Tải bản đầy đủ (.docx) (160 trang)

Giáo trình may công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.15 MB, 160 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Giáo trình May công nghiệp cung cấp kiến thức cơ bản về an toàn lao động,
thiết bị và nguyên phụ liệu may, các đường may căn bản, phương pháp thiết kế dựng
hình, phương pháp cắt – may, trình tự lắp ráp từ chi tiết đến hoàn thiện sản phẩm.
Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy; nghiên cứu của giáo
viên, làm tài liệu học tập; tham khảo cho học viên.
Giáo trình được trình bày rõ ràng, kèm theo hình ảnh, hình vẽ minh họa với
những hướng dẫn cần thiết giúp học viên nắm vững phương pháp thiết kế, kỹ thuật
may cụm chi tiết và nguyên tắc may hoàn chỉnh trang phục từ đơn giản đến phức tạp.
Nội dung được chia làm 3 mô-đun:


Mô-đun 1. Kỹ thuật May cơ bản.



Mô-đun 2. Thiết kế trang phục I.



Mô-đun 3. Công nghệ may trang phục I.

Qua đào tạo, vận dụng vào thực hành, học viên nắm vững phương pháp thiết
kế dựng hình, thực hiện thuần thục thao tác cắt, may… cũng như cách khắc phục các
sai hỏng thường gặp, đủ điều kiện tham gia các dây chuyền may công nghiệp, các cơ
sở cắt may hàng thời trang, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các công ty may mặc.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Để nội dung được hoàn chỉnh hơn rất


mong nhận được ý kiến đóng góp của người học, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để
giáo trình May công nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!


Mô-đun 1.

KỸ
THUẬT MAY CƠ BẢN

I

Giới thiệu
Để sử dụng được máy may công nghiệp, thiết kế – lắp ráp áo quần một cách chính
xác và khoa học, cần có những hiểu biết tổng quan về ngành May. Mô-đun Kỹ
thuật may cơ bản nhằm giới thiệu cho học viên những kiến thức cơ sở về công tác
bảo hộ và an toàn lao động; các dụng cụ và thiết bị cơ bản trong ngành may, cách
vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo, hiểu được nguyên nhân và biết
cách sửa chữa; điều chỉnh một số hư hỏng máy may công nghiệp thông thường…
Mô-đun cũng cung cấp các phương pháp xác định vị trí kích thước; vẽ thiết kế và
kỹ thuật lắp ráp các cụm chi tiết sẽ được ứng dụng trên sản phẩm. Những kiến
thức cơ sở này sẽ là nền tảng vững chắc cho công tác thiết kế và lắp ráp các chi
tiết từ mức độ cơ bản đến nâng cao.

II

Mục tiêu

1.

Kiến thức


2.



Trình bày được kiến thức các môn cơ sở như: an toàn lao động, vật liệu may,
vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ để thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản về May công nghiệp.



Nhận biết được tính chất cơ bản của một số nguyên vật liệu sản xuất ra các sản
phẩm may.



Vận dụng được nguyên lý vận hành đảm bảo an toàn, tính năng, tác dụng và
bảo quản một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may công nghiệp.



Thể hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của lao động nghề may về an toàn, vệ
sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.



Vận dụng được phương pháp may chi tiết và lắp ráp các chi tiết trên sản phẩm
may thông dụng.




Nhận biết được sự tương đồng và khác biệt về sự thay đổi kiểu dáng các cụm
chi tiết trong các sản phẩm may.

Kỹ năng


Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phụ trợ trên trên dây chuyền may
3


công nghiệp như máy may 1 kim; máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ; máy thùa khuy; máy
đính nút…

3.

III



Vận hành thiết bị an toàn và đúng quy trình để thực hiện may các đường may
cơ bản đúng yêu cầu kỹ thuật.



May các chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may chiết ly; may
nẹp; may túi; may thép tay; may măng sét; may cổ; may dây kéo; may lưng
quần… đạt yêu cầu kỹ thuật.




Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.



Lắp ráp được các cụm chi tiết cơ bản tạo thành sản phẩm.



Lựa chọn được kỹ thuật lắp ráp các cụm chi tiết phù hợp với điều kiện sản
xuất.

Thái độ


Khả năng nhận biết sự đa dạng trong lĩnh vực thiết kế các cụm chi tiết.



Có ý thức cầu tiến, trung thực, luôn cập nhật kiến thức mới.



Tự giác, tích cực và phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập.



Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tác phong công nghiệp.

Nội dung chính

Chương 1. Khái quát về May công nghiệp.
Chương 2. Kỹ thuật gia công các cụm chi tiết thông dụng.

I KHÁI QUÁT VỀ MAY CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu:
1. Trình bày được các kiến thức cơ sở về: an toàn lao động, vật liệu may, vệ sinh

công nghiệp và phòng chống cháy nổ để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản về
ngành May.
2. Vận dụng được nguyên lý vận hành đảm bảo an toàn, tính năng, tác dụng, bảo

quản một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may.
4


3. Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phụ trợ trên dây chuyền như máy may

1 kim, máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ, bàn ủi, kéo bấm, kéo cắt vải, phấn, kim máy…
4. Vận hành thiết bị an toàn và đúng quy trình để thực hiện các đường may cơ bản

đúng yêu cầu kỹ thuật.

5


2
AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH MAY
I

Khái quát về An toàn lao động


4.

Khái niệm tai nạn lao động
Tai nạn lao động là trường hợp không may xảy ra trong sản xuất do tác động đột
ngột xảy ra từ bên ngoài dưới dạng cơ, điện, hóa hoặc yếu tố môi trường bên
ngoài gây hủy hoại cơ thể, phá hủy chức năng hoạt động bình thường của các cơ
quan trong cơ thể.
Tai nạn lao động được phân thành 3 nhóm: chấn thương; nhiễm độc nghề nghiệp;
bệnh nghề nghiệp.
+

Chấn thương là trường hợp tai nạn gây ra vết thương, dập thương hoặc sự
hủy hoại khác cho cơ thể con người. Hậu quả của chấn thương có thể tạm
thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động hoặc có thể làm chết con người.

+

Nhiễm độc nghề nghiệp là sự hủy hoại sức khỏe do kết quả của các chất
độc khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người trong các điều kiện lao
động.

+

Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khỏe con người làm việc do
những điều kiện bất lợi trong sản xuất hoặc do những chấn động thường
xuyên lên cơ thể con người.

II


Quy định chung về vận hành sử dụng thiết bị May

5.

Đối với máy may 1 kim, 2 kim

6.



Cấm người không có trách nhiệm vận hành thiết bị.



Không được tự ý, điều chỉnh, tháo các thiết bị gắn cố định thường xuyên bên
trong máy đặc biệt là các thiết bị an toàn.



Khi có sự cố phải tắt máy để sửa chữa.



Kết thúc quá trình làm việc phải dùng bao tủ máy lại cẩn thận.

Đối với vật dụng kim loại


Các vật dụng kim loại như dao, kéo, bấm, dùi… phải được phân loại, nhận
6



dạng (Hình 1.1a).


Đối với các vật dụng như kéo bấm phải được cột dây cố định. Trục vít, dùi…
sắp xếp tại vị trí thuận tiện đảm bảo khi thực hiện, thao tác liên tục không ngắt
quãng (Hình 1.1b).

a) Vật dụng kim loại

b) Vị trí cột bấm
Hình 1.1. Vật dụng kim loại

7.

Đối với kim máy


Khi ngồi vận hành có kim sẵn trên máy để sử dụng.



Khi đang may, kim bị gãy (phải tìm kiếm đầy đủ cả nguyên cây kim) cắm kim
đúng nơi quy định đồng thời báo với người phụ trách để nhận kim mới.

Hình 1.2. Kim máy may công nghiệp

8.


Đối với kim khâu tay
Kim tay sau khi sử dụng được cắm tại các vị trí đã qui định. Tuyệt đối không
mang kim di chuyển trong quá trình thực hành, không ghim lên vải, trên áo đang
mặc hoặc trên sản phẩm.

7


Hình 1.3. Kim may tay

III

Thao tác may

9.

Cách ngồi may
Chọn ghế vừa tầm, ngồi thẳng lưng, đầu hơi hướng về phía trước, hai tay tỳ lên
bàn thoải mái theo chiều dài của bàn máy, hai chân phải mang dép đặt lên bàn
đạp.

a) Tư thế sai

b) Tư thế đúng

Hình 1.4. Tư thế ngồi may

10.

Bắt đầu may



Sau khi thực hiện quá trình tạo mũi may. Hạ chân vịt xuống thực hiện quá
trình khởi động máy và bắt đầu thao tác may, trục kim đi xuống đưa kim đâm
vào vải, kết hợp thao tác cầm tay kéo để đưa chi tiết may đúng hướng đảm bảo
hoạt động may xuyên suốt và liên tục (Hình 1.5a).



Trong quá trình thực hiện may tuyệt đối không được dùng tay để xoay puly
điều chỉnh mũi may (Hình 1.5b).

8


a) Thao tác đúng

b) Thao tác sai

Hình 1.5. Thao tác cầm kéo tay trái khi may

IV

Một số các tai nạn thường gặp và cách khắc phục trong ngành May

11.

Các tai nạn thường gặp

12.




Cắt phải ngón tay khi thao tác trong phòng cắt.



Kim đâm phải tay khi may.



Bỏng trong khi ủi.



Ngoài ra còn tiềm ẩn một số các nguy cơ khác như: bàn đạp máy không có bộ
phận bảo vệ, bảng hoặc nút điều khiển máy móc không sử dụng được, các bộ
phận máy gây bỏng, dây điện bị hở...

Biện pháp hạn chế các tai nạn


Sử dụng và bảo dưỡng máy an toàn, kiểm soát môi trường hiệu quả.



Luôn kiểm tra máy cẩn thận, thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra máy móc định
kỳ tránh gây rủi ro trong sản xuất.




Mua máy an toàn.



Bảo dưỡng máy đúng cách.



Hướng dẫn học viên sử dụng máy an toàn.



Trang bị đồ dùng bảo vệ hoặc thiết kế khung che chắn bộ phận gây nguy hiểm
để cách ly với chúng...

3
9


GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH MAY CÔNG NGHIỆP
I

Khái niệm May công nghiệp

13.

Khái niệm
May công nghiệp là hình thức sản xuất tiên tiến nhất. Trong đó, người ta sản xuất
một số lượng lớn sản phẩm cho người tiêu dùng, phục vụ cho một nhóm đối

tượng hay một số đông trong xã hội, cho nên cơ sở kỹ thuật để thiết kế lúc này
không còn là số đo của một khách hàng cụ thể, mà là bảng thông số kích thước
cho từng loại cỡ vóc khác nhau. Sản xuất theo dây chuyền công nhân có trình độ
chuyên môn hóa, tính kỷ luật cao và trang thiết bị máy móc hiện đại.

14.

Vai trò của sản xuất may công nghiệp trong nền kinh tế quốc gia


Sản xuất để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người.



Sản xuất để phục vụ xuất khẩu góp phần phát triển nền kinh tế.



Tạo việc làm, thu hút lao động, giảm tỷ lệ người thất nghiệp cho xã hội.



Tạo nguồn thu nhập cho gia đình.

Hình 1.6. Dây chuyền sản xuất may công nghiệp

II

Chuẩn bị dụng cụ – thiết bị May


15.

Chuẩn bị dụng cụ

10


Dụng cụ may chủ
yếu gồm:
1. Thước dây
2. Kéo
3. Thước gỗ
4. Đê
5. Kéo bấm
6. Phấn may
7. Kim khẩu tay
8. Gối ghim kim
9. Dụng cụ sang dấu
10. Bàn là điện
11. Kim gút

Hình 1.7. Các dụng cụ cắt may

12. Dụng cụ xâu kim
13. Dụng cụ tháo chỉ

đường may
14. Cầu là …

16.


Chuẩn bị thiết bị may
Thiết bị may gồm các loại máy may 1 kim, máy vắt sổ...

11


Hình 1.8. Máy may 1 kim

Ổ nơi chứa thuyền và suốt

Hình 1.9. Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ

Ổ thuyền

Suốt chỉ

Chân vịt

Hình 1.10. Các chi tiết trong máy may

III

Cách sử dụng máy may

17.

Lắp kim

18.




Chọn loại kim phù hợp với máy, nguyên liệu may, chỉ may.



Nới lỏng vít hãm kim, đưa kim mới vào sao cho rãnh dài của kim đặt đúng
hướng tùy thuộc vào hướng của thoi là hướng trái hay hướng phải và đẩy kim
lên hết rãnh của trụ kim.



Vặn chặt vít hãm kim.

Cuốn chỉ vào suốt
Đối với máy may công nghiệp, chỉ được cuốn vào suốt cùng quá trình may. Khi
bắt đầu may chưa có chỉ suốt thì cần cuốn chỉ vào suốt. Cần chú ý khi cuốn chỉ
vào suốt phải nâng chân vịt (bàn ép), tránh chân vịt chạm vào răng cưa làm mòn
răng cưa và chân vịt.

19.

Lắp suốt vào ổ thuyền


Lắp suốt chỉ vào ổ thuyền sao cho khi kéo chỉ, suốt quay thuận theo ổ thuyền
(hình 1.13a).




Kéo đầu chỉ sau khi lắp suốt vào ổ thuyền để kiểm tra chiều quay của suốt và
lực căng của chỉ (hình 1.13b).

12


a) Lắp suốt vào ổ thuyền

b) Kiểm tra chiều quay của suốt

Hình 1.11. Lắp suốt vào ổ thuyền

20.

Mắc chỉ trên
Với mỗi loại máy đường đi của chỉ trên là khác nhau, nhưng chúng có chung
nguyên tắc sau:

21.

22.



Đầu tiên chỉ qua các chi tiết dẫn chỉ, nhằm định hướng cho đường đi của chỉ.
Các chi tiết dẫn chỉ được nhà chế tạo ấn định để đạt được mũi may tiêu chuẩn.




Tiếp theo, chỉ đi qua chi tiết kẹp chỉ, thường là cụm đồng tiền hoặc lò xo lá tạo
lực căng cho chỉ.



Chỉ đi qua cơ cấu điều hòa chỉ (cần giật chỉ) dùng để cung cấp và thu hồi
lượng chỉ tương ứng trong quá trình tạo mũi may.



Chỉ qua chi tiết dẫn chỉ và xuyên qua kim.

Điều chỉnh chiều dài mũi may


Tăng chiều dài mũi may: xoay núm điều chỉnh tới con số yêu cầu của chiều
dài mũi may chạm vào vạch dấu ghi trên máy. Con số ghi trên núm tính bằng
milimét. Số càng lớn chỉ càng thưa và ngược lại.



Khi muốn giảm chiều dài mũi may: Trước tiên tay trái ấn cần lại mũi xuống và
giữ nguyên vị trí đó, tay phải xoay núm đến vị trí yêu cầu của mũi may.

Điều chỉnh lực căng của chỉ


Điều chỉnh độ căng chỉ trên (chỉ kim): Điều chỉnh độ căng chỉ trên bằng núm
điều chỉnh của cụm đồng tiền. Xoay núm điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ
thì lực căng chỉ tăng lên. Xoay núm ngược chiều kim đồng hồ lực căng chỉ

trên giảm.



Điều chỉnh lực căng chỉ dưới (chỉ suốt): Điều chỉnh lực căng chỉ suốt bằng
cách xoay vít me thoi, vít xoay theo chiều kim đồng hồ thì lực căng chỉ dưới
13


tăng; ngược lại vít xoay ngược chiều kim đồng hồ, lực căng chỉ dưới giảm.
Lưu ý: Chỉnh chỉ trên xoay núm sang trái, chỉ dưới xoay sang phải.
23.

Điều chỉnh lực ép chân vịt (bàn ép)
Nới lỏng đai ốc hãm xoay núm điều chỉnh lực ép theo chiều kim đồng hồ lực ép
tăng, xoay ngược chiều kim đồng hồ lực ép chân vịt giảm. Sau khi điều chỉnh lực
ép đạt yêu cầu, vặn chặt đai ốc hãm.

IV

Vệ sinh máy

24.

Trình tự vệ sinh máy
Bước 1.

Dùng vải sạch lau cần chỉ, đĩa chỉ (hình 1.14a).

Bước 2.


Lau đầu máy (hình 1.14b).

Bước 3.

Lau mặt bàn máy (hình 1.14c).

Bước 4.

Lau chùi răng cưa, mặt nguyệt (hình 1.14d).

Bước 5.

Lật máy lau chùi ổ máy, thuyền, suốt (hình 1.14e).

Bước 6.

Kiểm tra dầu bôi trơn máy (hình 1.14f).

a) Lau cần chỉ

b) Lau đầu máy

c) Lau bàn máy

d) Lau mặt nguyệt

e) Lau ổ máy

f) Kiểm tra, bôi dầu


Hình 1.12. Các bước làm vệ sinh và kiểm tra dầu máy

25.

Kiểm tra các điều kiện an toàn
14




Kiểm tra vòng chắn kim (các máy 1kim, 2kim), không vận hành máy khi
không có vòng chắn kim và báo với người phụ trách trực tiếp, không bẻ vòng
chắn lên quá cao hoặc để xuống quá thấp trong quá trình vận hành máy.



Xoay nhẹ puly hướng vào phía vận hành, kiểm tra chuyển động bình thường
của các bộ phận, có cấn, kẹt. Khi thiết bị thiếu các điều kiện an toàn thì không
được vận hành máy.

V

Làm việc với máy may

26.

Quá trình khởi động máy

27.




Bật công tắc điện (nhấn nút ON).



Chờ 5 giây để máy ổn định mới bắt đầu làm việc. Đối với thiết bị sử dụng mô
tơ có quá trình nhấn ON phải dậm gót bàn đạp và đợi 30 giây cho mô tơ chạy
ổn định.



Chú ý puly chạy theo hướng vào phía người vận hành máy, trừ 1 số thiết bị
như máy vắt sổ, máy kan sai puly hướng theo chiều ngược lại.



Khi làm việc hai chân phải đặt lên bàn đạp.



Thường xuyên kiểm tra dầu bôi trơn qua cửa kiểm tra dầu phía bên phải đầu
máy.



Phải tắt máy (nhấn nút OFF) khi:
+


Máy có sự cố.

+

Rời khỏi vị trí làm việc.

+

Mất điện.

Quá trình kết thúc máy


Tắt máy (nhấn nút OFF).



Đặt miếng vải giữa răng cưa và mặt nguyệt, hạ chân vịt.



Vệ sinh máy theo quy trình vệ sinh của bước chuẩn bị.

15


a) Hai chân đặt lên bàn đạp

b) Vải kê răng cưa và mặt nguyệt


Hình 1.13. Một số thao tác làm việc với máy may

28.

Một số chú ý khi vận hành máy


Không cho máy hoạt động khi lượng dầu trong bể thiếu.



Không để tay ở gần kim khi máy đang hoạt động hay máy vẫn đang ở nút ON.



Không để ngón tay trong đáp che cần giật chỉ khi máy đang hoạt động.



Khi ấn nút ON để khởi động máy cần nghe tiếng động cơ chạy đều mới thực
hiện đường may.



Khi cần nghiêng đầu máy hoặc tháo đai truyền cần tắt máy (ấn nút OFF).



Ấn nút OFF khi rời khỏi máy.


29.

Bảo dưỡng máy, nguyên nhân và biện pháp khắc phục các lỗi cơ bản

1

Bảo dưỡng máy may
Sau một ngày làm việc máy bị bẩn do bụi vải, chỉ … rơi vào khe rãnh của máy
làm cho một số bộ phận khó chuyển động, gây rơ mòn và hỏng hóc máy. Vì vậy
sau mỗi ngày làm việc phải vệ sinh máy sạch sẽ. Trước khi lau chùi máy cần tắt
máy (ấn nút OFF và chờ môtơ tắt hẳn). Hằng ngày cần lau sạch hai bộ phận sau:


Ổ thoi: Đưa kim lên vị trí cao nhất, lật đầu máy lên, tháo thoi máy ra khỏi ổ và
dùng giẻ mềm lau sạch bụi bẩn cùng dầu máy. Sau khi lau sạch lắp lại ổ cẩn
thận đúng thứ tự.



Rănh cưa: Tháo tấm kim (mặt nguyệt) bằng cách tháo hai vít của tấm kim, lấy
tấm kim ra, phía dưới tấm kim là răng cưa. Lau sạch răng cưa và mặt sau của
tấm kim. Lắp tấm kim, trước khi vặn chặt hai vít của tấm kim, cần cho kim
xuống vị trí xuyên qua lỗ của tấm kim, kim phải đi qua chính giữa lỗ tấm kim.



Lau sạch sẽ phần vỏ đầu máy và bàn máy.

16





Lót một miếng vải dày ở dưới chân vịt, cho kim xuống vị trí thấp nhất, hạ
chân vịt để tránh gãy kim và mòn răng cưa, chân vịt.

Chú ý: Khi lau chùi máy, phải chọn vải mềm, dễ thấm dầu máy.
2

Các hỏng hóc thường gặp khi thao tác máy may và cách điều chỉnh
TT Hỏng hóc

1

Kim bỏ
mũi.

Nguyên nhân

Cách điều chỉnh

Kim không hợp với trục gắn kim.
Chưa lắp hết chân kim.
Kim không đúng cỡ, qúa to so với
chỉ, kim bị khuyết tật, cong, tà đầu.
Kim lắp bị lệch sai vị trí.
Lực đè chân vịt quá yếu.
Chỉ trên quá căng.
Xỏ chỉ chưa qua hết các móc dẫn
chỉ.

Đạp máy quá nhanh.
Gắn kim ngược.
Kim cong, tà đầu.
Lỗ kim qua mặt nguyệt xù xì.
Chỉ mục.
Sức căng trong suốt chỉ quá chặt.
Chỉ và sơ vải mắc kẹt trong ổ chao.
Suốt chỉ trong suốt không đều.
Suốt chỉ bị hỏng hoặc quá sát vỏ
thuyền.
Độ căng của chỉ trên và chỉ dưới
chưa đều.

Đẩy kim lên đúng vị trí.
Thay kim mới phù hợp, thay chỉ
đúng cỡ với kim.
Lắp kim đúng vị trí.
Vặn ốc điều chỉnh chân vịt.
Nới lỏng ốc điều chỉnh sức căng
chỉ.
Xỏ chỉ lại không bỏ sót các móc
dẫn chỉ.
Đạp máy vừa phải.
Gắn kim đúng vị trí.
Thay kim mới.
Giũa lại mặt nguyệt cho trơn cạnh.
Thay chỉ.
Nới lỏng ốc vít me thoi của ổ
thuyền.
Gỡ hết chỉ và sơ vải lau sạch thoi

và ổ chao.
Quấn chỉ lại cho đều.
Thay suốt mới.
Điều chỉnh lại độ căng của chỉ.

2

Đứt chỉ
trên.

3

Đứt chỉ
dưới.

4

Chỉ dưới
Ốc ở thuyền bị hỏng.
lỏng.

Xỏ chỉ trong thuyền không đúng
cách
Xiết ốc ở thuyền chỉ.

5

Chỉ trên
lỏng.


Sức căng của chỉ không đều

Xiết núm điều chỉnh ở cụm đồng
tiền

Rối chỉ
may.

Bộ ổ bị bám bụi nhiều.
Chỉ trên và chỉ dưới không kéo về
phía sau chân vịt.
Bàn đưa vải quá thấp.
Chỉ trên mắc vào ổ chao.

Vệ sinh sạch sẽ bộ ổ.
Khi may phải kéo chỉ về phía sau
chân vịt.
Nâng bàn đưa vải lên cao hơn.
Cắt sạch chỉ rối ở ổ chao.

6

7

Gãy kim. Vải cứng hoặc dày quá.
Khi may kéo vải quá nhanh.
Chân vịt gắn lỏng quá.
Kim may vào vật cứng.

17


Vải cứng dùng kim lớn, vải mỏng
dùng kim nhỏ.
Đừng kéo vải, đưa vải nhẹ tay cho
máy tự kéo đi.
Vặn ốc chân vịt cho thật chặt.


TT Hỏng hóc

Nguyên nhân

Cách điều chỉnh
Khi may đưa kim tránh đồ vật cứng.

8

Vải bị
Bàn răng quá cao hoặc quá thấp,
nhăn,
mũi may quá dày hoặc quá thưa.
không
chạy vải. Rối chỉ ở dưới bàn rang.

Nên dùng cùng cỡ chỉ trên và chỉ
dưới.
Dùng giấy để lót vải khi may.
Nâng bàn đưa vải lên.
Thay kim mới.


9

Độ căng của chỉ trên và chỉ dưới
Mũi may không đều.
không
Suốt chỉ sờn cạnh không quay được,
đều.
chỉ trong suốt cuốn không đều.

Điều chỉnh lại độ căng của chỉ
trên và chỉ dưới cho đều.
Thay suốt mới cuốn lại chỉ cho đều
không lỏng quá không đầy quá.

10

Máy kêu Máy thiếu dầu, các bộ phận trong
to, chạy máy bị mòn hoặc bị mất ốc.
yếu.
Do dây chân hoặc dây cu roa lỏng.

Tra dầu vào các vị trí của máy,
kiểm tra sửa chữa những bộ phận
máy bị hư mòn, hỏng hóc.

VI

Những yếu tố cần thiết khi thực hiện thao tác cơ bản nghề May
Để vận dụng vào quá trình lắp ráp các sản phẩm may mặc đạt hiệu quả cao, cần
phải chú ý đến những yếu tố cơ bản sau:



Thao tác phù hợp với tính chất của vật liệu (vải): Vải được dệt từ các loại xơ
sợi khác nhau; có những tính chất khác nhau; mặt khác cách trang trí, cấu tạo
của mặt vải cũng rất đa dạng, nên khi thực hiện thao tác phải vận dụng các
thao tác cho phù hợp với từng loại nguyên liệu.



Thao tác phù hợp với tính chất canh sợi của vải: Xuất phát từ đặc điểm của
công nghệ dệt nên sợi dọc và sợi ngang của vải có những tính chất co giãn
khác nhau. Mặt khác, các đường cắt của các bộ phận trong quần áo được cắt
theo phương khác nhau của vải, nên khi vận dụng thao tác cần có phương
pháp phù hợp để giữ và tạo dáng cho các bộ phận may. Trong may mặc phân
ra làm 4 loại canh sợi:
+

Canh sợi dọc: Trùng với sợi dọc của vải (biên vải). Có tính chất co giãn
ít nhưng độ co lớn.

+

Canh sợi ngang: Trùng với sợi ngang của vải (vuông góc với canh sợi
dọc). Có tính chất co giãn lớn, co ít hơn sợi dọc.

+

Canh sợi dược: Nằm theo phương lệch đi so với sợi dọc (dược dọc), so
với sợi ngang (dược ngang). Nếu lệch đi 1 góc < 20 (2%) có tính chất
giống sợi dọc và sợi ngang.


+

Canh sợi thiên: Nằm lệch đi so với canh sợi dọc và ngang 1 góc 450. Có
18


tính chất dễ bai giãn và biến dạng khi có tác động mạnh.
Căn cứ vào tính co giãn của các loại canh sợi, khi vận dụng các thao tác phải
có phương pháp phù hợp để giữ dáng và tạo dáng cho các đường may, các bộ
phận.

Hình 1.14. Các dạng canh sợi vải

Chú ý đến nguyên lý tác động của các loại dụng cụ và thiết bị lên nguyên liệu
trong quá trình thao tác, cụ thể:

VII



Răng cưa dưới trong quá trình đẩy vải làm vải bị chùn lại.



Chân vịt ép trên làm cho vải bị dãn ra.



Nắm được nguyên lý đó để khi liên kết các chi tiết cần xác định được lớp vải

nào để dưới, lớp vải nào để trên nhằm tạo dáng cho sản phẩm phù hợp với
từng phần của cơ thể.



Khi thao tác may phải chú ý đến cấu tạo từng phần của cơ thể tương ứng với
từng phần trên mỗi bộ phận để tạo dáng cho phù hợp với các thao tác, hình
trang trí trên mặt vải.

Nguyên phụ liệu ngành May


Nguyên liệu: Vải chính.



Phụ liệu: Keo, vải lót, dây kéo, chỉ, nút, móc...
Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà nguyên phụ liệu được lựa chọn cho phù
hợp đúng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật.

19


Bài tập:
Bài tập 1: Thực hành các thao tác may cơ bản trên máy may bằng 1 kim.


Đạp máy không kim.




Chỉnh tư thế ngồi, thao tác may: tay cầm, tay kéo.



Cách lắp kim vào trụ.



Sử dụng máy có kim không chỉ.

Bài tập 2: Sử dụng máy có kim, có chỉ.


Đánh suốt; lắp suốt vào thuyền, lắp thuyền vào ổ.



Xâu chỉ trên, câu chỉ dưới.



Điều chỉnh chỉ may.



Cách lại mũi đường may.

Bài tập 3: Sử dụng máy vắt sổ.



Xâu chỉ và điều chỉnh chỉ ở máy vắt sổ.



Cách sử dụng máy vắt sổ.

4
CÁC ĐƯỜNG MAY CĂN BẢN
I

Một số ký hiệu

30.

Các ký hiệu quy định về mặt vải
Thông thường, mặt phải vải có hoa văn hoặc màu đậm hơn mặt trái. Mặt phải sợi
vải mịn hơn và được dệt tinh tế hơn. Có một số loại vải mặt phải, trái rất giống
nhau khó mà phân biệt được, hãy nhìn và sờ lên những lỗ nhỏ như kim châm trên
biên vải, mặt phải có lỗ nhẵn trơn, mặt trái có lỗ ráp như cát.
Ký hiệu quy định về mặt vải như hình dưới.

20


Mặt phải

Mặt trái

Dựng bông xốp


Dựng (Mex)

Hình 1.15. Ký hiệu mặt vải

31.

Các ký hiệu quy định về đường may



Đường may chun:
Đường may cầm:
Đường may bai, giãn:
Đường may lược:
Đường may một kim:
Chiều đường may:
Đường may vắt sổ:



Mật độ mũi may:









32.

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

-----------------

Các ký hiệu trong bản vẽ thiết kế


Đường may chính thức,
đường cắt:



Đường vải gấp đôi:

Đường chìm bên trong:
− Hướng sợi dọc:




Hướng sợi xéo / nút:



Các đoạn bằng nhau:




Biểu diễn bằng trị số:



Vải còn dài nữa:



Xếp ly:



Xếp ly hộp:



Đường dây kéo:



Rút dún:



Đóng ply, mở ply:

10

21


Lớp lót


33.

Kỹ thuật ép, dán
Vật liệu keo (Mex, dựng dính) ngày nay được sử dụng rộng rãi trong ngành may,
có tác dụng tạo dáng, làm gia tăng độ cứng, độ phồng cần thiết cho sản phẩm tăng
giá trị của sản phẩm.
Các thông số kỹ thuật ép dán: nhiệt độ, áp suất, thời gian. Tùy theo loại keo, tính
chất và độ dày của nguyên liệu sử dụng mà điều chỉnh các thông số này cho phù
hợp. Trước khi ép dán cần phải là thử độ co của vải trước khi đặt chi tiết keo lên
ép, chi tiết keo luôn được đặt lên trên lớp vải, tuyệt đối không được sử dụng hơi
nước trong quá trình ép.
Nếu sử dụng bàn ủi để ép, lưu ý không được đẩy bàn ủi qua lại nhiều lần sẽ làm
cho chi tiết ép keo bị bai giãn làm lệch canh sợi mà phải đặt bàn ủi ở một vị trí,
sau khi keo ở vị trí này tan chảy thì nhấc bàn ủi lên và tiếp tục ép ở vị trí khác.
Các chi tiết của sản phẩm sau khi ép dán được xem là đạt chất lượng nếu:
+

Keo không thấm lên bề mặt của chi tiết, bề mặt của chi tiết phải phẳng,
không lồi lõm.

+

Chi tiết không bị bạc màu, bị ố vàng hay bị bóng loáng.

+

Đảm bảo độ đàn hồi tối thiểu của nguyên liệu.


+

Sản phẩm bền chắc trong quá trình mặc, chịu được những tác động của
môi trường bên ngoài.

II

Các đường may tay cơ bản

34.

Đường may lược


Khái niệm: May lược là đường khâu tạm thời, thưa mũi để giữ các mép vải trước
khi may chính thức không bị xô lệch. May lược gồm các kiểu khâu lược đều mũi
và lược chìm mũi.



Phương pháp: Chiều dài mũi lược 0.5÷2cm. Khoảng cách các mũi may
0.5÷0.7cm, những đoạn thẳng lược dài mũi, những đoạn vòng lược ngắn mũi.



+

May lược đều mũi (hình 1.17a).


+

May lược chìm mũi (hình 1.17b).

Yêu cầu kỹ thuật: Mũi lược thẳng, đều, phẳng, đúng kích thước.

22


a) May lược điều mũi

b) May lược chìm mũi

Hình 1.16. Đường may lược

35.

a) Mặt trái

b) Mặt phải

Hình 1.17. Đường may vắt

Đường may vắt
Đường may vắt là cách may viền mép gấp vải, có mũi ngồi ở mặt phải vải khơng
nhìn thấy mũi (hình 1.18b), phía trong mặt trái của vải nhìn thấy mũi (hình 1.18a).
Được áp dụng trên các sản phẩm như lên lai áo, lai
quần, cổ áo dài…



Phương pháp: Đầu tiên xếp vào 0.5cm rồi xếp lần nữa tuỳ theo sản phẩm, dùng
kim may tay, may vắt lên nếp vải vừa xếp. Bề mặt khơng nhìn thấy đường may, bề
trái là những đường may nằm xéo nhau.



u cầu kỹ thuật: Các mũi chỉ may vắt thẳng, mũi vắt đều, khơng nhăn rút mép
vải, mặt phải lặn mũi, đường may êm, phẳng, đảm bảo bền chắc.

36.

Đường may ln
Đường may ln dùng để may những nếp xếp của vải mà người ta khơng muốn
mũi chỉ bị lộ ra ngồi, đường ln thường được sử dụng trên những loại vải mỏng
như vải áo dài, áo bà ba… Đường xếp trung bình khi may xong từ 1÷3cm.


Phương pháp: Đầu tiên xếp mép vải vào 0.5cm rồi xếp một lần nữa tùy theo sản
phẩm, sau đó dùng kim may tay ln giữa hai lớp vải sao cho mũi chỉ khơng bị lộ
trên cả bề mặt và bề trái của sản phẩm.



u cầu kỹ thuật: Đường may ln thẳng, mũi ln đều, khơng nhăn rút mép vải,
mặt phải khơng thấy mũi, đường may êm, phẳng, đảm bảo bền chắc.

Hình 1.18. Đường may ln

37.


Thùa khuy
Thùa khuy là hình thức dùng kim và chỉ với kiểu may đặc biệt để giữ chắc và che
kín lỗ khuy đã được bấm đứt, có chiều dài bằng đường kính của nút áo cộng
23


0.1÷0.2cm tùy từng loại nút. Có 3 loại khuy:
+

Khuy thường: Có 2 bờ khép kín, đầu và cuối lỗ khuy bằng nhau, được
dùng cho các loại quần áo thông thường (hình 1.20a).

+

Khuy đầu đính bọ: Có 2 bờ thẳng, một đầu hơi lượn tròn, một đầu đính bọ
(hình 1.20b).

+

Khuy đầu tròn: Bờ khuy 2 bên khép kín, đầu khuy tròn, đuôi khuy có đính
bọ, sử dụng cho quần áo bằng len, áo veston, măng tô… (hình 1.20c).

a) Khuy đường

b) Khuy đầu đính bọ

c) Khuy đầu tròn

Hình 1.19. Các loại khuy




Phương pháp
Xác định vị trí khuy: Khuy áo nằm trên đường gài nút và nằm cách nếp gấp của
đinh áo 1÷2cm, có thể may lược một đường chỉ để làm cứng bờ khuy. Đối với áo
sơ mi và quần áo thông thường, bấm khuy dọc ở giữa phần gấp nẹp và đường giao
khuy (áo nam bên trái, áo nữ bên phải), đối với các sản phẩm vải dày và có nhiều
lớp, thường bấm ngang vuông góc với nẹp.


Thùa khuy thường: Lên kim từ vải dưới lên, cách đường bấm khuy
0.15÷0.2cm, xuống kim từ lỗ khuy vào trong vải, lên kim cách đường bấm
khuy 0.15÷0.2cm sát với mũi vừa lên kim, quấn chỉ quanh trôn kim theo chiều
từ trái qua phải. Rút kim thẳng về phía lỗ khuy tạo thành mũi thứ nhất. Tiếp
tục thực hiện các mũi sau sát với mũi trước cho đến hết vòng khuy, kết thúc
tại điểm xuất phát (hình 1.21b).



Thùa khuy đầu đính bọ (hình 1.21c): Thực hiện như khuy thường, nhưng ở
một đầu chặn 4 mũi chỉ chồng lên nhau, mỗi mũi bằng bề rộng khuy. Dùng
mũi viền hoa kết các mũi này thành con bọ.



Thùa khuy đầu tròn (hình 1.21d): Thực hiện như khuy đầu đính bọ, chỉ khác
có 1 đầu cắt một khoảng tròn nhỏ (để cài nút lớn).

a) Cách cầm vải thùy khuy


b) Khuy thường

c) Khuy đầu đính bọ

Hình 1.20. Cách thùa khuy

24

d) Khuy đầu tròn




38.

Yêu cầu kỹ thuật


Các mũi chỉ nằm liên tiếp kề sát nhau, không chồng chéo và phải đều nhau.



Góc quay ở đầu khuy phải tròn.



Bờ khuy thẳng, cứng chắc, không nhăn nhúm.




Các mũi chỉ phải cách đều mép khuy, độ căng của mũi chỉ thắt nút phải đều
nhau.

Đính nút
Đính nút là dùng kim và chỉ đính chắc nút vào vị trí trên vải, quần hoặc áo. Tuỳ
vào mỗi loại nút mà bạn lại có cách đính cho thích hợp với kiểu nút đó. Bên cạnh
đó, trước khi đính nút, bạn cần phải vuốt thẳng nẹp, sau đó tiến hành đánh dấu vị
trí nút so đúng theo hàng khuy đã thùa (giữa tâm khuy).





Nút không chân: Gồm có nút 2 lỗ và nút 4 lỗ.



Nút áo có chân.



Nút bấm.

Phương pháp
-

Đánh dấu vị trí đính nút so với hàng khuy đã thùa. Nếu khuy thùa dọc, tâm
khuy trùng với tâm nút, nếu khuy thùa ngang, đầu khuy trùng với tâm nút.

-


Đính nút vào vị trí.

-

Xâu chỉ 2 sợi, tết nút 1 đầu.

-

Dấu nút chỉ vào giữa chân nút ở mặt phải của quần áo.

-

Lên kim qua lỗ nút, xuống kim qua lỗ thứ 2 xuống dưới vải nẹp 3÷4vòng chỉ
để đính nút với nẹp áo.

-

Chân nút đính cao từ 0.2÷0.5cm tuỳ theo các loại nút và loại vải quần áo. Sau
đó quấn chân nút cho đều, lại mũi phía mặt trái vải, cắt sát chỉ.

25


×