Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng động vật thí nghiệm tại công ty cổ phần thuốc thú y đức hạnh marphavet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.03 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------

PHẠM THÙY LINH
Tên đề tài:

“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƢỠNG
ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THUỐC THÚ Y ĐỨC HẠNH MARPHAVET”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------

PHẠM THÙY LINH


Tên đề tài:

“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƢỠNG
ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THUỐC THÚ Y ĐỨC HẠNH MARPHAVET”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Chăn nuôi Thú y
Lớp:
K45- CNTY- N04
Khoa:
Chăn nuôi Thú y
Khóa học:
2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ

Thái Nguyên - năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập ở nhà trường và sau thời gian thực tập tại Công ty
cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet em luôn đươ ̣c sự giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình của các thầy cô giáo , ban lãnh đạo công ty và bạn bè. Nay em đã
hoàn thành khóa luâ ̣n. Thành công này không chỉ do sự nỗ lực của cá nhân mà
còn có sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Để có kế t quả ngày hôm nay em xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới cô

giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, người đã tâ ̣n tình hướng d ẫn em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo cùn g toàn
thể cán bộ của công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã tâ ̣n tiǹ h
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suố t quá triǹ h thực tâ ̣p.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiê ̣m khoa Chăn nuôi Thú y và các
thầ y cô trong khoa đã truyề n thu ̣ cho em những kiế n thức chuyên ngành.
Nhân dip̣ này em xin kính chúc các thầ y cô cũng như toàn thể gia đ

ình

sức khỏe hạnh phúc và thành công!
Thái Nguyên, ngày15 tháng6năm 2017
Sinh viên

Phạm Thùy Linh


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để trở thành mô ̣t kỹ sư đươ ̣c xã hô ̣i chấ p nhâ ̣n
, mỗi sinh viên khi ra
trường cầ n trang bi ̣cho mình vố n kiế n thức khoa ho ̣c, chuyên môn vững vàng
và sự hiểu biết xã hội . Do vâ ̣y, thực tâ ̣p tố t nghiê ̣p và viê ̣c hế t sức quan tro ̣ng
giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học , vâ ̣n du ̣ng lý
thuyế t vào thực tiễn sản xuấ t, tiế p câ ̣n và làm quen với công viê ̣c . Qua đó ,
sinh viên sẽ nâng cao trin
̀ h đô ̣ , đồ ng thời ta ̣o cho miǹ h tác phong làm viê ̣c
khoa ho ̣c , có tính sáng tạo , để ra trường phải là một cán bộ vững vàng lý

thuyế t, giỏi về tay nghề đ áp ứng yêu cầu của sản xuất góp phần vào sự phát
triể n của đấ t nước.
Xuấ t phát từ quan điể m trên đươ ̣c sự nhấ t trí của nhà trường

, Ban chủ

nhiê ̣m khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đa ̣i ho ̣c Nông Lâm Thái Nguyên và cô
giáo hướng dẫn cũng như sự tiế p nhâ ̣n của cơ sở . Em đã tiế n hành thực tâ ̣p ta ̣i
Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet với chuyên đề : “Thực hiện quy
trình chăm sóc và nuôi dưỡng động vật thí nghiệm tại công ty cổ phần
thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet”. Được sự dẫn dắ t tâ ̣n tiǹ h của cô giáo
hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, cùng với sự nỗ lực của bản thân , em đã
hoàn thành khóa luận . Tuy nhiên do trình đô ̣ có ha ̣n , bước đầ u còn bỡ ngỡ
trong công tác nghiên cứu. Nên khóa luâ ̣n củ a em không tránh khỏi những sai
sót và hạn chế . Em rấ t mong nhâ ̣n đươ ̣c sự quan tâm và giúp đỡ của thầ y cô
giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày15 tháng 6năm 2017
Sinh viên

Phạm Thùy Linh


iii
DANH MỤC CÁC BẢNGVÀ HÌNH

Hình 2.1. Sơ lược cấu tạo bộ máy tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa của thỏ.... 11
Bảng 2.1. Nhu cầu năng lượng cơ bản của thỏ theo khối lượng cơ thể .......... 16
Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ ........................................................... 17
Bảng 4.1. Kết quả công việc làm tại kho của Công ty .................................... 28

Bảng 4.2. Khẩu phần ăn hàng ngày của thỏở lô TN1 ..................................... 31
Bảng 4.3. Khẩu phần ăn hàng ngày của thỏở lô TN2 ..................................... 32
Bảng 4.4. Theo dõi nhiệt độ thỏ hàng ngày ở lô TN1..................................... 33
Bảng 4.5. Theo dõi nhiệt độ hàng ngày của thỏở lô TN2 ............................... 33
Bảng 4.6. Khẩu phần ăn của lợn ..................................................................... 34
Bảng 4.7. Kết quả theo dõi về an toàn của vắc-xin......................................... 35
Bảng 4.8. Các triệu chứng lâm sàng ở lợn thí nghiệm sau khi công cường
độc ................................................................................................... 36
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra nhiệt độ cơ thể của lợn thí nghiệm sau khi công
cường độc ........................................................................................ 38
Bảng 4.10. Bệnh tích đại thểở lợn ................................................................... 39


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADF

Xơ không tan bởi chất tẩy axit

CBNV

Cán bộ nhân viên

CP

Cổ phần

CP


Protein thô

Cs

Cộng sự

DE

Năng lượng tiêu hóa

DM

Chất khô

KL

Khối lượng

ME

Năng lượng trao đổi

Mt

Môi trường

NDF

Xơ không tan bởi chất tẩy
trung tính


Nxb

Nhà xuất bản

TN

Thí nghiệm

TTTN

Thực tập tốt nghiệp


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ........................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
PHẦN 1:MỞĐẦU............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 1
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 1
1.2.1. Yêu cầu.................................................................................................... 2
PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
2.1. Điều kiện nơi thực tập ............................................................................... 3
2.1.1. Giới thiệu về công ty .............................................................................. 3
2.1.2. Những thành tựu đạt được....................................................................... 4

2.2. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 4
2.2.1. Đối với động vật thí nghiệm là lợn ......................................................... 4
2.2.2. Đối với động vật thí nghiệm là thỏ.................................................... 11
2.3.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................... 22
PHẦN 3:ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH . 23
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 23
3.3. Nội dung ................................................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 23
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định .................................... 26
PHẦN 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 28
4.1. Kết quả công việc làm tại kho thành phẩm của Công ty ........................ 28
4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi động vật thí nghiệm ............................ 31


vi
4.2.1. Nuôi thỏ thí nghiệm .............................................................................. 31
4.2.2. Nuôi lợn thí nghiệm .............................................................................. 34
4.3.2. Đánh giá hiệu lực của vắc-xin............................................................... 35
Phần 5:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM ........................................................... 1


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam của Châu Á. Đất nước

được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi từ tự nhiên, nơi đây những con người
chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong lao động, họ đang từng ngày tạo ra cho
nền nông nghiệp Việt Nam một diện mạo mới với những bước nhảy vọt đáng
khâm phục. Nền nông nghịêp Việt Nam đang vững bước đi trên đôi chân của
chính mình đó là hai ngành trực thuộc cây và con. Cây là đại diện cho ngành
trồng trọt, con là đại diện cho ngành chăn nuôi.
Song song với việc ngành chăn nuôi ngày một phát triển thì bênh cạnh
đó cũng xuất hiện rất nhiều các loại dịch bệnh đa dạng và phổ biến ảnh hưởng
không nhỏ đến ngành chăn nuôi. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhiều công ty
đã cho ra đời nhiều loại thuốc thú y, vắc-xin, chế phẩm sinh học nhằm đẩy lùi
dịch bệnh. Để đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì không thể thiếu được khâu
thử ngiệm và kiểm tra hiệu lực của thuốc trên động vật thí nghiệm.
Sử dụng động vật làm thí nghiệm từ lâu đã không còn xa lạ trong các
công trình nghiên cứu chế tạo thuốc vắc-xin ở người cũng như trên động vật.
Các động vật thường được sử dụng làm thí nghiệm là chuột, thỏ, lợn, gà… tùy
vào loại thuốc.
Thí nghiệm trên động vật giúp đảm bảo an toàn cho vật nuôi trước khi
đưa thuốc vào sử dụng và phục vụ cho các công trình ngiên cứu khoa học.
Hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng động vật làm thí ngiệm, nhằm
nắm được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tập tính sinh hoạt của
động vật làm thí nghiệm, em tiến hành đề tài “Thực hiện quy trình nuôi
dưỡng và chăm sóc động vật thí nghiệm tại Công ty cổ phần thuốc thú y
Đức Hạnh Marphavet”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu quy trình chăm sóc nuôi dưỡngđộng vật sử dụng làm thí
nghiệm cụ thể là lợn con và thỏ.


2


- Xác định tỷ lệ nuôi sống của động vật, nguyên nhân và kết quả.
1.2.1. Yêu cầu
- Hiểu biết về động vật sử dụng là thí nghiệm (đặc điểm, tập tính sinh
hoạt, điều kiện chăm sóc).
- Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của động vật thí
nghiệm như: nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho động vật thí nghiệm
tại khu chăn nuôi.
- Theo dõi sát sao, nghiêm túc, trung thực và chính xác.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện nơi thực tập
2.1.1. Giới thiệu về công ty
-

Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet được thành lập tháng

12 năm 2002, hoạt động kinh doanh chính trong các lĩnh vực: Sản xuất vắc
xin phòng bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc thú y, dược phẩm, thực phẩm
chức năng, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi… cùng thời điểm đó Đảng
và Nhà nước ta tăng cường giám sát, quản lý, thúc đẩy các doanh nghiệp
trong nước phát huy hết nội lực, sản xuất sản phẩm chất lượng cao, phù hợp
với tiêu chuẩn Quốc tế, hướng đến xuất khẩu, theo đó những doanh nghiệp
sản xuất thuốc thú y vừa và nhỏ, máy móc trang thiết bị cũ và lạc hậu, sản
xuất manh mún, tận dụng, cơ hội sẽ khó tốn tại được. Dần dần dành chỗ cho

những cơ sở thuốc thú y có chất lượng cao, uy tín, hợp vệ sinh thú y, trang
thiết bị máy móc hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế. Giá thành điều trị
rẻ, hiệu quả kinh tế và hiệu quả điều trị bệnh cao.
Nhận thức được sâu sắc vấn đề đó tạo thể ban lãnh đạo, cán bộ công
nhân viên công ty Marphavet quyết tâm đầu tư và xây dựng thương hiệu
Marphavet, xây dựng chiến lược sản phẩm có chiều sâu mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người sử dụng. Marphavet có một tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ,
Thạc sỹ có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành. Có đội ngũ Bác sỹ thú y
giỏi, đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Đức Hạnh Marphavet đầu tư, tìm tòi,
nghiên cứu, phát hiện hệ tá dược có nguồn gốc tự nhiên. Sản phẩm của Đức
Hạnh Marphavet đa dạng và phong phú về chủng loại.
Trụ sở nhà máy của công ty đặt tại Xã Trung Thành- Phổ Yên- Thái
Nguyên và 12 chi nhánh khác trên cả nước như: Chi nhánh Cần Thơ, Chi
nhánh Quận 9 - TPHCM, Chi nhánh Đồng Nai, Chi nhánh Đắk Lắc, Chi
nhánh Nha Trang, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Huế, Chi nhánh Hải Phòng
và Chi nhánh Mỹ Đình - Hà Nội.


4

2.1.2. Những thành tựu đạt được
- Sau hơn 12 năm hoạt động, Marphavet đã có những bước phát triển
vượt bậc cả về quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường và số lượng cán bộ
chuyên nghiệp có chiều sâu, am hiểu sâu sắc tư duy quản trị. Hiện tại,
Marphavet có 4 công ty thành viên và 12 chi nhánh tại các thành phố lớn
gồm: Công ty CP thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet, Công ty cổ phần
Nanovet, Công ty cổ phần BMG, Công ty cổ phần Hoàng Đức Hiền. Với tổng
diện tích hơn 12,5 ha và 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP/WHO trên cả 6 dây
chuyền thuốc và vắc-xin công nghệ cao.
Sản phẩm của Marphavet phủ khắp 63 tỉnh thành trong cả nước và xuất

khẩu sang trên 10 nước trên Thế giới. Hệ thống nhà phân phối và đại lý với
số lượng hơn 8.000 đại lý. Marphavet có đội ngũ nhân sự chuyên môn trình
độ cao với hơn 1.000 CBNV bao gồm 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 8 Tiến sỹ,
29 Thạc sỹ, trên 500 Bác sĩ thú y và Kĩ sư chăn nuôi, 15 Dược sĩ nhân y, 12
Cử nhân Công nghệ sinh học có nhiều kinh nghiệm thực tế trong ngành, hơn
250 Cử nhân kinh tế, Kế toán, Luật, Nhân văn, Quản trị kinh doanh,
Marketing, Cơ khí chế tạo máy, Điện lạnh…có trình độ chuyên môn thường
xuyên được tập huấn ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài sang đào
tạo, đội ngũ công nhân thâm niên lành nghề, môi trường làm việc thân thiện,
chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. Ngoài ra Công ty đang hợp tác tốt
với các Bộ, Vụ, Cục, Viện, Liên hiệp, Hội, Trung tâm và các trường đại học
trong và ngoài nước.
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Đối với động vật thí nghiệm là lợn
2.2.1.1. Đặc điểm tiêu hóa ở lợn
- Lợn là loài gia súc dạ dày đơn, cấu tạo bộ máy tiêu hoá của lợn bao
gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn.
Khả năng tiêu hóa của lợn với các loại thức ăn cao thường có tỷ lệ từ 80 –
85% tuỳ từng loại thức ăn.


5

- Quá trình tiêu hóa :
+ Miệng: Ở miệng của lợn quá trình têu hóa diễn ra chủ yếu dưới hai
hình thức : cơ học (quá trình nhai thức ăn) và hóa học (do tác dụng của men
tiêu hóa trong nước bọt). Thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác
nhai và thức ăn trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [6] do bản chất háu ăn, ăn nhanh nên lợn
ít nhai nghiền, lợn lấy thức ăn và nhai trong thời gian rất ngắn, do vậy thức ăn

dừng ở khoang miệng không lâu đã được chuyển xuống dạ dày. Mặc dù vậy
nước bọt của lợn vẫn được tiết ra với lượng lớn khoảng 15-16 lít. Nước bọt
chứa phần lớn là nước (tới 99%) trong đó chứa men amylasa có tác dụng tiêu
hoá tinh bột, tuy nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá
tinh bột xảy ra nhanh ở miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn
chưa trộn với dịch dạ dày. Nước bọt do các tuyến mang tai, dưới hàm và dưới
lưỡi tiết ra, nước bọt của lợn là một dịch thể màu ánh sữa loãng.Độ pH của
nước bọt khoảng 7,3.
+ Dạ dày: Tiêu hóa ở dạ dày lợn gồm hai quá trình cơ học và hóa học.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [6] dạ dày lợn có đặc điểm nhu động yếu,
nên thức ăn được xếp thành lớp làm cho hoạt tính enzym và độ axit của các
lớp thức ăn không giống nhau. Ở vùng hạ vị và phần thức ăn nằm sát vách dạ
dày thì thức ăn được trộn với dịch vị tốt hơn. Ở vùng lõi thượng vị, thức ăn
giữ được môi trường nhiều kiềm và men tiêu hóa của nước bọt nên tiêu hóa
tinh bột vẫn tiếp túc xảy ra. Dạ dày của lợn trưởng thành có dung tích khoảng
8 lít, chức năng như là nơi dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Thành dạ dày tiết ra
dịch dạ dày- chứa chủ yếu là nước với men pepsin và axit chlohydric (HCL).
Men pepsin chỉ hoạt động trong môi trường axit và dịch dạ dày có độ pH
khoảng 2,0. Men pepsin giúp tiêu hoá protein và sản phẩm tiêu hoá protein ở
dạ dày là polypeptit và ít axit amin. Sự tiết dịch của dạ dày liên tục trong 24
giờ và tiết và ban ngày nhiều hơn ban đêm. Lượng dịch tiết ra nhiều nhất là
sau khi ăn 2-3 giờ, lượng dịch tiết ra biến động từ 135-272ml, nó thay đổi phụ
thuộc vào khẩu phần thức ăn và thời gian ăn. Khi cho lợn ăn thức ăn ủ xanh,
lượng dịch vị tăng lên 2-3 lần, độ toan cao, hoạt lực enzym mạnh. Lợn ăn
thức ăn rang dịch vị tiết ra nhiều hơn thức ăn ngâm.


6

+ Ruột non: Thức ăn khi chuyển tới ruột non sẽ được tiêu hóa triệt để

nhất nhờ tác động của các men của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Ruột non
có độ dài khoảng 18-20 mét. Thức ăn sau khi đã tiêu hoá ở dạ dày chuyển
xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy – thức ăn chủ
yếu được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt của mật và dịch tuyến
tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng bằng ống
dẫn mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men
trypsin giúp việc tiêu hoá protein, men lipasa giúp cho tiêu hoá mỡ và men
diastasa giúp tiêu hoá carbohydrate. Ngoài ra ở phần dưới của ruột non còn
tiết ra các men maltasa, sacharasa và lactasa để tiêu hoá carbohydrate. Ruột
non cũng là nơi hấp thụ các chât dinh dưỡng đã tiêu hoá được, nhờ hệ thống
lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh
dưỡng tăng lên đáng kể. Trong ruột non, ngoài sự tiêu hóa khoang đường tiêu
hóa do tác dụng của các men có quá trình tiêu hóa nhờ sự tiếp xúc giữa thức
ăn và màng nhày ở ruột. Sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng trên màng nhày ruột
non được gọi là tiêu hóa màng.
+ Ruột già: Ruột già tiếp tục quá trình tiêu hóa những gì ruột non chưa
tiêu hóa triệt để. Ruột gài chủ yếu tiêu hóa các chất xơ do vi sinh vật ở manh
tràng phân giải, hấp thu lại nước và chất khoáng. Thời gian thức ăn dừng lại ở
ruột già là 12-16 giờ. Mặc dù thời gian khá dài nhưng quá trình tiêu hóa các
chất dinh dưỡng còn lại ở ruột già thấp. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [6]
chỉ có 9% gluxit và 3% protit, mỡ còn lại ở ruột già sẽ do vi khuẩn gây thối
tạo ra thành chất Crezon, Fenol, Indol, Scatol được hấp thu vào máu và giải
độc ở gan. Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hoá. Chỉ ở manh
tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hoá carbohydrate, tạo ra các
axit béo bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K, B… Hoạt
động tiêu hóa của lợn vào ban ngày thường lớn hơn ban đêm. Thời gian thức
ăn lưu lại trong đường tiêu hóa của lợn thường vào khoảng 24 giờ, tuy nhiên
có một phần nhỏ thức ăn sẽ được thải trong khoảng 4-5 ngày.



7

2.2.1.2. Cơ chế tiêu hóa thức ăn ở lợn
- Tiêu hoá thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong
đường tiêu hoá như protein, carbohydrate, mỡ để cơ thể có thể hấp thu được.
Tiêu hoá có thể diễn ra theo các quá trình:
+ Quá trình cơ học: Nhai nuốt hoặc sự co bóp của cơ trong đường tiêu
hoá để nghiền nhỏ thức ăn;
+ Quá trình hoá học: là quá trình tiêu hoá nhờ các men tiết ra từ các
tuyến trong đường tiêu hoá;
+ Quá trình vi sinh vật: Là quá trình tiêu hoá nhờ bacteria và protozoa.
- Khả năng tiêu hóa:
Trong quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, một phần thức ăn ăn vào
nhưng không được hấp thu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá. Hiệu quả
tiêu hoá ở lợn phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, thể trạng và trạng thái
sinh lý, thành phần thức ăn, lượng thức ăn cung cấp, cách chế biến thức ăn.
Lợn rất khó tiêu hoá xơ vì vậy lượng xơ trong khẩu phần cần hạn chế.
Loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến quá trình
tiết dịch tiêu hóa. Thức ăn nhiều nước sẽ làm giảm tiết nước bọt vầ dịch vị.
Kỹ thuật chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của lợn.
Phương pháp cho ăn, uống cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thống qua
lượng dịch tiêu hóa tiết ra bị thay đổi. Nếu cho lợn ăn nhiều bữa và cho ăn
thức ăn khô sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hóa. Ngoài ra, nhiệt độ thức ăn và nước
uống cho lợn cũng ảnh hưởng đến sự tiết dịch tiêu hóa.
2.2.1.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thí nghiệm
Lợn sử dụng làm thí nghiệm chủ yếu là từ sau 3 tuần tuổi. Theo Trần
Văn Phùng và cs (2004) [6] khi lợn con đã được 3-4 tuần tuổi, nó trở thành
dẻo dai và có khả năng đương đầu tốt hơn với môi trường ngoại cảnh của nó.



8

Vào thời gian này chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn nhanh, sự tăng khối lượng
sớm này là tăng khối lượng hiệu quả, do đó cần chú ý giảm thấp stress.
Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng
cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc… nên dùng thức ăn hỗn hợp cho lợn con
sau cai sữa, có thể phối trộn từ bột ngô, bột đậu tương, gạo lứt, tấm xay, bột
cá nhạt, bột xương…
Cách cho ăn khi cai sữa:
Ngày sau cai sữa

Thức ăn tập ăn (%)

Thức ăn của lợn
sau cai sữa (%)

Ngày thứ 1

100

0

Ngày thứ 2

75

25

Ngày thứ 3


50

50

Ngày thứ 4

25

75

Ngày thứ 5

0

100

Sau cai sữa, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy, nâng dần
lượng thức ăn theo mức ăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu
phần ăn tự do.
+Máng ăn, máng uống: Cần có máng uống riêng, đặt ở độ cao thích hợp,
không để lợn trèo vào đái, ỉa và uống phải nước bẩn mất vệ sinh. Chiều dài
máng ăn khoảng 20 cm/đầu lợn và nên chia ngăn để tất cả lợn con có thể được
ăn cùng một lúc. Chiều cao máng khoảng 12 – 13 cm, chiều rộng đáy khoảng
20 – 22 cm.
+ Tỷ lệ xơ trong khẩu phần thấp
Khả năng tiêu hóa chất xơ của lợn con kém, tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn
cao thì lợn con sinh trưởng phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn cao, lợn con dễ
táo bón, viêm ruột và có thể dẫn đến còi cọc, tỷ lệ thích hợp là 5-6%. Xu



9

hướng trong những năm gần đây ở các nước chăn nuôi tiên tiến người ta
khuyến khích nâng cao tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn của lợn để nâng cao sức
khỏe (Webb A. J. et al, 1994) [19].
+ Có tỷ lệ thức ăn thích hợp
Lợn con ở giai đoạn này cần có dinh dưỡng tốt cho phát triển bộ xương
và cơ bắp là chủ yếu. Nếu chúng ta cung cấp khẩu phần ăn có lượng thức ăn
tinh bột cao, lợn con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm, tích lũy
nhiều mỡ sớm. Tỷ lệ thức ăn thích hợp cho lợn con trong gia đoạn này là 80%
trong khẩu phần.
+ Có tỷ lệ nước thích hợp
Nếu khẩu phần lợn con có tỷ lệ nước cao sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, giảm
khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất là protein, thức ăn nhiều nước
cũng gây nền chuồng bẩn, ẩm thấp và lợn con dễ nhiễm bệnh.
Nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên thiếu nước cho nhu cầu sinh trưởng và
phất triển của lợn con. Tỷ lệ thức ăn tinh, thô phải thích hợp, cứ 1kg thức ăn
tinh trộn với 0,5kg nước sạch, tối đa có tỷ lệ là 1:1, ngoài ra cần cho lợn uống
đầy đủ theo hình thức tự do.
Ngoài ra còn cần bổ sung khoáng vi lượng như Mn, Co, Cu, Mg, Fe,I2…
và bổ sung cho lợn những chế phẩm Vitamin – Khoáng.
+ Phương pháp cho lợn con ăn
Cho lợn con ăn nhiều bữa trong ngày, 5-6 bữa một ngày thì có tốc độ
tăng khối lượng cao hơn cho ăn 3 bữa một ngày. Tuy nhiên nếu cho ăn thành
nhiều bữa sẽ tốn công chăn nuôi nên cần lựa chọn số bữa thích hợp để cho
lợn ăn.
Cho lợn ăn đúng giờ giấc quy định và tập cho lợn có những phản xạ có
điều kiện về tiêu hóa.



10

Cho lợn con ăn từ từ để tránh vung vãi ra ngoài và từ đó hạn chế được
lợn mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Cho lợn ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe để điều
chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho đúng.
- Điều kiện chuồng nuôi
Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.
Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi
tương đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Theo Trần Văn Phùng
và cs (2004) [6] vì lớp mỡ dưới da của lợn con còn mỏng, khả năng điều
chỉnh thân nhiệt chưa được tốt, mùa Đông nên độn chuồng bằng rơm hoặc dạ
nằm trên sàn, mùa Hè khi thời tiết nóng nực cần có các biện pháp chống nóng.
Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25 – 27oC. Thay đổi đột ngột
nhiệt độ chuồng nuôi sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ
bị viêm phổi (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2000) [9].
Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi.
+ Lợn đủ ấm: Con nọ nằm cạnh con kia.
+ Lợn bị lạnh: Nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.
+ Lợn bị nóng: Nằm tản mạn mỗi nơi 1 con, tăng nhịp thở.
- Vệ sinh phòng bệnh
Lợn con sau cai sữa thường gặp 2 bệnh chính là bệnh tiêu chảy và viêm
phổi. Cần phòng tránh và phát hiện sớm, can thiệp kịp thời khi bị bệnh.
Đảm bảo thức ăn, nước uống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý.
Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên.
Không để lợn con bị lạnh, gió lùa, sàn chuồng ẩm ướt.


11


2.2.2. Đối với động vật thí nghiệm là thỏ
2.2.2.1. Đặc điểm tiêu hóa ở thỏ
 Cấu tạo và hoạt động của đường tiêu hóa
Thỏ là động vật dạ dày đơn, nhưng khác loại động vật dạ dày đơn
khác là quá trình tiêu hóa có sự tham gia của vi sinh vật ở manh tràng.
Cấu tạo bộ máy tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa của thỏ được mô tả ở
hình 2.1.

Nguồn: Lebas (1979) [17]
Hình 2.1. Sơ lƣợc cấu tạo bộ máy tiêu hóa và hoạt động tiêu hóa của thỏ
Quá trình tiêu hóa có thể tóm tắt như sau: Thức ăn được nghiền nát,
trộn kỹ với nước bọt ở khoang miệng, theo thực quản đẩy xuống dạ
dày.Tại đây có quá trình tiêu hóa protein nhờ enzyme pepsine, nhưng
không có quá trình tiêu hóa tinh bột và lipit cũng như chất xơ. Ở ruột non,
phần lớn các chất dinh dưỡng được tiêu hóa nhờ tác dụng của các enzyme
tiêu hóa có trong dịch ruột. Những chất không được tiêu hóa ở ruột non sẽ
được đẩy xuống ruột già. Ở đây có nhiều mẩu thức ăn kích thước to nhỏ


12

khác nhau, những mảnh thức ăn xơ kích thước lớn hơn không tiêu hóa
được đẩy các mẩu thức ăn nhỏ hơn có khả năng tiêu hóa ngược trở lại vào
manh tràng. Manh tràng có chức năng dự trữ và tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi
sinh vật.
Manh tràng tạo ra hai loại phân là phân mềm và phân thường. Sự tạo ra
phân mềm là đặc điểm khác biệt của thỏ so với các loài gia súc khác (Đinh
Văn Bình và cs, 2007) [4].
Một trong những đặc điểm của hệ thống tiêu hóa của thỏ là dạ dày co

giãn tốt nhưng co bóp yếu. Các chất dinh dưỡng được phân giải nhờ các
enzymetiêu hóa của dạ dày và ruột sẽ được hấp thụ chủ yếu qua ruột non,
các chất dễ tiêu hóa như hydrat cacbon dễ tan đã được hấp thu. Như vậy, thỏ
sẽ không mất năng lượng để lên men chúng. Manh tràng thỏ là đoạn đầu của
ruột già có kích thước rất lớn, là bộ phận chính tiêu hóa chất xơ (rau cỏ, lá
cây…) nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh. Mặt khác, thỏ có có thể thu lại một
lượng đáng kể các chất dinh dưỡng đó qua việc ăn lại phân mềm (Đinh Văn
Bình và cs, 2007) [4].
Hiện tượng thỏ ăn lại phân mềm là quá trình sinh lý bình thường, trong
phân mềm chứa nhiều nước, protein và vitamin, vì vậy nâng cao khả năng tiêu
hóa thức ăn và mức độ sử dụng các chất dinh dưỡng. Phân mềm được thỏ ăn
ngay sau khi thải ra. Dựa vào đặc tính ăn phân này người ta còn gọi thỏ là loại
“nhai lại giả” (Đinh Văn Bình và cs, 2007) [4]. Tuy nhiên, khi khẩu phần có
hàm lượng xơ thấp, phân mềm tạo ra quá nhiều, hệ vi sinh vật có hại trong đó
sẽ có điều kiện phát triển, từ đó gây nhiều bệnh cho đường tiêu hóa của thỏ.
Chính vì vậy hàm lượng xơ trong khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng trong
quá trình tiêu hóa của thỏ.
Quá trình tiêu hóa các chất dinh dưỡng:


13

- Tiêu hóa protein
Dịch tụy chứa những enzyme tiêu hoá protein (trypsin, chymotrypsin)
được hoàn thiện vào khoảng 4 tuần tuổi và sự phát triển của chúng phụ thuộc
chủ yếu vào sự phát triển của tuyến nội tiết và ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi
khẩu phần.
Tỷ lệ tiêu hóa protein của thỏ trưởng thành có mối liên hệ với nguồn
protein, tức là tỉ lệ tiêu hóa protein của các khẩu phần khác nhau phụ thuộc
vào nguyên liệu phối hợp thức ăn trong khẩu phần hơn là thành phần hóa

học của chúng. Những protein có mối liên kết với xơ, đặc biệt là thức ăn
thô xanh, thì tỷ lệ tiêu hóa thấp hơn, nhưng vẫn cao hơn ở những loài dạ
dày đơn khác.
- Tiêu hóa chất xơ
Sự tiêu hóa xơ ở manh tràng thỏ là do vi sinh vật. Thời gian tiêu hóa xơ
ở manh tràng phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần xơ có trong thức ăn. Như
vậy, quá trình tiêu hóa chất xơ diễn ra chủ yếu ở đoạn cuối của đường tiêu
hóa là manh tràng. Ngoài ra, một phần nhỏ chất xơ còn được tiêu hóa tại
phần trên đường tiêu hóa (dạ dày, ruột non, hồi tràng) trước khi chuyển đến
manh tràng.
Theo Gómez-Condevà cs(2009) [13] sự tồn tại của các vi sinh vật có
trong phân mềm mà thỏ thu nhận hàng ngày là nguyên nhân tạo ra hoạt động
phân giải chất xơ ở phần trên của đường tiêu hóa. Quá trình phân giải chất xơ
trong manh tràng thỏ chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của hệ vi sinh vật, thời
gian lưu giữ chất chứa, thành phần và cấu trúc hóa học của chất xơ. Sự dao
động về tỷ lệ tiêu hóa pectin ở thỏ phần lớn phụ thuộc vào kích cỡ mảnh thức
ăn, các thành phần pectin. Vi sinh vật manh tràng thỏ tiết ra các enzyme tiêu
hóa xơ có trong thức ăn, khả năng tiêu hóa pectin và hemicellulose tốt hơn
cellulose.


14

Theo Gidenne và cs(2010) [14] chất xơ là một trong những thành phần
chiếm tỷ lệ chính trong khẩu phần ăn của thỏ, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình tiêu hóa với vai trò là cơ chất quan trọng đảm bảo cho sự hoạt động bình
thường của hệ sinh vi sinh vật đường ruột, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
tiêu hóa, hấp thu đường ruột, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng
sinh trưởng và phát triển ở thỏ.
Nguồn gốc chất xơ có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tiêu hóa và hoạt

động của hệ vi sinh vật ở manh tràng. Sự kém đa dạng về nguồn gốc chất xơ
trong khẩu phần có ảnh hưởng không tốt đến quá trình lên men ở manh tràng
và tình trạng sức khỏe của thỏ. Vì vậy, việc bổ sung chất xơ trong khẩu phần
ăn cho thỏ cần quan tâm đến những điểm sau: (l) lượng lignocellulose (ADF)
(chất xơ tiêu hóa thấp) tối thiểu; (2) chất lượng lignocellulose và tỷ lệ
lignin/cellulose; (3) số lượng chất xơ dễ tiêu hóa (pectin + hemicellulose) so
với lignocellulose; (4) số lượng và chất lượng tinh bột trong khẩu phần, đặc
biệt trong giai đoạn cai sữa.
- Tiêu hoá tinh bột
Trong đường tiêu hóa của thỏ, tinh bột thì hầu như được tiêu hóa hoàn
toàn. Sự bài tiết chất cặn bã từ tinh bột là rất thấp (thấp hơn 2% trong tổng
lượng ăn vào), tuy nhiên, trong một vài trường hợp nó có thể lớn hơn 10%
của tổng lượng ăn vào, phụ thuộc chính vào tuổi của thỏ và nguồn tinh bột.
Sự tiêu hóa tinh bột diễn ra chủ yếu ở ruột non và enzyme quan trọng
nhất là amylase tuyến tụy. Enzyme do tế bào biểu mô ruột non tiết ra
(maltase, amyloglucosidase) tiêu hóa tinh bột tạo ra glucose, sau đó glucose
được hấp thu ở ruột non. Hàm lượng tinh bột trong khẩu phần cao làm tăng
quá trình thủy phân, kéo theo sự di chuyển thức ăn nhanh xuống manh
tràng và lên men tại đó, từ đó có thể gây tiêu chảy.
Vi sinh vật manh tràng có hoạt lực amylase rất mạnh, chỉ cần 15%


15

tinh bột của khẩu phần có mặt ở manh tràng cũng đủ lên men có hại gây ỉa
chảy. Tỷ lệ tiêu hóa tinh bột phụ thuộc vào nguồn tinh bột cũng như cách
nuôi dưỡng.
- Tiêu hóa chất béo
Khẩu phần của thỏ bình thường có chứa chất béo cần thiết cho sự gia
tăng nguồn năng lượng, hiệu quả đặc biệt của chất béo ở thỏ giống như ở

gia cầm.
Tăng thành phần chất béo trong khẩu phần làm tăng mức năng lượng,
dẫn đến tăng lượng năng lượng tiêu hóa thu nhận ở thỏ, từ đó cải thiện được
khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Lượng thức ăn thu nhận của thỏ chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính là
nhu cầu dinh dưỡng (thu nhận thức ăn theo nhu cầu của cơ thể) và giới hạn của
đường tiêu hoá (chỉ thu nhận được khối lượng thức ăn mà đường tiêu hoá cho
phép). Ngoài ra, lượng thức ăn thu nhận còn bị chi phối bởi các yếu tố điều
chỉnh khác. Liên quan đến những cơ chế điều hoà này, thực tiễn trong chăn
nuôi thỏ có thể phân chia các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thức ăn thu nhận của
thỏ đó là thức ăn và môi trường. Những thức ăn nào được tiêu hoá nhanh (tỷ
lệ tiêu hoá cao) thì lượng thu nhận lớn. Đó là vì tốc độ tiêu hoá càng cao thì
đường tiêu hoá được giải phóng càng nhanh tạo ra được nhiều không gian cho
việc tiếp nhận thức ăn mới.
- Nhu cầu năng lượng
Cũng như các loài vật nuôi khác, nhu cầu năng lượng của thỏ gồm: nhu
cầu năng lượng duy trì và nhu cầu năng lượng sản xuất.
a. Nhu cầu năng lượng duy trì
Nhu cầu năng lượng duy trì bao gồm nhu cầu năng lượng cơ bản cộng
với nhu cầu năng lượng cho các hoạt động thu nhận thức ăn, tiêu hóa, hô


16

hấp, duy trì thân nhiệt và một số hoạt động sinh lý khác nhưng không phải
cho sản xuất.
Harris và cs (1985) [15] quan sát được nhu cầu năng lượng duy trì tương
đương với hai lần nhu cầu cơ bản của thỏ (bảng 2.1). Nhu cầu năng lượng cơ
bản và duy trì thỏ có khối lượng cơ thể từ 1,5 – 4,5 kg (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Nhu cầu năng lƣợng cơ bản của thỏ theo khối lƣợng cơ thể

Khối
lƣợng( kg)

Nhu cầu cơ bản
Nhu cầu duy trì (kcal)

(kcal)

1,5

80

160

2,0

100

200

2,5

120

240

3,0

140


280

3,5

180

360

4,5

200

480
Nguồn: Harris và cs (1985)[15]

b) Nhu cầu năng lượng sản xuất
- Nhu cầu năng lượng sinh trưởng: Đối với các giống thỏ có khối lượng
chênh lệch nhau thì khả năng tăng khối lượng cũng sẽ rất khác nhau. Khi gần
đạt đến khối lượng trưởng thành thì tốc độ tăng khối lượng sẽ chậm lại.
Thỏ là một trong những loại động vật có vú có nhu cầu năng lượng
tương đối cao, gấp khoảng 3 lần so với trâu bò, tính theo khối lượng trao đổi.
Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khí hậu, tỉ lệ
các chất dinh dưỡng trong khẩu phần (bột đường, năng lượng, protein, xơ,
axit amin), trạng thái sức khỏe của thỏ. Thỏ có khả năng điều chỉnh mức ăn
vào cho phù hợp với nhu cầu năng lượng. Do đó nhiều công trình nghiên cứu
đã đưa ra tiêu chuẩn ăn cho thỏ ở nhiều mức khác nhau, dao động 1778 –
3000 kcal DE/kg DM. Nhu cầu năng lượng của thỏ theo các tác giả khác nhau
là rất khác nhau như được trình bày tại bảng 2.2.



17

Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dƣỡng của thỏ
Giai đoạn nuôi

Nhu cầu các chất dinh dƣỡng (g/con/ngày)
Bột đƣờng

Protein

Sau cai sữa vỗ béo


22-24

0,5 – 1,0 kg

15 – 35

2,5 – 9,0

1,0 – 2,0 kg

35 – 80

9,0 – 13

2,0 – 3,0 kg

80 – 110


13 – 17

31 – 40 ngày

165

44
Nguồn: INRA (1989) [16]

- Nhu cầu chất xơ
Chất xơ khẩu phần là nguồn cung cấp năng lượng và cơ chất chính cho
sự tồn tại và hoạt động bình thường của hệ vi sinh vật trong manh tràng thỏ.
Số lượng và thành phần chất xơ trong khẩu phần có ảnh hưởng trực tiếp đến
số lượng hệ vi sinh vật trong manh tràng và ảnh hưởng trực tiếp đến lượng
phân mềm tạo ra. Chất xơ tác dụng tích cực đến quá trình lên men của vi sinh
vật manh tràng. Nếu cho thỏ ăn ít rau, lá, cỏ, không đáp ứng được chất xơ ở
mức 8% DM thỏ dễ bị ỉa chảy; ngược lại nếu tăng tỉ lệ xơ lên trên 16% DM sẽ
làm giảm khả năng sử dụng thức ăn, dễ bị táo phân và ảnh hưởng đến tăng
khối lượng thỏ (Đinh Văn Bình và cs,2007) [4].
Thỏ ăn khẩu phần có tỷ lệ xơ thấp thì có những biểu hiện xáo trộn trong
hệ thống tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy, kém ăn kèm theo đó là tỷ lệ chết
cao. Nguyên nhân là do khi ăn khẩu phần có tỷ lệ xơ thấp thời gian lưu giữ
thức ăn trong đường tiêu hóa kéo dài làm ảnh hưởng quá trình tiêu hóa trong
manh tràng. Khẩu phần xơ thấp thì sự thay thế chất chứa trong manh tràng
cũng sẽ thấp hơn. Tình trạng này dẫn đến hai trường hợp: sự lên men kém
trong manh tràng dẫn đến sự gia tăng vi sinh vật gây bệnh và tăng lượng xơ
ăn vào dẫn đến thiếu hụt năng lượng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của toàn
bộ cơ thể, tế bào và các tổ chức.



×