Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học phần từ trường lớp 11 (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ

TRỊNH THỊ THỦY ANH

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG
TRONG DẠY HỌC PHẦN TỪ TRƯỜNG LỚP 11

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA VẬT LÝ

TRỊNH THỊ THỦY ANH

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG
TRONG DẠY HỌC PHẦN TỪ TRƯỜNG LỚP
11

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn khoa học :
THS Ngô Trọng Tuệ

HÀ NỘI, 2018



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới THS Ngô Trọng Tuệ người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, định hướng để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Vật lí,
các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – những người đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận
này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn cổ vũ, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Thủy Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi.
Những tư liệu được sử dụng trích dẫn, trong khóa luận là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kỳ công trình nghên cứu của tác
giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chụ trách nhiệm.
Xuân Hòa, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trịnh Thị Thủy Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục đ ch nghi n cứu ...................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
4. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................2
. hương ph p nghi n cứu ............................................................................................. 2
6.1. Nghiên cứu lí luận ....................................................................................................2
6.2. Nghiên cứu thực tiễn ................................................................................................ 2
6.3. Dự kiến thực nghiệm sư phạm .................................................................................3
7. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................3
7.1. Đóng góp về mặt lí luận ........................................................................................... 3
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn .......................................................................................3
8. Cấu trúc hóa luận .......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ELEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TT .......................................................... 4
1.1. Lí luận về sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học .................................................4
1.1.1. Khái niệm về bài giảng điện tử.............................................................................. 4
1.1.2. Ưu điểm, nhược điểm của bài giảng điện tử ......................................................... 4
1.1.3. Các hình thức sử dụng bài giảng điện tử .............................................................. 6
1.1.4. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử và tổ chức dạy học có sử dụng bài giảng
điện tử .............................................................................................................................. 7
1.2. Công cụ thiết kế bài giảng điện tử ..........................................................................11
1.2.1. Phần mềm ISpring suite 8.................................................................................... 11
1.2.2. Phần mềm Avidemux ........................................................................................... 16
1.3. Điều tra thực tế về việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc dạy học chương Từ
trường ............................................................................................................................ 18
1.3.1. Mục đích điều tra................................................................................................. 18
1.3.2. Phương pháp điều tra .......................................................................................... 18
1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn .............................................................................. 18
1.3.4. Kết quả điều tra ................................................................................................... 19



Kết luận chương 1 .........................................................................................................23
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG VỚI
SỰ HỖ TRỢ CỦA BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ..................................................................24
2.1. Mục tiêu dạy học chương từ trường .......................................................................24
2.1.1. Kiến thức.............................................................................................................. 24
2.1.2. Kỹ năng ................................................................................................................ 24
2.1.3. Tình cảm thái độ .................................................................................................. 25
2.2. Kiến thức vật l trong chương Từ trường ............................................................... 25
2.2.1. Nam châm ............................................................................................................ 25
2.2.2. Từ tính của dây dẫn có dòng điện ....................................................................... 25
2.2.3. Từ trường ............................................................................................................. 25
2.2.4. Đường sức từ ....................................................................................................... 26
2.2.5. Lực từ ................................................................................................................... 26
2.2.6. Cảm ứng từ .......................................................................................................... 26
2.2.7. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài ..................................... 27
2.2.8. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn ................... 27
2.2.9. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ ................................ 28
2.2.10. Từ trường của nhiều dòng điện ......................................................................... 28
2.3. Xây dựng bài giảng hỗ trợ dạy học chương từ trường ...........................................29
2.3.1. Bài giảng điện tử dạy học bài từ trường ............................................................. 29
2.3.2 Bài giảng điện tử dạy học bài Lực từ. Cảm ứng từ .............................................. 31
2.3.3 Bài giảng điện tử dạy học bài từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn
có hình dạng đặc biệt .................................................................................................... 33
2.4. Tiến trình tổ chức dạy học chương từ trường ......................................................... 36
2.4.1. Tiến trình tổ chức dạy học bài từ trường ............................................................ 36
2.4.2. Tiến trình tổ chức dạy học bài lực từ. Cảm ứng từ ............................................. 38
2.4.3. Tiến trình tổ chức dạy học bài từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn
có hình dạng đặc biệt .................................................................................................... 40

Kết luận chương 2 .........................................................................................................43
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƯ HẠM ................................................44
3.1. Mục đ ch, đối tượng và phương ph p thực nghiệm sư phạm .................................44


3.2. Dự kiến triển khai thực nghiệm sư phạm ............................................................... 44
Kết luận chương 3 .........................................................................................................47
KẾT LUẬN ...................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 49


BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Các chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

GV

Giáo viên

3


HS

Học sinh

4

NC

Nam châm

5

NXB

Nhà xuất bản

6

THS

Thạc sỹ

7

TS

Tiến sỹ

8


TT

Từ trường


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Hình 1.1. Thanh công cụ của V-iSpring ............................................................. 11
Hình 1.2. Ghi lại âm thanh .................................................................................11
Hình 1.4. Ghi lại video ....................................................................................... 12
Hình 1.5. Chèn âm thanh ....................................................................................13
Hình 1.6. Chỉnh âm thanh ..................................................................................14
Hình 1.7. Chèn trang web ...................................................................................14
Hình 1.8. Tạo bài tập .......................................................................................... 15
Hình 1.9. Tạo các bài kiểm tra ...........................................................................15
Hình 2.1. Mở video cần cắt ................................................................................16
Hình 2.2. X c định đoạn đầu cần cắt ..................................................................17
Hình 2.3. X c định đoạn cuối cần cắt.................................................................17
Hình 2.1. Cấu trúc bài ........................................................................................ 29
Hình 2.3. Thí nghiệm từ tính dây dẫn ................................................................ 29
Hình 2.4. TT .......................................................................................................30
Hình 2.5. Mô tả đường sức .................................................................................30
Hình 2. . TT tr i đất ........................................................................................... 30
Hình 2.7. Tổng kết .............................................................................................. 31
Hình 2.8. Cấu trúc bài ........................................................................................ 31
Hình 2.9. Lực từ .................................................................................................31
Hình 2.10. Thí nghiệm lực từ .............................................................................32
Hình 2.11. Cảm ứng từ ....................................................................................... 32
Hình 2.10. Biểu thức tổng quát ..........................................................................32
Hình 2.13. Nôi dung tổng kết .............................................................................32
Hình 2.14. Ứng dụng .......................................................................................... 33

Hình 2.15. Cấu trúc bài học ................................................................................33
Hình 2.16. TT của dòng điện thẳng ....................................................................33
Hình 2.17. Đường sức từ ....................................................................................34
Hình 2.18. Véc tơ

tại một điểm ......................................................................34

Hình 2.19. Đường sức từ ....................................................................................34
Hình 2.20. TT trong dây dẫn hình trụ.................................................................35
Hình 2.21.

tại một điểm trong ống dây ........................................................... 35


Hình 2.22. TT của nhiều dòng điện ....................................................................35
Hình 2.23. Tổng kết ............................................................................................ 35
Hình 2.22. Bài tập ............................................................................................... 36


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tiêu chí đ nh giá tính thẩm mỹ ...................................................... 45
Bảng 3.2: Tiêu chí đ nh giá tính khoa học ...................................................... 45
Bảng 3.3: Tiêu chí đ nh giá độ phù hợp của nội dung bài học ....................... 46
Bảng 3.4: Tiêu chí đ nh giá khả năng giúp HS tự học trên mạng ................... 46


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự ra đời và đạt được những thành tựu đột phá của CNTT trong khoa học ứng
dụng ở thế kỷ 20 là bước đệm quan trọng cho những thành tựu của khoa học công

nghệ ở thế kỷ 21 và các kỷ nguyên tiếp theo.
Trong khuynh hướng của thời đại hiện nay, việc ứng dụng khoa học công nghệ
vào tất cả các ngành nghề, c c lĩnh vực là một trong những công việc thiết thực và cần
làm để đạt được hiệu quả làm việc cũng như chất lượng hàng hóa. Các ứng dụng của
CNTT đang ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng. Công nghệ cao đang là
mục tiêu của hầu hết các quốc gia, các ngành nghề và từng con người trên thế giới. Hệ
thống giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay đang là hệ thống đào tạo truyền thống
“Thầy-trò”, “GV-lớp học-sinh vi n”. E-learning ra đời như một cuộc cách mạng về
dạy và học của thế kỷ 21. Ứng dụng những giải pháp tiên tiến của công nghệ để người
dạy có thể thiết kế được những phương tiện truyền tải kiến thức và kỹ năng một cách
hữu hiệu nhất tới người học. Ngày nay, người học có thể ngồi ở bất cứ đâu vào bất cứ
lúc nào để... “đến trường” mà vẫn đạt được hiệu quả học tập tốt nhất thông qua công
cụ hỗ trợ là m y t nh, điện thoại hay máy tính bảng và internet.
E-learning là một hình thức tổ chức dạy học hiệu quả và khả thi, tận dụng tiến
bộ của phương tiện điện tử, internet để truyền tải các kiến thức và ĩ năng đến những
người học là cá nhân và tổ chức ở bất ì nơi nào tr n thế giới tại bất kì thời điểm nào.
Với các công cụ đào tạo truyền thống phong phú, cộng đồng người học online và các
buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúp mọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các
khóa học và đào tạo nhưng lại giúp giảm chi phí.
Sử dụng E-learning trong việc dạy học giúp GV nâng cao chất lượng giảng dạy,
tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận thức của HS, HS còn tích cực chủ động
sáng tạo trong việc học, qua đó ỹ năng tự học được rèn luyện và năng lực tự học của
bản thân được nâng lên. Vận dụng E-learning thì giúp GV thay đổi phương ph p dạy
của mình theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS.
Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng
cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại

1



và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và c nhân. Hơn nữa, việc học tập
không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. Elearning
chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Thiết kế bài giảng điện tử sử
dụng trong dạy học phần TT lớp 11”, mong rằng có thể góp một phần công sức nhỏ
bé vào việc đổi mới phương ph p giảng dạy – học tập của thầy và trò c c trường phổ
thông.
2 Mục đ ch nghiên cứu
Thiết kế bài giảng điện tử để sử dụng trong hình thức E-learning tổ chức dạy
học chương TT (vật lý lớp 11) nhằm nâng cao kết quả dạy học.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình chiếm lĩnh iến thức của HS khi học chương
TT (vật lý 11).
Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức cho HS tự học nhờ sự hỗ trợ của bài giảng Elearning khi học chương TT (vật lý 11).
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng bài giảng điện tử chương TT (vật lý 11) đ p ứng tiêu chí cho bài
giảng điện tử sẽ trợ giúp được quá trình dạy học, qua đó nâng cao ết qủa dạy học.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về lí luận và cách sử dụng bài giảng điện tử.
Nghiên cứu một số công cụ thiết kế bài giảng điện tử.
Điều tra thực trạng về việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc dạy học chương
TT và các ứng dụng của nó trong việc dạy học chương này.
Phương pháp nghiên cứu
.1. Nghi n cứu l luận
Nghiên cứu lí luận về sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học.
.2. Nghi n cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn về sử dụng bài giảng điện tử trong chương TT.
Điều tra cơ bản bằng quan s t và trao đổi ý kiến với GV, HS về tính khả thi của
việc học tập chương TT thông qua bài giảng điện tử.


2


Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc dạy học
chương TT và các ứng dụng của nó trong việc dạy học chương này.
.3. Dự iến thực nghiệm sư phạm
Dự kiến thực nghiệm sư phạm để đ nh gi t nh hả thi, kiểm chứng hiệu quả
của việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc tổ chức dạy học chương TT.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Đóng góp về mặt l luận
Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy
học.
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Nghiên cứu sử dụng một số phần mềm thiết kế bài giảng điện tử.
8 C ut

c khóa uận

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG E –
LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TT
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG TT VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƯ HẠM

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG ELEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TT
1.1. L uận về sử dụng bài giảng điện tử t ong dạy học
1.1.1. Khái niệm về bài giảng điện tử

E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới.
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài trên lớp mà ở đó toàn bộ kế
hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình ho do GV điều khiển thông qua môi
trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài giảng điện tử là những
tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến HS [15].
Hiện nay, theo c c quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều
cách hiểu về E-Learning.
Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập,
đào tạo dựa trên CNTT (CNTT) và truyền thông, đặc biệt là CNTT.
Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng
các công cụ điện tử hiện đại như m y t nh, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,…
trong đó nội dung học có thể thu được từ c c website, đĩa CD, băng video, audio…
thông qua một m y t nh hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua
mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn
đàn (forum), hội thảo, video
1.1.2. Ưu điểm, nhược điểm của bài giảng điện tử
1.1.2.1. Ưu điểm
Sau khi nghiên cứu các bài viết của tác giả Hồ Thị Kim Liên trình bày phương
pháp dạy học E-Learning và Nguyễn Thị Hà trình bày E-Learning phương ph p dạy và
học hiệu quả trong thời đại công nghệ số tôi cho rằng:
E-Learning giúp thay đổi c ch học cũng như vai trò của người học. Do không bị
giới hạn bởi không gian và thời gian n n người học có thể chủ động trong quá trình
học tập, có thể thảo luận bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
Người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, với tốc độ tuỳ theo hả năng và
có thể chọn c c nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều. Mặc
dù hông hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống nhưng E-

4



Learning cho phép giải quyết một vấn đề cấp b ch hiện nay trong lĩnh vực gi o dục thế
giới: đó là nhu cầu đào tạo của người lao động và sinh vi n tăng l n qu tải so với hả
năng của c c cơ sở đào tạo, giải quyết vấn đề thiếu hụt GV ở vùng sâu vùng xa.
E-Learning sẽ có sức hấp dẫn rất nhiều người học ể cả những người trước đây
chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối gi o dục iểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnh của
những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ.
Tr n thế giới hiện nay c c chương trình đào tạo từ xa đã đạt đến trình độ phong
phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh,
hình ảnh động ba chiều, ỹ xảo hoạt hình,… có độ tương t c cao giữa người học và
chương trình, trao đổi trực tiếp qua mạng. Tất cả những điều tr n đem đến cho HS sự
thú vị, say m trong qu trình tiếp thu iến thức cũng như hiệu quả trong học tập.
Nội dung bài học thường xuy n được cập nhật và đổi mới nhằm đ p ứng tốt
nhất và phù hợp nhất với người học.
E-Learning cho phép học vi n làm chủ hoàn toàn qu trình học của bản thân, từ
thời gian, lượng iến thức cần học cũng như thứ tự học c c bài. Tiếp theo người học có
thể tự do trao đổi thông tin với nhau, với giảng viên qua các diễn đàn giúp xóa bỏ rào
cản tâm lý khi phải giao tiếp, c c ỹ năng làm việc, hợp t c của người học hông
ngừng được nâng cao những điều mà c ch học truyền thống là hông thể hoặc đòi hỏi
chi phí quá cao [14] [13].
1.1.2.1. Nhược điểm
Theo TS. Đỗ Thị Thanh Loan trình bày thách thức với bài giảng E-Learning.
Tác giả cho rằng việc kết nối và sử dụng internet trong nhà trường còn dừng lại ở
chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu như: tốc độ đường truyền, thiết bị dẫn truyền...
+ Công t c đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giảng vi n đã có
nhiều hình thức tổ chức, tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở việc phổ cập tin học cơ bản nên
GV chưa có đủ kiến thức, chưa sẵn sàng, chưa chủ động để thiết kế và ứng dụng bài
giảng e-learning một cách có hiệu quả.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là việc giảng dạy
bằng bài giảng điện tử và bài giảng e-learning của nhà trường còn hạn chế: nhiều


5


trường chưa trang bị đủ máy chiếu trong các lớp học, và trong các lớp học vẫn chưa
được kết nối mạng …
+ Việc dùng CNTT để đổi mới phương ph p dạy học chưa được nhận thức đầy
đủ, dẫn đến việc ứng dụng nó hông đúng chỗ, hông đúng lúc, nhiều khi lạm dụng.
+ Khi sử dụng gi o n điện tử, nhiều GV bị lệ thuộc vào màn hình máy tính, tiết
học thì sinh động nhưng chữ chạy quá nhanh, sinh viên không kịp theo dõi dẫn đến
việc sinh viên không hiểu rõ bài.
+ Khi soạn gi o n điện tử, GV biên soạn thường hông phân định rạch ròi giữa
nội dung giảng và nội dung cần ghi chép, lạm dụng chiếu quá nhiều kiến thức mà
không có dẫn dắt, gợi ý cho sinh viên nắm bắt kiến thức khiến hoc sinh viên dễ chán
nản không hứng thú với bài học.
+ Nhiều khi GV lạm dụng CNTT, đưa qu nhiều hiệu ứng, tranh ảnh, màu sắc
sặc sỡ dẫn đến sự mất tập trung của sinh viên trong tiết học… qu n mất trọng tâm bài
giảng cần khai thác, khiến cho giờ dạy biến thành giờ triển lãm tranh ảnh… hông
ph t huy được óc quan sát và sự tưởng tượng, thiếu sự tư duy để cảm nhận được cái
hay, không nhận ra được giá trị nội dung bài học.
Sử dụng bài giảng e-learning giống như con dao hai lưỡi, nếu lạm dụng quá
sinh viên bị cuốn hút vào âm thanh sống động mà quên nội dung chính của bài…
Vì thế, trong tiết học giảng viên nên kết hợp cả phương ph p hiện đại và
phương ph p truyền thống [12].
1.1.3. Các hình thức sử dụng bài giảng điện tử
Do là một hệ thống học tập mềm dẻo và linh hoạt vì thế có thể tổ chức dạy học
theo nhiều hình thức h c nhau. Dưới góc nhìn vai trò của hệ thống e-Learning trong
việc hoàn thành một khóa học, có thể phân ra hai hình thức học tập (mode of learning)
gồm học tập trực tuyến và học tập hỗn hợp.
1.1.3.1. Học tập trực tuyến (Online learning)
Việc hoàn thành khóa học được thực hiện toàn bộ tr n môi trường mạng thông

qua hệ thống quản lý học tập. Sử dụng cách này, e-Learning chỉ hai th c được những
lợi thế của nó chứ chưa quan tâm tới thế mạnh của dạy học giáp mặt. Trong hình thức
này ta có hai cách thể hiện là dạy học đồng bộ (Synchronous Learning) hi người dạy

6


và người học đều tham gia vào hệ thống quản lý học tập và dạy học hông đồng bộ
(Asynchronous Learning), hi người dạy và người học tham gia vào hệ thống quản lý
học tập ở các thời điểm khác nhau.
1.1.3.2 Học tập hỗn hợp (Blended learning)
Đây là hình thức học tập, triển khai một khóa học với sự kết hợp của hai hình
thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt. Sử dụng cách này, e-Learning được thiết
kế với mục đ ch hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ
điểm phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại, với các nội dung khác vẫn
được thực hiện thông qua hình thức dạy học giáp mặt với việc khai thác tối đa ưu điểm
của nó. Hai hình thức này nên được thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung
cho nhau hướng tới mục đ ch nâng cao chất lượng cho khóa học. Với đặc điểm trên,
đây là hình thức được sử dụng khá rộng rãi với nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới, ngay
cả c c nước có nền giáo dục phát triển.
1.1.4. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử và tổ chức dạy học có sử dụng bài giảng
điện tử
1.1.4.1. Quy trình thiết kế, xây dựng bài giảng e-learning
THS Trần Nguy n Hương cho rằng, quy trình xây dựng bài giảng trực tuyến
gồm 5 bước cơ bản:
Bước 1: Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học
Người thực hiện là GV và tổ bộ môn. Lưu ý, phải bám sát nội dung chương
trình; nghiên cứu kỹ giáo trình và các tài liệu tham khảo; x c định được nội dung trọng
tâm.
Khi dạy học hướng tập trung vào HS, cần phải chỉ rõ mục tiêu học xong bài, HS

đạt được cái gì. Mục tiêu đề cập ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu
giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà HS có được sau bài học.
Người thực hiện cần đọc ĩ s ch gi o hoa, ết hợp với các tài liệu tham khảo
để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và c i đ ch cần đạt tới của mỗi mục. Trên
cơ sở đó x c định đ ch cần đạt tới của cả bài về kiến thức, ĩ năng, th i độ. Đó ch nh là
mục tiêu của bài.

7


Các nội dung đưa vào chương trình và s ch gi o hoa, gi o trình phải được
chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn và sắp xếp một cách lôgíc,
khoa học, đảm bảo t nh sư phạm và thực tiễn cao.
Vì thế, cần b m s t vào chương trình dạy học vào sách giáo khoa và giáo trình
bộ môn. Dựa vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất
của nội dung dạy học.
Bên cạnh đó, các kiến thức trong sách giáo khoa, giáo trình đã được qui định để
dạy học. Vì vậy, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là
ở tài liệu nào khác.
Tuy vậy, để x c định được đúng iến thức cơ bản mỗi bài, GV cần phải tìm
thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo
khả năng chọn đúng iến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại
cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ
đó rõ th m c c trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy vậy
không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành dễ dàng.
Chú ý khi cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi
tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa, giáo trình đã dày công xây
dựng.
Bước 2: Xây dựng kho tư iệu phục vụ bài giảng

Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Nguồn tư liệu này thường
được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet,... hoặc được xây dựng mới
bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên
dụng như Macromedia Flash, hotoshop, c c phần mềm cắt ghép nhạc, chỉnh sửa
video...
Khi tiến hành, cần chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong
bài học để đặt liên kết. Xử lý c c tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh,
âm thanh. Khi dùng c c đoạn phim, hình ảnh, âm thanh phải đảm bảo các yêu cầu về
mặt nội dung, phương ph p, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.

8


Sau hi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, cần phải sắp xếp
tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Một cây thư mục
hợp lý sẽ giúp tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng
đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa
khác, từ máy này sang máy khác.
Bước 3: Xây dựng kịch bản bài giảng
Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Ở bước này, cần thực hiện chi
tiết và cần phải chấp hành các nguyên tắc sư phạm, nội dung cơ bản, đảm bảo mục tiêu
bài học (cả về mặt kiến thức và kỹ năng).
Thực hiện c c bước trong các nhiệm vụ dạy học: Xây dựng c c bước dạy học,
xây dựng sự tương t c người dạy và người học, xây dựng các câu hỏi tương t c, lắp
ghép c c bước lại thành quá trình dạy học.
Bước 4: Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản
Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Tiêu chí cần căn cứ vào nhu
cầu của người sử dụng, căn cứ vào nguồn tài ch nh, căn cứ vào trình độ của cán bộ kỹ
thuật sử dụng công cụ như thế nào.
Các công cụ: có nhiều công cụ, chẳng hạn Adobe Presenter, Lecture Marker,

iSpring,…tuy vậy Adobe Presenter là một phần mềm được nhiều GV sử dụng do nó có
khả năng t ch hợp với Powerpoint do đó nó tạo ra tính thân thiện và gần gũi đối với
giảng viên.
C c bước để số hóa kịch bản: Xây dựng được bài giảng bằng MS Powerpoint.
Quá trình xây dựng phải đảm bảo c c bước trong quá trình dạy học; Ghi âm, thu hình
(quay video giảng viên giảng bài); Biên tập video, âm thanh; Sử dụng phần mềm để
đồng bộ bài giảng.
Bước 5: Chạy thử chương t ình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm
Người thực hiện là nhóm kỹ thuật. Công việc gồm: chạy thử chương trình, iểm
soát lỗi và chỉnh sửa bài giảng. Sau đó, đóng gói bài giảng theo định dạng phù hợp với
mục đ ch y u cầu. Hoàn thành bước này ta đã có sản phẩm bài giảng trực tuyến.

9


Trong mỗi bước của quy trình tr n, người thực hiện có thể là giảng viên hoặc
nhóm kỹ thuật hoặc cả hai. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa giảng viên và nhóm
kỹ thuật [11].
1.1.4.2. Quy trình tổ chức dạy học
Giai đoạn 1: hân t ch.
Ở bước này, GV sẽ phải nghi n cứu tài liệu, gi o trình, dự đo n ỹ năng, trình
độ của người học... để x c định mục ti u , trọng tâm iến thức cơ bản mà người học
cần biết.
Việc GV x c định mục ti u của ho học là bước đầu của giai đoạn này:
Khoa học sẽ cung cấp cho người học iến thức gì?
Người học sẽ làm được những gì sau hi ết thúc ho học?
Tiếp theo, người GV cũng cần phải x c định ho học này sẽ dành cho đối
tượng nào, trình độ ra sao? Người GV cần phải ti n đo n, ước lượng đ nh gi trình độ
của người học hi tham gia lớp học, qua đó sẽ lựa chọn các iến thức phù hợp với từng
người học. Người GV cần phân t ch những ỹ năng hiện tại của người học, chẳng hạn

người học có thể đã biết những gì, chưa biết những gì, người học cần phải có những
iến thức tối thiểu nào để có thể tham gia khoá học (điều iện ti n quyết). Từ những ý
trên, người GV sẽ tiến hành tìm iếm c c tài liệu tham hảo phù hợp với trình độ của
người học.
Giai đoạn 2: Xây dựng ế hoạch dạy học
Từ các ết quả thu được sau hi phân t ch ở giai đoạn đầu, người GV cần l n ế
hoạch đào tạo sao cho phù hợp với người học. Ở giai đoạn này, người GV cần hoạch
định xem hoa học sẽ cung cấp các iến thức gì, với thời gian bao nhiêu, công việc
cho từng hoảng thời gian như thế nào, mục ti u cần đạt được sau mỗi hoảng thời
gian, tài liệu, bài tập tham hảo, đ nh gi ... tương ứng với từng hoảng thời gian cụ
thể...
Tài liệu về ế hoạch thường phân làm 2 phần: C c thông tin chung và bảng ế
hoạch đào tạo. C c thông tin chung sẽ x c định những thông tin chung nhất về hóa
học như: T n hóa học, người bi n soạn, ngày th ng..., còn bảng ế hoạch đào tạo sẽ
cung cấp một c i nhìn tổng quan về toàn hóa học, trong từng giai đoạn cụ thể...

10


Giai đoạn 3: Thiết ế ịch bản dạy học
Ở phần này, chúng ta tiến hành thiết ế ịch bản dạy học cho một bài học cụ
thể. Kịch bản dạy học giống như một gi o n điện tử, trong đó x c định rõ ràng mục
ti u, mục đ ch của GV và những hoạt động tương t c giữa người học và m y t nh
(trong mô hình e-learning, người học sẽ làm việc trực tiếp với m y t nh chứ không
phải làm việc với GV). Có thể sử dụng hình thức E-learing hoặc B-learning.
Việc thiết ế một ịch bản quan trọng hơn nhiều so với việc sử dụng c c công
cụ xây dựng nội dung. Khi đã có ịch bản tốt, ta có thể nhờ người h c số ho

ịch


bản này với chi ph rẻ hơn nhiều so với công đoạn thiết ế
1.2. Công cụ thiết kế bài giảng điện tử
1.2.1. Phần mềm ISpring suite 8
Thanh công cụ của V-iSpring
được tích hợp vào PowerPoint

Hình 1.1. Thanh công cụ của V-iSpring

Thu âm lời giảng:
Bước 1: Vào Ispring Suite chọn
Record Audio sẽ xuất hiện cửa sổ
Record Audio Narration, như hình bên:
Trong đó:
- Nút trên cùng là trang hiện
hành và thời gian của đoạn âm thanh đã
tồn tại.
- Ô thứ 2 sẽ cho biết trang đang

Hình 1.2. Ghi lại âm thanh

chọn trong tổng số trang, thời gian đã
chạy của file âm thanh đã chèn.
- Nút Settings… dùng để thiết lập Micro và Driver của webcam khi ghi hình.

11


Bước 2: Muốn ghi âm ta chọn nút Start Record, muốn tạm dừng ta chọn nút
ause, để kế thúc chọn nút Stop (nút vuông) rồi nhấn vào nút tam gi c để nghe thử. Để
hoàn tất nhấn chọn OK.

Bước 3: Sau khi thu âm xong, muốn nghe lại hoặc chỉnh sửa xóa đoạn âm thanh
ta vào nút Manage Narration, nhấn tam gi c để nghe thử.
Muốn cho câm âm thanh đã chèn
ta click phải chuột vào phần Audio
(sóng âm) của trang rồi chọn Mute clip,
để chỉnh sửa âm thanh ta chọn Edit clip.
Để xóa đoạn âm thanh, ta nhấn phải chuột
vào slide chứa nó rồi chọn Delete. Để
thoát cửa sổ và lưu lại ta nhấn chọn nút
Save & Close phía trên bên trái.
Hình1.3. Cửa sổ quản lý
Ghi hình GV:
Bước 1: Vào Ispring Suite, chọn
Record Video, xuất hiện cửa sổ Record
Video Narration, như hình bên. Các chức
năng tương tự như cửa sổ ghi âm lời
giảng.
Bước 2: Để tiến hành ghi hình ta
chỉnh tư thế ngay ngắn trong webcam rồi
chọn nút Start Record, chờ một chút rồi
bắt đầu giảng bài để ghi hình, muốn tạm

Hình 1.4. Ghi lại video

dừng chọn nút Pause, muốn kết thúc chọn nút Stop (nút vuông) rồi chọn nút tam giác
để xem thử.
Bước 3: Để xem thử, xóa, chỉnh sửa, thay thế… ta thực hiện lại thao t c bước 3
của phần thu âm lời giảng ở trên.
Quản lý lời giảng thông qua công cụ Manage Narration


12


Vào Ispring Suite, chọn Manage Narration, giao diện như hình dưới xuất hiện.
Với công cụ Manage Narration ta có thể thực hiện các thao tác sau:
- Để chèn âm thanh lời giảng vào từng slide chọn Import Audio.
- Để chèn video vào menu thông tin GV (lề giao diện bài giảng) chọn Import
Video.
- Để chèn âm thanh vào làm nền cho tất cả các slide chọn Import Background
Audio 6 .
- Để đồng bộ âm thanh với văn bản và ảnh chọn Sync .
- Để thu âm từ máy tính chọn Record Audio .
- Để trình chiếu với hiệu ứng chọn Preview with anmations
- Cắt ngắn, làm câm tiếng, xóa đoạn âm thanh
Chèn âm thanh vào bài giảng:
Bước 1: Vào thẻ Ispring Suite, tại
thẻ công cụ chọn Manage Narration, chọn
slide cần chèn rồi nhấn vào nút Audio,
tìm đến ổ đĩa chứa thư mục có file cần
chèn vào, chọn file cần chèn.
Ở Import audio sẽ chọn at the
beginning of the silde nếu muốn chèn âm

Hình 1.5. Chèn âm thanh

thanh vào đầu silde, chọn at current

cursor position nếu muốn chèn âm thanh tại vị trí con trỏ hiện tại. Để hoàn tất thì nhấn
nút insert.
Bước 2: Để nghe âm thanh của slide nào ta nhấn chọn slide đó rồi nhấn vào nút

Play ở dưới, muốn dừng xem ta chọn nút Stop.
Bước 3: Để câm âm thanh đã chèn vào slide ta clic phải chuột vào phần sóng
âm trong phần Audio, chọn Mute Clip.

13


Bước 4: Để thay thế đoạn Audio
khác ta có thể chọn vào vùng sóng âm
chọn Delete để xóa âm thanh rồi thực hiện
lại thao tác chèn mới như tại “Bước 1”
Bước 5: Muốn cắt ngắn đoạn âm
thanh ta chọn vào vùng âm chọn Edit clip
Hình 1.6. Chỉnh âm thanh

và chỉnh sửa.

Bước : Để hoàn thành việc chèn âm thanh ta nhấn chọn Save & Close.
Chèn Video ra lề của giao diện bài giảng:
Ở cửa số Manage Narration, chọn nút Import Video, sau đó đến ổ đĩa và thư
mục chứa file Video cần chèn, chọn phim, chọn trang hoặc vị trí cần chèn sau đó nhấn
Open để hoàn tất. Để kết thúc chọn Save & Close.
Chèn trang web vào trang bài giảng:
Bước 1: Mở nội dung cần liên kết trang bài giảng, copy đường dẫn của trang
web cần chèn.
Bước 2: Mở lại bài giảng, chọn trang muốn chèn chọn Ispring Suit 8 tiếp đến
chọn Web Object cửa sổ như hình b n xuất hiện.
Bước 3: Ở cửa sổ chèn trang web, nếu muốn chèn địa chỉ trang web vào ta để
nguyên chế độ Web address, nhấn nút review để xem kết quả. Nếu muốn trang web
hiện thị trong slide ta tích chọn Display in slide, chọn Custom để xuất hiện mặc định,

để đặt

ch thước khác ta tích vào dòng Custom rồi chọn Full Slide, để thiết lập thời

gian xuất hiện ta nhấn chọn Show after rồi nhấn OK để hoàn tất.
Bước 4: Ở trang bài giảng, nhấn
vào hình ảnh trang web hiển thị rồi chỉh
ch thước hoặc sắp xếp lại vị trí, trình
chiếu Powerpoint, sau khi Publish ta có
thể nhấn vào đối tượng để mở trang web
ra xem.
Bước 5: Muốn xóa trang web ta có
thể xóa trực tiếp trên trang hoặc vào lại

Hình 1.7. Chèn trang web

14


×