia trên thế giới. Đây là
những công trình cung cấp cơ sở lý luận về chiến lược PTDLBV để giúp tác giả
nghiên cứu và kế thừa.
1.2. Những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu
1.2.1. Những nghiên cứu đƣợc tác giả kế thừa và phát triển
Các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch vùng ĐBSCL, đã ch rõ tiểm
năng lớn về du lịch của Vùng đặc biệt là những tiềm năng về tự nhiên. Các nghiên
cứu cũng ch ra khả năng phát triển đa dạng phong phú các SPDL của Vùng, đặc
biệt là du lịch sinh thái. Nghiên cứu về du lịch ĐBSCL cũng ch ra cần phải có quy
hoạch phát triển, đầu tư hệ thống CSHT để khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế

17


mạnh về du lịch, để tạo các SPDL đặc thù của Vùng, đồng thời phải nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, liên kết vùng, mở rộng tour
tuyến để PTDL vùng ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu và nhà hoạt động thực tiễn
trong và ngoài nước cũng đã phân tích, đánh giá được những tính chất, đặc điểm,
nội dung cơ bản liên quan đến PTDL tại một số địa phương của Việt Nam. Điều này
cũng hữu ích cho việc nghiên cứu về PTDLBV tại TP. Cần Thơ.
Nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước cũng ch ra rằng để PTDL
cần bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa cội nguồn, xây dựng văn hóa du lịch, phối

hợp giữa chính quyền với người dân địa phương vùng ĐBSCL trong PTDL.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến
việc PTDL Việt Nam và vùng ĐBSCL bao gồm các nội dung chính như: phát triển
sản phẩm du lịch, phát triển thị trường du lịch, thu hút đầu tư cho PTDL, đào tạo
nguồn nhân lực cho PTDL, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của một số địa
phương vùng ĐBSCL… đã góp phần cho phân tích, lý giải điểm mạnh, điểm yếu
trong PTDL vùng ĐBSCL, từ đó góp phần đưa ra những giải pháp phù hợp để
PTDL của vùng trong hội nhập quốc tế.
Các công trình nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu và nhà hoạt động
thực tiễn trong, ngoài nước cũng đem lại nhiều giá trị lý luận và thực tiễn cho phát
triển du lịch ĐBSCL nói chung, TP. Cần Thơ nói riêng. Đặc biệt các công trình
nghiên cứu liên quan đến môi trường tự nhiên và hệ sinh thái của vùng ĐBSCL đã
gây được sự quan tâm, chú ý của các tổ chức quốc tế về bảo tồn môi trường thiên
nhiên, cũng như quảng bá và thu hút khách du lịch khi đến vùng ĐBSCL. Đây là
những nghiên cứu có giá trị về khoa học và thực tiễn được tác giả kế thừa trong quá
trình nghiên cứu thực hiện luận án.

18


1.2.2. Những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về du lịch
liên quan đến luận án
Một số công trình nghiên cứu đề cập những xu hướng PTDLBV của khu vực
và thế giới tác động đến sự PTDL của Việt Nam và một số địa phương của vùng
ĐBSCL. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về PTDLBV tại TP Cần Thơ.
Các công trình nghiên cứu của các học giả tập trung chủ yếu về lý luận, ch
dừng lại mức độ nghiên cứu tổng quát, hàn lâm chưa có những khảo sát chi tiết các
t nh thành nhằm phục vụ cho việc PTDL mang tính đặc thù của từng địa phương. Vì
vậy, các công trình nghiên cứu vẫn chưa phản ánh rõ nét những đặc trưng về văn
hóa, phong tục, tập quán của từng địa phương trong vùng ĐBSCL.

Có thể thấy các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được tác giả tham
khảo, đã ch ra những tồn tại bất cập trong HĐDL, đồng thời xác định một số tiềm
năng, thế mạnh chưa được khai thác của du lịch Việt Nam, của ĐBSCL. Các nghiên
cứu này mang tính tổng quan cho từng loại hình và từng đia phương, từng địa điểm
du lịch của vùng ĐBSCL, chưa đi sâu vào tính đặc thù và những giải pháp cụ thể
cho PTDLBV của TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, đây cũng là những nghiên cứu cần thiết
được tác giả kế thừa để phân tích và đưa ra những giải pháp phù hợp cho PTDLBV
của TP. Cần Thơ.
Các công trình nghiên cứu chưa ch ra phải làm sao liên kết PTDL TP. Cần
Thơ với vùng ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh, vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên,
các vùng phía Bắc và thế giới, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH từng địa
phương, từng vùng, nhưng vẫn đảm bảo được sự thống nhất với chiến lược, quy
hoạch PTDL của Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu cũng chưa đưa ra những giải pháp để nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ quản lý các doanh nghiệp
du lịch và các khu du lịch tại các địa phương, việc liên kết đào tạo, tập huấn, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực
du lịch của các địa phương vùng ĐBSCL nói chung, TP. Cần Thơ nói riêng.

19


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
2.1. Du lịch và vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tề - xã hội
2.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch với tư cách là ngành kinh tế ch thực sự xuất hiện từ giữa thế k XIX.
Đó là năm 1841 Thomas Cook, người Anh tổ chức chuyến đi đông người lần đầu
tiên đi du lịch trong nước, sau đó ra nước ngoài đánh dấu sự ra đời của tổ chức kinh
doanh du lịch. Vào những năm 1880 các nước Pháp, Thụy Sỹ, Áo có các hoạt động

kinh doanh khách sạn hiện đại rất phát triển. Đặc biệt từ những năm 1950 trở đi, du
lịch trở thành nhu cầu có tính phổ biến trong quảng đại quần chúng. Hoạt động du
lịch gắn liền với cuộc sống hiện đại, khi thu nhập tăng lên, thời gian ngh ngơi kéo
dài, cách mạng công nghệ thông tin phát triển mạnh m , du lịch là ngành kinh tế
nền tảng quan trọng của một quốc gia phát triển.
Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International
of Union Officical Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch
luôn luôn được bàn luận rất nhiều với các quan niệm khác nhau. Đầu tiên, du lịch
được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của
mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để ngh ngơi, giải trí
hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta cho rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di
chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc
làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch.
Nhìn từ góc độ kinh tế thì nhà kinh tế học Kalfiostic cho rằng: “Du lịch là sự
di chuyển tạm thời của các cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thỏa
mãn các nhu cầu tinh thần, đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.
Michael M. Coltman cho rằng: “Du lịch là quan hệ tương hỗ cho sự tương tác
của bốn nhóm: du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại các
nơi đến du lịch tạo nên”.

20


×