Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bài tập trắc nghiệm về các loại hạt cơ bản trong nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.59 KB, 2 trang )

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ CÁC LOẠI HẠT CƠ BẢN
Câu I: (đề HSG cấp trường năm 2014)
Hợp chất A tạo bởi cation X+ và anion Y3-. Biết trong A tổng số hạt (p, n, e) là 123 và số hạt mang điện nhiều hơn
số hạt không mang điện là 37. Số khối của X lớn hơn số khối của Y là 9. Tổng số hạt của X + lớn hơn của Y3- là 9.
1) Xác định công thức của A.
2) Cho A phản ứng với nước thấy hiện tượng gì?
Câu II: Một kim loại M có số khối bằng 54, tổng số hạt gồm (p+n+e) trong ion M 2+ là 78
a) Xác định số thứ tự của M trong bảng hệ thống tuần hoàn.
b) Viết công thức cấu tạo của M2O3 , M3O4
c) Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau:
MxOy + HNO3  M(NO3)3 + NnOm + …
Câu III: Phân tử AB2 có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 66. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 22, số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 20.
a) Hãy viết công thức AB2 bằng kí hiệu hoá học đúng.
b) Nêu các phương pháp điều chế AB2. Mỗi phương pháp viết 2 phương trình phản ứng minh hoạ.
Câu IV : Hợp chất A được tạo thành từ 6 nguyên tử của hai nguyên tố phi kim thuộc các nhóm khác nhau. Tổng số
electron trong A là 100. Xác định công thức phân tử A? Viết phương trình phản ứng của A với nước?
Dạng 1: Xác định số khối, các loại hạt cơ bản trong nguyên tử, hợp chất và ion
Câu 1: Nguyên tử Al có 13 hạt proton và 14 hạt notron. Số khối của A là
A. 13
B. 27
C. 14
D. 1
Câu 2: Trong phân tử HNO3 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là (cho biết 11H , 714N, 816O)
A. 31 hạt
B. 32 hạt
C. 33 hạt
D. 34 hạt

Câu 3: Cho ion nguyên tử kí hiệu 39K
19 . Tổng số hạt mang điện trong ion đó là


A. 38 hạt
B. 19 hạt
C. 37 hạt
D. 18 hạt
2-
32
16
Câu 4: Ion SO4
(biết 16S ,
8O) có chứa số hạt proton và electron lần lượt là
A. 48 và 50
B. 24 và 24
C. 48 và 48
D. 24 và 26
Dạng 2: Cho tổng số hạt cơ bản và hiệu số hạt mang điện.
Câu 5: Tổng số hạt cơ bản của phân tử MClO3 là 182, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
là 58. Biết 17Cl, 8O , nguyên tố M là:
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
2+
2Câu 6: Hợp chất A tạo bởi ion M và ion X . Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp chất A là 241 trong đó, tổng số hạt mang
điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion X2- là 76 hạt. M là:
A. 20Ca.
B. 12Mg.
C. 56Ba.
D. 38Sr
Câu 7: Tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là 79, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19. M là
A. Al B. Fe

C. Cr
D. Au
Câu 8 : Tổng số hạt cơ bản trong ion X2- là 28, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. X là:
A. O
B. S
C. C
D. N
Câu 9: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
22. M là
A. Cr.
B. Fe.
C. Cu.
D. Ni.
Câu 10: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 26. Nguyên tố X là
A. Br.
B. Cl.
C. Zn.
D. Ag.
Câu 11: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
là 12 hạt. Nguyên tử X là
A. Na.
B. Mg.
C. Al.
D. Si.
2+
Câu 12: Tổng số hạt cơ bản trong M là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 M là
A. Cr.

B. Cu.

C. Fe.
D. Zn.
3Câu 13: Tổng số hạt cơ bản trong X là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 X là
A. N.

B. P.
C. Sb.
D. As.
+
Câu 14: Tổng số hạt cơ bản trong M là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31 M là
A. Na.

B. K.
C. Rb.
D. Ag.
2Câu 15: Tổng số hạt cơ bản trong X là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Số
hiệu nguyên tử của X là
A. O.

B. S.

C. Se.

D. C.


Câu 16: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
22. Tổng số electron trong X3+ và X2O3 lần lượt là
A. 23; 76.
B. 29; 100.

C. 23; 70.
D. 26; 76.
Câu 17: Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là
A. 36 và 27.
B. 36 và 29.
C. 32 và 31.
D. 31 và 32.
Câu 18: Tổng số hạt cơ bản trong X3+ là 73, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 17.
Số electron của X là
A. 21.
B. 24.
C. 27.
D. 26.
Câu 19: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 19. Số electron và số nơtron của M3+ là
A. 26; 27.
B. 23; 27.
C. 23; 30.
D. 29; 24
Câu 20: Oxit B có công thức là X2O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 28. B là
A. Na2O.
B. Li2O.
C. K2O.
D. Ag2 O.
Câu 21: Tổng số hạt cơ bản của phân tử M2O5 là 212, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là
68. M là
A. P.
B. N.

C. As.
D. Bi
Câu 22: Tổng số hạt cơ bản của phân tử MCl2 là 164, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là
52. M là
A. Mg.
B. Ca.
C. Cu.
D. Zn
Câu 24: Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử nitơ là M 3N2 có tổng số hạt cơ bản là 156, trong đó
tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của X là
A. Mg3N2.
B. Ca3N2.
C. Cu3N2.
D. Zn3N2
Câu 25: Tổng số hạt cơ bản của phân tử CaX2 là 288, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang
điện là 72. X là
A. Clo.
B. Brom.
C. Iot.
D. Flo
Dạng 3: Cho tổng số hạt cơ bản (S)
Câu 26: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử X là 58, X thuộc nhóm IA. X là
A. Na
B. K
C. Li
D. Rb
Câu 27: Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và có tổng các hạt cơ bản là 52. X là
A. Cl
B. K
C. Na

D. Br
Câu 28: Tổng số hạt trong phân tử MX là 84 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28.
Số nơtron của M nhiều hơn số khối của X là 4 đơn vị. Số hạt trong M lớn hơn số hạt trong X là 36 hạt. MX là hợp chất
nào?
A. CaO
B. MgO
C. FeO
D. CuO
Câu 29: Một hợp chất ion cấu tạo từ M2+ và X-, tổng số hạt cơ bản trong phân tử MX2 là 186 hạt, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Số notron của ion M2+ nhiều hơn X là 12 hạt. Tổng số hạt M2+ nhiều hơn
trong X là 27 hạt. Công thức phân tử của MX2 là :
A. CaCl2
B. MgCl2
C. FeCl2
D. CuCl2
Dạng 4: Bài tập suy luận khi không sử dụng được các công thức giải nhanh
Câu 30: Một hợp chất có công thức phân tử XY 2, trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y
đều có số proton bằng số notron. Tổng số proton trong phân tử XY 2 là 32. Điện tích hạt nhân của X và Y lần lượt là:
A. 16 và 8
B. 15 và 7
C. 16 và 6
D. 15 và 8
Câu 31 : Hợp chất M được tạo từ 13 nguyên tử của ba nguyên tố (A, B và D). Tổng số hạt proton của M là 106. A là
kim loại thuộc vào chu kì III, trong M có 1 nguyên tử A. Hai nguyên tố B và D thuộc cùng một chu kì và thuộc hai
phân nhóm chínhh liên tiếp. Xác định công thức phân tử của phân tử M
A. Fe(NO3)3
B. Mg3(PO4)2
C. Na3PO4
D. Al(NO3)3
Câu 32: Tổng số hạt trong phân tử M3X2 là 206 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang

điện là 58. Số nơtron của X nhiều hơn số nơtron của M là 2 đơn vị. Số hạt trong X 3- lớn hơn số hạt trong M2+ là 13
hạt. Công thức phân tử của M3X2 là
A. Ca3P2.
B. Mg3P2.
C. Ca3N2.
D. Mg3N2.
Câu 33: Hợp chất X được tạo thành từ 10 nguyên tử của 4 nguyên tố. Tổng số hạt mang điện của X bằng 84. Trong X
có ba nguyên tố thuộc cùng một chu kì và số hạt proton của nguyên tố có Z lớn nhất lớn hơn tổng số proton của các
nguyên tố còn lại là 6 đơn vị. Số nguyên tử của nguyên tố có Z nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố
còn lại. Xác định công thức của X.



×