Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vai trò của khoa học công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68 KB, 8 trang )

1 Vai trò của khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế:
1.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Dưới tác động của khoa học và công nghệ, các nguồn lực sản xuất được mở rộng. Mở
rộng khả năng phát hiện. khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi chất lượng nguồn
lao động. Cơ cấu lao động xã hội chuyển từ lao động giản đơn là chủ yếu sang lao động
bằng máy móc, có kỹ thuật, nhờ đó nâng cao năng suất lao động. Mở rộng khả năng huy
động, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả biểu hiện thông
qua quá trình hiện đại hóa các tổ chức trung gian tài chính, hệ thống thông tin liên lạc,
giao thông vận tải...
Khoa học công nghệ với sự ra đời của các công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế chuyển
từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu tức là tăng trưởng kinh tế đạt
được dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Với vai trò này, khoa
học và công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri
thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ
là đặc điểm nổi bật.
2.2 Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển
của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc và đưa đến
phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
kinh tế mới. Từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực thể hiện:
- Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, còn của
ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm.
- Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng
quy mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng công nghệ cao. Lao động tri thức ngày
càng chiếm tỉ trọng lớn, mức độ đô thị hóa cũng ngày càng tăng nhanh. Tất cả trở thành
đặc trưng của sự phát triển khoa học công nghệ.


2.3 Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy các doanh
nghiệp phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hóa các chi phí yếu tố đầu


vào, nâng cao chất lượng sản phẩm , cải tiến mẫu mã, hình thức sản phẩm... cho phù hợp.
Những yêu cầu này chỉ được thực hiện khi áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất và kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã có những
tác động sau:
- Các yếu tố như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồng bộ.
- Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình doanh
nghiệp mới.
- Tạo ra nhịp độ cao hơn trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh từ chỗ hướng nội, thay thế hàng nhập khẩu sang hướng ngoại,
hướng vào xuất khẩu, từ thị trường trong nước hướng ra thị trường thế giới, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.
Ngày nay các nước đi đầu về khoa học công nghệ không chỉ có ưu thế trong cạnh tranh
thị trường thế giới, mà còn có ưu thế về xuất khẩu tư bản, chuyển giao khoa học và công
nghệ sang các nước khác.
2.4 Khoa học và công nghệ là một công cụ mạnh đối với phát triển con người:
Khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ gen... ngày càng phát
triển và được ứng dụng rộng rãi vào công tác chăm sóc sức khỏe của người dân. Đã có
những bước nhảy vọt trong lĩnh vực y tế nhất là trong việc phát minh ra những loại thuốc,
vắc - xin, các thiết bị y tế... Đồng thời việc phát triển những công nghệ sạch đã cải thiện
môi trường sống của con người, giảm việc ô nhiễm môi trường... Tất cả những điều này
đã góp phần cải thiện sức khỏe của con người, tăng tuổi thọ trung bình.


Khoa học và công nghệ tác động thông qua việc đổi mới sản phẩm, và đổi mới quy trình
sản xuất đã làm tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất của máy móc thiết bị. Một mặt
khoa học công nghệ kích cầu, mặt khác nó giúp tăng năng suất qua đó tăng cung và từ đó
nền kinh tế tăng trưởng và làm tăng thu nhập bình quân, cải thiện mức sống của người
dân.
2.5 Có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý, sản xuất

kinh doanh
Trong sản xuất nói riêng, trong mọi hoạt động của xã hội nói chung nếu không có một cơ
chế tổ chức quản lí điều hành hợp lí thì chắc chắn không thể mang lại kết quả tích cực.
Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của công tác tổ chức quản lí và liên kết các yếu tố trang
thiết bị, máy móc, con người và thông tin lại với nhau thành một tổ hợp vận hành hợp lí,
đồng điệu nhằm đạt đến mục tiêu nhất định. Nhiệm vụ quan trọng của quản lí là điều
hành, phân phối, sắp xếp đúng người, đúng việc nhờ đó mà có thể khai thác , phát huy sở
trường, sở đoản của từng người, kích thích lợi ích của người lao động để họ có thể bộc lộ
được hết những khả năng, thế mạnh của mình.
Những công việc thì ngày càng rộng lớn, phức tạp, vừa tỉ mỉ, chi tiết của công tác tổ chức
và quản lí ngày nay đang được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn nhờ có
sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Khoa học công
nghệ ngày nay cũng đã đúc rút và xây dựng nên nhiều những tri thức, lý luận và kinh
nghiệm trong lĩnh vực tổ chức và quản lí. Tổ chức và quản lí đã trở thành một khoa học khoa học quản lí.
2.6 Góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của xã hội
Phát triển bền vững hay phát triển lâu bền là quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại. Khoa
học và công nghệ góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền
vững. Những đóng góp có tính chất quyết định của khoa học và công nghệ vào thúc đẩy
sản xuất, nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh là điều quá rõ ràng. Ngoài ra sự phát
triển của khoa học công nghệ đã giảm bớt sự lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên


và ô nhiễm môi trường, khắc phục những hậu quả tiêu cực do sản xuất xã hội mang lại
giúp cho tăng trưởng kinh tế không những nhanh mà còn an toàn.
Đối với mục tiêu sinh thái, trước tiên khoa học công nghệ cung cấp cho con người những
tri thức về môi trường tự nhiên, qua đó giúp con người có cơ sở để xây dựng ý thức sinh
thái. Khoa học công nghệ giúp con người cập nhật được thông tin về môi trường từ đó
chủ động phòng tránh, khắc phục để giảm thiểu những hậu quả xấu, những rủi ro không
đáng có.
Bản thân khoa học công nghệ đang có tác động rất mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc lên sự

phát triển của xã hội loài người. Khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin
góp phần to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng
trong xã hội, tự do dân chủ, giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận với thông tin hơn, tạo ra
một cơ chế phản ánh tiếng nói của người dân đặc biệt của người nghèo đến chính phủ
hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng của các dịch vụ công cộng.

Khoa học và công nghệ không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, mà
còn là cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước không phải chỉ là quá trình đổi mới về khoa học công nghệ, hiện
đại hóa, thị trường hóa nền sản xuất xã hội mà còn là quá trình chuyển đổi về tâm lý,
phong tục tập quán, lối sống thích ứng với nhịp độ và tốc độ của xã hội công nghiệp và
hội nhập kinh tế quốc tế.
2 Vai trò và tầm quan trọng của khoa học - công nghệ trong phát triển văn hóa - xã
hội:
2.1 Khoa học và công nghệ đã và đang tăng cường khả năng truyền dẫn, lan toả và
khuyếch tán văn hoá trong quá trình phát triển
Cuộc cách mạng về khoa học công nghệ đang hàng ngày hàng giờ thay đổi tư duy
nhân loại. Các thành quả khoa học công nghệ đã làm cho loài người xích lại gần nhau


hơn để tiếp nhận những gì mới lạ đến từ ngoài lãnh thổ. Khoa học công nghệ đã được áp
dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, dĩ nhiên là trên “đôi vai” của khoa học công nghệ là
các giá trị văn hoá ngoại sinh thường xuyên cùng đến với các dân tộc trên thế giới. Với
những thành tựu về công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, internet, văn hoá nhân
loại được lan toả khắp hành tinh hết sức nhanh chóng, ngoài sức tưởng tượng của con
người.
2.2 Khoa học và công nghệ đang làm thay đổi căn bản đời sống văn hoá của thế hệ trẻ
hiện nay so với văn hoá truyền thống của dân tộc
Khi công nghệ tự động phát triển, Internet cùng với điện thoại di động và truyền
hình vô cùng phổ biến đã tạo ra đời sống văn hoá mới. Khái niệm không gian và thời gian

thay đổi. Trái đất như nhỏ bé hơn. Cảm thức thời gian giữa hai nửa bán cầu đã đổi khác.
Nghĩa là người ta thường xuyên gặp nhau hơn bằng kỹ thuật công nghệ. Khái niệm
“không gian” được mở thêm biên độ, nhất là khi người ta là cộng đồng cư dân mạng cư
trú trên những địa chỉ vô hình và “sống thật” trong một “thế giới ảo”. Quan hệ xã hội
chằng chéo phức tạp hơn thế kỷ trước. Người ta kết bạn vô cùng vô tận trên xa lộ thông
tin thế giới. Người ta cũng học được vô số tri thức trên mạng thông tin toàn cầu. Các yếu
tố văn hoá và các yếu tố phản văn hoá đan xen dữ dội. Văn hoá cá nhân được đề cao trên
các trang web riêng tư. Dường như có một kiểu văn hoá nhiều tầng bậc đang hình thành.
Hình như đó là kiểu văn hoá “bộc lộ” không ngại ngần của hàng triệu cư dân mạng.
Nghiên cứu tiếp cận các trạng thái văn hoá của con người hiện nay có thể thuận lợi nhiều
hơn so với thế kỷ trước.
Hoạt động sản xuất dây chuyền hàng loạt đã tạo ra quá nhiều sản phẩm và tác
động đến tâm lý xã hội. Đó là tâm lý tiêu dùng, tâm lý được phục vụ và “dịch vụ” tất cả
những nhu cầu cuộc sống. Người ta thay đổi lối sống, lẽ sống, nhịp sống theo hướng
nhanh dần, gấp gáp hơn. Thậm chí biến đêm thành ngày, biến ngày thành đêm. Các đô thị
sáng đèn suốt đêm. Người dân nông thôn thức khuya hơn và ít dậy sớm, nhất là lớp trẻ.
Khoa học công nghệ phát triển với tất cả các công cụ tiện ích như: mua bán trên tivi, suốt
ngày truy cập internet, đi lại bằng xe máy, ô tô định vị vệ tinh, tàu hoả cao tốc, tàu thuỷ


cánh ngầm, máy bay siêu thanh, chống nóng bằng máy lạnh, lên nhà cao tầng bằng thang
máy, lên núi bằng cáp treo, nhà cửa thông minh điều khiển từ xa, nội trợ thì sử dụng máy
xay, máy rửa bát, máy...và máy đã khiến con người nảy sinh tâm lý dựa dẫm vào tất cả và
ít vận động thân thể. Dường như đời sống văn hoá sinh hoạt ở nước ta đã thay đổi quá
nhiều so với thế kỷ XX.
2.3. Khoa học và công nghệ làm biến đổi văn hoá
Bước sang thế kỷ XXI, người ta đã chứng kiến cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ toàn cầu đang diễn ra như vũ bão. Khoa học và công nghệ đã rút ngắn thời gian cho
các quá trình sáng tạo, sản xuất, giúp con người làm việc nhanh chóng hơn. Người kiến
trúc sư giờ đây có thể không biết vẽ bằng bút chì khi sáng tạo bản thiết kế như những

năm 80 của thế kỷ trước, mà vẽ nhà bằng công nghệ 3D. Trẻ em viết chữ xấu hơn trước
và văn bản sẽ giống nhau đồng loạt khi gõ bàn máy vi tính. Con người đã dựa vào máy
tính điện tử để làm các thuật toán sơ cấp và có thể đã không thuộc bảng cửu chương. Xét
đến cùng, giá trị then chốt của văn hoá là trí tuệ, hiểu biết phong phú của nhân loại. Khoa
học công nghệ một mặt làm cho một nhóm xã hội thông minh hơn, mặt khác lại có thể
làm cho nhiều nhóm xã hội khác không chịu tư duy nữa. Tất cả như có thể được “lập
trình”, kể cả tình yêu và hạnh phúc gia đình (!)
Khoa học và công nghệ với tính hai mặt của nó tác động một cách phức tạp đến
văn hoá: vừa thúc đẩy sáng tạo phát triển, lại vừa can thiệp thô bạo và cơ cấu bên trong
của văn hoá. Điều này sẽ được kiểm chứng trong một tương lai gần, khi con người hoàn
toàn lệ thuộc vào kỹ thuật, thì văn hoá và con người sẽ biến đổi dữ dội (chủ nghĩa độc
thân, hiện tương đồng tính, búp bê tình dục thủ dâm bệnh hoạn, vấn đề ly hôn, ngoại tình,
mại dâm, ma tuý, lừa gạt, gian lận thương mại, suy yếu sức khoẻ, không biết và không
muốn lao động...).
Tại sao khi kinh tế phát triển, khoa học công nghệ hiện đại, loài người lại phải
chịu nhiều thiên tai, nhân hoạ (chẳng hạn như biến đổi khí hậu toàn cầu, tội phạm đủ loại
gia tăng, đạo đức xã hội xuống cấp, hành vi xử của con người thiếu nhân văn, vô cảm, vô
thức tập thể) ?


Nếu con người chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, xa rời lao động cơ bắp,
không tập luyện (trong chờ vào thuốc và y tế hiện đại), thích lối sống hưởng thụ, tiêu
dùng thì cũng có nghĩa là văn hoá đang thay đổi từ quy luật sinh thành của nó. Văn hoá
là hoạt động thực tiễn của nhân loại. Văn hoá được sinh ra trong quá trình hoạt động xã
hội gắn với lao động của con người. Nếu hình thức lao động thay đổi, con người sẽ thay
đổi. Vấn đề là thay đổi như thế nào. Rõ ràng, ở một phương diện nào đó, xã hội hiện đại
với sự phát triển khoa học công nghệ đang làm thay đổi dữ dội về văn hoá và con người.
2.4. Khoa học và công nghệ tác động đến sự hình thành và phát triển của thị
trường văn hoá phẩm
Với những đột biến của khoa học và công nghệ, thị trường văn hoá phẩm được

hình thành với sự đa dạng của các sản phẩm văn hoá đem đến cho con người. Từ hoạt
động tạo tác thủ công chuyển sang máy móc dây chuyền sản xuất, công nghệ cao, chất
liệu mới, các sản phẩm văn hoá thay đổi rất nhiều so với quá khứ, tạo ra sự hưởng thụ
văn hoá phong phú trong cộng đồng. Chỉ riêng về các sản phẩm trò chơi cho trẻ em và
các sản phẩm lưu niệm, trang trí, tranh ảnh, tượng, phù điêu, vật phẩm trang trí nội thất...
đã đem lại cho đời sống văn hoá nhiều cảm hứng mới cho con người, tác động mạnh mẽ
đến đời sống văn hoá xã hội.
2.5. Khoa học và công nghệ tạo ra bước nhảy vọt của ngành công nghiệp văn
hoá
Khoa học công nghệ phát triển đã đem sức mạnh đến cho ngành công nghiệp điện
ảnh những hình ảnh và âm thanh khác xa so với thế kỷ XX. Hiệu ứng thị giác được công
nghệ tiếp sức đã đạt những ấn tượng ảo giác phi thường cho con người. Các lĩnh vực văn
hoá vui chơi giải trí, văn hoá thông tin, phát thanh, truyền hình, thông tin mạng toàn
cầu... đang tác động mạnh mẽ đến con người và cộng đồng xã hội, làm đổi thay văn hoá
một cách toàn diện và đầy bất ngờ. Nhờ khoa học và công nghệ mà thế giới tinh thần của
con người trở nên phong phú hơn bao giờ hết, làm nên sự đa dạng văn hoá vô cùng vô
tận.


Tóm lại, khoa học và công nghệ hiện nay đã tác động nhiều chiều đến sự phát
triển văn hoá. Để phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động trái chiều
của khoa học công nghệ, đòi hỏi chúng ta phải có những nghiên cứu sâu sắc và cập nhật
về từng lĩnh vực khoa học công nghệ và vận dụng phù hợp trong phát triển văn hoá.



×