Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng Có Kèm Hàng Khuyến Mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.43 KB, 19 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
o0o
***********

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH II
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
-----------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ

Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng
Có Kèm Hàng Khuyến Mại

GVHD: Ths. Nguyễn Diệu Linh
Lớp thứ 2 ca 2, D3


Danh sách thành viên nhóm:
Nhóm trưởng: Phạm Thu Thủy
Đỗ Ngọc Quỳnh
Huỳnh Thị Ngọc Quỳnh
Nguyễn Phương Đông
Nguyễn Trường Giang
Trần Thị Dung

Mục lục
A . KHUYẾN MẠI VÀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
I.
1.

Một số khái niệm
Khuyến mại và hàng khuyến mại
2. Đặc điểm của khuyến mãi



Kế toán tài chính II

2


3. Phân loại khuyến mãi
II. Một số quy định hiện hành về kế toán hàng khuyến mãi
B . KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG CÓ KÈM HÀNG KHUYẾN MÃI
C . THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI Ở VIỆT NAM

A . KHUYẾN MẠI VÀ CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
I. Một số khái niệm
1. Khuyến mại và hàng khuyến mại

Kế toán tài chính II

3




( Điều 88 Luật thương mại 2005) Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương
nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định
=> Khuyến mại là cách thức, biện pháp thu hút khách hàng thông qua việc dành lợi ích cho
khách hàng, bao gồm lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung cấp dịch
vụ miễn phí); là một phần của hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân, được áp dụng
thường xuyên ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển và phổ biến
- Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
b) Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của
thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

 Hàng khuyến mại:

- Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được thương nhân sử dụng các hình
thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó.
- Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.
-Giá trị hàng, dịch vụ dùng khuyến mại (Nghị định số 37/2006)
+Giá trị hàng, dịch vụ dùng khuyến mại tối đa bằng 50 % giá trị của một đơn vị hàng hóa
dịch vụ được khuyến mại.
+Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ dùng khuyến mại, tối đa bằng 50% giá trị của hàng hóa dịch vụ
được khuyến mại, trừ trường hợp hàng mẫu không lấy tiền
– Giá trị hàng hóa dịch vụ dùng khuyến mại, được tính theo giá vốn.

2. Đặc điểm của khuyến mãi
Theo quy định của Luật Thương Mại 2005, khuyến mại có các đặc điểm cơ bản sau
- Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc
khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh dựa
trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại .
- Dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Tùy thuộc và mục tiêu của đợt khuyến mại, đối
thủ cạnh tranh trên thị trường, điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân
dành cho khách hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá...hoặc là lợi ích
phi vật chất khác. Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc các trung gian phân
phối. Ví dụ như: các đại lý bán hàng .

Kế toán tài chính II

4



- Thứ ba, mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, tức
là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho mình thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp
trên thị trường.
=> Khi sử dụng cách thức để xúc tiến thương mại là khuyến mại, thương nhân cũng nhận thấy đây
là một hình thức pháp lý để giúp mình tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán, cung ứng dịch vụ. Mục
đích này xuyên suốt quá trình thương nhân tiến hành khuyến mại, giúp kích đẩy thương vụ và tìm
kiếm cơ hội mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho mình

3. Phân loại khuyến mãi
- Theo như nhóm tìm hiểu, dưới góc độ kế toán, Khuyến mãi được chia làm 3 loại :
 Khuyến mãi không điều kiện : là hình thức cung ứng sản phẩm, hàng hóa giữa doanh nghiệp

và khách hàng không kèm theo điều kiện nào khác như phải mua, bán .
VD: Tặng hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả
tiền…..
 Khuyến mãi có điều kiện : là hình thức khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được

nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm , hàng
hóa .
VD: Mua 2 tặng 1 , tặng kèm theo phiếu giảm giá khi mua hàng…..
 Nhận hàng của nhà sản xuất dùng để khuyến mại: DN có hoạt động thương mại được nhận

hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua
hàng của nhà sản xuất.
Các hình thức này sẽ được nhóm trình bày và làm rõ hơn ở các phần sau .

II. Một số quy định hiện hành về kế toán hàng khuyến mãi
 Chính sách thuế


1. Hóa đơn
Thông tư 119/2014/TT-BTC :
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng
hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu,

Kế toán tài chính II

5


tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân
chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Thông tư 39/2014/TT-BTC
“2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng
mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về
thương mại thì phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng
khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.
=> Theo những quy định trên, hàng hóa khuyến mại phải lập hóa đơn


Trên hóa đơn ghi rõ tên, số lượng hàng hóa, và ghi rõ là hàng khuyến mại ( nếu khuyến
mại có đăng ký với Sở công thương)



Trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng
hóa dịch vụ cho khách hàng ( Nếu khuyến mại không đăng ký với Sở Công thương


2. Thuế GTGT
Thông tư 219/2013/TT-BTC
” 5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về
thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng
để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê
khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.”
=> Căn cứ theo các quy định trên hàng hóa khuyến mại không thu tiền nhưng doanh
nghiệp phải tính thuế GTGT đầu ra như sau:


Giá tính thuế bằng 0 ( không chịu thuế GTGT đầu ra), nếu chương trình khuyến mại
có đăng ký với Sở Công thương



Giá tính thuế như hàng tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng ( chịu thuế GTGT đầu ra), nếu
chương trình khuyến mại không đăng ký với Sở Công thương

Thông tư 219/2013/TT-BTC
“5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh
nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới

Kế toán tài chính II

6


các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa ,dịch vụ chịu thuế GTGT thì được
khấu trừ.”

=> Căn cứ theo quy định trên thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mà doanh nghiệp sử
dụng khuyến mại để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
nếu chương trình khuyến mại không đăng ký với Sở Công thương thì được khấu trừ

3. Thuế TNDN
Chi phí khuyến mại hàng hóa, dịch vụ được tính vào chi phí được trừ mà không chịu mức
khống chế

B . KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG CÓ KÈM HÀNG
KHUYẾN MÃI
Một số chứng từ sử dụng cho hàng khuyến mãi:
-Hóa đơn GTGT
Có 2 trường hợp viết hóa đơn
+ Hóa đơn ghi chung cả hàng bán và hàng khuyến mại ( ghi rõ là hàng khuyến mãi không thu tiền )
+ Xuất riêng hóa đơn cho các sản phẩm khuyến mại.
-Phiếu xuất kho

I. Cách xác định doanh thu hàng khuyến mãi
1.

Hoạt động bán hàng khuyến mại không có điều kiện
- Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm
theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa, kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa
vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo), ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá)
Có các TK 155, 156.

Theo quy định trên, đối với hàng hóa dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, cho biếu tặng
không thu tiền, không kèm điều kiện mua hàng, thì:
• Không ghi nhận doanh thu,

• Toàn bộ chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa được hạch toán vào chi phí bán hàng
- Câu hỏi đặt ra: Tại sao lại không ghi nhận là doanh thu ?
Có thể thấy hoạt động bán hàng khuyến mại không điều kiện : bên bán không có lợi ích gì trong
quá trình giao dịch vi phạm điều kiện ghi nhận doanh thu  không ghi nhận doanh thu.

Kế toán tài chính II

7


=> Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hoạt động bán hàng không
có điều kiện này để thực hiện chiến dịch Marketting của doanh nghiệp đặc biệt là khi doanh nghiệp
muốn tung ra thị trường một sản phẩm mới nào đó và họ chấp nhận hình thức quảng cáo này mặc
dù không hề có doanh thu mà chi phí bỏ ra khá lớn.Phổ biến và dễ bắt gặp nhất đó là tại các trung
tâm thương mại lớn như BIGC, VINMART….
Ví dụ : Một DN sản xuất và bán sữa chua hữu cơ thực hiện chiến dịch quảng cáo cho khách
hàng ăn thử tại các chi nhánh siêu thị qui mô lớn và nhỏ. DN xuất ra 8000 vỉ sữa chua/4 hộp.
Chi phí sản xuất cho mỗi vỉ sữa chua là 25.000 đ. Khi đó DN hạch toán:
Nợ TK 641: 200.000.000
Có TK 156: 200.000.000

2.

Khuyến mại kèm điều kiện mua hàng
- Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:

“Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng
khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ
như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm, Kèm thiết bị phụ tùng thay thế theo hàng bán ….)
thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị

hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán”
 Nhận xét :Với hình thức khuyến mại kèm điều kiện như trên thì bản chất giao dịch là giảm giá

hàng bán, sản phẩm tặng miễn phí cho khách hàng về hình thức được gọi là khuyến mại nhưng
về bản chất là bán vì khách hàng sẽ không được hưởng nếu không mua sản phẩm.
.
- Theo quy định trên, nếu hàng khuyến mại kèm theo điều kiện mua hàng, thì
• Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản
phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo
• Chi phí sản xuất, giá vốn hàng hóa khuyến mãi được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ
+ Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn
hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán ( giá thành sản xuất)
Có TK 156,155
+ Ghi nhận doanh thu hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả SP-HH
được bán và hàng khuyến mại, quảng cáo, ghi:

Kế toán tài chính II

8


Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- So sánh với hoạt động tặng hàng khuyến mãi không điều kiện thì chúng ta có thể thấy hoạt
động bán hàng khuyến mại có điều kiện có tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp bởi lẽ xét về bản
chất thì việc khuyến mại đó chính là việc doanh nghiệp bán sản phẩm có giảm giá, người mua
sẽ không được hưởng hàng khuyến mãi đó nếu không mua sản phẩm.
=>Do đó doanh nghiệp cần phải ghi nhận doanh thu của cả hàng bán cả hàng khuyến mại.

- Và theo nguyên tắc cơ sở dồn tích thì thời điểm ghi nhận doanh thu của hoạt động bán
hàng kèm hàng khuyến mại chính là thời điểm phát sinh giao dịch bán hàng
-Ví dụ:
Doanh nghiệp bán ô tô với giá 1 tỷ đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10%, doanh nghiệp tặng
cho khách hàng 1 chiếc lốp xe nếu khách hàng mua ô tô. Giá của chiếc lốp xe trên thị trường là
30 triệu đồng. Giá vốn của ô tô là 700 triệu, giá vốn của lốp xe khi doanh nghiệp mua là 25
triệu đồng. ( Công ty có đăng ký chương trình KM với sở công thương )
– Hạch toán đối với doanh nghiệp bán hàng
+ Khi xuất hàng để khuyến mại.
Nợ TK 632: 725
Có TK 156: 725
156- ô tô: 700
156- lốp xe: 25
+ Ghi nhận doanh thu hàng khuyến mại.
Nợ TK 131: 1100
Có TK 511(chi tiết kế toán phải tách ra 511 - xe riêng và lốp xe riêng) : 1000
Có TK 3331: 100

Kế toán tài chính II

9


- Tách doanh thu dựa trên giá trị hợp lý :

+ Doanh thu ô tô: 970

+ Doanh thu lốp xe: 30

- Trong trường hợp công ty không đăng kí chương trình khuyến mãi với sở công thương, hàng

khuyến mãi tính thuế như hàng tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng cho dù DN không hề thu được
tiền .
Nợ TK 632 : 2.5
Có TK 3331 : 2.5



Một số trường hợp khác:
a. Khuyến mại cho khách hàng truyền thống
• Điều kiện ghi nhận doanh thu khuyến mại khách hàng truyền thống
Theo Điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định điều kiện ghi nhận doanh thu khuyến
mại khách hàng truyền thống như sau:
“a) Đặc điểm của giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho
khách hàng truyền thống: Giao dịch theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống
phải thỏa mãn đồng thời tất cả các điều kiện sau:
– Khi mua hàng hóa, dịch vụ, khách hàng được tích điểm thưởng để khi đạt đủ số điểm theo
quy định sẽ được nhận một lượng hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc được giảm giá chiết khấu;
– Người bán phải xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ sẽ phải cung cấp miễn
phí hoặc số tiền sẽ chiết khấu, giảm giá cho người mua khi người mua đạt được các điều kiện
của chương trình (tích đủ điểm thưởng);
Kế toán tài chính II

10


– Chương trình phải có giới hạn về thời gian cụ thể, rõ ràng, nếu quá thời hạn theo quy định
của chương trình mà khách hàng chưa đáp ứng được các điều kiện đặt ra thì người bán sẽ
không còn nghĩa vụ phải cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc giảm giá, chiết khấu cho
người mua (số điểm thưởng của người mua tích lũy hết giá trị sử dụng);
– Sau khi nhận hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc được chiết khấu giảm giá, người mua bị trừ

số điểm tích lũy theo quy định của chương trình (đổi điểm tích lũy để lấy hàng hóa, dịch vụ
hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá khi mua hàng).
– Việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu, giảm giá cho người mua khi đạt
đủ số điểm thưởng có thể được thực hiện bởi chính người bán hoặc một bên thứ ba theo quy
định của chương trình.”
Theo quy định trên, chương trình khuyến mại khách hàng truyền thống phải có thời gian cụ
thể, các điều kiện tính điểm, chuyển đổi điểm thành hàng hóa, dịch vụ cụ thể
• Xác định doanh thu khuyến mại khách hàng truyền thống

Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống
– Tại thời điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải xác định riêng giá trị hợp lý của
hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí hoặc số tiền phải chiết khấu, giảm giá cho người mua khi
người mua đạt được các điều kiện theo quy định của chương trình .
- Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong chương trình dành cho khách hàng truyền thống,
kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa
thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu,
giảm giá cho khách hàng
Nợ các TK 112, 131
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
+ Khi hết thời hạn quy định của chương trình, nếu khách hàng không đáp ứng được các
điều kiện để hưởng các ưu đãi như nhận hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá,
người bán không phát sinh nghĩa vụ phải thanh toán cho khách hàng, kế toán kết chuyển
doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kế toán tài chính II

11



+ Khi khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện của chương trình để được hưởng ưu đãi, khoản
doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp
dịch vụ tại thời điểm thực hiện xong nghĩa vụ với khách hàng (đã chuyển giao hàng hóa,
dịch vụ miễn phí hoặc đã chiết khấu, giảm giá cho khách hàng)
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
• Xác định giá vốn hàng khuyến mại khách hàng truyền thống

Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ :
Nợ TK 632
Có TK 152, 156, 111, 112
 Doanh thu chưa thực hiện của hàng khuyến mại chỉ được chuyển vào doanh thu thực hiện

trong kỳ khi:
+ Hết thời hạn của chương trình mà người mua không đạt đủ điều kiện theo quy định và không
được hưởng hàng hóa dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá
+ Người mua đã nhận được hàng hóa, dịch vụ miễn phí hoặc được chiết khấu, giảm giá theo
quy định của chương trình.
-Ví dụ :
Lotte Cinema bán vé xem phim có khuyến mại, cứ mua 10 vé xem phim loại 55.000 đồng (đã
VAT) trong vòng 2 tháng sẽ được tặng 1 vé ăn miễn phí ở của hàng bên cạnh trị giá 100.000
đồng .
- Ghi nhận doanh thu mỗi vé xem phim sau khi trừ giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ khuyến
mại theo chương trình mà Lotte có nghĩa vụ cung cấp miễn phí cho khách hàng.
- Giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ khuyến mại theo chương trình mà Lotte có nghĩa vụ
cung cấp miễn phí cho khách hàng sau một lần mua vé : = 10.000
Ghi:
Nợ TK 111 : 55.000

Có TK 511 : 40.000
Có TK 3387 : 10.000
Có TK 333 : 5000
- Nếu khách hàng mua đủ 10 vé xem phim , tức là khi đó :
Nợ TK 111: 55.000 x 10 = 550.000
Có TK 511 : 400.000
Có TK 3387 : 100.000
Kế toán tài chính II

12


Có 3331 : 50.000
- Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện của chương trình, Doanh nghiệp ghi nhận :
Nợ TK 3387 : 100.000
Có TK 511 :100.000
- Đồng thời phản ánh số tiền phải thanh toán cho bên thứ 3 là cửa hàng ăn ( giả sử là 90.000 đ)
vào giá vốn hàng bán, cung cấp dịch vụ cho khách hàng:
Nợ TK 632 : 90.000
Có TK 112 : 90.000
b. Khuyến mãi mang tính may rủi ( VD như cào trúng thưởng, quay số trúng thưởng ….)
- Khi DN thực hiện các chương trình khuyến mãi mang tính may rủi nhiều , tùy thuộc giá trị
của hàng khuyến mãi lớn ,mà vào cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số hàng đã bán ở kì trước và ước
tính về giá trị các khoản quà tặng tương ứng sẽ phải thanh toán trong kỳ sau mà kế toán phải
trích lập Dự phòng phải trả .

3. Nhận hàng của nhà sản xuất dùng để khuyến mại
- Trường hợp DN có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản
xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà
phân phối:

+ Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách
hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và
thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để
khuyến mại cho người mua (như hàng hóa nhận giữ hộ).
+ Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa
sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Ví dụ :
DN thương mại bán ô tô được nhận 20 lốp xe từ nhà sản xuất để khuyến mại cho mỗi khách
hàng mua một chiếc ô tô khi trong chiến dịch khuyến mại cuối năm. Khi chiến dịch kết thúc,
DN đã bán được 17 chiếc ô tô của nhà sản xuất và không phải trả lại số lốp xe chưa sử dụng
đến.
Khi đó DN sẽ theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ và thuyết minh
trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính đối với 20 lốp xe nhận được và 17 lốp đã sử dụng để

Kế toán tài chính II

13


khuyến mại cho người mua. Giá vốn của 1 chiếc lốp xe là 30.000.000đ .Khi hết chiến dịch
khuyến mại, kế toán của DN sẽ hạch toán:
Nợ TK 156 : 90.000.000
Có TK 711 : 90.000.000

C . THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MÃI Ở VIỆT
NAM
I. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thiếu uy tín tại hoạt động khuyến mãi
ở một số DN

- Theo Luật Thương mại 2005 của Việt Nam, các hình thức khuyến mại bao gồm: Dùng thử
hàng mẫu miễn phí; Tặng quà; Giảm giá; Tặng phiếu mua hàng; Phiếu dự thi; Các chương
trình may rủi; Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên;Các chương trình khuyến mãi
khác.
- Hiện nay các hình thức này được các doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và có sự kết hợp
giữa nhiều hình thức một lúc, như vừa giảm giá vừa tặng quà, vừa giảm giá vừa bốc thăm
trúng thưởng, …. Trong đó giảm giá thường là hình thức được các doanh nghiệp áp dụng nhiều
nhất.
-Tuy nhiên, trên thực tế, việc tổ chức khuyến mãi ở Việt Nam còn có một vài bất cập như là
hiện tượng lách luật để thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi khủng dẫn tới việc cạnh tranh
không lành mạnh tại một số doanh nghiệp , hay là lạm dụng lòng tin của người tiêu dùng dẫn
đến hàng khuyến mãi kém chất lượng,…
 Vượt quá giá trị hàng khuyến mãi quy định (Giá trị hàng, dịch vụ dùng khuyến mại tối đa

bằng 50 % giá trị của một đơn vị hàng hóa dịch vụ được khuyến mại )
-Ví dụ :
1.Hoạt động khuyến mãi trong kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam:
Để giữ chân khách hàng, các mạng di động liên tục tung ra khuyến mại lớn hoặc các chương
trình chăm sóc khách hàng đặc biệt, đồng thời tấn công đối thủ cạnh tranh
-Tháng 6/2009, Viettel chạy chương trình khuyến mại tặng 150% giá trị thẻ nạp, Mobiphone
và Vinaphone chạy mức 130% giá trị the nạp .
- Các gói cước mới hòa mạng ( phí hòa mạng mua sim là 100k) các nhà mạng tặng ngay 50k
vào tài khoản và được khuyến mãi 50 phút gọi đầu và 100 tin nhắn miễn phí .
2. Dịch vụ Uber hay grab taxi :
Taxi Uber là cách gọi đối với những xe ôtô chở khách tham gia dịch vụ vận tải hành khách sử
dụng nền ứng dụng (phần mềm) do Uber cung cấp. Các xe chở khách tham gia Uber đều

Kế toán tài chính II

14



không có gắng phù hiệu của hãng, không có “mào” như taxi truyền thống, giống như một chiếc
xe tư nhân.
Mã giảm giá Uber 200.000 VNĐ dùng trong dịp Tết 2016
Miễn phí 1 chuyến đi Uber(bất kể dòng xe nào) có giá tối đa 200.000 VNĐ.
Tức là nếu chuyến đi của bạn hết 210K
=> bạn chỉ phải trả 10K.
Còn nếu chuyến đi của bạn chỉ mất 150K => bạn không phải trả tiền.
 Lạm dụng lòng tin của người tiêu dùng:
- Ví dụ :
Ngày hội mua hàng giảm giá online Black Friday ở Việt Nam
+Hai năm gần đây, Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp tung ra khuyến mại ăn theo Black Friday
ở Mỹ với nhiều mặt hàng giảm giá mạnh . Nhiều doanh nghiệp nâng mức khuyến mãi khủng lên
50% thâm chí lên đến 70%-80% nhưng họ không lỗ, thậm chí còn lãi vì thực chất họ đã nâng mức
giá gốc của sản phẩm lên rất nhiều .
+Trong văn bản quy định về việc khuyến mại với những mặt hàng có giá trị cao, đơn vị tổ chức
khuyến mại lớn cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước, nếu không ai trúng thưởng thì phải nộp lại
cho cơ quan nhà nước 50% giá trị giải thưởng nhưng số liệu này không bao giờ được công bố cho
nên chuyện lỗ hay lãi đối với các doanh nghiệp tổ chức khuyến mại thì không thể kiêm soát .

II. Liên hệ tại một doanh nghiệp cụ thể về hoạt động bán hàng kèm hàng khuyến mại
tại Việt Nam

Công ty xe máy Kường Ngân
“Honda Kường Ngân khuyến mãi đặc biệt nhân dịp năm học mới”
Với mong muốn đồng hành cùng hàng triệu sinh viên trên cả nước trong mùa tựu trường,
vào ngày 15/8/2015, Honda Kường Ngân chính thức gửi đến khách hàng sinh viên chương trình
khuyến mãi lớn khi mua xe máy Lead 125 trên toàn quốc. Với thông điệp “Khai trường nô nức,
thỏa sức đón quà”, các bạn sinh viên sẽ tưng bừng đón năm học mới với thật nhiều quà tặng và giải

thưởng hấp dẫn có tổng giá trị lên đến hơn 5 tỷ đồng từ Honda Kường Ngân. Theo đó, từ ngày
15/08/2015 đến hết ngày 31/10/2015, tất cả những “khách hàng sinh viên” (là tân sinh viên của
năm học 2015/ sinh viên đang học/ sinh viên vừa tốt nghiệp năm 2015; đang theo học tại các
trường Đại học/ Cao đẳng/ Trung cấp trên toàn quốc) sẽ nhận được 01 chiếc mũ bảo hiểm thời
trang khi mua 1 xe máy Lead 125 Honda tại các tất cả các showroom Honda Kường Ngân trên
toàn quốc.
Công ty xe máy Kường Ngân nhập khẩu xe máy Honda Lead 125 với giá là 20.000.000
đồng/xe (không phân biệt màu xe ) thuế VAT là 10%. Giá bán ra thị trường là 38.000.000 đồng/xe.

Kế toán tài chính II

15


Trong chương trình khuyến mãi đặc biệt từ Honda, công ty áp dụng tặng 1 mũ bảo hiểm thời trang
cho khách hàng đến mua xe Lead 125. Giá của chiếc mũ bảo hiểm mà công ty nhập về là 300.000
đồng.
- Kế toán của công ty sẽ hạch toán cho 1 chiếc xe Lead 125 mua vào là:
Nợ TK 156 : 20.000.000
Nợ TK 133 : 2.000.000
Có TK 111/112 : 22.000.000
- Kế toán của công ty sẽ hạch toán cho 1 chiếc xe Lead 125 bán ra là :


Ghi nhận giá vốn khi xuất hàng khuyến mãi
Nợ TK 632 : 20.300.000
Có TK 156: 20.300.000




Ghi nhận doanh thu hàng khuyến mãi
Nợ TK 111/112: 41.800.000
Có TK 511: 38.000.000
Có TK 3331: 3.800.000

Kế toán tài chính II

16


 Kế toán lập phiếu xuất kho khi xuất hàng bán :

 Kế toán lập hóa đơn giá trị gia tăng ki bán hàng :

Kế toán tài chính II

17


 Việc ghi nhận và hạch toán như trên phù hợp với những quy định hiện hành về kế toán tại Việt

Nam
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 200/2014/TT- BTC
- Thông tư 219/2013/TT-BTC
- Thông tư 39/2014/TT – BTC
- Thông tư 119/2014/TT-BTC
Kế toán tài chính II

18



Và 1 số văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác kế toán hiện hành.
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình Doanh nghiệp ghi nhận giao dịch bán hàng kèm
hàng khuyến mãi :



+ Thuận lợi :
- Phương pháp hạch toán khá đơn giản, dễ áp dụng .
- Thường được dùng trong các đơn vị kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ
- Dễ dàng theo dõi số liệu trên các hệ thống tài khoản có liên quan

+ Khó khăn :
Có thể thấy , việc ghi nhận bán hàng kèm hàng khuyến mãi theo thông tư 200 vẫn còn rất nhiều
bất cập :
-Thông tư có đề cập đến việc phải phân bổ doanh thu thu được cho cả hàng bán và hàng khuyến
mãi theo giá trị hợp lý nhưng không hề nói rõ phân bổ như thế nào cho từng trường hợp khuyến
mãi cụ thể .
- VAS 14 định nghĩa “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm
tăng vốn chủ sở hữu”. Như vậy rõ ràng là việc tặng hàng khuyến mại mà những hàng này không
phải là các mặt hàng được bán trong quá trình kinh doanh thông thường, không thể được ghi nhận
và báo cáo là doanh thu
=> chưa phản ánh đúng bản chất mà chỉ phản ảnh theo hình thức, chưa đáp ứng yêu cầu quản trị
nội bộ doanh nghiệp
- Việc áp dụng cách hạch toán này cho các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn thì dễ gây nhầm lẫn
về số liệu, khi mà số giao dịch quá nhiều thì việc ghi chép , hạch toán của kế toán có thể dẫn tới
thiếu sót và sai sót.
-Việc ghi hóa đơn bán hàng và phiếu xuất nhập kho viết bằng tay dễ sai sót, số liệu, thông tin

không chính xác( không ghi VAT, ghi thiếu phần quà tặng, hay ghi thêm phần giá trị quà tặng rồi
gộp chung tính VAT,…)
-Các chương trình khuyến mại với các điều kiện khác nhau sẽ có các cách hạch toán khác nhau,
vậy nên làm cho kế toán có thể hạch toán nhầm trong hệ thống tài khoản
 Hướng giải quyết
- Áp dụng các chương trình kế toán trên máy 1 cách linh hoạt để tránh các nhầm lẫn khi phải

làm bằng tay.
- Cần có 1 chuẩn mực chung khi ghi nhận, hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng có
kèm hàng khuyến mãi.
- Đơn giản hóa trong việc viết các loại hóa đơn và chứng từ có liên quan.

Kế toán tài chính II

19



×