Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Địa chất sinh thái: topic2 nuocngam nguyendoanhkhoa 31092017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 20 trang )

LOGO

MÔN HỌC: ĐỊA CHẤT SINH THÁI

Bài 2: Chất lượng nước ngầm và
vấn đề sức khỏe liên quan
Giảng viên: T.S Nguyễn Thị Hoàng Hà
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Doanh Khoa
Lớp : K59 Kỹ thuật địa chất



NỘI DUNG TRÌNH BÀY
 Định nghĩa.

I

Nước
ngầm



 Vai trò và hiện trạng sử dụng nước
ngầm.
 Thành phần hóa học.
 Đánh giá chất lượng nước ngầm.

II

Các vấn
đề sức


khỏe

Chất lượng nước ngầm và vấn đề sức khỏe liên quan

 Hiện trạng.



 Một vài vấn đề sức khỏe liên quan tới
nước ngầm.
 Kết luận.




Chất lượng nước ngầm và vấn đề sức khỏe liên quan

I. NƯỚC NGẦM
 Định nghĩa:

 Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm
tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề
mặt Trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.

Nước dưới đất gồm tất cả
nước tồn tại dưới dạng khác
nhau phân bố trong các chỗ
trống, các khe nứt của đất đá
nằm dưới mặt đất. Nước dưới
đất có diện tích phân bố rộng rãi

từ vùng ẩm ướt cho đến các sa
mạc, ở núi cao, vùng cực của
Trái Đất.
( Bạch Thái Toàn - VP Sở TN&MT Phú Thọ)

Nước ngầm là một thành phần của vòng tuần hoàn nước.
/>


Chất lượng nước ngầm và vấn đề sức khỏe liên quan

I. NƯỚC NGẦM
 Vai trò và hiện trạng:

Nước dưới đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời  sống
tự nhiên và xã hội con người. Ở những nơi khí hậu khô hạn thì
nước dưới đất trở nên nguồn cung cấp cực kỳ quý giá. Nước
dưới đất thực chất là một loại khoáng sản lỏng, cung cấp cho
các ngành công nghiệp, cho sinh hoạt dân dụng, phục vụ cho
nông nghiệp. Quy lụât hoạt động và di chuyển của nước dưới
đất có ảnh hưởng đến các công trình khai thác, kiến trúc xây
dựng, giao thông .v.v..
Tại nhiều nước trên thế giới,nước ngầm là nguồn cung cấp
chính cho nước sông.Ví dụ: Áo và Đan Mạch (100%), Italy
(90%), Hungary (88%), Đức, Thụy Sĩ ,Ba Lan(70-80%)…
(Zektser và Everett ,2004)





I. NƯỚC NGẦM
 Vai trò và hiện trạng:
Ngày nay, nước ngầm còn được sử dụng nhiều trong các
mục đích tưới tiêu, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày ở nhiều
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam

Đối với
Địa chất sinh thái, nước dưới
đất như một thành phần vật
chất cấu thành hệ thống sinh
thái và có tổ chức bậc cao
được xác định bằng khối
lượng và hướng sử dụng của
chúng. Vai trò nước dưới đất
được thể hiện ở một số lĩnh
vực:

Nước cung cấp cho hoạt động
dân sinh.

Nước cung cấp cho hoạt động
kinh tế-xã hội.

Nước sử dụng trong lĩnh vực
trồng trọt và chăn nuôi




Một giếng khoan nước ngầm để sinh hoạt


/>
KT nước tại bể lọc Nhà máy nước ngầm Hóc Môn Ảnh: QK

Sử dụng nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp



Trên thế giới
Bình quân trên toàn thế giới, tỷ lệ khai thác nước dưới đất (NDĐ)
chiếm 20% so với lượng nước mặt được khai thác.

- Khu vực Trung Đông, người ta đã khai thác tối đa
nguồn nước dưới đất để phục vụ cho các nhu cầu
nên ở khu vực này tỷ lệ sử dụng NDĐ đất cao như:
Kuwait (88%), Ả Rập Xê Út (85,3%), Tiểu Vương
Quốc Ả Rập (79%), Israel (70%).

- Nhiều nước Nam Á cũng chiếm tỷ lệ cao:
Bangladesh (trên 70%), Pakistan (36,5%), Ấn Độ
(34,5%), Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan tỷ lệ diện tích
nông nghiệp tưới bằng NDĐ cũng chiếm trên 40% so
với diện tích được tưới bằng nước mặt.

Nhìn chung trên
thế giới việc phối
hợp khai thác sử
dụng nước mặt và
NDĐ được thực
hiện gắn bó theo

quy luật kinh tế thị
trường nên tỷ lệ
khai thác NDĐ đạt
cao.




10 quốc gia dẫn đầu thế giới về khai thác sử dụng nước dưới đất.
(2001)

/>



Tại Việt Nam
•Việt Nam là quốc gia có Tài nguyên nước dưới đất khá lớn, đứng thứ 34
so với 155 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Theo liệt kê của 4 tổ chức quốc tế,
WR1, VNDP, UNEP, WB đăng trên sách World Resources XB 2001)
•Theo TS. Đặng Đình Phúc, nguyên Trưởng phòng quản lý NDĐ - của
Cục quản lý Tài nguyên nước Bộ TN-MT thì tổng lượng NDĐ mà Việt Nam
khai thác đến nay đất khoảng 1,85 tỷ m3, trong đó:
- Cấp nước cho các đô thị, các khu công nghiệp: 650 triệu m3.
- Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn: 650 triệu m3.
- Tưới nước: 550 triệu m3.
- Riêng tưới cho cà phê ở Đắc Lắc: 350 triệu m3.
Do nhu cầu khai thác NDĐ để cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy
sản (đặc biệt là ở ven biển miền Trung) tăng nhanh dễ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt ô
nhiễm các nguồn NDĐ, và làm cho nhiều nguồn NDĐ ở ven biển đang dễ có nguy
cơ bị xâm nhập mặn.





Tại Việt Nam
 Ở việt nam có 287 nguồn nước khoáng, nước nóng đã được điều tra, nghiên cứu trong cả
nước:
- nước khoáng carbonic có 15 nguồn
- Nước khoáng sulfur- hydro có 6 nguồn
- Nước khoáng silic có 95 nguồn
- Nước khoáng flour có 49 nguồn
- Nước khoáng brom có tổng cộng là 22 nguồn.
- Nước khoáng iod có 12 nguồn
- Nước khoáng bor phân bố ở Thái Bình, Lai Châu.
- Nước khoáng radi phân bố ở Phù Lao, Tiên Lãng,…
(Vũ khúc,và nnk,1999)



Một vài loại nước khoáng có tác dụng
chữa bệnh rất tốt như nước khoáng Clorua
Natri Silic có tác dụng thúc đẩy quá trình
trao đổi chất, tốt cho các chứng bệnh về
khớp,...(*)

Tắm nước khoáng tại Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu)



I. NƯỚC NGẦM

 Thành phần hóa học:
 Khác với nước mặt, do tiếp xúc trực tiếp với đất đá,  nước dưới đất là một
dung dịch hoá học phức tạp, nó chứa hầu hết các nguyên tố trong vỏ quả đất. Tuy
nhiên các nguyên tố và ion đóng vai trò chủ yếu thì không nhiều, chỉ  khoảng 10
loại là: Cl-, HCO3-, SO42-, CO32-, Ca2+, Mg2+, Na+, K+, NH4+, H+,...
 Ở những vùng nước nằm gần mặt đất, vùng đông dân cư có hàm lượng Na +, K+
tăng cao thì đây có thể là dấu hiệu nước dưới đất đã bị ô nhiễm.

1

Sự có mặt của Cl- trong nước hoặc nước chứa nhiều SO42- làm cho
nước có vị chát (mặn).

2

Ion HCO3- chủ yếu gặp trong nước nhạt, thường là do hoà tan các
đá cacbonat.

3
4

Các Ion Ca2+ và Mg2+ trong nước làm cho nước có tính cứng, gây
ra sự tích đọng cặn cacbonat trong nồi hơi, ấm đun nước.
Dựa vào độ cứng có thể chia nước dưới đất thành 05 loại như sau:
Nước rất mềm, nước mềm, nước hơi mềm, nước cứng, nước rất
cứng
(Th.s Trần Công Bút-tnmtphutho.gov.vn)




I. NƯỚC NGẦM
 Thành phần hóa học:

5

Ion H+ có trong nước dưới đất là do nước và các Axit phân ly ra, nồng độ
H+ được biểu thị bằng độ pH của nó (pH  = - Lg [H+]). Căn cứ vào trị số pH có
thể chia nước dưới đất là 5 loại: Nước có tính axit mạnh, nước có tính axit,
nước trung tính, nước có tính kiềm, nước có tính kiềm mạnh.

6

Tổng lượng muối tan trong nước gọi là tổng độ khoáng hoá [M(g/l)]. Tổng 
độ khoáng hoá được xác định bằng cách chưng khô nước ở nhiệt độ 105-110
0C. Dựa vào tổng độ khoáng hoá người ta chia nước dưới đất làm 04 loại:
Nước nhạt, nước khoáng hoá thấp, nước khoáng hoá cao, nước muối.




I. NƯỚC NGẦM
 Đánh giá chất lượng nước ngầm:

Đánh giá chất lượng nước dưới đất cho các mục đích sử dụng:
 Chất lượng nước dùng cho sinh hoạt:
 Tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN-5502/2003) - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất
lượng do Bộ khoa học Công nghệ ban hành.
 Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (Ban hành theo Quyết định số
1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
 Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (Ban hành theo Quyết định số 09/2005/QĐ/BYT

ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Ytế).
 Về mặt hoá, lý: Nước dùng cho sinh hoạt phải trong suốt, không mùi, có vị dễ
chịu, lượng cặn khô không quá 1000mg/l, độ cứng nhỏ hơn 7mg/l.
 Về thành phần vi trùng: Nước dùng cho sinh hoạt không có vi trùng gây tả, lị,
thương hàn.






Đánh giá khả năng ăn mòn bêton:

 Nước dưới đất có khả năng ăn mòn bêton, đá xây dựng,... cường độ ăn mòn
bêton do hàm lượng CO2 xâm thực, SO42- có trong nước quyết định.
 Khả năng ăn mòn của CO2 xâm thực đối với bêton trong nước mềm nhanh
hơn rất nhiều so với nước cứng.
 Nước có chứa sunfat tác dụng với vôi (CaO) có trong bêton để tạo thành hợp
chất sunfat (CaSO4). Quá trình biến đổi đó có thể cho thể tích mở ra làm phá
hoại bêton.


Đánh giá chất lượng nước dùng để tưới:

 Khi đánh giá chất lượng nước dưới đất dùng để tưới cây trồng thì cần phải
xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng như nhiệt độ,
thành phần hoá và tổng lượng muối có trong nước.
 Thông thường nhiệt độ nước dưới đất thường thấp, do đó cần phải làm ấm
nước trước khi đem tưới.
 Thành phần muối cần lưu ý là muối natri, vì nó là loại có hại nhất cho cây trồng.

Đối với đất trồng dễ thấm nước, trị số giới hạn lớn nhất của muối natri (tính bằng
mg/l) là Na2CO3: 1000; NaCl: 2000; Na2SO4: 5000,...
 Tuy nhiên trong nước dưới đất có chứa các hợp chất của axitnitoric và muối
của axitfotforit lại rất cần thiết cho cây trồng. 




Chất lượng nước ngầm và vấn đề sức khỏe liên quan

II. MỘT VÀI VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LIÊN QUAN
 Hiện trạng:



Hiện này, tình trạng suy giảm nguồn nước ngầm đang ngày
càng trầm trọng.Với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị
hóa diễn ra ngày càng nhanh thì nhu cầu dùng nước ngày
càng tăng cao, dẫn đến lượng khai thác nước dưới đất tăng
mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nước
ngầm ngày càng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.



Nhiều nhà máy nước sử dụng nước ngầm làm nguồn cấp
nước chính, sau đó xử lý để đạt tiêu chuẩn nước cấp đầu ra.

Những vùng nuôi trồng thủy sản dùng nước ngầm làm chủ
yếu
 Những nguồn nước ngầm có giá trị về sức khỏe được quan

tâm và đưa vào khai thác ngày càng nhiều





 Một vài vấn đề sức khỏe liên quan:



Các phân tích chuyên khoa chỉ ra rằng: Các chất không đạt trong
nguồn nước ngầm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
Cụ thể, độ pH cho biết được tính trung tính của nước, hay nước mang
tính a-xít hoặc tính kiềm. Độ pH thấp gây ngứa khi tắm gội, gây hỏng
men răng, có thể tạo điều kiện xuất hiện các bệnh ngoài da.

/>



 Một vài vấn đề sức khỏe liên quan:


Trong cơ thể người, sắt là thành phần
nguyên tố liên kết các tổ hợp hem và
protein tạo nên hemoglobin và myoglobin
giúp chuyên chở oxy, sắt còn tham gia
quá trình oxy hóa khử. Tuy nhiên, lượng
sắt có nhiều trong nước sẽ làm cho thực
phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị,

làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa
và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó
tiêu cho con người.
/>
Bệnh bướu cổ: do đất, nước, thực phẩm quá thiếu iốt.
Ví dụ: vùng núi cao, vùng xa biển.
 Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo: Flo < 0,5 mg/l sẽ bị bệnh sâu răng, >1,5 mg/l
sẽ làm hoen ố men răng và các bệnh về khớp.
 Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hoá học: ví dụ: ăn, uống nước nhiễm asen,
thuốc trừ sâu v.v. tăng nguy cơ bị ung thư, bệnh Minamata,…





Bệnh Minamata
Do hàm lượng thủy ngân trong nước quá mức cho phép dẫn tới nhiễm độc thủy ngân
Triệu chứng: mất khả năng nghe, giảm tầm nhìn, nói khó khăn, không điều khiển
được hoạt động, tứ chi run rẩy, mất cảm giác ở đầu ngón tay, ngón chân, mất trí nhớ,
ung thư.


Với những mẫu nước có hàm lượng amoni cao chứng tỏ nguồn nước đã bị ô
nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ (nước thải, phân bón, chất thải từ chuồng
trại chăn nuôi…). Amoni trong nước ngầm khi gặp oxy trong không khí chuyển hóa
thành Nitrat và Nitrit khi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên hiện
tượng methemoglobin (thiếu ô-xy trong máu), đặc biệt là khi kết hợp với các axit
amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung
thư.Sở y tế thành phố Hà Nội)
(Nguồn:


KẾT LUẬN: Chất lượng nước ngầm bị anh hưởng vô cùng lớn và gây nên
tình trạng ô nhiễm nước ngầm ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi
chúng được đưa vào sử dụng cho các hoạt động con người hàng ngày.




Một bệnh nhân mắc bệnh Minamata ở NB

Nhiễm độc Asen ở ngoại thành HN

gia đình có nhiều thế hệ bị ung thư

Một vài nguồn gây nhiễm độc nước ngầm
/>


LOGO

Thank You!




×