Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và kỹ thuật tỉa cành đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống dưa chuột GL1 2 vụ xuân hè năm 2016 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGÔ THỊ KHÁNH HÒA
Tên đề tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG VÀ KỸ THUẬT TỈA
CÀNH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƢỢNG GIỐNG DƢA CHUỘT GL1-2 VỤ XUÂN - HÈ
NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGÔ THỊ KHÁNH HÒA
Tên đề tài:
ẢNH HƢỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG VÀ KỸ THUẬT TỈA
CÀNH ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƢỢNG GIỐNG DƢA CHUỘT GL1-2 VỤ XUÂN - HÈ
NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Lớp

: K45 – TT – N02

Khoa

: Nông học


Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Lƣơng Thị Kim Oanh

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Nông học chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của
khoảng cách trồng và kỹ thuật tỉa cành đến khả năng sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân-hè năm
2016 tại Thái Nguyên”.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy, cô
giáo đã tận tình truyền giảng kiến thức cho chúng em trong ba năm học vừa
qua. Em cũng xin cảm ơn tới thầy cô khoa Nông Học và đặc biệt em xin cảm
ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.s Lương Thị Kim Oanh đã giúp đỡ em
trong quá trình học tập cũng như giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho em trong
thời gian qua.
Do thời gian làm có giới hạn nên trong quá trình làm bài em còn có
nhiều sai sót, kính mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để cho bài của em
được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Ngô Thị Khánh Hòa


ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................i
MỤC LỤC ............................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................ 5
2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới và trong nước................. 6
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới ............................................. 6
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột tại Việt Nam ............................................ 8
2.3. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới và trong nước ............ 9
2.3.1. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới ......................................... 9
2.3.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột tại Việt Nam...................................... 11
2.3.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................... 13
2.3.4. Lý do thực hiện đề tài ................................................................. 24

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................... 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 25
3.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu ...................... 25
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25


iii

3.3.2. Tóm tắt quy trình biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm ............. 28
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................ 29
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 33
4.1. Kết quả theo dõi của khoảng cách và kĩ thuật tỉa cành nhánh đến
sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng của giống dưa chuột
GL1-2 vụ Xuân –Hè năm 2016 tại Thái Nguyên ................................... 33
4.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến khả năng sinh trưởng của
giống dưa chuột GL1-2 ......................................................................... 33
4.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng của giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè 2016 33
4.2.2. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của giống dưa chuột GL1-2 vụ
xuân hè 2016 ................................................................................................... 35
4.2.3. Khả năng ra lá của giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè 2016 .............. 40
4.3 Ảnh hưởng của khoảng cách đến năng suất và một số chỉ tiêu chất
lượng của giống dưa chuột GL1-2 ......................................................... 42
4.3.1. Khả năng ra hoa đậu quả của dưa chuột GL1-2.................................... 43
4.3.2. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè năm 2016 ............... 44
4.3.3. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè
năm 2016 ......................................................................................................... 47

4.4. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến tình hình sâu bệnh hại trên
thí nghiệm ............................................................................................. 48
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................. 52
5.1. Kết luận ......................................................................................... 52
5.2. Đề nghị .......................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 54
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới giai đoạn 2010 – 2014 .. 6
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dưa chuột ở một số Châu lục năm 2013 ............ 7
Bảng 2.3 : Tình hình sản xuất dưa chuột của một số nước trên thế giới qua
các năm 2013-2014 ........................................................................... 7
Bảng 4.1: Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của giống dưa chuột GL1-2.. 34
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến động thái tăng trưởng chiều
cao của dưa chuột............................................................................ 37
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến động thái ra lá của giống
dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè năm 2016 ......................................... 41
Bảng 4.4: Tình hình ra hoa đậu quả của giống dưa chuột GL1-2 xuân hè năm
2016 ................................................................................................. 43
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè năm 2016
......................................................................................................... 45
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến kích thước quả và độ dày
thịt quả của giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè 2016 ................... 47
Bảng 4.7: Tình hình bệnh hại trên giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè năm

2016 ................................................................................................. 49


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 27
Hình 4.1: Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây của dưa chuột GL1-2
vụ Xuân - Hè 2016 .......................................................................... 38
Hình 4.2: Biểu đồ động thái tăng trưởng số lá của dưa chuột GL1-2 vụ Xuân Hè 2016 ........................................................................................... 41


vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

CV%

: Hệ số biến động

FAO

: Tổ chức nông lương thế giới

Ha


: hecta

KLTB

: Khối lượng trung bình

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NL

: Nhắc lại

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Rau cung cấp
vitamin, muối khoáng, chất xơ và năng lượng cho con người. Vì vậy hầu hết

các nước trên thế giới đều nghiên cứu và phát triển rau với tốc độ nhanh.
Trung Quốc là nước phát triển sản xuất rau lớn nhất thế giới với diện tích
13.346.600 ha. Bình quân đầu người đạt 311,6 kg/người/năm (Qu Dongya, 2001).
Dưa chuột (Cucumis sativus L) là 1 trong 10 loại rau quan trọng được

trồng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê của tổ
chức Nông Lương thế giới (FAO), năm 2013 diện tích dưa chuột trên thế
giới đứng thứ 6 trong các loại rau trồng với 2,12 triệu ha (sau cà chua, hành
tây, cải bắp, đậu hà lan và ớt) (FAOSTAT 2015)[27].
Thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn định và ngày càng
tăng. Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội giảm thuế xuất khẩu rau, tăng khả
năng cạnh tranh tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Với chủ trương tăng
đầu tư cho nghiên cứu và khuyến nông sẽ tạo cho những bước phát triển mới
cho ngành rau .
Dưa chuột là cây rau ăn quả được trồng hầu hết các nước trên thế giới.
Với diện tích trung bình hàng năm khoảng 1,8 triệu ha, sản lượng thu hoạch
đạt 30-31 triệu tấn. Ở nước ta dưa chuột là một trong những cây rau ăn quả
chủ lực vừa sử dụng ăn tươi, vừa cho chế biến xuất khẩu. Năm 2002 kim
ngạch xuất khẩu dưa chuột đạt 12 triệu USD. Như vậy, sản phẩm dưa chuột
không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn mang lại hiệu quả
kinh tế lâu dài cho nông nghiệp nước ta, góp phần thực hiện thắng lợi chương
trình 1 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu rau quả đến năm 2010.


2

Việc đưa cây dưa chuột vào trồng là một hướng chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp hiệu quả, đem lại cho người nông dân nguồn thu nhập khá ổn
định. Tuy nhiên trong quá trình trồng và chăm sóc mỗi nơi có một phương
thức trồng và chăm sóc khác nhau để phù hợp với tình hình kinh tế, điều kiện

đất đai của từng vùng. Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất ngoài việc chăm
sóc cho cây thì mật độ kết hợp với kĩ thuật tỉa cành nhánh cũng ảnh hưởng rất
lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng nói chung và cây
dưa chuột nói riêng.
Trước đây năng suất dưa chuột của nước ta rất thấp do tập quán sử dụng
nhiều giống dưa chuột địa phương chủ yếu phục vụ ăn tươi. Tuy nhiên do
công tác chọn tạo, duy trì giống không được tiến hành thường xuyên nên các
giống này sinh trưởng kém, năng suất thấp không đáp ứng được yêu cầu sản
suất, thị hiếu tiêu dùng tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như công nghiệp chế biến.
Trong những năm gần đây việc sử dụng giống dưa chuột ưu thế lai đã làm
tăng rõ rệt hiệu quả của sản xuất loại cây trồng này.
Giống dưa chuột GL1-2 có khả năng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng
80 – 85 ngày, thích hợp trong vụ đông và vụ xuân hè tại các tỉnh phía Bắc.
Năng suất đạt trên 50 – 60 tấn/ha trong cả hai thời vụ. Vỏ quả màu xanh, gai
trắng, ruột đặc, ăn giòn, vị ngọt mát, chất lượng quả tốt , ra hoa sớm, tỷ lê đậu
quả cao, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Giống có khả
năng chịu bệnh sương mai và phấn trắng tốt. Giống được công nhận giống sản
xuất thử năm 2014, hiện đang được mở rộng diện tích tại các địa phương ở các
tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.
Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội, tập trung nhiều trường
Đại học, các trung tâm, nhà máy…nhu cầu rau của người tiêu dùng ngày càng
nhiều. Từ thực tiễn trên, để giống dưa chuột GL1-2 nhanh chóng được phát


3

triển trên diện rộng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, Được sự đồng ý của
Khoa Nông học và bộ môn Rau quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và kỹ thuật tỉa cành đến khả năng

sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống dưa chuột GL1-2 vụ
xuân-hè năm 2016 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
* Mục đích:
- Xác định khoảng cách trồng thích hợp đối với giống dưa chuột GL1-2
tại Thái Nguyên.
- Tìm hiểu kỹ thuật tỉa cành thích hợp đối với giống dưa chuột GL1-2.
* Yêu cầu:
- Đánh giá được ảnh hưởng của khoảng cách và kĩ thuật tỉa cành đến
khả năng sinh trưởng của giống dưa chuột GL1-2.
- Xác định được ảnh hưởng của khoảng cách và kĩ thuật tỉa cành đến
khả năng ra hoa đậu quả của giống dưa chuột GL1-2.
- Xác định được ảnh hưởng của khoảng cách và kĩ thuật tỉa cành đến
năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng quả cho giống dưa chuột GL1-2.
- Xác định được ảnh hưởng của khoảng cách và kĩ thuật tỉa cành đến
tình hình phát sinh phát triển sâu bệnh hại trên thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Quá trình thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên tiếp cận
với thực tế đồng thời vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất, nâng
cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra giúp sinh viên làm quen với phong cách
làm việc linh hoạt, sáng tạo, nghiêm túc, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm
thực tế. Góp phần bổ sung dữ liệu khoa học có giá trị về tài nguyên cây dưa
chuột. Có thể làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng thực tiễn.


4

 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Giúp sinh viên tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và từ những kết

quả theo dõi đề tài có thể lựa chọn mật độ và kĩ thuật tỉa cành nhánh phù hợp
nhất đối với giống dưa chuột GL1-2 trồng trên nền đất tương tự như đất ở xã
Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên.


5

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Cơ sở lý luận:
Hiện nay việc chọn tạo giống cây trồng đạt năng suất cao và chất lượng
tốt đang được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học và các cơ quan có liên
quan. Các chương trình khoa học không chỉ tạo ra các giống mới có ưu thế để
cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, quan trọng nhất là duy trì và nhân
ra nhiều loại giống tốt cung cấp cho người nông dân. Trong sản xuất cần nắm
vững các đặc trưng và đặc tính của giống để từ đó có các biện pháp kĩ thuật
tác động thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Khoảng cách và
kĩ thuật tỉa cành là một trong những biện pháp làm tăng năng suất cây trồng,
đáp ứng nhu cầu của con người.
- Cơ sở thực tiễn:
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía bắc có điều kiện
khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển sản xuất rau. Về diện
tích, năng suất, sản lượng còn thấp chủ yếu là cung cấp nhu cầu trong tỉnh và
chưa có giá trị trong xuất khẩu, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm cũng chưa
được đảm bảo... Những năm gần đây đã áp dụng nhiều nghiên cứu khoa học
trong sản xuất tuy nhiên năng suất cũng như chất lượng vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của thị trường. Do đó để có cơ sở vững chắc nhằm phát triển
dưa chuột tại Thái Nguyên trong từng điều kiện cụ thể của từng công tác

nghiên cứu thích nghi cho từng vùng, tuyển chọn ra giống phù hợp và tốt nhất
là việc hết sức cần thiết.


6

2.2. Tình hình sản xuất dƣa chuột trên thế giới và trong nƣớc
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
Dưa chuột có nguồn gốc từ Ấn Độ ở vịnh Bengal và dãy Hymalayas
cách đây hơn 3.000 năm, giống dưa này được mang đi dọc theo hướng Tây
Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu, vào thế kỷ 6 dưa chuột được mang
tới Trung Quốc. Theo thống kê của Fao (tổ chức nông lương thế giới), diện
tích trồng dưa chuột trên thế giới năm 1995 vào khoảng 1.200.390 ha với tổng
sản lượng là 19.352.100 tấn thì cho đến năm 2014 con số này là 2.178.613
nghìn ha, diện tích tăng …ha và sản lượng lên tới 74.975.625 nghìn tấn tăng
gần … triệu tấn (FAO, 2016)[28]. Tình hình sản xuất dưa chuột trên thế giới
những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất dƣa chuột trên thế giới giai đoạn 2010 – 2014
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)


2010

2.020.294

309.911

62.611.105

2011

2.103.051

315.649

66.382.572

2012

2.133.122

326.189

69.580.178

2013

2.127.646

338.682


72.059.494

2014

2.178.613

344.144

74.975.625

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn:FAO, 2016)[28]
Nhìn chung trong những năm gần đây năng suất dưa chuột đang có xu
hướng tăng và dần ổn định nhờ chú trọng sử dụng giống mới và phương pháp
canh tác tiên tiến, sản lượng cũng vì thế mà tăng lên đáng kể mặc dù diện tích
có phần giảm. So với năm 2010 thì năm 2014 diện tích trồng dưa tăng hơn
158.319 nghìn ha, năng suất tăng 34.233 tạ/ha và sản lượng tăng trên
1.336.452 nghìn tấn. Dưa chuột được trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới
và được trồng nhiều nhất ở Châu Á với diện tích 1570,873 nghìn ha với sản
lượng đạt 62800,000 tấn năm 2013 (FAO, 2016)[28].


7

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dƣa chuột ở một số Châu lục năm 2013
Diện tích (nghìn

Năng suất


Sản lƣợng

ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Châu Á

1570,9

399,498

62800,0

2

Châu Âu

52,3

532,030

2781,52

3

Châu Mĩ


95,53

210,498

2010,82

4

Châu Phi

249,2

479,85

1195,7

5

Châu Úc

0,39

349,512

135,96

STT

Châu lục


1

(Nguồn:FAO, 2016)[28]
Qua bảng 2.2 cho thấy châu Á là châu lục có diện tích và sản lượng dưa
chuột năm 2013 cao nhất đạt 1570,9 nghìn ha. Châu Âu là nước có diện tích
trồng đứng thứ 4 với 52,281 nghìn ha nhưng có năng suất lớn nhất đạt
532,030 tạ/ha năm 2013 và sản lượng đạt 2781,525 nghìn tấn đứng thứ 2 trên
thế giới. Châu Úc là nước có diện tích và sản lượng dưa chuột thấp nhất năm
2013.
Bảng 2.3 : Tình hình sản xuất dƣa chuột của một số nƣớc trên thế giới qua
các năm 2013-2014
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha )

(tạ/ha )

(nghìn tấn )

Thế Giới

2.127.646 2.178.613


338.682

344.144

72.059.494

74.975.625

Trung Quốc

1.166.529 1.180.879

466.012

481.879

54.361.601

56.904.098

Nhật Bản

11.400

11.100

503.860

494.414


574.400

548.800

TâyBanNha

8.943

8.899

843.576

871.899

754.410

775.903

Malaysia

5.161

4.661

232.236

208.820

119.857


97.331

Israel

1.365

1.541

738.946

648.475

100.883

99.930

Indonesia

49.296

48.578

99.731

98.396

491.636

477.989


Ấn Độ

26.500

26.982

63.396

63.412

168.000

171.100

630

660

478.254

448.788

30.130

29.620

1.734

1.666


757.659

792.227

131.378

131.985

Hungary
Pháp

(Nguồn: FAO,2016)[28]


8

Qua bảng 2.3 cho ta thấy: Nhìn chung diện tích năng suất và sản lượng
dưa chuột của các nước trên thế giới không có biến động nhiều. Do đó cho
thấy dưa chuột có vai trò quan trọng trong sản suất và tiêu dùng các nước trên
thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản...
Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất trên thế giới,
với diện tích trồng là 1.180.879 nghìn ha và sản lượng dưa chuột của nước
này lên tới 56.904.098 nghìn tấn (năm 2014) chiếm trên 70% tổng sản lượng
dưa chuột trên toàn thế giới (FAO, 2016)[28].
2.2.2. Tình hình sản xuất dưa chuột tại Việt Nam
Ở Việt Nam, dưa chuột được xem là một trong những loại rau chủ
lực, diện tích trồng dưa chuột hàng năm ở nước ta khoảng 26,000 ha xấp xỉ
1/4, sản lượng khoảng trên 80 tấn được chế biến cho xuất khẩu và một
phần tiêu dùng trong nước.
Các vùng trồng dưa chuột lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc

thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP. Hồ
Chí Minh, đồng bằng Sông Cửu Long như Tân Hiệp – Tiền Giang, Châu
Thành – Cần Thơ, Vĩnh Châu – Sóc Trăng. Miền Trung và Tây Nguyên gồm
vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng), các
tỉnh duyên hải miền Trung (Thừa Thiên Huế…). Riêng ở thành phố Hồ Chí
Minh hàng năm có diện tích trồng dưa chuột lên đến hàng trăm ha ở huyện Củ
Chi và Hóc Môn. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long dưa chuột được trồng
rất phổ biến, đặc biệt là vùng rau Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên trồng mùa
mưa), An Giang (huyện Chợ Mới trồng quanh năm). Riêng vùng chuyên sản
xuất dưa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam hàng năm sản xuất 400 – 500 ha.
Vụ Xuân 2016, Tổng công ty rau quả đã tổ chức sản xuất rau nguyên liệu
vụ xuân ở các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hóa đạt 840 ha (trong đó
dưa chuột bao tử 274 ha) và Thái Bình cũng đã hình thành được nhiều vùng


9

sản xuất nông nghiệp mang tính chuyên canh với một số mặt hàng xuất khẩu
chủ lực như: Dưa chuột, ngô bao tử, sa lát ở huyện Thái Thụy (Báo nông
nghiệp VN, 2009).
Cây dưa chuột đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh
Phúc từ 40 ha năm 2000 đến nay diện tích trồng dưa chuột đã lên tới gần
200 ha. Mỗi sào dưa năng suất đạt từ 1,2 – 1,5 tấn quả đem lại nguồn thu
nhập ổn định và từng bước cải thiện cuộc sống cho người nông dân (Báo
nông nghiệp VN).
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu các
loại dưa chuột vào cuối tháng 04 năm 2007 đạt trên 571 nghìn USD, tăng
38% so với cùng kỳ 03/2007 (Hiệp hội rau quả Việt Nam).
2.3. Tình hình nghiên cứu dƣa chuột trên thế giới và trong nƣớc
2.3.1. Tình hình nghiên cứu dưa chuột trên thế giới

Dưa chuột là loại cây trồng quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Quả dưa chuột ngoài được sử dụng làm rau ăn còn là nguyên liệu trong các
ngành công nghiệp chế biến đồ hộp, dược phẩm… So với các cây trồng khác
như lúa, ngô, dưa chuột thường nhạy cảm với các yếu tố khí hậu hay sâu bệnh
hại (Nguyễn Hữu Doanh, 2005)[8]. Mặt khác, việc chọn tạo giống ở dưa
chuột bằng phương pháp truyền thống cũng gặp khó khăn do sự bất hợp về
loài (Yutaka, 1995)[44].
Nhân giống dưa chuột bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã được áp
dụng ở nhiều nước trên thế giới. Bằng phương pháp này có thể tạo ra số lượng
cây theo mong muốn. Nhiều nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình nhân giống
đã được các nhà khoa học quan tâm như nhân giống từ đoạn cắt lá mầm (A.
Vasudevan, 2007) [19], mẫu lá (Tadayuky, 2001)[40], nuôi cấy hạt phấn, thân
mầm (Yutaka, 1995)[44] hay chồi đỉnh (A. Vasudevan, 2001)[18].


10

Một số nhóm tác giả khác lại tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các
auxin và xytokinin trong quá trình nuôi cấy đến khả năng nhân nhanh (Zhimin
Yin, 2005) [45]. Năm 2005, A.K.M. Mohiuddin và cộng sự đã nâng cao hiệu
quả nhân giống bằng việc thay đổi nồng độ chất AgNO3 trong môi trường
nuôi cấy (A.K.M. Mohiuddin, 2005) [17].
Bên cạnh các nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống, một số nhà
khoa học đã ứng dụng kỹ thuật chuyển gen cây trồng để cải thiện tính trạng
cho các giống dưa chuột. Gần hai thập kỷ qua, phương pháp chuyển gen gián
tiếp thông qua vi khuẩn Agrobacterium và phương pháp chuyển gen trực tiếp
đã được áp dụng trên cây dưa chuột (Zhimin Yin, 2005) [45]. Cho đến nay,
nhiều quy trình chuyển gen cho dưa chuột đã được xây dựng.
Tadayuki Wako và cộng sự (2001) [40], đã xác định được các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả chuyển gen, bao gồm kiểu gen, loại mẫu nuôi cấy,

cấu trúc vector và chủng vi khuẩn sử dụng cho biến nạp.
Prem Anand Rajagopalan và Rafael Perl Treves (2005) [37] cho thấy có
thể nâng cao hiệu quả chuyển gen bằng thông qua thay đổi phương pháp tạo
mẫu để biến nạp, hiệu quả chuyển gen GUS đạt 1,7%.
Hiện nay, đã giải quyết nhu cầu sản xuất và xuất khẩu dưa chuột,
mục tiêu của các cơ quan khoa học là tập trung vào nghiên cứu theo định
hướng sau:
Khảo nghiệm tập đoàn giống nhập nội, xác định giống thích hợp, phục
vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu.
Lai tạo chọn lọc các giống mới phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ,
xuất khẩu: chọn giống dưa chuột cho chế biến (quả nhỏ), chọn giống
dưa cho ăn quả tươi (quả dài). Việc chọn tạo giống dưa chuột phục vụ cho
chế biến và xuất khẩu đã và đang được nhiều người quan tâm và tập trung
nghiên cứu.


11

Giống dưa chuột có gai đen chuyển màu da cam khi chín hoàn toàn, có
xu hướng chuyển màu trước khi chín ở điều kiện nhiệt độ cao (cả trên đồng
ruộng và trong quá trình bảo quản, vận chuyển). Còn đối với dưa chuột dùng
cho chế biến cắt lát thì giống có gai quả màu đen thích hợp hơn giống có gai
quả màu trắng vì chúng có màu sắc hấp dẫn hơn sau khi ngâm chúng trong lọ
có dung dịch muối.
Giống dưa chuột lai hiện nay có giá trị kinh tế cao, rất nhiều ưu điểm
trong việc tăng năng suất, đem lại lợi nhuận cao, thời gian cho thu hoạch dài,
khi trồng trong nhà kính ở các nước Tây Âu, đậu quả tập chung thích hợp cho
thu hoạch bằng máy và chống lại được nhiều loại bệnh. Tất cả các giống lai
hiện nay đều là giống 100% hoa cái và không có hạt (trong trường hợp trồng
trong nhà kính tại Tây Âu) và chống được rất nhiều bệnh.

Năng suất và chất lượng của dưa chuột phụ thuộc vào giống và phương
pháp gieo trồng. Hiện nay, có nhiều phương pháp trồng để thu được năng suất
cao như trồng trong nhà nilon, trong nhà lưới, trong nhà kính (trồng trên đất
và trồng không dùng đất).
2.3.2. Tình hình nghiên cứu dưa chuột tại Việt Nam
Yêu cầu về năng suất và chất lượng dưa chuột ngày càng tăng đã thúc
đẩy các nhà nghiên cứu, chọn tạo giống quan tâm ngày càng nhiều vào việc
tìm và sản xuất ra các loại giống mới phù hợp với điều kiện sản xuất của từng
vùng, từng địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác nghiên cứu về
dưa chuột đã được thực hiện chủ yếu trên các lĩnh vực:
- Thu thập, nhập nội nguồn gen các giống dưa chuột tạo cơ sở cho lai
tạo và nghiên cứu.
- Tạo nguồn vật liệu bằng lai tạo và xử lý đột biến bằng các tác
nhân hóa học.
- Chọn và tạo các giống dưa chuột cho chế biến và sản xuất trái vụ.


12

- Bước đầu nghiên cứu công nghệ sản xuất rau sạch (hàm lượng nitrat,
dư lượng thuốc hóa học, kim loại nặng và vi sinh vật dưới ngưỡng cho phép).
- Tập trung cho việc phát triển các giống dưa chuột tốt trong sản xuất,
chuyển giao công nghệ sản xuất rau cho nông dân (Mai Thị Phương Anh, Rau
và trồng rau, Giáo trình cao học nông nghiệp, HNN, 1996)[1].
Tại các tỉnh phía Nam, những năm gần đây, các công ty giống Đông
Tây, Hoa Sen, Trang Nông, công ty giống cây trồng Miền Nam đã nhập và
khảo nghiệm nhiều giống dưa chuột từ các nguồn nhập khác nhau và kết
luận giống F1Happy 14, các dòng của công ty Know-you-seed (Đài Loan)
như F1 DN-3, F1DN6 cho năng suất và chất lượng cao trong điều kiện trồng
ở phía Nam.

Trong những năm gần đây công tác chọn tạo ra giống dưa chuột có
năng suất cao, phẩm chất tốt vẫn không ngừng được các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu và đạt những thành tựu đáng kể. Dưới đây là một số giống
dưa chuột đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta.
Trong thời gian từ 2001-2005, Viện nghiên cứu Rau Quả đã nghiên cứu
chọn tạo ra hai giống dưa chuột CV5 và CV11. Qua nghiên cứu và các mô
hình thử nghiệm tại các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Cho thấy
hai giống dưa chuột này sinh trưởng, phát triển rất khỏe, thân lá màu xanh
đậm, phân cành khá, nhiều hoa, tỷ lệ đậu quả cao. Quả dài 18-20 cm, đường
kính 4-4,5 cm, vỏ quả màu xanh (CV11) và màu xanh trắng (CV5). Gai màu
nâu, thịt quả dày, ít ruột, ăn giòn ngọt, không có vị đắng phù hợp vói thị hiếu
của người tiêu dùng. Thời gian sinh trưởng trung bình từ 75-85 ngày, năng
suất 40-45 tấn/ha. Chống chịu sâu bệnh hại rất tốt đặc biệt là bệnh sương mai,
phấn trắng.
Hiện nay trong nước ta ở một số địa phương đã phát triển thêm các diện
tích trồng dưa liên doanh với các doanh nghiệp chế biến dưa chuột nhằm mục


13

đích xuất khẩu sang Nhật Bản với sản phẩm dưa chuột chế biến muối mặn,
với hướng này cũng đạt lãi xuất khá lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất cho
người nông dân. Và hướng chọn tạo ra các giống dưa chuột để sử dụng cho
sản xuất chủ yếu bằng cách nhập nội giống nước ngoài từ đó chọn tạo ra các
giống dưa chuột ưu thế lai F1 phù hợp cho sản xuất và chế biến xuất khẩu của
đặc điểm kinh tế xã hội trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
2.3.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.3.3.1. Nguồn gốc, phân loại cây dưa chuột
2.3.3.1.1. Nguồn gốc
Dưa chuột là loại rau ăn quả trồng lâu đời nhất, được biết đến cách đây

khoảng 5.000 năm (Tatlioglu, 1993)[41].
Cây dưa chuột (Cucumis Sativus. L) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm
Châu Phi, Châu Mĩ, Nam Châu Á (Ấn Độ, Malaca, Nam Trung Quốc) tuy
nhiên hầu hết dưa chuột có mặt ở Châu Phi. Nhiều tài liệu cho rằng dưa chuột
có nguồn gốc ở chân dãy núi Hymalaya nơi có nhiều loài hoang dại có quan
hệ chặt chẽ với loài Cucumis Hardi Wichil Royle. Dưa chuột được trồng ở Ấn
Độ cách đây 3000 năm và nó được biết đến ở Ai Cập cổ đại, Hi Lạp và Đế
Chế La Mã, vào thế kỷ thứ 6 dưa chuột đã được trồng ở Trung Quốc,
Malaisia. Dưa chuột là loài cây ưa nhiệt độ ấm áp và những vùng nhiệt đới
mát mẻ, nhiệt độ thích hợp để trồng dưa chuột là 18 – 300C (Mạnh Duy
Nguyễn, 2010)[11].
Vavilov (1926)[42], tcachenco (1967), Taracanov (1968) cho rằng khu
vực miền núi phía Bắc Việt Nam giáp với Lào Cai là nơi phát sinh dưa chuột
vì ở đây còn tồn tại dạng dưa chuột hoang dại (trích theo Nguyễn Văn Hiển,
2000)[9].


14

Ở nước ta cây dưa chuột đã được trồng từ rất lâu, có thể trồng được ở
nhiều vùng trên cả nước nhưng chủ yếu được trồng nhiều ở vùng đồng bằng
và vùng núi phía Bắc.
Hiện nay dưa chuột được trồng hầu như khắp nơi trên thế giới, từ vùng
nhiệt đới châu á, châu phi đến tận 63 vĩ độ bắc. Ngoài ra ở các vùng cực bắc
Châu Âu, dưa chuột giữ vị trí hàng đầu trong số các cây trồng trong nhà lưới
nhà kính.
2.3.3.1.2. Phân loại
Dưa chuột thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae, chỉ Cucumis, loài Cucumis
sativus L, có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Do trong quá trình tồn tại và phát triển,
từ một dạng ban đầu, dưới tác động của điều kiện sinh thái khác nhau và các

đột biến tự nhiên, dưa chuột đã phân hóa thành nhiều kiểu sinh học (biotype).
Việc phân loại dưa chuột theo đặc tính sinh thái và di truyền học giúp các nhà
khoa chọn tạo giống dễ dàng lựa chọn nguồn vật liệu khởi đầu. Các nhà phân
loại đã cố gắng nhiều trong lĩnh vực này, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có
một bảng phân loại thống nhất cho dưa chuột.
- Dựa vào đặc điểm chín sớm (tức tính từ lúc mọc đến khi thu quả đầu tiên)
của cây mà dưa chuột ở nước ta chia làm 3 nhóm (Tạ Thu Cúc, 2000)[3]:
+ Nhóm các giống chín sớm có thời gian từ mọc đến thu quả là 30 -35
ngày vụ đông và từ 35 – 40 ngày vụ xuân. Các giống dưa chuột Việt Nam ở
vùng sinh thái đồng bằng đều thuộc nhóm này.
+ Nhóm chín trung bình có thời gian từ mọc đến thu quả là 35 – 40 ngày
trong vụ đông và từ 40 – 45 ngày ở vụ xuân.
+ Nhóm chín muộn có thời gian từ mọc đến thu quả đầu từ 40 – 45 ngày
trở lên. Các giống dưa chuột Việt Nam ở miền núi thuộc nhóm này.
- Theo mục đích sử dụng các giống dưa chuột và dựa vào chiều dài, khối
lượng quả cũng có thể chia làm 4 nhóm dưa chuột như sau:


15

+ Nhóm quả rất nhỏ (dưa bao tử): Nhóm này cho thu quả để chế biến từ
2 – 3 ngày tuổi, khối lượng quả chỉ đạt từ 150 – 200g/quả. Phần lớn các giống
thuộc nhóm này là dạng cây 100% hoa cái như giống Marinda, F1Dujna, F1
Levina (Hà Lan) và một số giống của Mĩ. Hạn chế của nhóm này là cây
nhiễm bệnh sương mai từ trung bình đến nặng và quả rất dễ bị sâu bệnh hại.
+ Nhóm quả nhỏ có chiều dài dưới 10cm, đường kính từ 2,5 – 3,5 cm,
nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 65 – 80 ngày tùy vụ), năng suất
đạt từ 15 – 20 tấn/ha. Ngoài dùng ăn tươi quả còn dùng làm nguyên liệu đóng
hộp nguyên quả để xuất khẩu. Đại diện nhóm này là giống dưa Tam Dương
(Vĩnh Phú) và Phú Thịnh (Hải Dương).

+ Nhóm quả trung bình gồm hầu hết giống dưa địa phương trong nước
và giống H1 (giống lai tạo) quả có kích thước từ 13 – 20 cm, đường kính từ
3,5 – 4,5 cm. Thời gian sinh trưởng từ 75 – 85 ngày, năng suất đạt từ 22 – 25
tấn/ha. Một số giống thuộc nhóm này như H1, Yên Mĩ, Nam Hà. Quả dung
ăn tươi hoặc chẻ tư đóng lọ.
+ Nhóm quả to gồm các giống lai F1 của Đài Loan và Nhật Bản. Quả
có kích thước trung bình từ 25 – 30 cm, đường kính từ 4,5 – 5 cm. Những
giống thuộc nhóm này có năng suất khá cao, trung bình đạt từ 30 – 35 tấn/ha
nếu thâm canh tốt năng suất có thể đạt 50 tấn/ha.
Theo Tatliogu (1993)[41] chỉ Cucumis phân bố ở 2 vùng địa lý khác nhau :
- Nhóm Châu Phi: chiếm phần lớn các loài, phổ biến ở Châu Phi, Trung
Đông đến Pakistan và Nam Ả Rập.
- Nhóm Châu Á: được tìm thấy ở các vùng phía Đông và Nam dãy
Hymalaya. Các giống dưa chuột Việt Nam thuộc nhóm này.
2.3.3.2. Đặc điểm thực vật học
Cây dưa chuột là cây 1 năm, ưa ấm, thân leo hay bò, có phủ 1 lớp lông
dày gây ngứa và làm rát da (Trần Khắc Thi, 1985)[13].


16

2.3.3.2.1. Hệ thống rễ
Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm nên rễ dưa chuột yếu hơn
cây bí ngô, dưa hấu, dưa thơm. Hệ rễ ưa ẩm không chịu khô hạn, không chịu
ngập úng.
Dưa chuột là loại cây có bộ rễ phát triển yếu, dài 10-15 cm. Khối lượng
rễ xấp xỉ 1,5 % trọng lượng toàn bộ cây, phân bố rộng khoảng 60-90 cm. Ở
các cây lai F1 tất cả các pha sinh trưởng bộ rễ phát triển mạnh và có khối
lượng lớn hơn bố mẹ. Do vậy mức độ phát triển bộ rễ ban đầu là tiền đề cho
năng suất sau này.

Hệ rễ có thể ăn sâu dưới tầng đất 1m, rễ nhánh, rễ phụ phát trển tùy
điều kiện đất đai. Hệ rễ phân bố ở tầng đất 0-30 cm nhưng hầu hết tập trung ở
tầng đất 15-20 cm.
Sau mọc 5-6 ngày rễ phát triển mạnh, thời kì cây con rễ sinh trưởng
yếu (Trần Khắc Thi, 1985)[13]. Sau khi cây trưởng thành, hệ thống rễ ăn rộng
ra 6-7 feet (180-210 cm), rễ bất định sẽ mọc ra từ vùng điểm của thân leo
(Trần Khắc Thi, 1985)[13].
Hệ rễ chiếm khoảng 1,5% trọng lượng toàn cây. Phần lớn rễ phụ phân
bố ở độ sâu 10-15 cm, rộng 60-90 cm (Lebedevn M.1973). Cây có bộ rễ lớn
thường phổ biến ở các giống chín muộn, có khối lượng thân lá lớn, mặt khác
đối với các giống lai chín sớm ở hầu hết các pha sinh trưởng bộ rễ đều lớn
hơn mẹ. Như vậy giữa giống lai và giống không lai có thể phân biệt ngay ở
những ngày đầu sau khi hạt nảy mầm, và bộ rễ lớn của cây lai được coi như
một trong những chỉ tiêu năng suất cao của giống (Trần Khắc Thi,1985)[13].
Khả năng sinh trưởng và phát triển của bộ rễ dưa chuột phụ thuộc
vào giống, điều kiện đất đai, giai đoạn đoạn sinh trưởng và điều kiện bảo
quản hạt.


17

2.3.3.2.2. Thân
Thân cây dưa chuột thuộc loại leo bò, thân mảnh, nhỏ. Ở thời kì 2-5 lá
thân, cây phát triển kém nên cần phải chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo. Cũng có một
số giống thuộc dạng bụi. Chiều cao của cây dưa chuột phụ thuộc chủ yếu vào
đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật trồng trọt. Căn cứ vào
chiều cao cây có thể phân chia thành 3 nhóm sau:
- Loại lùn: chiều cao cây từ 0,6-1m.
- Loại trung bình: chiều Cao cây trên 1m đến 1,5m.
- Loại cao : chiều cao cây trêm 1,5m đến 2-3m, có loại cao tới 4-5m.

Những giống có chiều cao trên 1m trở lên phải làm giàn mới cho năng
suất cao.
Trong quá trình sinh trưởng, thân lớn dần, đường kính của thân là một
trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây.
Đường kính quá nhỏ hoặc quá lớn đều không tốt. Đối với giống trung và
giống muộn, đường kính thân đạt khoảng 1 cm là biểu hiện cây sinh trưởng
tốt. (Tạ Thu Cúc, 2007)[6].
Quả được sinh ra chủ yếu trên thân chính, trên cành cấp 1 (nhánh từ
nách lá của thân chính) cũng có khả năng cho quả. Vì vậy đối với những
giống sinh nhánh mạnh, khi tỉa cành chỉ nên lưu giữ thân chính và 1 đến 2
cành cấp 1, tùy theo tình hình sinh trưởng của cây (Tạ Thu Cúc, 2007)[5].
2.3.3.2.3. Lá
Lá dưa chuột gồm lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng qua trục
thân. Lá mầm có hình trứng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá dự tính tình
hình sinh trưởng của cây. Người trồng dưa thường quan tâm tới độ lớn, sự cân
đối và thời gian duy trì lá mầm trên cây dài hay ngắn. Lá thật có 5 cánh, chia
thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt, trên lá có lông cứng và ngắn, màu sắc lá
thay đổi.


×