Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN NHƢ QUỲNH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG LẠC TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

:Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Lớp

: K45 – TT – N03

Khóa

: 2013 – 2017

Thái Nguyên – năm 2017




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NHƢ QUỲNH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG LẠC TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

:Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nông học

Lớp

: K45 – TT – N03

Khóa

: 2013 – 2017


Giảng viên hƣớng dẫn

: T.S Lƣu Thị Xuyến

Thái Nguyên, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiêp là giai đoạn giúp sinh viên có điều kiện củng cố lại toàn
bộ kiến thức đã học. Đây cũng là thời gian để mỗi sinh viên được làm quen với
thực tế sản xuất, vận dụng những lý thuyết cơ bản vào thực tế một cách năng động,
sáng tạo, có hiệu quả. Từ đó giúp sinh viên có thể nâng cao trình độ chuyên môn
và mang lại những lợi ích cho công việc sau khi ra trường.
Là sinh viên năm cuối của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
được sự đồng ý của Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Nông học, tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số giống lạc tại Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi đến Ban
giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo của
khoa Nông Học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Lƣu Thị
Xuyến, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện
khóa luận không tránh khỏi những sai sót, tôi kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến từ quý thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Nhƣ Quỳnh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lạc trên thế giới những năm gần đây .............. 10
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc của một số nước trên thế giới 11
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam trong những
năm gần đây .................................................................................. 15
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất lạc tại Thái Nguyên năm 2010-2015 .............. 22
Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh trưởng của các giống lạc thí nghiệm ............. 32
Bảng 4.2: Một số đặc điểm hình thái của các giống lạc thí nghiệm.............. 34
Bảng 4.3: Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc trong vụ Xuân
năm 2016 ....................................................................................... 36
Bảng 4.4: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lạc thí nghiệm ................. 38
Bảng 4.5: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm ...... 41
Bảng 4.6: Năng suất các giống lạc thí nghiệm trong vụ Xuân 2016 ............. 43


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Chiều cao cây của các giống lạc thí nghiệm trong vụ Xuân 2016

tại Thái Nguyên ............................................................................. 35
Hình 4.2: Mức độ bị hại do sâu xanh của các giống lạc thí nghiệm trong
vụ Xuân 2016 tại Thái Nguyên ..................................................... 39
Hình 4.3: NSLT và NSTT của các giống lạc thí nghiệm trong vụ Xuân
năm 2016 tại Thái Nguyên ............................................................ 44


iv

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BNNVPTNN

: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CC1

: cành cấp 1

CC2

: cành cấp 2

CCC

: chiều cao cây

cm

: centimet


cs

: cộng sự

Đ/C

: đối chứng

FAO

: Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới

g

: gam

ICRISAT

: Viện nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn

KHKTNN

: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp

NN&PTNN

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSCT


: năng suất cá thể

NSLT

: năng suất lý thuyết

NSTT

: năng suất thực thu

QCVN

: quy chuẩn Việt Nam

TGST

: Thời gian sinh trưởng


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .......................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn ....................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 4
2.2. Nguồn gốc cây lạc ...................................................................................... 5
2.3. Đặc điểm sinh thái ...................................................................................... 5
2.4. Gía trị kinh tế của cây lạc........................................................................... 8
2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới .................................. 10
2.5.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ....................................................... 10
2.5.2. Các yếu tố hạn chế trong sản xuất lạc trên thế giới .............................. 12
2.5.3. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới ............................ 13
2.6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam................................... 14
2.6.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ....................................................... 14


vi

2.6.2. Một số yếu tố hạn chế trong sản xuất lạc ở Việt Nam .......................... 16
2.6.3. Tình hình nghiên cứu lạc tại Việt Nam ................................................. 17
2.7. Tình hình sản xuất lạc tại Thái Nguyên ................................................... 22
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 25
3.4.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 26
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ................................ 27
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 30
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 31
4.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm ........ 31
4.2. Một số đặc điểm hình thái của giống ....................................................... 34
4.2.1. Chiều cao của cây.................................................................................. 34
4.2.2. Số cành cấp 1 ........................................................................................ 35
4.3. Khả năng hình thành nốt sần .................................................................... 36
4.4. Khả năng chống chịu sâu bệnh ................................................................ 37
4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ........................................... 39
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vii


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lạc (Arachis hypogaea) vừa là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực
phẩm, vừa là cây có dầu có giá trị kinh tế cao. Trên thế giới, trong số các loại
cây có dầu ngắn ngày, cây lạc được xếp thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích
và sản lượng, xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm quan trọng, xếp thứ 4 về
nguồn dầu thực vật và xếp thứ 3 về nguồn cung cấp protein cho người.
Hạt lạc chứa trung bình 50% lipit, 26-34% protein và các vitamin. Dầu
lạc là một loại lipit dễ tiêu, làm dầu ăn rất tốt nếu được lọc cẩn thận. Protein
của lạc có chứa nhiều axit amin quý. Khô dầu lạc là nguồn thức ăn giàu
protein dùng trong chăn nuôi, chiếm 25-30% trong khẩu phần ăn cho gia súc.
Cũng như các cây họ đậu khác, lạc là cây có khả năng cố định Nitơ sinh
học rất quan trọng cho cây trồng thông qua hoạt động của vi sinh vật. Trồng
lạc có khả năng cải tạo đất tốt, bồi dưỡng độ phì nhiêu, tạo điều kiện trong
việc luân xen canh, thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhất là đối với vùng
đất nghèo dinh dưỡng.
Ở Việt Nam, lạc được coi là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và có giá trị
đa dạng. Là cây thực phẩm quan trọng đối với đa số nhân dân, nhất là nông
dân vùng điều kiện kinh tế chưa cao. Trồng lạc để cải tạo đất tăng năng suất
rất quan trọng cho những vùng đất đồi dốc, bạc màu. Vì vậy, phát triển cây
lạc là một trong những ưu tiên hàng đầu và là chiến lược phát triển nông
nghiệp ở Việt Nam.
Thái Nguyên là tỉnh phía Bắc Việt Nam, có diện tích đất đai và điều kiện
thời tiết phù hợp cho phát triển sản xuất lạc. Tuy nhiên, ở Thái Nguyên diện
tích lạc còn chưa được mở rộng, năng suất và sản lượng thấp (khoảng 15
tạ/ha, sản lượng khoảng 6 nghìn tấn). Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu giống


2


cho năng suất cao, chất lượng tốt và kỹ thuật trồng lạc còn lạc hậu, thâm canh
chưa hợp lý.
Việc xác định giống lạc cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với
điều kiện sinh thái của địa phương để đưa vào sản xuất đại trà là rất cần thiết.
Đáp ứng được nhu cầu giống lạc tốt trong phát triển sản xuất của tỉnh. Vì vậy,
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển
của một số giống lạc tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Chọn ra được giống lạc có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho
năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần nâng cao diện tích, năng suất và sản
lượng lạc cho tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lạc thí nghiệm.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh của các giống lạc thí nghiệm.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các
giống lạc thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết đã học trên lớp, đồng thời
làm quen với công tác nghiên cứu, giúp sinh viên nắm vững các bước tiến
hành một đề tài nghiên cứu khoa học, bước đầu tích lũy kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm làm việc thực tế.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để chọn được những
giống cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện của địa phương để đưa vào
sản xuất đại trà.


3


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả của đề tài tìm ra giống lạc có năng suất cao, phẩm chất
tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái, khuyến khích người dân sử dụng giống
mới và áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế, thúc đẩy phát triển sản xuất lạc tại Thái Nguyên.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn
2.1.1. Cơ sở khoa học
Giống có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là tiền đề để tăng
năng suất và sản lượng cho cây trồng. Mỗi giống cây đều có tiềm năng năng
suất nhất định, do vậy dù điều kiện ngoại cảnh hay kỹ thuật canh tác tốt cũng
khó có thể làm tăng năng suất. Giống là yếu tố nội tại quyết định đến phẩm
chất của sản phẩm. Giống tốt tạo điều kiện chống thiên tai, sâu bệnh có hiệu
quả, nâng cao khả năng thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng hợp lý nhằm sử
dụng đất có hiệu quả nhất. Để có những giống lạc cho năng suất cao chất
lượng tốt, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt thì công tác chọn tạo
giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Việc lựa chọn giống lạc thích hợp với từng vùng sản xuất không chỉ có ý
nghĩa trong việc đảm bảo năng suất, chất lượng cao mà còn có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc mở rộng diện tích đất canh tác. Nhiều nghiên cứu cho
thấy dùng hạt giống tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương là
một trong những biện pháp có lợi và rẻ tiền nhất để tăng năng suất cũng như
tổng sản phẩm thu hoạch của cây lạc.
Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số

giống lạc là cơ sở quan trọng để bổ sung các giống tốt cho sản xuất lạc của
tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thái Nguyên có diện tích gieo trồng lạc khá lớn (năm 2015 diện tích
trồng lạc khoảng 4,1 nghìn ha) nhưng năng suất, sản lượng lạc chưa thực sự
cao. Một vài năm gần đây có xu hướng giảm (từ năm 2010 – 2015: năng suất
giảm 15,7 tạ/ha xuống còn 15,6 tạ/ha, sản lượng giảm 6,8 nghìn tấn xuống


5

còn 6,4 nghìn tấn). Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống cũ, sản phẩm
vụ trước dùng làm giống vụ sau dẫn đến thoái hóa giống.
Trước tình trạng ấy, việc lựa chọn giống lạc mới và xác định các biện
pháp kỹ thuật thích hợp là việc làm cần thiết để có thể mở rộng diện tích,
nâng cao năng suất và sản lượng cây lạc tại tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nguồn gốc cây lạc
Nguồn gốc chính của loài lạc trồng (Arachis hypogaea) ở Châu Mỹ, tuy
nhiên về trung tâm khởi nguyên vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có ý
kiến cho rằng cây lạc được thuần hóa ở Granchaco phía Tây Nam Brazil.
Theo Krapovickas (1968) [23] , cho rằng vùng thượng lưu sông Plata Bolivia
là trung tâm khởi nguyên của cây lạc. Vào thế kỷ thứ 16, người Bồ Đào Nha
đã mang lạc từ Brazil sang Tây Châu Phi sau đó là Tây Nam Ấn Độ. Cũng
trong thời gian này, người Tây Ban Nha đã du nhập lạc vào Tây Thái Bình
Dương như Trung Quốc, Indonesia, Madagascar sau đó lan rộng khắp Châu
Á. Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu sáng và tính chống chịu tốt nên lạc được
trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam.
Ở Việt Nam, lịch sử trồng lạc chưa được xác minh rõ ràng. Nếu căn cứ
vào tên gọi mà xét đoán thì “Lạc” có thể do từ Hán “Lạc hoa sinh” là từ mà
người Trung Quốc gọi cây lạc. Do vậy, cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập

vào nước ta từ thế kỷ 17-18.
2.3. Đặc điểm sinh thái
* Khí hậu
Khí hậu là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống cũng như quyết định sự
phân bố của cây lạc trên thế giới. Trong đời sống cây lạc, nhiệt độ và ẩm độ
nước ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tăng trưởng, đến sức sống của cây và
khả năng cho năng suất.
* Nhiệt độ


6

Cây lạc thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Lạc ưa nhiệt độ ổn định,
thích hợp nhất là 25-33 oC. Tích ôn hữu hiệu của lạc từ 2600- 4800 oCthay đổi
tùy theo giống. Nhiệt độ thích hợp ở từng giai đoạn phát triển khác nhau của
cây lạc biểu hiện ở yêu cầu lượng tích ôn trong từng giai đoạn.
- Thời kỳ nảy mầm, Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn
đến sự nảy mầm của cây lạc. Hạt nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32-34 oC.
Trên đồng ruộng, nhiệt độ thích hợp là 28-33 oC và cần có tổng tích ôn từ
250-300 oC.
- Thời kỳ cây con đến trước ra hoa, cây lạc cần tổng tích ôn từ 700-1000
o

C. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 25-30 oC.
- Thời kỳ cây lạc ra hoa, đâm tia, hình thành quả cần tổng tích ôn là 1600-

3500 oC. Đây là thời kỳ cây lạc có hoạt động sinh lý mạnh cả về sinh trưởng
sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nhiệt độ không khí trung bình thích hợp
cho lạc là 25-28 oC. Lúc hình thành quả là 31-33 oC. Nếu nhiệt độ cao trên 40
o


C kèm theo gió tây nóng, độ ẩm thấp nên khoảng 50% lạc ra hoa rất ít, quả

nhỏ, một hạt.
* Nước
Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng
cho năng suất của cây lạc. Mặc dù được coi là cây tương đối chịu hạn nhưng
nhiều kết quả nghiên cứu đều khẳng định sự thiếu hụt một lượng nước ở bất
cứ một giai đoạn sinh trưởng nào cũng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây lạc.
Trên thế giới, các vùng trồng lạc có năng suất cao thường có lượng mưa
từ 1000-1300mm/năm và phân bố đều. Để cây lạc đạt năng suất tối đa cần
đảm bảo lượng nước tối thiểu cho các thời kỳ sinh trưởng như sau:
+ Thời kỳ hạt nảy mầm cần đủ lượng nước tối thiểu là 60-65% trọng lượng
hạt, độ ẩm thích hợp là 70-75%.


7

+ Thời kỳ cây con đến trước ra hoa cần độ ẩm khoảng 65%.
+ Thời kỳ ra hoa làm quả cần độ ẩm đất khoảng 75-80%.
+ Thời kỳ quả chín cần độ ẩm đất là 65%.
* Ánh sáng
Ánh sáng có vai trò nhất định đối với sinh trưởng và phát triển của cây
lạc. Cường độ ánh sáng liên quan chặt chẽ đến cường độ quang hợp. Mối
quan hệ giữa ánh sáng và quang hợp là số giờ chiếu sáng trong một ngày. Các
thời kỳ khác nhau thì số giờ chiếu sáng khác nhau.
+ Thời kỳ cây con, nếu trời âm u cộng với nhiệt độ thấp sẽ làm giảm tốc độ
tăng trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng đến sự phân hóa cành và mầm non,
từ đó làm gỉam năng suất.

+ Thời kỳ cây lạc ra hoa làm quả có số giờ chiếu sáng khoảng 200h/tháng là
thuận lợi nhất, ra hoa nhiều và tập trung.
+ Thời kỳ quả chín, cần giờ chiếu sáng cao để tăng tích lũy chất hữu cơ ở quả.
Thời gian nắng sẽ rút ngắn thời gian thu hoạch.
* Gió
Gió là yếu tố cộng hưởng làm tăng những ưu thế, hạn chế của nhiệt độ và
chế độ nước. Gió làm thay đổi nhiệt độ, có thể làm tăng thêm sự hạn đất hay
hạn không khí trong ruộng lạc.
* Đất đai
Lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất do đặc điểm sinh lý của lạc.
Đất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành
phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhát là loại nhất thịt nhẹ, cát pha, để đất
luôn tới xốp và có pH từ 5,5-7.


8

*Ẩm độ
Ẩm độ đất trong quá trình sinh trưởng của lạc yêu cầu từ 70-80% độ ẩm
giới hạn đồng ruộng. Thời kỳ ra hoa và kết quả cần ẩm độ 80-85% và giảm
dần ở thời kỳ chín hạt.
2.4. Gía trị kinh tế của cây lạc.
* Gía trị dinh dưỡng
Bộ phận được sử dụng chủ yếu là hạt lạc. Hạt lạc là loại hạt to, chứa nhiều
dinh dưỡng. Trong hạt có chứa khoảng 26-34% protein, 50% lipit cùng một
số vitamin và chất khoáng. Lạc cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn, là
nguồn quan trọng giúp bổ sung chất đạm, chất béo cho con người. Trong
100g hạt lạc cung cấp 590 kcal, trong khi trị số này ở đậu tương là 411kcal,
gạo tẻ là 353kcal, thịt lợn nạc là 286kcal…
* Gía trị xuất khẩu

Trên thị trường thế giới, lạc là mặt hàng của nhiều nước. Do giá trị nhiều
mặt của hạt lạc nên chưa bao giờ lạc mất thị trường tiêu thụ. Theo số liệu của
FAO 1999, hiện có khoảng 100 nước đang trồng và xuất khẩu lạc. Ở
Xênêgan, giá trị lạc chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở Nigiêria chiếm 60% gía trị
xuất khẩu.
Hiện nay có 5 nước xuất khẩu lạc chủ yếu đó là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn
Độ, Nigiêria, Việt Nam. Các nước phải nhập khẩu lạc là: Nhật Bản, Canada,
Philipin, Đức… Ở Việt Nam sản lượng lạc xuất khẩu dao động từ 100-130
nghìn tấn. Khối lượng xuất khẩu từ năm 1990 đến nay có chiều hướng tăng,
tuy nhiên còn ở mức độ chậm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hạt, song về
chất lượng của chúng ta còn rất thấp vì kích cỡ hạt nhỏ, hàm lượng dầu thấp
nên giá trị chưa cao.


9

* Gía trị công nghiệp
Do giá trị dinh dưỡng của lạc, con người đã sử dụng như một nguồn thực
phẩm quan trọng. Ngoài việc dùng để ăn dưới nhiều hình thức như luộc, rang,
nấu xôi, làm bánh kẹo, chao dầu… lạc được dùng để ép dầu ăn, khô dầu để
chế biến nước chấm và chế biến các mặt hàng khác. Gần đây, nhờ công nghệ
thực phẩm phát triển, người ta chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị
từ lạc như rút dầu, bơ lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc… Lạc còn được sử dụng
để chế biến nhiều loại thuốc trong y dược, dùng làm dầu nhờn để xoa máy, bỏ
trục xe, loại dầu xấu dùng để nấu xà phòng…
* Gía trị nông nghiệp
Lạc là cây trồng có ý nghĩa nhất là đối với những nước nghèo vùng nhiệt
đới. Sản phẩm phụ của lạc là thức ăn quý cho động vật nuôi. Khi ép dầu, sản
phẩm phụ là khô dầu với lượng dinh dưỡng khá cao làm thức ăn cho gia súc,
gia cầm. Dùng khô dầu trong khẩu phần thức ăn sẽ làm tăng sản lượng trứng

của gà, làm lợn tăng trọng nhanh hơn. Khi phân tích thân lá lạc thì có 47%
đường bột, trên 15% chất hữu cơ chứa Nitơ và 1,8% chất béo nên thân lá lạc
cũng có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Lạc có bộ rễ rất sâu và có nhiều nốt sần tự hút được đạm đáng kể. Vì vậy
trồng lạc có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng, tăng độ phì nhiêu của đất, tạo điều
kiện cho việc thâm canh tăng năng suất nhất là đối với đất bạc màu, ở vùng
Trung Du và đất bồi dốc. Trồng lạc thu đông có tác dụng vừa sản xuất giống
tốt, vừa làm cây phủ đất chống xói mòn trong mưa lũ. Ngoài ra, lạc là loại cây
trồng có khả năng trồng xen, trồng gối vụ với các cây hoa màu, cây công
nghiệp khác cho năng suất và hiệu quả cao.
Tóm lại, lạc là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, cần phải nghiên cứu
phát triển để phát huy lợi thế của nhiều vùng để góp phần xây dựng bộ mặt
nông thôn mới phù hợp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


10

2.5. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới
2.5.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trong các loài cây làm thực phẩm cho con người, lạc có một vị trí quan
trọng. Mặc dù cây lạc có từ lâu đời nhưng tầm quan trọng của cây lạc mới chỉ
được khẳng định hơn 100 năm nay, khi những xưởng ép dầu ở Macxây (Pháp)
bắt đầu nhập lạc từ Tây Phi để ép lấy dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc trên quy
mô lớn. Công nghiệp ép dầu đã được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước
Châu Âu và trên toàn thế giới. Gần đây người ta chú ý nhiều hơn tới nguồn
protein trong lạc, nhân loại hy vọng vào các loại cây bộ đậu sẽ giải quyết vấn
nạn thiếu protein trước mắt và trong tương lai (Nguyễn Thị Chinh và cs,2002)
[3].

Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong những năm gần đây được thể

hiện qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lạc trên thế giới những năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2009

24,14

1,54

37,31

2010

26,14

1,66

43,42


2011

25,10

1,62

40,86

2012

25,19

1.63

41,31

2013

26,88

1,70

45,83

2014

26,54

1,65


43,91

Năm

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2017) [22].
Qua bảng 2.1 ta thấy:
Về diện tích: Năm 2010 diện tích trồng lạc trên thế giới tăng 2,0 (triệu ha)
so với năm 2009, đến năm 2011 có xu hướng giảm và đến năm 2012 biến


11

động không nhiều. Tuy nhiên đến năm 2013 lại tăng lên đạt 26,88 (triệu ha).
Từ năm 2013 đến 2014 có sự giảm nhẹ khoảng 0,34 (triệu ha).
Về năng suất: Qua bảng trên ta thấy năng suất lạc những năm gần đây có
nhiều biến động lên xuống. Trong 3 năm từ 2011 đến 2013 năng suất liên tục
tăng. Thấp nhất là năm 2009 với 1,54 (tấn/ha) và cao nhất là năm 2013 với
1,70 (tấn/ha).
Về sản lượng: Trong những năm gần đây sản lượng lạc trên thế giới có xu
hướng tăng lên. Từ năm 2009 đến năm 2014 sản lượng lạc tăng 6,6 (triệu tấn).
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc của một số
nƣớc trên thế giới
Tên nƣớc

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng


(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012

2013

2014

Trung Quốc

4,71

4,65

4,62

3,57

3,65

3,57 16,85 17,01 16,55

Ấn Độ

4,77


5,50

4,68

0,98

1,72

1,39

4,69

9,47

6,55

Nigiêria

2,65

2,73

2,77

1,24

0,90

1,23


3,31

2,47

3,41

Brazil

0,11

0,12

0,14

3,02

3,32

2,81

0,33

0,38

0,4

Việt Nam

0,22


0,21

0,20

2,13

2,27

2,17

0,46

0,49

0,45

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2017) [22].
Qua bảng 2.2 ta thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới
những năm gần đây đều có sự biến động.
Về diện tích: Từ năm 2012 đến 2014, diện tích lạc của Trung Quốc giảm
nhưng không đáng kể, từ 4,71 xuống còn 4,62 (triệu ha). Ấn Độ có diện tích
lạc tăng mạnh năm 2012 đến 2013 tăng từ 4,77 lên 5,50 (triệu ha), sau đó lại
giảm vào năm 2014 chỉ còn 4,68 (triệu ha). Nigiêria là nước có diện tích trồng


12

lạc tăng liên tục trong giai đoạn 2012 - 2014 từ 2,65 lên 2,77 (triệu ha). Diện
tích lạc của Brazil có xu hướng tăng nhưng không đáng kể từ 0,11 lên 0,14
(triệu ha). Ở Việt Nam, diện tích trồng lạc tương đối ổn định, năm 2012 là

0,22 (triệu ha), năm 2014 chỉ còn 0,20 (triệu ha).
Về năng suất: Bảng 2.2 cho thấy Trung Quốc là nước có năng suất cao
nhất, trung bình là 3,57 (tấn/ha). Qua đó cho thấy Trung Quốc là nước có
khoa học tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp, áp dụng nhiều biện pháp kỹ
thuật như cày sâu, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, mật độ
gieo trồng hợp lý. Ấn Độ là nước có năng suất tăng nhiều nhất (tăng 0,41
tấn/ha trong 3 năm).
Về sản lượng: Trung Quốc là nước có sản lượng cao nhất so với các nước
trên thế giới, năm 2014 đạt 16,55 (triệu tấn). Trong khi đó sản lượng lạc của
Brazil chỉ đạt 0,4 (triệu tấn) và Việt Nam là 0,45 (triệu tấn).
2.5.2. Các yếu tố hạn chế trong sản xuất lạc trên thế giới
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được 3
nhóm yếu tố hạn chế chính là: Kinh tế xã hội, phi sinh học và sinh học.
Về yếu tố kinh tế xã hội (William M.J.R,Dillin J.L, 1987)

[24]

đã chỉ ra

rằng yếu tố quan trọng nhất hạn chế sản xuất đậu lạc là thiếu sự quan tâm chú
ý ưu tiên phát triển cây đậu lạc cả về phía nhà nước và nông dân. Ở nhiều nơi,
con người chỉ chú trọng phát triển cây lương thực, coi đậu lạc chỉ là những
cây trồng phụ. Ở các nước nghèo, nông dân không có cơ hội tiếp cận với tiến
bộ kỹ thuật trồng lạc mới, hạn chế sản xuất. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ lạc
không ổn định cũng là yếu tố hạn chế đến sản xuất lạc.
Về các yếu tố phi sinh học như khô hạn, đất chua, nghèo dinh dưỡng là
yếu tố hạn chế lớn đến sản xuất. Theo Carangal và cs (1987) [20], cho rằng các
yếu tố khí hậu, điều kiện đất, chế độ mưa là những yếu tố hạn chế năng suất
lạc ở hầu hết khu vực Châu Á.



13

Các yếu tố sinh học như sâu bệnh hại, giống kém là yếu tố hạn chế lớn
đến sản xuất lạc trên thế giới. Ấn Độ thiệt hại do sâu bệnh ở lạc năm 1987 lên
tới 150 triệu đôla, ở Nigiêria năm 1975 thiệt hại lạc do virus lên tới 250 triệu
đôla. Duan Shufen (1998) [21], cho biết Trung Quốc những năm thập kỷ 60,70
do thiếu những giống lạc kháng bệnh, chịu hạn nên năng suất thấp 11-12
tạ/ha. Từ năm 1990 đến nay, nhờ công tác chọn giống và áp dụng biện pháp
kỹ thuật tiên tiến nên năng suất lạc đã đạt 30,1 tạ/ha (2005).
2.5.3. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới
Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của giống lạc trong việc thúc đẩy
phát triển sản xuất, nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm quan tâm nghiên cứu
về lĩnh vực này và thu được nhiều kết quả rất khả quan.
Ấn Độ là nước có nhiều thành tựu to lớn về công tác chọn tạo giống.
Theo Ngô Thế Dân và cs (2000) [5], trong chương trình hợp tác với ICRISAT
(Viện nghiên cứu cây trồng bán khô hạn), bằng cách thử nghiệm các giống lạc
của ICRISAT, Ấn Độ đã phân lập và phát triển được giống lạc BSR chín sớm
phục vụ rộng rãi trong sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà khoa học của Ấn Độ
cũng đã lai tạo và chọn được những giống lạc thương mại mang tính đặc
trưng cho từng vùng.
Ở Trung Quốc, công tác nghiên cứu về chọn tạo giống lạc được tiến hành
từ rất sớm. Bằng các phương pháp chọn tạo giống khác nhau như đột biến sau
khi lai, đột biến trực tiếp, lai đơn, lai kết hợp hơn 200 giống lạc có năng suất
cao đã tạo ra và phổ biến vào sản xuất từ cuối những năm 50 của thế kỷ 20.
Kết quả ghi nhận là các giống lạc được trồng ở tất cả các vùng đều đạt 5,46
triệu ha. Gần đây, Trung Quốc đã công nhận 17 giống lạc mới, điển hình là
Yueyou 13, Yueyou 29, Yueyou 40, 01-2101, 99-1507, R1549, Yuznza 9614
có năng suất trung bình là 46-70 tạ/ha.



14

Ngoài ra, một số nước trên thế giới cũng đã chọn tạo được nhiều giống
lạc có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được một số loại
sâu bệnh. Indonesia đã chọn được các giống Mahesa, Badak, Brawar, Komdo
có năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm và kháng sâu bệnh. Ở Hàn Quốc đã
chọn được giống ICGS năng suất đạt tới 56 tạ/ha.
2.6. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam
2.6.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Lạc là cây trồng truyền thống của người nông dân Việt Nam, là loại cây
công nghiệp ngắn ngày quan trọng hàng đầu, có khả năng thích ứng rộng và
được trồng nhiều vụ trong năm. Lạc được trồng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Ở nước ta, lạc được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc
vào Nam tỉnh nào cũng có. Tuy nhiên, có thể chia làm 4 vùng chính là: vùng
trung du miền núi phía Bắc, khu bốn cũ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông
Nam Bộ. Trong đó, khu vực trung du miền núi phía Bắc và Duyên hải Nam
Trung Bộ có cơ cấu trồng lạc phát triển chủ yếu vụ lạc Xuân. Vùng trung du
miền núi phía Bắc có tiềm năng phát triển thêm diện tích ở chân ruộng hóa vụ
Xuân, trồng xen cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (Ngô Thế Dân và cs,
2002) [5] .
Hơn 10 năm trở lại đây, việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản
lý trong sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực. Vì vậy,
người dân có điều kiện để chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng
lúa thiếu nước sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong
đó cây lạc có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa, cũng như góp
phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đất đai, khai thác lợi thế vùng khí hậu
nhiệt đới. Đồng thời, việc sử dụng các giống mới có năng suất cao, kỹ thuật
thâm canh tiên tiến cũng được áp dụng rộng rãi. Nhờ vậy mà năng suất và sản
lượng lạc của nước ta ngày càng tăng lên đáng kể.



15

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của Việt Nam trong
những năm gần đây
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lƣợng
(nghìn tấn)

2010

231,400

21,054

487,200

2011

233,744

20,935


468,418

2012

220,550

21,343

470,622

2013

216,215

22,755

492,005

2014

209,000

21,700

454,500

2015

200,000


22,590

451,800

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2017)
Qua bảng 2.3 ta thấy:
Về diện tích: Từ năm 2010-2011 diện tích trồng lạc tăng 2,344 (nghìn ha),
tuy nhiên từ năm 2011 trở đi diện tích liên tục giảm từ 233,744 (nghìn ha) đến
năm 2015 chỉ còn lại 200,000 (nghìn ha). Trong vòng 5 năm, diện tích trồng
lạc nước ta có xu hướng giảm mạnh.
Về năng suất: Nhìn chung năng suất lạc có biến động liên tục, tuy nhiên
sự tăng giảm không đáng kể. Từ năm 2010-2015, mặc dù diện tích trồng lạc
giảm nhưng năng suất lại tăng lên nhiều từ 21,054 (tạ/ha) lên 22,590 (tạ/ha).
Nhờ vào việc chọn tạo được các giống cho năng suất cao, chống chịu tốt hơn
giống địa phương và áp dụng khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới, kỹ
thuật thâm canh cao đã góp phần đáng kể trong việc tăng năng suất lạc của
nước ta.
Sản lượng lạc biến động theo diện tích và năng suất. Từ năm 2010-2012
sản lượng giảm do diện tích giảm từ 487,200 (nghìn tấn) xuống còn 470,622
(nghìn tấn). Năm 2013, sản lượng tăng lên rất cao đạt 492,005 (nghìn ha).


16

Tuy nhiên, do diện tích liên tục giảm mạnh nên đến năm 2015 sản lượng lạc
chỉ còn lại 451,800 (nghìn ha).
Mặc dù có những biến động rõ rệt cả về diện tích, năng suất và sản lượng
nhưng sản xuất lạc của nước ta vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với bình quân
thế giới.

2.6.2. Một số yếu tố hạn chế trong sản xuất lạc ở Việt Nam
Cũng như các nước trên thế giới, có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới sản
xuất lạc tại Việt Nam là: kinh tế xã hội, phi sinh học và sinh học.
Trần Văn Lài (1991) [14] cho rằng yếu tố kinh tế xã hội hạn chế đến sản
xuất lạc là thiếu sự quan tâm của nhà nước và lãnh đạo các địa phương, thiếu
hệ thống tưới tiêu. Hệ thống cung ứng giống lạc còn thiếu, chất lượng không
đảm bảo và khả năng đầu tư của nông dân thấp. Kết quả điều tra của Nguyễn
Thị Chinh (2006) [2] cho thấy 65-70% số hộ nông dân ở các tỉnh Bắc Giang,
Thanh Hóa, Nghệ An thiếu vốn để mua giống và vật tư để thâm canh lạc
trong khi chưa có chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Phần lớn nông dân đều tự
lựa chọn, tự bảo quản và trao đổi giống lẫn nhau dẫn đến tình trạng lẫn giống,
đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất lạc thấp và
không ổn định.
Các yếu tố phi sinh học: Nước ta có 46,6% diện tích đang trồng cây họ
đậu là không thích hợp với cây đậu lạc, có trên 70% diện tích đang trồng nhờ
nước trời, lượng mưa lớn và phân bố không đều là yếu tố hạn chế lớn đối với
sản xuất lạc. Đất khô và nhiệt độ thấp ở đầu vụ Xuân, cuối vụ Đông, hay mưa
lớn và nhiệt độ cao ở cuối vụ Xuân, trong vụ Thu Đông đều là những yếu tố
hạn chế năng suất lạc ở Miền Bắc Việt Nam. Nguyễn Thị Dần (1991) [6], Đỗ
Thị Dung và cs (1994) [7], Bùi Huy Hiền (1995) [12], chỉ ra rằng đất chua dẫn
đến thiếu N, P, K dễ tiêu, thiếu Ca, Mg, Mo, chất hữu cơ thấp và chứa nhiều
độc tố Al và Mn có hại với cây lạc.Theo Nguyễn Tử Siêm và cs (1998), đất


×