Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc tại Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM XUÂN HẢI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG
NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Thị Xuyến

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Xuân Hải


ii
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều tập thể và cá
nhân. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Lưu Thị Xuyến người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Bộ phận Sau đại học,
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm
ơn nhóm sinh viên K46 KHCT đã giúp tôi bố trí thí nghiệm và theo dõi, đo
đếm các chỉ tiêu nghiên cứu; Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè đồng
nghiệp, người thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi và khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập, bố trí theo dõi thí nghiệm và hoàn thiện luận
văn này.
Do thời gian có hạn nên luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót,
tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

PHẠM XUÂN HẢI


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT .................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ ix

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 4
1.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương ..................................................... 5
1.2.1. Nhiệt độ ............................................................................................... 5
1.2.2. Nước .................................................................................................... 6
1.2.3. Ánh sáng.............................................................................................. 7
1.2.4. Đất đai ................................................................................................. 7
1.2.5. Dinh dưỡng.......................................................................................... 8
1.3. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và
Việt Nam ....................................................................................................... 8
1.3.1. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới ........... 8
1.3.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam .............. 15
1.3.3. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam ........ 17
1.4. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................. 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 25


iv

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 25
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 25
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 26

2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 26
2.4.2. Quy trình kỹ thuật ............................................................................. 27
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ................................. 28
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................. 32
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 33
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương thí nghiệm
tương thí nghiệm tại Thái Nguyên .............................................................. 33
3.1.1. Thời gian từ gieo đến mọc ................................................................ 34
3.1.2. Thời gian từ gieo đến phân cành ....................................................... 35
3.1.3. Thời gian từ gieo đến ra hoa ............................................................. 36
3.1.4. Giai đoạn từ gieo đến chắc xanh ....................................................... 38
3.1.5. Thời gian từ gieo đến chín ............................................................... 38
3.2. Một số đặc điểm hình thái của dòng đậu tương thí nghiệm năm
2017 tại Thái Nguyên .................................................................................. 39
3.2.1. Số cành cấp 1 .................................................................................... 40
3.2.2. Số đốt trên thân chính ....................................................................... 41
3.2.3. Khả năng chống đổ........................................................................... 42
3.3. Chiều cao cây của các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017 tại
Thái Nguyên ................................................................................................ 42
3.3.1. Giai đoạn phân cành:......................................................................... 43
3.3.2. Giai đoạn ra hoa: ............................................................................... 43
3.3.3. Giai đoạn chắc xanh .......................................................................... 45


v
3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng đậu tương nhập nội Hàn
Quốc trong thí nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên .................................... 45
3.4.1. Khả năng tích lũy vật chất khô thời kỳ hoa rộ .................................. 46
3.4.2. Khả năng tích lũy vật chất khô thời kỳ chắc xanh ............................ 47

3.4.3. Chỉ số diện tích lá .............................................................................. 49
3.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng đậu tương thí
nghiệm năm 2017 Thái Nguyên .................................................................. 51
3.5.1. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu thời kỳ hoa rộ: ..................... 52
3.5.2. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu thời kỳ chắc xanh: ............... 54
3.6. Tình hình sâu bệnh của các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017
tại Thái Nguyên ........................................................................................... 56
3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu
tương thí nghiệm vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên .............................. 59
3.7.1. Các yếu tố cấu thành năng suất. ........................................................ 59
3.7.1. Năng suất của các dòng đậu tương thí nghiệm ................................. 62
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 67
5.1. Kết luận ................................................................................................ 67
5.2. Đề nghị ................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 69
PHỤ LỤC ................................................................................................... 70


vi
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

CCC

: Chiều cao cây

cs

: Cộng sự

Đ/C


: Đối chứng

ĐHNL-TN

: Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên

FAO

: Tổ chức nông lương và lương thực thế giới

KHCT

: Khoa học cây trồng

KHKTNNVN

: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

KHKTNNMN

: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam

KL

: Khối lượng

KNTLVCK

: Khả năng tích lũy vật chất khô


NN

: Nông nghiệp

NS

: Năng suất

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

Nxb

: Nhà xuất bản

TGST

: Thời gian sinh trưởng

VHT

: Vụ Hè Thu

VX


: Vụ Xuân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 5 năm 2010-2014 ..... 9
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của 4 nước trồng
đậu tương chủ yếu trên thế giới .................................................. 10
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong những năm
gần đây ........................................................................................ 15
Bảng 1.4: Tình hình nhập khẩu đậu tương Việt Nam (2014-2016) ............ 16
Bảng 1.5: Số lượng mẫu dòng giống đậu tương được nhập nội giai
đoạn 2001- 2005 ......................................................................... 22
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu tương thí
nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên............................................. 34
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái của các dòng đậu tương thí nghiệm năm
2017 tại Thái Nguyên.................................................................. 40
Bảng 3.3: Chiều cao cây của các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017
tại Thái Nguyên........................................................................... 44
Bảng 3.4a: Khả năng tích luỹ vật chất khô của các dòng đậu tương thí
nghiệm thời kỳ hoa rộ năm 2017 tại Thái Nguyên ..................... 46
Bảng 3.4b: Khả năng tích luỹ vật chất khô của các dòng đậu tương thí
nghiệm thời kỳ chắc xanh năm 2017 tại Thái Nguyên ............... 48
Bảng 3.5: Chỉ số diện tích lá của một số dòng đậu tương thí nghiệm
năm 2017 tại Thái Nguyên.......................................................... 50
Bảng 3.6a: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu thời kỳ hoa rộ của
các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên....... 52
Bảng 3.6b: Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu thời kỳ chắc xanh
của các dòng đậu tương thí nghiệm năm 2017 tại Thái Nguyên ... 54

Bảng 3.7: Một số sâu hại chính của dòng đậu tương thí nghiệm năm
2017 tại Thái Nguyên .................................................................. 57


viii
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất dòng đậu tương thí nghiệm
năm 2017 tại Thái Nguyên.......................................................... 60
Bảng 3.9: Năng suất lý thuyết của các dòng đậu tương thí nghiệm năm
2017 tại Thái Nguyên.................................................................. 63
Bảng 3.10: Năng suất thực thu của các dòng đậu tương thí nghiệm
năm 2017 tại Thái Nguyên.......................................................... 65


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ năng suất lý thuyết của các dòng đậu tương thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017 ................................. 64
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất thực thu của các dòng đậu tương thí
nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017 ................................. 66


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một cây trồng cạn có tác
dụng rất nhiều mặt và là cây có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của nó cung cấp
thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho chế biến, thức ăn gia súc gia cầm
và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra đậu tương còn là cây cải tạo đất
rất tốt (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [2].
Hạt đậu tương là loại sản phẩm duy nhất mà giá trị của nó được đánh

giá đồng thời cả prôtêin và lipit. Theo các phân tích sinh hoá trong hạt đậu
tương thì hàm lượng prôtêin chiếm khoảng 36-40%, lipittừ 12 - 20% và còn
chứa một tỷ lệ cao các axit béo chưa no có tỷ lệ đồng hóa cao, mùi vị thơm
ngon tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Trong hạt đậu tương không chỉ
có hàm lượng cao về prôtêin mà nó còn chứa đầy đủ và cân đối các loại axit
amin, đặc biệt là axit amin không thay thế như: Xystin, Lizin, Triptophan... có
vai trò quan trọng đối với cơ thể con người và gia súc. Ngoài ra trong hạt đậu
tương còn chứa nhiều loại vitamin như: PP, A, C, E, K, đặc biệt là vitamin B1
và B2 (Phạm Văn Thiều, 2006) [15].
Trong những năm gần đây hiện tượng đô thị hóa ngày càng tăng lên,
dẫn đến tình trạng giảm diện tích đất dùng trong mục đích nông nghiệp. Mặt
khác, do đời sống kinh tế ngày một tăng nên nhu cầu sử dụng sản phẩm chất
lượng cao, phẩm chất tốt được đặt lên hàng đầu.Vấn đề đặt ra là phải tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Những yếu tố này
chủ yếu do giống quyết định.
Thái Nguyên có tổng diện tích trồng đậu tương là 117,8 ha, sản lượng
là 168,3 tấn, năng suất đạt 14,3 tạ/ha (Tổng cục thống kê Việt nam: GSO,
2017)[31]. Là một tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam, tỉnh Thái
Nguyên có diện tích đất và điều kiện sinh thái phù hợp cho phát triển cây đậu
tương ở tất cả các vụ gieo trồng: Xuân, Hè, Hè Thu và Đông. Tuy nhiên sản


2
xuất đậu tương của tỉnh chưa thực sự phát triển, hàng năm Thái Nguyên vẫn
phải nhập khẩu một lượng lớn đậu tương các nước trên thế giới để phục vụ
cho chế biến thực phẩm cho con người và gia súc.
Thực tế cho thấy việc sản xuất đậu tương của Thái Nguyên chưa đáp
ứng được nhu cầu. Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất đậu
tương của tỉnh Thái Nguyên chưa cao là chưa có bộ giống tốt. Mặc dù hiện
nay sản xuất đậu tương của tỉnh đã có 1 số giống mới xong chủ yếu vẫn dùng

giống DT84 nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Do vậy, cần phải đi tìm một
giống mới để đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Trước thực trạng đó, năm 2016
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác với phía Hàn Quốc
nhập nội 300 dòng đậu tương mới về khảo sát. Kết quả cho thấy qua 2 vụ thử
nghiệm 300 dòng trên có một số dòng tỏ ra có triển vọng tốt. Để đánh giá
được chính xác khả sinh trưởng, phát triển của các dòng có triển vọng đã lựa
chọn được qua 2 vụ thí nghiệm tại Thái Nguyên làm cơ sở cho việc chọn
giống đậu tương thích hợp cho tỉnh phục vụ sản xuất, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương
nhập nội từ Hàn Quốc tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chọn được dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt tại Thái Nguyên giới thiệu cho công tác giống.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển và
cho năng suất cá thể của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc. Các kết
quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học cho công tác
nghiên cứu và chọn tạo giống đậu tương. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ là cơ sở và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về cây đậu tương.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×