Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận nhận thức của cộng đồng về người sau khi chấp hành xong hình phạt tù trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.09 KB, 13 trang )

Học viên:…………………………………..

Đề tài:
NHẬN THỨC
CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ NGƯỜI SAU KHI CHẤP HÀNH XONG HÌNH PHẠT TÙ

TRONG QUÁ TRÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)

Phần I: Mở đầu

1.

Lý chọn đề tài:

Tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù (người tù
tha) là vấn đề từ lâu đã mang tính xã hội và thời sự. Hình phạt tù là hình phạt
cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội đưa họ vào môi trường trại giam để quản
lý và giáo dục tập trung theo quy định của pháp luật. Sau khi ra tù trở về với
cuộc sống đời thường liệu người tù tha có thực sự hòa nhập với gia đình, với
cộng đồng ổn định cuộc sống, trở thành công dân có ích cho xã hội? Đây là vấn
đề không chỉ của bản thân đối tượng được tha tù trở về, của gia đình họ mà nó là
vấn đề nhà nước và xã hội cùng quan tâm. Tái hòa nhập cộng đồng là giai đoạn
sau của thi hành án phạt tù, kết quả của nó sẽ đánh giá hiệu quả thực sự của quá
trình người phạm tội đã được giáo dục, cải tạo trong trại giam. Bản thân người đã
chấp hành xong hình phạt tù trở về với tư cách là một thành viên của cộng đồng,
họ được khôi phụ các quyền và nghĩa vụ công dân, họ rất cần sự giúp đỡ của
người thân, gia đình và xã hội cho họ cơ hội làm lại cuộc đời.

1



Chúng ta biết rằng, tái hòa nhập cộng đồng cho người mới ra từ không chỉ
là vấn đề đáng quan tâm của một nhóm xã hội, một địa phương cụ thể mà nó
chính là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Đặc biệt, gắn với hoàn cảnh thực tế
hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội - theo số liệu thống kê của các cơ quan
điều tra cho thấy có nhiều tụ điểm nóng về vấn đề buôn bán ma túy dưới mác các
quan cắt tóc, gội đầu; hay là các ổ mại dâm “đèn mờ”, đòi nợ thuê… Vì vậy, các
đối tượng vi phạm pháp luật và bị bắt tại phường có số lượng khá đông. Tình
hình xã hội phức tạp tạo điều kiện cho tệ nạn và tội phạm phát triển. Vấn đề tái
hòa nhập sau khi hết hạn tù đối với các đối tượng này đã và đang trở thành vấn
đề nhức nhối của địa phương. Theo kết quả công tác điều tra, khảo sát người
chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương giai đoạn từ 2014 đến 2014 của
Công an thành phố, thì trên địa bàn có 4000 người chấp hành xong án phạt tù
đang cư trú tại địa phương, trong đó có 174 người có việc làm chiếm 43,5% (chủ
yếu là nhóm người lao động phổ thông 74 người, chiếm gần 43%; số được các cơ
quan, đoàn thể và doanh nghiệp tiếp nhận, bố trí việc làm 4 người, chiếm 2,3%;
số được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội hoặc các quỹ khác 2 người,
chiếm 1,1%; còn lại là nhờ sự giúp đỡ của người thân, gia đình và bản thân tự
phấn đấu). Tỷ lệ những người tái hòa nhập với cộng đồng chiếm một con số khá
lớn, vì vậy dường như vấn đề hoàn lương, trở về với cộng động để thực hiện
nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội như thế nào là do cá nhân họ hoàn toàn quyết
định.
Từ thực trạng trên chúng ta thấy rằng, vấn đề này chưa được toàn xã hội
thực sự quan tâm. Nhiều người quan niệm ra tù là hết trách nhiệm với Nhà Nước
và Nhà Nước cũng hết trách nhiệm với họ. Nên nhiều khi vấn đề tài hóa nhập
cộng đồng trở thành vấn đề của riêng cá nhân người ra tù. Quan điểm ấy là hoàn
toàn sai lầm. Cách hiểu này đã gây ra không ít khó khăn cho những con người
lầm đường lạc lối ấy quay trở về cống hiến cho xã hội và cộng đồng. Đánh giá
tổng quát nhất về phía chủ quan, việc không ít những người tù tha này họ nhận
thức về đặc điểm nhân thân của họ, đặc điểm tâm lý rất thường gặp ở người tù

tha trở về là thái độ mặc cảm, tự ti, e ngại tiếp xúc với cộng đồng. Hơn nữa do
2


đặc điểm về trình độ văn hóa của các đối tượng này thường thấp chủ yếu là văn
hóa cấp I, II chiếm 70%, cấp III chiếm 28%, cấp III trở lên chỉ chiếm 2% (Số
liệu cục thống kê Việt Nam năm 2015:457). Chính sự hạn chế trình độ văn hóa
làm người tù tha trở về khó nhận thức đúng đắn quá trình trở về làm lại cuộc đời
và hòa nhập với cộng đồng nơi mình đang sinh sống
Như vậy, có thể thấy rằng quá trình tái hòa nhập của người tù tha sẽ không
có hiệu quả nếu như họ nhận thức không đầy đủ về quá trình tái hòa nhập xã hội
cũng như hình thành cho mình tư thế tích cực hoàn lương trong quá trình trở về
địa phương hòa nhập với cộng đồng.
Với lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn nội dung:” Nhận thức của
cộng đồng về người sau khi chấp hành xong hình phạt tù trong quá trình tái
hòa nhập cộng đồng” để làm sáng rõ những nhận thức chung và thực tiễn thi
hành công tác này ở nước ta hiện nay và thực trạng tái hào nhập của các đối
tượng tù tha tại thời điểm nghiên cứu. Qua đó đóng góp các đề xuất nhằm hoàn
thiện các chính sách pháp luật, xã hội về vấn đề này.
2.

Địa bàn nghiên cứu:

Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.

Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về người sau khi chấp hành xong án
phạt tù trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng.

4.

Khách thể nghiên cứu

-

Người chấp hành xong án phạt tù (tù tha)

-

Các cá nhân trong cộng đồng

-

Các tổ chức chính trị, xã hội tạ địa phương

5.

Phạm vi nghiên cứu

3


-

Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu nhận thức cộng đồng về

người sau khi chấp hành xong án phạt tù trong quá trình tái hòa nhập với cộng
đồng
-


Phạm vi không gian: địa bàn thành phố Hà Nội.

-

Phạm vi thời gian: giai đoạn từ năm 2014 – 2016.

-

Thời gian tiên hành nghiên cứu: 2 tuần

-

Thời điểm diễn ra nghiên cứu: Tháng 10 năm 2016

6.

Mục đích nghiên cứu

-

Tìm hiểu nhận thức tái hòa nhập, thích nghi xã hội của những người

vừa chấp hành xong hình phạt tù dưới các biện pháp giáo dục chuẩn bị về mặt
tâm lý và các chính sách khoan hồng của Nhà nước, pháp luật nước ta hiện nay.
-

Xác định nhận thức của cộng đồng trong việc hỗ trợ các đối tượng

tù tha tái hòa nhập, thích nghi xã hội dưới các biện pháp giáo dục chuẩn bị về

mặt tâm lý và các chính sách khoan hồng của Nhà nước, pháp luật của nước ta
hiện nay
-

Đề xuất một số biện pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả

giáo dục nhưng đối tượng tù tha, giúp họ có được nhận thức đúng đắn nhất và trở
thành những người có ích khi trở về hòa nhập với cộng đồng.
7.

Mục tiêu nghiên cứu

-

Nhận thức về nhu cầu tái hòa nhập cộng đồng của các đối tượng là

tù tha trên cơ sở các chính sách đãi ngộ của Nhà nước và pháp luật nước ta hiện
nay
-

Nhận thức của cộng đồng về định kiến xã hội, gia đình bạn bè khi

trở về cải tạo tại địa phương
-

Chỉ ra các biện pháp cải thiện nhận thức của các đối tượng tù tha

tiến bộ trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng
8.


Giả thuyết nghiên cứu:
4


-

Thời gian được trở về địa phương tự cải tạo, rèn luyện bản thân thì

nhận thức tái hòa nhập, thích nghi xã hội của những người vừa chấp hành xong
hình phạt tù đã dần dần được hình thành một cách đúng đắn, rõ nét và thực sự đã
có sự chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động tái hòa nhập, thích nghi với xã hội.
-

Các đối tượng là tù tha nhận thức rõ ràng những khó khăn khi tái

hòa nhập với xã hội ( mặc cảm, không có việc làm, định kiến …)
-

Các chính sách, nghị quyết, văn bản, chỉ thị ưu đãi của nhà nước và

pháp luật sẽ giúp cho quá trình hoàn lương của các đối tượng sau khi chấp hành
xong hình phạt tù trở về địa phương cải tạo được nhanh chóng và sớm hòa nhập
được với cộng đồng.
9.

Phương pháp nghiên cứu

9.1.

Phương pháp phân tích tài liệu:


Phân tích các tài liệu liên quan đến tâm lý của những người phạm tội đã
quay trở lại với cuộc sống hàng ngày. Từ đó xác định khó khăn trong việc hòa
nhập của họ , đặc biệt là nguyên nhân do hạn chế về nhận thức của họ
9.2.

Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu nhằm xác định 1 cách
tương đối các hiện tượng thể hiện ra bên ngoài của sự hòa nhập cộng đồng của
người tù tha. Từ đó nhằm đánh giá sơ bộ thực trạng vấn đề và tìm ra các đối
tượng thích hợp để thu thập thông tin trong các phương pháp tiếp theo.
9.3.

Phương pháp phỏng vấn

Xử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số đối tượng trong phần khách
thể, từ đó xác định được những vấn đề cần tập trung vào nhiên cứu để làm rõ hơn
thực trạng của vấn đề. Phỏng vấn ba đối tượng ( đại diện cho các khách thể
nghiên cứu)
9.4

. Phương pháp trưng cầu ý kiến

5


Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành điều tra thông qua việc phát 250 bảng
hỏi cho 250 đối tượng là những người chấp hành xong hình phạt tù; các cán bộ
của các tổ chức chính trị, xã hội; người thân của người chấp hành xong hình phạt

tù; và các đối tượng khác đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sở dĩ
chọn nghiên cứu mẫu này là vì Thành phố Hà nội có diện tích 3.328,9 km², dân
số năm 2015 là 7588.150 người, mật độ dân số đạt 2.279 người/km²; là một
thành phố có dân số đông và mật độ dân số dày đặc; tình hình xã hội phúc tạp
với tỷ lệ tệ nạn, tội phạm tăng cao. Hơn nữa với số lượng 4000 người hết hạn tù
đang tái hòa nhập cộng đồng thì với mức tin cậy là 95% và sai số không vượt
quá 10%, áp dụng công thức:
n=
Trong đó:
n - mẫu cần chọn
N – tổng thể nghiên cứu
 - phạm vi sai số chọn mẫu
pq – phương sai của tiêu thức thay phiên, p = q = 0.5 và pq = 0.25
Ta có:
n = =180
Để đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu, chúng tôi chọn số lượng
nghiên cứu ở đây là 250 người sinh sống trên đại bàn (bao gồm cả các nhóm đối
tượng là những người chấp hành xong hình phạt tù; các cán bộ của các tổ chức
chính trị, xã hội; người thân của người chấp hành xong hình phạt tù; và các đối
tượng khác). Với cách chọn mẫu ngẫu nhiên.
Dựa trên số liệu thống kê thu thập được tại địa bàn nghiên cứu chúng tôi
thấy rằng, tại địa bàn nghiên cứu4 nhóm đối tượng nghiên cứu trên có thể chia
theo tỷ lệ như sau

6


Phân theo nhóm đối tượng nghiên cứu, ta phải thu thập số liệu trong bảng
sau:
Stt


Đối tượng
Những người chấp hành xong

1
2
3

hình phạt tù
Các cán bộ của các tổ chức chính
trị, xã hội
Người thân của người chấp hành
xong hình phạt tù

Tỷ lệ mẫu nghiên cứu
Tỷ lệ (%)

Số lượng mẫu

50

130

20

50

20

50


4

Đối tượng khác

10

20

5

Tổng thể

100

250

Như vậy, kết hợp những phương pháp chọn mẫu trên chúng ta sẽ có được
lượng mẫu đảm bảo tính thống nhất, đại diện cho vấn đề nghiên cứu.
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến cho việc thu thập thông
tin trong các nghiên cứu Xã hội học, bằng cách đọc các câu hỏi đã được thiết kế
sẵn, sau đó ghi câu trả lời của đối tượng nghiên cứu vào bảng hỏi. Phương pháp
này sẽ đảm bảo thu được đầy đủ các câu hỏi đã đề ra trong bảng hỏi. Căn cứ vào
nội dung bảng hỏi đã được thiết kế từ trước, khi xuống địa bàn điều tra thực tế
chúng tôi đã tiến hành điều tra 250 bảng hỏi với phương pháp này. Thông tin thu
được là toàn bộ câu trả lời thể hiện quan điểm, thái độ và nhận thức của Những
người chấp hành xong hình phạt tù; Các cán bộ của các tổ chức chính trị, xã hội;
Người thân của người chấp hành xong hình phạt tù và các đối tượng khác về vấn
đề tái hòa nhập cộng động.
10.


Lý thuyết nghiên cứu

Lý thuyết vai trò: Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội
áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Trong trường hợp nghiên
cứu thì vài trò của người đã chấp hành xong án tù là tương đương với những
người chưa có tiền án tiền sự trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt
7


động kinh tế… Có hai loại vai trò khác nhau: vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai trò
hiện là vai trò bên ngoài mọi người đều có thể thấy được. Vai trò ẩn là vai trò
không biểu lộ ra bên ngoài mà có khi chính người đóng vai trò đó cũng không
biết, thí dụ trong những gia đình có người tù tha, chính các thành viên trong gia
đình được huấn luyện để đóng vai người hỗ trợ cho người thân từng lầm lỗi hòa
nhập với cộng đồng mà không biết. Vì một người có thể có nhiều vai trò khác
nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu thuẫn với nhau, tạo
ra khó khăn. Thí dụ gia đình rất đồng cảm với người thân khi đã được ra tù
nhưng cộng đồng lại kì thị và không tạp điều kiện hòa đồng cho họ. Như vậy,
việc áp dụng lý thuyết vai trò xã hội ở đây nhằm tìm hiểu rõ hơn về vai trò của
sự tác động của nhận thức cộng đồng đến với sự tái hòa nhập cộng đồng của
người tù tha.
11.

Khái niệm

11.1. Khái niệm nhận thức
Trong quá trình hoạt động của con người nhận thức là một hoạt động
không thể thiếu, nhận thức phản ánh hiện thực xung quanh và chính bản than
mình. Trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. Như vậy nhận

thức càng sâu sắc, càng tích cực thì càng có cơ sở để có thể tiến hành những
hành động phù hợp. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cứ nhận thức đúng là
sẽ hành động đúng.
Theo Can – Tơ nhà Triết học cổ điển Đức – cả trong các hệ thống chủ
nghĩa kinh nghiệm duy vật, nhận thức được xem xét như kết quả của hoạt động
tư duy của chủ thể nhằm thấu hiểu thế giới bên ngoài. “Can – tơ muốn xây dựng
một quan niệm nhận thức riêng của mình, đã đi đến kết luận rằng quan hệ của
nhận thức cảm tính và nhận thức giác tính hay lý tính không phải bậc thấp với
bậc cao; chúng đều là hành động khác nhau của trí tuệ. Ông cho rằng, để hiểu
được bản chất của nhận thức thì cần phải nghiên cứu chính bản thân tri thức. Can
– tơ là người muốn nhấn mạnh tính tích cực của chủ thể trong nhận thức.” Nhờ
hoạt động nhận thức, chúng ta không chỉ phản ánh hiện tượng xung quanh ta mà
8


cả bản thân, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và sắp tới, quy luật
phát triển của hiện thực. Tức là hoạt động của nhậ thức bao gồm nhiều quá trình
khác nhau, mức độ phản ánh khác nhau: cảm giác, tri giác, tư suy, tưởng tượng…
những quá trình này sẽ cho chúng ta những sản phẩm khác nhau (hình ảnh, biểu
tượng, khái niệm) toàn bộ hoạt động nhận thức có thể chia thành hai giai đoạn
lớn:
+ Giai đoạn nhận thức cảm tính bao gồm cả cảm giác và tri giác
+ Giai đoạn nhận thức lý tính và có quan hệ chặt chẽ và tác động, bổ sung
nhau.
V.I.Lenin đã rút ra kết luận cho hoạt động nhận thức đó là:” từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con
đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của hiện thực khách quan”. Hay “
nhận thức là sự phản ảnh của thế giới khách quan vào bộ óc con người”. Có thể
nói rằng, nhận thức là quá trình phản ảnh khách quan vào bộ óc con người nhưng
sự phản ánh không chỉ giảm thụ động mà là quá trình biện chứng thể hiện tính

tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể. Tóm lại, nhận thức là quá
trình mang tính tích cực của con người, nhận thức là khả năng phản ánh những
sự vật, hiện tượng với quan hệ của chung trong nhận thức khách quan thông qua
thực tiễn con người.
“Mối quan hệ giữ nhận thức và hành vi là mối quan hệ qua lại, bổ sung
cho nhau. Chỉ có được những hành vi đúng đắnkhi có sự nhận thức đúng đắn và
ngược lại, bằng việc thực hiện những hành vi chuẩn xác và phù hợp mới tạo cho
con người hoàn thiện trong nhận thức phản ánh đúng hiện thực khách quan,
nhưng hành vi không phù hợp với nhận thức, nhận thức sai lệch sẽ dẽ dàng biến
thành các hành vi lệch chuẩn. Có thể thấy rằng hành vi thao tác, công cụ của
nhận thức để tác động vào hiện thực khách quan. Qua việc thực hiện hành vi, chủ
thể của hành vi có thể thay đổi được những nhận thức của họ. Đối với những
người vừa chấp hành xong hình phạt tù họ đều nhận thức được rằng phạm tội là
một hành vi trái pháp luật, có ảnh hưởng xấu cho xã hội. Nhà nước và pháp luật
9


luôn luôn lên án và có hình phạt đích đáng cho những ai có những hành vi trai
với pháp luật. Và khi những người có sai lệch về chuẩn mực đạo đức của xã hội,
họ đã phải chịu những hình phạt đó và cải tạo trong cac trại giam, các trung tâm
giáo dưỡng, đó là quá trình giúp họ nhìn nhận lại hành vi sai trái của mình từ đó
tự kiểm điểm và cải tạo, sửa chữa lỗi lầm của mình. Sau thời gian cải tạo tốt
trong các trại giam, trung tâm giáo dưỡng, họ trở về với địaphương và nhận được
các chế độ ưu đãi của Nhà nước và pháp luật giúp họ sớm hoàn lương, hòa nhập
với cộng đồng.
Như vậy, nhận thức đúng và hành vi đúng sẽ tạo nên một nhận cách đúng
và một nhân cách lệch chuẩn khi nhận thức sai và đẩy đến hành vi sai.
11.2. Khái niệm nhu cầu:
Theo từ tâm lí học “nhu cầu có nghĩa là điều kiện cần thiết để đảm bảo tồn
tại và phát triển. Được thảo mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng,

ấm ức. Có nhu cầu cá nhân, có nhu cầu chung của tập thể, khi hòa hợp, khi mâu
thuẫn; có nhu cầu cơ bản; thiết yếu, giả tạo” (Nguyễn Khắc Viện, Từ điển tâm lý
học, NXB Thế giới, 2013:259 – 260) Nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi khi trình độ
phát triển xã hội thay đổi. Cho nên, cần xác định rõ những tiêu chuẩn sinh lí, xã
hội, tâm lí để phân biệt những nhu cầu xác đáng với những ham muốn, đòi hỏi
không quan trọng. Nhu cầu là nhân tố xác định hành động của con người với mỗi
nội dungcuar nhu cầu sẽ hình thành hành động của mỗi cá nhân và từ nội dung
của nhu cầu sẽ quyết định, thúc đẩy hành động của con người. Khi nhu cầu được
thỏa mãn sẽ làm nảy sinh nhữngcảm xúc dương tính, tạo cho sự phát triển nhân
cách của các cá nhân hoàn thiện. Và khi cách thức thỏa mãn nhu cầu lệch lạc,
hoặc không thể thỏa mãn dẫn đến cảm xúc âm tính, là nguyên nhân làm nảy sinh
những hành vi lệch chuẩn về nhân cách. Hay rõ ràng hơn là nhu cầu luôn bộc
bạch ở hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Nhu cầu được xem là tích cực khi
phù hợp với chuẩn mực xã hội, cộng đồng, bằng những cách thức phù hợp trong
điều kiện của bả thân, xã hội để thỏa mãn hì sẽ xuất hiện những hành vi phù hợp
với chuẩn mực tạo nên sự phát triển nhân cách. Ngược lại, nhu cầu tiêu cực nảy
10


sinh khi nó không phù hợp với những chuẩn mực xã hội, cách thức để thỏa mãn
nhu cầu là những hành vi lệch chuẩn. Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu mà con người
thấy cần phải thỏa mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu của con người có những
đặc điểm cơ bản sau:
+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng
+ Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp ứng sự thỏa mãn thì lúc
đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm đối tượng.
+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó
quy định.
+ Nhu cầu có tính chu kì
+ Nhu cầu của con ngườ khác xa về chất so với nhu cầu của con vật: nhu

cầu của con người mang bản chất xã hội
+ Nhu cầu của con người rất đa dạng, nhu cầu gắn liền với sự tồn tại của
cơ thể như nhu cầu ăn, mặc, ở… Nhu cầu tinh thần bao gồm: nhu cầu nhận thức,
nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu lao động, nhu cầu giao lưu và nhu cầu hoạt động xã
hội.
Tóm lại, nhu cầu bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, nó là cần
thiết, tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nó định hướng và quy định
cho mọi hoạt động của con người. Vì thế, nhu cầu tích cực hay không tích cự sẽ
ảnh hưởng đến một nhân cách hoàn thiện hay lệch chuẩn.
11.3. Định kiến xã hội
Định kiến xã hội là thái độ có sẵn về đối tượng(ở một con người hay một
vấn đề nào đó). Đây chính là sự nhận định, đánh giá mang tính chất một chiều
dựa trên cơ sở khách quan nhưng chưa đủ chứng cứ xác định hay thường mang
một hàm ý xấu. Định kiến xã hội là sự định hướng mà con người tiếp nhận được
từ trong cuộc sống nhằm tạo ra sự phân biệt xã hội dẫn đến sự phân biệt đối xử.
Theo PGS. TS Trần Minh Đức- đinh kiến xã hội có mức độ thể hiện sự phân biệt
đối xử từ thấp đến cao:
11


+ Thứ nhât: đó là đặc ngữ thế hiện ở tính miệt thị một cách không cố ý dẫn
đến phân biệt đối xử (ví dụ như từ mọi rợ, ngu đần…) Đặc ngữ được lưu truyền
trong nhân gian, trong nhóm xã hội và thường thấm sâu vào ý thức cá nhân một
cách vô thức.
+ Thứ hai: đó là sự nhận thức (tri thức, quan niệm, sự hiểu biết về các vấn
đề xã hội). Chính vì vậy, con người có kiến thức càng cao thì định kiến càng
giảm đi.
+ Thứ ba: thể hiện trong ứng xử, hành vi,hành động.
Định kiến thường được hình thành trong gia đình, môi trường giáo dục của
nhà trường, các phương tiện truyền thông một cách vô thức hay có ý thức. Định

kiến là sự phân biệt đối xử do sự không ngàng nhau về trình độ văn hóa, hoàn
cảnh, tri thức, vị trí kinh tế - xã hội dẫn đến định kiến bản thân làm thay đổi hình
ảnh của bản thân thể hiện ở sự căm ghét bản thân mình,làm méo mó hình ảnh
của bản thân. Định kiến dẫn đến sự phân biệt đối xử với người kahcs do hiệu ứng
Pygmalyon (nhà điêu khắc Hy Lạp) là quá trình hình thành ở người khác những
đặc điểm mà thực chất họ không có nhưng người giao tiếp lại nghĩ họ có
Tóm lại, định kiến xã hội là suy nghĩ, thái độ có sẵn với một người,một nhóm
người, một dân tộc hay một vấn đề nào đó. Định kiến xã hội có hai mặt. Thứ nhất, định
kiến xã hội làm đơn giản hóa quá trình xã hội hóa người khác, làm cản trở sự hiểu biết
của các đối xã hội một cách chính xác. Thứ hai, định kiến xã hội dẫn đến thái độ đối xử
không đúng.
11.4. Người tù tha
Người chấp hành xong hình phạt tù được gọi là “tù tha”. Hình phạt tù là
hình phạt cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội đưa họ vào môi trường trại giam
để quản lý và giáo dục tập trung theo quy định của pháp luật.
11.5. Tái hòa nhập cộng đồng

12


Là quá trình hòa nhập lại với cộng đồng của các đối tượng đã từng bị cách
ly khỏi cộng đồng. Ở đây có thể là những người đã chấp hành xong hình phạt tù,
các đối tượng đi làm ăn xa vv….

13



×