Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

chuyên đề đột biến gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.04 KB, 21 trang )

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

1
Câu 1: Cho các trường hợp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản AND bị mất 1 cặp nucleotit.
(2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.
(5) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mat 1 axitamin.
(6) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thể 1 axitamin.
Có mấy trường hợp được coi là đột biến gen?
Câu 2: Ở một số loài thực vật, đã ghi nhận một số cá thể bị bạch tạng, toàn thân có màu trắng.
Ở một số loài như vạn niên thanh (chi Aglaonema) có hiện tượng lá xanh đốm trắng, nguyên
nhân của hai hiện tượng trên
A. Lá đốm do sen trong lục lạp bị đột biến, bạch tạng do đột biến gen nhân.
B. Lá đốm do đột biến gen nhân, bạch tạng do đột biên gen lục lạp.
C. Bạch tạng do gen đột biến, lá đốm do quy định của gen không đột biên.
D. Lá đốm do năng lượng ánh sáng chiếu vào lá không đồng đều.
Câu 3: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành alen a, gen b bị đột biến thành alen B
và gen C bị đột biến thành alen c. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là
trội hoàn toàn. Nhóm gồm các cơ thể mang các kiểu gen nào sau đây đều là các thể đột biến?
A. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc.
B. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc.
C. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc.
D. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc.
Câu 4: Ở sinh vật nhân sơ, xét gen M có chiều dài là 0,51 Micromet và có tỉ lệ: . Gen M bị
đột biến điểm thành
alen m, so với gen M alen m giảm 2 liên kết hiđrô. Số lượng nuclêôtit từng loại của alen m là
A. A = T = 599; G = X = 900.


B. A = T = 600; G = X = 899.
C. A = T = 600; G = X = 900.
D. A = T = 900; G = X = 599.
Câu 5: Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:
Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 tripeptit là 3'XAA5'; 3'XAG5'; 3'XAT5';
3'XAX5' và chuỗi polipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
- Mạch bổ sung
AAA.. GTG
5'...ATG...
XAT...XGA GTA TAA...3'
- Mạch mã gốc
.
XA
3'...TAX...
GTA...GXT XAT ATT...5'
Số thứ tự các nucleotit trên mạch mã
TTT... X
1
64
88
91
gốc
63
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới
quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng
hợp.
(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

2 amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với
pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit
chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi
polipeptit thay đổi axit amin so với chuỗi polipeptit do gem M quy định tổng hợp.
A. 2.
B. 1.
C. 4
D. 3.
Câu 6: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit
của gen nhưng làm
thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.
B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A.
D. Mất một cặp nuclêôtit.
Câu 7: Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất
dinh dưỡng, prôtêin và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà
mARN của chúng được vận chuyển đến noãn bào có một đột biến X làm cho phôi bị biến
dạng và mất khả năng sống sót. Có 4 phát biểu dưới đây:
(1) Nếu đột biến là trội, các con ruồi cái ở đời con của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi
mẹ kiểu dại sẽ sống sót.
(2) Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến X không thể sống sót

đến giai đoạn trưởng thành.
(3) Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến X mới bị biến
dạng.
(4) Nếu đột biến là lặn và tiến hành lai hai cá thể dị hợp tử về đột biến X để thu F, sẽ có
khoảng số cá thể ở F đồng hợp tử về gen X.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (3) và (4).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2) và (3).
D. (2), (3) và (4).
Câu 8: Nói về đột biến gen (đột biến điểm), câu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các đột biến điểm đều có hại cho cơ thể mang đột biến.
B. Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
C. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.
D. Cá thể mang gen đột biến gọi là thể đột biến.
Câu 9:Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt
trắng. Khi 2 gen nói trên tự nhân đôi 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen
mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xác định kiểu biến
đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?
A. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G - X.
B. Mất 1 cặp G – X.
C. Thêm 1 cặp G – X.
D. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T.
Câu 10: Đột biến gen lặn mất tymin ở vị trí 20 (từ 5' -> 3') trong một alen của một gen đa
hiệu trên nhiễm sắc thể X gây ra một số hội chứng liên quan ở người. Dưới đây là trình tự
DNA cho mạch bổ sung của vùng mã hóa cùa gen bình thường.
5’- ATG TTA XGA GGT ATX GAA XTA GTT TGA AXT XXX ATA AAA - 3’
Phát biểu nào về hậu quả của đột biến này là đúng?

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học



Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

1. Các protein đột biến có chứa nhiều hơn một 3axit amin so với các protein bình thường.
2. Các protein đột biến có chứa ít hơn một axit amin so với các protein bình thường.
3. Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ.
4. Các protein đột biến có chứa ít hơn một axit amin và thêm ba axit amin mới so với các
protein bình thường.
A. 2, 3 và 4.
B. Chỉ 3.
C. 1 và 3.
D. Chỉ 4.
Câu 11: Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a quy định tính trạng mắt trăng.
Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nucleotit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt
trắng 32 nucleotit và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết hidro. Hãy xác định kiểu biến đổi có
thể xảy ra trong gen đột biến?
A. Thêm 1 cặp G – X.
B. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T.
C. Mất 1 cặp G – X.
D. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X.
Câu 12: Định nghĩa nào sau đây về đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số đoạn
ADN xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp
nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của NST xảy ra cho mất đoạn, đảo đoạn,
thêm đoạn hoặc chuyển đoạn NST.

D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan đến một hoặc một số NST
trong bộ NST.
Câu 13: Một gen ở một loài sinh vật nhân thực có chiều dài 4080A0 và 3120 liên kết hidro.
Trong một lần nhân đôi của gen đã có một phân tử acridin tác động vào một mạch của gen,
qua hai lần nhân đôi kế tiếp đã tạo ra một gen đột biến. Gen đột biến tiếp tục nhân đôi hai lần
đã lấy từ môi trường nội bào cung cấp 2157 nucleotit loại G. Cho các nhận định sau:
1. Acridin đã chèn vào mạch khuôn của gen trong quá trình gen đó tự nhân đôi.
2. Gen đột biến ít hơn gen ban đầu 3 lần liên kết hidro.
3. Acridin đã xen vào mạch mới tổng hợp trong quá trình nhân đôi ADN.
4. Gen đột biến có 2396 liên kết photphodieste.
5. Kiểu đột biến trên sẽ dẫn tới hiện tượng dịch khung các bộ mã di truyền trong gen đột
biến.
Có bao nhiêu nhận định không đúng?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 14: Trong một quần thể thực vật xuất hiện các đột biến: alen A đột biến thành alen a; alen
b đột biến thành alen B; alen D đột biến thành alen d. Biết rằng mỗi gen quy định một tính
trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AabbDd; aaBbDD; AaBbdd.
B. aaBbDD; AabbDd; AaBbDd.
C. AaBbDd; aabbdd; aaBbDd.
D. aaBbDd; AabbDD; AaBBdd.
Câu 15: Gen A có chiều dài 408 nm và có số nuclêôtit loại ađênin bằng số nuclêôtit loại
guanin. Gen A bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi hai lần liên tiếp. Trong hai lần
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019


Chuyên đề Đột biến gen

4 nuclêôtit loại ađênin và 4323 nuclêôtit loại
nhân đôi đó môi trường nội bào đã cung cấp 2877
guanin. Dạng đột biến trên có thể do tác nhân
A. Bazơ nitơ guanin dạng hiếm.
B. 5BU.
C. Tia UV.
D. Cônsixin.
Câu 16: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa
trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng. Lần thứ nhất thu được
toàn cây hoa đỏ. Lứa thứ hai có đa số cây hoa đỏ, trong đó có một cây hoa trắng. Biết không
có gen gây chết, bộ NST không thay đổi. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Sự biến dị tổ hợp tạo nên cây hoa trắng.
B. Có đột biến cấu trúc NST xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ.
C. Có đột biến gen, xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ.
D. Có đột biến dị bội xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hoa đỏ.
Câu 17: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền dưới đây, dạng biến đổi nào là đột biến
A. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân, lặp đoạn, mất đoạn NST.
B. Mất cặp nucleotit, thay cặp nucleotit, thêm cặp nucleotit.
C. Tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các trình tự nucleotit tương đồng trên NST.
D. Chuyển đoạn, đảo đoạn NST.
Câu 18: Dạng đột biến gen nào sau đây chắc chắn gây biến đổi nhiều trong cấu trúc của chuỗi
polipeptit tương ứng do
gen đó tổng hợp
A. Đột biến thêm cặp nucleotit.
B. Đột biến mất cặp nucleotit.
C. Đột biến thay cặp nucleotit.
D. A và B đúng.

Câu 19: Đột biến thay cặp nucleotit có thể gây ra hậu quả
A. Thay một axit amin này bằng một axit amin khác.
B. Cấu trúc của protein không thay đổi.
C. Làm dừng sớm hoặc không thể diễn ra quá trình dịch mã.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 20: Một gen dài 4080Å, có số nucleotit loại A bằng 1,5 lần nucleotit loại G. Do đột biến
mất đoạn, trong gen còn lại 640 nucleotit loại A và 2240 liên kết hydro. Số nucleotit loại G bị
mất do đột biến là
A. 160.
B. 120.
C. 200.
D. 320.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Những đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể đột biến.
B. Vì đột biến gen làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen nên chắc chắn sẽ làm thay đổi trình tự
axit amin của
chuỗi polipeptit tương ứng.
C. Đột biến thành gen trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến.
D. Không phảXem đáp án
Câu 22:Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen


(3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì5 tất cả các đột biến gen đều được di truyền
cho đời sau.
(4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.
(5) Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số
cao hơn so với lúc tác động vào pha G .
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B
và C bị đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các
kiểu gen nào sau đây đều là của thể đột biến?
A. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc.
B. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc.
C. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc.
D. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc.
Câu 24: Ở sinh vật nhân thực, xét gen B có 120 chu kì xoắn. Biết trong gen có . Trên mạch 1
của gen có A = 120 nucleotit, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B
bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự sao 2 lần liên tiếp cần môi trường nội bào cung cấp
7194 nucleotit tự do. Trong các gen con thu được 12472 liên kết hiđrô. Kết luận nào sau đây
không đúng?
A. Tổng số nuclêôtit của gen B là 2400 nuclêôtit.
B. Đây là đột biến mất 1 cặp A – T.
C. Ở gen B mạch 1 có A1 = 120; T1 = 360; G1 = 240; X1 = 480.
D. Đây là đột biến mất 1 cặp G – X.
Câu 25: Xét một locus gồm 2 alen (A và a). Tần số alen a ở thế hệ xuất phát = 38%. Qua mỗi
thế hệ, đột biến làm cho a chuyển thành A với tần số 10%. Sau 3 thế hệ thì tần số A của quần
thể bằng
A. 69,2%.
B. 71,6%.

C. 75,1%.
D. 72,3%.
Câu 26: Một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp nào sau đây:
1. Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi.
2. Tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn.
3. Điều kiện ngoại cảnh thay đổi phù hợp với gen lặn đó.
4. Tế bào bị đột biến mất đoạn NST chứa gen trội tương ứng.
Phương pháp đúng là?
A. 2,3.
B. 1,2.
C. 2,3,4.
D. 2,4.
Câu 27: Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của prôtein thì đột biến đó
A. Có hại cho thể đột biến.
B. Không có lợi và không có hại cho thể đột biến.
C. Một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến.
D. Có lợi cho thể đột biến.
Câu 28: Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin. Do đột biến chiều dài của gen giảm
10,2 A và kém 7 liên kết hydrô. Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để
cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 2 lần là
A. A = T = 1432; G = X = 956.
B. A = T = 1440; G = X = 960.
C. A = T = 1080; G = X = 720.
D. A = T = 1074; G = X = 717.
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen


6 biểu hiện sẽ gây chết. Trường hợp nào sau
Câu 29: Ở một loài động vật, có một đột biến khi
đây đột biến sẽ bị chọn lọc
tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
A. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
B. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
C. Đột biến gen lặn và biểu hiệnở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
D. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản. Đột biến sẽ bị chọn lọc tự
nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể là đột biến gen trội và biểu hiện trước tuổi sinh sản.
Câu 30: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về cơ chế gây đột biến của 5-BU?
A. A-T → A-5BU → G-5BU → G-X.
B. A-T → G-5BU → X-5BU → G-X.
C. A-T → G-5BU → X-5BU → G-X.
D. A-T → X-5BU → G-5BU → G-X.
Câu 31: Gen B có chiều dài 204nm và có 1550 liên kết hidro bị đột biến thành alen b. Tế bào
chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp 3 lần. Trong quá trình đó, môi trường nội bào đã cung
cấp 3507 nucleotit loại A và 4893 nucleotit loại G. Dạng đột biến đã xẩy ra với gen A là
A. Thay thế 1 cặp (G-X) bằng cặp (A-T).
B. Mất 1 cặp A-T.
C. Mất 1 cặp G-X.
D. Thay thế 1 cặp (A-T) bằng cặp (G-X).
Câu 32: Một bazơnitơ của gen trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi ADN sẽ phát sinh
dạng đột biến gen:
A. Đảo vị trí một cặp nucleotit.
B. Thêm một cặp nucleotit.
C. Mất một cặp nucleotit.
D. Thay thế một cặp nucleotit.
Câu 33: Cho một số nhận định về khả năng biểu hiện ra kiểu hình của gen lặn như sau:
(1) Gen lặn ở thể đồng hợp lặn.

(2) Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường ở thể dị hợp.
(3) Gen lặn trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở giới dị giao.
(4) Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X ở giới đồng giao thuộc thể dị hợp.
(5) Gen lặn ở thể đơn bội.
(6) Gen lặn ở thể dị hợp thuộc thể ba nhiễm.
Trong các nhận định trên, nhận định đúng là
A. 1, 4, 5.
B. 1, 2, 5.
C. 1, 3, 5.
D. 1, 2, 4.
Câu 34: Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hidro, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế
bào chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp hai lần cần môi trường nội bào cung cấp 1689
nucleotit loại timin và 2211 nucleotit loại xitozin. Có các kết luận sau:
1. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
2. Tổng số liên kết hidro của gen b là 1669 liên kết.
3. Số nucleotit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
4. Tổng số nucleotit của gen b là 1300 nucleotit.
Trong các kết luận trên có bao nhiêu kết luận đúng? Biết quá trình nguyên phân diễn ra bình
thường.
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen


7
Câu 35: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit
và có tỷ lệ gen này bị đột biến mất 1
cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại
nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là
A. A = T = 599; G = X = 900.
B. A = T = 900; G = X = 599.
C. A = T = 600; G = X = 899.
D. A = T = 600; G = X = 900.
Câu 36: Thể đột biến là?
A. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội.
B. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian.
C. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn.
D. Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 37: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay
thế một cặp nuclêôtit.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T.
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 38: Nhận định không đúng về đột biến gen?
A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa.
D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit.
Câu 39: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
B. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít
nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát
sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau
thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
Câu 40: Một gen có chiều dài 4080 A và có 900 nucleotit loại A. Sau đột biến, chiều dài của
gen không đổi nhưng số liên kết hydro là 2703. Loại đột biến gen đã xảy ra là gì?
A. Thay thế một cặp nucleotit.
B. Thêm một cặp nucleotit.
C. Mất một cặp nucleotit.
D. Thay 3 cặp A-T bằng 3 cặp G-X.
Câu 41: Một gen trong quá trình nhân đôi đã bị tác động của chất 5-BU gây đột biến gen thay
thế một cặp A-T bằng
một cặp G-X. Nếu gen ban đầu nhân đôi 5 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu gen con mang đột
biến?
A. 10.
B. 7.
C. 15.
D. 32.

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019


Chuyên đề Đột biến gen

Câu 42: Một gen trong quá trình nhân làm cho 8cặp G-X bị thay bằng cặp A-T. Nếu gen bị đột
biến nhân đôi 3 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu gen con mang đột biến?
A. 3.
B. 7.
C. 1.
D. 8.
Câu 43: Có mấy nhận xét không đúng về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen trong
số 4 nhận xét dưới đây?
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột
biến gen.
(2) Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
(3) Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây
đột biến.
(4) Tác nhân gây đột biên gen có thể là tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 45: Trình tự mARN như sau: 5' - AUG GGG UGX XAU UUU - 3' mã hóa cho một chuỗi
polipeptit gồm 5 axit amin.
A. Thay thế A ở bộ ba đầu tiên bằng X.
B. Thay thế X ở bộ ba thứ ba bằng A.
C. Thay thế G ở bộ ba đầu tiên bằng A.
D. Thay thế U ở bộ ba đầu tiên bằng A.
Câu 46: Ở một tế bào vi khuẩn, một gen có 2400 nuclêôtit và 3120 liên kết hiđrô. Sau khi đột
biến ở một cặp nuclêôtit gen đột biến này tự nhân đôi 2 lần và đã sử dụng của môi trường
1440 ađênin và 2163 guanin. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là
A. 3117.

B. 3122.
C. 3118.
D. 3123.
Câu 47: Nói về đột biến gen:
1. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính với thể đột biến.
5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 48: Cơ thể mang gen đột biến nhưng chưa được biểu hiện thành thể đột biến vì
A. Đột biến trội ở trạng thái dị hợp.
B. Đột biến lặn không có alen trội tương ứng.
C. Đột biến lặn ở trạng thái dị hợp.
D. Đột biến lặn ở trạng thái đồng hợp.
Câu 49: Gen A dài 4080 A , trong đó số nu loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,489 nhưng không làm thay đổi chiều
dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a?
A. 2880
B. 2882
C. 2884
D. 2886.
Câu 50: Gen B có 390 G và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit này bằng một cặp
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học



Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

9 B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi
nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen
loại của gen b?
A. A = T = 249; G = X = 391.
B. A = T = 391; G = X = 249.
C. A = T = 250; G = X = 40.
D. A = T = 40; G = X = 250.
Câu 51: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nu của gen.
Gen D bị đột biến mất một cặp A - T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân
một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi
A. A = T = 1800; G = X = 1200;
B. A = T = 1500; G = X = 900
C. A = T = 1200; G = X = 1799;
D. A = T = 1799; G = X = 1200.
Câu 52: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có
4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108,104 đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu
và gen sau đột biến
A. A= T = 600; G = X = 1200.
B. A= T = 1201; G = X = 599.
C. A= T = 1200; G = X = 600.
D. A = T = 599; G = X = 1201.
Câu 53: Gen A dài 4080 A bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường
nội bào đã cung cấp 2398 nu. Đột biến trên thuộc dạng nào?
A. Mất 1 cặp nu.
B. Thêm 1 cặp nu.

C. Thay thế 1 cặp nu.
D. Thêm 2 cặp nu.
Câu 54: Gen A bị đột biến mất một đoạn gồm 2 mạch bằng nhau và tạo thành gen a. Đoạn bị
mất tương ứng với 6 chu kì xoắn. Khi cặp gen Aa tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội
bào 4680 nucleotid tự do. Số lượng nucleotid của gen A và a?
A. N = 2280; N = 2400.
B. N = 2400; N = 2280.
C. N = 1280; N = 3400.
D. N = 3400; N = 1280.
Câu 55: Một gen có 1170 nucleotid và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử protein giảm xuống
1 axit amin và có thêm 2 axit amin mới. Chiều dài của gen đột biến là bao nhiêu?
A. 2784,6 A .
B. 2794,8 A .
C. 4080 A .
D. 5100 A .
Câu 56:Gen B dai 408 nm có A/G =2/3 Gen B bị đột biến thành gen b. gen B và gen b dài
bằng nhau nhưng gen b nhiều hơn gen B một liên kết hidro. Đột biến thuộc dạng
A. Mất 1 cặp nu.
B. Thêm 1 cặp nu.
C. Thay thế 1 cặp nu.
D. Thêm 2 cặp nu.
Câu 57: Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hiđrô, hiệu số giữa nuclêôtit loại Guanin với loại
nuclêôtit khác chiếm 20% số nuclêôtit của gen. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi.
Nếu tỉ lệ A : G của gen đột biến xấp xỉ 43,27% thì dạng đột biến thuộc loại nào?
A. Thay 2 cặp G - X bằng 2 cặp A - T.
B. Thay 3 cặp G - X bằng 3 cặp A - T.
C. Thay 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
D. Mất một cặp G - X.
Câu 58: Một gen có 75 chu kì xoắn và hiệu số giữa nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit
khác chiếm 20% số nuclêôtit của gen. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen tăng 1 liên kết

và đột biến không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit. Ý nào sau đây đúng
A. Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
B. Thay 1 cặp G - X bằng 2 cặp A - T.
C. Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X hoặc thay 1 cặp G - X bằng 2 cặp A - T.

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

D. Thay 2 cặp A - T bằng 1 cặp G - X hoặc thay1 1 cặp G - X bằng 2 cặp A - T.
0 phát biểu khi nói về đột biến gen là đúng
Câu 59: Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu
đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 60:Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì
A. thay một axitamin này bằng axitamin khác.
B. thay đổi thành phần, trật tự sắp xếp của các axitamin trong chuỗi polipeptit do gen đó tổng
hợp.
C. không ảnh hưởng gì tới qúa trình giải mã.

D. mất hoặc thêm một axitamin mới.
Câu 61: Đột biến gen làm mất đi 1 axít amin thứ tư trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh tương
ứng là do đột biến làm
A. mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp trong gen
B. mất 3 cặp nuclêôtit thứ 10, 11, 12 trong gen
C. mất 3 cặp nuclêôtit bất kỳ trong gen
D. mất 3 cặp nuclêôtit thứ 13, 14, 15 trong gen
Câu 62: Một gen có A = 1,5G và có tổng số liên kết H là 3600. Gen bị đột biến dưới hình
thức bị thay thế 1 cặp nu này
bằng cặp nu khác. Nếu đột biến không làm thay đổi số liên kết H thì số nu từng loại sẽ bị thay
thế như thế nào?
A. Tăng 2 lần.
B. Không đổi.
C. Giảm .
D. Tăng 4 lần.
Câu 63: Một gen có 120 chu kì xoắn do bị chiếu xạ với liều lượng cao đã làm mất 2 cặp nu ở
vị trí 790 và 636. Gen nhân đôi 4 lần thì nhu cầu số nu giảm đi bao nhiêu?
A. 40.
B. 60.
C. 80.
D. 20.
Câu 64:Gen B có chiều dài 3060 A bị đột biến thành gen b do bị mất 3 cặp nu ở vị trí 103,
113 và 239. Do đó gen b kém gen B 8 liên kết hyđrô. Gen nhân đôi 4 lần thì nhu cầu số nu
giảm đi bao nhiêu?
A. 76.
B. 96.
C. 86.
D. 90.
Câu 65: Một gen đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài 20,4 A và số liên kết H là 15. Gen
trên nhân đôi 4 lần thì nhu cầu từng loại giảm đi bao nhiêu?

A. 45.
B. 6.
C. 8.
D. 2.
Câu 66: Gen có H = 3600, A = 30%. Bị mất 1 đoạn chứa 20% A và 13 liên kết hydro. Nếu
gen đột biến sao mã 3 lần thì nhu cầu ribonu giảm đi bao nhiêu so với gen bình thường?
A. 25.
B. 30.
C. 35.
D. 70
Câu 67:Một gen không phân mảnh dài 198,9nm trong đó số nucleotit loại G chiếm 40%. Xử
lý đột biến gen nói trên tạo alen đột biến, ký hiệu là Mt. Biết rằng alen Mt nếu được dịch mã
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

1
sẽ tạo ra chuỗi polypeptit ngắn hơn so với gen gốc
là 1 axit amin. Tách alen Mt và tiến hành
1
tự sao invitro (trong ống nghiệm) 3 lần thì nhu cầu của alen Mt về Ađênin thấp hơn so với
gen gốc 14 phân tử. Số liên kết hydro bị phá vỡ trong quá trình tái bản của alen Mt là
A. 11417
B. 11428
C. 11466
D. 13104
Câu 68:Gen D dài 5100 A , A = G. Gen D bị đột biến mất một đoạn thành gen d, gen d có

1650 nuclêôtit loại G và X, có 900 nu loại A và T. Gen d tự nhân đôi thì nhu cầu nu từng loại
giảm đi bao nhiêu so với gen D?
A. A = T = 350; G = X = 225.
B. A = T = 450; G = X = 225.
C. A = T = 225; G = X = 3505.
D. A = T = 150; G = X = 75.
Câu 69: Gen A dài 3060 A và có Ađênin = 20%. Gen A bị đột biến mất cặp nu ở vị trí 300, trở
thành gen a. Gen tự nhân đôi 2 lần thì số nu mtcc giảm đi bao nhiêu so với gen A.
A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 2.
Câu 70: Một gen chỉ huy tổng hợp chuỗi polipeptit giồm 198 aa có tỉ lệ A/X = 0,6. Một đột
biến xảy ra không làm thay đổi số lượng nu của gen nhưng đã làm thay đổi tỷ lệ A/X =
0,43%. Đột biến nói trên thuộc kiểu
A. Mất một số cặp nu.
B. Thay thế một số cặp G - X bằng bấy nhiêu cặp A - T.
C. Thêm một số cặp A - T.
D. Mất 1 cặp G - X.
Câu 71: Dạng đột biến nào trong số các dạng đột biến trên làm xuất hiện đột biến trung tính?
Cho các dạng đột biến sau:
1- Sự thay thế axit amin này bằng axit amin khác có cùng tính chất lý hóa
2- Đột biến làm mất cặp nucleotit ở giữa của gen
3- Đột biến làm thay đổi chức năng của protein nhưng không ảnh hưởng đến sức sống và khả
năng sinh sản
4- Đột biến vô nghĩa
A. 1,4
B. 1,3
C. 2,3
D. 1,2

Câu 72: Cho các thông tin về đột biến sau đây:
1- Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch
2- Làm thay đổi số lượng gen trên NST
3- Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN
4- Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể
Các thông tin nói về đột biến gen là
A. 1 và 2
B. 3 và 4
C. 1 và 4
D. 2 và 3
Câu 73: Một Operon của vi khuẩn E.Coli có 3 gen cấu trúc là X,Y,Z. Người ta phát hiện 1
dòng vi khuẩn bị đột biến trong đó sản phẩm của gen Y bị thay đổi về trình tự và số lượng
axit amin còn các sản phẩm của gen X và Z vẫn bình thường. Nhiều khả năng trật tự của các
gen cấu trúc trong operon này kể từ promotor là
A. Y,Z,X
B. Z,Y,X
C. Y,X,Z

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

1
D. X,Z,Y
2
Câu 74: Cho các nhận định sau:
1- Tác động tia UV tạo cấu trúc TT gây đột biến thêm 1 cặp nu

2- 5UB gây đột biến thay thế cặp AT bằng GX
3- Acridin là tác nhân chỉ có thể gây đột biến mất một cặp nucleotit
4- Đột biến gen xảy ra nếu một nucleotit trên gen bị thay thế bằng nucleotit khác
5- Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ, liều lượng, thời điểm tác động nhưng
không phụ thuộc
vào đặc điểm cấu trúc gen
Có bao nhiêu nhận định đúng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 75: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
B. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến.
C. Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến.
D. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho đời sau.
Câu 76: Trong lần nhân đôi đầu tiên của một phân tử AND có một phân tử 5-BU tác động,
hỏi sau 5 lần nhân đôi liên tiếp, số phân tử AND mang đột biến là bao nhiêu? Biết rằng 5-BU
thay đổi trạng thái liên tục qua các lần nhân đôi.
A. 15
B. 7
C. 5
D. 31
Câu 77: Ngô là một loài sinh sản hữu tính. Đột biến phát sinh ở quá trình nào sau đây có thể
di truyền cho thế hệ sau?
(1) Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
(2) Giảm phân để sinh hạt phấn.
(3) Giảm phân để tạo noãn.
(4) Nguyên phân ở tế bào lá.
Phương án đúng là

A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4
D. 2, 3
Câu 78: Một trình tự các nucleotit trên mạch bổ sung của phân tử AND
3’... TTA XGT ATG TGX AAG... 5’ mã hóa cho một đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Tính
theo chiều 3' → 5’ của mạch trên thì sự thay thế một nucleotit chỉ còn lại 3 axit amin?
A. Thay thế X ở bộ ba thứ hai bằng A

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

1
B. Thay thế X ở bộ ba thứ tư bằng A
3
C. Thay thế G ở bộ ba thứ tư bằng A
D. Thay thế G ở bộ ba thứ hai bằng U
Câu 79: Cho các kết luận sau:
1. Đột biến gen xảy ra ở vị trí vùng khởi động làm cho quá trình dịch mã không được diễn ra.
2. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả trong môi trường không có tác nhân gây đột biến.
3. Đột biến có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
4. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 4
B. 2
C. 3

D. 1
Câu 80: Đột biến điểm ở một gen không được sửa sai sẽ có thể làm thay đổi những sản phẩm
nào của gen?
A. Gen, ARN, protein
B. Gen, Protein
C. Gen, ARN
D. ARN, protein
Câu 101: Có bao nhiêu bệnh, hội chứng bệnh sau đây ở người do đột biến gen gây ra?
(1) hội chứng Đao.
(2) bệnh bạch tạng.
(3) bệnh hồng cầu hình liềm.
(4) hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 102: Khi nói về đột biến gen, câu nào sau đây có nội dung không đúng?
A. Khi đột biến làm thay thế một cặp nucleotit trong gen sẽ làm thay đổi trình tự các axit
amin trong chuỗi
polipeptit.
B. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau, cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
C. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc
vào tổ hợp gen.
D. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
Câu 103: Trong số các đối tượng sinh vật dưới đây, đối tượng nào không được coi là sinh vật
biến đổi gen?
A. Chuối nhà có bộ NST 3n được hình thành từ chuối rừng lưỡng bội 2n.
B. Bò nhận gen hormon sinh trưởng nên lớn nhanh, năng xuất thịt và sữa đều tăng.
C. Cây đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá Petunia.


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

1
D. Cây cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm khiến
quả có thể bảo quản được lâu hơn.
4
Câu 104: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
B. Tất cả các đột biến thay thế cặp nuclêôtit đều làm thay đổi chức năng của prôtêin.
C. Tất cả đột biến gen đều được biểu hiện ra kiểu hình của thể đột biến.
D. Tất cả các đột biến thay thế cặp nuclêôtit đều làm thay đổi cấu trúc chuỗi pôlipeptit.
Câu 105: Đột biến nào sau đây có thể sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến chuỗi polypeptide hoàn
chỉnh?
A. Mất 50 nucleotide trong promoter.
B. Mất bốn nucleotide ở đầu 5' trước promoter.
C. Mất ba nucleotide ở giữa intron thứ ba.
D. Đột biến thay thế tạo ra bộ ba thoái hóa trong exon đầu tiên.
Câu 106: Đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của prôtein thì đột biến đó
A. cơ hại cho thể đột biến.
B. không có lợi và không có hại cho thể đột biến.
C. có lợi cho thể đột biến.
D. một số có lợi và đa số có hại cho thể đột biến.
Câu 107: Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến?
(1) Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
(2) Nếu sử dụng 5-BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.

(3) Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T.
(4) Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.
(5) Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
(6) Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 nhiễm sắc thể.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 108: Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến?
(1) Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
(2) Nếu sử dụng 5–BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
(3) Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G – X bằng A – T.
(4) Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.
(5) Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 109:

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

1

Câu 110: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì5 tất cả các đột biến gen đều được di truyền
cho đời sau.
B. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen
C. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc
điểm cấu trúc
của gen.
D. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang đột biến gen trội luôn gọi
là thể đột biến.
Câu 111: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến
hóa là
A. Các yếu tố ngẫu nhiên
B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Đột biến
Câu 112: Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
II. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 113: Tiến hành lai giữa 2 loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa
bội hóa sẽ thu được một thể dị
đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể đột biến
được tạo ra từ phép
lai này?
A. Kiểu gen AAbbddEE

B. Kiểu gen aabbddEE
C. Kiểu gen AaBbDdEE
D. Kiểu gen AABBDDEE
Câu 114: Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen của nhóm liên
kết
1. Đột biến mất đoạn 2. Đột biến lặp đoạn
3. Đột biến đỏa đoạn 4. Đột biến chuyển đoạn trên cùng 1 NST
Phương án đúng là
A. 1,2
B. 2,3
C. 1,4

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

1
D. 3,4
6
Câu 115: Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe.Trong
quá trình giảm phân của cơ thể đực,
cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của
cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử
không đột biến chiếm tỉ lệ là
A. 11,8%

B. 2%
C. 0,2%
D. 88,2%
Câu 116: Cho các nhận định sau:
(1) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtít là gây hại ít
nhất cho cơ thể sinh vật.
(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.
(3) Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
(4) Đột biến điểm cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà
nó tồn tại.
Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về đột biến điểm?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 117: Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị
mất chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị
mất chức năng
Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp
bị mất chức năng.
Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P)của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng
Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên
mã?
A. 2.
B. 4.

C. 1.
D. 3.

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

Câu 118: Alen B dài 408 nm và có 3000 liên kết1 hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ
một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên7 phân bình thường, môi trường nội bào đã
cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 3597 nuclêôtít loại Ađênin và 3600 nuclêôtít
loại Guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. mất một cặp G-X.
B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
C. mất một cặp A-T.
D. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
Câu 119: Cho các nhận định sau:
(1) Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
(2) Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một côđon XXX sẽ bị đột biến thành côđon GXX.
(3) Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T.
(4) Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.
(5) Để tạo đột biến tam bội người ta xử lí hợp tử 2n bằng cônsixin.
Có bao nhiêu nhận định đúng về tác nhân gây đột biến?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 120: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 10% số tế bào

đã bị rối loạn phân li của cặp
NST mang cặp gen Bb ở giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường, các cặp NST khác
phân li bình thường.
Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử đột biến mang kiểu gen ABbD với tỉ lệ là
A. 1,25%
B. 8%
C. 16%
D. 11,5%
Câu 121: Cho các trường hợp sau:
(1)Thể đồng hợp lặn. (2) Thể dị hợp. (3) Gen lặn trên vùng không tương đồng của NST X ở
giới dị giao tử. (4)Thể đơn bội. (5)Thể tam nhiễm. (6) Thể 1 nhiễm.
Số trường hợp gen lặn có thể biểu hiện thành kiểu hình là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Câu 122: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng?
(1) Một đột biến gen lặn gây chết xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ
hoàn toàn ra khỏi
quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

(2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu1 hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm
8
và không di

truyền được qua sinh sản hữu tính.
(3) Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử cần phải trải qua ít nhất là hai thế hệ để tạo ra kiểu gen
đồng hợp thì mới
có thể biểu hiện ra kiểu hình.
(4). Sự biếu hiện của đột biến gen không những phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều
lượng của từng
loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 123: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay
thế một cặp
nuclêôtit.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Hóa chất 5-Brôm Uraxin gây đột biến thay thể một cặp G-X thành một cặp A-T.
A. 2
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 124: Đột biến gen thường xảy ra khi
A. NST đóng xoắn
B. Dịch mã
C. AND nhân đôi
D. Phiên mã
Câu 125:Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng

A. hoán vị gen.
B. Đột biến đảo đoạn
C. Đột biến chuyển đoạn
D. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
Câu 126: Cho các nhận xét về đột biến gen:
(1) Nucleotit dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột
biến thay thế một
cặp nucleotit.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

(3) Đột biến điểm là đột biến liên quan tới một 1số cặp nucleotit.
9 chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Để tạo đột biến thay cặp A- T thành G- X bằng 5Brôm Uraxin phải cần tối thiểu 2 lần
nhân đôi ADN.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 127: hi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì
người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.

B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình
dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
C. Bệnh phêninkêto niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển
lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.
D. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng
chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
Câu 128: Ở người, trường hợp nào sau đây không liên quan đến đột biến gen?
A. Bệnh bạch tạng
B. Bệnh mù màu
C. Bệnh hồng cầu hình liềm
D. Hội chứng Đao
Câu 129: Một đột biến gen có thể gây ra biến đổi nucleotit ở bất kì vị trí nào trên gen. Nếu
như đột biến xảy ra ở vùng
điều hòa của gen thì gây nên hậu quả gì?
A. Cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi nhưng lượng sản phẩm của gen có thể thay đổi
theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt.
B. Lượng sản phẩm của gen sẽ tăng lên nhưng cấu trúc của gen chỉ thay đổi đôi chút do biến
đổi chỉ xảy ra ở vùng điều hòa không liên quan đến vùng mã hóa của gen.
C. Lượng sản phẩm của gen sẽ giảm xuống do khả năng liên kết với ARN polymerase giảm
xuống, nhưng cấu trúc sản phẩm của gen không thay đổi
D. Cấu trúc sản phẩm của gen sẽ thay đổi kết quả thường là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ
hài hòa giữa các gen trong kiểu gen và giữa cơ thể với môi trường
Câu 130: Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do:
A. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin.
B. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Glutamic thành Valin.
C. Thay thế cặp T-A thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành Glutamic.
D. Thay thế cặp G-X thành A-T dẫn tới thay thế axit amin Valin thành Glutamic.
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học



Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

Câu 131: Tần số alen a của quần thể X đang là 20,5, qua vài thế hệ giảm bằng 0. Nguyên nhân
0
là do:
A. Đột biến gen A → a.
B. Kích thước quần thể giảm mạnh.
C. Môi trường thay đổi chống lai alen A.
D. Có nhiều cá thể của quần thể di cư đi nơi khác.
Câu 132: Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh
sản hữu tính.
B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản
hữu tính.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một
phần cơ thể.
D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Câu 133: Một gen có 1200 nucleotit và có số Timin gấp 2 lần Xitozin. Gen bị đột biến thêm
một đoạn có 40 Ađênin và có chứa 230 liên kết hiđro. Sau đột biến số lượng nucleotit từng
loại là
A.
B.
C.
D.
Câu 134: Đột biến thay thế cặp nucleotid này bằng cặp nucleotid khác nhưng trình tự acid
amin vẫn không bị thay đổi
mà chỉ thay đổi số lượng chuỗi polipeptid được tạo ra. Nguyên nhân là do
A. Đột biến xảy ra ở vùng kết thúc.

B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Đột biến xảy ra ở vùng promoter.
D. Đột biến xảy ra ở vùng intron.
Câu 135: Một gen dài 5100 A , có số nuclêotit loại A=20% Gen bị đột biến thay thế 1 cặp
G=X bằng một cặp A=T. Tổng số
liên kết hydro của gen sau đột biến là:
A. 3903
B. 3899
C. 3898
D. 3901
Câu 136: Ở một loài có 4 dòng, các gen trên nhiễm sắc thể số 1 của mỗi dòng như sau:
Dòng 1: ABCDEGHIK Dòng 2: ABHGICDEK
Dòng 3: ABHGEDCIK Dòng 4: AIGHBCDEK
Nếu tử dòng 1 đã phát sinh đột biến đảo đoạn để hình thành các dòng còn lại thì thứ tự phát
sinh đột biến của các dòng nói trên là:
A.
Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019

Chuyên đề Đột biến gen

2
B.
1
C.
D.
Câu 137: Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen
của quần thể sinh vật?

A. Đột biến điểm.
B. Đột biến dị đa bội.
C. Đột biến tự đa bội.
D. Đột biến lệch bội.
Câu 138: Gen M có 2400 nucleotit và có A/G = 2/3. Gen M bị đột biến thành gen m có chiều
dài không đổi so với gen
trước đột biến và G = 719. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit.
B. Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do loại A môi trường cung cấp là 961.
C. Gen m có số liên kết hidro là 3120.
D. Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì tổng số nucleotit tự do môi trường cung cấp là 4800.
Câu 139: Gen A có chiều dài 476nm và có 3400 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Cặp
gen Aa tự nhân đôi liên tiếp
hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 4803
nucleotit loại adenin và
3597 nucleotit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là
A. Thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T
B. Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X
C. Mất một cặp A-T
D. Mất một cặp G-X
Câu 140: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nuclêôtit dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột
biến thay thế một cặp nuclêôtit.
B. Hóa chất 5-brom uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp X-G.
C. Mức độ gây hại của alen đột biến không phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi
trường.
D. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một hay vài cặp nuclêôtit.
Câu 141: Một prôtêin bình thường có 300 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axit amin
thứ 150 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi
trên là

A. thay thế cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 150.
B. thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 150.
C. mất nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 150.
D. thay thế cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 150.

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia môn Sinh Học



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×