Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích các phương pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.2 KB, 6 trang )

Phân tích các phương pháp và hình thức giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non
vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu cho hệ thống quốc dân, trong đó những thói
quen vệ sinh và hành vi tạo nên nhân cách con người của trẻ, là con đường giúp trẻ lớn lên và
phát triển toàn diện. Trong những năm vừa qua, bậc học mầm non được sự quan tâm và đầu
tư của nhà nước, hệ thống giáo dục mầm non theo chương chương trình đổi mới được thực
hiện phủ khắp từ thành thị đến thôn quê vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh những
biện pháp giúp cho trẻ phát triển toàn diện, lĩnh hội nội dung chương trình thông qua các môn
học thì vấn đề làm tôi quan tâm nhất là “Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh”.
Công tác rèn cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp,
thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành kỹ năng sống cơ
bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai. Bên cạnh đó, phát
triển cho trẻ các lĩnh vực thẫm mỹ, nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm xã hội, thì vấn
quan trọng cần được quan tâm thường xuyên là làm sao cho trẻ phát triển hướng đến hành vi
văn minh của nhân loại, vấn đề hình thành thói quen vệ sinh của mỗi cá thể trong cộng đồng.
Vì trẻ em là nguồn nhân lực của đất nước, là người kế tục của cha anh, là người gánh vác
nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước nên ngay từ nền móng ban đầu, trẻ phải được hưởng
nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt.
Để đạt được kết quả cao nhất chúng ta cần phối hợp sử dụng các giải pháp, biện pháp
như sau:
Đầu tiên, về hoạt động học tập:
Do đặc điểm của trẻ chóng nhớ nhưng rất mau quên, bên cạnh đó còn phải hình thành
cho trẻ nhớ lâu và nhớ chính xác. Do vậy cần đỏi hỏi cô giáo không những phải thực hiện đầy
đủ, đúng quy định mà con biết kết hợp dạy trẻ trong các hoạt động khác.
+ Ví dụ: Khi trẻ vui chơi và nghịch bẩn, giờ ăn đến rồi, tay sẽ không còn sạch nữa, vi
khuẩn rất nhiều ở tay, nên phải làm gì để tay và cơ thể luôn được sạch sẽ và được mọi người
yêu quý, ăn cơm sẽ có cảm giác ngon hơn thì trẻ được cô giáo cho đọc bài thơ “ bé ơi nhớ
nhé” hoặc câu chuyện nói về cách hành xử văn minh của trẻ nhỏ, từ đó giáo dục trẻ biết cách
cư xử đúng mực, biết lễ phép, ngoan ngoãn để những người xung quanh yêu thương và khen
ngợi.
- Thông qua những trò chơi từ vận động đến dân gian, lồng ghép giáo dục trẻ biết cách


cư xử về hành vi của bản thân đối với bạn bè và những người xung quanh.
+ Ví dụ: Trò chơi con muỗi, con muỗi bay vo ve, muỗi chít cái miệng hay nói chuyện,
chít cái tay hay đánh bạn, chít cái chân hay la cà… khi cho trẻ chơi xong kết hợp giáo dục về
những hành vi không tốt của bản thân hoặc của bạn bè và hướng trẻ đến những hành vi văn
minh lịch sự hơn.
Thứ hai, về hoạt động vui chơi:
1


Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo có vai trò quan trọng đới với việc hình
thành nhân cách của trẻ nói chung, giáo dục thói quen vệ sinh nói riêng. Bởi vì chơi là quá
trình trẻ học làm người, trải nghiệm những cảm xúc tình cảm, hành vi của con người qua các
vai khác nhau
Do vậy những yếu tố đạo đức xuất hiện ngay trong bản thân trẻ một cách tích cực chứ
không phải dưới lời nói trừu tượng và nó có tác dụng hình thành đúng động cơ cho trẻ. trò
chơi nào cũng bao gồm hai mặt: động cơ chơi. Như vậy mong muốn được đóng vai khác
nhau sẽ thôi thúc trẻ cố gắng thực hiện tốt vai. tham gia vào các trò chơi trong quá trình trẻ
tiếp nhận tri thức một cách tự nhiên, không bị ép buộc. Do vậy , khi chơi trẻ có thể lĩnh hội tri
thức, kỹ năng vào tạo được những xúc cảm, tình cảm nhất định.Muốn thực hiện được nội quy
vệ sinh đúng quy định thì cần phải có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ cá nhân cho
trẻ, yêu cầu đồ dùng của trẻ đều phải có kí hiệu riêng để trẻ nhận biết và lấy đồ dùng đúng
với cá nhân của mình để trẻ thực hiện.
+ Ví dụ: Ly hoặc khăn rửa mặt của mỗi trẻ đều có kí hiệu như nhau, khi uống nước
hoặc lau mặt thì trẻ sẽ sử dụng đúng đồ dùng của mình mà không bị nhầm lẫn đồ dùng của
nhau.
Cần cung cấp đầy đủ đồ dùng đồ chơi để cho trẻ được trải nghiệm và thực hành, trẻ
học qua những lý thuyết mà giáo viên hướng dẫn, thì với trẻ việc trẻ thực hành là điều tất yếu
nhất, chính vì thế không những đồ dùng về vệ sinh cho trẻ mà còn đồ dùng cho trẻ được trực
tiếp tiếp xúc qua những hành vi của mình, để từ đó cô sữa sai cho trẻ.
+ Ví dụ: Cô cho trẻ chơi ở các góc, mỗi góc có mỗi đồ dùng đồ chơi khác nhau, nhiều

trẻ từ góc này mà qua góc kia tranh đồ chơi của bạn và lấy đồ chơi của bạn mang về góc chơi
của mình, trong khi tranh giành đồ chơi trẻ sẽ có thể gây xô xát với nhau hoặc nói ra những
câu chửi thề, chính những lúc này cô giáo có thể sửa sai cho trẻ và giáo dục trẻ, nếu muốn
chơi những đồ chơi của bạn thì phải sang thỏa thuận nhẹ nhàng với bạn để hai bạn cùng nhau
đổi vị trí và góc chơi cho nhau.
Thứ ba, về tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày:
Tổ chức chế độ sinh hoạt chính là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằng chính cuộc sống
đó mà giáo dục trẻ. Do vậy, cần tổ chức cuộc sống của trẻ như một hình thể, nhằm phát triển
trẻ theo phương hướng và mục tiêu mà xã hội đòi hỏi. Hơn nữa, cuộc sống của trẻ luôn vận
động và phát triển, nên những gì giáo dục trẻ phải mới mẻ, thân thiết với cuộc sống hiện tại
và cần thiết cho tương lai của chúng.
Để thực hiện được thì cô giáo cần phải hướng dẫn cho trẻ biết những yêu cầu cần thiết
của từng thói quen vệ sinh tốt và tác hại của việc không thực hiện đúng yêu cầu. Vì khả năng
tiếp thu của trẻ còn hạn chế, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ đích đã hình thành nhưng
chưa duy trì bền vững nên lời hướng dẫn của cô phải: rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.

2


- Đối với những việc có thể làm mẫu được thì cô nên làm mẫu thực tế cho trẻ quan sát
hoặc cô có thể tập trước cho 1 trẻ thành thạo động tác rồi làm mẫu cho các bạn khác.
+ Ví dụ: Cô cho trẻ đi rửa tay thì cô phải thực hiện thao tác rửa tay theo 6 bước, khi
rửa thì vừa làm vừa nói các bước rửa tay và yêu cầu trẻ làm theo.
- Cô nhắc nhở các cháu làm thường xuyên vì muốn hình thành một thói quen nào đó
ngoài việc cho trẻ hiểu được ý nghĩa, có kỹ năng cần phải cho trẻ thực hiện thường xuyên, có
như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ và hành động sẽ trở thành thói quen khi nhu cầu
xuất phát từ bên trong của đứa trẻ
+ Ví dụ: Trẻ cảm thấy xấu hổ khi phải mặc quần áo bẩn đến trường.
- Các cháu ở lớp mẫu giáo bán trú có cả một thời gian dài ở lớp, nếu cô sắp xếp gọn
gàng, sạch sẽ mọi đồ vật cảnh trí của lớp làm cho lớp học có không khí vui tươi, đầm ấm dễ

chịu, gần gủi yêu thương. Tất cả những điều này để lại dấu ấn và ảnh hưởng rất lớn đến trẻ
sau này. Dần dần hình thành cho trẻ thói quen xuất phát từ ý thức bên trong như: trẻ không nỡ
đi dép vào lớp khi cô vừ lau xong sàn nhà, không làm lộn xộn tủ đồ khi cô vừa sắp xếp ngăn
nắp. Nếu hằng ngày cô thực hiện nghiên túc thời gian biểu thì cháu sẽ thực hiện đúng giờ nào
việc đó. Những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ hình thành thói quen tốt.
- Sự gương mẫu của mọi người xung quanh đặc biệt là người mẹ và cô giáo là 2 người
ở vị trí trung tâm vì tiếp xúc với trẻ nhiều nhất, với bản chất của trẻ là thích bắt chước, thích
làm người lớn nên trẻ sẽ học theo những cái đúng, đều tôt, Tất nhiên là cả những hành động
không đúng và xấu xa. Nên là những người lớn xung quanh trẻ đạc biệt là mẹ và cô giáo cần
phải tự rèn bản thân và tuân thủ những yêu cầu vệ sinh của nhà trường, thực hiện triêt để lời
nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo
* Ngoài những thói quen của bản thân thì cô cần rèn cho trẻ có những kỹ năng về thói
quen cơ bản sau:
- Trẻ tự rửa mặt, đánh răng sau khi ngủ dậy, rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi vào
bữa ăn
+Ví dụ: Khi trẻ đi vệ sinh xong, cô hướng dẫn trẻ rửa tay, trong những tiết học hoặc
hoạt động ngoài trời cô trò chuyện:
+ “ Trước khi đi ngủ thì chúng ta cần phải làm gì để cho răng miệng sạch nhỉ?”
+ “Vậy buổi sáng thức dậy chúng ta phải làm gì Tổ rồi mới ăn sáng để đến trường”
- Giáo viên lặp đi lặp lại nhiều lần nhắc nhở trẻ và thực hiện ngay tại lớp những nhu
cầu mà trẻ cần đến như: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Có ý thức giữ vệ nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt
rác ra lớp học cũng như nơi công cộng,biết sử dụng nước sạch, tiết kiệm nhiên vật liệu….
- Trẻ tự biết tự mặc quần áo, yêu cầu người lớn phải măt cho mình trang phục sạch sẽ
gọn gàng.
3


- Biết giúp cô gấp, trải nệm, biết cất giọn đồ chơi cùng cô và các bạn sau khi đã hết giờ
chơi hoặc xếp lại giá đồ chơi ngăn nắp trong giờ hoạt động chiều.

- Biết đội mũ khi ra trời nắng, mặc áo mưa khi đi trời mưa. Mùa lạnh thì mặc áo ấm…..
* Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc những quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn
minh, các kỹ năng cần rèn cho trẻ:
- Biết giúp cô lau bàn sau khi ăn xong,biết giúp cô phơi khăn, nhặc rác rơi vãi trên sàn
nhà
- Biết lấy tay che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi….
- Cô hướng dẫn cho trẻ biết cách chào hỏi cô khi đến lớp và chào mẹ để mẹ ra về,
hướng dẫn trẻ bỏ dép lên giá dép, móc mủ lên giá, mang dép đúng chân của mình và biết
chào hỏi các thầy cô giáo trong nhà trường.
+ Ví dụ: Khi đón trẻ cô nhắc trẻ chào cô, chào mẹ, khi có khách đến lớp cô mời lớp
đứng dậy chào bất kì cô nào vào lớp.
- Trong giờ ăn: Dạy trẻ rữa tay sạch trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn song để đi ngủ,
mời người lớn trước khi ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn phải nhai từ tốn, không nói chuyện
phun cơm mất vệ sinh chung, không ngậm cơm, nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa riêng
+ Ví dụ: Khi chia cơm cho trẻ xong cô nói “ Lớp chúng mình cùng mời các cô, các sơr
ăn cơm”. Khi trẻ làm rơi cơm ra ngoài cô đến nhắc nhở và yêu cầu trẻ nhặc cơm bỏ vào đĩa
riêng
- Khi xếp hàng đi vệ sinh thì phải biết tuân thủ quy tắc bạn nào đến trước thì đi trước
bạn nào đến sau thì đi sau không chen lấn nhau.
+ Ví dụ: khi trẻ đi vệ sinh cô đi theo hướng dẫn và nói cho trẻ biết “ bạn nào đứng đầu
thì đi vào nhà vệ sinh trước đến bạn tiếp theo đi từ từ không chen lấn nhau làm bạn ngã.
- Với bạn bè thì nhường nhịn bạn khi chơi cùng nhau không đánh nhau cãi vả, bắt nạt
bạn nhỏ hơn yếu đuối
+ Ví dụ : khi trẻ tham gia chơi hoạt động góc cô đến góc chơi gợi ý cho trẻ thỏa thuận
chọn vai chơi mà mình thích nếu 2- 3 bạn cùng thích vào vai tài xế thì các con phải chơi theo
thứ tự bạn này chơi xong đến bạn khi không cãi nhau, nếu bạn nào tranh dành đồ chơi thì cô
sẽ không thưởng hoa bé ngoan cuối tuần
- Với thiên nhiên môi trường: Biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, không hái
hoa, ngắt lá, bẻ cành của cây hoa ở trường, chăm nhổ cỏ, tưới hoa
+ Ví dụ: Khi cô cho trẻ cùng tưới hoa với cô vào buổi sáng cô trò chuyện “ đố các bạn

cô tưới cây, tưới hoa để làm gì??( để cây ra hoa, cây cho bóng mát) vậy khi cây ra hoa chúng
ta có hái hoa không( dạ ! không hái ), Vậy khi ra chơi chúng ta có bẻ cành cây xanh trong
vườn không? Vì sao?( Không nên, vì cây cho ta bóng mát)
4


- Trong hoạt động góc: Dạy trẻ biết rữa chén, dọn dẹp nhà cửa ở trò chơi gia đình, mời
chào khách niềm nở với khách đến gian hàng mua đồ.
+ Ví dụ: Cô đến góc gia đình hỏi trẻ “gia đình mình ăn cơm chưa vậy ? ăn xong rồi thì
cần phải làm gì để có chén bát sạch cho buổi chiều nhỉ? Mẹ hãy rửa chén và úp chén cho ráo
nước đi nào!”
- Trong giờ tạo hình: Dạy trẻ ngồi đúng vị trí, đúng tư thế, không gây ồn ào, Sắp xếp
lại hộp bút màu võ tạo hình cho ngăn nắp vào góc học tập
- Giờ trả trẻ: Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ được rèn thói quen vệ sinh và
hành vi văn minh cho trẻ ở nhà.
Cuối cùng, về phối hợp với gia đình
Muốn giáo dục trẻ và hướng trẻ đi đúng theo phương hướng và mục đích của đề tài đặt
ra thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi
văn minh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên phải thông báo, yêu cầu, biện pháp giáo dục
cho phụ huynh biết, yêu cầu sự giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối
hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ, giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ
huynh nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ vệ sinh cá nhân cũng
như rèn cho trẻ những đức tính tốt, hành vi cư xử cũng như ứng xử thân thiện, nhẹ nhàng, lẽ
phép.
Ngoài ra, cần tổ chức cuộc họp với gia đình vào các kì họp đầu năm, giữa năm và cuối
năm nhằm trao đổi với gia đình về nội dung, biện pháp giáo dục trẻ ở trường, các yêu cầu đối
với trẻ; thông báo về tình hình giáo dục của trẻ và cùng thảo luận để tìm ra biện pháp khắc
phục, định hướng những nội dung giáo dục tiếp theo.
+ Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu Luân về việc cháu không biết
đi vệ sinh đúng nơi quy định, cháu đau bụng không biết xin phép cô để ra ngồi bô đi vệ sinh,

cháu còn vệ sinh ra quần, nên cô giáo là người trực tiếp trao đổi với phụ huynh về cách
hướng dẫn cho trẻ khi buồn đi vệ sinh phải xin phép người lớn và ra bô đi vệ sinh, khi đi vệ
sinh xong hướng dẫn cho trẻ cần giấy và lau chùi sạch sẽ, sau khi lau chùi xong thì trẻ sẽ rửa
tay với xà bông ở vòi nước sạch để giữ vệ sinh cá nhân luôn được sạch sẽ. Cô theo giỏi sự
biểu hiện của cháu ở lớp thì thấy cháu đã thực hiện tốt và trao đổi lại với phụ huynh để tiếp
tục phát huy cho cháu.
Không những vậy, việc tổ chức các chuyên đề giáo dục thói quen vệ sinh cho gia đình
nhằm nâng cao hiểu biết của gia đình về việc giáo dục vệ sinh cho trẻ, học tập kinh nghiệm
điển hình về giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ; cùng trao đổi về các nội dung và biện pháp
giáo dục trẻ là rất cần thiết.

KẾT LUẬN
5


- Bậc giáo dục mầm non là một bậc học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo là
cơ sở hình thành và phát triển con người. Chính vì vậy là một giáo viên mầm non luôn cần có
phẩm chất đạo đức, lối sống, tư tưởng, lập trường vững vàng luôn luôn “ Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ chí minh”. Luôn bồi dưỡng trao dồi kiến thức để tìm ra những biện
pháp,giải pháp rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh và hành vi văn minh. Với tôi trẻ đến trường
không những chỉ để học những kiến thức mà các môn học mang lại bên cạnh đó còn học kỹ
năng sống, học cách làm người tốt cho xã hội, cho chính bản thân mình
- Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh là quá trình tổng hợp giáo dục các
hoạt động từ vui chơi giải trí, học tập, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cá nhân. Nhằm làm cho trẻ
luôn có tự tin mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động sống sau này của trẻ vì trẻ đã có một
nền tảng vững chắc về hình thành nhân cách cho trẻ.
- Việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh – hành vi văn minh đối với trẻ mầm non vùng dân
tộc tiểu số như một cánh của mở ra hướng đến sự văn minh chung của xã hội. Nên mỗi giáo
viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học, các hoạt động của trẻ mà bên cạnh đó phải rèn
luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang tri thức thắp sáng thế hệ mầm non,

phấn đấu tất cả vì tương lai cho trẻ thơ

6



×