Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

GIẢI PHÁP và PHƯƠNG PHÁP LUẬN THIẾT KẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 55 trang )

PHẦN III.
GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
A. AM HIỂU VỀ DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU
I. Am hiểu về dự án
II.Am hiểu về gói thầu
III. Phạm vi, nhiệm vụ và nội dung các công việc DVTV
IV. Am hiểu về các cơ sở pháp lý về dự án
V. Am hiểu về các điều kiện địa lý, hiện trạng của dự án
B. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
I. Đề xuất thiết kế phá dỡ khu nhà điều trị nội trú 3 tầng
II. Đề xuất thiết kế khối nhà điều trị nội trú 6 tầng
III. Phương thức nghiên cứu, xử lý thông tin
IV. Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công
V. Quy trình thực hiện và kiểm soát công tác thiết kế
VI. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn
VII. Sáng kiến cải tiến
CHƯƠNG II. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC
I. Bố trí văn phòng làm việc, phương tiện, thiết bị và các trang thiết bị phục
vụ công tác thiết kế
II. Chương trình công tác, quy trình – kế hoạch thiết kế
III. Quản lý tiến độ gói thầu
IV. Tiến độ nộp báo cáo
V. Quản lý chất lượng
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
I. Bố trí nhân sự thực hiện gói thầu
II. Danh sách chuyên gia tham gia thực hiện dịch vụ tư vấn



CHƯƠNG I.
GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
A. AM HIỂU VỀ DỰ ÁN GÓI THẦU
I. AM HIỂU VỀ DỰ ÁN
1. Thông tin chung về dự án
- Dự án: Đầu tư chỉnh trang, nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa Kiến An.
- Loại và cấp công trình: Công trình y tế cấp III.
- Chủ đầu tư: Sở Y tế Hải Phòng.
Địa chỉ: Số 38 Lê Đại Hành, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
- Địa điểm xây dựng: Bệnh viện Đa Khoa Kiến An, quận Kiến An, thành phố
Hải Phòng.
- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách thành phố.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018-2019.
2. Căn cứ pháp lý liên quan đến dự án
- Quyết định số /QĐ-HĐND ngày 30/10/2016 của Thường trực Hội đồng
nhân dân thành phố về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư chỉnh
trang, nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa Kiến An;
- Quyết định số
/QĐ-UBND ngày 20/10/2017 của Uỷ ban nhân dân
thành phố về việc phê duyệt Dự án đầu tư chỉnh trang, nâng cấp Bệnh viện Đa
Khoa Kiến An;
- Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 15/8/2018 của Uỷ ban nhân dân
thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án đầu tư chỉnh
trang, nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa Kiến An,
Và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án
Nâng cấp cơ sở vật chất của Bệnh viện Đa Khoa Kiến An, tăng số giường
điều trị từ 400 giường bệnh lên 600 giường bệnh, khắc phục tình trạng quá tải,

đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên bệnh viện, nâng cao công tác
khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe bệnh nhân.
4. Quy mô dự án, giải pháp kỹ thuật
*/ Phần phá dỡ: Phá dỡ khu nhà điều trị nội trú 4 tầng đã xuống cấp.
*/ Xây dựng mới khối nhà điều trị nội trú:
- Giải pháp thiết kế kiến trúc: Công trình gồm 05 tầng và 01 tum thang cao
22,5 m, diện tích xây dựng 1.520m², tổng diện tích sàn 6.840m², chiều cao các


tầng 3,6m. Mặt bằng tầng 1 bố trí các phòng chức năng Khoa cấp cứu; tầng 2 là
Khoa huyết học và xét nghiệm; tầng 3 là Khoa tim mạch lồng ngực; tầng 4 là
Khoa ngoại tổng hợp; tầng 5 là Khoa ngoại chấn thương và. Giao thông theo
phương đứng bao gồm 02 thang bộ và 02 thang máy, giao thông theo phương
ngang là hệ thống sảnh và hành lang lối đi chung.
- Giải pháp thiết kế kết cấu: Kết cấu móng cọc bê tông cốt thép
300x300mm, thi công bằng phương pháp ép. Kết cấu chịu lực của công trình
gồm cột, dầm, sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ; tường xây gạch; mái bằng.
- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cung cấp từ tủ hạ thế của trạm biến áp khu
vực. Từ tủ điện phân phối tổng của công trình đặt tại tầng 1 dẫn điện tới tủ điện
phân phối nguồn của các tầng, các phòng.
- Hệ thống cấp, thoát nước: Cấp nước từ nguồn nước sạch trong khu vực
cấp vào bể ngầm, bơm lên bể trên mái cấp nước sinh hoạt cho các tầng. Thoát
nước: nước thải trong công trình sau khi xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại, hố
ga xả ra mạng lưới thoát nước ngoài nhà.ư
- Giải pháp phòng cháy chữa cháy: Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho
công trình gồm: Hệ thống bình chữa cháy xách tay trang bị cho công trình tại
hành lang các tầng; hệ thống chữa cháy ngoài nhà lấy nước từ bể nước chữa
cháy ngoài nhà.
- Trang thiết bị cho công trình gồm: Hệ thống điều hòa không khí trong nhà
cho công trình.

- Hệ thống chống sét cho công trình gồm: Kim thu sét nối với hệ thống tiếp
đất.
- Phòng chống mối bảo vệ công trình xây dựng.
II. AM HIỂU VỀ GÓI THẦU
1. Thông tin chung về gói thầu
- Gói thầu: Tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình.
- Dự án: Đầu tư chỉnh trang, nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa Kiến An.
- Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Ngân sách thành phố.
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước.
- Phương thức lựa chọn nhà thầu: Một giai đoạn, hai túi hồ sơ.
- Loại hợp đồng: Trọn gói.
- Thời gian thực hiện gói thầu: 90 ngày.
- Bên mời thầu: Ban quản lý dự án các công trình y tế.
2. Nội dung công việc chủ yếu của gói thầu:
- Nội dung công việc chủ yếu của gói thầu bao gồm các công việc sau:


+ Khảo sát hiện trạng, lập phương án dự toán phá dỡ.
+ Lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình cho dự án: “Đầu tư
chỉnh trang, nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa Kiến An” theo thiết kế cơ sở và báo
cáo nghiên cứu khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tham gia nghiệm thu các giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành công việc và
toàn bộ công trình khi có yêu cầu của Chủ đầu tư.
+ Thực hiện giám sát tác giả theo quy định hiện hành.
3. Mục đích lựa chọn nhà thầu tư vấn: Lựa chọn được một nhà thầu Tư vấn có
đầy đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ tư vấn được
ghi trong Điều khoản tham chiếu của HSMT.
III. PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CÁC CÔNG VIỆC DVTV
1. Phạm vi công việc của đơn vị tư vấn thiết kế
+ Nghiên cứu tài liệu về thuyết minh, thiết kế cơ sở, báo cáo kết quả khảo

sát xây dựng, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng, khảo sát hiện trường.
+ Lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán xây dựng công trình cho dự án:
Đầu tư chỉnh trang, nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa Kiến An.
- Thiết kế công trình phù hợp với bước thiết kế trước, phù hợp với quy
chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, đảm bảo sản phẩm tư vấn xây dựng
phù hợp với dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt và quy định của pháp
luật về xây dựng.
- Hồ sơ thể hiện đầy đủ các nội dung về thiết kế công trình chính và các
hạng mục phụ trợ đảm bảo triển khai thi công công trình đáp ứng yêu cầu về vận
hành sử dụng bao gồm: các thuyết minh, tính toán, chỉ dẫn kỹ thuật, quản lý chất
lượng công tác thiết kế xây dựng theo quy định hiện hành.
- Hồ sơ bao gồm các bản vẽ thiết kế tổng thể, chi tiết các hạng mục công
trình, bộ phận công trình (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, chi tiết cấu tạo, bản vẽ
phối cảnh, bản vẽ nội thất cấu tạo trần thạch cao, ốp tường...), lập dự toán xây
dựng các hạng mục công trình.
+ Tham gia các cuộc họp có liên quan tới sản phẩm tư vấn xây dựng khi
chủ đầu tư yêu cầu trong quá trình triển khai thực hiện.
+ Tham gia nghiệm thu các giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành công việc và
toàn bộ công trình khi có yêu cầu của Chủ đầu tư.
+ Thực hiện giám sát tác giả theo quy định hiện hành. Giám sát tác giả và
làm rõ thiết kế, sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
+ Lập quy trình bảo trì, quy trình vận hành công trình.
+ Trả lời các văn bản của các nhà thầu yêu cầu làm rõ các nội dung trong
hồ sơ mời thầu có liên quan đến hồ sơ thiết kế trong quá trình lựa chọn nhà thầu;
Tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu với tư cách tư vấn thiết kế (như cho ý kiến
về các khối lượng sai khác mà nhà thầu phát hiện so với dự toán thiết kế...).


2. Nhiệm vụ của đơn vị tư vấn trong thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn
+ Yêu cầu hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng công

trình phải phù hợp với dự án: Đầu tư chỉnh trang, nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa
Kiến An được phê duyệt, đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện để thực hiện thi công
công trình. Tuân thủ đúng các quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi
tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định
hiện hành của nhà nước về lập thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán xây dựng
công trình.
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu tư vấn lập đáp ứng được yêu
cầu của Chủ đầu tư theo hợp đồng DVTV ký kết. Nhà thầu tư vấn có trách
nhiệm chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư và theo ý kiến thẩm
định của cơ quan có thẩm quyền hoặc của tư vấn thẩm tra; có nghĩa vụ thực hiện
các công việc theo hợp đồng đã ký kết.
+ Thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả theo quy định của Bộ Xây dựng và
có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh những nội dung không phù hợp của
thiết kế với thực thế, đảm bảo công trình được thi công và vận hành sử dụng đáp
ứng yêu cầu.
+ Tham gia với chủ đầu tư nghiệm thu công trình hoàn thành giai đoạn và
đưa vào khai thác sử dụng.
+ Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ với hồ
sơ thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước khi giao hồ sơ
thiết kế cho Chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng. Nhà thầu thiết kế chỉ định cá
nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực
hiện công việc kiểm tra chất lượng thiết kế. Người kiểm tra phải ký tên, xác
nhận trên bản vẽ thiết kế.
+ Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thực hiện tuân thủ
theo các tiêu chuẩn áp dụng và quy định về bản vẽ thiết xây dựng. Trong khung

tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra
thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của
nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế.
+ Phải có bảng tính kết cấu; bảng tính chi tiết thiết kế các hệ thống kỹ thuật
như điện nhẹ, cấp thoát nước và xử lý nước thải, điều hòa, PCCC, mạng thông
tin, ...
+ Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong quá trình thực hiện công việc theo
hợp đồng và giải trình các nội dung thiết kế khi làm việc với cơ quan thẩm định,
thẩm tra, phê duyệt thiết kế công trình.


+ Đề xuất điều chỉnh, sửa đổi thiết kế cơ sở nếu xét thấy chưa phù hợp.
+ Nhà thầu TVTK phải đảm bảo sự chính xác giữa khối lượng trong dự
toán với khối lượng trong bản vẽ thiết kế.
3. Nguyên tắc của hồ sơ thiết kế BVTC và TDT công trình
a. Đối với Thiết kế BVTC
+ Thiết kế bản vẽ thi công bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ
thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn
được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình;
+ Thiết kế công trình đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công
trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các
quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP;
+ Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hồ sơ thiết kế;
+ Thiết kế công trình phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều
kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã
được phê duyệt;
+ Nền móng công trình bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá
giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận;
+ Nội dung thiết kế xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu của từng
bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá

thành hợp lý;
+ An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp
dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu
chuẩn liên quan;
+ Đồng bộ trong từng hạng mục công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử
dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan;
+ An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả
cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử
dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối
với các công trình lân cận và môi trường xung quanh;
+ Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng;
+ Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo
đảm tiết kiệm năng lượng;
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng sử dụng của thiết bị, vật tư, cấu kiện
được đưa vào hồ sơ thiết kế;
+ Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết
kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự
toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình;
+ Bản vẽ thiết kế có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu


chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ có tên,
chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ
nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của
nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
+ Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán được đóng thành tập hồ sơ
thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và
bảo quản lâu dài.
b. Đối với dự toán công trình:
+ Căn cứ trên khối lượng các công tác xây lắp, vật tư trang thiết bị được thể

hiện trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tính đúng, tính đủ toàn bộ khối lượng
xây lắp, thiết bị và các chi phí theo đúng hướng dẫn hiện hành của nhà nước;
+ Dự toán thiết kế được áp dụng định mức đơn giá phù hợp với biện pháp
thi công, hồ sơ thiết kế, chế độ chính sách theo quy định, tính toán khối lượng để
đưa vào dự toán căn cứ vào các thông số trên bản vẽ thiết kế;
+ Áp dụng đúng theo bộ định mức dự toán xây dựng công trình của Bộ xây
dựng và các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý giá xây dựng, tham
khảo công bố giá của cơ quan có thẩm quyền;
+ Trường hợp chưa có đơn giá, định mức để tính chính xác sẽ áp giá thị
trường trên cơ sở tham khảo giá của các nhà sản xuất uy tín;
+ Dự toán hạng mục công trình phù hợp với mức vốn trong dự án đã được
phê duyệt.
IV. AM HIỂU VỀ CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ DỰ ÁN
1. Các văn bản pháp lý
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội Nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về hoạt động xây dựng;
- Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án
đầu tư xây dựng; Nghị định 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;



- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Các căn cứ pháp lý khác liên quan.
- Quyết định số 64/QĐ-HĐND ngày 22/10/2016 của Thường trực Hội đồng
nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Đầu
tư chỉnh trang, nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa Kiến An.
- Quyết định số 2613/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của Uỷ ban nhân dân
thành phố về việc phê duyệt Dự án đầu tư chỉnh trang, nâng cấp Bệnh viện Đa
Khoa Kiến An;
- Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của Uỷ ban nhân dân
thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án đầu tư chỉnh
trang, nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa Kiến An;
- Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng công bố kèm theo
văn bản số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng;
- Định mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt công bố kèm theo
văn bản số 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012; số 587/QĐ-BXD ngày 29/5/2014;
số 236/QĐ-BXD ngày 04/4/2017 của Bộ Xây dựng;
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt công bố kèm theo
công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần sửa chữa công bố kèm theo
công văn số 1778/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng
- Định mức dự toán xây dựng công trình phần sửa chữa công bố kèm theo
văn bản số 1129/QĐ-BXD ngày 07/12/2009; số 1149/QĐ-BXD ngày
09/11/2017 của Bộ Xây dựng;

- Đơn giá xây dựng công trình Phần xây dựng ban hành kèm theo Quyết
định số 3050/QĐ-UBND ngày 10/11/2017 của UBND thành phố Hải Phòng;
- Đơn giá xây dựng công trình Phần lắp đặt ban hành kèm theo Quyết định
số 3051/QĐ-UBND ngày 10/11/2017 của UBND thành phố Hải Phòng;
- Đơn giá xây dựng công trình Phần khảo sát ban hành kèm theo Quyết
định số 3052/QĐ-UBND ngày 10/11/2017 của UBND thành phố Hải Phòng;
- Quyết định số 32/TWH ngày 08/4/2014 của Hội KHKT Lâm nghiệp Việt
Nam về ban hành tập định mức, đơn giá phòng trừ mối trong công trình xây
dựng;
- Các văn bản hướng dẫn lập tổng dự toán hiện hành.


2. Hệ thống tài liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng
+/ Phần kiến trúc, kết cấu
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, II ban hành kèm Quyết định số
682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và 439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ
Xây dựng;
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công
trình công cộng;
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03:2009/BXD về phân loại, phân cấp
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật ban hành kèm
Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30 /9/2009 của Bộ Xây dựng;
TCXDVN 276:2003 - Công trình công cộng- Nguyên tắc cơ bản để thiết kế;
TCVN 4470 : 2012 - Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 2737-1995 - Tiêu chuẩn tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 9379:2012 Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán;
TCVN 9386:2012 Thiết kế công trình chịu động đất;
TCVN 5574 :2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép -Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5575:2012 - Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 5573 :1991 – Kết cấu gạch đá - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 4252:2012 - Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ
chức thi công;
Các tiêu chuẩn khác liên quan.
+/ Phần điện
Quy phạm trang bị điện - Phần I: Quy định chung: 11 TCN 18-2006.
Quy phạm trang bị điện - Phần II: Hệ thống đường dẫn điện: 11 TCN 19-2006.
Quy phạm trang bị điện - Phần III: Thiết bị phân phối và trạm biến áp: 11
TCN 20-2006.
Quy phạm trang bị điện - Phần IV: Bảo vệ và tự động: 11 TCN 21-2006.
Môi trường lắp đặt thiết bị điện - Định nghĩa chung: TCVN 2328-1978.
Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện: TCVN 4756-1989.
Tiêu chuẩn 20 TCN 25-91 “Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình
công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
Tiêu chuẩn 20 TCN 27-91 “Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình
công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4400:1987 Kỹ thuật chiếu sáng - Thuật ngữ và định nghĩa.


TCXD 29:1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - Tiêu
chuẩn thiết kế.
TCXD 16:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
TCVN 9206:2012 - Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết
kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
+/ Phần cấp, thoát nước
Quy chuẩn Xây dựng Việt nam.
Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.
Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế,
20−TCN 51−84.
Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế,

20−TCN−33−85.
Tiêu chuẩn Việt Nam thoát nước bên trong công trình. TCVN 4474−1987.
Tiêu chuẩn Việt Nam cấp nước bên trong công trình. TCVN 4513−1988.
+/ Phần PCCC
TCVN 2622:1995 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu
thiết kế.
V. AM HIỂU VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, HIỆN TRẠNG CỦA DỰ ÁN
1. Điều kiện địa lý của khu vực dự án
1.1. Địa điểm, vị trí xây dựng
a/ Địa điểm xây dựng
+ Trong khuôn viên đất do Bệnh viện Đa Khoa Kiến An quản lý, sử dụng +
Phạm vi ranh giới có các mặt tiếp giáp như sau :
- Phía Đông Bắc giáp khu dân cư.
- Phía Đông Nam giáp đường trục chính.
- Phía Tây Nam giáp khu dân nhà ở
- Phía Tây Bắc giáp đường Mạc Thiên Phúc.
+ Diện tích khuôn viên Bệnh viện là : 22.750 m2.
b/ Vị trí xây dựng
- Vị trí xây dựng các hạng mục công trình thuộc dự án: Đầu tư chỉnh trang,
nâng cấp Bệnh viện Đa Khoa Kiến An được xây dựng tại vị trí theo như thỏa thuận
quy hoạch tỷ lệ 1/500 được Sở xây dựng, UBND quận Kiến An chấp thuận.


2. Điều kiện địa lý của khu vực dự án
2.1. Địa hình
Hải Phòng là khu vực có địa hình rất phong phú, bao gồm đồng bằng, vùng
đồi núi thấp và bãi biển. Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên
của thành phố. Vùng đồng bằng được hình thành do quá trình bồi lắng của sông,
biển nên tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình từ 1,0m - 1,2m và có xu
hướng thấp dần về phía biển. Địa hình đồi thấp bị chia cắt mạnh chiếm khoảng

5% diện tích tự nhiên của thành phố, tập trung chủ yếu ở phía Bắc huyện Thuỷ
Nguyên, quận Kiến An, quận Đồ Sơn. Các đồi có dạng dải, cao độ biến đổi từ 10
- 100m, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông nam. Địa hình núi thấp tập trung
chủ yếu ở khu vực phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên (tiếp giáp Quảng Ninh), quần
đảo Cát Bà, đảo Long Châu. Độ cao của các đỉnh núi từ 100 - 250m (đỉnh cao
nhất 331m ở phía Tây đảo Cát Bà). Đặc điểm chung của vùng núi được kiến tạo
bằng đá vôi nên sườn núi có độ dốc cao, đỉnh nhọn và có nhiều hang động castơ.
Vùng nghiên cứu quận Kiến An có đặc trưng địa hình đồng bằng .
- Vùng đồng bằng ven sông Văn Úc, sông Thái Bình;
- Cao độ địa hình thay đổi nhỏ. Vùng đồng bằng có độ cao từ 2,0m -:4,0m. Trừ những vùng đất canh tác nông nghiệp, vùng nghiên cứu có thảm thực
vật kém phát triển.
- Toàn bộ diện tích đất xây dựng dự án nằm trong khuôn viên Bệnh viện có
địa hình bằng phẳng, ổn định, cao độ thay đổi không nhiều.
2.2. Địa chất
Tham khảo địa chất khu vực và tham khảo theo số liệu khảo sát địa chất
của hố khoan HK1 – HK5 thuộc dự án Nhà điều trị 5 tầng Bệnh viện Đa Khoa
Kiến An (do Công ty CP TVTK CTXD Hải Phòng lập) như sau:
• Cấu trúc nền đất thiên nhiên trong phạm vi khảo sát gồm 11 lớp đất , thứ tự
từ trên xuống dưới:
- Lớp số 1: Đất lấp (cát pha màu xám, gạch vỡ, hợp chất hữu cơ phân
hủy…) dày trung bình 2,0 m.
- Lớp số 2: Bùn sét màu xám đen lẫn hợp chất hữu cơ phân hủy, dày trung
bình 3,0m.
- Lớp số 3: Bùn sét màu xám đen lẫn hợp chất hữu cơ phân hủy, dày trung
bình 3,2m.
- Lớp số 4: Bùn sét màu xám đen, xám nhạt lẫn hợp chất hữu cơ phân hủy,
dày trung bình 6,0m.
- Lớp số 5: Sét màu xám trạng thái dẻo chảy, dày trung bình 11,3m.
- Lớp số 6: Sét màu xám trạng thái dẻo cứng, dày trung bình 2,5m.



- Lớp số 7: Sét màu xám trạng thái dẻo mềm đôi chỗ dẻo chảy, dày trung
bình 7,0m.
- Lớp số 8: Cát hạt mịn màu xám nhạt trạng thái chặt, dày trung bình 1,0m.
- Lớp số 9: Sét pha màu xám, trạng thái dẻo mềm, dày trung bình 1,5m.
- Lớp số 10: Sét pha màu xám nhạt trạng thái dẻo cứng, xen kẹp lớp cát hạt
mịn, dày trung bình 2,0m.
- Lớp số 11: Cát màu xám hạt mịn trạng thái chặt.
Mực nước ngầm cách mặt đất: chưa xác định được, các lớp mặt trên tại
thời điểm khảo sát tương đối khô ráo.
2.3. Đặc điểm khí hậu
Quận Kiến An thuộc vùng Duyên Hải có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một
năm có 2 mùa rõ rệt ( mùa hạ và mùa đông) phụ thuộc theo mùa gió. Mùa hạ từ
tháng 4 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3. Mùa hạ nắng nhiều mưa
nhiều, tập trung 85% lượng mưa cả năm. Mùa đông khí hậu khô lạnh xen kẽ các
đợt gió mùa đông bắc gây mưa phùn và rét lạnh.
* Đặc trưng về nhiệt độ: (0C)
- Nhiệt độ trung bình năm 23.6290C;
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C;
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 15 0C;
- Nhiệt độ cao tuyệt đối 420C;
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối 4,50C.
* Đặc trưng lượng mưa: (mm)
- Tổng lượng mưa của năm 1476;
- Lượng mưa trung bình tháng cao nhất 372;
- Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất 24;
- Lượng mưa ngày lớn nhất 350.
* Độ ẩm và gió
- Độ ẩm tương đối trung bình 85%;
- Độ ẩm cao nhất 95%;

- Độ ẩm thấp nhất 73%;
- Hướng gió thay đổi theo mùa. Mùa hạ gió thổi theo hướng Nam - Đông
Nam, mùa đông gió thổi theo hướng Bắc - Đông Bắc.
2.4. Thuỷ văn
Khu vực nghiên cứu thuộc quận Kiến An, thành phố Hải Phòng có hệ
thống các sông lớn và kênh mương đổ ra biển đều bị ảnh hưởng của thuỷ triều.


Hệ thống đê quốc gia có cao độ từ 5,5m -:- 7,0m toàn bộ vùng không bị
ngập lụt.
Cao độ mực nước mặt ổn định dao động từ 2,9m -:- 3,2m.
Mực nước ngầm nằm sâu chịu ảnh hưởng của các sông lớn (sông Thái
Bình, sông Văn úc…). Nước ngầm thuộc loại không áp có quan hệ trực tiếp với
nước mặt, nước được chứa trong các tầng cát pha, sét pha, mức độ chứa nước
kém, hệ số thấm nhỏ do đó trong điều kiện bất lợi dễ gây hiện tượng hoá dẻo các
lớp đất đáy nên đường.
3. Am hiểu về hiện trạng dự án
3.1. Đặc điểm hiện trạng mặt bằng
Toàn bộ diện tích xây dựng dự án nằm trong khuôn viên Bệnh viện có địa
hình bằng phẳng, ổn định, cao độ thay đổi không nhiều.
Hiện trạng mặt bằng xây dựng gồm phần lớn các khối nhà làm việc được
xây dựng từ lâu, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nhà bị ngấm dột, bong tróc
tường trần, nền nhà sụt lún, một số khu nhà kết cấu bị phá hủy, không đảm bảo
an toàn cho quả trình sử dụng. Ngoài ra công năng sử dụng các khối nhà xây
dựng từ lâu đến nay không còn phù hợp. Việc phá dỡ các công trình hiện trạng
nằm trong mặt bằng xây dựng không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận,
tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, hoạt động của Bệnh viện trong
quá trình thi công.
+ Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông nội bộ đang được đầu tư lại,
phần sân đường phần lớn là sân bê tông.

+ Hệ thống cấp nước: Được đấu nối từ nguồn nước máy của quận Kiến
An vào các hệ thống bể ngầm. Tồn tại nhiều hệ thống cấp nước cho các khu nhà
không phù hợp, đường ống cấp nước thường xuyên bị vỡ gây thất thoát và mất
nước cục bộ.
+ Hệ thống thoát nước: Đấu nối vào hệ thống thoát nước chung khu vực
sau khi được qua hệ thống xử lý nước thải mới được đầu tư xây dựng năm 2015.
+ Hệ thống cấp điện: Hệ thống cấp điện từ trạm điện riêng đấu nối vào
các khu nhà, tuy nhiên hệ thống điện tại các khu nhà xuống cấp nghiêm trọng,
thường xuyên gây ra chập cháy.
+ Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Hệ thống PCCC còn tạm bợ, chủ yếu
bao gồm các thiết bị PCCC như bình bọt và một số thiết bị PCCC khác.
+ Vệ sinh môi trường: Vệ sinh môi trường tại Bệnh viện nhìn chung ô
nhiễm, đặc biệt tại khác khu vực vệ sinh công cộng cho bệnh nhân.


B. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

I. ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ PHÁ DỠ KHU NHÀ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ 3
TẦNG
*/ Thuyết minh hiện trạng:
Nhà điều trị nội trú 3 tầng gồm các khoa: Khoa Tiêu hóa, Khoa Ngoại tổng
hợp và Khoa Hô hấp. Công trình có kết cấu khung BTCT chịu lực, sàn bằng
panel BTCT, mái lợp tôn mạ màu chống nóng. Chiều dài nhà 43,15m, chiều
rộng 16,8m. Tầng 1 có diện tích 732 m 2, tầng 2 có diện tích 636 m 2, tầng 3 có
diện tích 636 m2. Tầng 1,2,3 cao 3,6m, tầng mái cao 2,0m.
- Nền hành lang và nền trong nhà lát gạch bông đá hoa hư hỏng, sụt lún nhiều
vị trí.
- Bậc tam cấp trát granito sử dụng lâu ngày bị hoen ố, rêu mốc, nứt vỡ.
- Tường xây gạch chỉ đặc dầy 220mm trát vữa tam hợp đã bong tróc, rơi
rụng nhiều vị trí. lớp vôi ve hoen ố, rêu mốc.

- Trần nhiều vị trí lớp vữa trát bong rộp, rơi rụng từng mảng, lớp bê tông bảo
vệ cốt thép mục rũa để lộ thép. nhiều khoang trần bị thấm dột, rêu mốc.
- Lan can hành lang lớp vữa trát bong tróc. Tay vịn lớp trát granito nứt gẫy,
rơi rụng. giằng đầu tường lan can trơ thép han gỉ.
- Hệ thống điện, nước toàn nhà xuống cấp, thiếu ánh sáng, không đủ công
suất, mất an toàn khi sử dụng.
*/ Thuyết minh biện pháp phá dỡ:
+ Tiến hành chống dỡ cho các kết cấu công trình. Sau đó tiến hành tháo dỡ
theo trình tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Tháo dỡ các kết cấu bao che
trước, kết cấu chịu lực sau.
+ Phá dỡ bằng thủ công kết hợp với máy.
* Biện pháp vệ sinh an toàn lao động:
+ Thành lập hội đồng (hoặc ban chỉ huy) chỉ huy công tác tháo dỡ tại hiện
trường.
+ Đặt biển báo an ninh, an toàn xung quanh hiện trường.
+ Lập danh sách và thẻ cán bộ, công nhân viên thực hiện nhiệm vụ tại hiện
trường để quản lý công trường.
+ Lắp dựng hệ thống bao che phạm vi bán kính an toàn của toàn khu nhà:
tường rào, bạt che. Để đảm bảo an toàn trong quá trình phá dỡ phải lắp đặt hàng
rào cao 2,5m để ngăn cách công trình với khu vực xung quanh.
+ Lắp dựng hệ thống đà giáo và sàn công tác phục vụ công tác tháo dỡ cho
từng công trình.


+ Khi tiến hành phá dỡ từng công trình, đà giáo được bố trí bao quanh công
trình đó. Bạt nilông phải được giăng để tránh bụi làm ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh và an toàn lao động trong khu vực thi công.
+ Thiết lập và chỉ dẫn hệ thống giao thông trong công trường để người và
phương tiện triển khai được thuận tiện an toàn, tránh tình trạng lộn xộn trong thi
công.

+ Trước khi thực hiện tháo dỡ, công nhân phải được trang bị bảo hộ lao
động theo quy định, đồng thời phải đeo dây an toàn.
+ Tuyệt đối chấp hành các nội quy về an toàn lao động trong khi thi công.
* Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường:
+ Che chắn bạt nilông các khu vực phá dỡ.
+ Đối với các xe vận chuyên chở vật liệu đổ đi phải có biện pháp che phủ
tránh rơi vãi gây ra bụi trên đường. Các xe không được chở quá đầy, quá trọng tải.
+ Trong quá trình phá dỡ phải áp dụng các biện pháp giảm lượng bụi đến
mức thấp nhất như tưới ẩm, làm dứt điểm các hạng mục.
+ Tránh thi công nhiều nơi và vận chuyển vật liệu ồ ạt.
+ Tất cả rác thải phát sinh trong quá trình phá dỡ đều được thu gom, tập kết
đúng nơi quy định và được vận chuyển về bãi rác khu vực.
II. ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ KHỐI NHÀ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ 6 TẦNG
1. Cơ sở thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức áp dụng
- Quyết định phê duyệt dự án.
- Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Bệnh viện Đa Khoa Kiến An.
- Nhiệm vụ thiết kế và đề cương nhiệm vụ thiết kế được duyệt.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, II ban hành kèm theo Quyết định số
439/BXD-CSXD ngày 25/9/1997 của Bộ Xây dựng;
- TCVN 2748 : 1991 ‘‘Phân cấp công trình xây dựng – Nguyên tắc chung’’.
- TCXDVN 276 : 2003 ‘‘Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế’’.
- TCVN 4470 : 2012 ‘‘Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế’’.
2. Giải pháp thiết kế kiến trúc
2.1. Giải pháp thẩm mỹ, ý tưởng thiết kế và hình khối kiến trúc:
- Ý tưởng thiết kế và hình khối kiến trúc là kết quả của sự tổng hợp dựa
trên quá trình nghiên cứu về công năng, nhiệm vụ thiết kế, vai trò, tính chất và
vị trí của công trình.
- Tính đăng đối, vuông vắn theo 2 trục chính, kết hợp với hệ khung cột
cứng cáp ở mặt đứng thể sự vững chắc và tin cậy của công trình, đặc biệt quan



trọng và ý nghĩa hơn khi đây là tòa nhà trung tâm của cơ quan có nhiệm vụ giúp
đỡ, cứu chữa và hỗ trợ sức khỏe cho các thế hệ tương lai.
- Thiết kế công trình cũng là sự tiếp thu có phát huy những ưu điểm và
khắc phục nhược điểm của nhiều công trình cùng thể loại đã được xây dựng, sử
dụng trong thực tế.
- Giải pháp thẩm mỹ kiến trúc tuân theo xu hướng hiện đại, phát triển của
văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật, đặc biệt là đối với công trình thuộc lĩnh
vực y học, một lĩnh vực luôn không ngừng phát triển. Để đảm bảo tính thẩm mỹ,
hiện đại và bền vững lâu dài, thiết kế đề xuất sử dụng công nghệ xây dựng, vật
liệu và trang thiết bị hiện đại, cao cấp cho công trình.
- Thẩm mỹ công trình tránh là sự lặp lại hay bắt chước những công trình đã
có trước đây một cách vụng về và không phát huy được tính sáng tạo, mới mẻ.
Với sự tuân thủ các yếu tố nêu trên, thiết kế công trình là hoàn toàn mới và
mang tính đặc trưng cao, thẩm mỹ kiến trúc phù hợp lâu dài với vai trò và vị trí
của công trình, cũng như trong sự phát triển của cơ quan.
2.2. Giải pháp tổ chức không gian giao thông, thoát người
a/ Không gian giao thông ngang:
- Các tầng đều có hệ thống sảnh thang, sảnh tầng, sảnh nghỉ, đợi và hành
lang liên thông, tiếp cận ít nhất với 1 cạnh của các các phòng chức năng được bố
trí.
- Tại bất kỳ một vị trí cửa đi của các phòng chức năng đều không sử dụng
quá 1 lần rẽ và cự ly 27m để tiếp cận với sảnh thang, hoặc lối ra hay mặt ngoài
công trình.
- Chiều rộng thiết kế của hành lang tối thiểu đạt 3,0m, chiều rộng thông
thủy tối thiểu lớn hơn 2,4m, hành lang đảm bảo theo tiêu chuẩn cho vận cáng
hoặc giường đẩy lưu thông 2 chiều cùng lúc.
- Kích thước thiết kế sảnh thang đạt 4,05m x 7,5m, liên hệ trực tiếp với
sảnh tầng và hành lang.
- Các cửa sảnh và cửa phòng liên quan đến điều trị bệnh nhân, thiết kế và

yêu cầu có thể đóng mở 2 chiều, nhằm thuận lợi cho việc thoát người và di
chuyển bệnh nhân.
b/ Không gian giao thông đứng:
- Sảnh trước bố trí cụm thang máy và thang bộ, sảnh sau bố trí bố trí thang
bộ; cụm thang máy bố trí 02 cabin thang tiêu chuẩn, bao gồm 02 cabin chở cáng,
tải trọng vận chuyển từ 1000kg đến 1500kg mỗi cabin.
- Thang bộ cấu tạo 3 vế, kích thước rộng 1,8m, trong đó có 1 cạnh tiếp xúc
với mặt ngoài công trình, nhằm đảm bảo chiếu sáng, thông gió tự nhiên và thoát
hiểm, cứu hộ khi cần thiết.
- Các cụm thang máy và thang bộ có công suất trung bình 50 lượt
người/phút mỗi cụm (tính từ tầng cao nhất xuống tầng 1), có thể giúp lưu thông


và vận chuyển lượng 500 người trên tầng cao nhất xuống tầng 1 và ra sảnh trong
thời gian 5 phút.
- Thang vận chuyển vật tư và rác thải y tế được bố trí trong các kho sạch và
kho bẩn riêng biệt, tránh đi chung với thang chở người nhằm đảm bảo an toàn vệ
sinh.
3. Giải pháp thiết kế kết cấu:
3.1. Quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế
QCVN 02 : 2009: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia – Số liệu điều kiện tự
nhiên dùng trong Xây dựng”;
QCVN 03 : 2009 “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia – Về phân loại, phân cấp
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị”;
TCVN 2737 : 1995 “Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế”;
TCVN 9379:2012 Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán;
TCVN 9386:2012 Thiết kế công trình chịu động đất;
TCVN 5574: 2012 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế”;
TCVN 5575 : 2012 “Kết cấu thép-Tiêu chuẩn thiết kế”;
TCVN 9362-2012 “Tiêu chuẩn thiết kế - Nền, nhà và công trình”;

TCVN 5573 : 1991"Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế";
Các Qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.
3.2. Các chương trình tính toán
Etabs 9.7.4
Phần mềm tính toán cốt thép móng, cột, dầm, sàn theo tiêu chuẩn Việt Nam.
3.3. Tài liệu sử dụng trong tính toán
Hướng dẫn sử dụng chương trình etabs 9.7.4
Phương pháp phần tử hữu hạn. Trần Bình - Hồ Anh Tuấn.
Kết cấu bê tông cốt thép – Nhóm tác giả: Ngô Thế Phong; Lý Trần Cường;
Trịnh Kim Đạm; Nguyễn Lê Ninh.
Cơ học đất – Ts. Tạ Đức Thịnh; PGS.TS Nguyễn Huy Phương.
Nền và móng – Lê Đức Thắng; Bùi Anh Định; Phan Trường Phiệt.
Sổ tay thực hành kết cấu công trình – PGS.TS Vũ Mạnh Hùng.
3.4. Vật liệu tính toán
Bê tông:
+ Đối với các cấu kiện móng:
Sử dụng bê tông có cấp độ bền chịu nén B22,5 (M300) có các thông số kỹ
thuật chính như sau:


Cường độ tính toán gốc chịu nén đặc trưng

Rb

=

13

(Mpa)


Cường độ tính toán gốc chịu kéo đặc trưng

Rbt

=

1

(Mpa)

+ Đối với cột, dầm, sàn, cầu thang:
Sử dụng bê tông có cấp độ bền chịu nén B20 (M250) có các thông số kỹ
thuật chính như sau:
Cường độ tính toán gốc chịu nén đặc trưng

Rb

=

11.5

(Mpa)

Cường độ tính toán gốc chịu kéo đặc trưng

Rbt

=

0.75


(Mpa)

+ Đối với lớp bê tông lót:
Sử dụng bê tông có cấp độ bền chịu nén B7.5 (M100) có các thông số kỹ thuật
chính như sau:
Cường độ tính toán gốc chịu nén đặc trưng

Rb

=

4.5

(Mpa)

Cường độ tính toán gốc chịu kéo đặc trưng

Rbt

=

0.48

(Mpa)

+ Cốt thép trong bê tông:
Đối với các cấu kiện cột, dầm, sàn, đài cọc, dầm móng ...:
Cốt thép tròn có đường kính φ ≤ 8, sử dụng thép loại AI, CI hoặc tương
đương có các thông số kỹ thuật chính như sau:

Cường độ tính toán chịu kéo
Cường độ tính toán chịu nén

Rs
Rsw
Rsc

=
=
=

225
175
225

(Mpa)
(Mpa)
(Mpa)

Rs
Rsw
Rsc

=
=
=

280
175
280


(Mpa)
(Mpa)
(Mpa)

Cốt thép gai có đường kính φ > 8, sử dụng thép loại AII, CII hoặc tương

đương có các thông số kỹ thuật chính như sau:
Cường độ tính toán chịu kéo
Cường độ tính toán chịu nén

Thép hình:
+ Thép hình, thép tấm, thép ống:
Dùng trong kết cấu chịu lực cho công trình là loại thép có mác thép tương
đương với mác thép CT38. Không sử dụng loại thép sôi cho các kết cấu hàn.
Cường độ tính toán fy, fu của vật liệu thép đáp ứng theo bảng sau:
Mác
thép
CT38

Cường độ tiêu chuẩn fy và cường độ
tính toán f của thép với độ dày
t(mm)
t ≤ 20
20 ≤ t ≤ 40
fy
f
fy
f
240

230
230
220

Đơn vị sử dụng N/mm2
+ Liên kết:

Cường độ kéo đứt tiêu chuẩn fu
không phụ thuộc bề dày t(mm)

340


Trong các mối liên kết hàn sử dụng loại que hàn N42, các mối liên kết
bulông được sử dụng bulông có cấp độ bền 4.6 trở lên.
Khối xây, trát :
- Tường móng, tường bao che, ngăn giữa các phòng: Dùng gạch không
nung.
3.5. Sơ đồ kết cấu - phương pháp tính
Hệ kết cấu chịu lực cơ bản (sơ đồ tính toán):
Phương án móng được lựa chọn cho công trình là hệ móng cọc ép bê tông
cốt thép dưới hàng cột.
Kết cấu phần thân công trình được thiết lập bởi các cấu kiện như dầm, cột,
sàn. Sàn BTCT được đỡ bởi hệ thống các dầm liên kết cứng với nhau tại vị trí
các nút giao nhau và tựa trên các đầu cột. Qua các cột, tải trọng được truyền
xuống móng. Các cột được xem như liên kết cứng với móng tại cao trình mặt
móng.
Phương pháp tính: Cột và dầm được mô hình hoá dưới dạng phân tử thanh
(frame) liên kết cứng tại nút khung, các thanh được đặt vào trục cấu kiện.
Với giả thiết biến dạng nền không đáng kể bỏ qua, kết cấu móng là cứng.

Xem toàn bộ kết cấu khung được ngàm vào móng tại các vị trí chân cột
Nội lực khung do các trường hợp tải trọng tác dụng được tính theo phương
pháp phần tử hữu hạn (Dùng chương trình phân tích kết cấu ETABS).
Các bước tính toán:
Xây dựng mô hình tính toán bằng chương trình ETABS
- Khai báo sơ đồ hình học và các đặc trưng vật liệu. Các phần tử tấm được
chia nhỏ phù hợp với yêu cầu tính toán. Kết cấu sàn được coi là tuyệt đối cứng
theo phương ngang.
- Khai báo các trường hợp tải và các dạng tổ hợp tải trọng, trong đó tải
trọng ngang được khai báo vào các mức sàn; tải trọng đứng được khai báo theo
dạng tải trọng phân bố đều trên diện tích sàn, tải trọng tường được phân bố trên
các dầm. Tải trọng bản thân được khai báo tự sinh của chương trình.
Các trường hợp tải trọng:
Tĩnh tải:
Tĩnh tải bao gồm trọng lượng các vật liệu cấu tạo nên công trình.
STT Vật liệu
1
2
3
4

Bê tông cốt thép
Thép
Khối gạch không
nung
Vữa xi măng

Tải trọng tiêu chuẩn (kG/m3)

Hệ số vượt tải


2500
7850

1.1
1.05

1800

1.2

1800

1.3


5
6

30 kG/m2
1000

Trần treo
Nước

1.3
1.0

Hoạt tải:
Hoạt tải bao gồm trọng lượng của máy móc, thiết bị, con người, các đồ

vật, vật liệu, thiết bị ...đặt tạm thời hoặc dài hạn lên các cấu kiện công trình. Sau
đây là một số hoạt tải cơ bản theo TCVN 2737:1995 (cụ thể xem bản tải trọng
của công trình)

STT

Hoạt tải tiêu chuẩn
(kG/m2)

Khu vực

Toàn
phần

Phần dài
hạn

Hệ số vượt tải

1

Văn phòng, phòng bệnh nhân

200

100

1.3

2


Phòng vệ sinh

150

30

1.3

3

Sảnh, phòng giải lao, cầu thang

300

100

1.2

4

Mái bằng có sử dụng

150

50

1.3

5


Mái bê tông không sử dụng

75

75

1.3

Tải trọng gió:
Tải trọng gió được tính theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737 - 1995,
STT

Tên công trình

1

Bệnh viện Đa Khoa Kiến
An

Địa điểm xây dựng

Áp lực gió W0
(Kg/m2)

Phường Lãm Hà - Quận
Kiến An - TP Hải Phòng

155


Vùng
IV-B

Chiều cao của tất cả các công trình là < 40m, do vậy không phải xét tới
thành phần động của tải trọng gió.
Tổ hợp tải trọng: Tổ hợp tải trọng tính toán để tính toán và kiểm tra kết
cấu theo các yêu cầu về cường độ (Trạng thái giới hạn về cường độ)
Các trường hợp tải trọng:
1. TTS: Trọng lượng các lớp vữa, gạch, trần gắn vào sàn;
2. TTG: Trọng lượng tường xây trên dầm, trên sàn, tường thu hồi, tải trọng
mái tôn truyền vào dầm, trọng lượng vách kính, lan can;
3. HT: Tải trọng sử dụng phân bố trên sàn và cầu thang;
4. GTX: Áp lực gió tĩnh tác dụng lên công trình theo phương X;
5. GTY: Áp lực gió tĩnh tác dụng lên công trình theo phương Y;
6. DDX1: Tải trọng động đất theo phương X ứng với dạng dao động thứ 1;
7. DDY1: Tải trọng động đất theo phương Y ứng với dạng dao động thứ 1;


8. DDX2: Tải trọng động đất theo phương X ứng với dạng dao động thứ 2.
Các tổ hợp tải trọng:
Tổ hợp

Kiểu tổ hợp

COMBO1

ADD

COMBO2


ADD

COMBO3

ADD

COMBO4

ADD

COMBO5

ADD

COMBO6

ADD

COMBO7

ADD

COMBO8

ADD

COMBO9

ADD


BAO

ENVE

Trường hợp tải

Hệ số tổ hợp

TTS+TTG
HT
TTS+TTG
HT
GTX
TTS+TTG
HT
GTY
TTS+TTG
HT
DDX1
DDY1
TTS+TTG
HT
DDX1
DDY1
TTS+TTG
HT
DDX1
DDY1
TTS+TTG
HT

DDX1
DDY1
TTS+TTG
HT
DDX1
DDY1
TTS+TTG
HT
DDX1
DDY1

1
1
1
0.9
0.9
1
0.9
0.9
0.9
0.65
1
0.3
0.9
0.65
-1
0.3
0.9
0.65
-1

-0.3
0.9
0.65
0.3
1
0.9
0.65
-0.3
1
0.9
0.65
-0.3
-1

COMBO1….9

1

3.6. Giải pháp kết cấu chủ yếu
+ Phần móng: Móng cọc đài thấp bằng bê tông cốt thép kết hợp hệ giằng
móng trên nền gia cố cọc ép bê tông cốt thép tiết diện 30x30cm. Bê tông cọc
mác 300 đá 1x2. Bê tông móng mác 300 đá 2x4. Cốt thép d <= 10mm sử dụng
loại AI (Ra = 2.250kg/cm2); d > 10mm sử dụng loại AII (Ra = 2.800kg/cm2).
Sức chịu tải dự kiến [P]= 50 T.


+ Phần thân: sử dụng sơ đồ kết cấu khung BTCT, kết cấu chịu lực là hệ
hỗn hợp gồm cả khung cứng (cột, dầm) liên hệ với nhau bằng sàn mái cứng tạo
thành hệ không gian cùng chịu lực. Cột khung chịu tải trọng đứng theo diện chịu
tải và tải trọng ngang theo tỷ lệ độ cứng của nó so với độ cứng của toàn công

trình. Tấm sàn, mái có cấu tạo đủ cứng để truyền tải trọng ngang đến hệ khung
cứng theo phương đứng. Cột, dầm, sàn BTCT đá 1x2 mác 250; Tường xây gạch
chỉ mác 75 vữa XM mác 75, trát VXM mác 75.
4. Giải pháp thiết kế điện
4.1. Cơ sở thiết kế
- QCXDVN 09: 2005 Các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.
- QCVN 01: 2008 Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện.
- TCXD 16: 1986
dụng.

Chiếu sáng nhân tạo trong công trình xây dựng dân

- TCXDVN 394:2007 – Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công
trình xây dựng – Phần an toàn điện.
- Tiêu chuẩn TCVN 5308-91 về an toàn lắp đặt và sử dụng thiết bị điện
trong thi công.
- TCVN 7447:2012 – Hệ thống lắp đặt điện hạ thế.
- TCVN 9206:2012 – Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
– Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9207:2012 – Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình
công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 394:2007 – Thiết kế lắp đặt trang bị điện trong công trình xây
dựng – Phần an toàn.
- TCVN 9385: 2012 Chống sét trong công trình xây dựng.
- Và một số yêu cầu thực tế của đơn vị, các tiêu chuẩn khác liên quan.
Phạm vi thiết kế
- Thiết kế cấp điện, ổ cắm và các thiết bị sử dụng điện trong công trình.
- Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng trong công trình.
- Thiết kế chống sét và tiếp địa cho công trình.
4.2. Giải pháp cấp điện

a. Giải pháp cấp điện:
- Nguồn điện cung cấp: Nguồn điện từ tủ hạ thế của trạm biến áp khu vực
bằng đường cáp 4xCU/XLPE/DSTA/PVC 1C- 95mm2; Từ tủ điện tổng cấp điện
tới các tủ điện nhánh bằng các đường cáp:
+ Tầng 1: Cáp 4xCU/XLPE/PVC 1C- 25mm2 từ tủ điện tổng.
+ Tầng 2: Cáp 4xCU/XLPE/PVC 1C- 25mm2 từ tủ điện tổng.


+ Tầng 3: Cáp 4xCU/XLPE/PVC 1C- 25mm2 từ tủ điện tổng.
+ Tầng 4: Cáp 4xCU/XLPE/PVC 1C- 25mm2 từ tủ điện tổng.
+ Tầng 5: Cáp 4xCU/XLPE/PVC 1C- 35mm2 từ tủ điện tổng.
+ Tầng 6: Cáp 4xCU/XLPE/PVC 1C- 25mm2 từ tủ điện tổng.
- Sơ đồ cấp điện của công trình được thiết kế theo nguyên tắc chung: Phía
hạ thế của máy biến áp được đấu nối với tủ điện phân phối tổng của công trình.
Từ tủ điện phân phối tổng của công trình đặt tại tầng 1 có các lô cáp đi trong
thang cáp dẫn tới hộp kỹ thuật điện và chạy dọc theo hộp kỹ thuật dẫn tới tủ điện
phân phối nguồn của các tầng, các phòng. Tại các vị trí cấp vào tủ điện phòng
qua tường được luồn trong ống nhựa cứng, khi thi công phần thô đặt sẵn lỗ chờ.
Trong các tủ điện phân phối hạ thế và tủ điện các tầng có lắp đặt các thiết bị đo
đếm điện năng, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Các thiết bị
đóng ngắt và điều khiển trong tủ phân phối chính được thiết kế theo tiêu chuẩn
IEC947; IEC439-1; mức bảo vệ của tủ IP57; Các tủ điện tầng được thiết kế theo
tiêu chuẩn IP55-IK10. Để bảo vệ riêng từng thiết bị cuối cùng, các nhánh đều
được bảo vệ bằng các cầu dao tự động có tính năng bảo vệ quá tải và ngắn
mạch, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối trong sử dụng.
b. Công suất các thiết bị trang bị cho công trình:
- Chiếu sáng hành lang và khu vệ sinh sử dụng đèn huỳnh quang 220v18w có chụp thuỷ tinh. Trong nhà, sử dụng đèn huỳnh quang 36w (40w)
- Điều hòa nhiệt độ 1-1,2KW.
- Bình nóng lạnh 2 - 2,5.
- Quạt trần 0,5-1KW.

- Máy tính 0,5KW
5. Giải pháp thiết kế cấp thoát nước
5.1. Cơ sở thiết kế
- QCXDVN01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch Xây
dựng;
- QCVN 04-1:2015/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà ở và công
trình công cộng, phần nhà ở;
- Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế, TCVN 4513: 1988;
- Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế, TCVN 4474: 1987;
- Tiêu chuẩn thiết kế. Cấp nước. Mạng lưới đường ống và công trình,
TCXDVN 33:2006;
- Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế,
TCXD 7957:2008.


5.2. Tài liệu thiết kế
Công trình khám bệnh nội trú Bệnh viện Đa Khoa Kiến An với qui mô 6
tầng. Trong đó tầng 1 đến tầng 6 bố trí các khối dịch vụ công cộng, không gian
chờ và các phòng khám chữa bệnh. Số lượng cũng như chủng loại các thiết bị vệ
sinh trong mỗi khu vệ sinh xem bản vẽ. Do tính năng sử dụng và qui mô của
công trình nên hệ thống cấp thoát nước và hệ thống cấp nước chữa cháy được
thiết kế đầy đủ theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Gồm 6 tầng với kích thước như bản vẽ.
- Chiều cao mỗi tầng 3,6 (m).
- Cốt mặt đất nơi xây dựng công trình là : 4.2 m.
5.3. Thiết kế hệ thống cấp nước
- Mạng lưới cấp nước bên trong nhà có nhiệm vụ dẫn nước tới mọi thiết bị
vệ sinh bên trong nhà và phải đảm bảo áp lực tự do.
- Đường ống cấp nước bên trong nhà là ống nhựa PPR dài 6 m, đường kính 10
÷ 70 mm, đảm bảo vận tốc kinh tế 0,5 ÷ 1 m/s, trong trường hợp tối đa là 1,5 m/s.

Trường hợp chữa cháy vận tốc tối đa có thể cho phép tới 2,5 m/s.
- Dựa vào sơ đồ không gian ta thấy rằng : Các tầng 1, 2, 3, 4, 5 đều có số
lượng và bố trí thiết bị vệ sinh như nhau. Nên ta chỉ cần tính toán thuỷ lực cho 1
tầng rồi suy ra các tầng còn lại.
Mỗi tầng đều có các khu vệ sinh. Hệ thống trang thiết bị vệ sinh của mỗi
khu gồm :
- Khu vệ sinh, WC:
+) 1 xí bệt;
+) 1 lavabô;
Do chức năng của công trình là bệnh viện nên ta có lưu lượng tính toán cho
từng đoạn ống:
q = 0,2 × α × N

Trong đó:
+) q : Lưu lượng nước tính toán (l/s).
+) α : Hệ số phụ thuộc vào chức năng của ngôi nhà, với cơ quan hành
chính lấy α = 1,4.
+) N :Tổng đương lượng của các thiết bị vệ sinh trên đoạn ống tính toán.
Theo bảng 1.3 giáo trình cấp thoát nước ta có như sau:
Lavabo

: N = 0,33

Xí bệt

: N = 0,5


×